Ancient lovers believed a kiss would literally unite their souls, because the spirit was said to be carried in one’s breath.

Eve Glicksman

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2353 / 62
Cập nhật: 2015-07-18 13:00:36 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Đường Đi Đã Đến
ôm sau cơ quan thết tiệc tiễn chúng tôi về R. Quần áo, ba lô, thực phẩm đầy đủ lại thêm K54 mới toanh. Oai hết cỡ, nhưng lòng tôi buồn rợi nghĩ tới vợ con. Lên Cao Miên làm sao về được?
Năm Xuân, – tức là Mai Chí Thọ- ủy viên thường vụ Khu Ủy, dưới phé Trần Bạch Đằng, đến ăn cơm với chúng tôi. Rồi đuôi tôm lại đưa chúng tôi đi. Tôi hoàn toàn không nhớ nơi chốn nào hết chỉ biết đây là Sông Bé nối liền thị trấn Hồng Ngự với một miền đất Miên.
Hết đường thủy tới đường bộ không vất vả như ở Trường Sơn nhưng nặng nề từng bước. Vì trên Trường Sơn thì đi với hi vọng tới quê nhà, còn ở đây thì lại đi bỏ quê nhà lại sau lưng mà không biết chừng nào trở lại. Nghĩ thương cha mẹ vợ con không biết chừng nào.
Giao liên dắt hai đứa tôi qua lộ khỏe ru, không như lộ Đông Dương. Vì ở đây lính Siahanouk lãnh lương Việt Cộng nên cho đi qua lại thả giàn.
Đi qua đồn điền cao su Chup mênh mông, bị tàn phá. Gặp nhiều đoàn xe máy chở những “can” xăng chạy ngược lên. Dân Miên xơ xác ngơ ngác như mất hồn. Một buổi chiều hai đứa đi ngang một cái chợ thì dừng lại. Tôi trông thấy một người đàn bà Miên trắng trẻo mũi cao mặt trái xoan giống một người yêu của tôi bỏ lại ở Hà Nội vô cùng. Tôi kiếm chuyện hỏi để nhìn bà ta, nhưng bà ta lại không biết nói tiếng Việt. Sực nhớ rằng dân Miên học tiếng Pháp. Tôi nói tiếng Pháp. Bà ta nói khá rành. Bà hỏi chúng tôi đi đâu? Tìm ai?
Còn đang trò chuyện thì một chiếc xe máy dầu sà tới trước mặt. Một tên lính Miên mắt trắng dã chìa tay hỏi giấy. Chúng tôi móc túi đưa ra: Giấy đi đường do Khiêu Sam Phan ký hẳn hoi chớ đâu có đùa.
Hắn gật đầu. Và hỏi chúng tôi bằng tiếng Việt. Tôi nói cho hắn biết đơn vị mà tôi muốn tìm bằng bí số, do Năm Xuân cho. Hắn bảo chúng tôi ngồi lên xe, chở đi. Chừng một tiếng rưỡi đồng hồ đến một ngôi chùa hắn bảo vô đó nghỉ. Tư Mô nói nhỏ với tôi:
- Ớn tụi này cáp duồng quá chú!
- Biết làm sao bây giờ.
Chúng tôi nấu cơm ăn và làm “lục” giữ chùa đêm đó. Cũng may không chuyện gì xảy ra. Hôm sau một tên khác chạy xe đến chở chúng tôi đi.
Xế chiều mới tới trạm tiếp tế của ông Út Một. Đây là một đầu mối giao liên, kinh tài hằm bà lằn đủ thứ. Tôi gặp ông Dương Tử Giang ở đây. ông ta được cho ra Hà Nội để đi chữa bệnh gì đó tận bên Đông Đức. Không biết có đi được hay không, về sau không gặp nữa.
Ông bà cán bộ lố nhố ở đây khá đông. Lớp ở các đơn vị trong rừng ra, lớp ở ngoài thành mới vào. Mặt mũi người nào cũng phờ phạc, vàng lượm, trông thấy mà ớn tới trứng non. Sau Mậu Thân ngàn năm có một, cán R như đầu thai nhầm đường, nhưng đã lỡ đi không quay lại được.
Ông Út Một là một người lùn, có bịt răng vàng trạc chừng năm mươi ngoài, luôn luôn bận rộn, nách ôm một cái sắc hở miệng đầy phè đức Thánh Trần lẫn Ria. Ông chuyên trách mua gạo mua xăng mua cả xe hơi xe máy dầu cho mặt trận Thọ. Xe cộ rợp trời, xăng gạo chất đống như núi, người ra vào nườm nượp không thua gì cảng Hải Phòng. Chúng tôi không biết ông ta làm công tác này bao lâu rồi? Nếu quá một tháng phải đem chém đầu cho đúng luật nhà Mao.
Chúng tôi hỏi đường về B2 tức là tiểu ban Văn Nghệ. Ông bảo cứ ở đây, ông cho tin, rồi trong đó cho người ra đón chớ chân ướt chân ráo không mò ra lối đi nổi. Lòng tôi càng não nề tê tái. Nhưng tôi tự an ủi:
- “Dù sao cũng nhớ đường đi trở về.”
Hôm sau chúng tôi về đến tiểu ban Văn Nghệ R. Chuyến đi công tác ba năm đã kết thúc. Tôi có một nỗi ân hận. Giá mà xin ở lại khu IV với Trần Bạch Đằng để khỏi chui vô rừng sốt rét có hay hơn không? Ở Sông Bé có cá ăn lại gần Hồng Ngự dễ vọt hơn. Nhưng đã lỡ rồi, còn biết làm sao.
Chúng tôi có ông Trưởng Tiểu Ban Văn Nghệ mới là Ba Thanh Nha, người tôi gặp ở chợ An Định trên đường đi Miền Tây năm nào. Đoàn Văn Công xuống đó bị chụp hao mất vài mạng trong đó có ông nhạc trưởng bạn của tôi tên Miên. Lúc.bấy giờ Lưu Hữu Phước đã lên làm Bộ Trưởng Văn Hóa của chánh phủ ma Huỳnh Tấn Phát. Ông ta đóng cái Bộ Văn Hóa ở cách tiểu ban Văn Nghệ xa xa. Trông cơ quan tiêu điều thảm hại.
Cán bộ ngoài Bắc vô đông hơn. Bộ chia làm nhiều Vụ. Vụ Nghệ Thuật, Vụ Điện ảnh, v.v… Mai Lộc, một anh nhiếp ảnh xoàng, làm Vụ Trưởng Vụ Điện ảnh còn Bích Lâm, một anh chàng viết kịch không có vở nào được diễn thì làm Vụ Trưởng Vụ Nghệ Thuật. Không biết sau 75 làm gì không thấy tên trên báo nhà Cộng.
Hai ông thầy cũ của tôi cũng làm Bộ Trưởng, là Giáo Sư Nguyễn Văn Chí, Bộ Trưởng Bộ Thanh Niên, Giáo Sư Nguyễn Văn Chì Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục hay Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Sài Gòn Chợ Lớn gì đó. Nghe nói cái chánh phủ ma này đóng gần đâu đây tôi muốn đến thăm hai ông thầy cũ để hỏi hai ông “…phì phạch với đảng đã
mệt chưa”? nhưng không đi được, không rõ vì lý do gì.
Tôi và Tư Mô đều không có tiêu chuẩn trung cấp. Tôi thì từ hội viên chánh thức Hội Nhà Văn vì không đẻ được tác phẩm theo ý đảng nên suýt bị hạ xuống hội viên dự bị, còn Tư Mô thì ở tù ra đang bị xử lý thì lãnh tiêu chuẩn trung cấp ngang với Tỉnh Ủy thế quái nào được. Bởi vậy hai đứa lại sanh tử bất ly định chung ty với nhau dựng một sườn lều để xin cấp ni-lông làm nóc. Cái sườn lều không phải dễ làm. Vì phải đốn cây to, phải đào lỗ cột, phải đắp nền, toàn những việc vất vả mà chúng tôi vừa mất tinh thần vừa không quen lao động. Nhưng cũng may có vài thằng vừa đi “công tác dài hạn” nên chúng tôi tạm chiếm hữu cái sườn lều của tụi nó ở tạm.
Chỗ ăn chỗ ở xong xuôi, đến việc làm báo cáo, kiểm thảo. Bộ Trưởng Văn Hóa Lưu Hữu Phước vác xe đạp qua dự kiểm thảo chúng tôi. Tôi định bụng nếu ông ta chất vấn “Tại sao có điện R gọi về mà không về” thì tôi sẽ cự một mẻ tung hê cả lên. Nhưng may cho ông mà cũng may cho tôi là ông không đá động tới vụ đó và còn cho biết ông cũng không có cho đánh cái điện nào ác ôn như vậy. Vỡ lẽ ra đó là tác phẩm của một nhân vật khác ký tên ẩu “Tư Siêng” tức Lưu Hữu Phước – sau Mậu Thân đổi ra là “Tám Năng” nghĩa là công tác gấp đôi.
Thật tình trông thấy ông Bộ Trường mà tội nghiệp vô cùng. Khi ở trường đi Nam vác gạch với tôi, ông như Nhị Thiên Đường. Chỉ trên ba năm ông trở thành một bộ xương biết đi. Buổi kiểm thảo kết thúc bằng một tiệc “chả giò” do nữ sĩ Lê Giang sáng tác tự chiến tự dọn, rất vui vẻ.
Tôi ở chung lều với Tư Mô thích lắm. Anh luôn luôn sáng chế và biến hóa món lạ. Trà thì đã thủ sẵn trong ba-lô từ lúc sắp rời Sông Bé. Còn dám đòi gì hơn?
Hoàng Việt chết. Tư Trang, Bảy Thinh, Ngọc Cung bị B52. Thủy Thủ tức thiếu úy hải quân Thái Trần Trọng Nghĩa tự sát bằng AK sau chuyến công tác Mỹ Tho thất vọng vì tình và bế tắc lý tưởng.
