We are too civil to books. For a few golden sentences we will turn over and actually read a volume of four or five hundred pages.

Ralph Waldo Emerson

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2353 / 62
Cập nhật: 2015-07-18 13:00:36 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 14
ư Mô có bệnh mất ngủ. Mỗi đêm anh phải uống vài viên Tranquinol mới chợp mắt được. Nhiều đêm tôi đánh một giấc thẳng thét, thức dậy nghe anh vẫn còn thao thức. Vào lúc nửa đêm mồng hai Tết Mậu Thân, bỗng anh đập tôi dậy:
- Chú Hai ơi! Mình làm ăn to rồi, dậy nghe đài BBC.
- BBC gì phát vào nửa đêm?
- Bản tin đặc biệt!
Nói xong anh vặn đài to lên.
“Quân Việt Cộng đồng loạt tấn công mười lăm đô thị Việt Nam Cộng Hòa, trong đó có thủ đô Sài Gòn, cố đô Huế, Đà Nẵng. Ở đồng bằng sông Cửu Long các thành phố lớn cũng bị tấn công. Đó là từ thị xã Mỹ Tho, Cần Thơ, Long An...
Cả nhà ông Xã Ủy thức dậy. Mọi người bàn tán xôn xao tổ về phấn khởi. Chỉ có bà ngồi im. Rồi mặc cho tiếng nói từ đài vang ra ồm ồm, bà ngúyt ngang:
- Tui hổng có tin cái đài mắc dịch này đâu.
Tư Mô hỏi.
- Sao vậy chị?
- Nó nói “xịa” không hè.
- Nó nói theo phe mình đó chị à!
- Tui đi thành mấy chuyến rồi, tôi thấy Quốc Gia mạnh lắm, mình lấy gì mà tấn công nổi mấy chục thành phố?
Ông luôn luôn là “tiểu đội phó” của bà nhưng lần này thấy bà vợ mất lập trường quá lắm, ông không dám “chỉnh nhẹ bà tiểu đội trưởng” chỉ nói bọc xuôi nhè nhẹ rồi gợi ý:
- Bà nấu cháo trắng ăn với muối quẹt để anh em tụi tôi bắt tin nghe chơi.
Từ chiếc đài giọng nói lại oang oang:
Bản tin đặc biệt: Quân Bắc Việt đã vô tới cửa ngõ Sài Gòn. Tân Sơn Nhứt bị tấn công. Quân Việt Nam Cộng Hòa bỏ trại đi ăn Tết bị tấn công bất ngờ nên lúng túng chống trả. Tin vừa nhận được cho biết thị xã thứ 26 của Việt Nam Cộng Hòa đã bị tấn công. Đại Sứ Mỹ đã điện về Hoa Thịnh Đốn nhưng chưa có chỉ thị của Tổng Thống Nixon.
Tin mới nhất cho biết thị xã Bến Tre mà Việt Cộng gọi là quê hương Đồng Khởi cũng bị tấn công. Quân ông Thọ đơn độc chiến đấu, không có quân Bắc Việt giúp đỡ nên chỉ đánh vòng rìa thị xã không vào được bên trong.
Thị xã Châu Đốc, thị xã thứ 27 cũng bị tấn công nhưng rất yếu ớt. Châu Đốc là một trong vài tỉnh có dân số Hòa Hảo đông đảo nhất. Họ vốn căm thù Cộng sản nên Cộng sản không gây được cơ sở, ngược lại còn tự động chống Cộng. Do đó cuộc tấn công đã bị dập tắt ngay trong vài tiếng đồng hồ. Hiện quân VNCH đang phản công ở thị xã này. Rất đông lính Cộng sản bị bắt sống ở gần Đền Bà Chúa cách thị xã 5 cây số về phía Bắc.
Thị xã Long An là thị xã thứ 28 bị tấn công. Quân ông Thọ ở đây khá mạnh nhưng cũng chưa làm nên cơm cháo gì. Long An được Hà Nội xếp hạng nhì sau xứ Đồng Khởi Bến Tre quê của bà Phó Tư Lệnh Nguyễn Thị Bình.
