A good book has no ending.

R.D. Cumming

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2353 / 62
Cập nhật: 2015-07-18 13:00:36 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 15
uộc tổng tấn công thị xã Bến Tre thế là kết thúc vào ngày mồng bảy năm Mậu Thân một cách anh dũng.
Thay vì cái rốn An Định đóng giữa Mõ Cày và Cầu Mống thì bây giờ đất lại thênh thang như hồi tôi mới về, tức là An Định, Bình Khánh, Phước Hiệp, Ngãi Đăng, Cẩm Sơn, Minh Đức, Tân Trung. Tôi mới nảy ra ý định đi tìm những người kháng chiến cũ. May quá tôi nhớ ra anh Cao Thái Tôn, ở ngay chợ An Định.
Cao Thái là một dòng họ lớn trong quận Mõ Cày. Có một nhân vật, hình như là Cao Thái Tốt, làm tới đại diện Chánh Phủ ở Nam Phần thời Quốc Trưởng Bảo Đại. Cao Thái Sáo học chung với tôi ở trường Mõ Cày. Không biết
bây giờ đi đâu, chắc chắn là không theo kháng chiến. May cho nó. Nếu không thì cũng như tôi.
Cao Thái Tôn làm tỉnh đoàn trưởng Thanh Niên Cứu Quốc tỉnh sau ông Mạch Văn Tư. Lúc đó phong trào Thanh Niên xẹp lắm. Trần Bạch Đằng ngồi trên cứ tống chỉ thị xuống ào ào chớ đâu có biết ở tỉnh không còn như xưa thời ông Mạch Văn Tư nữa. Một số lớn cán bộ có trình độ văn hóa, có khả năng đều lên khu hoặc xứ. Tỉnh mất đi trí thức.
Chỉ còn một mình, anh không quậy nổi. Cơ quan nghèo xơ xác. Phải về đóng ở An Định để nhờ vào tài sản của anh. Thoái trào bắt đầu từ đó và sụp hẳn.
Khi Hòa Bình lập lại anh bị tù năm năm. Có lẽ vì anh là đảng viên và là cán bộ cao cấp. Khi tôi gặp anh thì anh buồn lắm. Tụi Xã Ủy chăn bò không hiểu công lao của anh. Chúng kiểm thảo tới kiểm thảo lui nên anh nổi quạu xé lý lịch đảng vứt trước mặt chúng nó rồi ở nhà luôn.
Bí Thư Tỉnh ủy hiện giờ là cán bộ của anh thời kháng chiến. Thế nhưng hắn cũng làm lơ. Vì nếu anh Tôn còn là đảng viên thì hắn làm sao là Bí Thư Tỉnh Ủy?
Tôi gặp lại anh, anh mừng lắm. Nhưng không nhắc chuyện kháng chiến nữa. Anh làm nghề thầy thuốc để nuôi gia đình. Nền nhà của anh trơ trọi, cột kèo xếp lại chỉ còn một mái lá sơ sài. Anh bảo con gái mua hai con vịt một lúc, nấu cháo đãi tôi. Tôi biết nói gì bây giờ? Chỉ ngậm ngùi cho những người đi tiên phong lớp trước. Người kháng chiến bị tù, rồi được tự do cũng không còn muốn nhìn mặt nhau, ngay cả những “đồng chí” trước kia.
Hai Nghi về R. còn Tám Không đi xuống Miền Tây bị nghẽn đường nên trở lại. Lần này hắn ở nhà khác. Còn tôi thì ra nhà Má Bảy gần bên nhà ông Binh Biến Bình Dương.
Má Bảy không có vô hội gì hết nhưng bà có đứa con trai độc nhất tên Rô cỡ 23 tuổi, có vợ, một con trai. Hồi Đồng Khởi, Rô hăng hái xung phong lên khu và được bổ sung vào Tiểu Đoàn Khu mới thành lập. Rô có mặt trong trận Ấp Bắc và sau đó lên tiểu đội trưởng của Tiểu Đoàn Ấp Bắc. Má Bảy không lấy đó làm hãnh điện mà lại lo sợ ngày đêm. Khi tôi đến ở nhà má Bảy thì má rất mừng, nói:
- Thằng Vũ mày ở đây tụi du kích nó không dám tới bẻ xoài hái ổi. Thằng Nghi đi rồi tụi nó làm lộng, tao đâu có la được. Du kích, bí thư, cũng là con cháu của má chớ phải ai đâu lạ, nhưng họ thấy má ở một mình thì ăn hiếp.
Chiến tranh do bọn Bắc Kỳ gây ra thiệt là tàn nhẫn.Chúng nó an hướng thái bình mà nung lửa vào Miền Nam gây ra tang tóc đau thương. Đất đai tan tành không xiết kể. Có thể nói không một gốc cây nào cần nguyên, không một gia đình nào đủ. Ngày nào cũng nghe có người bị thương, chết hoặc một tai họa gì đó. Không ngày nào yên ổn.
Một bà già cô đơn sống trong một cái chòi, một miệng hầm. Nếu có chuyện gì thì ai cứu cấp? Cái hầm trước đây do Hai Nghi đắp nên. Tôi về bồi thêm một lớp nữa. Đó là đề phòng miếng cà-nông “xẹt” thôi chớ nó rớt ngay thì trời cứu. Má Bảy còn khoẻ mạnh nhưng rất chậm chạp.
Cà-nông Cầu Mống bắn lên hoặc Mõ Cày rót xuống đều tới đây cả. Ở Miền Nam bất kỳ chỗ nào cà-nông cũng đều bắn tới. Có khi nghe tiếng đề-pa, tôi kêu má mới thức dậy. Ra tới hầm thì đã nổ bốn, năm trái rồi. Như vậy thì cái hầm đối với má không có tác dụng gì hết. Nhưng khổ nỗi má lại không chịu ngủ trong hầm.
Nhiều đêm má không ngủ được, hai mẹ con tâm sự với nhau. Tôi nói về hoàn cảnh “cây một trái” (trai) như gia đình má, thì má thúc giục:
- Sao mày không kiếm vợ đi?..
Rồi má thở dài. Má nói về thằng Rô của má. Nguyên văn như sau, tới bây giờ tôi hãy còn chưa quên. Và không làm sao quên được nỗi đau khổ của má nói về Rô:
- Tao hổng hiểu súng ống mà nó ham cái nỗi gì? Nó ham bộ đội còn hơn ham vợ con nó. Nó về nhà dọn cơm nó cũng không ăn. Nó nói về ăn với tập thể. Thằng Vũ mày nghĩ coi! Bắn người ta thì người ta bắn lại chớ phải người ta không có tay hay sao? Hụt phát này thì còn phát khác. Như hốt đất mà vảy vô bụi tre làm sao hụt hoài?
Ý má nổi là ra trận không sớm thì muộn cũng chết nhưng má ngại gở mồm gở miệng cho con trai. Nhưng rồi không khỏi. Một hôm tôi đi tìm tài liệu về thì má òa lên khóc.
- Thằng Rô chết rồi!
Tôi cũng chết nửa thân người.
- Ai nói vậy má?
- Đâu ngoài xã họ cho tin.
- Không chắc đâu. Để con ra hỏi lại, má đừng buồn.
Nói vậy rồi tôi quày quả ra tìm ông Xã Ủy. Quả tình có giấy báo tử. Nhanh hơn lính ở Trường Sơn. Vốn quen lâu ngày, tôi bảo:
- Cha nội nhẹm dùm lâu lâu hãy xì ra.
- Khổ nỗi là tôi nhờ người nhắn rồi?
- Để tôi tìm cách ém.
- Cách gì? ông làm sao được thì làm. Chớ giấy tờ có đây rồi.
- Sao mới tổng tấn công mà giấy về mau vậy?
- Nó hi sinh trước Tết lâu rồi!
Tôi đứng ngẫm nghĩ một hồi thì nảy ra kế. Tôi bảo ông Xã Ủy:
- Bây giờ thế này nghe! Tôi về tôi nói với má là công văn đánh máy trật dấu. Không phải Rô mà là Rỡ, không phải xã An Định mà là xã An Bình. (Quả thật có làng An Bình giáp ranh với An Định). Vậy được không?
- Hay lắm. Nhưng sao ông có ý kiến hay vậy?
- Hồi kháng chiến ở làng tôi có một vụ động trời. Công văn đánh máy không có dấu. Vì trên quận muốn những cuộc bắt bớ xảy ra ban ngày để dân chúng khỏi sợ sệt nên dặn kỹ là có bắt ai thì chỉ bắt ban ngày nhưng vì máy không có dấu nên thành ra bat ban ngay. Rồi ở dưới xã đọc là bắt bắn ngay. Cho nên công an cứ bắt lôi ra khỏi cửa là bùm liền. Có đến cả chục vụ như vậy ở trên quận mới hay. Thì đã muộn rồi. Do đó tôi mới nảy ra vụ Rô và Rỡ, An Định và An Bình này.
Ông Xã Ủy gật đầu khen nhưng còn ngoéo lại:
- Nhưng cuối cùng rồi cũng lòi ra, bả chửi cho tắt bếp.
- Thì ông cứ đưa ông Phó Bí Thư là cháu ruột của bả ra đỡ đòn.
Trên đường trở về, tôi sửa soạn miệng mồm để nói cho tự nhiên. Hễ má hỏi gì thì trả lời làm sao. Má vặn cách nào thì tránh.né cách nào cho xuôi chèo mát mái.