Ông văn sĩ cưng số một của Tố Hữu là Anh Đức có một thằng con trai đã ba tuổi rất xinh nhưng khổ thay lại không nói được vì thiếu dinh dưỡng. Cháu tên là Huy. Cháu rất mến tôi vì tôi xa con nên chơi với cháu cho đỡ nhớ. Trong số nghệ sĩ mới vô có Trương Bình Tòng bí danh Tư Trương, thay chân Quách Vũ vừa chết vì ho lao, BS Phạm Ngọc Thạch thì chết vì thương hàn, v.v…
Tôi đã buồn, càng mất tinh thần.
Xe đạp toàn B2 có hai chiếc, một dành cho thằng Cửu tiếp phẩm đi chợ Ché Phèn hằng ngày, không ai rớ được, một dành cho toàn thể thần dân B2 thì không ai xài vì nó không có pê-đan.
Trong những thằng bạn thân của tôi ở Hà Nội mới vô có Đinh Phong Nhã. Anh ta còn trẻ nhưng lại có tác phong già, chơi hoa cỏ, phong lan như Nguyễn Tuân. Hằng ngày hắn lội khắp rừng tìm phong lan các loại mang về treo giáp vòng lều như những tác phẩm văn hóa.
Trong lúc đó có hai ông Thứ Trưởng Văn Hóa là Thanh Nghị và Lữ Phương thì lại nuôi gà lấy trứng tẩm bổ. Thanh Nghị nuôi không biết được mấy chục gà mái còn Lữ Phương thì nuôi bộn bàng. Tụi lính trẻ ngoài Bắc mới vào gọi ông ta là “Thử Trưởng gà mái “.
Thanh Nha không thân với tôi lắm. Lúc ở Hà Nội, nhưng có đi xuống khu Kim Chung nhậu và coi hát với nhau. Anh rất dễ thương và lãnh đạo bằng tình cảm hơn là nguyên tắc. Ai muốn làm gì làm miễn đừng phá nát cơ quan thì thôi.
Chỉ sống hơn một tuần thì tôi bắt đầu sốt rét. Với tôi cách chữa sốt rét tốt nhất là ra khỏi rừng. Với lý do đó tôi xin anh cho tôi ra Hồ Ché Phèn, thằng Huy con của Anh Đức gọi là Hù Ché Hù, để dưỡng bịnh. Anh cho đi liền. Đinh Phong Nhã cũng xin đi với tôi cho có cặp tâm tình với nhau.
Ché Phèn là một cái hồ rộng chừng vài chục mẫu tây lọt thỏm giữa khu rừng không biết tên là gì và có trong bản đồ hay không. Chỉ biết là cá mắm vô số kể. Quanh hồ là những ngôi nhà cất nửa trên đất nửa dưới nước gọi là nhà bè. Đó là cơ sở sản xuất cá của người Việt Nam từ Châu Đốc Sa Đéc lên đây lâu đời đã Miên hóa về hình thức và ngôn ngữ. Họ nói tiếng và ăn, mặc như người Miên, khó bề nhận ra.
Tôi ở đậu nhà anh Năm Đặng. Anh có hai đứa con, một trai tên Cuồng, bảy tuổi, một gái không nhớ tên gì. Hằng ngày tôi chịu khó tập cho bé Cuồng bơi. Ở nhà bè trẻ con phải biết bơi để tránh nạn chết chìm. Đó là công tác dân vận của tôi.
Còn Đinh Phong Nhã thì ở nhà của ông Chín bên cạnh. Nhã dạy con gái ông Chín học chữ. Cô bé chừng mười bốn tuổi. Đêm nào Nhã cũng lên lớp đúng hai giờ đồng hồ ở cái bàn tròn ở giữa nhà trong khi ông Chín nằm trên giường canh chừng, không để cho ông giáo viên làm một cử chỉ nào có thể cô học trò rung rinh trái tim non.
Cô bé có một người chị có chồng ở đâu không rõ nhưng lâu lâu thấy về thăm bố mẹ. Cô ta thường mặc xà-rông sặc sỡ che kín quá ngực, để hai cánh tay trần như ngà. Trưa nắng gắt cô thường ra trước nhà múc nước tắm. Nhã bảo tôi với giọng tiếc rẻ:
- Con chị coi được quá mà lại có chồng, còn con em thì còn nhỏ.
- Ai biểu ở Hà Nội mày cứ chê người ta, rồi vô đây than thở!
Nhằm lúc trở trời lạnh thấu xương. Cái lạnh thiên nhiên không đáng sợ bằng cái lạnh tự trong lòng. Tôi nhớ vợ nhớ con, còn Nhã thì nhớ Hà Nội. Bây giờ mới thấy thèm miếng thịt chó mua ở Hàng Bè đem về nhà khìa lại bằng một hào nước mía, mới thấy thèm ly nước mía đơn sơ ở vỉa hè Hà Nội, thèm tô phở vô duyên của Mậu Dịch Tràng Tiền.
Dưỡng sức được vài tuần với cá mắm vô cùng phong phú tôi muốn trở về cơ quan để xin đi rước vợ con lên. Bỗng một hôm Bích Lâm ra Ché Phèn cùng với một anh chàng tên là Sáu Vinh. Vinh là cán bộ thông tin của Huỳnh Văn Tiếng hồi chín năm. Làm thơ xoàng nhưng lập trường thuộc loại siêu. Anh ta có cái tên là Phương Viễn, bây giờ đổi lại là Viễn Phương. Trước đây làm cán bộ văn nghệ của Trần Bạch Đằng không hiểu lên R để trui lại lập trường hay làm gì.
Bích Lâm và hắn đến thăm tôi. Chỗ tình quen biết từ Hà Nội với Bích Lâm, nên trong lúc uống trà, tôi có buông một câu than thở:
- Cờ bạc gì mà từ thắng tới thua, từ thua ít đen thua trụm. Vậy mà cũng chưa chịu thôi. (ý tôi nói là cuộc chiến tranh của Hà Nội gây ra đã thua sạch trong Mậu Thân).
Sáu Vinh hiểu và kên lập trường chỉnh tôi ngay. Tôi không nhịn tiếng nào mà còn trả đũa kịch liệt và không thèm nói úp mở nữa.
Cuộc cãi vã có tiếng vang đến Trần Bạch Đằng. Ông ta bèn phái Run Bảo Việt – một nhà thơ coi Tố Hữu như tổ sư, từng làm phó ban tuyên huấn Miền Tây và là xếp cũ của tôi – đến để tốp bớt tôi lại.
Tôi nói chuyện với anh rất thẳng thắn. Đã đến nước này rồi, còn ngậm miệng mãi sao? Cuối cùng anh mua cá bông nấu cháo đãi chúng tôi để gọi là hòa giải.
Tôi dưỡng bịnh được hai tuần lễ rồi trở lại cơ quan xin với Ba Thanh Nha “đi rước vợ con lên để ở luôn trong rừng“.
Ba Thanh Nha cười, nói nửa chơi nửa thiệt:
- Đi rồi về đừng có đi luôn nghe mậy?
Tôi đáp lại:
- Giỡn hoài anh. Nếu tôi đi thì tôi đi lúc ở Bến Tre rồi.
Không ai nghĩ là tôi đi. Vì đúng như tôi nói: Nếu đi thì đã đi rồi! Ba Nha kêu quản lý cấp cho tôi sinh hoạt phí, công tác phí. Tôi đi chợ Ché Phèn ra các tiệm thợ bạc mua vàng lá lận lưng, chuẩn bị dông.
Cùng đi móc gia đình với tôi trong chuyến này có họa sĩ Thái Bình và vợ chưa cưới của anh là cô Thắm. Hai người đi móc gia đình để xin tiền làm đám cưới. Ngoài ra còn có cô Hoa quê ở vùng ven sông Cửu Long. Nhưng sau cùng cô Hoa bị giữ lại với lý do gì không rõ.
Nữ sĩ Băng Tâm có nhờ tôi đưa thơ cho gia đình cũng ở vùng đó. Tôi chỉ có khái niệm lơ mơ trên bản đồ chớ chưa đến đấy bao giờ.
Khi ra tới một thị trấn gần đó tôi và vợ chồng Thái Bình ăn chung một bữa cơm khá ngon miệng. Bỗng nhiên tôi nghĩ:
- Hay là cơ quan cho chúng nó đi theo dõi mình?
Tôi sực nhớ vụ Hai Nghi ở An Định năm trước đi quay phim Binh Biến Bình Dương, và tôi nghĩ ra mưu kế. Sáng hôm sau khi giao liên đến dắt đường thì tôi bảo là tôi đang lên cơn sốt.
Vợ chồng Thái Bình đi trước. Chờ họ đi xa tôi cuốn đồ và tìm đường khác. Cảnh giác là hơn. Nếu đi theo đường giao liên, cơ quan có thể cho người hỏa tốc theo bắt lại.
Mà đúng nhừ tôi linh tính. Khi tôi làm Phó Giám Đốc Trung Tâm Chiêu Hồi Trung Ương, một hôm tôi nhận được tin một số đông văn nghệ sĩ của Văn Công R hồi chánh đã đến Sài Gòn. Số anh em này cho tôi biết ngay:
- Anh đi hôm trước, hôm sau An Ninh R sang tiểu ban Văn Nghệ và tức khắc cho người đuổi theo.
Tôi tách khỏi giao liên và đi đường tự do. Trên các nẻo đường trên xứ này dập dìu cán bộ Việt Cộng. Tôi cứ lẩn vào đó mà đi đâu có ai biết tôi.
Tôi lội bộ suốt ba ngày, toàn ở đậu nhà dân Miên. May nhờ rủi chịu. Phen này không đi được thì chỉ có chết. Đường xa, lạ và gai góc lắm bạn đời ơi! Cuối cùng tôi mò ra được nhà của cô Hoa nhưng chỉ hỏi thăm vài câu rồi đi chớ không dám ở vì sợ cơ quan theo dấu. Nhờ đó mà tôi tìm được một bà má chuyên môn đi móc gia đình cho cán bộ.
