Trở ngại càng lớn, chiến thắng càng huy hoàng.

Moliere

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2353 / 62
Cập nhật: 2015-07-18 13:00:36 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 21
ôi đã dắt độc giả đi ngược thời gian quá xa. Bây giờ xin trở về nền trại cũ. Thằng học trò của thầy Mạch Văn Tư, bạn tôi, Ba Thơ, bây giờ là Tỉnh Ủy Viên. Cả hai đứa bồi hồi ôn lại những kỷ niệm xưa. Có lẽ hắn cũng như tôi đều cảm thấy buồn, một nỗi buồn ghê gớm, nỗi buồn của hai tên học trò trở lại trường cũ mà ngôi trường đã biến mất hoàn toàn. Ba Thơ bảo:
- Thôi trở về để hỏi xem Tư Cua có phải là bà Bê con ông Chín Bản hay không?
Tôi và Tư Mô lẽo đẽo theo sau hắn. Bên cạnh nỗi buồn bất chợt đến, tôi có suy nghĩ của tôi: Miền Bắc xã hội chủ nghĩa muốn bỏ vòi biến Miền Nam thành một loại bò vàng trán in dấu lửa Nga Xô. Khi ra đến đó, sống một năm tôi đã hết chịu nổi. Nhưng, như ván đã đóng thuyền tôi không có cách gì trốn thoát. Tôi chỉ tiếc rẻ: Hồi đầu kháng chiến, nếu biết tương lai của mình như vầy, thì mình đã không đi. Và có lẽ cũng không ai đi theo tiếng gọi “đáp lời sông núi”. Hai mươi năm phí uổng, vô ích. May mà tôi còn sống để về được xứ sở quê hương.
Đang đi, bỗng Ba Thơ quay lại:
- Tao nghe nói ở ngoài đó sung sướng lắm mà mậy!
- Đ…!
- Tao nghe tụi Mùa Thu về tuyên truyền mạnh lắm!
- Mẹ mấy tháng nói láo. Sao chúng nó không ở ngoải hưởng mà mang đầu về?
-. … để giải phóng Miền Nam!
- Chưa giải phóng còn cơm ăn, giải phóng xong, húp cháo.
- Giỡn hoài mậy!
- Lập trường của mày hiện giờ ló ra một tấc rưỡi, giải phóng rồi, thụt mất tiêu!
Ba Thơ không quạo lại cười hề hề:
- Vậy ở Miền Bắc chắc cái của chú mày cao trên tấc rư..ỡi?
Cả ba cùng cười. Ba Thơ tiếp:
- Bữa nay tao biểu Tư Cua cho tụi mình ăn Tết sớm cho chắc tay. Lơ mơ nó chụp, mất ăn!
Sáng thức dậy ở nhà ông Tư Cua, tôi và anh Tư Mô nhìn nhau:
- Kiếm chỗ khác ăn chực, chớ không lẽ ở đây bắt người ta đãi hoài.
Tư Cua là người điệu đàn, nên chúng tôi chưa kịp vác ba-lô đi thì cơm nước đã dọn ra. Không rõ vì nể Ba Thơ hay là thương mến chúng tôi. Cơm nước xong, chúng tôi, vì tự trọng, cương quyết ra đi. Nhưng Ba Thơ phụ nhĩ:
- Cán bộ bây giờ phải tự túc hết cả. Không còn được lãnh sinh hoạt phí như trước. Các cha cũng nên tính kế.
Tôi nói:
- Tụi tao có thể đi làm mướn để sống. Ở trên Tân Hào, tao đã từng gánh lúa mướn, bồi vườn, dạy học, ở đây có việc gì không?
- Nếu mày chịu lao động thì thiếu gì việc. Mày còn nhớ cái bãi này có vô số sò hến! Đi trên bãi cát, lấy ngón chân cái xủi một cái là văng lên vài con hến. Ở đây, năm nay hến lan tràn, nên tao chia ra thành ruộng hến. Để tao bảo Chi Ủy cấp cho mày một ít “manh” rồi cào bắt đem bán. Có người thầu đem lên đong cho vựa ở Bến Tre. Đó là nghề dễ ăn nhất.
- Tao nhớ hồi tụi mình học ở trại, ngày nào cũng ăn hến, hến luộc hến nấu canh bí, hến kho… Cả hến rô ti nữa!
Ba Thơ bảo:
- Tuy dễ ăn, nhưng có lúc cũng phải hi sinh nghe mậy!
- Tại sao?
- Tại vì mày phải ra ruộng, mà ruộng hến thì đâu có hầm hố gì. Phải liều mạng mới cào được. Nếu có trực thăng phải chạy. Chạy không kịp thì lên đài tử sĩ.
Tư Mô lắc đầu:
- Vậy không chơi được! Bộ giò tụi tao bây giờ hết chất nhờn rồi, chạy không kịp trực thăng đâu.
Ba Thơ tiếp:
- Còn một nghề nữa. Là nghề móc cua biển. Ở sau rừng có vô số cua biển. Đem lên Bến Tre một vốn lời năm.
- Được rồi. Một ngày bắt được chục rưỡi con cũng đủ sống.