Nhưng vừa về tới cửa là bị má phủ đầu ngay:
- Mày ra ngoài đó bàn toán nhẹm tin chớ gì!
- Dạ đâu có má.
- Thôi đi, tao biết mà!
Tôi thấy ngượng, đi nói dối với một bà cụ đáng tuổi mẹ mình. Nhưng nếu không tìm cách xoa dịu vết tử thương thì bà có thể điên mất.
Tôi bèn lấy lại tinh thần và nói:
- Con ra tận xã, coi công văn tận mắt má à!
- Tao không biết công gì hết. Con tao chết rồi. Tao nằm chiêm bao thấy nó mình mẩy máu dầm dề cả tháng nay rồi. Tao không dám nói ra.
- Hổng có đâu má à. Tên trùng tên. Anh chiến sĩ hi sinh là Nguyễn Văn Rỡ ở bên An Bình. Chớ không phải chú Rô.
- Bên An Bình không có ai tên Rỡ hết!
- Có má à!
- Rỡ con ai?
- Dạ con quên hỏi. Tờ báo tử không có ghi tên cha mẹ.
- Sao không có. Mấy lần xã làm truy điệu đều có đọc tên cha mẹ của liệt sĩ. Mày nói bộ tao không biết sao. Lễ xong rồi phát bằng gia đình vẻ vang mà.
Quả tình tôi quên chi tiết quan trọng đó nên ú ớ một lúc mới nói được.
- Ông Xã Ủy nói là ổng quên coi nên thơ ký nói sai. Bữa nay ổng mới coi kỹ lại.
Tôi còn đang cố đem hết lý lẽ của sự bỏ sai dấu tên tử sĩ thì bà Tám đến. Bà Tám chuyên môn đi móc gia đình cho cán bộ hoặc đi thăm con cái cho các gia đình như gia đình má Bảy. Bà rất sốt sắng. Đưa tiền xe, tiền ăn là bà đi ngay.
- Hôm trước, chị muốn tôi đi thăm thằng Rô hả?
- Còn đách gì mà thăm!
- Sao vậy?
- Chết rồi. Nó theo mấy ông nội nó nên chết rồi! – Má giận dữ rồi gục vào gốc cột khóc thảm thiết – Nó bỏ vợ bỏ con nó.
Tôi nháy bà Tám và nói.
- Không có đâu bác. Ở ngoài xã coi lầm dấu chữ.
Má đi vô mùng lục lọi một hồi rồi đi ra đưa tiền cho bà Tám:
- Chị làm ơn đi dùm tôi.
- Tôi biết bộ đội của nó ở đâu mà tìm?
- Nó ở trên Mỹ Tho. Chị lên đó mà tìm. Chớ nó đâu có cho tôi biết nó ở đâu.
Tôi hỏi:
- Chú có gởi thơ về thăm má không?
- Nó có gởi cho vợ nó. Vợ nó đem vô đọc cho tao nghe.
- Để mai tôi ra ngoải. Nhà thím ở Giồng Võ phải không má? Tôi biểu thím đưa thơ rồi tôi coi cái địa chỉ ngoài phong bì cho bà đi tìm. Chớ lên Mỹ Tho mênh mông trời đất biết bộ đội ở đâu.
Phen này thì hết mong gì bịa chuyện “trật dấu” nữa. Bà già thực tế vô cùng. Bà không tin xã ủy xã quéo gì hết.
Ba hôm sau, bà Tám đi về kể rành rọt. Bà đi vô tận Cái Bè gặp tiểu đoàn của Rô. Rô bị bom chết. Nếu bà chỉ nói vậy thôi thì má Bảy không uất ức. Đằng này bà lại kể rất tỉ mỉ:
- Đầm già tới bắn điểm. Anh em người ta chui xuống hầm bít hết rồi. Còn có một cái chừa cho nó. Nó chờ cho hai người chui trước, nó chui sau cùng, hầm chật, ngồi ở miệng hầm nửa trong nửa ngoài nên bị một miếng to bằng bàn tay phang vô hông chết liền.
Má Bảy khóc thét lên và vật vã, dậm chân, đấm ngực:
- Mày gan gì gan ác nhơn vậy Rô ơi. Phải mày chui vô trước thì mày đâu có chết. Mày ra trận mày cũng xung phong đi trước. Vì liều mạng nên bây giờ mẹ mày, con mày, vợ mày mới khổ.
Bà Tám sợ bị giận lây nên bỏ về liền. Người khổ không ít là tôi. Khổ cho tôi vì tôi cũng là con một. Khổ cho má là mẹ không gặp mặt con trước phút con lâm chung và cũng không biết mồ mả ở đâu mà thăm viếng.
Khổ tâm thật. Bữa nào dọn cơm ra má cũng chống tay ngồi sụt sùi tức tưởi một hồi mới cầm đũa. Nước mắt nhễu vô chén cơm từng giọt một. Tôi chẳng làm sao cầm được nước mắt của chính tôi. Nhiều lúc cả hai mẹ con đều không ăn cơm. Cái chén cơm trên mâm dành cho đứa con trai xấu số cũng bỏ luôn lạnh tanh lạnh ngắt. Khổ hơn nữa là cái ngày cúng tuần ba tháng cho Rô. Thím Rô ẵm thằng con trai mới biết đi lẫm đẫm vào làm giỗ cho chồng. Tay xách con vịt, tay ẵm thằng bé lội ngang xẻo nước cạn. Con vịt kêu nghe mới thảm não làm sao. Má Bảy kêu thằng bé bằng Cá Rô. Rô Cha, Rô Con, cho nên tôi không biết nó tên gì. Thằng nhỏ giống cha như đúc.
Vợ Rô mắt đỏ hoe, đứng bên bàn thờ khóc nhưng không van vái rồi quay lại bế thằng Rô Con lên. Thằng bé nào biết gì. Đó là tấm hình của ba nó chụp hồi còn ở nhà. Ba nó vừa cưới má nó xong. Hai người đứng bên nhau trước bụi chuối bên hè. Vì không có hình riêng nên phải để nguyên tấm hình như vậy mà đặt trên bàn thờ. Má Bảy không đốt đèn. Tiệm quán không có nhang trong vùng giải phóng. Má vô nằm trong mùng khóc thút thít. Bà ẵm thằng Rô Con mà nước mắt như mưa. Vợ Rô ở chơi tới chiều rồi ẵm con về.
Lúc này quân Sài Gòn chụp luôn, tôi chạy chân không bén đất. Cái thùng sắt tác phẩm chôn luôn không có moi lên nữa. Cũng không còn nghĩ tới việc viết hoặc tìm đề tài. Tẩu vi tiên. Cứ hễ sáng thì tôi đến nhà Tư Mô, Tám Không uống trà nói dóc chờ chạy chung. Nếu êm thì nhà ai nấy về cơm nước. Nhưng sau đó hầu như ngày nào cũng chạy, không hơi đâu mà đi gặp nhau. Mạnh thằng nào nấy chạy. Có lần tôi đi cách Tư Mô có năm mươi thước mà Tư Mô chạy tới còn tôi phải sụt lùi. Vì trực thăng đổ ngay trước mặt tôi. Chiều tối tôi mới về nhà. Tưởng Tư Mô bị xúc. Tư
Mô thì lại tưởng tôi bị xúc. Hai đứa lại nghe đài BBC và tiếp tục bình luận về chiến dịch Mậu Thân.
Đó là khoảng vào tháng giêng năm 1968. Còn được cái rún chợ An Định nên tụi tôi vẫn ngọ nguậy được. Nhờ nó mà “tiếp tế” từ hũ chao đến lon gạo. Quốc Gia đánh Cộng Sản quyết liệt lắm, nhưng cũng rất tài tử. Ở chỗ là lính đánh mà thương buôn nuôi. Nếu không có đò máy ra vào thì làm sao Việt Cộng có muối ăn, đừng nói chi pê-ni-ci-lin để trị thương. Chẳng khác nào một tay đánh một tay xoa.
Tôi nói ra việc này chắc có lẽ làm phiền lòng một số người nhưng đó là sự thực. Thử xét ba lô của Việt Cộng lúc bấy giờ xem: quần áo, võng, dây dù, thuốc hút, aspirine, xà bông thơm, bút bic, dầu gió, ngoài ra còn gạo, thùng dầu
ăn của dân Mỹ tặng cho nhân dân Việt Nam, thịt hộp các loại, đồng hồ, bút máy Parker, mực Parker, lưỡi cạo râu v.v… toàn là sản phẩm của thành thị.
Đó là chưa nói thẻ bọc nhựa, giấy chứng nhận, giấy đi đường gì gì… Việt Cộng đều “xin” của các ngài chức việc được cả. Trần Bạch Đằng đã chẳng khoe rằng hắn có đến năm, sáu thẻ bọc nhựa là gì. Ở gần cuối quyển này tôi sẽ nói về vụ thẻ bọc nhựa của các ông lớn Sài Gòn làm “dùm” cho Việt Cộng.
Một buổi sáng tôi nghe tiếng đầm già xuống miệt Minh Đức. Bụng hơi nghi nên tôi ra ngồi ở mé vườn ngó về phía ấy. Con đầm già bắn điểm rồi Thần Sấm tới bỏ bom. Đó là bài bản cổ điển của một trận bom. Nhưng hôm nay tôi hồi hộp lạ thường. Vào nhà nằm không yên, ra chợ đón người ở miệt Minh Đức lên để hỏi thăm.