Trở lại thị xã Bến Tre. Quân Cộng sản đã cho một vài toán vượt qua sông Cái Cối hay Cái Cồi gì đó nhưng không có phương tiện nên phải giật xuồng ghe của dân bơi qua, bị Nhân Dân Tự Vệ bên thị xã bắn chìm chừng mười chiếc ghe. Trong khi đó, cách 15 km về phía Bắc, ở Mỹ Tho quân ông Thọ với lực lượng hùng hậu của Quân Khu II đã vô được tới Cầu Quây và bến Tắm Ngựa. Mặt khác, phía chùa Vĩnh Tràng cũng có một mũi tấn công.
Bổn đài đặc phái viên đang ở thị xã lớn nhất đồng bằng Cửu Long này vừa điện về cho biết quân ông Thọ đã vô được trung tâm thị xã với chiến thuật “A thần phù ” gì đó, có nghĩa là vô được rồi thì không biết làm gì cả và bị quân địa phương – có thể là Sư Đoàn 7 đang đóng quân ở đây – chặn bít các ngõ ra.
Xin thính giả đừng tắt máy. Chúng tôi sẽ tiếp tục loan tin không ngưng.
Bà Xã Ủy vừa nấu cháo vừa nói:
- Mấy thằng cha đó ở đâu bên Tây, làm sao biết được chuyện bên mình. Cái Cối của người ta lại nói là Cái Cồi. Chuyện nhỏ còn nói trật, chuyện lớn làm sao nói trúng? Để sáng mai tui lên thị xã coi thử.
Chúng tôi ăn cháo trắng với muối quẹt rồi lên võng nằm nghe tiếp. Cứ mỗi năm phút lại có tin bổ túc thêm một vài thị xã thị trấn hoặc căn cứ quân sự bị tấn công.
Sáng ra, tôi mở đài Hà Nội, bản tin sáng, bản tin vào Nam. Tin vọt ra ào ào không ngớt. Tất cả các thị xã đều bị tấn công. Và qua cái khí thế “ngàn năm một thuở” bọn tôi tưởng đã chiếm được toàn Miền Nam và Hồ Chủ Tịch sắp bay vô Nam rồi..
Chẳng ngờ chỉ tới chiều thì đài BBC trong bản tin 6 giờ 30 nói ngược lại hầu hết các bản tin đêm qua.
“Quân Bắc Việt và quân ông Thọ đã bị chặn đứng ở cửa ngõ Sài Gòn. Đặc công Bắc Việt đã bị tiêu hao nặng hoặc đánh bật ra khỏi Tân Sơn Nhút. Chỉ có vài cánh tiến vô được trung tâm Sài Gòn nhưng có vẻ như đám quân ô hợp này không có đường hướng gì ngoài sự đốt phá vớ vẩn khi vô được tới đây. Họ không biết đường đi do đó cứ đâm đầu vào trận địa của Sài Gòn.
Trong khi đó ở Mỹ Tho, lực lượng của họ đã vô trung tâm thành phố và bị tiêu diệt gần hết. Còn lại bao nhiêu thì bị tản mác, lạc lối và không có chỉ huy, không biết cả đường rút lui. Riêng ở Cần Thơ tình trạng của quân Bắc Việt càng thảm hại hơn. Họ tấn công sân bay Trà Nốc nhưng không đạt được kết quả nào. Ở Bến Tre quân ông Thọ đang dùng chiến thuật hỏa thiêu các khu nhà ổ chuột để gây rối loạn hòng tìm tối thoát. Có tin viên tiểu đoàn trưởng chủ lực của tỉnh này đã tử thương hoặc bị bắt sống. Cuộc tấn công ở tỉnh này chỉ còn lẻ tẻ và tuyệt vọng, nhưng hình như Cộng quân muốn kéo dài mồng Ba Tết.”