- Nhưng lắm khi cũng đổ máu.
- Tại sao?
Ba Thơ rỉ tai tôi.
- Là vì trong rừng mình… giấu “ông kẹ, bà kẹ” cho nên du kích phải gài lựu đạn chặn các ngõ. Nếu không dân móc cua đi luồng tuông lộ bí mật hết.
Tôi sực nhớ vụ thằng Hồng bị lựu đạn nổ dưới đìa ở Tân Hào vừa rồi.
- Cái gì chớ lựu đạn gài thì tụi tao xin rút lui. Còn nghề gì nữa không?
- Còn một nghề khoẻ nhất là trồng dưa hấu. Nhưng lâu ăn.
- Hổng được. Rủi trồng rồi bỏ chạy thì cụt vốn làm sao?
- Còn nghề “đắp bùn vô cua” cũng rất khỏe.
- Nghề gì kỳ cục vậy?
- Nghe thì kỳ cục nhưng không sợ trực thăng. Tức là các tay móc cua đem về, bà Tư Cua cân hết. Tụi này lãnh rồi móc đất sét đắp lên mình từng con một. Đắp nhiều ăn nhiều, đắp ít ăn ít.
- Ăn đất à!
- Ậy! Để tao nói cho nghe. Thí dụ một giỏ cân được 50 kí lô. Giao cho mày mày cứ móc đất sét đắp lên mình từng con một. Đắp càng nhiều càng tốt. Vì có đất nhiều cua sống dai, sống dai bán cho vựa được nhiều tiền hơn cua chết. Nếu ông đắp xong cả giỏ cân được 75 kí thì bà Tư Cua sẽ trả tiền cho ông 25 kí cua tính theo giá ở đây.
- Chỉ đắp đất vậy thôi à?
- Chỉ có vậy thôi. Đắp bít cả mắt cua cho muỗi không cắn được. Mày biết không? Khắp mình con cua chỉ có cặp mắt là muỗi không cắn được, muỗi cắn mắt là nó chết.
- Tại sao dân ở đây không làm?
- Vì ít tiền hơn đi ngoéo cua.
- Thôi được mày nói với bà Tư Cua, cho hai đứa tao cái công tác đó đi!
Thế là hai nhà văn R trở thành chuyên viên đắp đất cho cua. Chúng tôi không lấy tiền mà chỉ xin được ăn cơm ngày hai bữa. Riêng anh Tư thì có thuốc hút và trà uống tì tì. Ông Tư Cua mến chúng tôi, dù hèn cũng là cán R là văn sĩ nọ kia. Còn chúng tôi thì biết phận mình chẳng ra chi nên vui lòng làm, không dám mè nheo gì cả. Coi như việc sáng tác xếp lại một bên. Nhưng mà thời cuộc biến chuyển. Trực thăng đâu có để yên cho hai gã giang hồ này toại hưởng thái bình. Cứ mỗi sáng mở mắt ra thì gặp những đoàn cán bộ lũ lượt kéo qua. Chúng tôi quen hoặc không quen cũng chận lại hỏi:
- Ê! Tình hình ở trển giờ sao ta?
- Tụi Bình Định đóng bít hết Tân Hào, Thạnh Phú Đông, Phước Long rồi.
Vậy là chỉ còn có cái lỏm Thạnh Phong ra biển nữa thôi. Chạy đi đâu? Bắc giáp Ba Tri, Nam giáp Trà Vinh. Đông giáp biển Nam Hải, Tây giáp Thạnh Phú. Không chỗ nào khả dĩ dung thân được. Mặt người nào người nấy méo xẹo. Không ai muốn nói chuyện với ai. Có khi bị hỏi, không trả lời mà còn văng tục trở lại.
Trong lúc thế sự ở dưới đất bất ổn thì từ trên trời, cái con đầm già cứ ong ong chụp loa xuống oang oang:
- Hồ Chí Minh Đã Ngủm Cù Đeo (nó thêm hai chữ “cù đeo”) và Chiêu Hồi Hoặc Tử Thần!
Đi sau những câu này là tiếng nói của các ông các bà cán bộ vừa tìm tự do xong. Ngày nào cũng có vài ông bà mới. Họ xưng tên, tuổi, chức vụ, và gốc gác rất chi tiết. Tôi không còn nhớ hết tên, nhưng có một bữa tôi giật mình vì một giọng nói rất quen. Nghe rõ tên thì đó là dượng của tôi làm Huyện Đội Phó huyện Mõ Cày. Lúc tôi về ở nhà cụ tôi, dượng có đến thăm, lưng giắt “cun” oai ra phết.
Liên tiếp chuyện không lành xảy đến. Việc đau khổ nhất giáng xuống nồi cơm chúng tôi. Số là đã bình định xong Cù Lao Minh, quân Sài Gòn chặn ngách Thạnh Phong không cho cán bộ vọt ra khỏi đó. Họ không cho đò từ Thạnh Phú trở lên đi Bến Tre, đò Cồn Chim Thạnh Phong không được đi. Như vậy bao nhiêu chuyến buôn cua bị đuổi lộn về. Và hai chàng văn sĩ cố nhiên phải thất nghiệp. Vựa cua Cồn Chim đóng cửa. Dân móc cua không còn hành nghề.
