Nếu bạn cứ chằm chằm nhìn vào mặt xấu của một ai đó sẽ làm anh ta càng trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nếu khuyến khích anh ta vươn tới những điều hay mà anh ta có thể, chắc chắn anh ta sẽ làm được.

Johann Goethe

 
 
 
 
 
Nguyên tác: Never Eat Alone
Biên tập: Hoàng Vũ
Upload bìa: Hoàng Vũ
Số chương: 37 - chưa đầy đủ
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4709 / 270
Cập nhật: 2020-09-12 15:46:35 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 21: Tìm Cột Neo Và Làm Họ Hài Lòng P1
hi tôi còn là anh chàng sinh viên giật gấu vá vai để theo đuổi việc học tại trường kinh tế, căn hộ của tôi chắc chắn không thể xem là một nơi ở sạch sẽ dành cho nhà thiết kế. Chật, hẹp, vâng. Hơi dơ bẩn, chắc chắn rồi. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không ngăn cản được tôi thỉnh thoảng vẫn tổ chức những bữa tiệc quậy phá vui vẻ với bạn bè – và với một vài người lạ nữa.
Chính thời gian này tôi khám phá ra được sức mạnh của những bữa tiệc tối trong việc tạo nên những dấu ấn kỉ niệm và thắt chặt tình bạn hữu. Hôm nay tôi hoàn toàn tự tin nói rằng những mối quan hệ bền chặt nhất đã được củng cố bên bàn tiệc. Hiệu ứng của việc bẻ chung một ổ bánh mì, hay uống với nhau vài ly rượu, làm cho mọi người xích gần nhau hơn.
Trong những ngày đó, căn hộ một phòng ngủ rộng chưa đến 40 m2 nằm đối diện sân bóng, có một cái bàn ăn không đủ chỗ ngồi cho hai người của tôi vẫn thường xuyên tổ chức những buổi tụ họp sôi động cho bốn, sáu hay thậm chí mười lăm khách. Khách mời xen lẫn nhau là các giáo sư, sinh viên, người dân trong vùng Boston, hay thậm chí đôi khi là người nào đó tôi gặp lúc tính tiền trong siêu thị. Tôi chẳng nghĩ ngợi gì nhiều về những bất tiện nho nhỏ mà những ngày xoay xở ấy gây ra, ví dụ như bắt khách phải vừa cầm dĩa vừa ăn.
Mặc dù những bữa tiệc tối như vậy rất thú vị và hào hứng, dường như nền văn hóa fast-food đã làm biến mất niềm tin vào một bữa ăn tối chung trong nhà để an ủi, chia sẻ, kết nối mọi người. Nhiều người cảm thấy rất khó khăn, tốn thời gian để tổ chức. Hình ảnh tiệc tối đối với họ bây giờ là những dịp trang hoàng lộng lẫy theo kiểu Martha Stewart, một người bạn của tôi. Có thể chính những chương trình TV do các nữ minh tinh dẫn dắt đã tạo thêm lý do cho nam giới quên đi thói quen đứng ra tổ chức một bữa tiệc gia đình đơn giản. Họ cho rằng nó nữ tính quá. Nhưng các quý ông ạ, tin tôi đi, quý vị vẫn có thể phục vụ một bữa ăn ngon tại nhà mà vẫn giữ được nét nam tính, và nếu quý vị còn độc thân, quý vị lại càng sáng giá hơn khi tìm bạn.
Gần như mỗi tháng một lần một tập hợp nhiều người từ các thế giới khác nhau lại tụ tập ở nhà tôi tại Los Angeles, hoặc tại một căn phòng khách sạn ở New York, hoặc nhà một người bạn tại San Francisco chỉ để đùa vui, bàn công việc, và gặp gỡ thêm người mới. Nhưng thực tế, tôi đã học được nghệ thuật tổ chức tiệc từ những năm tháng sống trong căn hộ tồi tàn ở Cambridge.
Trước khi những bữa tiệc của tôi tạo được dấu ấn riêng, tôi đã phải tuân theo một chiến lược nghiêm ngặt rằng số khách mời phải đa dạng để tôi mở rộng chân trời giao tiếp xã hội và tạo được danh tiếng để thu hút khách quay lại lần sau.
Bạn, tôi, hay bất cứ ai, chúng ta đều có một nhóm bạn đồng môn cố định. Nhưng nếu bạn chỉ tổ chức tiệc cho cùng một nhóm người, cộng đồng các mối quan hệ của bạn sẽ không thể nào phát triển. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp một số rào cản. Nếu chúng ta mời ngẫu nhiên một người lạ, nhất là khi người đó có uy tín và kinh nghiệm cao hơn hẳn nhóm bạn của mình thì cũng hiếm khi đạt hiệu quả. Người ta thường có khuynh hướng chơi chung với những người có cùng trình độ, kinh nghiệm hay vị thế trong xã hội.