Tôi đến nhờ, nhưng rồi cũng không quyết định gì hết. Tôi lảng sang chỗ khác với tâm trạng luôn luôn có cặp mắt
theo dõi mình. Rủi thay tôi lại đụng đầu một anh chàng tên là Xuân, vốn quen từ trong kháng chiến chín năm. Hắn làm công tác tiếp vận ở đây. Hắn cũng như tôi tại sao tôi sợ? Tôi vừa nhận ra hắn thì lánh mặt ngay và bỏ đi chỗ khác. Quả thật có tịch thì hay nhúc nhích.
Tôi bèn cặp tàu với một anh lính trẻ người Bắc mang AK. Tôi kên K54 vô cho có vẻ là cán lớn có gạc-đờ-co đi theo. Tôi chiếm được cảm tình của hắn bằng cách mua thức ăn cho hắn dùng thỏa thuê. Tôi hơi vững bụng trong mấy ngày đi chung với hắn. Chúng tôi đến ở đậu một ngôi nhà ở gần bờ sông. Đêm ngày ghe thuyền tấp nập từ Hồng Ngự ra đây. Đó là con buôn bạc Việt Nam và bạc Miên. Mỗi ngày đồng Ria đều lên xuống theo đồng bạc Việt Nam. Tôi sẵn một ít Ria trong túi. Thừa lúc cậu lính đi vắng tôi đem ra bán lấy tiền Việt Nam.
Hôm sau cậu lính tách rời tôi. Tôi lại sợ cậu ta là kẻ được phái đi theo dõi tôi, nên tôi lẫn vô rừng ở ngay sau nhà. Định bụng nếu bị truy nã thì liều chết với khẩu K54.
Lúc bấy giờ Sư Đoàn 9 đang vượt biên truy kích Việt Cộng sau Tết Mậu Thân. Xe tăng chạy rầm rầm tối ngày. Tàu lúc nào cũng làm mặt sông Cửu Long dậy sóng. Còn máy bay thì bay lượn như mắc cửi trên trời.
Có đêm tôi đang ngủ, một anh lính giở mùng tôi thò đầu vào. Tôi thấy rõ cái nón sắt. Anh ta nói nửa chơi nửa thiệt:
- Dân hay Việt Cộng đây cha? – Rồi bỏ đi.
Một bữa trưa tôi ra ngồi ở bờ sông Cửu Long, thấy “tác rán” (một loại đò dọc) chạy qua chạy lại, tôi đưa tay ngoắc.
Ngoắc mãi không chiếc nào cặp bờ. Tôi biết là chúng đã chở đầy khách nên không định đi bằng “tác rán” nữa mà
tìm ghe buôn quá giang.
Thời may tôi gặp một chiếc ghe chở gạo và khô đi ra Hồng Ngự. Tôi xin quá giang tay không vì súng ống và ba-lô tôi đã chôn lại trong rừng. Tôi xin trả tiền, ngoài ra còn giúp họ chèo mũi. Chủ ghe đồng ý. Tôi nhảy xuống ngay. Đó là cái nhảy quyết định cuộc đời tôi, một cái nhảy nhỏ từ trên bờ xuống ghe, từ Bên Ni sang Bên Tê.
Chiều hôm đó tôi ra tới chợ Hồng Ngự. Tôi đến bến xe ngay. Còn chuyến chót không biết đi đâu, mặc kệ, tôi cứ phóng lên. Đi cho xa, càng xa cái ổ quỉ càng tốt. Sẵn cái thẻ bọc nhựa của ông Cò Khu IV cấp cho ở rừng Thạnh Phong và một số bạc Việt Nam trong lưng, mấy thoi vàng trong lai quần, còn lo gì nữa? Nếu bị cảnh sát xét thì càng hay.
Xe đổ lại tôi bước xuống, không biết là đâu. Ngó thấy tượng đức Huỳnh Giáo Chủ thì chắc là Long Xuyên hay Châu Đốc. Mặc kệ, đâu cũng được. Tôi vô tiệm nước chén một bữa tẩy trần, no nê sảng khoái. Thấy mình sống hoàn toàn. Tôi đi đến khách sạn ở bến xe thuê ngay một phòng, chìa thẻ bọc nhựa ra cho chủ tiệm ghi tên tuổi một cách rất đàng hoàng. Tôi bây giờ là dân Miền Nam. Tôi là Tôi. Tôi thuộc về Tôi, thuộc về vợ con Tôi, không thuộc ai khác cả.
Sáng sớm tôi ra bến xe mua vé. Định về Sài Gòn. Nhưng tôi nhớ con nên về Mỹ Tho trước đã. Mỹ Tho tôi từng quen thuở nhỏ, lo gì lạc đường. Rồi từ Mỹ Tho tôi đi về Bến Tre. Bến Tre tôi càng thân thuộc. Xuống xe ở Ngã Ba Ống Quần, hồi trước gọi là Ngã Ba Tháp nơi tôi từng qua lại hằng ngày khi tôi học trường Tư Thục Trung Châu. Bến Tre bây giờ trông như nhỏ lại mà cũng như lớn ra. Tôi vẫn còn thấy cái giếng nước bên cạnh trường và những cây dầu cao vút đứng đó. Chúng như vẫn không quên tôi.
Tôi đi thẳng đến nhà mợ Tám tôi và bảo thằng em tôi đi lên Sài Gòn đưa thơ của tôi cho Bộ Chiêu Hồi.
Ngay đêm hôm đó Trung Tá Thiên, Giám Đốc Nha Công Tác đến tận nhà với thằng em tôi ngồi trên xe. Ông đem tôi ra khách sạn ở bờ sông, cái khách sạn mà tôi từng ở khi tía tôi dắt tôi lên tỉnh thi Sơ học. Thì ra từ trước tới giờ người ta vẫn làm ăn, làm giàu, chỉ có mình tôi đi mần cách mạng!! Ngộ thiệt!
Sáng hôm sau tôi lên đến Sài Gòn. Chiều hôm đó bác sĩ Hồ Văn Châm tiếp tôi.
Đến đây tôi xin viết đôi dòng suy tư. Khi tôi đặt chân ra Hồng Ngự tôi định bụng sẽ về ở với vợ con an hưởng thú gia đình. Chán chê mọi sự đời. Sống cuộc đời tai ngơ mắt lấp không theo quốc gia mà cũng quên luôn quãng đời qua của mình. Hàng thần lơ láo phận mình ra chi.
Nhưng khi nói chuyện với bác sĩ Hồ Văn Châm thì tôi rất đỗi ngạc nhiên về thái độ cư xử, về kiến thức và về tình cảm của người quốc gia đối với tổ quốc, dân tộc và giống nòi, hơn nữa đối với người Cộng Sản. Té ra mấy chục năm nay, Cộng Sản nghĩ sai về người quốc gia và rất phiến diện với tổ quốc. Họ cho chỉ họ là đúng còn ngoài ra ai cũng sai. Ngược lại, họ sai hoàn toàn trong mọi lãnh vực.
Tôi đã từng gặp nhóm người chống đối ông Diệm là Tôn Thất Dương Kỵ và mấy người nữa ra Hà Nội đi thất thểu ở phố Tràng Tiền. Tôi đã nghĩ một cách hồn nhiên như một phản ứng bản năng:
- Tao muốn về Sài Gòn mà không được, còn tụi bây đang ở Sài Gòn lại lủi ra đây!?
Chắc họ đã sáng mắt từ lâu!
Nói chuyện xong, bác sĩ Hồ Văn Châm gọi ông Giám Đốc Trung Tâm Chiêu Hồi Trung Ương là anh Phạm Thành Tài sang rước tôi về bên đó. Anh Tài là phụ giảng đại học Văn Khoa Hà Nội được chọn đi học Liên Xô để lấy bằng Phó Tiến Sĩ nhưng anh xin về Nam, để giải phóng Miền Nam? Về tới nơi anh ra hồi chánh ngay trước tôi vài tháng.
Anh Tài chở tôi ra chợ Sài Gòn chơi một vòng ăn phở, uống cà phê rồi về Trung Tâm.
Hôm sau Bộ Chiêu Hồi, theo lời yêu cầu của tôi, cho xe về tận quận Hương Mỹ đón gia đình tôi lên Sài Gòn. Tôi lên Ti Vi, lên đài Sài Gòn, đài quân đội, tôi cộng tác ngay với các đài Tự Do, Mật Đắng Gươm Thiêng, Mẹ Việt Nam, viết báo Tiền Tuyến, đủ cả… bất cứ nơi nào mời, tôi chỉ nói một sự thực: Xã hội chủ nghĩa không có tự do! Không thể sống được, đừng nói chi sáng tác!
Tôi gặp lại vợ con tôi lần đầu tiên sau hơn hai năm xa cách. Con tôi đã biết đi lẩm đẩm.
Đài Hà Nội và báo Văn Học của Hoài Thanh bắt đầu chửi tôi là tên phản bội đầu hàng.
Vài hôm sau Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo mời tôi sang làm việc. Thẩm vấn tôi là một người Bắc chạy bỏ Cộng Sản năm 1954. Anh làm việc với tôi tỉ mỉ vô cùng:
- Anh tên là Bùi Quang Triết?
- Vâng.
- Bút danh Xuân Vũ?
- Vâng.
- Còn bút danh gì khác?
- Khi tôi về Nam, đổi Xuân Vũ ra Bùi Xuân.
- Anh là nhà văn?
- Vâng.
Anh ta cười dễ dãi:
- Hỏi anh chơi cho “dzui” chớ chúng tôi biết hết cả. Sở dĩ chúng tôi hỏi kỹ vậy là vì sợ có người giả mạo dùng danh nghĩa của anh.
- Không sao cả, anh cứ hỏi.
Anh ta hỏi, vặn, ngoặc đi ngoặc lại một tháng mười bảy ngày về cả trăm chuyện, chuyện văn nghệ sĩ Hà Nội từ Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyên Hồng đến Trần Dần, Phùng Quán y như là anh ta có quen biết họ vậy.
