Thất bại lớn nhất là thất bại trong việc cố gắng.

William A. Ward

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 489 / 0
Cập nhật: 2015-08-24 11:39:42 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ần đây, tôi được mời tham dự một buổi thảo luận với 3 diễn giả. Trong đó có một nữ diễn giả trẻ nói chuyện rất cuốn hút, nhưng cô ấy sử dụng “filler words” quá nhiều… Chỉ trong 2 phút nói chuyện, cô ấy đã dùng đến 10 “filler words”, nhiều nhất là “um”.
Sau buổi thảo luận, tôi quay sang hỏi những người kế bên liệu họ có nhận thấy cô này dùng quá nhiều từ “um” hay không. Họ trả lời “Nhận thấy à? Thậm chí tôi còn không thể tập trung nghe nổi một từ cô ấy nói, chỉ nghe toàn từ “um” “.
Vậy “Filler words” là gì? Một cách vô ý, khi nói chúng ta thường sử dụng những từ như “um”, “ahh”, “so”, “like” hay “you know” (khi ta nói tiếng Anh), những từ dùng để lấp khoảng thời gian tạm ngừng trong khi đang diễn thuyết. Việc sử dụng những từ này quá nhiều sẽ làm giảm uy tín của một diễn giả, hoặc đánh mất cơ hội của bạn trong buổi phỏng vấn.
Khi diễn thuyết, chúng tôi khuyến khích các diễn giả cố gắng dùng dưới 2 từ đệm trong mỗi 2 phút.
Trong buổi phỏng vấn, có thể bạn sẽ được hỏi những câu mà bạn chưa kịp chuẩn bị câu trả lời, tuy nhiên, kiểu trả lời ậm ờ với những từ đệm như “um”, hay tệ hơn là “like”, “you know”… sẽ có thể là rào cản giữa bạn và cơ hội việc làm này.
Những từ đệm chẳng những không làm nổi bật thông điệp bạn muốn nói mà còn khiến bạn trông có vẻ nhút nhát hơn. Vì khi bạn sử dụng chúng quá nhiều, người đối diện sẽ nhận thấy bạn dường như không tự tin về bản thân và không chắc chắn về câu trả lời của chính mình.
Bạn muốn nhà tuyển dụng đánh giá bạn là một chuyên gia xử lý vấn đề đầy tự tin? Sau đây là 3 bước để tối giản những từ đệm. Sẽ rất hiệu quả nếu bạn thực hành chúng một cách thường xuyên.
1. Nhận ra thói quen của bản thân: Để có thể điều chỉnh thói quen này, trước hết, bạn cần nhận thức được nó. Ghi âm và nghe lại đoạn hội thoại của bạn, đếm tất cả những từ đệm mà bạn đã dùng, nếu lặp lại quá 2 lần trong mỗi 2 phút, bạn cần bắt tay vào chỉnh sửa ngay.
2. Dự đoán khi nào bạn sẽ dùng từ đệm: Một khi đã nhận thức được thói quen này, bạn sẽ phát hiện ra khi nào bạn sắp sửa sử dụng những từ đệm trong lúc diễn thuyết.
3. Tạm dừng: Khi biết bản thân sắp “phát ra“ từ đệm, hãy dừng một chút. Chúng ta gọi đó là “chiến lược tạm dừng”. Việc này sẽ giúp bạn có thêm thời gian để suy nghĩ điều bạn muốn nói, sau đó, hãy tiếp tục nói mà không thêm vào bất kỳ từ đệm nào. “Chiến lược tạm dừng” không chỉ giúp bạn có thêm thời gian suy nghĩ, mà còn tạo thêm sức ảnh hưởng cho lời nói của bạn. Bạn sẽ gây ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng khi tránh được việc lấp khoảng thời gian chết bằng những câu từ dư thừa, không phù hợp.
Hãy thực hành 3 bước này mỗi ngày cho đến khi những từ đệm không còn xuất hiện trong bài diễn thuyết của bạn nữa. Loại bỏ những từ đệm sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả cho bài phát biểu và tính chuyên nghiệp trong các cuộc phỏng vấn.
“Filler Words” – rào cản của sự chuyên nghiệp “Filler Words” – rào cản của sự chuyên nghiệp - Sưu Tầm