Lũ lượt dân quân cán chính từ miệt trên đổ xuống. Tôi không hiểu tại sao có lệnh cấm ngặt không cho ai xuống vùng thánh địa này mà bây giờ ngày nào cũng có hàng đàn xuống đây. Người ngợm mặt mày đông đến khiếp. Chúng tôi thấy trước một cuộc chụp dù qui mô sẽ xảy đến không xa. Đó chẳng khác nào người đóng đáy, đổ đục bắt trụm cá lóc cá trê cá rô cá kèo cá chốt tôm tép không sót thứ nào.
Muốn tránh nhưng không có đường. Một bữa tôi và Tư Mô gặp Ba Lương, Trưởng Đoàn Văn Công tỉnh đội. Anh là người hiền hậu dễ thương nhưng không có khả năng văn nghệ. Sở dĩ anh đem cả đoàn về nơi tử địa, không còn là thánh địa nữa, là vì gia đình anh ở đây. Đoàn có thể tựa vào cơ sở của gia đình anh sống ngáp ngáp chờ chụp, còn anh thì có cơ hội gần gia đình trước khi bị chụp.
Gặp chúng tôi, anh ngoẹo cổ sang một bên như gà nòi bị chém cần:
- Con Thu Ba chết rồi anh ạ!
- Chết hồi nào?
- Cách đây vài hôm.
- Tại sao?
- Bù nốc đuổi bắn chết.
Thu Ba là cô bé mười bảy tuổi, ca vọng cổ mầm non ai cũng công nhận cô bé có giọng ca giống giọng Lệ Thủy.
- Trời đất! Tội nghiệp! Bây giờ anh tính ai thay thế nó để biểu diễn?
- Biểu gì nổi mà biểu.
Ba Sơn, ông bạn vàng của tôi bị ban Tuyên Huấn Tỉnh Ủy cho nghỉ việc vì cứng đầu đã sang đoàn Văn Công của Ba Lương thủ cây đờn tranh, cùng đi với Ba Lương. Tôi hỏi.
- Bà bầu thế nào?
- Tôi gởi về Bến Tre rồi. Chị sanh chưa?
- Rồi! Gái!
Tôi và Tư Mô nhập ngang xương vào đoàn Ba Lương làm chùm gởi. Họ không mất cũng không được gì với sự có mặt của hai ông cán R. Chỉ ghép nhau chạy cho vui, rủi có bị thương thì băng bó nhau. Vậy thôi. Tình đồng chí không giúp ích gì nhau cả. Tuy vậy, Ba Lương cũng làm bộ oai, hứa sẽ dựng sân khấu phục vụ nhân dân. Tôi cũng làm ra vẻ còn tinh thần. Tôi sẽ viết cho đoàn một vở cải lương hài hước. Lúc ở chung với Tám Không tôi cũng có học lóm được vài bảng Kim Tiền, Bình Bán… Bây giờ đem ra xài.
Tôi hỏi thăm đoàn Văn Công của tỉnh vì trong đó có thằng em con dì tôi. Ba Lương bảo:
- Mười Xường xui quá!
- Chuyện gì vậy?
- Y tìm đâu được con mèo mướp.
- Có vụ chạy giàn ngoài nữa à?
- Không! Đây là mèo ăn thịt, không phải “mèo” kia. Y đem lại nhà chị Sáu ở Giồng Chùa rủ tôi làm thịt nhậu. Tôi bảo ăn thịt mèo xui lắm! Y bảo y không tin dị đoan. Hai đứa làm, xào lăn cưa hết nửa cây đế. Đã thiệt! Có chụp cũng không thèm chạy, chiều tối hai đứa chia tay. Hôm sau nghe y đạp đạn cà-nông cải tiến của du kích Phước Long.
- Cà-nông cải tiến là cà-nông gì?
- Là đầu cà-nông lép, tụi du kích đào lên gắn hột nổ mới. Cái đồ khôn nhà dại chợ. Lính lội qua lội lại dẫm nát đất mà không nổ, đến phiên mình thì lại nổ.
- Tôi ớn ba ông nội con nít lắm cha ơi! Chuyện qua rồi không nên nhắc lại làm gì cho thêm rủn chí tơ lòng. Hồi mới qua đây, tôi dắt vợ lơn tơn đâu biết lối nào, chẳng may đá sút chốt một trái, không hiểu sao nó lại câm. Nếu nó “ư” một cái là hốt xương rồi.
- Sao anh biết?
- Tôi vừa đi qua thì mấy ổng tới gỡ đem vô, nói cho tôi biết.
- Trời cứu mà! Tôi bị cà-nông xén hết một bên tóc, rốc-kết bắn cháy râu mà mình mẩy còn nguyên.
- Bây giờ tính sao cha?
- Tính gì được mà tính. Tụi mình hiện giờ đang ở trong hũ nút. Nó muốn xúc ra làm mắm, kho khô lúc nào thì tùy nó chớ lội đi đâu được?
- Tụi Bình Định trơ đó mà mình không làm gì được à?
- Làm mẹ gì. Tiểu đoàn của thằng Chín Chu còn có non nửa. Sau Mậu Thân lặn mất tăm.