Tôi cứ như tôi biết mà trả lời về từng người một, không thêm bớt gì cả. Trong thời gian thẩm vấn anh ta thỉnh thoảng mời tôi uống cà phê hoặc bia. Tôi cũng mời lại đáp lễ vài lần. Tôi được cho ở riêng một phòng, cơm bưng nước rót, tới giờ lên phòng làm việc, xong lại về. Sách báo vô số, muốn đọc thứ gì của Sài Gòn cũng có.
Một bữa, anh nói:
- Vụ anh lên ủy Ban Quốc Tế hồi 1956 ở Hà Nội vui chớ nhỉ!
Tôi giật mình, chưa kịp đáp ứng ra sao thì anh lấy một tờ báo đưa cho tôi và bảo:
- Hồi đó báo Sài Gòn đã nói tới anh rồi. Sao Hà Nội còn tin anh mà cho về Nam?
- Từ đó trở đi tôi phục xuống làm việc để lấy lại lòng tin của họ.
Anh lại hỏi vặn lần nữa
- Anh nói anh là nhà văn?
- Vâng.
- Nếu thật anh là nhà văn thì xin phiền anh tí nữa nhé!
- Vâng, anh cứ tự nhiên.
Anh ta cười:
- Anh nói tiếng Bắc khá lắm. Anh vui lòng viết ngay cho chúng tôi một đoạn văn. Bất cứ về chuyện gì cũng được.
Tôi cầm bút viết ngay những tình cảm của tôi khi trở lại thành phố Bến Tre quê hương của tôi và đưa cho anh ta.
Anh ta xem xong rồi bảo:
- Hay lắm! tình cảm rất sâu đậm và chân thật.
Hôm sau anh ta hỏi tôi:
- Anh nói anh có quen nhiều văn nghệ sĩ ở Hà Nội phải không?
- Vâng.
- Để tôi dắt anh gặp một người xem anh còn nhớ không nhé!
Rồi anh ta dắt tôi ra một gian phòng rộng có cắm một rừng cờ của nhiều nước, tôi nhận ra là cờ Đài Loan, Đại Hàn, Pháp, Anh, Mỹ…
- Mời anh ngồi.
Bỗng từ bên ngoài bước vào một anh chàng to lớn vận âu phục thắt cà vạt hẳn hoi. Tôi giật mình kêu to:
- Lê An!
- Xuân Vũ!
Chúng tôi ôm choàng nhau. Tôi hỏi.
- Sao mày ở đây?
- Còn mày sao mày cũng ở đây?
Chúng tôi lại ôm nhau.
Trong một thoáng trong trí tôi hiện lên cái ga-ra tồi tàn ở hẻm 84 Lý Thường Kiệt của tôi. Hắn là nhạc sĩ vĩ cầm trẻ số một được chọn đi học Liên Xô. Hắn mộng trở thành Ostrak, tay vĩ cầm số một Liên Xô. Hắn thường mang những bài báo tiếng Pháp nói về Ostrak đến cho tôi đọc và nói:
- Có chí thì nên.
Sang Liên Xô, hắn gởi thơ về xin tôi nước mắm. Được vài năm thì bặt tin. Bây giờ lại gặp ở đây. Tôi hỏi.
- Mày đi đường nào?
- Hòa Lan!
- Bây giờ làm gì?
- Dạy violon ở Trường Quốc Gia âm Nhạc.
- Suýt nữa tao nhìn không ra.
- Tao nặng gấp đôi hồi ở Hà Nội. Thằng Thanh Cao Thanh Sử đâu?
- Còn ở đoàn Văn Công F330.
- Hoàng Việt đâu?
- Chết rồi!
Hắn thét lên.
- Chết ở đâu?
- Trên đường về quê để làm bản Giao Hưởng Quê Hương II.
- Tao có thư cho ảnh lúc ảnh sang Bungari.
- Ảnh sắp có thêm thằng con trai thì chết.
- Trời!
- Ảnh đã đặt tên con trước khi còn ở trên Trường Sơn với tao là Lê Tương Phùng. Chẳng ngờ Lê Tương Phùng ra đời lại không biết mặt cha, thành ra Lê Bất Phùng.
Cuộc gặp lại Lê An kết thúc. Vị thẩm vấn viên của tôi rất hài lòng:
- Anh đúng là Xuân Vũ rồi!
Tôi tưởng đã xong. Chẳng ngờ sáng hôm sau tôi lại được mời làm việc với một anh Mỹ trẻ khô. Anh này nói tiếng Việt Nam rất rành. Anh ta dùng máy móc cặp vào khắp người tôi, hai đùi, hai tay, ngực, bụng và hỏi cả trăm câu. Hỏi xong cho tôi nghỉ một lát rồi lại hỏi. Nhiều câu lặp đi lặp lại ba bốn lần. Anh ta nói bằng tiếng Việt khá rành:
- Đây là máy nói thật, nếu anh nói dối thì tôi biết ngay.
Tôi cười:
- Máy của ông nói dối thì có chớ tôi thì không!
- Ông là Bùi Xuân?
- Vâng.
- Còn Xuân Vũ là ai?
- Cũng là tôi.
- Ông còn tên gì khác không?
- Không.
- Tờ Văn Nghệ Giải Phóng của ai xuất bản?
- Của Hội Văn Nghệ Giải Phóng.
- Ông Tư Trang là gì của cái Hội này?
- Chủ tịch.
- Ổng còn sống?
- Chết rồi.
- Nếu tôi có tờ báo của Hội Văn Nghệ Giải Phóng thì đó là tờ báo tên gì?
- Văn Nghệ Giải Phóng.
- Ông Tư Trang còn sống?
- Chết rồi.
Hắn cứ loanh quanh tới lui ngoắc ngoéo như thế cả mấy tiếng đồng hồ. Tôi nghĩ thầm: Dùng thứ máy này mà điều tra Việt Cộng thì hỏng bét.
Hôm sau vị thẩm vấn viên Việt Nam của tôi đưa cho tôi một công văn bổ nhiệm tôi làm Giám Đốc Trung Tâm Chiêu Hồi Trung ương. Tôi hoảng hốt:
- Tôi không làm được chức này.
- Anh cứ nhận đi. Mọi việc của anh đã rõ cả rồi. Anh là bạn của chúng tôi. Bộ Chiêu Hồi đã bổ nhiệm anh.
Hôm đó anh thết tôi tiệc bia uống từ chín giờ tối đến ba giờ khuya “để mừng anh trở về với chánh nghĩa quốc gia”.
Anh ta nói:
- Bây giờ chức anh cao hơn tôi. Ra đường có gặp xin nhớ nhau nhé!
Bác sĩ Hồ Văn Châm gởi cho tôi một trăm ngàn đồng. Tôi mua tất cả món ngon vật lạ trong quán ăn của Phủ Đặc Ủy thết toàn bộ ban thẩm vấn coi như đó là buổi tiệc tự mừng tôi, mừng cho gia đình tôi gặp lại tôi. Anh bạn thẩm vấn chở tôi đi ăn thịt chó, thịt bò bảy món, v.v…
- Ông có vợ chưa? Nếu chưa tôi gả em vợ tôi cho.
Đó là một người quốc gia, một kiểu người không thù hận, không cố chấp, rất là người – người Hà Nội, người Việt Nam. Hôm sau anh ta đem tôi về nhà thết tiệc lần nữa. Không biết bây giờ anh ở đâu? Sống hay chết sau 75?
Tôi được đưa về Trung Tâm Chiêu Hồi Trung Ương và đưa đi yết kiến bác sĩ Hồ Văn Châm. Bác sĩ nói ngay:
- Anh Phạm Thành Tài có vợ tư sản giàu quá, nên ảnh không chịu làm Giám Đốc Trung Tâm, ảnh cứ xin thôi hoài. Tôi bổ nhiệm anh thay cho anh Tài.
Tôi nói ngay:
- Xin bác sĩ thương đùm tôi. Tôi không làm gì được ngoài việc viết văn. Tôi thành thật xin bác sĩ đừng cho tôi chức vụ gì hết.
Bác sĩ gật gù:
- Thôi được, để tôi yêu cầu anh Tài giúp tôi một thời gian nữa. Còn anh thì nên làm Phó cho anh Tài. Dù anh không quen việc hành chánh nhưng anh cần người sai bảo cũng như cần phương tiện để viết văn.
Thế là tôi về làm Phó cho anh Phạm Thành Tài.
Anh Tài cho tôi hai phòng lầu, một phòng riêng. Một đống pelure một bó viết Bic.
- Anh muốn viết gì viết. Cần đi đâu có xe sẵn. Cần sai gì có cần vụ!
Rồi anh ký ngay một công lệnh cho tôi một cần vụ.
Tôi bắt đầu viết “Đường Đi Không Đến “, ngồi viết như trong mơ. Vừa qua cơn hoảng hốt, vượt chết, hoàn hồn.
1968-1993. Một phần tư thế kỷ qua tôi viết xong bộ hồi ký của tôi để cống hiến cho bà con. Đây là quyển chót. Viết ở Hoa Kỳ.
Biết bao gian lao chết chóc biết bao dằn vặt suy tư. Và cuối cùng tôi đã quyết định. Nếu chần chờ thì mất cơ hội, bây giờ chưa biết tôi ra sao? Chết? Tuyệt tự? Bất mãn? Chửi bới Cộng Sản trong cái lồng sắt của chúng? Và bị tù, bị cấm viết? Không biết cái nào!
Tôi đã làm một việc táo bạo nhưng đúng đắn hoàn toàn: Dù mang nỗi hận lưu vong mất nước tôi vẫn không ân hận. Ngược lại nếu tôi còn ở với Cộng Sản thì giờ này tôi ân hận vô cùng, và tự trách mình hèn nhát.
Hai mươi lăm năm trước tôi khởi đầu bộ hồi ký bằng cái tên “Đường Đi Không Đến”. Bây giờ tôi kết thúc nó bằng đoạn “Đường Đi Đã Đến”. Đến thật rồi. Vì đã đám đi.
Hoa Kỳ 19-9-1893
Hôm sau cơ quan thết tiệc tiễn chúng tôi về R. Quần áo, ba lô, thực phẩm đầy đủ lại thêm K54 mới toanh. Oai hết cỡ, nhưng lòng tôi buồn rợi nghĩ tới vợ con. Lên Cao Miên làm sao về được?
Năm Xuân, – tức là Mai Chí Thọ- ủy viên thường vụ Khu Ủy, dưới phé Trần Bạch Đằng, đến ăn cơm với chúng tôi. Rồi đuôi tôm lại đưa chúng tôi đi. Tôi hoàn toàn không nhớ nơi chốn nào hết chỉ biết đây là Sông Bé nối liền thị trấn Hồng Ngự với một miền đất Miên.
Hết đường thủy tới đường bộ không vất vả như ở Trường Sơn nhưng nặng nề từng bước. Vì trên Trường Sơn thì đi với hi vọng tới quê nhà, còn ở đây thì lại đi bỏ quê nhà lại sau lưng mà không biết chừng nào trở lại. Nghĩ thương cha mẹ vợ con không biết chừng nào.
Giao liên dắt hai đứa tôi qua lộ khỏe ru, không như lộ Đông Dương. Vì ở đây lính Siahanouk lãnh lương Việt Cộng nên cho đi qua lại thả giàn.
Đi qua đồn điền cao su Chup mênh mông, bị tàn phá. Gặp nhiều đoàn xe máy chở những “can” xăng chạy ngược lên. Dân Miên xơ xác ngơ ngác như mất hồn. Một buổi chiều hai đứa đi ngang một cái chợ thì dừng lại. Tôi trông thấy một người đàn bà Miên trắng trẻo mũi cao mặt trái xoan giống một người yêu của tôi bỏ lại ở Hà Nội vô cùng. Tôi kiếm chuyện hỏi để nhìn bà ta, nhưng bà ta lại không biết nói tiếng Việt. Sực nhớ rằng dân Miên học tiếng Pháp. Tôi nói tiếng Pháp. Bà ta nói khá rành. Bà hỏi chúng tôi đi đâu? Tìm ai?
Còn đang trò chuyện thì một chiếc xe máy dầu sà tới trước mặt. Một tên lính Miên mắt trắng dã chìa tay hỏi giấy. Chúng tôi móc túi đưa ra: Giấy đi đường do Khiêu Sam Phan ký hẳn hoi chớ đâu có đùa.
Hắn gật đầu. Và hỏi chúng tôi bằng tiếng Việt. Tôi nói cho hắn biết đơn vị mà tôi muốn tìm bằng bí số, do Năm Xuân cho. Hắn bảo chúng tôi ngồi lên xe, chở đi. Chừng một tiếng rưỡi đồng hồ đến một ngôi chùa hắn bảo vô đó nghỉ. Tư Mô nói nhỏ với tôi:
- Ớn tụi này cáp duồng quá chú!
- Biết làm sao bây giờ.
Chúng tôi nấu cơm ăn và làm “lục” giữ chùa đêm đó. Cũng may không chuyện gì xảy ra. Hôm sau một tên khác chạy xe đến chở chúng tôi đi.
Xế chiều mới tới trạm tiếp tế của ông Út Một. Đây là một đầu mối giao liên, kinh tài hằm bà lằn đủ thứ. Tôi gặp ông Dương Tử Giang ở đây. ông ta được cho ra Hà Nội để đi chữa bệnh gì đó tận bên Đông Đức. Không biết có đi được hay không, về sau không gặp nữa.
Ông bà cán bộ lố nhố ở đây khá đông. Lớp ở các đơn vị trong rừng ra, lớp ở ngoài thành mới vào. Mặt mũi người nào cũng phờ phạc, vàng lượm, trông thấy mà ớn tới trứng non. Sau Mậu Thân ngàn năm có một, cán R như đầu thai nhầm đường, nhưng đã lỡ đi không quay lại được.
Ông Út Một là một người lùn, có bịt răng vàng trạc chừng năm mươi ngoài, luôn luôn bận rộn, nách ôm một cái sắc hở miệng đầy phè đức Thánh Trần lẫn Ria. Ông chuyên trách mua gạo mua xăng mua cả xe hơi xe máy dầu cho mặt trận Thọ. Xe cộ rợp trời, xăng gạo chất đống như núi, người ra vào nườm nượp không thua gì cảng Hải Phòng. Chúng tôi không biết ông ta làm công tác này bao lâu rồi? Nếu quá một tháng phải đem chém đầu cho đúng luật nhà Mao.
Chúng tôi hỏi đường về B2 tức là tiểu ban Văn Nghệ. Ông bảo cứ ở đây, ông cho tin, rồi trong đó cho người ra đón chớ chân ướt chân ráo không mò ra lối đi nổi. Lòng tôi càng não nề tê tái. Nhưng tôi tự an ủi:
- “Dù sao cũng nhớ đường đi trở về.”
Hôm sau chúng tôi về đến tiểu ban Văn Nghệ R. Chuyến đi công tác ba năm đã kết thúc. Tôi có một nỗi ân hận. Giá mà xin ở lại khu IV với Trần Bạch Đằng để khỏi chui vô rừng sốt rét có hay hơn không? Ở Sông Bé có cá ăn lại gần Hồng Ngự dễ vọt hơn. Nhưng đã lỡ rồi, còn biết làm sao.
Chúng tôi có ông Trưởng Tiểu Ban Văn Nghệ mới là Ba Thanh Nha, người tôi gặp ở chợ An Định trên đường đi Miền Tây năm nào. Đoàn Văn Công xuống đó bị chụp hao mất vài mạng trong đó có ông nhạc trưởng bạn của tôi tên Miên. Lúc.bấy giờ Lưu Hữu Phước đã lên làm Bộ Trưởng Văn Hóa của chánh phủ ma Huỳnh Tấn Phát. Ông ta đóng cái Bộ Văn Hóa ở cách tiểu ban Văn Nghệ xa xa. Trông cơ quan tiêu điều thảm hại.
Cán bộ ngoài Bắc vô đông hơn. Bộ chia làm nhiều Vụ. Vụ Nghệ Thuật, Vụ Điện ảnh, v.v… Mai Lộc, một anh nhiếp ảnh xoàng, làm Vụ Trưởng Vụ Điện ảnh còn Bích Lâm, một anh chàng viết kịch không có vở nào được diễn thì làm Vụ Trưởng Vụ Nghệ Thuật. Không biết sau 75 làm gì không thấy tên trên báo nhà Cộng.
Hai ông thầy cũ của tôi cũng làm Bộ Trưởng, là Giáo Sư Nguyễn Văn Chí, Bộ Trưởng Bộ Thanh Niên, Giáo Sư Nguyễn Văn Chì Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục hay Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Sài Gòn Chợ Lớn gì đó. Nghe nói cái chánh phủ ma này đóng gần đâu đây tôi muốn đến thăm hai ông thầy cũ để hỏi hai ông “…phì phạch với đảng đã
mệt chưa”? nhưng không đi được, không rõ vì lý do gì.
Tôi và Tư Mô đều không có tiêu chuẩn trung cấp. Tôi thì từ hội viên chánh thức Hội Nhà Văn vì không đẻ được tác phẩm theo ý đảng nên suýt bị hạ xuống hội viên dự bị, còn Tư Mô thì ở tù ra đang bị xử lý thì lãnh tiêu chuẩn trung cấp ngang với Tỉnh Ủy thế quái nào được. Bởi vậy hai đứa lại sanh tử bất ly định chung ty với nhau dựng một sườn lều để xin cấp ni-lông làm nóc. Cái sườn lều không phải dễ làm. Vì phải đốn cây to, phải đào lỗ cột, phải đắp nền, toàn những việc vất vả mà chúng tôi vừa mất tinh thần vừa không quen lao động. Nhưng cũng may có vài thằng vừa đi “công tác dài hạn” nên chúng tôi tạm chiếm hữu cái sườn lều của tụi nó ở tạm.
Chỗ ăn chỗ ở xong xuôi, đến việc làm báo cáo, kiểm thảo. Bộ Trưởng Văn Hóa Lưu Hữu Phước vác xe đạp qua dự kiểm thảo chúng tôi. Tôi định bụng nếu ông ta chất vấn “Tại sao có điện R gọi về mà không về” thì tôi sẽ cự một mẻ tung hê cả lên. Nhưng may cho ông mà cũng may cho tôi là ông không đá động tới vụ đó và còn cho biết ông cũng không có cho đánh cái điện nào ác ôn như vậy. Vỡ lẽ ra đó là tác phẩm của một nhân vật khác ký tên ẩu “Tư Siêng” tức Lưu Hữu Phước – sau Mậu Thân đổi ra là “Tám Năng” nghĩa là công tác gấp đôi.
Thật tình trông thấy ông Bộ Trường mà tội nghiệp vô cùng. Khi ở trường đi Nam vác gạch với tôi, ông như Nhị Thiên Đường. Chỉ trên ba năm ông trở thành một bộ xương biết đi. Buổi kiểm thảo kết thúc bằng một tiệc “chả giò” do nữ sĩ Lê Giang sáng tác tự chiến tự dọn, rất vui vẻ.
Tôi ở chung lều với Tư Mô thích lắm. Anh luôn luôn sáng chế và biến hóa món lạ. Trà thì đã thủ sẵn trong ba-lô từ lúc sắp rời Sông Bé. Còn dám đòi gì hơn?
Hoàng Việt chết. Tư Trang, Bảy Thinh, Ngọc Cung bị B52. Thủy Thủ tức thiếu úy hải quân Thái Trần Trọng Nghĩa tự sát bằng AK sau chuyến công tác Mỹ Tho thất vọng vì tình và bế tắc lý tưởng.
Ông văn sĩ cưng số một của Tố Hữu là Anh Đức có một thằng con trai đã ba tuổi rất xinh nhưng khổ thay lại không nói được vì thiếu dinh dưỡng. Cháu tên là Huy. Cháu rất mến tôi vì tôi xa con nên chơi với cháu cho đỡ nhớ. Trong số nghệ sĩ mới vô có Trương Bình Tòng bí danh Tư Trương, thay chân Quách Vũ vừa chết vì ho lao, BS Phạm Ngọc Thạch thì chết vì thương hàn, v.v…
Tôi đã buồn, càng mất tinh thần.
Xe đạp toàn B2 có hai chiếc, một dành cho thằng Cửu tiếp phẩm đi chợ Ché Phèn hằng ngày, không ai rớ được, một dành cho toàn thể thần dân B2 thì không ai xài vì nó không có pê-đan.
Trong những thằng bạn thân của tôi ở Hà Nội mới vô có Đinh Phong Nhã. Anh ta còn trẻ nhưng lại có tác phong già, chơi hoa cỏ, phong lan như Nguyễn Tuân. Hằng ngày hắn lội khắp rừng tìm phong lan các loại mang về treo giáp vòng lều như những tác phẩm văn hóa.
Trong lúc đó có hai ông Thứ Trưởng Văn Hóa là Thanh Nghị và Lữ Phương thì lại nuôi gà lấy trứng tẩm bổ. Thanh Nghị nuôi không biết được mấy chục gà mái còn Lữ Phương thì nuôi bộn bàng. Tụi lính trẻ ngoài Bắc mới vào gọi ông ta là “Thử Trưởng gà mái “.
Thanh Nha không thân với tôi lắm. Lúc ở Hà Nội, nhưng có đi xuống khu Kim Chung nhậu và coi hát với nhau. Anh rất dễ thương và lãnh đạo bằng tình cảm hơn là nguyên tắc. Ai muốn làm gì làm miễn đừng phá nát cơ quan thì thôi.
Chỉ sống hơn một tuần thì tôi bắt đầu sốt rét. Với tôi cách chữa sốt rét tốt nhất là ra khỏi rừng. Với lý do đó tôi xin anh cho tôi ra Hồ Ché Phèn, thằng Huy con của Anh Đức gọi là Hù Ché Hù, để dưỡng bịnh. Anh cho đi liền. Đinh Phong Nhã cũng xin đi với tôi cho có cặp tâm tình với nhau.
Ché Phèn là một cái hồ rộng chừng vài chục mẫu tây lọt thỏm giữa khu rừng không biết tên là gì và có trong bản đồ hay không. Chỉ biết là cá mắm vô số kể. Quanh hồ là những ngôi nhà cất nửa trên đất nửa dưới nước gọi là nhà bè. Đó là cơ sở sản xuất cá của người Việt Nam từ Châu Đốc Sa Đéc lên đây lâu đời đã Miên hóa về hình thức và ngôn ngữ. Họ nói tiếng và ăn, mặc như người Miên, khó bề nhận ra.
Tôi ở đậu nhà anh Năm Đặng. Anh có hai đứa con, một trai tên Cuồng, bảy tuổi, một gái không nhớ tên gì. Hằng ngày tôi chịu khó tập cho bé Cuồng bơi. Ở nhà bè trẻ con phải biết bơi để tránh nạn chết chìm. Đó là công tác dân vận của tôi.
Còn Đinh Phong Nhã thì ở nhà của ông Chín bên cạnh. Nhã dạy con gái ông Chín học chữ. Cô bé chừng mười bốn tuổi. Đêm nào Nhã cũng lên lớp đúng hai giờ đồng hồ ở cái bàn tròn ở giữa nhà trong khi ông Chín nằm trên giường canh chừng, không để cho ông giáo viên làm một cử chỉ nào có thể cô học trò rung rinh trái tim non.
Cô bé có một người chị có chồng ở đâu không rõ nhưng lâu lâu thấy về thăm bố mẹ. Cô ta thường mặc xà-rông sặc sỡ che kín quá ngực, để hai cánh tay trần như ngà. Trưa nắng gắt cô thường ra trước nhà múc nước tắm. Nhã bảo tôi với giọng tiếc rẻ:
- Con chị coi được quá mà lại có chồng, còn con em thì còn nhỏ.
- Ai biểu ở Hà Nội mày cứ chê người ta, rồi vô đây than thở!
Nhằm lúc trở trời lạnh thấu xương. Cái lạnh thiên nhiên không đáng sợ bằng cái lạnh tự trong lòng. Tôi nhớ vợ nhớ con, còn Nhã thì nhớ Hà Nội. Bây giờ mới thấy thèm miếng thịt chó mua ở Hàng Bè đem về nhà khìa lại bằng một hào nước mía, mới thấy thèm ly nước mía đơn sơ ở vỉa hè Hà Nội, thèm tô phở vô duyên của Mậu Dịch Tràng Tiền.
Dưỡng sức được vài tuần với cá mắm vô cùng phong phú tôi muốn trở về cơ quan để xin đi rước vợ con lên. Bỗng một hôm Bích Lâm ra Ché Phèn cùng với một anh chàng tên là Sáu Vinh. Vinh là cán bộ thông tin của Huỳnh Văn Tiếng hồi chín năm. Làm thơ xoàng nhưng lập trường thuộc loại siêu. Anh ta có cái tên là Phương Viễn, bây giờ đổi lại là Viễn Phương. Trước đây làm cán bộ văn nghệ của Trần Bạch Đằng không hiểu lên R để trui lại lập trường hay làm gì.
Bích Lâm và hắn đến thăm tôi. Chỗ tình quen biết từ Hà Nội với Bích Lâm, nên trong lúc uống trà, tôi có buông một câu than thở:
- Cờ bạc gì mà từ thắng tới thua, từ thua ít đen thua trụm. Vậy mà cũng chưa chịu thôi. (ý tôi nói là cuộc chiến tranh của Hà Nội gây ra đã thua sạch trong Mậu Thân).
Sáu Vinh hiểu và kên lập trường chỉnh tôi ngay. Tôi không nhịn tiếng nào mà còn trả đũa kịch liệt và không thèm nói úp mở nữa.
Cuộc cãi vã có tiếng vang đến Trần Bạch Đằng. Ông ta bèn phái Run Bảo Việt – một nhà thơ coi Tố Hữu như tổ sư, từng làm phó ban tuyên huấn Miền Tây và là xếp cũ của tôi – đến để tốp bớt tôi lại.
Tôi nói chuyện với anh rất thẳng thắn. Đã đến nước này rồi, còn ngậm miệng mãi sao? Cuối cùng anh mua cá bông nấu cháo đãi chúng tôi để gọi là hòa giải.
Tôi dưỡng bịnh được hai tuần lễ rồi trở lại cơ quan xin với Ba Thanh Nha “đi rước vợ con lên để ở luôn trong rừng“.
Ba Thanh Nha cười, nói nửa chơi nửa thiệt:
- Đi rồi về đừng có đi luôn nghe mậy?
Tôi đáp lại:
- Giỡn hoài anh. Nếu tôi đi thì tôi đi lúc ở Bến Tre rồi.
Không ai nghĩ là tôi đi. Vì đúng như tôi nói: Nếu đi thì đã đi rồi! Ba Nha kêu quản lý cấp cho tôi sinh hoạt phí, công tác phí. Tôi đi chợ Ché Phèn ra các tiệm thợ bạc mua vàng lá lận lưng, chuẩn bị dông.
Cùng đi móc gia đình với tôi trong chuyến này có họa sĩ Thái Bình và vợ chưa cưới của anh là cô Thắm. Hai người đi móc gia đình để xin tiền làm đám cưới. Ngoài ra còn có cô Hoa quê ở vùng ven sông Cửu Long. Nhưng sau cùng cô Hoa bị giữ lại với lý do gì không rõ.
Nữ sĩ Băng Tâm có nhờ tôi đưa thơ cho gia đình cũng ở vùng đó. Tôi chỉ có khái niệm lơ mơ trên bản đồ chớ chưa đến đấy bao giờ.
Khi ra tới một thị trấn gần đó tôi và vợ chồng Thái Bình ăn chung một bữa cơm khá ngon miệng. Bỗng nhiên tôi nghĩ:
- Hay là cơ quan cho chúng nó đi theo dõi mình?
Tôi sực nhớ vụ Hai Nghi ở An Định năm trước đi quay phim Binh Biến Bình Dương, và tôi nghĩ ra mưu kế. Sáng hôm sau khi giao liên đến dắt đường thì tôi bảo là tôi đang lên cơn sốt.
Vợ chồng Thái Bình đi trước. Chờ họ đi xa tôi cuốn đồ và tìm đường khác. Cảnh giác là hơn. Nếu đi theo đường giao liên, cơ quan có thể cho người hỏa tốc theo bắt lại.
Mà đúng nhừ tôi linh tính. Khi tôi làm Phó Giám Đốc Trung Tâm Chiêu Hồi Trung Ương, một hôm tôi nhận được tin một số đông văn nghệ sĩ của Văn Công R hồi chánh đã đến Sài Gòn. Số anh em này cho tôi biết ngay:
- Anh đi hôm trước, hôm sau An Ninh R sang tiểu ban Văn Nghệ và tức khắc cho người đuổi theo.
Tôi tách khỏi giao liên và đi đường tự do. Trên các nẻo đường trên xứ này dập dìu cán bộ Việt Cộng. Tôi cứ lẩn vào đó mà đi đâu có ai biết tôi.
Tôi lội bộ suốt ba ngày, toàn ở đậu nhà dân Miên. May nhờ rủi chịu. Phen này không đi được thì chỉ có chết. Đường xa, lạ và gai góc lắm bạn đời ơi! Cuối cùng tôi mò ra được nhà của cô Hoa nhưng chỉ hỏi thăm vài câu rồi đi chớ không dám ở vì sợ cơ quan theo dấu. Nhờ đó mà tôi tìm được một bà má chuyên môn đi móc gia đình cho cán bộ.
Tôi đến nhờ, nhưng rồi cũng không quyết định gì hết. Tôi lảng sang chỗ khác với tâm trạng luôn luôn có cặp mắt
theo dõi mình. Rủi thay tôi lại đụng đầu một anh chàng tên là Xuân, vốn quen từ trong kháng chiến chín năm. Hắn làm công tác tiếp vận ở đây. Hắn cũng như tôi tại sao tôi sợ? Tôi vừa nhận ra hắn thì lánh mặt ngay và bỏ đi chỗ khác. Quả thật có tịch thì hay nhúc nhích.
Tôi bèn cặp tàu với một anh lính trẻ người Bắc mang AK. Tôi kên K54 vô cho có vẻ là cán lớn có gạc-đờ-co đi theo. Tôi chiếm được cảm tình của hắn bằng cách mua thức ăn cho hắn dùng thỏa thuê. Tôi hơi vững bụng trong mấy ngày đi chung với hắn. Chúng tôi đến ở đậu một ngôi nhà ở gần bờ sông. Đêm ngày ghe thuyền tấp nập từ Hồng Ngự ra đây. Đó là con buôn bạc Việt Nam và bạc Miên. Mỗi ngày đồng Ria đều lên xuống theo đồng bạc Việt Nam. Tôi sẵn một ít Ria trong túi. Thừa lúc cậu lính đi vắng tôi đem ra bán lấy tiền Việt Nam.
Hôm sau cậu lính tách rời tôi. Tôi lại sợ cậu ta là kẻ được phái đi theo dõi tôi, nên tôi lẫn vô rừng ở ngay sau nhà. Định bụng nếu bị truy nã thì liều chết với khẩu K54.
Lúc bấy giờ Sư Đoàn 9 đang vượt biên truy kích Việt Cộng sau Tết Mậu Thân. Xe tăng chạy rầm rầm tối ngày. Tàu lúc nào cũng làm mặt sông Cửu Long dậy sóng. Còn máy bay thì bay lượn như mắc cửi trên trời.
Có đêm tôi đang ngủ, một anh lính giở mùng tôi thò đầu vào. Tôi thấy rõ cái nón sắt. Anh ta nói nửa chơi nửa thiệt:
- Dân hay Việt Cộng đây cha? – Rồi bỏ đi.
Một bữa trưa tôi ra ngồi ở bờ sông Cửu Long, thấy “tác rán” (một loại đò dọc) chạy qua chạy lại, tôi đưa tay ngoắc.
Ngoắc mãi không chiếc nào cặp bờ. Tôi biết là chúng đã chở đầy khách nên không định đi bằng “tác rán” nữa mà
tìm ghe buôn quá giang.
Thời may tôi gặp một chiếc ghe chở gạo và khô đi ra Hồng Ngự. Tôi xin quá giang tay không vì súng ống và ba-lô tôi đã chôn lại trong rừng. Tôi xin trả tiền, ngoài ra còn giúp họ chèo mũi. Chủ ghe đồng ý. Tôi nhảy xuống ngay. Đó là cái nhảy quyết định cuộc đời tôi, một cái nhảy nhỏ từ trên bờ xuống ghe, từ Bên Ni sang Bên Tê.
Chiều hôm đó tôi ra tới chợ Hồng Ngự. Tôi đến bến xe ngay. Còn chuyến chót không biết đi đâu, mặc kệ, tôi cứ phóng lên. Đi cho xa, càng xa cái ổ quỉ càng tốt. Sẵn cái thẻ bọc nhựa của ông Cò Khu IV cấp cho ở rừng Thạnh Phong và một số bạc Việt Nam trong lưng, mấy thoi vàng trong lai quần, còn lo gì nữa? Nếu bị cảnh sát xét thì càng hay.
Xe đổ lại tôi bước xuống, không biết là đâu. Ngó thấy tượng đức Huỳnh Giáo Chủ thì chắc là Long Xuyên hay Châu Đốc. Mặc kệ, đâu cũng được. Tôi vô tiệm nước chén một bữa tẩy trần, no nê sảng khoái. Thấy mình sống hoàn toàn. Tôi đi đến khách sạn ở bến xe thuê ngay một phòng, chìa thẻ bọc nhựa ra cho chủ tiệm ghi tên tuổi một cách rất đàng hoàng. Tôi bây giờ là dân Miền Nam. Tôi là Tôi. Tôi thuộc về Tôi, thuộc về vợ con Tôi, không thuộc ai khác cả.
Sáng sớm tôi ra bến xe mua vé. Định về Sài Gòn. Nhưng tôi nhớ con nên về Mỹ Tho trước đã. Mỹ Tho tôi từng quen thuở nhỏ, lo gì lạc đường. Rồi từ Mỹ Tho tôi đi về Bến Tre. Bến Tre tôi càng thân thuộc. Xuống xe ở Ngã Ba Ống Quần, hồi trước gọi là Ngã Ba Tháp nơi tôi từng qua lại hằng ngày khi tôi học trường Tư Thục Trung Châu. Bến Tre bây giờ trông như nhỏ lại mà cũng như lớn ra. Tôi vẫn còn thấy cái giếng nước bên cạnh trường và những cây dầu cao vút đứng đó. Chúng như vẫn không quên tôi.
Tôi đi thẳng đến nhà mợ Tám tôi và bảo thằng em tôi đi lên Sài Gòn đưa thơ của tôi cho Bộ Chiêu Hồi.
Ngay đêm hôm đó Trung Tá Thiên, Giám Đốc Nha Công Tác đến tận nhà với thằng em tôi ngồi trên xe. Ông đem tôi ra khách sạn ở bờ sông, cái khách sạn mà tôi từng ở khi tía tôi dắt tôi lên tỉnh thi Sơ học. Thì ra từ trước tới giờ người ta vẫn làm ăn, làm giàu, chỉ có mình tôi đi mần cách mạng!! Ngộ thiệt!
Sáng hôm sau tôi lên đến Sài Gòn. Chiều hôm đó bác sĩ Hồ Văn Châm tiếp tôi.
Đến đây tôi xin viết đôi dòng suy tư. Khi tôi đặt chân ra Hồng Ngự tôi định bụng sẽ về ở với vợ con an hưởng thú gia đình. Chán chê mọi sự đời. Sống cuộc đời tai ngơ mắt lấp không theo quốc gia mà cũng quên luôn quãng đời qua của mình. Hàng thần lơ láo phận mình ra chi.
Nhưng khi nói chuyện với bác sĩ Hồ Văn Châm thì tôi rất đỗi ngạc nhiên về thái độ cư xử, về kiến thức và về tình cảm của người quốc gia đối với tổ quốc, dân tộc và giống nòi, hơn nữa đối với người Cộng Sản. Té ra mấy chục năm nay, Cộng Sản nghĩ sai về người quốc gia và rất phiến diện với tổ quốc. Họ cho chỉ họ là đúng còn ngoài ra ai cũng sai. Ngược lại, họ sai hoàn toàn trong mọi lãnh vực.
Tôi đã từng gặp nhóm người chống đối ông Diệm là Tôn Thất Dương Kỵ và mấy người nữa ra Hà Nội đi thất thểu ở phố Tràng Tiền. Tôi đã nghĩ một cách hồn nhiên như một phản ứng bản năng:
- Tao muốn về Sài Gòn mà không được, còn tụi bây đang ở Sài Gòn lại lủi ra đây!?
Chắc họ đã sáng mắt từ lâu!
Nói chuyện xong, bác sĩ Hồ Văn Châm gọi ông Giám Đốc Trung Tâm Chiêu Hồi Trung Ương là anh Phạm Thành Tài sang rước tôi về bên đó. Anh Tài là phụ giảng đại học Văn Khoa Hà Nội được chọn đi học Liên Xô để lấy bằng Phó Tiến Sĩ nhưng anh xin về Nam, để giải phóng Miền Nam? Về tới nơi anh ra hồi chánh ngay trước tôi vài tháng.
Anh Tài chở tôi ra chợ Sài Gòn chơi một vòng ăn phở, uống cà phê rồi về Trung Tâm.
Hôm sau Bộ Chiêu Hồi, theo lời yêu cầu của tôi, cho xe về tận quận Hương Mỹ đón gia đình tôi lên Sài Gòn. Tôi lên Ti Vi, lên đài Sài Gòn, đài quân đội, tôi cộng tác ngay với các đài Tự Do, Mật Đắng Gươm Thiêng, Mẹ Việt Nam, viết báo Tiền Tuyến, đủ cả… bất cứ nơi nào mời, tôi chỉ nói một sự thực: Xã hội chủ nghĩa không có tự do! Không thể sống được, đừng nói chi sáng tác!
Tôi gặp lại vợ con tôi lần đầu tiên sau hơn hai năm xa cách. Con tôi đã biết đi lẩm đẩm.
Đài Hà Nội và báo Văn Học của Hoài Thanh bắt đầu chửi tôi là tên phản bội đầu hàng.
Vài hôm sau Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo mời tôi sang làm việc. Thẩm vấn tôi là một người Bắc chạy bỏ Cộng Sản năm 1954. Anh làm việc với tôi tỉ mỉ vô cùng:
- Anh tên là Bùi Quang Triết?
- Vâng.
- Bút danh Xuân Vũ?
- Vâng.
- Còn bút danh gì khác?
- Khi tôi về Nam, đổi Xuân Vũ ra Bùi Xuân.
- Anh là nhà văn?
- Vâng.
Anh ta cười dễ dãi:
- Hỏi anh chơi cho “dzui” chớ chúng tôi biết hết cả. Sở dĩ chúng tôi hỏi kỹ vậy là vì sợ có người giả mạo dùng danh nghĩa của anh.
- Không sao cả, anh cứ hỏi.
Anh ta hỏi, vặn, ngoặc đi ngoặc lại một tháng mười bảy ngày về cả trăm chuyện, chuyện văn nghệ sĩ Hà Nội từ Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyên Hồng đến Trần Dần, Phùng Quán y như là anh ta có quen biết họ vậy.
Tôi cứ như tôi biết mà trả lời về từng người một, không thêm bớt gì cả. Trong thời gian thẩm vấn anh ta thỉnh thoảng mời tôi uống cà phê hoặc bia. Tôi cũng mời lại đáp lễ vài lần. Tôi được cho ở riêng một phòng, cơm bưng nước rót, tới giờ lên phòng làm việc, xong lại về. Sách báo vô số, muốn đọc thứ gì của Sài Gòn cũng có.
Một bữa, anh nói:
- Vụ anh lên ủy Ban Quốc Tế hồi 1956 ở Hà Nội vui chớ nhỉ!
Tôi giật mình, chưa kịp đáp ứng ra sao thì anh lấy một tờ báo đưa cho tôi và bảo:
- Hồi đó báo Sài Gòn đã nói tới anh rồi. Sao Hà Nội còn tin anh mà cho về Nam?
- Từ đó trở đi tôi phục xuống làm việc để lấy lại lòng tin của họ.
Anh lại hỏi vặn lần nữa
- Anh nói anh là nhà văn?
- Vâng.
- Nếu thật anh là nhà văn thì xin phiền anh tí nữa nhé!
- Vâng, anh cứ tự nhiên.
Anh ta cười:
- Anh nói tiếng Bắc khá lắm. Anh vui lòng viết ngay cho chúng tôi một đoạn văn. Bất cứ về chuyện gì cũng được.
Tôi cầm bút viết ngay những tình cảm của tôi khi trở lại thành phố Bến Tre quê hương của tôi và đưa cho anh ta.
Anh ta xem xong rồi bảo:
- Hay lắm! tình cảm rất sâu đậm và chân thật.
Hôm sau anh ta hỏi tôi:
- Anh nói anh có quen nhiều văn nghệ sĩ ở Hà Nội phải không?
- Vâng.
- Để tôi dắt anh gặp một người xem anh còn nhớ không nhé!
Rồi anh ta dắt tôi ra một gian phòng rộng có cắm một rừng cờ của nhiều nước, tôi nhận ra là cờ Đài Loan, Đại Hàn, Pháp, Anh, Mỹ…
- Mời anh ngồi.
Bỗng từ bên ngoài bước vào một anh chàng to lớn vận âu phục thắt cà vạt hẳn hoi. Tôi giật mình kêu to:
- Lê An!
- Xuân Vũ!
Chúng tôi ôm choàng nhau. Tôi hỏi.
- Sao mày ở đây?
- Còn mày sao mày cũng ở đây?
Chúng tôi lại ôm nhau.
Trong một thoáng trong trí tôi hiện lên cái ga-ra tồi tàn ở hẻm 84 Lý Thường Kiệt của tôi. Hắn là nhạc sĩ vĩ cầm trẻ số một được chọn đi học Liên Xô. Hắn mộng trở thành Ostrak, tay vĩ cầm số một Liên Xô. Hắn thường mang những bài báo tiếng Pháp nói về Ostrak đến cho tôi đọc và nói:
- Có chí thì nên.
Sang Liên Xô, hắn gởi thơ về xin tôi nước mắm. Được vài năm thì bặt tin. Bây giờ lại gặp ở đây. Tôi hỏi.
- Mày đi đường nào?
- Hòa Lan!
- Bây giờ làm gì?
- Dạy violon ở Trường Quốc Gia âm Nhạc.
- Suýt nữa tao nhìn không ra.
- Tao nặng gấp đôi hồi ở Hà Nội. Thằng Thanh Cao Thanh Sử đâu?
- Còn ở đoàn Văn Công F330.
- Hoàng Việt đâu?
- Chết rồi!
Hắn thét lên.
- Chết ở đâu?
- Trên đường về quê để làm bản Giao Hưởng Quê Hương II.
- Tao có thư cho ảnh lúc ảnh sang Bungari.
- Ảnh sắp có thêm thằng con trai thì chết.
- Trời!
- Ảnh đã đặt tên con trước khi còn ở trên Trường Sơn với tao là Lê Tương Phùng. Chẳng ngờ Lê Tương Phùng ra đời lại không biết mặt cha, thành ra Lê Bất Phùng.
Cuộc gặp lại Lê An kết thúc. Vị thẩm vấn viên của tôi rất hài lòng:
- Anh đúng là Xuân Vũ rồi!
Tôi tưởng đã xong. Chẳng ngờ sáng hôm sau tôi lại được mời làm việc với một anh Mỹ trẻ khô. Anh này nói tiếng Việt Nam rất rành. Anh ta dùng máy móc cặp vào khắp người tôi, hai đùi, hai tay, ngực, bụng và hỏi cả trăm câu. Hỏi xong cho tôi nghỉ một lát rồi lại hỏi. Nhiều câu lặp đi lặp lại ba bốn lần. Anh ta nói bằng tiếng Việt khá rành:
- Đây là máy nói thật, nếu anh nói dối thì tôi biết ngay.
Tôi cười:
- Máy của ông nói dối thì có chớ tôi thì không!
- Ông là Bùi Xuân?
- Vâng.
- Còn Xuân Vũ là ai?
- Cũng là tôi.
- Ông còn tên gì khác không?
- Không.
- Tờ Văn Nghệ Giải Phóng của ai xuất bản?
- Của Hội Văn Nghệ Giải Phóng.
- Ông Tư Trang là gì của cái Hội này?
- Chủ tịch.
- Ổng còn sống?
- Chết rồi.
- Nếu tôi có tờ báo của Hội Văn Nghệ Giải Phóng thì đó là tờ báo tên gì?
- Văn Nghệ Giải Phóng.
- Ông Tư Trang còn sống?
- Chết rồi.
Hắn cứ loanh quanh tới lui ngoắc ngoéo như thế cả mấy tiếng đồng hồ. Tôi nghĩ thầm: Dùng thứ máy này mà điều tra Việt Cộng thì hỏng bét.
Hôm sau vị thẩm vấn viên Việt Nam của tôi đưa cho tôi một công văn bổ nhiệm tôi làm Giám Đốc Trung Tâm Chiêu Hồi Trung ương. Tôi hoảng hốt:
- Tôi không làm được chức này.
- Anh cứ nhận đi. Mọi việc của anh đã rõ cả rồi. Anh là bạn của chúng tôi. Bộ Chiêu Hồi đã bổ nhiệm anh.
Hôm đó anh thết tôi tiệc bia uống từ chín giờ tối đến ba giờ khuya “để mừng anh trở về với chánh nghĩa quốc gia”.
Anh ta nói:
- Bây giờ chức anh cao hơn tôi. Ra đường có gặp xin nhớ nhau nhé!
Bác sĩ Hồ Văn Châm gởi cho tôi một trăm ngàn đồng. Tôi mua tất cả món ngon vật lạ trong quán ăn của Phủ Đặc Ủy thết toàn bộ ban thẩm vấn coi như đó là buổi tiệc tự mừng tôi, mừng cho gia đình tôi gặp lại tôi. Anh bạn thẩm vấn chở tôi đi ăn thịt chó, thịt bò bảy món, v.v…
- Ông có vợ chưa? Nếu chưa tôi gả em vợ tôi cho.
Đó là một người quốc gia, một kiểu người không thù hận, không cố chấp, rất là người – người Hà Nội, người Việt Nam. Hôm sau anh ta đem tôi về nhà thết tiệc lần nữa. Không biết bây giờ anh ở đâu? Sống hay chết sau 75?
Tôi được đưa về Trung Tâm Chiêu Hồi Trung Ương và đưa đi yết kiến bác sĩ Hồ Văn Châm. Bác sĩ nói ngay:
- Anh Phạm Thành Tài có vợ tư sản giàu quá, nên ảnh không chịu làm Giám Đốc Trung Tâm, ảnh cứ xin thôi hoài. Tôi bổ nhiệm anh thay cho anh Tài.
Tôi nói ngay:
- Xin bác sĩ thương đùm tôi. Tôi không làm gì được ngoài việc viết văn. Tôi thành thật xin bác sĩ đừng cho tôi chức vụ gì hết.
Bác sĩ gật gù:
- Thôi được, để tôi yêu cầu anh Tài giúp tôi một thời gian nữa. Còn anh thì nên làm Phó cho anh Tài. Dù anh không quen việc hành chánh nhưng anh cần người sai bảo cũng như cần phương tiện để viết văn.
Thế là tôi về làm Phó cho anh Phạm Thành Tài.
Anh Tài cho tôi hai phòng lầu, một phòng riêng. Một đống pelure một bó viết Bic.
- Anh muốn viết gì viết. Cần đi đâu có xe sẵn. Cần sai gì có cần vụ!
Rồi anh ký ngay một công lệnh cho tôi một cần vụ.
Tôi bắt đầu viết “Đường Đi Không Đến “, ngồi viết như trong mơ. Vừa qua cơn hoảng hốt, vượt chết, hoàn hồn.
1968-1993. Một phần tư thế kỷ qua tôi viết xong bộ hồi ký của tôi để cống hiến cho bà con. Đây là quyển chót. Viết ở Hoa Kỳ.
Biết bao gian lao chết chóc biết bao dằn vặt suy tư. Và cuối cùng tôi đã quyết định. Nếu chần chờ thì mất cơ hội, bây giờ chưa biết tôi ra sao? Chết? Tuyệt tự? Bất mãn? Chửi bới Cộng Sản trong cái lồng sắt của chúng? Và bị tù, bị cấm viết? Không biết cái nào!
Tôi đã làm một việc táo bạo nhưng đúng đắn hoàn toàn: Dù mang nỗi hận lưu vong mất nước tôi vẫn không ân hận. Ngược lại nếu tôi còn ở với Cộng Sản thì giờ này tôi ân hận vô cùng, và tự trách mình hèn nhát.
Hai mươi lăm năm trước tôi khởi đầu bộ hồi ký bằng cái tên “Đường Đi Không Đến”. Bây giờ tôi kết thúc nó bằng đoạn “Đường Đi Đã Đến”. Đến thật rồi. Vì đã đám đi.
Hoa Kỳ 19-9-1893
Đồng Bằng Gai Góc Đồng Bằng Gai Góc - Xuân Vũ Đồng Bằng Gai Góc