Cha mẹ thường không xuất hiện trong những bữa tiệc của con cái trừ khi các bậc phụ huynh khác cũng đến tham dự. Tại đại học, sinh viên năm ba, năm tư thường tránh những bữa tiệc tổ chức bởi bọn sinh viên năm nhất, năm hai. Trong thế giới người lớn, quy luật cũng không khác. Bạn hãy thử đến nhà ăn của bất cứ tập đoàn lớn nào trong nước thử xem. Bạn sẽ thấy từng nhóm cấp bậc trong tổ chức – từ nhóm nhân viên hành chính đến nhóm lãnh đạo cấp cao – tụ tập riêng theo từng khu để ăn trưa.
Để vượt qua tâm lý đám đông và thu hút nhiều loại người đến với những bữa tiệc của tôi, tôi phát minh ra một sáng kiến nhỏ gọi là “cột neo”.
Mỗi một người trong một nhóm nào đó là chiếc cầu nối với một người khác không thuộc nhóm của mình. Tất cả chúng ta đều có quan hệ ở một mức độ nhất định với những người lớn tuổi hơn, thông thái hơn, nhiều kinh nghiệm hơn; họ có thể là người đỡ đầu, bạn của cha mẹ mình, các thầy cô, các linh mục nhà thờ, hay cấp trên.
Tôi gọi những người này là cột neo; giá trị của họ nằm ở chỗ, nếu so với những người khác trong nhóm, họ có điểm khác biệt. Họ biết thêm nhiều người khác, họ đã trải qua những kinh nghiệm khác, và có nhiều điều để chia sẻ.
Để tìm ra và mời được một cột neo đến tham gia tiệc với bạn cũng không quá khó. Thế nào bạn cũng quen biết ai đó thân thiết và có tầm ảnh hưởng để nhờ gửi thư mời đến cho họ. Bạn có thể tìm ra được người đó là ai bằng cách chú ý lắng nghe những câu chuyện của bạn bè và lưu ý một hai cái tên thường hay được nhắc đến. Họ là những người có ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của các bạn bè của bạn. Và vì vậy có căn cứ để tin rằng họ cũng có thể ảnh hưởng tích cực đến chính bạn.
Sau khi bạn đã xác định được người nằm ngoài cộng đồng xã hội của mình và đã mời được họ đến tham gia buổi tiệc, hãy tận dụng hết cơ hội để mang đến hiệu quả. Cố gắng tìm cho được một người làm cột neo không phải vì mục đích làm vui lòng những người khách quen. Họ sẽ đến với bạn cho dù bạn có cột neo hay không. Nhưng cột neo là người giúp bạn làm cầu nối ra bên ngoài nhóm bạn thông thường trong những lần sau bằng cách kéo theo những người bình thường sẽ không biết đến bạn mà tham dự. Nói theo kiểu hình tượng nhà ăn tập thể thì giờ đây bạn nhìn thấy CEO ăn trưa tại bàn của nhà quản lý, và những nhà lãnh đạo khác đều trông chờ cơ hội được ngồi tại bàn này.
Thật lòng mà nói, bất cứ ai bắt được dòng điện cho buổi tiệc đều là người cột neo. Theo kinh nghiệm của tôi thì nhà báo là những cột neo tuyệt vời nhất. Họ không có mức lương ngất ngưởng (do đó trân trọng những bữa tiệc miễn phí), nghề nghiệp của họ mang tính bí ẩn, họ lúc nào cũng tìm kiếm những đầu mối thông tin hấp dẫn và xem những bữa tiệc tối này là một địa điểm truy tìm ý kiến mới lạ, họ là những người khéo nói chuyện, và trong số khán giả có nhiều người thích được có cơ hội nói chuyện với nhà báo hi vọng một ngày nào đó những gì mình phát biểu hôm nay sẽ được đăng rộng rãi cho nhiều độc giả khác. Các nghệ sĩ và diễn viên, dù nổi tiếng hay chưa, cũng nằm trong những nhóm này. Những lúc bạn không tìm ra được con cá nào to để mồi chài, bạn có thể tìm đến một người có nấc quyền lực kế tiếp: một nhà tư vấn chính trị cho một chính trị gia nổi tiếng, giám đốc điều hành hoạt động (COO) một công ty có một CEO nổi tiếng, ví dụ vậy. Những trường hợp này gọi là xác nhận thương hiệu.