Trên trời không có chiếc máy bay nào. Trực thăng, đầm già, phản lực đều vắng bóng. Chúng tôi tổ chức ăn Tết tiếp. Vừa ăn vừa nghe tin từ tất cả các đài BBC, VOA, Giải Phóng, Hà Nội. Tất cả radio Sony, Hitachi, của các cán gáo đều mở thường trực với tiếng loa lớn nhất. Đài Hà Nội phát những buổi đặc biệt, hết buổi này sang buổi khác. Tin tức, rồi bình luận rồi ca nhạc Lên Đường rồi ngâm thơ những bài thơ “từ miền Nam gởi ra” mà chúng tôi biết xuất xứ là Ủy Ban Thống Nhất ở Chợ Giấm của Nguyễn Văn Vịnh, rồi đọc thơ Tố Hữu “Phút thiêng liêng anh gọi Bác ba lần” v.v…Chúng tôi không ngồi yên được, nhưng không biết phải làm cái gì để hướng ứng “chiến dịch vĩ đại” này.
Một tháng trước, tỉnh ủy họp bàn kế hoạch. Bộ đội được lịnh chuẩn bị. Tôi biết tiểu đoàn của Chín Chu chỉ được non hai đại đội. Vũ khí thì râu ông này cặm cầm bà kia. Đánh với vũ khí hiện đại của Mỹ mà tội nghiệp thay, giải phóng quân cầm súng CKC bắn từng phát, chỉ khá hơn ba con ngựa trời một tí tẹo. Còn súng tốt phần lớn là súng mua lậu của Sài Gòn và lượm ở mặt trận. Tỉnh cất giữ rất kỹ để “cơ hội ngàn năm có một” này đem ra dùng.
Hại thay, Sài Gòn chơi đểu. Chúng bán súng mới toanh nhưng kim hỏa ngắn không thụt đụng hột nổ. Chúng vứt súng cũng mới toanh nhưng bắn vài phát rồi giật cu lách không ra. Giải phóng quân ta được võ trang bằng hai loại súng cước cạnh này nên chi trong đợt tấn công đầu đã phải tiêu hết gần một đại đội. Tiểu đoàn chỉ có hai đại đội. Ngoài ra toàn là du kích bị bắt ép đi ra trận trộn vào tiểu đoàn. Đám này vừa nghe nổ súng đã vứt súng xung phong ngược ra phía sau và chuồn về nhà luôn.
Qua ngày mồng bốn Tết đài BBC chỉ loan tin bi quan. Ở khắp các tỉnh đều đánh trả kịch.hệt. Ra cái vụ ngàn năm có một này hỏng ăn rồi.
Đúng sáng mồng bốn tôi ra đường thì gặp chú Nhứt đi “dân công” trở về, quần áo rách tả tơi mặt mày hớt hải. Chú chạy nhào tới ôm tôi khóc hu hu.
- Cậu Hai ơi! Tôi tưởng hết thấy mặt vợ con rồi chớ!
- Sao vậy chú Nhứt?
- Thì vậy đó chớ sao!
- Nghe đài BBC nói là quân mình đã vô thị xã. Bộ hổng có sao chú!
- Có chớ sao hổng có!
Hai chú cháu đứng ngoài đường nói oang oang coi ông Thọ không ra cái dèm nào hết. Chú Nhứt tiếp:
- Tiểu đoàn của Chín Chu có qua sông được mà!
- Đúng! Tôi có nghe đài BBC nói.
- Nhưng chỉ qua được vài toán thôi!
- Sao chú biết?
- Thì tụi tôi đi giựt ghe giựt xuồng của dân cho mấy ông nội bơi qua chớ ai?
- Sao lại giựt?
- Người ta không cho mượn chớ sao. Chỉ giựt được có mấy chiếc. Còn mấy chủ khác thì họ bơi đi hết, mình phải xách súng tới dọa tử hình họ mới cho. Cả tiểu đoàn mà có mấy chiếc xuồng bể. Nhưng chỉ qua tới nửa sông thì bị bắn.
- Ai bắn?
- Ở bên thị xã bắn qua. Cuối cùng chỉ lên bờ được vài toán Còn bao nhiêu chìm hết.
Ông Xã ủy ở trong nhà chạy ra nói ngay:
- Tấn công thị xã có nhiều mặt, không phải chỉ có Cái Cối đâu. Còn mặt Phú Khương và mặt Cầu Nhà Thương nữa! Nếu mũi Cái Cối có tà chút đỉnh thì còn hai mũi kia. Tôi nghe đài BBC nói rõ mà.
Tôi nháy chú Nhứt. Chú Nhứt im. Tôi bảo:
- Bây giờ có lẽ quân mình đã chiếm được tòa Tỉnh Trưởng rồi. Đồng bào đang mít tinh mừng chiến thắng đấy chú!
Tư Mô ở trong nhà ngoắc lia:
- Vô nghe tin đặc biệt các cha!
Ông Xã Ủy quay vô. Chú Nhứt lắc đầu:
- Các cha mình xoi không thấu đâu cậu Hai. Quân ít quá lễnh loãng như canh khoai từ. Một củ khoai mà nấu cả trả nước.
Chú lôi tôi lại gốc me rỉ tai:
- Tụi Sài Gòn chơi ác quá. Nó chỉ cho nhân dân tự vệ chận bộ đội mà mình còn vô cũng không nổi. Còn tụi dữ dằn của nó đâu thèm nổ súng. Chúng đổ dù sau lưng chặn đường rút lui của mình. Chúng nó nhảy tuốt đằng xa đánh thốc sau hậu tuyến của mình mới độc chứ. Cái lưng lạnh ngắt làm sao xung phong?… Hôm rày cậu có gặp vợ con tôi không?
- Thím dắt thằng nhỏ đi về Cầu Mống rồi!
- Nhà cửa trống hoang du kích lấy đồ hết!
- Bình định đóng đồn ở chợ Cái Quan rồi. Chú phải băng đường vườn về nhà mới được.
- Ờ! Để tôi đi riết về coi! Hồi bắt dân công thì Hai Sung hứa là chỉ đi vài ngày thôi. Bây giờ đã cả tháng rồi.
Bỗng nhiên chú vọt miệng rên rỉ:
Tin mừng thắng trận nở như hoa
Thắng lợi tin vui khắp nước nhà
Nhà mình không ở ở nhà người ta
- Chú nói gì kỳ vậy chú Nhứt!
- Vậy không phải sao cậu? Toàn ở nhà người ta mà nhà hoang hoặc ở ngoài vườn. Đói thấy mẹ. Tụi Trâu Điên đánh ác thiệt cậu. Tụi nó nhảy chận từ đằng xa. Dân công khiêng thương binh hoảng hồn bỏ chạy ráo trọi.
- Rồi làm sao chú?
- Làm sao ai biết làm sao? Nó bắn rát quá cậu ơi. Bộ đội mình xung phong ba đợt để mở đường máu mà không rút được. Mình bỏ tại cầu Biện Nhị mười lăm xác.
Tôi nhảy dựng lên rồi chạy vào nhà gọi Tư Mô, bảo:
- Cầu Biện Nhị phải ngay nhà anh không?
- Nếu quận Châu Thành thì đúng rồi!
Tư Mô tất tả chạy theo tôi.
- Tụi nó phản kích vòng rộng thì ở quận Châu Thành chớ quận nào nữa.
Chú Nhứt thấy Tư Mô, hỏi ngay:
- Hôm trước tôi nghe chú nói nhà chú ở quận Châu Thành hả chú Tư?
- Ờ chú (em) đi trên thị xã về hả chú?
- Bò không thôi chớ có đi đàng hoàng đâu chú Tư. Tôi có đóng trong cái nhà ngói ở đầu cầu ba ngày, trước khi vô thị xã.
- Ở dưới này đi lên thì cái nhà bên này đầu cầu là nhà chú tôi, còn cái nhà bên kia đầu cầu là nhà của tôi.
Chú Nhứt múa tay:
- Nhà nào tôi cũng ở vài ngày hết. Bộ đội ở để chuẩn bị luồn vào thị xã mà! Đó là tôi nói trước khi nổ súng. Còn sau khi nổ súng, tôi trở về thì không còn cái nào hết.
- Tại sao vậy?
- Máy bay bỏ bom.
Tư Mô kêu trời rồi đứng ngây ra một lúc:
- Chú thấy có ai làm sao không?
- Bận về chạy như gió bão, tôi chỉ ngó ngang chớ không ghé vào.
- Còn lúc mới tới, chú có thấy ai trong nhà không?
- Ngày trước thấy đủ cả nhà. Ngày sau không còn ai.
Tôi và Tư Mô trở vào nhà. Đài BBC vẫn loan tin liên tiếp nhưng không có gì vui. Tất cả các cuộc tấn công ở các tỉnh đều bị đánh bật ra ngoài. Không có thị xã nào quân ta làm chủ. Ngoại trừ Huế thì đã vào được trung tâm. Hai bên đang xáp lá cà ở Thành Nội và thôn Vỹ Dạ nhưng Cộng quân không có tiếp viện nên núng thế. Bỗng Đài nói:
Tướng Giáp có lẽ dự định vào nằm ở giới tuyến, nếu thị xã Quảng Từ bị Cộng quân tràn ngập thì sẽ ra lệnh tấn công luôn các đồn giới tuyến rồi vọt qua bờ Nam. Nhưng Sài Gòn vẫn còn đứng vững và dần dần các thị xã đẩy lui Cộng quân nên Tướng Giáp đã im lặng rút lui trở về Hà Nội để đổ tội cho Giải Phóng Quân Miền Nam nhưng ai cũng biết Giải Phóng Quân Miền Nam gồm ba phần tư lính Bắc Việt. Các trung đoàn thiện chiến của Sư Đoàn 325, 308 lừng lẫy ở Điện Biên nay không làm nên trò trống gì trong chiến dịch có cái tên rất kêu là Chiến Dịch Hồ Chí Minh này!
Dân không ăn cái Tết được vì phải chuẩn bị đánh đấm, đóng góp gạo lúa heo gà… nhất là dân công. Chồng con người ta, chúng tới ghi tên hốt hết từ mười sáu tới năm mươi lăm không mạng nào được vắng mặt trong “cơ hội ngàn năm có một” này. Nhiều dân công một ra đi là không trở về chết gục ở đâu thì cũng không ai biết.
Nhiều tên lớ ngớ không biết đường nhờ nhân dân giúp đỡ. Nhân dân chơi ác lại dắt lũ cháu bác vô ngay ổ cho địa
phương quân khìa nhanh chóng. Tôi nằm ở nhà nghe dân công chạy về mà biết rõ chiến trận đã diễn biến như thế nào và kết thúc ra sao. Việt Cộng chỉ có ba ngõ vào. Một là từ bên này sông Cái Cối cảm tử bơi xuồng qua thị xã. Ngõ thứ hai là từ Phú Khương đánh vào sân vận động tỉnh. Nhưng ngõ này thì khó lọt vì không thể nào luồn quân ém quân trong các xã Phú Khương Hữu Định đông đặc dân chúng mà toàn thể đều là dân của cụ Ngô. Ngõ thứ ba là từ Cầu Nhà Thương đánh ra. Ngõ này càng khó lọt vì có cái Thánh Thất Cao Đài của cụ Nguyễn Ngọc Tương thuộc mười hai phái hiệp nhứt.
Tôi biết rành Bến Tre vì ngày xưa đi học, chỗ nào mà tôi không lội tới. Tôi còn biết rành hơn cả Chín Chu tiểu đoàn trưởng và Ba Dào tổng chỉ huy chiến trận này nữa. Hai tên này khôn lắm, cả hai đều đặt chi huy sở ở bên ngoài thị xã bờ sông Cái Cối để chuồn nhanh.
Quả thật sau ba ngày Tổng Tấn Công, tôi gặp bộ Sậu hốc hác trở về cùng với đám tùy tùng. Còn tên Bùi Thanh Khiết Phó Chánh Ủy Quân Khu 2 tôi gặp hôm trước không biết thăng thiên lúc nào. Thấy tôi, Ba Dào né ngang, có lẽ anh ta sợ tôi xin đề tài, tôi còn lạ gì cái tâm lý của kẻ bại trận, nên để cả bọn đi qua, làm như không thấy.
Đồng Bằng Gai Góc Đồng Bằng Gai Góc - Xuân Vũ Đồng Bằng Gai Góc