Ba Lương ngó dáo dác rồi hạ giọng hỏi tôi:
- Ê, mấy cha ở trên R có nghe ngóng ngoài Bắc gần thay đổi chủ trương chưa?
- Chủ trương gì?
Ba Lương ậm ờ một chút rồi gạt ngang:
- Mà thôi, bỏ mẹ nó đi!
Bỗng đâu con đầm già tới, phóng loa chụp xuống đầu tụi tôi. Ba Lương lôi tay tôi núp vô cây mãng cầu ta còi cọc. Biết là không trốn khỏi mà vẫn né cho có lệ. Tôi biết Ba Lương cũng như tôi và bao nhiêu cán bộ khác sốt ruột muốn hòa bình. Đánh gì mà từ thắng tới huề, tới thua. Rồi bây giờ sắp thua trụm mà cũng chưa chịu thôi. Bởi vì cái tâm lý của bọn lãnh tụ là những kẻ hi sinh không phải là con cháu, dòng họ của chúng. Ruột ai nấy xót. Dân Nam Kỳ chết càng nhiều thì càng bớt đi những mũi nhọn chống đối, chúng càng ngồi yên chớ có sao đâu.
- Chịp! Tội nghiệp con Thu Ba.
Tôi nói thầm:
- Nếu nó là con Lê Duẩn, Trường Chinh thì giờ này nó đang ở bên Liên Xô, Đông Đức chớ đâu có nằm dưới đất đen để hưởng vinh quang của đảng.
Tôi hỏi lái qua một chuyện khác:
- Các chả đâu hết rồi?
- Các chả nào?
- Còn các chả nào nữa ông nội?
- Mỗi cha một hang, ai tìm cũng không ra.
- Bây giờ anh đem vùi cái đám Văn Công của anh ở xó nào?
- Hồi trước tôi thấy cái bãi biển này rộng ghê. Từ Cồn Chim ra Cồn Lớn đi một buổi. Bây giờ nháy mắt.
- Ê cha! Tới giờ này mà cha còn giữ mấy cô nường để xe khô hả. Tụi nó chụp một phát là xúc sạch hết, rồi tiếc nghe.
- Xúc thì xúc chớ tôi đâu có dám rớ tới.
- Để mọc mọng hay cống Hồ cho mấy lão FM đầu bạc? Nghe con nhỏ đánh máy về thành nạo rễ rồi hả?
- Ông biết một không biết hai. Không phải một con nhỏ đó thôi đâu. Còn vài ba đứa nữa. Tại mấy ông cán bộ “R” của ông đó.
- Ai R chớ tụi tôi có R đâu mà hô oán!
Tôi và Tư Mô trở thành đoàn viên không chứng nhận của Ba Lương. Cứ hễ sáng sớm thì vác ba lô đi xuống Cồn Lớn “phòng động” vì ở đây có rừng rậm. Nếu bị chụp thì lủi vô rừng. Ở miệt trại Cua thì rừng mắm lá thưa thớt. Hầm hố cái nào cái nấy như hang còng không bảo đảm. Ở ngoài rừng đến xế, nếu tình hình êm thì lại kéo về xóm nấu cơm. Nhà dân thì có hầm nhưng thấy cán bộ xuống nườm nượp thì sợ liên lụy nên cũng đùm túm xuống Cồn Lớn cất chòi trong rừng mà ở. Thấy rõ là họ không muốn cán bộ tới gần. Tôi gặp một gia đình ở trong một cái nhà sàn túm húm. Tôi cố lấy hết sức tuyên truyền cách mạng, nào là giải phóng, nào là Miền Bắc ấm no, nào Liên Xô thiên đàng mặt đất. Ông già ngồi nghe rất chăm chú. Bà già nấu nước mời uống. Sáng hôm sau tôi trở lại định tuyên truyền tiếp, chẳng ngờ ngôi nhà trống hoang. Gia đình dọn đi sạch không còn để lại một món gì. Rõ ràng tình cá nước vô cùng thắm thiết!
Tôi thường đi ghép với tổ âm nhạc của Ba Sơn vì y là người quen từ lâu đồng thời hai đưa cùng có vợ vừa đẻ. Bữa nào cũng mắc võng trong bụi Sơn Tra nói chuyện vợ con, trong lúc Tư Mô thì đi thọc ổ kiến vàng lấy nhộng câu cá lòng tong. Anh có kiên nhẫn ngồi chờ cá cắn câu. Triết lý của anh là giết thì giờ một cách có lợi. Thường thường bữa ăn ngon nhờ anh. Lắm khi với một vài con bù cào mỡ anh bắt được hai con cá rô.
Đi trên đất cũ, tôi tiếc thời kháng chiến chống Pháp. Hồi đó cuộc sống của cán bộ rất phấn khởi, hồn nhiên. Ai cũng sẵn lòng hi sinh cho đại cuộc. Bây giờ có cái đảng này chen vô mệt quá. Nó hoàn toàn độc tài từ Trung ương xuống tỉnh, từ tỉnh xuống ấp. Mỗi tổ trưởng là một ông trời con, muốn giết ai cứ gán cho tội phản động và lôi ra giết.