Người ta đồn lính Cầu Mống sắp ra đóng đồn ở Cổ Cò tức là gần chặng giữa nhà tôi và nhà ngoại tôi, nên tôi càng sợ không dám đi.
Quả thật hai hôm sau thằng Đức, con Dì Năm tôi, đang công tác ở Văn Công tỉnh đến cho tôi hay tin sét đánh ngang
tai. Ngoại tôi và thằng rể dì Năm tôi bị bom chết ngay trong vườn nhà. Trời ơi! Tôi còn về làm gì nữa. Gia đình nhà cửa, dòng họ đã tan đến mức đó rồi lại còn nát ra thêm.
Tôi về đến nơi thì ngoại tôi đã nằm dưới mộ. Cậu Bảy tôi ở Sài Gòn Về. Hai cậu cháu gặp nhau, nhìn nhau. Một bữa cơm cúng ngoại tôi. Một nén nhang. Rồi đường ai nấy đi, bỏ lại sau lưng đứa em gái bạn dì hai mươi hai tuổi góa chồng một nách hai con nhỏ và đứa nhỏ trong bụng. Chồng nó xuống hầm hơi chậm nê n bị miếng bom phang ngang xương sống đứt làm đôi, còn ngoại tôi bị một miếng nhỏ xíu trúng ngay tim.
Lần cuối cùng khi tôi đi, tôi có dặn ngoại đừng có lên vườn mà bom pháo nổ không về kịp. Bữa đó ngoại tôi bưng một thúng tro lên đổ gốc mận cho kiến hôi không tới đuổi kiến vàng đi.
Tôi theo cách mạng để nhìn thấy những cảnh nát đất, nát nhà và nát cả tim. Cách mạng dần dần đối với tôi trở thành vô nghĩa và thù hận.
Một buổi sáng tôi thức dậy như thường lệ. Tôi ra bờ mương ngồi nặn kem Hynos sửa soạn khoác nước súc miệng thì có một bóng hồng lướt qua. Quái nhỉ. Ở đây sao còn sót một nàng tiên như thế này. Chẳng lẽ tôi quáng manh. Tôi đánh răng xong vào, hỏi má Bảy:
- Ai vậy má?
Má vọt miệng nói ngay:
- Cháu tao chớ ai.
- Ủa, sao lâu nay con không thấy.
- Nó học trên tỉnh chớ ở nhà đâu mà mày thấy được? Ở trển lộn xộn quá, nên tía má nó không cho trở lên nữa.
- Qua chiến dịch rồi đâu có gì lộn xộn nữa má.
- Ai chắc được. Thời này ở đâu cũng không yên. Ở thành thì mấy ông bộ đội đánh vô, còn ở ruộng thì lính đánh ra. Dân ở giữa chạy đàng nào cũng không khỏi.
Thấy má Bảy hơi nguôi buồn về cái chết của thằng Rô, nên tôi bắt chuyện:
- Ít lâu đây rồi yên hết má à. Cỡ thằng Rô Con lớn lên sẽ được đi học.
- Thôi đi mày ơi! Người ta hứa một trăm lần rồi. Không có lần nào đúng hết. Bây giờ tao nghe ai hứa tao để ngoài tai.
Hai mẹ con đang trao đổi ý kiến về cách mạng thì một ông cán bộ bước vào. Đó là ông Trần Thành, phó bí thư xã Ủy, cháu kêu má bằng cô. Còn ông Xã Ủy, kẻ hội ý cùng tôi “vụ trật dấu” thì lặn luôn không dám tới.
Thấy Trần Thành bước vô, má bỏ vào buồng. Trần Thành nói chuyện với tôi một chập rồi cất tiếng:
- Cô Bảy! Bữa nay ngoài xã làm lễ truy điệu, cháu thay mặt Xã Ủy tới mời cô ra dự.
Má làm thinh. Trần Thành tiếp:
- Bữa nay làm long trọng chớ không phải đơn sơ như mấy lần trước. Có tỉnh xuống dự. Sau đó có văn công biểu diễn.
Má vẫn không trả lời. Trần Thành bèn tỏ sự quan tâm của cách mạng đối với gia đình tử sĩ, tiếp:
- Vợ con của thằng Rô được Mặt Trận lo. Con nó sau này sẽ đi học Liên Xô Trung Quốc. Cha hi sinh con hưởng. Cô đừng buồn. Chiến dịch đánh vô thị xã vừa rồi bộ đội hi sinh đông lắm. Cả bốn năm chục chớ phải mình thằng Rô đâu. Gia đình anh Sáu có đến ba đứa hi sinh. Thiệt là oanh liệt. Tổ Quốc ghi công, còn Mặt Trận sẽ phát bằng “gia đình vẻ vang” cho cô tại buổi lễ.
Má bước ra xỉ mặt Trần Thành:
- Nó chết cũng tại mày.
- Nó yêu nước thì nó đi tôi đâu có xúi biểu gì.
- Ngày nào mày cũng tỉ tê cho nên nó mới bỏ vợ con nó đi. Bây giờ đó, mày làm mày nuôi vợ con nó.
- Tôi hứa với cô, cô ra dự lễ là cô phấn khởi liền.
- Mày làm sao thằng Rô sống dậy thì tao đi. Tụi bây khôn lắm. Con cái của bây bây giấu trong buồng còn con cái người ta thì bây xúi đi cho chết. Mày với thằng bí thư bí thiếc gì đó đều học một sách. Dân công cũng không, bộ đội cũng không. Ai chết chớ con cái bây đâu có chết mà bây lo. Còn thằng nhỏ mới biết đi đó, xúi nó đi bộ đội luôn cho mát bụng bây. Tao đã nói với bây gãy lưỡi. Là tao có một đứa con trai, để nó ở nhà làm lụng nuôi tao, đẻ con nối dòng cho dượng mày, mày nhất định đẩy cho nó vô bộ đội. Vinh quang lắm. Bây giờ mày ăn cho hết cái vinh quang đó đi. Tao không có đi dự lễ truy điệu truy điếc gì hết, đừng có mời mất công.
Trần Thành đành tiu nghỉu ra về.
Đường mới ai ơi đời mới
Tuổi thanh niên như nàng xuân đang reo cười
Nghe nhựa sống dâng trào
Đời mới ai ơi lòng ta sục sôi với tuổi hai mươi
Yêu mến vâng ý Bác Hồ
Vượt qua bao gian khổ.
Tội Lưu Hữu Phước lớn lắm vì những bài hát loại xúi giục này. Thanh niên chết ngập Trường Sơn vì bài hát này. Trần Thành về rồi má nói với tôi:
- Tụi này gian lận dữ lắm. Nó nắm chỉ thị nên khi nào sắp bắt dân công hoặc kêu thanh niên tòng quân thì chúng nó cho con cái giả đau hoặc đi “thăm ngoại thăm nội” đến hết đợt bắt mới về. Gia đình tụi nó có sứt mẻ chút nào đâu!
Rồi má quay lại chuyện nàng tiên lúc nãy:
- Con nhỏ coi được đến. Dòng họ của ông Bái Khải. Tao có bà con với bà nội nhỏ sắp này nên tụi nó cũng kêu tao bằng bà. Dòng họ này cũng đi hàng hai, một cánh ở Sài Gòn, có đứa làm tới bác sĩ, có đứa dạy học hoặc làm phạm- nhe (lâu lắm tôi mới nghe tiếng phạm-nhe (y tá) – Tây gọi là infirmier). Còn một cánh theo giải phóng mạnh lắm. Thằng thứ sáu có tới ba đứa con đi bộ đội. Kỳ trước truy điệu một lượt hai thằng. Vợ nó ngất xỉu, nhưng không tởn cho hai thằng đi tiếp. Nó choàng vải dù mang ba lô đi qua đi lại đường này hoài. Còn một thằng thứ hai cũng có con đi làm gì trên tỉnh lớn lắm!
Tôi chưa kịp nói gì thì má tiếp:
- Mấy bữa mày viết rồi đầm già tới mày bỏ quên giấy trên bàn, con nhỏ tới nó lén đọc. Hai ba lần như vậy, lần vừa rồi nó ra đây, nó không thấy mày, nó mới hỏi tao vậy chớ mày làm gì? Tao bảo nó là cán bộ giải phóng chớ còn làm gì nữa mà hỏi. Nó hỏi giải phóng mà ngành nào? Tao nói tao thấy nó viết viết tối ngày và có cả thùng giấy, chớ tao không biết nó làm gì. Trước đây có một thằng ở đâu trên R xuống định “quây phinh” thằng Út Bùi bên cạnh. Hai đứa nó bàn việc làm phinh với nhau.
- Rồi cổ nói sao, má?
- Nó nói mày làm thơ phú gì đó phải không? Tao hỏi sao nó biết? Nó nói nó có đọc tờ giấy trên bàn. Mày viết Bến Tre gì đó.
- Dạ “Bến Tre xanh mãi bóng dừa”.
- Ừa, hổng chừng đó đa! Mà thôi nói gần nói xa hổng qua nói thật. Mày chịu con nhỏ không? Hễ chịu thì tao mần mai cho. Mày ở đây lâu nay trong vùng ai cũng biết, không có mang tiếng mang tăm gì.
Tôi không thấy mặt mũi cô nàng nhưng đoán chắc cô cũng khá gái. Dù gì người ta cũng là học sinh thành phố chớ đâu có lội bùn dang nắng dầm mưa như mình. Nhưng còn dè dặt
- Ở thành khó lắm má ơi!