Sau khi bạn đã tìm được một người cột neo, vấn đề quan trọng tiếp theo là chọn lựa khách mời cho hợp lý. Đối với tôi, danh sách khách mời phải pha trộn giữa những người chuyên nghiệp mà tôi giao dịch trong công việc hàng ngày, cộng với những người tôi gọi là “nam châm nhẹ” - những người khách lém lỉnh, năng động, thú vị, và sẵn sàng nói lên chính kiến của mình. Dĩ nhiên, nếu có thêm được một hay hai người nổi tiếng thì cũng được đấy. Và không cần phải nói thì bạn cũng biết rằng nên mời thêm cả bạn bè và gia đình nữa.
Arianna Huffington, nhà báo phụ trách mục chính trị, là một trong những vị khách mời tôi đặc biệt ưu ái. Bà ấy thật là rộng lượng, vui vẻ, và ồn ào thẳng tính. Tôi đã làm thế nào để tìm được bà? Thông qua lời giới thiệu của một người bạn là Elanna Weiss, có quen với một người làm việc trong văn phòng của Arianna, tôi bèn gửi cho bà một email. Tôi kể rằng tôi là một người hâm mộ vĩ đại và rằng tôi hay tổ chức những bữa tiệc tối vui nhộn tại Los Angeles và rằng nếu có bà cuộc vui càng vui hơn. Đầu tiên bà chỉ đến bữa tiệc nhẹ, thấy vui vẻ, và từ đó trở thành khách mời quen thuộc và là một người bạn thân thiết.
Mặc dù những bữa tiệc dạng này thường rất dễ dẫn đến các thương vụ làm ăn, nhưng cẩn thận không nên mời quá nhiều cộng sự kinh doanh hay đưa quá nhiều đề tài làm ăn vào bàn bạc. Suốt cả buổi tối mà chỉ nói về ngân sách hay những thuật ngữ lạ tai khác trong quản trị thì thật là chán. Nên nhớ bữa tiệc này bày ra là để xây dựng mối quan hệ.
Tôi đã khám phá từ kinh nghiệm của mình rằng chỉ nên mời từ sáu đến mười khách là vừa vặn nhất. Hiện nay tôi thường mời đến con số mười bốn, nhưng làm được như vậy bạn cần phải là người chuyên nghiệp. Tôi cũng thường mời thêm khoảng sáu người nữa đến trước hoặc sau bữa tiệc chính để dùng trà bánh. Nhóm này thường phải là bạn thân, không cảm thấy xúc phạm khi mình không được mời vào tiệc chính, nhưng vẫn muốn được tham gia trò chuyện trong nhóm. Thông thường, khi bạn mời khách, bạn sẽ chỉ đạt được tỉ lệ chừng 20 % - 30 % là nhận lời vì thời gian không cho phép. Khi ai đó từ chối vì họ phải tham gia một bữa tiệc hay cuộc họp khác, tôi thường đề nghị họ đến sớm cùng ăn nhẹ, uống chút nước, hoặc đến sau đó, ăn bánh uống nước.
Những vị khách “tặng kèm” này sẽ đến sớm hơn một chút trước khi bữa tiệc tối chấm dứt. Tôi chuẩn bị sẵn những chiếc ghế xếp để họ có thể mang đến ngồi cạnh bàn ăn, cùng dùng chung bánh tráng miệng, và trò chuyện với khách. Đa số những bữa tiệc tối lúc gần xong không khí thường chìm xuống và người ta bắt đầu nhìn đồng hồ tìm cơ hội đứng lên ra về, nhóm người mới đến này sẽ mang theo một nguồn năng lượng sinh động. Thế là tự nhiên bữa tối lại trở nên rôm rả.
Cũng vào khoảng thời gian này, nhạc nền vốn phát ra từ dàn âm thanh sẽ nhường chỗ cho một nghệ sĩ piano đích thực. Tôi không cần phải tuyên bố gì cả. Từ chỗ ngồi của mình tại bàn ăn trong phòng hay ngoài trời, khách sẽ dần dần nhận ra sự thay đổi nhạc nền. Đôi khi không chỉ là tiếng đàn piano. Tôi có thể thuê một ca sĩ, mời một nhóm nhạc mới đến để tự giới thiệu, hay tìm hiểu thử xem có ai trong nhóm khách mời đã từng tham gia vào một nhóm hát rất nổi tiếng của Yale, nhóm Whiffenpoofs. Chỉ cần bỏ ra một ít chi phí, những anh chàng này sẵn sàng chiều khách và hát những bài xưa cho người cũ.
Khi dọn món tráng miệng cũng là lúc nhóm Poofs bắt đầu cất giọng. Khách mời đợt hai đã đến, và buổi tối lại náo nhiệt. Vài người ngồi tại bàn, vài người đi vào phòng khách để nghe hay tham gia hát. Sau đó tôi chỉ còn biết là phải đến một hai giờ sáng tôi mới có thể đóng cửa, tự hào vì đã hoàn thành sự kiện một cách tốt đẹp.