Tôi đã dắt độc giả đi ngược thời gian quá xa. Bây giờ xin trở về nền trại cũ. Thằng học trò của thầy Mạch Văn Tư, bạn tôi, Ba Thơ, bây giờ là Tỉnh Ủy Viên. Cả hai đứa bồi hồi ôn lại những kỷ niệm xưa. Có lẽ hắn cũng như tôi đều cảm thấy buồn, một nỗi buồn ghê gớm, nỗi buồn của hai tên học trò trở lại trường cũ mà ngôi trường đã biến mất hoàn toàn. Ba Thơ bảo:
- Thôi trở về để hỏi xem Tư Cua có phải là bà Bê con ông Chín Bản hay không?
Tôi và Tư Mô lẽo đẽo theo sau hắn. Bên cạnh nỗi buồn bất chợt đến, tôi có suy nghĩ của tôi: Miền Bắc xã hội chủ nghĩa muốn bỏ vòi biến Miền Nam thành một loại bò vàng trán in dấu lửa Nga Xô. Khi ra đến đó, sống một năm tôi đã hết chịu nổi. Nhưng, như ván đã đóng thuyền tôi không có cách gì trốn thoát. Tôi chỉ tiếc rẻ: Hồi đầu kháng chiến, nếu biết tương lai của mình như vầy, thì mình đã không đi. Và có lẽ cũng không ai đi theo tiếng gọi “đáp lời sông núi”. Hai mươi năm phí uổng, vô ích. May mà tôi còn sống để về được xứ sở quê hương.
Đang đi, bỗng Ba Thơ quay lại:
- Tao nghe nói ở ngoài đó sung sướng lắm mà mậy!
- Đ…!
- Tao nghe tụi Mùa Thu về tuyên truyền mạnh lắm!
- Mẹ mấy tháng nói láo. Sao chúng nó không ở ngoải hưởng mà mang đầu về?
-. … để giải phóng Miền Nam!
- Chưa giải phóng còn cơm ăn, giải phóng xong, húp cháo.
- Giỡn hoài mậy!
- Lập trường của mày hiện giờ ló ra một tấc rưỡi, giải phóng rồi, thụt mất tiêu!
Ba Thơ không quạo lại cười hề hề:
- Vậy ở Miền Bắc chắc cái của chú mày cao trên tấc rư..ỡi?
Cả ba cùng cười. Ba Thơ tiếp:
- Bữa nay tao biểu Tư Cua cho tụi mình ăn Tết sớm cho chắc tay. Lơ mơ nó chụp, mất ăn!
Sáng thức dậy ở nhà ông Tư Cua, tôi và anh Tư Mô nhìn nhau:
- Kiếm chỗ khác ăn chực, chớ không lẽ ở đây bắt người ta đãi hoài.
Tư Cua là người điệu đàn, nên chúng tôi chưa kịp vác ba-lô đi thì cơm nước đã dọn ra. Không rõ vì nể Ba Thơ hay là thương mến chúng tôi. Cơm nước xong, chúng tôi, vì tự trọng, cương quyết ra đi. Nhưng Ba Thơ phụ nhĩ:
- Cán bộ bây giờ phải tự túc hết cả. Không còn được lãnh sinh hoạt phí như trước. Các cha cũng nên tính kế.
Tôi nói:
- Tụi tao có thể đi làm mướn để sống. Ở trên Tân Hào, tao đã từng gánh lúa mướn, bồi vườn, dạy học, ở đây có việc gì không?
- Nếu mày chịu lao động thì thiếu gì việc. Mày còn nhớ cái bãi này có vô số sò hến! Đi trên bãi cát, lấy ngón chân cái xủi một cái là văng lên vài con hến. Ở đây, năm nay hến lan tràn, nên tao chia ra thành ruộng hến. Để tao bảo Chi Ủy cấp cho mày một ít “manh” rồi cào bắt đem bán. Có người thầu đem lên đong cho vựa ở Bến Tre. Đó là nghề dễ ăn nhất.
- Tao nhớ hồi tụi mình học ở trại, ngày nào cũng ăn hến, hến luộc hến nấu canh bí, hến kho… Cả hến rô ti nữa!
Ba Thơ bảo:
- Tuy dễ ăn, nhưng có lúc cũng phải hi sinh nghe mậy!
- Tại sao?
- Tại vì mày phải ra ruộng, mà ruộng hến thì đâu có hầm hố gì. Phải liều mạng mới cào được. Nếu có trực thăng phải chạy. Chạy không kịp thì lên đài tử sĩ.
Tư Mô lắc đầu:
- Vậy không chơi được! Bộ giò tụi tao bây giờ hết chất nhờn rồi, chạy không kịp trực thăng đâu.
Ba Thơ tiếp:
- Còn một nghề nữa. Là nghề móc cua biển. Ở sau rừng có vô số cua biển. Đem lên Bến Tre một vốn lời năm.
- Được rồi. Một ngày bắt được chục rưỡi con cũng đủ sống.
- Nhưng lắm khi cũng đổ máu.
- Tại sao?
Ba Thơ rỉ tai tôi.
- Là vì trong rừng mình… giấu “ông kẹ, bà kẹ” cho nên du kích phải gài lựu đạn chặn các ngõ. Nếu không dân móc cua đi luồng tuông lộ bí mật hết.
Tôi sực nhớ vụ thằng Hồng bị lựu đạn nổ dưới đìa ở Tân Hào vừa rồi.
- Cái gì chớ lựu đạn gài thì tụi tao xin rút lui. Còn nghề gì nữa không?
- Còn một nghề khoẻ nhất là trồng dưa hấu. Nhưng lâu ăn.
- Hổng được. Rủi trồng rồi bỏ chạy thì cụt vốn làm sao?
- Còn nghề “đắp bùn vô cua” cũng rất khỏe.
- Nghề gì kỳ cục vậy?
- Nghe thì kỳ cục nhưng không sợ trực thăng. Tức là các tay móc cua đem về, bà Tư Cua cân hết. Tụi này lãnh rồi móc đất sét đắp lên mình từng con một. Đắp nhiều ăn nhiều, đắp ít ăn ít.
- Ăn đất à!
- Ậy! Để tao nói cho nghe. Thí dụ một giỏ cân được 50 kí lô. Giao cho mày mày cứ móc đất sét đắp lên mình từng con một. Đắp càng nhiều càng tốt. Vì có đất nhiều cua sống dai, sống dai bán cho vựa được nhiều tiền hơn cua chết. Nếu ông đắp xong cả giỏ cân được 75 kí thì bà Tư Cua sẽ trả tiền cho ông 25 kí cua tính theo giá ở đây.
- Chỉ đắp đất vậy thôi à?
- Chỉ có vậy thôi. Đắp bít cả mắt cua cho muỗi không cắn được. Mày biết không? Khắp mình con cua chỉ có cặp mắt là muỗi không cắn được, muỗi cắn mắt là nó chết.
- Tại sao dân ở đây không làm?
- Vì ít tiền hơn đi ngoéo cua.
- Thôi được mày nói với bà Tư Cua, cho hai đứa tao cái công tác đó đi!
Thế là hai nhà văn R trở thành chuyên viên đắp đất cho cua. Chúng tôi không lấy tiền mà chỉ xin được ăn cơm ngày hai bữa. Riêng anh Tư thì có thuốc hút và trà uống tì tì. Ông Tư Cua mến chúng tôi, dù hèn cũng là cán R là văn sĩ nọ kia. Còn chúng tôi thì biết phận mình chẳng ra chi nên vui lòng làm, không dám mè nheo gì cả. Coi như việc sáng tác xếp lại một bên. Nhưng mà thời cuộc biến chuyển. Trực thăng đâu có để yên cho hai gã giang hồ này toại hưởng thái bình. Cứ mỗi sáng mở mắt ra thì gặp những đoàn cán bộ lũ lượt kéo qua. Chúng tôi quen hoặc không quen cũng chận lại hỏi:
- Ê! Tình hình ở trển giờ sao ta?
- Tụi Bình Định đóng bít hết Tân Hào, Thạnh Phú Đông, Phước Long rồi.
Vậy là chỉ còn có cái lỏm Thạnh Phong ra biển nữa thôi. Chạy đi đâu? Bắc giáp Ba Tri, Nam giáp Trà Vinh. Đông giáp biển Nam Hải, Tây giáp Thạnh Phú. Không chỗ nào khả dĩ dung thân được. Mặt người nào người nấy méo xẹo. Không ai muốn nói chuyện với ai. Có khi bị hỏi, không trả lời mà còn văng tục trở lại.
Trong lúc thế sự ở dưới đất bất ổn thì từ trên trời, cái con đầm già cứ ong ong chụp loa xuống oang oang:
- Hồ Chí Minh Đã Ngủm Cù Đeo (nó thêm hai chữ “cù đeo”) và Chiêu Hồi Hoặc Tử Thần!
Đi sau những câu này là tiếng nói của các ông các bà cán bộ vừa tìm tự do xong. Ngày nào cũng có vài ông bà mới. Họ xưng tên, tuổi, chức vụ, và gốc gác rất chi tiết. Tôi không còn nhớ hết tên, nhưng có một bữa tôi giật mình vì một giọng nói rất quen. Nghe rõ tên thì đó là dượng của tôi làm Huyện Đội Phó huyện Mõ Cày. Lúc tôi về ở nhà cụ tôi, dượng có đến thăm, lưng giắt “cun” oai ra phết.
Liên tiếp chuyện không lành xảy đến. Việc đau khổ nhất giáng xuống nồi cơm chúng tôi. Số là đã bình định xong Cù Lao Minh, quân Sài Gòn chặn ngách Thạnh Phong không cho cán bộ vọt ra khỏi đó. Họ không cho đò từ Thạnh Phú trở lên đi Bến Tre, đò Cồn Chim Thạnh Phong không được đi. Như vậy bao nhiêu chuyến buôn cua bị đuổi lộn về. Và hai chàng văn sĩ cố nhiên phải thất nghiệp. Vựa cua Cồn Chim đóng cửa. Dân móc cua không còn hành nghề.
Lũ lượt dân quân cán chính từ miệt trên đổ xuống. Tôi không hiểu tại sao có lệnh cấm ngặt không cho ai xuống vùng thánh địa này mà bây giờ ngày nào cũng có hàng đàn xuống đây. Người ngợm mặt mày đông đến khiếp. Chúng tôi thấy trước một cuộc chụp dù qui mô sẽ xảy đến không xa. Đó chẳng khác nào người đóng đáy, đổ đục bắt trụm cá lóc cá trê cá rô cá kèo cá chốt tôm tép không sót thứ nào.
Muốn tránh nhưng không có đường. Một bữa tôi và Tư Mô gặp Ba Lương, Trưởng Đoàn Văn Công tỉnh đội. Anh là người hiền hậu dễ thương nhưng không có khả năng văn nghệ. Sở dĩ anh đem cả đoàn về nơi tử địa, không còn là thánh địa nữa, là vì gia đình anh ở đây. Đoàn có thể tựa vào cơ sở của gia đình anh sống ngáp ngáp chờ chụp, còn anh thì có cơ hội gần gia đình trước khi bị chụp.
Gặp chúng tôi, anh ngoẹo cổ sang một bên như gà nòi bị chém cần:
- Con Thu Ba chết rồi anh ạ!
- Chết hồi nào?
- Cách đây vài hôm.
- Tại sao?
- Bù nốc đuổi bắn chết.
Thu Ba là cô bé mười bảy tuổi, ca vọng cổ mầm non ai cũng công nhận cô bé có giọng ca giống giọng Lệ Thủy.
- Trời đất! Tội nghiệp! Bây giờ anh tính ai thay thế nó để biểu diễn?
- Biểu gì nổi mà biểu.
Ba Sơn, ông bạn vàng của tôi bị ban Tuyên Huấn Tỉnh Ủy cho nghỉ việc vì cứng đầu đã sang đoàn Văn Công của Ba Lương thủ cây đờn tranh, cùng đi với Ba Lương. Tôi hỏi.
- Bà bầu thế nào?
- Tôi gởi về Bến Tre rồi. Chị sanh chưa?
- Rồi! Gái!
Tôi và Tư Mô nhập ngang xương vào đoàn Ba Lương làm chùm gởi. Họ không mất cũng không được gì với sự có mặt của hai ông cán R. Chỉ ghép nhau chạy cho vui, rủi có bị thương thì băng bó nhau. Vậy thôi. Tình đồng chí không giúp ích gì nhau cả. Tuy vậy, Ba Lương cũng làm bộ oai, hứa sẽ dựng sân khấu phục vụ nhân dân. Tôi cũng làm ra vẻ còn tinh thần. Tôi sẽ viết cho đoàn một vở cải lương hài hước. Lúc ở chung với Tám Không tôi cũng có học lóm được vài bảng Kim Tiền, Bình Bán… Bây giờ đem ra xài.
Tôi hỏi thăm đoàn Văn Công của tỉnh vì trong đó có thằng em con dì tôi. Ba Lương bảo:
- Mười Xường xui quá!
- Chuyện gì vậy?
- Y tìm đâu được con mèo mướp.
- Có vụ chạy giàn ngoài nữa à?
- Không! Đây là mèo ăn thịt, không phải “mèo” kia. Y đem lại nhà chị Sáu ở Giồng Chùa rủ tôi làm thịt nhậu. Tôi bảo ăn thịt mèo xui lắm! Y bảo y không tin dị đoan. Hai đứa làm, xào lăn cưa hết nửa cây đế. Đã thiệt! Có chụp cũng không thèm chạy, chiều tối hai đứa chia tay. Hôm sau nghe y đạp đạn cà-nông cải tiến của du kích Phước Long.
- Cà-nông cải tiến là cà-nông gì?
- Là đầu cà-nông lép, tụi du kích đào lên gắn hột nổ mới. Cái đồ khôn nhà dại chợ. Lính lội qua lội lại dẫm nát đất mà không nổ, đến phiên mình thì lại nổ.
- Tôi ớn ba ông nội con nít lắm cha ơi! Chuyện qua rồi không nên nhắc lại làm gì cho thêm rủn chí tơ lòng. Hồi mới qua đây, tôi dắt vợ lơn tơn đâu biết lối nào, chẳng may đá sút chốt một trái, không hiểu sao nó lại câm. Nếu nó “ư” một cái là hốt xương rồi.
- Sao anh biết?
- Tôi vừa đi qua thì mấy ổng tới gỡ đem vô, nói cho tôi biết.
- Trời cứu mà! Tôi bị cà-nông xén hết một bên tóc, rốc-kết bắn cháy râu mà mình mẩy còn nguyên.
- Bây giờ tính sao cha?
- Tính gì được mà tính. Tụi mình hiện giờ đang ở trong hũ nút. Nó muốn xúc ra làm mắm, kho khô lúc nào thì tùy nó chớ lội đi đâu được?
- Tụi Bình Định trơ đó mà mình không làm gì được à?
- Làm mẹ gì. Tiểu đoàn của thằng Chín Chu còn có non nửa. Sau Mậu Thân lặn mất tăm.
Ba Lương ngó dáo dác rồi hạ giọng hỏi tôi:
- Ê, mấy cha ở trên R có nghe ngóng ngoài Bắc gần thay đổi chủ trương chưa?
- Chủ trương gì?
Ba Lương ậm ờ một chút rồi gạt ngang:
- Mà thôi, bỏ mẹ nó đi!
Bỗng đâu con đầm già tới, phóng loa chụp xuống đầu tụi tôi. Ba Lương lôi tay tôi núp vô cây mãng cầu ta còi cọc. Biết là không trốn khỏi mà vẫn né cho có lệ. Tôi biết Ba Lương cũng như tôi và bao nhiêu cán bộ khác sốt ruột muốn hòa bình. Đánh gì mà từ thắng tới huề, tới thua. Rồi bây giờ sắp thua trụm mà cũng chưa chịu thôi. Bởi vì cái tâm lý của bọn lãnh tụ là những kẻ hi sinh không phải là con cháu, dòng họ của chúng. Ruột ai nấy xót. Dân Nam Kỳ chết càng nhiều thì càng bớt đi những mũi nhọn chống đối, chúng càng ngồi yên chớ có sao đâu.
- Chịp! Tội nghiệp con Thu Ba.
Tôi nói thầm:
- Nếu nó là con Lê Duẩn, Trường Chinh thì giờ này nó đang ở bên Liên Xô, Đông Đức chớ đâu có nằm dưới đất đen để hưởng vinh quang của đảng.
Tôi hỏi lái qua một chuyện khác:
- Các chả đâu hết rồi?
- Các chả nào?
- Còn các chả nào nữa ông nội?
- Mỗi cha một hang, ai tìm cũng không ra.
- Bây giờ anh đem vùi cái đám Văn Công của anh ở xó nào?
- Hồi trước tôi thấy cái bãi biển này rộng ghê. Từ Cồn Chim ra Cồn Lớn đi một buổi. Bây giờ nháy mắt.
- Ê cha! Tới giờ này mà cha còn giữ mấy cô nường để xe khô hả. Tụi nó chụp một phát là xúc sạch hết, rồi tiếc nghe.
- Xúc thì xúc chớ tôi đâu có dám rớ tới.
- Để mọc mọng hay cống Hồ cho mấy lão FM đầu bạc? Nghe con nhỏ đánh máy về thành nạo rễ rồi hả?
- Ông biết một không biết hai. Không phải một con nhỏ đó thôi đâu. Còn vài ba đứa nữa. Tại mấy ông cán bộ “R” của ông đó.
- Ai R chớ tụi tôi có R đâu mà hô oán!
Tôi và Tư Mô trở thành đoàn viên không chứng nhận của Ba Lương. Cứ hễ sáng sớm thì vác ba lô đi xuống Cồn Lớn “phòng động” vì ở đây có rừng rậm. Nếu bị chụp thì lủi vô rừng. Ở miệt trại Cua thì rừng mắm lá thưa thớt. Hầm hố cái nào cái nấy như hang còng không bảo đảm. Ở ngoài rừng đến xế, nếu tình hình êm thì lại kéo về xóm nấu cơm. Nhà dân thì có hầm nhưng thấy cán bộ xuống nườm nượp thì sợ liên lụy nên cũng đùm túm xuống Cồn Lớn cất chòi trong rừng mà ở. Thấy rõ là họ không muốn cán bộ tới gần. Tôi gặp một gia đình ở trong một cái nhà sàn túm húm. Tôi cố lấy hết sức tuyên truyền cách mạng, nào là giải phóng, nào là Miền Bắc ấm no, nào Liên Xô thiên đàng mặt đất. Ông già ngồi nghe rất chăm chú. Bà già nấu nước mời uống. Sáng hôm sau tôi trở lại định tuyên truyền tiếp, chẳng ngờ ngôi nhà trống hoang. Gia đình dọn đi sạch không còn để lại một món gì. Rõ ràng tình cá nước vô cùng thắm thiết!
Tôi thường đi ghép với tổ âm nhạc của Ba Sơn vì y là người quen từ lâu đồng thời hai đưa cùng có vợ vừa đẻ. Bữa nào cũng mắc võng trong bụi Sơn Tra nói chuyện vợ con, trong lúc Tư Mô thì đi thọc ổ kiến vàng lấy nhộng câu cá lòng tong. Anh có kiên nhẫn ngồi chờ cá cắn câu. Triết lý của anh là giết thì giờ một cách có lợi. Thường thường bữa ăn ngon nhờ anh. Lắm khi với một vài con bù cào mỡ anh bắt được hai con cá rô.
Đi trên đất cũ, tôi tiếc thời kháng chiến chống Pháp. Hồi đó cuộc sống của cán bộ rất phấn khởi, hồn nhiên. Ai cũng sẵn lòng hi sinh cho đại cuộc. Bây giờ có cái đảng này chen vô mệt quá. Nó hoàn toàn độc tài từ Trung Ương xuống tỉnh, từ tỉnh xuống ấp. Mỗi tổ trưởng là một ông trời con, muốn giết ai cứ gán cho tội phản động và lôi ra giết.
Đồng Bằng Gai Góc Đồng Bằng Gai Góc - Xuân Vũ Đồng Bằng Gai Góc