- Khó cái gì mà khó! Má hỏi thiệt con, con ra ngoài Bắc, con không có vợ có con gì hết phải không?
- Dạ không.
- Có dính với cô nào không?
- Dạ cũng không.
- Chắc phải không?
- Dạ con đâu có dám nói dối với má!
- Mày là con nhà tử tế. Thấy cách ăn nói đi đứng của mày tao biết mày là đứa đàng hoàng. Có mấy thằng về đây đòi hội mẹ cưới vợ. Cưới xong thì lòi cái mặt lường gạt ra.
- Bộ bà lớn ở ngoài đó đi tàu lặn vô được sao má?
- Không phải bà lớn bà nhỏ nào vô đây, mà tụi bạn của thằng đó bất ngờ nói lộ ra.
- Cái tuồng đó ở ngoài Bắc kìa mới có nhiều má ạ. Chớ trong này dù có cũng chỉ lai rai thôi.
- Ở Bắc sao có nhiều vậy?
- Dạ mấy bà phụ nữ trong mình hay gác máy bay. Thấy mấy cán ngoài Bắc vô trong này được bọn cùng phe cấp cho ghe bốn chèo, có xây lố cố theo hầu hạ, thì mê, không điều tra kỹ lưỡng, a thần phù nhào vô hốt đại. Trời bất dung gian đảng về ngoài đó đụng bà già trầu! Thôi bỏ đi má ơi, nhắc tới mấy chuyện đó nhức đầu dùm chị em ta lắm.
- Ừ vậy mày đã biết phải quấy, thì tao tin, tao làm mai cho.
- Cha mẹ con ở ngay dưới Cầu Mống kia mà, lo gì má! Con gạt ai chớ chẳng lẽ con dám gạt cả má và cha mẹ của con.
Má Bảy hỏi gặn:
- Mà mày chịu con nhỏ thiệt không?
- Dạ… phần con thì xong rồi. Chỉ sợ người ta không ưng con thôi!
- Thời buổi chiến tranh chết chóc này, con gái lớn lên là cha mẹ mong gặp mối gả liền, chẳng có ai muốn giữ trong nhà làm gì. May mà con nhỏ chạy về được chớ nếu kẹt ở trên thì đạn lạc tên bay không biết đâu mà tránh. Bởi vậy ba má nó không có cho trở lên học nữa.
- Dạ nếu cô ta đòi đi thì làm sao?
- Ông già nó nghiêm lắm, nói không là không. Mày muốn coi mặt nó cho rõ không?
- Dạ... nhưng mà làm sao, má?
- Mày biết con chị nó ở ngoài chợ không? Con nhỏ có tiệm vải ngoài chợ sát vách tiệm con sẩm lai đó.
- Ủa, chị của cô ta?
- Đó là chị Hai, nó thứ Ba. Chị nó sao thì nó như vậy. Hai đứa đứa nào cũng ngộ hết. Để bữa nào nó đi đánh lá mía, tao kêu qua đây cho mày nói chuyện. Nó ở thành, dạn dĩ chớ không có nhát như con gái vườn đâu.
Tôi có thấy chị Hai của nàng bán vải ngoài chợ. Tôi hỏi:
- Học sinh thành mà cũng chịu làm vườn nữa sao má?
- Học thì ở trường về nhà phải làm công việc giúp cha mẹ chớ!
Một bữa thấy cô nàng thấp thoáng bên bờ chuối, má gọi:
- Cháu ơi! Cháu qua đây bà mượn làm dùm chuyện này chút!
Tôi đang viết, quay lại thấy má nháy nháy và trỏ tay ý bảo vô buồng trốn. Tôi làm y theo lời. Chập sau nàng vào nhà. Má hỏi:
- Cháu có đủ người đánh lá mía không?
Nàng đứng ở góc ván trả lời chớ không ngồi.
- Dạ biết bao nhiêu mà đủ bà Bảy. Cháu làm được tới đâu hay tới đó.
- Để bà kiếm dùm cho một công, cháu chịu không?
- Ở đây đâu còn người mà bà kiếm. Người ta bị bắt dân công chưa có về.
- Cháu không sợ họ bắt à?
- Họ chê cháu ở thành không xài đâu!
Hai bà cháu nói chuyện bỗng một tờ giấy trên bàn bị gió thổi bay xuống đất. Tờ giấy cũng khôn thật, nó đáp xuống nằm trên bàn chân nàng. Nàng nhặt lên rồi vừa đi vừa xem. Đến mép bàn nàng dừng lại và mải mê đọc không trả tờ giấy lại chỗ cũ. Đọc hết tờ này, nàng định lấy tờ kia, nhưng giật mình quay lại:
- Ai viết vậy bà Bảy?
- Thằng cán bộ ở trong nhà tao chớ ai.
- Ủa, giải phóng mà cũng biết làm thơ nữa sao?
- Ai biết đâu. Tao chỉ thấy nó ngồi nó viết tối ngày. Hễ có chụp thì nó xếp lại. Chạy trở về thì viết tiếp. Cháu đọc cái gì trong đó?
- Dạ đây là bài thơ “Bến Tre xanh mãi bóng dừa”. Đoạn đầu đâu mất, chỉ có đoạn này thôi. Hay lắm bà ơi. Bà muốn nghe không, cháu đọc cho bà nghe.
- Nhưng chắc cháu đọc nghe hay không bằng nó đâu!
- Nó nào bà?
- Thì thằng đó chớ nó nào. Để chút nữa nó đi quán về, bà biểu nó đọc cho cháu nghe. Nó còn đầy thùng đạn lận chớ không phải có mấy tờ đó đâu. Ở đây chờ một chút.
Nàng ngẫm nghĩ một hồi, để tờ giấy xuống mặt bàn rồi nói:
- Thôi thôi bà Bảy ơi! để cháu đi đánh lá mía.
- Ừ đi thì đi, rồi mai qua đây tao nhờ làm công chuyện. Nãy giờ tao quên mất.
Nàng chạy vụt qua bờ mía. Tôi bước ra. Má hỏi:
- Đó mày coi rõ con nhỏ chưa?
- Dạ rõ rồi, má!
- Được không?
- Dạ con thì được rồi, không biết người ta có được không?
- Thong thả rồi tao tìm cách tao nói. Con người ta con gái, mình phải khéo. Mà mày nói phải chắc nghe!
- Chắc gì má?
- Chắc là mày chưa có vợ. Đừng có báo hại tao làm mai mắc họa đó.
- Dạ, con gốc gác ở đây, cha mẹ còn đủ. Cô con có chồng ở Ngãi Đăng. Họ ngoại con ở Cẩm Sơn, giáp ranh với xã này mà má. Con đâu có làm xấu dòng họ con được.
- Mày nói thì tao tin, nhưng phải cho chắc.
Hôm sau, cô học sinh ra đánh lá mía. Má gọi. Nàng lại sang và tôi lánh mặt trong buồng, nàng lại đọc thơ Bến Tre xanh thắm.
Lúc đó tôi không còn tâm trí nào dành cho Đồng Khởi nữa. Tôi cứ làm thơ. Tôi chen thơ tình vào trong đó. Tôi đưa bóng dáng nàng học sinh vào thơ. Rồi tôi tâm sự luôn với nàng.
Con chim bay khắp trời xanh
Hôm nay trở lại cội cành vườn xưa
Cô đơn tiếng hót trong mơ
Có ai đáp lại thành thơ với mình?
Ai quen sống chốn thị thành
Về quê có gặp bạn tình hay chăng?
Mẹ già quơ củi sau vườn
Hoa cau rụng trắng bờ mương nước đầy
Sớm trông chiều ngóng chân mây
Con đi biền biệt từ ngày chiến chinh.
Trong một thời gian dài nàng hầu như có thói quen sang nhà má Bảy để “may rủi” không thấy tôi ở nhà, gặp thơ xanh thẳm bóng dừa mà đọc. Bàn tay đạo diễn của má rất khéo léo Một hôm nàng đang đọc thì tôi bất ngờ “về tới”.
Má Bảy nói ngay:
- Cháu tao nó mới tới đó. Nó thấy giấy rớt dưới đất nên nó lượm lên dùm.
- Cảm ơn cô. Tôi đi lại quán mua trà quên giằn nên gió bay.
Nàng lựng khựng một chút rồi nói lí nhí trong miệng:
- Con đi à… bà Bảy!
- Ở, đi rồi mai mốt qua bà nhờ chuyện này.
Nhờ hoài nhưng không biết là chuyện gì. Còn tôi thì cứ làm thơ dừa xanh cả ngàn câu chớ không phải ít. Nói về giải phóng bao nhiêu thì mô tả nàng học sinh bấy nhiêu. Lần đó tôi viết hẳn một đoạn, bày tỏ ý muốn lập gia đình với nàng. Nàng vẫn sang và đọc như mọi lần.
Nlhưng bỗng nàng không sang nữa. Nàng có đi đánh lá mía nhưng má gọi thì nàng lẩn tránh. Tôi hồn vía lên mây, lại …mữa rồi. Tôi không giấu được nỗi buồn từ khi vắng bóng hồng. Má Bảy an ủi tôi:
- Con gái mới lớn lên, nó hay mắc cỡ, hoặc ba má nó rầy rà, nên nó không sang nữa. Hai lẽ đó không biết lẽ nào. Để tao dò ý tứ nó xem sao.
Cuộc tổng tấn công thị xã Bến Tre thế là kết thúc vào ngày mồng bảy năm Mậu Thân một cách anh dũng.
Thay vì cái rốn An Định đóng giữa Mõ Cày và Cầu Mống thì bây giờ đất lại thênh thang như hồi tôi mới về, tức là An Định, Bình Khánh, Phước Hiệp, Ngãi Đăng, Cẩm Sơn, Minh Đức, Tân Trung. Tôi mới nảy ra ý định đi tìm những người kháng chiến cũ. May quá tôi nhớ ra anh Cao Thái Tôn, ở ngay chợ An Định.
Cao Thái là một dòng họ lớn trong quận Mõ Cày. Có một nhân vật, hình như là Cao Thái Tốt, làm tới đại diện Chánh Phủ ở Nam Phần thời Quốc Trưởng Bảo Đại. Cao Thái Sáo học chung với tôi ở trường Mõ Cày. Không biết
bây giờ đi đâu, chắc chắn là không theo kháng chiến. May cho nó. Nếu không thì cũng như tôi.
Cao Thái Tôn làm tỉnh đoàn trưởng Thanh Niên Cứu Quốc tỉnh sau ông Mạch Văn Tư. Lúc đó phong trào Thanh Niên xẹp lắm. Trần Bạch Đằng ngồi trên cứ tống chỉ thị xuống ào ào chớ đâu có biết ở tỉnh không còn như xưa thời ông Mạch Văn Tư nữa. Một số lớn cán bộ có trình độ văn hóa, có khả năng đều lên khu hoặc xứ. Tỉnh mất đi trí thức.
Chỉ còn một mình, anh không quậy nổi. Cơ quan nghèo xơ xác. Phải về đóng ở An Định để nhờ vào tài sản của anh. Thoái trào bắt đầu từ đó và sụp hẳn.
Khi Hòa Bình lập lại anh bị tù năm năm. Có lẽ vì anh là đảng viên và là cán bộ cao cấp. Khi tôi gặp anh thì anh buồn lắm. Tụi Xã Ủy chăn bò không hiểu công lao của anh. Chúng kiểm thảo tới kiểm thảo lui nên anh nổi quạu xé lý lịch đảng vứt trước mặt chúng nó rồi ở nhà luôn.
Bí Thư Tỉnh ủy hiện giờ là cán bộ của anh thời kháng chiến. Thế nhưng hắn cũng làm lơ. Vì nếu anh Tôn còn là đảng viên thì hắn làm sao là Bí Thư Tỉnh Ủy?
Tôi gặp lại anh, anh mừng lắm. Nhưng không nhắc chuyện kháng chiến nữa. Anh làm nghề thầy thuốc để nuôi gia đình. Nền nhà của anh trơ trọi, cột kèo xếp lại chỉ còn một mái lá sơ sài. Anh bảo con gái mua hai con vịt một lúc, nấu cháo đãi tôi. Tôi biết nói gì bây giờ? Chỉ ngậm ngùi cho những người đi tiên phong lớp trước. Người kháng chiến bị tù, rồi được tự do cũng không còn muốn nhìn mặt nhau, ngay cả những “đồng chí” trước kia.
Hai Nghi về R. còn Tám Không đi xuống Miền Tây bị nghẽn đường nên trở lại. Lần này hắn ở nhà khác. Còn tôi thì ra nhà Má Bảy gần bên nhà ông Binh Biến Bình Dương.
Má Bảy không có vô hội gì hết nhưng bà có đứa con trai độc nhất tên Rô cỡ 23 tuổi, có vợ, một con trai. Hồi Đồng Khởi, Rô hăng hái xung phong lên khu và được bổ sung vào Tiểu Đoàn Khu mới thành lập. Rô có mặt trong trận Ấp Bắc và sau đó lên tiểu đội trưởng của Tiểu Đoàn Ấp Bắc. Má Bảy không lấy đó làm hãnh điện mà lại lo sợ ngày đêm. Khi tôi đến ở nhà má Bảy thì má rất mừng, nói:
- Thằng Vũ mày ở đây tụi du kích nó không dám tới bẻ xoài hái ổi. Thằng Nghi đi rồi tụi nó làm lộng, tao đâu có la được. Du kích, bí thư, cũng là con cháu của má chớ phải ai đâu lạ, nhưng họ thấy má ở một mình thì ăn hiếp.
Chiến tranh do bọn Bắc Kỳ gây ra thiệt là tàn nhẫn.Chúng nó an hướng thái bình mà nung lửa vào Miền Nam gây ra tang tóc đau thương. Đất đai tan tành không xiết kể. Có thể nói không một gốc cây nào cần nguyên, không một gia đình nào đủ. Ngày nào cũng nghe có người bị thương, chết hoặc một tai họa gì đó. Không ngày nào yên ổn.
Một bà già cô đơn sống trong một cái chòi, một miệng hầm. Nếu có chuyện gì thì ai cứu cấp? Cái hầm trước đây do Hai Nghi đắp nên. Tôi về bồi thêm một lớp nữa. Đó là đề phòng miếng cà-nông “xẹt” thôi chớ nó rớt ngay thì trời cứu. Má Bảy còn khoẻ mạnh nhưng rất chậm chạp.
Cà-nông Cầu Mống bắn lên hoặc Mõ Cày rót xuống đều tới đây cả. Ở Miền Nam bất kỳ chỗ nào cà-nông cũng đều bắn tới. Có khi nghe tiếng đề-pa, tôi kêu má mới thức dậy. Ra tới hầm thì đã nổ bốn, năm trái rồi. Như vậy thì cái hầm đối với má không có tác dụng gì hết. Nhưng khổ nỗi má lại không chịu ngủ trong hầm.
Nhiều đêm má không ngủ được, hai mẹ con tâm sự với nhau. Tôi nói về hoàn cảnh “cây một trái” (trai) như gia đình má, thì má thúc giục:
- Sao mày không kiếm vợ đi?..
Rồi má thở dài. Má nói về thằng Rô của má. Nguyên văn như sau, tới bây giờ tôi hãy còn chưa quên. Và không làm sao quên được nỗi đau khổ của má nói về Rô:
- Tao hổng hiểu súng ống mà nó ham cái nỗi gì? Nó ham bộ đội còn hơn ham vợ con nó. Nó về nhà dọn cơm nó cũng không ăn. Nó nói về ăn với tập thể. Thằng Vũ mày nghĩ coi! Bắn người ta thì người ta bắn lại chớ phải người ta không có tay hay sao? Hụt phát này thì còn phát khác. Như hốt đất mà vảy vô bụi tre làm sao hụt hoài?
Ý má nổi là ra trận không sớm thì muộn cũng chết nhưng má ngại gở mồm gở miệng cho con trai. Nhưng rồi không khỏi. Một hôm tôi đi tìm tài liệu về thì má òa lên khóc.
- Thằng Rô chết rồi!
Tôi cũng chết nửa thân người.
- Ai nói vậy má?
- Đâu ngoài xã họ cho tin.
- Không chắc đâu. Để con ra hỏi lại, má đừng buồn.
Nói vậy rồi tôi quày quả ra tìm ông Xã Ủy. Quả tình có giấy báo tử. Nhanh hơn lính ở Trường Sơn. Vốn quen lâu ngày, tôi bảo:
- Cha nội nhẹm dùm lâu lâu hãy xì ra.
- Khổ nỗi là tôi nhờ người nhắn rồi?
- Để tôi tìm cách ém.
- Cách gì? ông làm sao được thì làm. Chớ giấy tờ có đây rồi.
- Sao mới tổng tấn công mà giấy về mau vậy?
- Nó hi sinh trước Tết lâu rồi!
Tôi đứng ngẫm nghĩ một hồi thì nảy ra kế. Tôi bảo ông Xã Ủy:
- Bây giờ thế này nghe! Tôi về tôi nói với má là công văn đánh máy trật dấu. Không phải Rô mà là Rỡ, không phải xã An Định mà là xã An Bình. (Quả thật có làng An Bình giáp ranh với An Định). Vậy được không?
- Hay lắm. Nhưng sao ông có ý kiến hay vậy?
- Hồi kháng chiến ở làng tôi có một vụ động trời. Công văn đánh máy không có dấu. Vì trên quận muốn những cuộc bắt bớ xảy ra ban ngày để dân chúng khỏi sợ sệt nên dặn kỹ là có bắt ai thì chỉ bắt ban ngày nhưng vì máy không có dấu nên thành ra bat ban ngay. Rồi ở dưới xã đọc là bắt bắn ngay. Cho nên công an cứ bắt lôi ra khỏi cửa là bùm liền. Có đến cả chục vụ như vậy ở trên quận mới hay. Thì đã muộn rồi. Do đó tôi mới nảy ra vụ Rô và Rỡ, An Định và An Bình này.
Ông Xã Ủy gật đầu khen nhưng còn ngoéo lại:
- Nhưng cuối cùng rồi cũng lòi ra, bả chửi cho tắt bếp.
- Thì ông cứ đưa ông Phó Bí Thư là cháu ruột của bả ra đỡ đòn.
Trên đường trở về, tôi sửa soạn miệng mồm để nói cho tự nhiên. Hễ má hỏi gì thì trả lời làm sao. Má vặn cách nào thì tránh.né cách nào cho xuôi chèo mát mái.
Nhưng vừa về tới cửa là bị má phủ đầu ngay:
- Mày ra ngoài đó bàn toán nhẹm tin chớ gì!
- Dạ đâu có má.
- Thôi đi, tao biết mà!
Tôi thấy ngượng, đi nói dối với một bà cụ đáng tuổi mẹ mình. Nhưng nếu không tìm cách xoa dịu vết tử thương thì bà có thể điên mất.
Tôi bèn lấy lại tinh thần và nói:
- Con ra tận xã, coi công văn tận mắt má à!
- Tao không biết công gì hết. Con tao chết rồi. Tao nằm chiêm bao thấy nó mình mẩy máu dầm dề cả tháng nay rồi. Tao không dám nói ra.
- Hổng có đâu má à. Tên trùng tên. Anh chiến sĩ hi sinh là Nguyễn Văn Rỡ ở bên An Bình. Chớ không phải chú Rô.
- Bên An Bình không có ai tên Rỡ hết!
- Có má à!
- Rỡ con ai?
- Dạ con quên hỏi. Tờ báo tử không có ghi tên cha mẹ.
- Sao không có. Mấy lần xã làm truy điệu đều có đọc tên cha mẹ của liệt sĩ. Mày nói bộ tao không biết sao. Lễ xong rồi phát bằng gia đình vẻ vang mà.
Quả tình tôi quên chi tiết quan trọng đó nên ú ớ một lúc mới nói được.
- Ông Xã Ủy nói là ổng quên coi nên thơ ký nói sai. Bữa nay ổng mới coi kỹ lại.
Tôi còn đang cố đem hết lý lẽ của sự bỏ sai dấu tên tử sĩ thì bà Tám đến. Bà Tám chuyên môn đi móc gia đình cho cán bộ hoặc đi thăm con cái cho các gia đình như gia đình má Bảy. Bà rất sốt sắng. Đưa tiền xe, tiền ăn là bà đi ngay.
- Hôm trước, chị muốn tôi đi thăm thằng Rô hả?
- Còn đách gì mà thăm!
- Sao vậy?
- Chết rồi. Nó theo mấy ông nội nó nên chết rồi! – Má giận dữ rồi gục vào gốc cột khóc thảm thiết – Nó bỏ vợ bỏ con nó.
Tôi nháy bà Tám và nói.
- Không có đâu bác. Ở ngoài xã coi lầm dấu chữ.
Má đi vô mùng lục lọi một hồi rồi đi ra đưa tiền cho bà Tám:
- Chị làm ơn đi dùm tôi.
- Tôi biết bộ đội của nó ở đâu mà tìm?
- Nó ở trên Mỹ Tho. Chị lên đó mà tìm. Chớ nó đâu có cho tôi biết nó ở đâu.
Tôi hỏi:
- Chú có gởi thơ về thăm má không?
- Nó có gởi cho vợ nó. Vợ nó đem vô đọc cho tao nghe.
- Để mai tôi ra ngoải. Nhà thím ở Giồng Võ phải không má? Tôi biểu thím đưa thơ rồi tôi coi cái địa chỉ ngoài phong bì cho bà đi tìm. Chớ lên Mỹ Tho mênh mông trời đất biết bộ đội ở đâu.
Phen này thì hết mong gì bịa chuyện “trật dấu” nữa. Bà già thực tế vô cùng. Bà không tin xã ủy xã quéo gì hết.
Ba hôm sau, bà Tám đi về kể rành rọt. Bà đi vô tận Cái Bè gặp tiểu đoàn của Rô. Rô bị bom chết. Nếu bà chỉ nói vậy thôi thì má Bảy không uất ức. Đằng này bà lại kể rất tỉ mỉ:
- Đầm già tới bắn điểm. Anh em người ta chui xuống hầm bít hết rồi. Còn có một cái chừa cho nó. Nó chờ cho hai người chui trước, nó chui sau cùng, hầm chật, ngồi ở miệng hầm nửa trong nửa ngoài nên bị một miếng to bằng bàn tay phang vô hông chết liền.
Má Bảy khóc thét lên và vật vã, dậm chân, đấm ngực:
- Mày gan gì gan ác nhơn vậy Rô ơi. Phải mày chui vô trước thì mày đâu có chết. Mày ra trận mày cũng xung phong đi trước. Vì liều mạng nên bây giờ mẹ mày, con mày, vợ mày mới khổ.
Bà Tám sợ bị giận lây nên bỏ về liền. Người khổ không ít là tôi. Khổ cho tôi vì tôi cũng là con một. Khổ cho má là mẹ không gặp mặt con trước phút con lâm chung và cũng không biết mồ mả ở đâu mà thăm viếng.
Khổ tâm thật. Bữa nào dọn cơm ra má cũng chống tay ngồi sụt sùi tức tưởi một hồi mới cầm đũa. Nước mắt nhễu vô chén cơm từng giọt một. Tôi chẳng làm sao cầm được nước mắt của chính tôi. Nhiều lúc cả hai mẹ con đều không ăn cơm. Cái chén cơm trên mâm dành cho đứa con trai xấu số cũng bỏ luôn lạnh tanh lạnh ngắt. Khổ hơn nữa là cái ngày cúng tuần ba tháng cho Rô. Thím Rô ẵm thằng con trai mới biết đi lẫm đẫm vào làm giỗ cho chồng. Tay xách con vịt, tay ẵm thằng bé lội ngang xẻo nước cạn. Con vịt kêu nghe mới thảm não làm sao. Má Bảy kêu thằng bé bằng Cá Rô. Rô Cha, Rô Con, cho nên tôi không biết nó tên gì. Thằng nhỏ giống cha như đúc.
Vợ Rô mắt đỏ hoe, đứng bên bàn thờ khóc nhưng không van vái rồi quay lại bế thằng Rô Con lên. Thằng bé nào biết gì. Đó là tấm hình của ba nó chụp hồi còn ở nhà. Ba nó vừa cưới má nó xong. Hai người đứng bên nhau trước bụi chuối bên hè. Vì không có hình riêng nên phải để nguyên tấm hình như vậy mà đặt trên bàn thờ. Má Bảy không đốt đèn. Tiệm quán không có nhang trong vùng giải phóng. Má vô nằm trong mùng khóc thút thít. Bà ẵm thằng Rô Con mà nước mắt như mưa. Vợ Rô ở chơi tới chiều rồi ẵm con về.
Lúc này quân Sài Gòn chụp luôn, tôi chạy chân không bén đất. Cái thùng sắt tác phẩm chôn luôn không có moi lên nữa. Cũng không còn nghĩ tới việc viết hoặc tìm đề tài. Tẩu vi tiên. Cứ hễ sáng thì tôi đến nhà Tư Mô, Tám Không uống trà nói dóc chờ chạy chung. Nếu êm thì nhà ai nấy về cơm nước. Nhưng sau đó hầu như ngày nào cũng chạy, không hơi đâu mà đi gặp nhau. Mạnh thằng nào nấy chạy. Có lần tôi đi cách Tư Mô có năm mươi thước mà Tư Mô chạy tới còn tôi phải sụt lùi. Vì trực thăng đổ ngay trước mặt tôi. Chiều tối tôi mới về nhà. Tưởng Tư Mô bị xúc. Tư
Mô thì lại tưởng tôi bị xúc. Hai đứa lại nghe đài BBC và tiếp tục bình luận về chiến dịch Mậu Thân.
Đó là khoảng vào tháng giêng năm 1968. Còn được cái rún chợ An Định nên tụi tôi vẫn ngọ nguậy được. Nhờ nó mà “tiếp tế” từ hũ chao đến lon gạo. Quốc Gia đánh Cộng Sản quyết liệt lắm, nhưng cũng rất tài tử. Ở chỗ là lính đánh mà thương buôn nuôi. Nếu không có đò máy ra vào thì làm sao Việt Cộng có muối ăn, đừng nói chi pê-ni-ci-lin để trị thương. Chẳng khác nào một tay đánh một tay xoa.
Tôi nói ra việc này chắc có lẽ làm phiền lòng một số người nhưng đó là sự thực. Thử xét ba lô của Việt Cộng lúc bấy giờ xem: quần áo, võng, dây dù, thuốc hút, aspirine, xà bông thơm, bút bic, dầu gió, ngoài ra còn gạo, thùng dầu
ăn của dân Mỹ tặng cho nhân dân Việt Nam, thịt hộp các loại, đồng hồ, bút máy Parker, mực Parker, lưỡi cạo râu v.v… toàn là sản phẩm của thành thị.
Đó là chưa nói thẻ bọc nhựa, giấy chứng nhận, giấy đi đường gì gì… Việt Cộng đều “xin” của các ngài chức việc được cả. Trần Bạch Đằng đã chẳng khoe rằng hắn có đến năm, sáu thẻ bọc nhựa là gì. Ở gần cuối quyển này tôi sẽ nói về vụ thẻ bọc nhựa của các ông lớn Sài Gòn làm “dùm” cho Việt Cộng.
Một buổi sáng tôi nghe tiếng đầm già xuống miệt Minh Đức. Bụng hơi nghi nên tôi ra ngồi ở mé vườn ngó về phía ấy. Con đầm già bắn điểm rồi Thần Sấm tới bỏ bom. Đó là bài bản cổ điển của một trận bom. Nhưng hôm nay tôi hồi hộp lạ thường. Vào nhà nằm không yên, ra chợ đón người ở miệt Minh Đức lên để hỏi thăm.
Người ta đồn lính Cầu Mống sắp ra đóng đồn ở Cổ Cò tức là gần chặng giữa nhà tôi và nhà ngoại tôi, nên tôi càng sợ không dám đi.
Quả thật hai hôm sau thằng Đức, con Dì Năm tôi, đang công tác ở Văn Công tỉnh đến cho tôi hay tin sét đánh ngang
tai. Ngoại tôi và thằng rể dì Năm tôi bị bom chết ngay trong vườn nhà. Trời ơi! Tôi còn về làm gì nữa. Gia đình nhà cửa, dòng họ đã tan đến mức đó rồi lại còn nát ra thêm.
Tôi về đến nơi thì ngoại tôi đã nằm dưới mộ. Cậu Bảy tôi ở Sài Gòn Về. Hai cậu cháu gặp nhau, nhìn nhau. Một bữa cơm cúng ngoại tôi. Một nén nhang. Rồi đường ai nấy đi, bỏ lại sau lưng đứa em gái bạn dì hai mươi hai tuổi góa chồng một nách hai con nhỏ và đứa nhỏ trong bụng. Chồng nó xuống hầm hơi chậm nê n bị miếng bom phang ngang xương sống đứt làm đôi, còn ngoại tôi bị một miếng nhỏ xíu trúng ngay tim.
Lần cuối cùng khi tôi đi, tôi có dặn ngoại đừng có lên vườn mà bom pháo nổ không về kịp. Bữa đó ngoại tôi bưng một thúng tro lên đổ gốc mận cho kiến hôi không tới đuổi kiến vàng đi.
Tôi theo cách mạng để nhìn thấy những cảnh nát đất, nát nhà và nát cả tim. Cách mạng dần dần đối với tôi trở thành vô nghĩa và thù hận.
Một buổi sáng tôi thức dậy như thường lệ. Tôi ra bờ mương ngồi nặn kem Hynos sửa soạn khoác nước súc miệng thì có một bóng hồng lướt qua. Quái nhỉ. Ở đây sao còn sót một nàng tiên như thế này. Chẳng lẽ tôi quáng manh. Tôi đánh răng xong vào, hỏi má Bảy:
- Ai vậy má?
Má vọt miệng nói ngay:
- Cháu tao chớ ai.
- Ủa, sao lâu nay con không thấy.
- Nó học trên tỉnh chớ ở nhà đâu mà mày thấy được? Ở trển lộn xộn quá, nên tía má nó không cho trở lên nữa.
- Qua chiến dịch rồi đâu có gì lộn xộn nữa má.
- Ai chắc được. Thời này ở đâu cũng không yên. Ở thành thì mấy ông bộ đội đánh vô, còn ở ruộng thì lính đánh ra. Dân ở giữa chạy đàng nào cũng không khỏi.
Thấy má Bảy hơi nguôi buồn về cái chết của thằng Rô, nên tôi bắt chuyện:
- Ít lâu đây rồi yên hết má à. Cỡ thằng Rô Con lớn lên sẽ được đi học.
- Thôi đi mày ơi! Người ta hứa một trăm lần rồi. Không có lần nào đúng hết. Bây giờ tao nghe ai hứa tao để ngoài tai.
Hai mẹ con đang trao đổi ý kiến về cách mạng thì một ông cán bộ bước vào. Đó là ông Trần Thành, phó bí thư xã Ủy, cháu kêu má bằng cô. Còn ông Xã Ủy, kẻ hội ý cùng tôi “vụ trật dấu” thì lặn luôn không dám tới.
Thấy Trần Thành bước vô, má bỏ vào buồng. Trần Thành nói chuyện với tôi một chập rồi cất tiếng:
- Cô Bảy! Bữa nay ngoài xã làm lễ truy điệu, cháu thay mặt Xã Ủy tới mời cô ra dự.
Má làm thinh. Trần Thành tiếp:
- Bữa nay làm long trọng chớ không phải đơn sơ như mấy lần trước. Có tỉnh xuống dự. Sau đó có văn công biểu diễn.
Má vẫn không trả lời. Trần Thành bèn tỏ sự quan tâm của cách mạng đối với gia đình tử sĩ, tiếp:
- Vợ con của thằng Rô được Mặt Trận lo. Con nó sau này sẽ đi học Liên Xô Trung Quốc. Cha hi sinh con hưởng. Cô đừng buồn. Chiến dịch đánh vô thị xã vừa rồi bộ đội hi sinh đông lắm. Cả bốn năm chục chớ phải mình thằng Rô đâu. Gia đình anh Sáu có đến ba đứa hi sinh. Thiệt là oanh liệt. Tổ Quốc ghi công, còn Mặt Trận sẽ phát bằng “gia đình vẻ vang” cho cô tại buổi lễ.
Má bước ra xỉ mặt Trần Thành:
- Nó chết cũng tại mày.
- Nó yêu nước thì nó đi tôi đâu có xúi biểu gì.
- Ngày nào mày cũng tỉ tê cho nên nó mới bỏ vợ con nó đi. Bây giờ đó, mày làm mày nuôi vợ con nó.
- Tôi hứa với cô, cô ra dự lễ là cô phấn khởi liền.
- Mày làm sao thằng Rô sống dậy thì tao đi. Tụi bây khôn lắm. Con cái của bây bây giấu trong buồng còn con cái người ta thì bây xúi đi cho chết. Mày với thằng bí thư bí thiếc gì đó đều học một sách. Dân công cũng không, bộ đội cũng không. Ai chết chớ con cái bây đâu có chết mà bây lo. Còn thằng nhỏ mới biết đi đó, xúi nó đi bộ đội luôn cho mát bụng bây. Tao đã nói với bây gãy lưỡi. Là tao có một đứa con trai, để nó ở nhà làm lụng nuôi tao, đẻ con nối dòng cho dượng mày, mày nhất định đẩy cho nó vô bộ đội. Vinh quang lắm. Bây giờ mày ăn cho hết cái vinh quang đó đi. Tao không có đi dự lễ truy điệu truy điếc gì hết, đừng có mời mất công.
Trần Thành đành tiu nghỉu ra về.
Đường mới ai ơi đời mới
Tuổi thanh niên như nàng xuân đang reo cười
Nghe nhựa sống dâng trào
Đời mới ai ơi lòng ta sục sôi với tuổi hai mươi
Yêu mến vâng ý Bác Hồ
Vượt qua bao gian khổ.
Tội Lưu Hữu Phước lớn lắm vì những bài hát loại xúi giục này. Thanh niên chết ngập Trường Sơn vì bài hát này. Trần Thành về rồi má nói với tôi:
- Tụi này gian lận dữ lắm. Nó nắm chỉ thị nên khi nào sắp bắt dân công hoặc kêu thanh niên tòng quân thì chúng nó cho con cái giả đau hoặc đi “thăm ngoại thăm nội” đến hết đợt bắt mới về. Gia đình tụi nó có sứt mẻ chút nào đâu!
Rồi má quay lại chuyện nàng tiên lúc nãy:
- Con nhỏ coi được đến. Dòng họ của ông Bái Khải. Tao có bà con với bà nội nhỏ sắp này nên tụi nó cũng kêu tao bằng bà. Dòng họ này cũng đi hàng hai, một cánh ở Sài Gòn, có đứa làm tới bác sĩ, có đứa dạy học hoặc làm phạm- nhe (lâu lắm tôi mới nghe tiếng phạm-nhe (y tá) – Tây gọi là infirmier). Còn một cánh theo giải phóng mạnh lắm. Thằng thứ sáu có tới ba đứa con đi bộ đội. Kỳ trước truy điệu một lượt hai thằng. Vợ nó ngất xỉu, nhưng không tởn cho hai thằng đi tiếp. Nó choàng vải dù mang ba lô đi qua đi lại đường này hoài. Còn một thằng thứ hai cũng có con đi làm gì trên tỉnh lớn lắm!
Tôi chưa kịp nói gì thì má tiếp:
- Mấy bữa mày viết rồi đầm già tới mày bỏ quên giấy trên bàn, con nhỏ tới nó lén đọc. Hai ba lần như vậy, lần vừa rồi nó ra đây, nó không thấy mày, nó mới hỏi tao vậy chớ mày làm gì? Tao bảo nó là cán bộ giải phóng chớ còn làm gì nữa mà hỏi. Nó hỏi giải phóng mà ngành nào? Tao nói tao thấy nó viết viết tối ngày và có cả thùng giấy, chớ tao không biết nó làm gì. Trước đây có một thằng ở đâu trên R xuống định “quây phinh” thằng Út Bùi bên cạnh. Hai đứa nó bàn việc làm phinh với nhau.
- Rồi cổ nói sao, má?
- Nó nói mày làm thơ phú gì đó phải không? Tao hỏi sao nó biết? Nó nói nó có đọc tờ giấy trên bàn. Mày viết Bến Tre gì đó.
- Dạ “Bến Tre xanh mãi bóng dừa”.
- Ừa, hổng chừng đó đa! Mà thôi nói gần nói xa hổng qua nói thật. Mày chịu con nhỏ không? Hễ chịu thì tao mần mai cho. Mày ở đây lâu nay trong vùng ai cũng biết, không có mang tiếng mang tăm gì.
Tôi không thấy mặt mũi cô nàng nhưng đoán chắc cô cũng khá gái. Dù gì người ta cũng là học sinh thành phố chớ đâu có lội bùn dang nắng dầm mưa như mình. Nhưng còn dè dặt
- Ở thành khó lắm má ơi!
- Khó cái gì mà khó! Má hỏi thiệt con, con ra ngoài Bắc, con không có vợ có con gì hết phải không?
- Dạ không.
- Có dính với cô nào không?
- Dạ cũng không.
- Chắc phải không?
- Dạ con đâu có dám nói dối với má!
- Mày là con nhà tử tế. Thấy cách ăn nói đi đứng của mày tao biết mày là đứa đàng hoàng. Có mấy thằng về đây đòi hội mẹ cưới vợ. Cưới xong thì lòi cái mặt lường gạt ra.
- Bộ bà lớn ở ngoài đó đi tàu lặn vô được sao má?
- Không phải bà lớn bà nhỏ nào vô đây, mà tụi bạn của thằng đó bất ngờ nói lộ ra.
- Cái tuồng đó ở ngoài Bắc kìa mới có nhiều má ạ. Chớ trong này dù có cũng chỉ lai rai thôi.
- Ở Bắc sao có nhiều vậy?
- Dạ mấy bà phụ nữ trong mình hay gác máy bay. Thấy mấy cán ngoài Bắc vô trong này được bọn cùng phe cấp cho ghe bốn chèo, có xây lố cố theo hầu hạ, thì mê, không điều tra kỹ lưỡng, a thần phù nhào vô hốt đại. Trời bất dung gian đảng về ngoài đó đụng bà già trầu! Thôi bỏ đi má ơi, nhắc tới mấy chuyện đó nhức đầu dùm chị em ta lắm.
- Ừ vậy mày đã biết phải quấy, thì tao tin, tao làm mai cho.
- Cha mẹ con ở ngay dưới Cầu Mống kia mà, lo gì má! Con gạt ai chớ chẳng lẽ con dám gạt cả má và cha mẹ của con.
Má Bảy hỏi gặn:
- Mà mày chịu con nhỏ thiệt không?
- Dạ… phần con thì xong rồi. Chỉ sợ người ta không ưng con thôi!
- Thời buổi chiến tranh chết chóc này, con gái lớn lên là cha mẹ mong gặp mối gả liền, chẳng có ai muốn giữ trong nhà làm gì. May mà con nhỏ chạy về được chớ nếu kẹt ở trên thì đạn lạc tên bay không biết đâu mà tránh. Bởi vậy ba má nó không có cho trở lên học nữa.
- Dạ nếu cô ta đòi đi thì làm sao?
- Ông già nó nghiêm lắm, nói không là không. Mày muốn coi mặt nó cho rõ không?
- Dạ... nhưng mà làm sao, má?
- Mày biết con chị nó ở ngoài chợ không? Con nhỏ có tiệm vải ngoài chợ sát vách tiệm con sẩm lai đó.
- Ủa, chị của cô ta?
- Đó là chị Hai, nó thứ Ba. Chị nó sao thì nó như vậy. Hai đứa đứa nào cũng ngộ hết. Để bữa nào nó đi đánh lá mía, tao kêu qua đây cho mày nói chuyện. Nó ở thành, dạn dĩ chớ không có nhát như con gái vườn đâu.
Tôi có thấy chị Hai của nàng bán vải ngoài chợ. Tôi hỏi:
- Học sinh thành mà cũng chịu làm vườn nữa sao má?
- Học thì ở trường về nhà phải làm công việc giúp cha mẹ chớ!
Một bữa thấy cô nàng thấp thoáng bên bờ chuối, má gọi:
- Cháu ơi! Cháu qua đây bà mượn làm dùm chuyện này chút!
Tôi đang viết, quay lại thấy má nháy nháy và trỏ tay ý bảo vô buồng trốn. Tôi làm y theo lời. Chập sau nàng vào nhà. Má hỏi:
- Cháu có đủ người đánh lá mía không?
Nàng đứng ở góc ván trả lời chớ không ngồi.
- Dạ biết bao nhiêu mà đủ bà Bảy. Cháu làm được tới đâu hay tới đó.
- Để bà kiếm dùm cho một công, cháu chịu không?
- Ở đây đâu còn người mà bà kiếm. Người ta bị bắt dân công chưa có về.
- Cháu không sợ họ bắt à?
- Họ chê cháu ở thành không xài đâu!
Hai bà cháu nói chuyện bỗng một tờ giấy trên bàn bị gió thổi bay xuống đất. Tờ giấy cũng khôn thật, nó đáp xuống nằm trên bàn chân nàng. Nàng nhặt lên rồi vừa đi vừa xem. Đến mép bàn nàng dừng lại và mải mê đọc không trả tờ giấy lại chỗ cũ. Đọc hết tờ này, nàng định lấy tờ kia, nhưng giật mình quay lại:
- Ai viết vậy bà Bảy?
- Thằng cán bộ ở trong nhà tao chớ ai.
- Ủa, giải phóng mà cũng biết làm thơ nữa sao?
- Ai biết đâu. Tao chỉ thấy nó ngồi nó viết tối ngày. Hễ có chụp thì nó xếp lại. Chạy trở về thì viết tiếp. Cháu đọc cái gì trong đó?
- Dạ đây là bài thơ “Bến Tre xanh mãi bóng dừa”. Đoạn đầu đâu mất, chỉ có đoạn này thôi. Hay lắm bà ơi. Bà muốn nghe không, cháu đọc cho bà nghe.
- Nhưng chắc cháu đọc nghe hay không bằng nó đâu!
- Nó nào bà?
- Thì thằng đó chớ nó nào. Để chút nữa nó đi quán về, bà biểu nó đọc cho cháu nghe. Nó còn đầy thùng đạn lận chớ không phải có mấy tờ đó đâu. Ở đây chờ một chút.
Nàng ngẫm nghĩ một hồi, để tờ giấy xuống mặt bàn rồi nói:
- Thôi thôi bà Bảy ơi! để cháu đi đánh lá mía.
- Ừ đi thì đi, rồi mai qua đây tao nhờ làm công chuyện. Nãy giờ tao quên mất.
Nàng chạy vụt qua bờ mía. Tôi bước ra. Má hỏi:
- Đó mày coi rõ con nhỏ chưa?
- Dạ rõ rồi, má!
- Được không?
- Dạ con thì được rồi, không biết người ta có được không?
- Thong thả rồi tao tìm cách tao nói. Con người ta con gái, mình phải khéo. Mà mày nói phải chắc nghe!
- Chắc gì má?
- Chắc là mày chưa có vợ. Đừng có báo hại tao làm mai mắc họa đó.
- Dạ, con gốc gác ở đây, cha mẹ còn đủ. Cô con có chồng ở Ngãi Đăng. Họ ngoại con ở Cẩm Sơn, giáp ranh với xã này mà má. Con đâu có làm xấu dòng họ con được.
- Mày nói thì tao tin, nhưng phải cho chắc.
Hôm sau, cô học sinh ra đánh lá mía. Má gọi. Nàng lại sang và tôi lánh mặt trong buồng, nàng lại đọc thơ Bến Tre xanh thắm.
Lúc đó tôi không còn tâm trí nào dành cho Đồng Khởi nữa. Tôi cứ làm thơ. Tôi chen thơ tình vào trong đó. Tôi đưa bóng dáng nàng học sinh vào thơ. Rồi tôi tâm sự luôn với nàng.
Con chim bay khắp trời xanh
Hôm nay trở lại cội cành vườn xưa
Cô đơn tiếng hót trong mơ
Có ai đáp lại thành thơ với mình?
Ai quen sống chốn thị thành
Về quê có gặp bạn tình hay chăng?
Mẹ già quơ củi sau vườn
Hoa cau rụng trắng bờ mương nước đầy
Sớm trông chiều ngóng chân mây
Con đi biền biệt từ ngày chiến chinh.
Trong một thời gian dài nàng hầu như có thói quen sang nhà má Bảy để “may rủi” không thấy tôi ở nhà, gặp thơ xanh thẳm bóng dừa mà đọc. Bàn tay đạo diễn của má rất khéo léo Một hôm nàng đang đọc thì tôi bất ngờ “về tới”.
Má Bảy nói ngay:
- Cháu tao nó mới tới đó. Nó thấy giấy rớt dưới đất nên nó lượm lên dùm.
- Cảm ơn cô. Tôi đi lại quán mua trà quên giằn nên gió bay.
Nàng lựng khựng một chút rồi nói lí nhí trong miệng:
- Con đi à… bà Bảy!
- Ở, đi rồi mai mốt qua bà nhờ chuyện này.
Nhờ hoài nhưng không biết là chuyện gì. Còn tôi thì cứ làm thơ dừa xanh cả ngàn câu chớ không phải ít. Nói về giải phóng bao nhiêu thì mô tả nàng học sinh bấy nhiêu. Lần đó tôi viết hẳn một đoạn, bày tỏ ý muốn lập gia đình với nàng. Nàng vẫn sang và đọc như mọi lần.
Nlhưng bỗng nàng không sang nữa. Nàng có đi đánh lá mía nhưng má gọi thì nàng lẩn tránh. Tôi hồn vía lên mây, lại …mữa rồi. Tôi không giấu được nỗi buồn từ khi vắng bóng hồng. Má Bảy an ủi tôi:
- Con gái mới lớn lên, nó hay mắc cỡ, hoặc ba má nó rầy rà, nên nó không sang nữa. Hai lẽ đó không biết lẽ nào. Để tao dò ý tứ nó xem sao.
Đồng Bằng Gai Góc Đồng Bằng Gai Góc - Xuân Vũ Đồng Bằng Gai Góc