Nếu bạn thích ăn uống và thích được chia vui cùng mọi người, bạn có thể tổ chức bữa tiệc tối theo cách của mình mà vẫn thành công, bất kể địa điểm.
Anh bạn Jim Brehm của tôi là một trong những nhà thiết kế lịch lãm nhất New York. Anh ta có một căn hộ nhỏ rất đẹp nằm trong thành phố mà anh ta vẫn thường sử dụng để tổ chức tiệc mỗi tối thứ năm. Nhân đây tôi cũng nói luôn, thứ năm là một ngày tuyệt vời để tổ chức tiệc. Ngày này không đụng vào những dự định cuối tuần của khách, và người ta vẫn sẵn lòng ở đến muộn một chút vì chỉ còn ngày hôm sau nữa là hết tuần làm việc.
Tôi thật sự ngưỡng mộ Jim có thể biến sự đơn giản thành tinh tế. Cách thiết kế, kiến trúc của Jim cũng vậy. Căn hộ của anh ta có một chiếc ghế dài bọc nhưng để dọc một bên tường và vài chiếc ghế con bọc da đen để cho khách ngồi. Chúng tôi sẽ được mời uống sâm banh. Nhạc nền là tiếng Jazz dìu dịu. Nhóm khách là sự pha trộn tuyệt vời những nghệ sĩ, nhà văn, nhạc sĩ.
Để lấy thức ăn, chúng tôi đi khoảng năm bước đến một chiếc bàn gỗ đơn giản, không cần khăn trải bàn, và được trang trí bằng hai chân nến bạc. Ghế có thể xếp lại được. Mỗi người được chuẩn bị sẵn món thịt bằm sốt sa tế làm tại nhà và một mẩu bánh mì nóng được bẻ tay. Để tráng miệng, anh ta phục vụ kem và lại làm thêm sâm banh. Thật là đơn giản, thật là hoàn hảo.
Ai cũng có thể tổ chức tiệc. Để tôi lấy ví dụ một nhà tư vấn cho tôi ngày trước, Mark Ramsay. Tôi gặp Mark lần đầu khi anh ta còn làm kế toán cho một nhà tư vấn khác chuyên phục vụ các khách hàng trong ngành công nghệ giải trí. Anh ta lúc đó rất không hài lòng và muốn được ra làm riêng. Sau khi gom đủ dũng khí, anh ta mở công ty dịch vụ riêng của mình, khi đó anh ta mới hai mươi lăm tuổi. Tôi trở thành khách hàng đầu tiên của anh.
Mark trở thành một khách mời quen thuộc tại các bữa tiệc tối của tôi ở New York. Do tôi vừa là khách hàng vừa là bạn, nên Mark thường trả ơn bằng cách mời tôi đi ăn tối hay xem trình diễn nghệ thuật. Tuy nhiên, sau vài năm, tôi hỏi Mark: “Sao anh không mời tôi đến nhà ăn tối?” Đối với tôi, được ăn tối tại nhà ai đó là một niềm vinh hạnh lớn.
Câu trả lời của anh ta nghe thật quá quen, nhất là trong nhóm những người trẻ tuổi mà tôi đỡ đầu. Anh ta nói: “Tôi chẳng bao giờ tổ chức được những bữa tiệc như anh. Tôi không có tiền và căn phòng của tôi thì tồi tàn. Nhà tôi thậm chí còn không có cái bàn ăn.”
“Bàn ăn? Nhưng mà cần bàn ăn để làm gì?” tôi hỏi.
Thế là tôi thuyết phục Mark thử một lần xem sao. Tôi hứa với anh ta là mình sẽ là người neo cột và đề nghị anh ta mời thêm chừng bốn người khách khác. Tôi bảo anh ta mua rượu loại rẻ tiền nhưng mua nhiều vào. Khai vị anh ta chỉ cần dọn ra khoai tây chiên lát và sốt ớt, hoặc là rau củ chấm sốt. Mua thêm một cái bàn hình tròn có thể gấp lại được, loại thường thấy bán trong siêu thị, rồi đặt lên trên cái bàn để ly tách. Vậy là xong, bạn đã có một chiếc bàn ăn thật sang trọng.
Thức ăn thì tôi bảo anh ta bỏ qua việc nấu nướng đi. Mua ít xà lách với gà quay trong siêu thị là được rồi. Ăn tráng miệng thì cần có ít bánh ngọt và kem, cộng thêm món rượu được rót liên tục.
Bữa tiệc thành công ngoài sức tưởng tượng. Mark mời một khách hàng tiềm năng, và tôi rủ thêm một người bạn. Tất cả chúng tôi bây giờ đều là khách hàng của Mark.
Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình - Keith Ferrazzi Và Tahl Raz Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình