Forever is not a word…rather a place where two lovers go when true love takes them there.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2353 / 62
Cập nhật: 2015-07-18 13:00:36 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9
ố là vùng này là đất cấm của tỉnh ủy, tức là không cơ quan nào được léo hánh tới. Nó gồm có hai mảnh chạy cặp theo gân lộ đá cũ đã bị Việt Minh phá từ 1945. Một mảnh gồm vườn rậm và rạch Cái Quan, tỉnh ủy thường về trụ hình ở nhà Hai Sung bí thư xã ủy. Chúng giữ bí mật, nhưng mỗi khi đồng bào thấy con gái của Hai Sung đi lùng mua gà vịt thì biết có chúng về ở nhà đồng chí bí thư. Vùng này thường ăn bom pháo nhưng vườn rậm dễ chui. Rủi bị chụp thì nhảy qua bên kia rạch chạy ra Bình Khánh. Nếu chưa ổn thì vọt lên Phước Hiệp, Định Thủy. Đó là ba xã họp thành “tam giác sắt” của tỉnh ủy, nơi xuất phát cuộc Đồng Khởi lửa rơm thiêu rụi quê hương.
Đối diện với mảnh vườn rậm là những cụm vườn tân lập và những xóm chòi của dân sợ máy bay bỏ nhà ra cất chòi ngoài đồng. Tuy tỉnh ủy không đóng ở mạn vườn thưa này nhưng cũng không cho cơ quan nào đóng. Thế mà có hai ông Mùa Thu cả gan dám đến ở thì mất mặt bầu cua của tỉnh ủy quá đi.
Tên cán bộ nghiên cứu của tỉnh ủy là Mười Nhái, trong kháng chiến chống Pháp cà nhỏng chống xâm lăng nhưng cũng bị ông Diệm cho ngồi tù sáu tháng. Đó là thành tích cao nhất của hắn. Nhờ đó hắn cũng được vô tỉnh ủy ngồi một ghế hẳn hoi. Nhưng hắn còn một thành tích cao hơn là tặng cho con bé đánh máy của văn phòng tỉnh ủy một trái bầu. Nói nào ngay, trái bầu là kết tinh của cả ban thường vụ tỉnh ủy chớ không phải riêng của “chú Mười thân mến” như lời phản tỉnh của cô bé. Nhưng chú Mười đứng ra tự kiểm tháo để rửa mặt mũi cho các đồng chí lớn. Nhờ đó, thay vì bị đẩy xuống huyện, chú chỉ bị tạm thời đưa ra khỏi tỉnh ủy làm nghiên cứu viên để chờ cơ hội nhảy trở vào ngôi ghế cũ. Chú Mười nghe hai tên Mùa Thu đến vùng cấm địa thì nhắn với bà con lối xóm:
- Đuổi hai thằng đó ra khỏi chỗ này!
Câu nói lọt vô tai Tám Không trước. Tám Không nổi cáu, về thuật lại cho tôi và bảo:
- Tao đã đáp lại thằng Nhái rằng đất Mỏ Cày này là của tao và của tất cả những người đi chiến đấu trước đây chớ không phải của riêng nó. Nếu có qui định của tỉnh ủy thì nó phải tới đây nói chuyện đàng hoàng chớ không được xấc láo như vậy.
Tôi vuốt giận anh Tám, nhưng chính là đổ dầu vào lửa.
- Một câu nhịn chín câu lành chú nó ơi. Không nên đếm xỉa tụi cóc nhái mang guốc.
- Nhái cóc sao biết nói giọng đó? Tao lên đạn sẵn. Ra đường hễ nó làm phách, hễ nó chụp súng thì tao bắn trước. Thử coi ai làm gì tao.
Tám Không là dân cựu trào tiểu đoàn 307 đánh nhiều trận từ Khu 8 đến Khu 9 nên có máu lính trong người. Nếu tôi không cản thì Tám Không đã tìm đến gặp xừ Nhái rồi.
Tám Không đi đâu cũng la rùm lên:
- Bảo Mười Nhái tới uống trà chơi.
Có lẽ sự nộ khí xung thiên của ông Tám lọt đến tai chú Mười, nên chú Mười xếp ve, và hai thằng cán Mùa Thu tôi cứ ở nhà chú Nhứt tì tì. Do đó đám tỉnh ủy cũng ghét lây chúng tôi. Nhưng trong tỉnh ủy có hai tên vốn là bạn của tôi thời chống Pháp tên là Hai Tranh và Sáu Hứa.
Hai Tranh là Phó Bí Thư sắp lên Bí Thư còn Sáu Hứa là Ủy Viên Thường Vụ kiêm Trưởng Ty Công An, mà tôi đã nhắc tới ở đầu truyện, kẻ đã viết thư xin lỗi tôi. Hai tên này gởi một cận thần sang gặp tụi tôi, chẳng ngờ đó lại là một thằng bạn cũ của tôi từng học lớp huấn luyện Thanh Niên Cứu Quốc tỉnh do ông Mạch Văn Tư phụ trách ở Cồn Chim xã Thành Phong năm 1946: Sáu Giàu, chánh văn phòng.
Tám Không bảo hắn ngay:
- Ê thằng đó là thằng nào mà phách lối vậy, Sáu Giàu? Ông về cho nó biết nó có ngon thì qua đây đuổi tôi này chớ đừng có nhắn miệng. Bảo nó tụi này kháng chiến từ 1945 nghen. Hồi đó nó còn ở nhà phá làng phá xóm phải không? Lập trường không chắc thằng nào hơn thằng nào nhé!
Sáu Giàu vuốt giận Tám Không và luôn dịp mời tụi tôi qua “căn cứ” của mấy ông kẹ để chúng tôi sưu tầm tài liệu Đồng Khởi, vì ở trên R đã đánh điện xuống cho tỉnh ủy về sứ mạng của chúng tôi là sáng tác về Đồng Khởi để gởi ra Bắc làm chứng liệu tuyên truyền.
Hai thằng tôi bèn quảy ba lô đi theo Sáu Giàu. Bà con trong xóm hổng biết hai ông nào trẻ trung mà được mấy ông kẹ tỉnh ủy trọng vọng vậy. Từ đó chúng tôi lên chân lên càng ít nhiều, nghĩa là nhà trong xóm có giỗ thì mời chú Hai và chú Tám tới nhậu.
Ở căn cứ của tỉnh, chúng tôi được đãi đằng theo thượng khách. Tôi lại gặp được ông Mười Rắn là dân tham gia Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở Mỹ Tho từng làm chủ tịch quận Mỏ Cày năm 1947. Bây giờ ông đã lên tới Khu ủy. Trước kia ông cũng đã từng cùng bọn Trần Văn Trà ăn dầm nằm đề ở nhà tôi. Ông ta kêu tôi riêng ra ngoài vườn hỏi chuyện về Miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Tôi vốn học được nghề nói mép của báo Nhân Dân nên ông hỏi đến đâu tôi nói ron rót tới đó.
- Bác nghe nói đời sống nhân dân ngoài Bắc phì nhiêu sung túc lắm phải không cháu?
- Dạ, cháu mong giải phóng mau mau để dân Miền Nam tiến cho kịp Miền Bắc. Dạ, máy cày của Liên Xô chở qua, bỏ ngoài bờ sông Hồng như bọ hung chờ phân phát cho hợp tác xã và các nông trường, nhưng ta chưa có đủ người lái nên còn để đó. Nhiều nông trường ham hố máy móc lãnh về nhưng chưa có đất nên bỏ ngoài mưa như những “đống máy “.
- Nói vậy ngoài đó sản xuất theo lối tập thể hết rồi hả cháu?
- Dạ hiện giờ ngoài đó có lối chừng vài trăm nông trường. Mỗi nông trường có từ năm ngàn đến một vạn công nhân viên ăn uống, học hành, làm việc đều hoàn toàn theo lối dây chuyền tập thể, kỷ luật giờ giấc răn rắc. Cháu có vào làm việc ở một nông trường trong tỉnh Nghệ An một năm nên cháu biết rất rõ bác à!
- Nếu vậy thì Miền Bắc đã cơ giới hóa nông thôn theo chương trình kinh tế mới của Lê-nin rồi, trâu bò và nhân công dư thừa để dùng vào chuyện gì?
- Dạ trâu bò thì dùng vào việc vận tải, còn nhân công thì dùng vào việc khuân vác.
- Ủa, sao lạ vậy. Cày thì cày máy còn trâu bò thì kéo xe nghĩa là sao?
- Dạ vì trước kia Pháp chế tạo quá nhiều xe bò, cày chìa vôi và gàu gỗ đạp nước.
- Còn người Nam mình tập kết có được bác Hồ thương mến như bác nói hồi còn kháng chiến không?
- Dạ có ạ! Bác Hồ còn thương ác hơn nữa. Mỗi người dân đều được vô dinh Bác ăn cơm với Bác một bữa. Riết rồi Bác mệt quá nên Bác gởi lời thăm hoặc tặng quà chớ không đủ sức khỏe tiếp đón nữa. Riêng thiếu nhi Miền Nam học giỏi thì được bác cho rờ râu.
- Ông Mười Huệ chủ tịch tỉnh mình ra ngoải làm gì?
- Dạ ông Mười được vô Phủ Chủ Tịch ăn cơm và ngủ chung với Bác Hồ một nhà, tâm sự mấy đêm liền. Sau đó Bác Hồ phong cho ông Mười chức gì lớn lắm xem xem chức Bộ Trưởng một chút thôi. Nhưng ông Mười già yếu nên không làm nổi, do đó ông chỉ làm thư ký Hội Việt Pháp thôi.
- Ông Mười còn khỏe lắm, đâu có yếu đuối gì!
- Dạ ông Mười gặp cháu hoài. ông Mười phấn khởi lắm. Ông Mười có xin bác Hồ được một cái quai dép, cất để dành về tặng bà con Bến Tre mình coi chơi cho biết.
Ông Mười Rằn không hỏi nữa. Ông móc thuốc hút và hỏi sang vấn đề khác.
- Cháu ra ngoài lập gia đình chưa?
- Dạ cháu chờ về Nam đó bác!
- Ờ cũng được. Kháng chiến hai mùa mà như cháu là còn trẻ lắm. Để hôm nào bác bảo con Sáu Hòa nó tìm cho một đứa trong đạo “quân đầu tóc” của nó.
Tôi giựt mình, sợ thầm trong bụng nhưng không dám cãi lại. Có tóc còn không ăn thua, bị cắt tóc thì coi ra cái gì? Nhưng được đồng chí Khu ủy Viên chiếu cố là quới lắm rồi. Thình lình ông vò đầu tôi bảo:
- Tía mày chớ máy cày Liên Xô đem qua chất đống ở bờ sông Hồng.
- Dạ bác Mười bảo sao ạ?
- Hay lắm. Tội nghiệp ông Mười Huệ. Già rồi ra chi ngoài đó để chịu mưa phùn gió bấc?
- Dạ bác nói sao ạ?
- Thôi đi vô nhà tao bảo thằng Mười Kỹ nó kể chuyện Đồng Khởi cho nghe mà viết sách. Nó sẽ kể theo cái kiểu của mày kể cho tao về máy cày và nông trường vậy.
Tôi đã một lần bị cậu liên lạc ở sông Vàm Cỏ Đông lật tẩy về cái vụ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, và bây giờ một lần nữa. Thiệt ê mặt, nhưng tôi tự nhủ: Nếu nói thiệt ra tất cả thì chẳng hóa ra mình là thằng ngu hay sao.
Ông Mười Rằn bảo:
- Có viết thì cũng trừ hao kha khá nghe mày tụi.
Kế đó tôi và Tám Không, một nhà văn và một nhà soạn kịch được Mười Kỹ dắt đến một cái nhà hoang để kể cho nghe chuyện Đồng Khởi.
Chừng non nửa tiếng thì có vẻ cạn nguồn. Tôi và ông bạn soạn giả cứ thỉnh thoảng liếc trộm nhau: như thế này thì chất liệu đâu mà viết?
Quả thật không có gì. Chỉ đủ viết vài bài bút ký lễnh loãng thì hết. Mười Kỹ là một anh chầu rìa đứng hạng bét trong tỉnh ủy được giao cho phụ trách địch vận. Chính hắn đã cấy ông thầy của tôi là giáo sư Nguyễn Nhơn Nghĩa của trường tư thục Trung Châu ở Bến Tre lên Sài Gòn để địch vận sĩ quan Sài Gòn. Không vận động được ai cả mà chính ông bị giết chết trong lúc đang giữ chức Phó Bí Thư Tỉnh Ủy. Ông là một giáo sư rất giỏi. Đi kháng chiến không biết lại vô đảng hồi nào. Có thể ông làm chủ tịch tỉnh hoặc chủ tịch nước cũng được nhưng địch vận quả là “trật phé” của ông. Mười Kỹ là một thằng con nít biết quái gì mà lại điều động một ông Phó Bí Thư làm công tác của hắn? Vậy mà sau này hắn được xách đầu máu vô Trung ương Đảng hai khóa liền (Sáu và Bảy) kiêm luôn cả Chủ Tịch ủy Ban Nhân Dân Tỉnh.
Sau khi từ giã ông Mười Rằn thì tôi được Sáu Hứa, Thường Vụ Tỉnh ủy, bạn học cũ ở Mỏ Cày rủ đi ta bà thế giới chơi một vòng để nghe y giới thiệu về cuộc Đồng Khởi mà hắn ta là một trong những người cầm cán. Quê hắn ở Phước Hiệp. Hắn là con trai thứ tám trong gia đình một thầy nghề võ tên là ông Bộ Dực. Hồi đi học chung hắn có dẫn tôi về nhà ăn dưa hấu và coi cá nước đua ở vàm sông Định Thủy. Nghe đồn rằng ông Bộ Dực là người đã đánh hạ ông Phó Hoài ở Giồng Luông vì ông này ỷ giàu và có quyền lực hay hà hiếp dân nghèo.
Sáu Hứa có tên là Tám Huýt (tiếng Pháp “huit” là số tám) em của Sáu Xôi cán bộ Thanh Niên tỉnh thời chín năm, học Trại Huấn Luyện của ông Mạch Văn Tư trước tôi hai khóa. Huýt, Thiện và tôi là ba đứa học giỏi nhất lớp nhì hai năm A của thầy Võ Thành Ký. Trên đường ra Bình Khánh, Hứa luôn luôn giảng giải cho tôi về cuộc Đồng Khởi thần thánh của tỉnh nhà và tỏ lòng hân hoan vì được Trung ương chiếu cố cho một nhà văn gốc tỉnh nhà để nghiên cứu về Đồng Khởi. Sáu Hứa than phiền:
- Trước đây cũng có một nhà văn trung ương về tận đây viết một quyển sách mang về R, không có thông qua tỉnh ủy, rồi đài Giải Phóng lẫn đài Hà Nội phát thanh làm cho chúng tôi nghe mà “bất mãn cùng mình”. Sáu Hứa hỏi tôi có biết nhà văn đó không? Tôi biết tỏng đi nhưng bảo là không! Do đó Sáu Hứa mới mạnh dạn nói tiếp:
- Công ghe bè bạn, từ ngoải vô đây mà viết một quyển sách đọc nghe không có “ghé “ chút nào ráo nạo!
Tôi hỏi.
- Tại sao vậy ông bạn?
- Tại vì y không đi sâu đi sát với quần chúng, cứ nghe khơi khơi rồi viết. Đúng ra thì mất lập trường hoàn toàn vì không có sự lãnh đạo của đảng. Lần này ông phải làm một cái cho cước cạnh nghe. Đồng Khởi đâu có tệ như trong quyển sách của ông ta!
- Tôi sẽ cố gắng!
Sáu Hứa kể cho tôi nghe chuyện một cán bộ ở huyện Thành Phú: Sau khi chấm dứt thời hạn tập kết thì đồng chí ấy ẩn tích không ai biết đồng chí ở đâu. Người trong xóm tưởng đồng chí ta đã đi tập kết hoặc đã chết. Lúc bấy giờ không ai dám liên lạc với ai. Chẳng ngờ khi Đồng Khởi phất cờ thì đồng chí mới ra mặt. Đồng chí cho biết đồng chí xuống rừng Thành Phong. Sau hai năm nghĩa là tới ngày tổng tuyển cử, ngày nào đồng chí cũng lội ra bãi ngóng đợi Trung ương gởi người vào. Tiếc quá, đồng chí mới bị bù nốc bắn chết.
Tôi nghe hấp dẫn vô cùng, định sẽ dựng người cán bộ này thành nhân vật tiểu thuyết. Rồi Sáu Hứa kể những chuyện nổi dậy trừ gian diệt tề ở xã, kèm theo những câu bình luận đầy đủ lập trường:
- Cách Mạng nào cũng vậy, khởi đầu không thể tránh sai lầm. Nhất là ở dưới xã, các chi ủy cứ tự động làm. Trên tỉnh không chỉ đạo kịp. Mà Trung ương cũng đâu có chỉ thị gì cho tỉnh. Tụi tôi cứ hành động và tự đặt ra chủ trương. Quận xã cũng vậy, ai muốn làm gì thì làm. Đến chừng biết sai thì đã xong rồi không còn sửa chữa được. Rồi đành nhắm mắt cho qua luôn. Có những sai lầm chỉ phạm một lần là không làm sao sửa được.
Tôi biết y muốn nói mé mé về việc giết cậu và cô ruột tôi. Tôi nghe lửa giận nổi dậy. Phải, Cách Mạng là một sự thay đổi, không có sự thay đổi nào không gây xáo trộn. Nhưng có Cách Mạng nào dã man như Cách Mạng Tháng Tám không? Cách Mạng Tháng Tám đã làm khắp dân gian sợ hãi khủng khiếp với danh từ “mò tôm” bây giờ “chi ủy, tổ trưởng” nhân sự khủng khiếp đó lên gấp ngàn, với một danh từ mới: “MỜI”.
Ở Cổ Cò, nơi giáp ranh hai làng Minh Đức (quê ngoại) và Hương Mỹ (quê nội tôi) có tên Nhút Chậm, ngày trước ở mướn cho gia đình ông cụ tôi rồi đến ông tôi. Gần nhà hắn có một nhà giàu tên là Hai Đối. Tôi biết rõ gia đình này là một gia đình làm giàu nhờ cần cù lao động và hà tiện chớ không gian lận của ai, cũng không cho vay lấy lời. Thời Cách Mạng Tháng Tám người chú của ông Hai Đối bị Cách Mạng bắn hụt vì ông ấy là hội tề. Ông phải bỏ làng chạy lên Núi Nứa tu và không thấy trở về nữa. Đến thời Đồng Khởi, Nhút Chậm lại trổ tài. Từng là một tên chuyên đi làm mướn bây giờ trở thành quỉ vương. Để xoá số tiền mượn của gia đình ông Hai Đối (mà hắn có họ hàng xa) hắn phao cho hai vợ chồng ông là gián điệp. Hắn bắt hai ông bà đem đi giữa khuya và giết chết không ai biết bằng cách nào, dập xác ở đâu. Chưa hết. Để nhẹm luôn việc làm của hắn, đêm sau hắn đến bắt hai đứa con gái giết luôn.
Sau vụ giết người kinh khủng đó hắn trở thành hung thần, không ai dám nói một câu. Không ai dám gặp mặt hắn. Còn hắn thì lầm lầm lỳ lỳ, vợ con hắn cũng phải sợ.
Cặp mắt hắn đỏ nọc như mắt chó dại, mồm sủi bọt như mồm trâu già. Vẫn chưa hết. Hắn định giết cả ông bà tôi là chủ cũ của hắn. Hắn đem lựu đạn gài trước cửa nhà ông tôi. Ông bà tôi vốn sợ tên đày tớ cũ, nhất là sau vụ bắt cóc gia đình ông Hai Đối nên không dám ra khỏi nhà. Không rõ ma quỉ xúi giục thế nào mà hắn lại dẫm lên trái lựu đạn hắn gài bữa trước để giết ông bà tôi. Người trong xóm cho rằng đó là quả báo nhãn tiền.
Những chuyện như thế tôi sưu tầm được khá nhiều, nhưng không biết sẽ dùng vào đâu mà cũng không dám ghi ra giấy, chỉ để bụng. Mặc dầu để bụng nhưng không bao giờ quên.
Nghe Sáu Hứa nói về sự “xáo trộn” của Cách Mạng Đồng Khởi, tôi chỉ vuốt đuôi lươn, chớ làm gì hắn? Hắn hiện là trưởng ban An Ninh tỉnh thì dù tôi là bạn cũ cũng có nghĩa gì. Tôi không muốn hắn trình bày thêm “sai lầm” của Cách Mạng nên đánh trống lảng. Hắn đưa tôi đến căn cứ của hắn vào lúc nửa đêm. Tôi không thể biết chắc đây là đâu chỉ đoán lơ mơ là xã Bình Khánh hay Phước Hiệp gì đó. Bốn bề là mía và ruộng ngập nước, nếu bị chụp thì chỉ có nước chui chớ không thể chạy.
Người chủ nhà, cốt cán của hắn, đóng đáy, đổ dục đem về một gánh tép. Chúng tôi ăn cơm chiều vào lúc một giờ khuya với tép luộc rau sống. Sau đó hắn bảo tôi lấy giấy ra ghi về Đồng Khởi.
- Mười Hỉ nói với bạn những chuyện gì? Đâu kể sơ tôi nghe rồi tôi sẽ tiếp cho.
Tôi đáp thật tình:
- Năm ba chuyện vặt. Với những chi tiết như vậy không thể nào viết sách được. Riêng tôi thì sưu tầm không được bao nhiêu trong dân. Có vẻ như không ai muốn kể hết!
Sáu Hứa nói:
- Đồng Khởi tỉnh mình, chủ yếu là Mỏ Cày. Vậy bạn nên đưa Mỏ Cày vô sách. Hễ diễn tả được trận chiến Mỏ Cày thì coi như đó là Bến Tre. Bạn nên tự hào về đất Mỏ Cày chớ!
- Đúng!
Hứa nhắc tôi lần nữa.
- Lấy giấy ghi đi!
- Tôi có tật không ghi gì hết. Những gì tôi còn nhớ là thì đó là cái hay tôi dùng, cái gì tôi quên thì đó là cái không dùng được.
- Bạn mình còn nhớ Mỏ Cày chớ?
- Nhớ hết cả quận và hầu như xã nào tôi cũng có đi tới hoặc sống ở đó.
Rồi tôi kể rành rọt.
- Dưới cùng giáp ranh Thạnh Phú là làng Minh Đức và Hương Mỹ. Kế đó là Tân Huề. Tân Huề không phải là một làng nhưng lại có đình. Nó thuộc về làng Minh Đức. Trên Minh Đức là Cẩm Sơn, Ngãi Đăng và Tân Trung. Trên Tân Trung là An Định, An Thới, Thành Thới. Ba xã này giáp ranh nhau. Ba xã Bình Khánh, Phước Hiệp, Định Thủy nằm rìa Cù Lao Minh ở ven sông Hàm Lưông, còn Thành Thới và An Thạnh cũng nằm rìa Cù Lao Minh nhưng ở ven sông Cổ Chiên. Xã Đa Phước Hội là nơi có thị trấn Mỏ Cày. Vậy rành chưa?
Hứa khen:
- Ông bạn đi xa lâu quá mà vẫn còn nhớ đủ hết. Nhưng có nhớ thị trấn Mỏ Cày hay không?
- Bạn hỏi chỗ nào tôi nói chỗ nấy cho bạn nghe.
- Thì ông bạn cứ kể đi. Nếu bạn không quên chỗ nào hết thì tôi khỏi vẽ bản đồ.
- Nếu tôi quên thì bạn cứ bổ túc. Vì bạn cũng như tôi, chúng ta đã từng học ba năm ở trường Mỏ Cày. Có cây me nào mà mình không trèo đâu!
Sáu Hứa cười:
- Để tôi kiểm tra bộ óc bạn chút nghe. Chợ Mỏ Cày có mấy dãy phố chính. Mỗi dãy có những tiệm nào?
Tôi cũng cười:
- Lấy ví dụ tôi đứng ở trước cửa nhà việc Đa Phước Hội ngó ra đầu nhà lồng chợ nghe! Thì bên phải là dãy phố chính. Bắt đầu là tiệm thuốc Tây của thầy Thọ, ông già thằng Trưởng học chung lớp với tôi. Kế đó là anh em Hồ Hợi thầy có nghề võ có người em sứt vành tai trái nên gọi là Sáu Sứt. Bà Hồ Hội gói nem rất tuyệt. Buổi chiều bà thường ra ngồi trước cửa chặt bì heo, để gói nem. Bà vừa nói chuyện, mắt ngó đâu đâu, tay chặt như máy. Căn kế là của một kỹ sư điện, trước cửa có gắn một tấm bảng đồng mang chữ Ingénieur électricien. Kế đó là tiệm thợ bạc Trần Minh Mẫn. Trước đó, tiệm này ở trên đường đến trường học trước cửa có cây trứng cá.
- Ngày nào tôi cũng đi ngang qua đó. Nhưng tiệm vàng này có gì đặc biệt?
- Đặc biệt là cô con gái học chung với tụi mình.
- Tên gì?
- Tên Hai. Kế tiệm vàng Trần Minh Mẫn là tiệp tạp hóa của ông Hương Sư Mùi có người con học đến Tú Tài. Bên cạnh là tiệm hủ tiếu của chú Huờn.
- Hủ tiếu chú Huờn có gì đặc biệt?
- Ba lát gan heo, tôm khô và một con tôm chiên để trên mặt.
- Còn gì đặc biệt nữa?
- Chú Huờn có một con trai và một con gái học chung với mình. Tên gì tôi quên rồi. Nhưng con gái rất đẹp và có chồng rất sớm. Kế đó là phòng mạch của Médecin Lê Văn Hai. Ông Hai có vợ rất đẹp và rất diện. Hai đứa con trai giống ông ta như đúc. Kế phòng mạch là tiệm tạp hóa Đại Thành rồi đến bến nước chợ. Ghe, đò, đậu chật nứt. Bên bến nước là nhà cá. Trước nhà cá là tiệm tương Minh Thái mình thường mua tương cay túm trong lá môn đi hái me ăn. Đó là dãy bên tay phải. Bên tay trái có tiệm nước ngó ra bến xe, kế đó là tiệm bán đồ sắt có bảng hiệu “Quincaillerie en gros et en détails” đúng không? (Đúng!) Tiệm này rất lớn, có xe hơi riêng. Ông Bảy Ngàn làm kế toán ở đó. Kế tiệm đồ sắt là tiệm thuốc Bắc. Không nhớ tên gì. Kế tiệm thuốc Bắc là bazar Mỹ Ngọc. Con Rỡ học lớp cô giáo Tiửng ăn cơm tháng ở đó. Đúng chưa?
- Đúng nhưng còn thiếu! Bảng hiệu Mỹ Ngọc cẩn bằng kiếng chói lọi nên ở xa cũng trông thấy. Bà chủ rất đẹp lúc nào cũng mặc áo dài “mốt” như cô giáo.
- Bà ta là con gái Hội Đồng Sĩ ở Minh Đức quê ngoại tôi.
- Phục lăn ông rồi. Nhưng để tôi sát hạch một điểm nhỏ. Nếu ông nhớ thì mới tài. Ở ngã tư đường lại trường học và đường nhà thương có gì vui đối với tụi mình?
- Từ nhà Cá đi thẳng thì men theo bờ tường tiệm tương Minh Thái. Mút tường là nhà thầy Cường, tức là nhà con Cúc học Supérieur A với mình. Em nó là thằng Tín học lớp Ba thầy Để. Cách một cái cống mương nước đen ngòm là tiệm chụp hình Lệ Chơn. Rồi đến vườn chuối của thầy Kỳ. Bên kia đường là tiệm Cầm Đồ. Ở ngã Tư ông nói có phòng mạch của Đốc Tờ Trần Văn Huợt. Ông Huợt người to lớn mập mạp như Đổng Trác. Ông ta tên Huợt nhưng thợ vẽ lại để là Hượt. Cho nên tụi mình ngạo là Đốc Tơ Hượt. Ổng không biết tại sao. Cuối cùng không biết ai bảo ổng mới cho bôi dấu “ư”. Đúng không?
Sẵn trớn tôi nói luôn:
- Đứng trước cửa phòng mạch ông Hượt ngó ra thì bên kia đường là “Cantine Scolaire”. Sau căng tin là Bến Tàu đi Trà Vinh Bến Tre. Cửa sau nhà trường mở ra ngay bến tàu đó. Bên trong là nhà của hai ông già cu-li trường. Mỗi lần mình đi sớm chui qua rào đều bị ổng rượt chạy có cờ… Đủ chưa ông bạn?
- Thôi được rồi.
- Bây giờ tôi sát hạch lại ông nhé! Trường Mỏ Cày có mấy lớp? Thầy nào dạy lớp nào? Ông Đốc tên gì, con cái ra sao?
- Trường có hai dãy đều nền đúc lợp ngói rất đẹp. Nhưng dãy A nền cao hơn. Ông Đốc tên là Trần Văn Chỉ. Nhà ông ở đầu dãy A. Ông có đông con không biết mấy người nhưng toàn con gái. Chị lớn nhất tên Quế Hương. Chị kế tên Tâm, hình như học sau mình một lớp. Chị nào cũng đẹp cả. Lớp Nhứt A: thầy Ký, lớp Nhứt B: thầy Ngọc; lớp Nhì hai năm A: thầy Thiện; lớp Nhì hai năm B: thầy Ký; lớp Nhì một năm A: thầy Cang; lớp Nhì một năm B: cô Tửng; lớp Nhì một năm C: thầy Để. Lớp Ba A không nhớ, lớp ba B: thầy Dữ. Lớp Ba C: thầy Viễn; lớp Tư A: thầy Giúp; Lớp TƯ B: thầy Báu; lớp TƯ B: cô Giúp… Rành chưa?
- Trước thầy Kỳ, ai dạy Supérieur A?
- Thầy Hữu! Ổng vừa họp với tỉnh ủy tụi tôi.
- Ổng tập kết ra Bắc làm Phó Chủ Tịch tỉnh Thanh Hóa về hồi nào?
- Cũng mới đây thôi. Các thầy đi kháng chiến chống Pháp gồm có: thầy Ngọc, thầy Viễn, thầy Hữu, thầy Báu, và ông Đốc Thế trường tư thục Duy Minh.
- Kể hoài không hết.
- À quên, cùng học với tụi mình, có thằng sau này trở thành phản động nhất. Ông biết ai không?
- Ai?
- Thằng Trưởng, con thầy Thọ. Nó làm tới Trung Tướng của tụi Sài Gòn. Lơ mơ coi chừng bị nó chụp.
- Chụp tụi mình mạnh nhất là Sư Đoàn 9 của Trần Bá Di.
- Bạn học mình đâu có đứa nào tên Di.
- À quên, Di con thầy Trần Bá Vạn ở trên Mỹ Tho lận không phải người Mỏ Cày.
Lâu ngày gặp lại bạn cũ trên quê nhà và nhắc lại kỷ niệm xưa, tôi hăng hái kể liên miên.
Hai tiếng Mỏ Cày có nghĩa là gì? Không có nghĩa gì cả, mà nó cũng không nằm trong tự điển nào. Nhưng nó nằm trọn vẹn trong lòng tôi với nét chữ và với âm thanh bình trắc như hai dấu nhạc tuyệt vời.
Chữ Mỏ Cày in trên tấm bảng gác ngang hai đầu trụ gạch vĩ đại của nhà trường quận nền đúc, lợp ngói rỡ ràng. Nơi đây tôi đã làm đứa học trò hạnh phúc trong một ngàn ngày. Nơi đây tôi biết sự uy nghiêm của trường lớp, sự kính trọng của học trò đối với ông Đốc và thầy giáo cũng như giá trị của những bài học thuở ấu thơ về địa dư, sử ký, luân lý, luận văn, toán pháp…
Những bài sơ đẳng đó khi học thuộc lòng, tôi không hiểu hết, chỉ trả cho thầy để được điểm lớn, nhưng bây giờ nghĩ lại thật thấm thía vô cùng. Đó là văn hóa, đó là nền tảng của trí khôn, khoa học và văn học.
Tôi mang mảnh đất quê hương có tên là Mỏ Cày đi khắp trời tưởng đã quên mất nó. Nào biết đâu nó vẫn cứ sống trong tôi như một cội cây xanh. Hôm nay ôn lại chuyện xưa tôi nhớ từng nét mặt từng trò chơi những nỗi vui buồn của một đứa học trò trường quận, quần tiều áo trắng, tóc hớt ngắn, sáng ôm cặp đến trường miệng vừa huýt sáo, vừa tập chú chim sắt chuyền trên tay. Tôi nhớ tiếng la rầy của thầy vang cả dãy trường. Tôi nhớ thầy Cang cho tôi điểm cao nhất khi tôi trả xuôi rót bài Jeanne d’Arc. Những trái chuối già và củ mì luộc tôi chưa tìm thấy ở đâu ngon bằng ở cổng trường Mỏ Cày do vợ của chú tài xế dinh quận bán.
Tôi nhớ những buổi trưa la cà ở nhà lồng chợ nghe vọng cổ từ những chiếc máy hát Columbia có tay quay dây thiều, hoặc dán mũi vào những tủ kính bên trong bày những quyển sách Hồng của Thế Lữ, Thạch Lam, những tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, của Tchya, Ngô Tất Tố… Không gì thú vị bằng đứng lại mải mê xem người họa sĩ vẽ chân dung Napoléon đến lúc nghe trống đổ liên hồi mới ù té chạy rớt tung cả sách vở bút mực.
Thình lình, Hứa hỏi tôi:
- Hồi đó mày có để ý cô nào không?
- Con nít biết gì mà để ý.
- Vậy mà có hai đứa để ý mày. Nhớ lại thử coi!
- À! phải rồi! Chỉ có một chớ đâu hai. Nghĩ cũng lạ. Hồi đó mình mới lên lớp nhứt. Tôi được xếp ngồi ở bàn thứ hai, sau lưng cô nàng. Cô nàng là con gái thầy Ký nên không sợ ai hết. Cứ quay mặt xuống bàn dưới nói chuyện với mình. Ngoài ra lại còn cho mình xem đáp số những bài toán khó mình phải ăn bí rợ. Không hiểu sao mình ghét tất cả các loại toán, nhất là những con số.
- Tôi nhớ bạn tuần nào cũng được thầy đem luận văn ra đọc làm bài mẫu cho cả lớp nghe.
- Tôi có một bí mật mà mãi tới bây giờ tôi mới nói ra và bạn là người thứ nhất được nghe. Số là một hôm thầy cho bài toán ác quá. Tôi cứ ngồi gặm cán bút hoài. Chờ cho cô bạn ném cái “rề-pông” cho mình chép. Cô không ném mà lại ngồi lách qua một bên cho mình xem vở. Thay vì cái “rề-pông” thì mình lại thấy chữ AMOUR viết rất đậm.
- Thế à? Rồi bạn làm sao?
- Sau đó nàng mới cho cái đáp số.
- Đáp số nào bằng cái chữ kia!
Tôi kể miên man. Tôi như nghe lại mùi tóc gội xà bông thơm mỗi sáng của nàng.
Hứa ngồi một hồi, rồi nằm. Tôi tưởng hắn ngủ nhưng không, hắn vẫn chú ý nghe. Đến đây hắn bật cười, vẻ mặt của tên sát nhân đã biến đi nhường chỗ cho những nét hồn nhiên ngây ngô của thằng bạn cũ.
-Ông giỏi thiệt. Kể tôi nghe mê man và không thiếu chi tiết nào. Lại rất văn hoa. Nếu tôi kể cho ông nghe thì ông ngủ mất tiêu rồi. Nhưng xin bổ túc vài chỗ. Cái sân tụi mình vẫn thường đá banh thì sau này Tây nó dùng chôn Tây. Vì trong kháng chiến Tây chết nhiều quá, không có chỗ chôn. Tiệm cầm đồ gần tiệp chụp hình Lệ Chơn thì đổi lại làm nhà bưu điện.
- Sao ông biết hết vậy?
- Con trai tôi học trường mình hồi trước mà!
- Thầy Kỳ còn dạy đó không?
- Còn. Vẫn lớp nhất A. Thầy Để đã lên làm ông Đốc và dời nhà xuống sân banh, nơi trường làm lễ kỷ niệm Jeanne d’Arc, ở gần Cantine. Ổng có một chiếc xe hơi. Ông nhớ nhà ông Cả Biên không?
- Có chớ. Nó ở gần tiệm vàng của Hai Thưởng giữa nhà của ông Hương Sư Mùi và ông Đốc Tờ Lương có vợ người Bắc. Ông Cả Biên bị ám sát hồi 1946 chớ gì!
- Thằng Phụng con trai ổng học chung với tụi mình và đi tập kết hồi 54.
- Ủa sao kỳ vậy?
Sáu Hứa nhìn tôi hàm ý bảo trường hợp bố tôi và tôi.
- Cây đắng trái ngọt thiếu gì! Thôi, trả bài địa dư và sử ký vậy được rồi, khỏi phải vẽ địa đồ. Bây giờ để tôi kể chuyện Đồng Khởi cho bạn nghe kẻo mai tôi bận rồi trôi mất. Bạn hãy nhắm mắt lại nghe. Tưởng tượng các nẻo đường đổ vô chợ Mỏ Cày y như hồi mình còn đi học.
- Giồng Trên, Giồng Giữa và Ngã Ba Thom.
- Nhưng Ngã Ba Thom chia làm hai ngánh. Một ngánh từ Hương Mỹ, Minh Đức, An Thới, Thành Thới đổ lên và một ngánh từ Ngã Ba Thom đổ ra. Hai ngánh này họp lại tràn vào chợ, nhưng phải đi ngang qua bót Ba Dự là bót ngoại vi của Mỏ Cày...
- Rồi làm sao qua?
- Tôi quên nói, đây là một cuộc đấu tranh của “đạo quân đầu tóc” chớ không phải cuộc Đồng Khởi chính thức đâu. Bót đồn đều xếp súng hết. Lính ra trước cửa đứng dòm. Nhiều tên lại hoan hô. Tên xếp bót còn bảo vợ con đi mua nước đá xá xị tiếp tế. Tụi lính này trước đây ác ôn lắm nhưng thấy Cách Mạng đang thắng thế nên muốn cầu an.
- Ước lượng chừng bao nhiêu người?
- Cánh Ngã Ba Thom có đến năm, sáu ngàn người.
- Còn Giồng Giữa?
- Giồng Giữa, Giồng Trên gộp lại chừng ba ngàn. Còn từ trên cầu nhà thương đổ xuống nữa. Đó thuộc quận Cái Môn nhưng thấy Mỏ Cày làm hung đồng bào cũng hưởng ứng ước chừng mười ngàn người. Ối trời! Chật đường chật ngõ. Cờ xí rợp trời.
- Cờ đỏ sao vàng hay cờ mặt trận?
Sáu Hứa khựng lại một chút rồi tiếp:
- Tôi nói lộn. Chỉ là biểu ngữ thôi.
- Biểu ngữ nêu khẩu hiệu gì trên đó?
- Chị em yêu cầu tên quận trưởng không được bắn cà-nông vào làng.
- Rồi sao nữa?
- Để tôi nói về chiến thuật tiến quân của đạo quân đầu tóc nghe. Trên các con đường đi lại trường học xuống thẳng bến tàu, đường nhà thương và các đường phố đều đông nghẹt người, nhưng tất cả đều rất trật tự ngồi chờ lệnh chung rồi kéo tới dinh quận đưa yêu sách.
- Có vô tới đó không?
- Có chớ.
- Sao hôm trước chị Sáu Hòa không có nói cho tôi nghe gì hết?
- À ạ chắc chị đi lãnh đạo trên thị xã nên không có mặt trong kỳ đấu tranh đó.
- Rồi sao nữa?
- Độ mười giờ thì dinh quận bị bao vây tứ phía. Lính quận không dám bắn. Tên quận trưởng phải hứa không bắn cà-nông vô làng nữa.
- Hắn ra mặt nói chuyện với bà con à?
- Hắn đâu dám ló ra. Hắn sai lính bắt loa phóng thanh. Nên chị em không chịu về và làm hung hơn nữa, định phá cửa dinh bắt hắn, nhưng ban lãnh đạo không cho, bảo chị em nên bình tĩnh đấu tranh trong hòa bình. Chẳng ngờ chúng nó kêu tiếp viện. Trên tỉnh xuống một đoàn xe nhà binh chở đầy ác ôn. Chúng vừa đến là ào ào tấn công. Nhưng chị em ta không nao núng, cứ hô khẩu hiệu đả đảo. Chúng bèn đem kéo rồi mỗi đứa cầm một cây kéo cắt tóc chị em. Chị em chống trả kịch liệt. Có nhiều người vùng chạy khỏi, nhiều người bị chúng xởn trụi lủi.
- Rồi sao?
- Cuối cùng chúng phải hứa là không bắn cà-nông vô làng nữa.
- Chỉ hứa thôi à?
- Thì bước đầu mà nó hứa cũng đã là thắng lợi rồi.
- Còn mấy trận chị em bịt họng cà-nông xảy ra ở đâu?
- Cũng ở đây. Tại quận Mỏ Cày. Nhưng bữa nay khuya quá, ngủ lấy sức để mai nó chụp mình nhảy mới nổi.
Tôi đoán là Sáu Hứa đã dùng phương pháp sáng tạo như tôi đã dùng đối với ông Mười Rằn. Tuy vậy tôi cũng có những nét cụ thể để bịa tạc. Nếu không có y thì tôi không biết căn cứ vào đâu mà phóng đại tô màu. Trong lãnh vực sáng tác, đâu có ai đòi hỏi nhà văn phải viết sự thực. Báo Nhân Dân và Đài Phát Than có nói sự thực bao giờ. Trung Ương có nói sự thực bao giờ. Bởi thế cho nên khi còn ở ngoài Bắc thì ai cũng phấn khởi, tưởng như Cách Mạng sắp “bưng mâm cổ” tới nơi rồi. Khi về quê thì thấy rằng đảng giỏi…. bịp thật.
Sáng hôm sau, Sáu Hứa tiếp tục câu chuyện. Tôi hỏi về chị Ba Định. Hứa nói:
- Không có chị Ba thì không có Đồng Khởi..
- Đồng Khởi ở khắp Miền Nam chớ riêng gì ở Bến Tre sao?
- Nhưng nếu không có Bến Tre thì không có Đồng Khởi Miền Nam. Do đó Trung Ương mới tặng danh hiệu Bến Tre lá cờ đầu của Miền Nam.
- Đạo quân đầu tóc là sáng kiến của ai vậy bạn? Có phải của chị Ba không?
- Không biết của ai nhưng theo tôi thì chị Ba là một cán bộ rất xuất sắc.
- Cố nhiên rồi. Tôi biết chị Ba hồi kháng chiến. Chỉ là Đoàn Trưởng Phụ Nữ Cứu Quốc đâu có gì xuất sắc.
- Thời thế tạo anh hùng mà bạn. Ai có nghĩ rằng mình phải đánh Mỹ dữ dằn như vậy đâu nhưng chừng đánh thì cứ đánh.
Sáu Hứa trở lại vụ “chị em bịt họng cà-nông”, nhưng tôi sực nhớ vụ nữ anh hùng Tạ Thị Kiều lấy ba cái lô-cốt bằng chiến thuật khỉ, nên tôi chận ngang.
- Tỉnh mình đã tạo nên một Tạ Thị Kiều vừa thông minh vừa anh dũng.
- Tạ Thị Kiều nào?
- Ủa, người của tỉnh mình mà bạn không biết thật sao?
- Tôi có biết Kiều nào đâu?
- Kiều ở An Thạnh lấy lô-cốt bằng sáng kiến dùng một con khỉ. Ở ngoài Hà Nội hoan hô dữ lắm. Tôi có gặp và phỏng vấn nữa.
Sáu Hứa tỏ vẻ ngơ ngác cực độ. Tôi biết y bịa mọi chuyện khá sinh động. Thảo nào nhà văn trung ương bị y chê là viết khơi khơi, nên tôi không dồn y vào vấn đề khỉ lấy bót nữa. Quả láo thiên láo địa, láo Bà Rịa láo vô, láo Long Hồ láo xuống. Láo gặp láo!
Số là vùng này là đất cấm của tỉnh ủy, tức là không cơ quan nào được léo hánh tới. Nó gồm có hai mảnh chạy cặp theo gân lộ đá cũ đã bị Việt Minh phá từ 1945. Một mảnh gồm vườn rậm và rạch Cái Quan, tỉnh ủy thường về trụ hình ở nhà Hai Sung bí thư xã ủy. Chúng giữ bí mật, nhưng mỗi khi đồng bào thấy con gái của Hai Sung đi lùng mua gà vịt thì biết có chúng về ở nhà đồng chí bí thư. Vùng này thường ăn bom pháo nhưng vườn rậm dễ chui. Rủi bị chụp thì nhảy qua bên kia rạch chạy ra Bình Khánh. Nếu chưa ổn thì vọt lên Phước Hiệp, Định Thủy. Đó là ba xã họp thành “tam giác sắt” của tỉnh ủy, nơi xuất phát cuộc Đồng Khởi lửa rơm thiêu rụi quê hương.
Đối diện với mảnh vườn rậm là những cụm vườn tân lập và những xóm chòi của dân sợ máy bay bỏ nhà ra cất chòi ngoài đồng. Tuy tỉnh ủy không đóng ở mạn vườn thưa này nhưng cũng không cho cơ quan nào đóng. Thế mà có hai ông Mùa Thu cả gan dám đến ở thì mất mặt bầu cua của tỉnh ủy quá đi.
Tên cán bộ nghiên cứu của tỉnh ủy là Mười Nhái, trong kháng chiến chống Pháp cà nhỏng chống xâm lăng nhưng cũng bị ông Diệm cho ngồi tù sáu tháng. Đó là thành tích cao nhất của hắn. Nhờ đó hắn cũng được vô tỉnh ủy ngồi một ghế hẳn hoi. Nhưng hắn còn một thành tích cao hơn là tặng cho con bé đánh máy của văn phòng tỉnh ủy một trái bầu. Nói nào ngay, trái bầu là kết tinh của cả ban thường vụ tỉnh ủy chớ không phải riêng của “chú Mười thân mến” như lời phản tỉnh của cô bé. Nhưng chú Mười đứng ra tự kiểm tháo để rửa mặt mũi cho các đồng chí lớn. Nhờ đó, thay vì bị đẩy xuống huyện, chú chỉ bị tạm thời đưa ra khỏi tỉnh ủy làm nghiên cứu viên để chờ cơ hội nhảy trở vào ngôi ghế cũ. Chú Mười nghe hai tên Mùa Thu đến vùng cấm địa thì nhắn với bà con lối xóm:
- Đuổi hai thằng đó ra khỏi chỗ này!
Câu nói lọt vô tai Tám Không trước. Tám Không nổi cáu, về thuật lại cho tôi và bảo:
- Tao đã đáp lại thằng Nhái rằng đất Mỏ Cày này là của tao và của tất cả những người đi chiến đấu trước đây chớ không phải của riêng nó. Nếu có qui định của tỉnh ủy thì nó phải tới đây nói chuyện đàng hoàng chớ không được xấc láo như vậy.
Tôi vuốt giận anh Tám, nhưng chính là đổ dầu vào lửa.
- Một câu nhịn chín câu lành chú nó ơi. Không nên đếm xỉa tụi cóc nhái mang guốc.
- Nhái cóc sao biết nói giọng đó? Tao lên đạn sẵn. Ra đường hễ nó làm phách, hễ nó chụp súng thì tao bắn trước. Thử coi ai làm gì tao.
Tám Không là dân cựu trào tiểu đoàn 307 đánh nhiều trận từ Khu 8 đến Khu 9 nên có máu lính trong người. Nếu tôi không cản thì Tám Không đã tìm đến gặp xừ Nhái rồi.
Tám Không đi đâu cũng la rùm lên:
- Bảo Mười Nhái tới uống trà chơi.
Có lẽ sự nộ khí xung thiên của ông Tám lọt đến tai chú Mười, nên chú Mười xếp ve, và hai thằng cán Mùa Thu tôi cứ ở nhà chú Nhứt tì tì. Do đó đám tỉnh ủy cũng ghét lây chúng tôi. Nhưng trong tỉnh ủy có hai tên vốn là bạn của tôi thời chống Pháp tên là Hai Tranh và Sáu Hứa.
Hai Tranh là Phó Bí Thư sắp lên Bí Thư còn Sáu Hứa là Ủy Viên Thường Vụ kiêm Trưởng Ty Công An, mà tôi đã nhắc tới ở đầu truyện, kẻ đã viết thư xin lỗi tôi. Hai tên này gởi một cận thần sang gặp tụi tôi, chẳng ngờ đó lại là một thằng bạn cũ của tôi từng học lớp huấn luyện Thanh Niên Cứu Quốc tỉnh do ông Mạch Văn Tư phụ trách ở Cồn Chim xã Thành Phong năm 1946: Sáu Giàu, chánh văn phòng.
Tám Không bảo hắn ngay:
- Ê thằng đó là thằng nào mà phách lối vậy, Sáu Giàu? Ông về cho nó biết nó có ngon thì qua đây đuổi tôi này chớ đừng có nhắn miệng. Bảo nó tụi này kháng chiến từ 1945 nghen. Hồi đó nó còn ở nhà phá làng phá xóm phải không? Lập trường không chắc thằng nào hơn thằng nào nhé!
Sáu Giàu vuốt giận Tám Không và luôn dịp mời tụi tôi qua “căn cứ” của mấy ông kẹ để chúng tôi sưu tầm tài liệu Đồng Khởi, vì ở trên R đã đánh điện xuống cho tỉnh ủy về sứ mạng của chúng tôi là sáng tác về Đồng Khởi để gởi ra Bắc làm chứng liệu tuyên truyền.
Hai thằng tôi bèn quảy ba lô đi theo Sáu Giàu. Bà con trong xóm hổng biết hai ông nào trẻ trung mà được mấy ông kẹ tỉnh ủy trọng vọng vậy. Từ đó chúng tôi lên chân lên càng ít nhiều, nghĩa là nhà trong xóm có giỗ thì mời chú Hai và chú Tám tới nhậu.
Ở căn cứ của tỉnh, chúng tôi được đãi đằng theo thượng khách. Tôi lại gặp được ông Mười Rắn là dân tham gia Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở Mỹ Tho từng làm chủ tịch quận Mỏ Cày năm 1947. Bây giờ ông đã lên tới Khu ủy. Trước kia ông cũng đã từng cùng bọn Trần Văn Trà ăn dầm nằm đề ở nhà tôi. Ông ta kêu tôi riêng ra ngoài vườn hỏi chuyện về Miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Tôi vốn học được nghề nói mép của báo Nhân Dân nên ông hỏi đến đâu tôi nói ron rót tới đó.
- Bác nghe nói đời sống nhân dân ngoài Bắc phì nhiêu sung túc lắm phải không cháu?
- Dạ, cháu mong giải phóng mau mau để dân Miền Nam tiến cho kịp Miền Bắc. Dạ, máy cày của Liên Xô chở qua, bỏ ngoài bờ sông Hồng như bọ hung chờ phân phát cho hợp tác xã và các nông trường, nhưng ta chưa có đủ người lái nên còn để đó. Nhiều nông trường ham hố máy móc lãnh về nhưng chưa có đất nên bỏ ngoài mưa như những “đống máy “.
- Nói vậy ngoài đó sản xuất theo lối tập thể hết rồi hả cháu?
- Dạ hiện giờ ngoài đó có lối chừng vài trăm nông trường. Mỗi nông trường có từ năm ngàn đến một vạn công nhân viên ăn uống, học hành, làm việc đều hoàn toàn theo lối dây chuyền tập thể, kỷ luật giờ giấc răn rắc. Cháu có vào làm việc ở một nông trường trong tỉnh Nghệ An một năm nên cháu biết rất rõ bác à!
- Nếu vậy thì Miền Bắc đã cơ giới hóa nông thôn theo chương trình kinh tế mới của Lê-nin rồi, trâu bò và nhân công dư thừa để dùng vào chuyện gì?
- Dạ trâu bò thì dùng vào việc vận tải, còn nhân công thì dùng vào việc khuân vác.
- Ủa, sao lạ vậy. Cày thì cày máy còn trâu bò thì kéo xe nghĩa là sao?
- Dạ vì trước kia Pháp chế tạo quá nhiều xe bò, cày chìa vôi và gàu gỗ đạp nước.
- Còn người Nam mình tập kết có được bác Hồ thương mến như bác nói hồi còn kháng chiến không?
- Dạ có ạ! Bác Hồ còn thương ác hơn nữa. Mỗi người dân đều được vô dinh Bác ăn cơm với Bác một bữa. Riết rồi Bác mệt quá nên Bác gởi lời thăm hoặc tặng quà chớ không đủ sức khỏe tiếp đón nữa. Riêng thiếu nhi Miền Nam học giỏi thì được bác cho rờ râu.
- Ông Mười Huệ chủ tịch tỉnh mình ra ngoải làm gì?
- Dạ ông Mười được vô Phủ Chủ Tịch ăn cơm và ngủ chung với Bác Hồ một nhà, tâm sự mấy đêm liền. Sau đó Bác Hồ phong cho ông Mười chức gì lớn lắm xem xem chức Bộ Trưởng một chút thôi. Nhưng ông Mười già yếu nên không làm nổi, do đó ông chỉ làm thư ký Hội Việt Pháp thôi.
- Ông Mười còn khỏe lắm, đâu có yếu đuối gì!
- Dạ ông Mười gặp cháu hoài. ông Mười phấn khởi lắm. Ông Mười có xin bác Hồ được một cái quai dép, cất để dành về tặng bà con Bến Tre mình coi chơi cho biết.
Ông Mười Rằn không hỏi nữa. Ông móc thuốc hút và hỏi sang vấn đề khác.
- Cháu ra ngoài lập gia đình chưa?
- Dạ cháu chờ về Nam đó bác!
- Ờ cũng được. Kháng chiến hai mùa mà như cháu là còn trẻ lắm. Để hôm nào bác bảo con Sáu Hòa nó tìm cho một đứa trong đạo “quân đầu tóc” của nó.
Tôi giựt mình, sợ thầm trong bụng nhưng không dám cãi lại. Có tóc còn không ăn thua, bị cắt tóc thì coi ra cái gì? Nhưng được đồng chí Khu ủy Viên chiếu cố là quới lắm rồi. Thình lình ông vò đầu tôi bảo:
- Tía mày chớ máy cày Liên Xô đem qua chất đống ở bờ sông Hồng.
- Dạ bác Mười bảo sao ạ?
- Hay lắm. Tội nghiệp ông Mười Huệ. Già rồi ra chi ngoài đó để chịu mưa phùn gió bấc?
- Dạ bác nói sao ạ?
- Thôi đi vô nhà tao bảo thằng Mười Kỹ nó kể chuyện Đồng Khởi cho nghe mà viết sách. Nó sẽ kể theo cái kiểu của mày kể cho tao về máy cày và nông trường vậy.
Tôi đã một lần bị cậu liên lạc ở sông Vàm Cỏ Đông lật tẩy về cái vụ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, và bây giờ một lần nữa. Thiệt ê mặt, nhưng tôi tự nhủ: Nếu nói thiệt ra tất cả thì chẳng hóa ra mình là thằng ngu hay sao.
Ông Mười Rằn bảo:
- Có viết thì cũng trừ hao kha khá nghe mày tụi.
Kế đó tôi và Tám Không, một nhà văn và một nhà soạn kịch được Mười Kỹ dắt đến một cái nhà hoang để kể cho nghe chuyện Đồng Khởi.
Chừng non nửa tiếng thì có vẻ cạn nguồn. Tôi và ông bạn soạn giả cứ thỉnh thoảng liếc trộm nhau: như thế này thì chất liệu đâu mà viết?
Quả thật không có gì. Chỉ đủ viết vài bài bút ký lễnh loãng thì hết. Mười Kỹ là một anh chầu rìa đứng hạng bét trong tỉnh ủy được giao cho phụ trách địch vận. Chính hắn đã cấy ông thầy của tôi là giáo sư Nguyễn Nhơn Nghĩa của trường tư thục Trung Châu ở Bến Tre lên Sài Gòn để địch vận sĩ quan Sài Gòn. Không vận động được ai cả mà chính ông bị giết chết trong lúc đang giữ chức Phó Bí Thư Tỉnh Ủy. Ông là một giáo sư rất giỏi. Đi kháng chiến không biết lại vô đảng hồi nào. Có thể ông làm chủ tịch tỉnh hoặc chủ tịch nước cũng được nhưng địch vận quả là “trật phé” của ông. Mười Kỹ là một thằng con nít biết quái gì mà lại điều động một ông Phó Bí Thư làm công tác của hắn? Vậy mà sau này hắn được xách đầu máu vô Trung ương Đảng hai khóa liền (Sáu và Bảy) kiêm luôn cả Chủ Tịch ủy Ban Nhân Dân Tỉnh.
Sau khi từ giã ông Mười Rằn thì tôi được Sáu Hứa, Thường Vụ Tỉnh ủy, bạn học cũ ở Mỏ Cày rủ đi ta bà thế giới chơi một vòng để nghe y giới thiệu về cuộc Đồng Khởi mà hắn ta là một trong những người cầm cán. Quê hắn ở Phước Hiệp. Hắn là con trai thứ tám trong gia đình một thầy nghề võ tên là ông Bộ Dực. Hồi đi học chung hắn có dẫn tôi về nhà ăn dưa hấu và coi cá nước đua ở vàm sông Định Thủy. Nghe đồn rằng ông Bộ Dực là người đã đánh hạ ông Phó Hoài ở Giồng Luông vì ông này ỷ giàu và có quyền lực hay hà hiếp dân nghèo.
Sáu Hứa có tên là Tám Huýt (tiếng Pháp “huit” là số tám) em của Sáu Xôi cán bộ Thanh Niên tỉnh thời chín năm, học Trại Huấn Luyện của ông Mạch Văn Tư trước tôi hai khóa. Huýt, Thiện và tôi là ba đứa học giỏi nhất lớp nhì hai năm A của thầy Võ Thành Ký. Trên đường ra Bình Khánh, Hứa luôn luôn giảng giải cho tôi về cuộc Đồng Khởi thần thánh của tỉnh nhà và tỏ lòng hân hoan vì được Trung ương chiếu cố cho một nhà văn gốc tỉnh nhà để nghiên cứu về Đồng Khởi. Sáu Hứa than phiền:
- Trước đây cũng có một nhà văn trung ương về tận đây viết một quyển sách mang về R, không có thông qua tỉnh ủy, rồi đài Giải Phóng lẫn đài Hà Nội phát thanh làm cho chúng tôi nghe mà “bất mãn cùng mình”. Sáu Hứa hỏi tôi có biết nhà văn đó không? Tôi biết tỏng đi nhưng bảo là không! Do đó Sáu Hứa mới mạnh dạn nói tiếp:
- Công ghe bè bạn, từ ngoải vô đây mà viết một quyển sách đọc nghe không có “ghé “ chút nào ráo nạo!
Tôi hỏi.
- Tại sao vậy ông bạn?
- Tại vì y không đi sâu đi sát với quần chúng, cứ nghe khơi khơi rồi viết. Đúng ra thì mất lập trường hoàn toàn vì không có sự lãnh đạo của đảng. Lần này ông phải làm một cái cho cước cạnh nghe. Đồng Khởi đâu có tệ như trong quyển sách của ông ta!
- Tôi sẽ cố gắng!
Sáu Hứa kể cho tôi nghe chuyện một cán bộ ở huyện Thành Phú: Sau khi chấm dứt thời hạn tập kết thì đồng chí ấy ẩn tích không ai biết đồng chí ở đâu. Người trong xóm tưởng đồng chí ta đã đi tập kết hoặc đã chết. Lúc bấy giờ không ai dám liên lạc với ai. Chẳng ngờ khi Đồng Khởi phất cờ thì đồng chí mới ra mặt. Đồng chí cho biết đồng chí xuống rừng Thành Phong. Sau hai năm nghĩa là tới ngày tổng tuyển cử, ngày nào đồng chí cũng lội ra bãi ngóng đợi Trung ương gởi người vào. Tiếc quá, đồng chí mới bị bù nốc bắn chết.
Tôi nghe hấp dẫn vô cùng, định sẽ dựng người cán bộ này thành nhân vật tiểu thuyết. Rồi Sáu Hứa kể những chuyện nổi dậy trừ gian diệt tề ở xã, kèm theo những câu bình luận đầy đủ lập trường:
- Cách Mạng nào cũng vậy, khởi đầu không thể tránh sai lầm. Nhất là ở dưới xã, các chi ủy cứ tự động làm. Trên tỉnh không chỉ đạo kịp. Mà Trung ương cũng đâu có chỉ thị gì cho tỉnh. Tụi tôi cứ hành động và tự đặt ra chủ trương. Quận xã cũng vậy, ai muốn làm gì thì làm. Đến chừng biết sai thì đã xong rồi không còn sửa chữa được. Rồi đành nhắm mắt cho qua luôn. Có những sai lầm chỉ phạm một lần là không làm sao sửa được.
Tôi biết y muốn nói mé mé về việc giết cậu và cô ruột tôi. Tôi nghe lửa giận nổi dậy. Phải, Cách Mạng là một sự thay đổi, không có sự thay đổi nào không gây xáo trộn. Nhưng có Cách Mạng nào dã man như Cách Mạng Tháng Tám không? Cách Mạng Tháng Tám đã làm khắp dân gian sợ hãi khủng khiếp với danh từ “mò tôm” bây giờ “chi ủy, tổ trưởng” nhân sự khủng khiếp đó lên gấp ngàn, với một danh từ mới: “MỜI”.
Ở Cổ Cò, nơi giáp ranh hai làng Minh Đức (quê ngoại) và Hương Mỹ (quê nội tôi) có tên Nhút Chậm, ngày trước ở mướn cho gia đình ông cụ tôi rồi đến ông tôi. Gần nhà hắn có một nhà giàu tên là Hai Đối. Tôi biết rõ gia đình này là một gia đình làm giàu nhờ cần cù lao động và hà tiện chớ không gian lận của ai, cũng không cho vay lấy lời. Thời Cách Mạng Tháng Tám người chú của ông Hai Đối bị Cách Mạng bắn hụt vì ông ấy là hội tề. Ông phải bỏ làng chạy lên Núi Nứa tu và không thấy trở về nữa. Đến thời Đồng Khởi, Nhút Chậm lại trổ tài. Từng là một tên chuyên đi làm mướn bây giờ trở thành quỉ vương. Để xoá số tiền mượn của gia đình ông Hai Đối (mà hắn có họ hàng xa) hắn phao cho hai vợ chồng ông là gián điệp. Hắn bắt hai ông bà đem đi giữa khuya và giết chết không ai biết bằng cách nào, dập xác ở đâu. Chưa hết. Để nhẹm luôn việc làm của hắn, đêm sau hắn đến bắt hai đứa con gái giết luôn.
Sau vụ giết người kinh khủng đó hắn trở thành hung thần, không ai dám nói một câu. Không ai dám gặp mặt hắn. Còn hắn thì lầm lầm lỳ lỳ, vợ con hắn cũng phải sợ.
Cặp mắt hắn đỏ nọc như mắt chó dại, mồm sủi bọt như mồm trâu già. Vẫn chưa hết. Hắn định giết cả ông bà tôi là chủ cũ của hắn. Hắn đem lựu đạn gài trước cửa nhà ông tôi. Ông bà tôi vốn sợ tên đày tớ cũ, nhất là sau vụ bắt cóc gia đình ông Hai Đối nên không dám ra khỏi nhà. Không rõ ma quỉ xúi giục thế nào mà hắn lại dẫm lên trái lựu đạn hắn gài bữa trước để giết ông bà tôi. Người trong xóm cho rằng đó là quả báo nhãn tiền.
Những chuyện như thế tôi sưu tầm được khá nhiều, nhưng không biết sẽ dùng vào đâu mà cũng không dám ghi ra giấy, chỉ để bụng. Mặc dầu để bụng nhưng không bao giờ quên.
Nghe Sáu Hứa nói về sự “xáo trộn” của Cách Mạng Đồng Khởi, tôi chỉ vuốt đuôi lươn, chớ làm gì hắn? Hắn hiện là trưởng ban An Ninh tỉnh thì dù tôi là bạn cũ cũng có nghĩa gì. Tôi không muốn hắn trình bày thêm “sai lầm” của Cách Mạng nên đánh trống lảng. Hắn đưa tôi đến căn cứ của hắn vào lúc nửa đêm. Tôi không thể biết chắc đây là đâu chỉ đoán lơ mơ là xã Bình Khánh hay Phước Hiệp gì đó. Bốn bề là mía và ruộng ngập nước, nếu bị chụp thì chỉ có nước chui chớ không thể chạy.
Người chủ nhà, cốt cán của hắn, đóng đáy, đổ dục đem về một gánh tép. Chúng tôi ăn cơm chiều vào lúc một giờ khuya với tép luộc rau sống. Sau đó hắn bảo tôi lấy giấy ra ghi về Đồng Khởi.
- Mười Hỉ nói với bạn những chuyện gì? Đâu kể sơ tôi nghe rồi tôi sẽ tiếp cho.
Tôi đáp thật tình:
- Năm ba chuyện vặt. Với những chi tiết như vậy không thể nào viết sách được. Riêng tôi thì sưu tầm không được bao nhiêu trong dân. Có vẻ như không ai muốn kể hết!
Sáu Hứa nói:
- Đồng Khởi tỉnh mình, chủ yếu là Mỏ Cày. Vậy bạn nên đưa Mỏ Cày vô sách. Hễ diễn tả được trận chiến Mỏ Cày thì coi như đó là Bến Tre. Bạn nên tự hào về đất Mỏ Cày chớ!
- Đúng!
Hứa nhắc tôi lần nữa.
- Lấy giấy ghi đi!
- Tôi có tật không ghi gì hết. Những gì tôi còn nhớ là thì đó là cái hay tôi dùng, cái gì tôi quên thì đó là cái không dùng được.
- Bạn mình còn nhớ Mỏ Cày chớ?
- Nhớ hết cả quận và hầu như xã nào tôi cũng có đi tới hoặc sống ở đó.
Rồi tôi kể rành rọt.
- Dưới cùng giáp ranh Thạnh Phú là làng Minh Đức và Hương Mỹ. Kế đó là Tân Huề. Tân Huề không phải là một làng nhưng lại có đình. Nó thuộc về làng Minh Đức. Trên Minh Đức là Cẩm Sơn, Ngãi Đăng và Tân Trung. Trên Tân Trung là An Định, An Thới, Thành Thới. Ba xã này giáp ranh nhau. Ba xã Bình Khánh, Phước Hiệp, Định Thủy nằm rìa Cù Lao Minh ở ven sông Hàm Lưông, còn Thành Thới và An Thạnh cũng nằm rìa Cù Lao Minh nhưng ở ven sông Cổ Chiên. Xã Đa Phước Hội là nơi có thị trấn Mỏ Cày. Vậy rành chưa?
Hứa khen:
- Ông bạn đi xa lâu quá mà vẫn còn nhớ đủ hết. Nhưng có nhớ thị trấn Mỏ Cày hay không?
- Bạn hỏi chỗ nào tôi nói chỗ nấy cho bạn nghe.
- Thì ông bạn cứ kể đi. Nếu bạn không quên chỗ nào hết thì tôi khỏi vẽ bản đồ.
- Nếu tôi quên thì bạn cứ bổ túc. Vì bạn cũng như tôi, chúng ta đã từng học ba năm ở trường Mỏ Cày. Có cây me nào mà mình không trèo đâu!
Sáu Hứa cười:
- Để tôi kiểm tra bộ óc bạn chút nghe. Chợ Mỏ Cày có mấy dãy phố chính. Mỗi dãy có những tiệm nào?
Tôi cũng cười:
- Lấy ví dụ tôi đứng ở trước cửa nhà việc Đa Phước Hội ngó ra đầu nhà lồng chợ nghe! Thì bên phải là dãy phố chính. Bắt đầu là tiệm thuốc Tây của thầy Thọ, ông già thằng Trưởng học chung lớp với tôi. Kế đó là anh em Hồ Hợi thầy có nghề võ có người em sứt vành tai trái nên gọi là Sáu Sứt. Bà Hồ Hội gói nem rất tuyệt. Buổi chiều bà thường ra ngồi trước cửa chặt bì heo, để gói nem. Bà vừa nói chuyện, mắt ngó đâu đâu, tay chặt như máy. Căn kế là của một kỹ sư điện, trước cửa có gắn một tấm bảng đồng mang chữ Ingénieur électricien. Kế đó là tiệm thợ bạc Trần Minh Mẫn. Trước đó, tiệm này ở trên đường đến trường học trước cửa có cây trứng cá.
- Ngày nào tôi cũng đi ngang qua đó. Nhưng tiệm vàng này có gì đặc biệt?
- Đặc biệt là cô con gái học chung với tụi mình.
- Tên gì?
- Tên Hai. Kế tiệm vàng Trần Minh Mẫn là tiệp tạp hóa của ông Hương Sư Mùi có người con học đến Tú Tài. Bên cạnh là tiệm hủ tiếu của chú Huờn.
- Hủ tiếu chú Huờn có gì đặc biệt?
- Ba lát gan heo, tôm khô và một con tôm chiên để trên mặt.
- Còn gì đặc biệt nữa?
- Chú Huờn có một con trai và một con gái học chung với mình. Tên gì tôi quên rồi. Nhưng con gái rất đẹp và có chồng rất sớm. Kế đó là phòng mạch của Médecin Lê Văn Hai. Ông Hai có vợ rất đẹp và rất diện. Hai đứa con trai giống ông ta như đúc. Kế phòng mạch là tiệm tạp hóa Đại Thành rồi đến bến nước chợ. Ghe, đò, đậu chật nứt. Bên bến nước là nhà cá. Trước nhà cá là tiệm tương Minh Thái mình thường mua tương cay túm trong lá môn đi hái me ăn. Đó là dãy bên tay phải. Bên tay trái có tiệm nước ngó ra bến xe, kế đó là tiệm bán đồ sắt có bảng hiệu “Quincaillerie en gros et en détails” đúng không? (Đúng!) Tiệm này rất lớn, có xe hơi riêng. Ông Bảy Ngàn làm kế toán ở đó. Kế tiệm đồ sắt là tiệm thuốc Bắc. Không nhớ tên gì. Kế tiệm thuốc Bắc là bazar Mỹ Ngọc. Con Rỡ học lớp cô giáo Tiửng ăn cơm tháng ở đó. Đúng chưa?
- Đúng nhưng còn thiếu! Bảng hiệu Mỹ Ngọc cẩn bằng kiếng chói lọi nên ở xa cũng trông thấy. Bà chủ rất đẹp lúc nào cũng mặc áo dài “mốt” như cô giáo.
- Bà ta là con gái Hội Đồng Sĩ ở Minh Đức quê ngoại tôi.
- Phục lăn ông rồi. Nhưng để tôi sát hạch một điểm nhỏ. Nếu ông nhớ thì mới tài. Ở ngã tư đường lại trường học và đường nhà thương có gì vui đối với tụi mình?
- Từ nhà Cá đi thẳng thì men theo bờ tường tiệm tương Minh Thái. Mút tường là nhà thầy Cường, tức là nhà con Cúc học Supérieur A với mình. Em nó là thằng Tín học lớp Ba thầy Để. Cách một cái cống mương nước đen ngòm là tiệm chụp hình Lệ Chơn. Rồi đến vườn chuối của thầy Kỳ. Bên kia đường là tiệm Cầm Đồ. Ở ngã Tư ông nói có phòng mạch của Đốc Tờ Trần Văn Huợt. Ông Huợt người to lớn mập mạp như Đổng Trác. Ông ta tên Huợt nhưng thợ vẽ lại để là Hượt. Cho nên tụi mình ngạo là Đốc Tơ Hượt. Ổng không biết tại sao. Cuối cùng không biết ai bảo ổng mới cho bôi dấu “ư”. Đúng không?
Sẵn trớn tôi nói luôn:
- Đứng trước cửa phòng mạch ông Hượt ngó ra thì bên kia đường là “Cantine Scolaire”. Sau căng tin là Bến Tàu đi Trà Vinh Bến Tre. Cửa sau nhà trường mở ra ngay bến tàu đó. Bên trong là nhà của hai ông già cu-li trường. Mỗi lần mình đi sớm chui qua rào đều bị ổng rượt chạy có cờ… Đủ chưa ông bạn?
- Thôi được rồi.
- Bây giờ tôi sát hạch lại ông nhé! Trường Mỏ Cày có mấy lớp? Thầy nào dạy lớp nào? Ông Đốc tên gì, con cái ra sao?
- Trường có hai dãy đều nền đúc lợp ngói rất đẹp. Nhưng dãy A nền cao hơn. Ông Đốc tên là Trần Văn Chỉ. Nhà ông ở đầu dãy A. Ông có đông con không biết mấy người nhưng toàn con gái. Chị lớn nhất tên Quế Hương. Chị kế tên Tâm, hình như học sau mình một lớp. Chị nào cũng đẹp cả. Lớp Nhứt A: thầy Ký, lớp Nhứt B: thầy Ngọc; lớp Nhì hai năm A: thầy Thiện; lớp Nhì hai năm B: thầy Ký; lớp Nhì một năm A: thầy Cang; lớp Nhì một năm B: cô Tửng; lớp Nhì một năm C: thầy Để. Lớp Ba A không nhớ, lớp ba B: thầy Dữ. Lớp Ba C: thầy Viễn; lớp Tư A: thầy Giúp; Lớp TƯ B: thầy Báu; lớp TƯ B: cô Giúp… Rành chưa?
- Trước thầy Kỳ, ai dạy Supérieur A?
- Thầy Hữu! Ổng vừa họp với tỉnh ủy tụi tôi.
- Ổng tập kết ra Bắc làm Phó Chủ Tịch tỉnh Thanh Hóa về hồi nào?
- Cũng mới đây thôi. Các thầy đi kháng chiến chống Pháp gồm có: thầy Ngọc, thầy Viễn, thầy Hữu, thầy Báu, và ông Đốc Thế trường tư thục Duy Minh.
- Kể hoài không hết.
- À quên, cùng học với tụi mình, có thằng sau này trở thành phản động nhất. Ông biết ai không?
- Ai?
- Thằng Trưởng, con thầy Thọ. Nó làm tới Trung Tướng của tụi Sài Gòn. Lơ mơ coi chừng bị nó chụp.
- Chụp tụi mình mạnh nhất là Sư Đoàn 9 của Trần Bá Di.
- Bạn học mình đâu có đứa nào tên Di.
- À quên, Di con thầy Trần Bá Vạn ở trên Mỹ Tho lận không phải người Mỏ Cày.
Lâu ngày gặp lại bạn cũ trên quê nhà và nhắc lại kỷ niệm xưa, tôi hăng hái kể liên miên.
Hai tiếng Mỏ Cày có nghĩa là gì? Không có nghĩa gì cả, mà nó cũng không nằm trong tự điển nào. Nhưng nó nằm trọn vẹn trong lòng tôi với nét chữ và với âm thanh bình trắc như hai dấu nhạc tuyệt vời.
Chữ Mỏ Cày in trên tấm bảng gác ngang hai đầu trụ gạch vĩ đại của nhà trường quận nền đúc, lợp ngói rỡ ràng. Nơi đây tôi đã làm đứa học trò hạnh phúc trong một ngàn ngày. Nơi đây tôi biết sự uy nghiêm của trường lớp, sự kính trọng của học trò đối với ông Đốc và thầy giáo cũng như giá trị của những bài học thuở ấu thơ về địa dư, sử ký, luân lý, luận văn, toán pháp…
Những bài sơ đẳng đó khi học thuộc lòng, tôi không hiểu hết, chỉ trả cho thầy để được điểm lớn, nhưng bây giờ nghĩ lại thật thấm thía vô cùng. Đó là văn hóa, đó là nền tảng của trí khôn, khoa học và văn học.
Tôi mang mảnh đất quê hương có tên là Mỏ Cày đi khắp trời tưởng đã quên mất nó. Nào biết đâu nó vẫn cứ sống trong tôi như một cội cây xanh. Hôm nay ôn lại chuyện xưa tôi nhớ từng nét mặt từng trò chơi những nỗi vui buồn của một đứa học trò trường quận, quần tiều áo trắng, tóc hớt ngắn, sáng ôm cặp đến trường miệng vừa huýt sáo, vừa tập chú chim sắt chuyền trên tay. Tôi nhớ tiếng la rầy của thầy vang cả dãy trường. Tôi nhớ thầy Cang cho tôi điểm cao nhất khi tôi trả xuôi rót bài Jeanne d’Arc. Những trái chuối già và củ mì luộc tôi chưa tìm thấy ở đâu ngon bằng ở cổng trường Mỏ Cày do vợ của chú tài xế dinh quận bán.
Tôi nhớ những buổi trưa la cà ở nhà lồng chợ nghe vọng cổ từ những chiếc máy hát Columbia có tay quay dây thiều, hoặc dán mũi vào những tủ kính bên trong bày những quyển sách Hồng của Thế Lữ, Thạch Lam, những tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, của Tchya, Ngô Tất Tố… Không gì thú vị bằng đứng lại mải mê xem người họa sĩ vẽ chân dung Napoléon đến lúc nghe trống đổ liên hồi mới ù té chạy rớt tung cả sách vở bút mực.
Thình lình, Hứa hỏi tôi:
- Hồi đó mày có để ý cô nào không?
- Con nít biết gì mà để ý.
- Vậy mà có hai đứa để ý mày. Nhớ lại thử coi!
- À! phải rồi! Chỉ có một chớ đâu hai. Nghĩ cũng lạ. Hồi đó mình mới lên lớp nhứt. Tôi được xếp ngồi ở bàn thứ hai, sau lưng cô nàng. Cô nàng là con gái thầy Ký nên không sợ ai hết. Cứ quay mặt xuống bàn dưới nói chuyện với mình. Ngoài ra lại còn cho mình xem đáp số những bài toán khó mình phải ăn bí rợ. Không hiểu sao mình ghét tất cả các loại toán, nhất là những con số.
- Tôi nhớ bạn tuần nào cũng được thầy đem luận văn ra đọc làm bài mẫu cho cả lớp nghe.
- Tôi có một bí mật mà mãi tới bây giờ tôi mới nói ra và bạn là người thứ nhất được nghe. Số là một hôm thầy cho bài toán ác quá. Tôi cứ ngồi gặm cán bút hoài. Chờ cho cô bạn ném cái “rề-pông” cho mình chép. Cô không ném mà lại ngồi lách qua một bên cho mình xem vở. Thay vì cái “rề-pông” thì mình lại thấy chữ AMOUR viết rất đậm.
- Thế à? Rồi bạn làm sao?
- Sau đó nàng mới cho cái đáp số.
- Đáp số nào bằng cái chữ kia!
Tôi kể miên man. Tôi như nghe lại mùi tóc gội xà bông thơm mỗi sáng của nàng.
Hứa ngồi một hồi, rồi nằm. Tôi tưởng hắn ngủ nhưng không, hắn vẫn chú ý nghe. Đến đây hắn bật cười, vẻ mặt của tên sát nhân đã biến đi nhường chỗ cho những nét hồn nhiên ngây ngô của thằng bạn cũ.
-Ông giỏi thiệt. Kể tôi nghe mê man và không thiếu chi tiết nào. Lại rất văn hoa. Nếu tôi kể cho ông nghe thì ông ngủ mất tiêu rồi. Nhưng xin bổ túc vài chỗ. Cái sân tụi mình vẫn thường đá banh thì sau này Tây nó dùng chôn Tây. Vì trong kháng chiến Tây chết nhiều quá, không có chỗ chôn. Tiệm cầm đồ gần tiệp chụp hình Lệ Chơn thì đổi lại làm nhà bưu điện.
- Sao ông biết hết vậy?
- Con trai tôi học trường mình hồi trước mà!
- Thầy Kỳ còn dạy đó không?
- Còn. Vẫn lớp nhất A. Thầy Để đã lên làm ông Đốc và dời nhà xuống sân banh, nơi trường làm lễ kỷ niệm Jeanne d’Arc, ở gần Cantine. Ổng có một chiếc xe hơi. Ông nhớ nhà ông Cả Biên không?
- Có chớ. Nó ở gần tiệm vàng của Hai Thưởng giữa nhà của ông Hương Sư Mùi và ông Đốc Tờ Lương có vợ người Bắc. Ông Cả Biên bị ám sát hồi 1946 chớ gì!
- Thằng Phụng con trai ổng học chung với tụi mình và đi tập kết hồi 54.
- Ủa sao kỳ vậy?
Sáu Hứa nhìn tôi hàm ý bảo trường hợp bố tôi và tôi.
- Cây đắng trái ngọt thiếu gì! Thôi, trả bài địa dư và sử ký vậy được rồi, khỏi phải vẽ địa đồ. Bây giờ để tôi kể chuyện Đồng Khởi cho bạn nghe kẻo mai tôi bận rồi trôi mất. Bạn hãy nhắm mắt lại nghe. Tưởng tượng các nẻo đường đổ vô chợ Mỏ Cày y như hồi mình còn đi học.
- Giồng Trên, Giồng Giữa và Ngã Ba Thom.
- Nhưng Ngã Ba Thom chia làm hai ngánh. Một ngánh từ Hương Mỹ, Minh Đức, An Thới, Thành Thới đổ lên và một ngánh từ Ngã Ba Thom đổ ra. Hai ngánh này họp lại tràn vào chợ, nhưng phải đi ngang qua bót Ba Dự là bót ngoại vi của Mỏ Cày...
- Rồi làm sao qua?
- Tôi quên nói, đây là một cuộc đấu tranh của “đạo quân đầu tóc” chớ không phải cuộc Đồng Khởi chính thức đâu. Bót đồn đều xếp súng hết. Lính ra trước cửa đứng dòm. Nhiều tên lại hoan hô. Tên xếp bót còn bảo vợ con đi mua nước đá xá xị tiếp tế. Tụi lính này trước đây ác ôn lắm nhưng thấy Cách Mạng đang thắng thế nên muốn cầu an.
- Ước lượng chừng bao nhiêu người?
- Cánh Ngã Ba Thom có đến năm, sáu ngàn người.
- Còn Giồng Giữa?
- Giồng Giữa, Giồng Trên gộp lại chừng ba ngàn. Còn từ trên cầu nhà thương đổ xuống nữa. Đó thuộc quận Cái Môn nhưng thấy Mỏ Cày làm hung đồng bào cũng hưởng ứng ước chừng mười ngàn người. Ối trời! Chật đường chật ngõ. Cờ xí rợp trời.
- Cờ đỏ sao vàng hay cờ mặt trận?
Sáu Hứa khựng lại một chút rồi tiếp:
- Tôi nói lộn. Chỉ là biểu ngữ thôi.
- Biểu ngữ nêu khẩu hiệu gì trên đó?
- Chị em yêu cầu tên quận trưởng không được bắn cà-nông vào làng.
- Rồi sao nữa?
- Để tôi nói về chiến thuật tiến quân của đạo quân đầu tóc nghe. Trên các con đường đi lại trường học xuống thẳng bến tàu, đường nhà thương và các đường phố đều đông nghẹt người, nhưng tất cả đều rất trật tự ngồi chờ lệnh chung rồi kéo tới dinh quận đưa yêu sách.
- Có vô tới đó không?
- Có chớ.
- Sao hôm trước chị Sáu Hòa không có nói cho tôi nghe gì hết?
- À ạ chắc chị đi lãnh đạo trên thị xã nên không có mặt trong kỳ đấu tranh đó.
- Rồi sao nữa?
- Độ mười giờ thì dinh quận bị bao vây tứ phía. Lính quận không dám bắn. Tên quận trưởng phải hứa không bắn cà-nông vô làng nữa.
- Hắn ra mặt nói chuyện với bà con à?
- Hắn đâu dám ló ra. Hắn sai lính bắt loa phóng thanh. Nên chị em không chịu về và làm hung hơn nữa, định phá cửa dinh bắt hắn, nhưng ban lãnh đạo không cho, bảo chị em nên bình tĩnh đấu tranh trong hòa bình. Chẳng ngờ chúng nó kêu tiếp viện. Trên tỉnh xuống một đoàn xe nhà binh chở đầy ác ôn. Chúng vừa đến là ào ào tấn công. Nhưng chị em ta không nao núng, cứ hô khẩu hiệu đả đảo. Chúng bèn đem kéo rồi mỗi đứa cầm một cây kéo cắt tóc chị em. Chị em chống trả kịch liệt. Có nhiều người vùng chạy khỏi, nhiều người bị chúng xởn trụi lủi.
- Rồi sao?
- Cuối cùng chúng phải hứa là không bắn cà-nông vô làng nữa.
- Chỉ hứa thôi à?
- Thì bước đầu mà nó hứa cũng đã là thắng lợi rồi.
- Còn mấy trận chị em bịt họng cà-nông xảy ra ở đâu?
- Cũng ở đây. Tại quận Mỏ Cày. Nhưng bữa nay khuya quá, ngủ lấy sức để mai nó chụp mình nhảy mới nổi.
Tôi đoán là Sáu Hứa đã dùng phương pháp sáng tạo như tôi đã dùng đối với ông Mười Rằn. Tuy vậy tôi cũng có những nét cụ thể để bịa tạc. Nếu không có y thì tôi không biết căn cứ vào đâu mà phóng đại tô màu. Trong lãnh vực sáng tác, đâu có ai đòi hỏi nhà văn phải viết sự thực. Báo Nhân Dân và Đài Phát Than có nói sự thực bao giờ. Trung Ương có nói sự thực bao giờ. Bởi thế cho nên khi còn ở ngoài Bắc thì ai cũng phấn khởi, tưởng như Cách Mạng sắp “bưng mâm cổ” tới nơi rồi. Khi về quê thì thấy rằng đảng giỏi…. bịp thật.
Sáng hôm sau, Sáu Hứa tiếp tục câu chuyện. Tôi hỏi về chị Ba Định. Hứa nói:
- Không có chị Ba thì không có Đồng Khởi..
- Đồng Khởi ở khắp Miền Nam chớ riêng gì ở Bến Tre sao?
- Nhưng nếu không có Bến Tre thì không có Đồng Khởi Miền Nam. Do đó Trung Ương mới tặng danh hiệu Bến Tre lá cờ đầu của Miền Nam.
- Đạo quân đầu tóc là sáng kiến của ai vậy bạn? Có phải của chị Ba không?
- Không biết của ai nhưng theo tôi thì chị Ba là một cán bộ rất xuất sắc.
- Cố nhiên rồi. Tôi biết chị Ba hồi kháng chiến. Chỉ là Đoàn Trưởng Phụ Nữ Cứu Quốc đâu có gì xuất sắc.
- Thời thế tạo anh hùng mà bạn. Ai có nghĩ rằng mình phải đánh Mỹ dữ dằn như vậy đâu nhưng chừng đánh thì cứ đánh.
Sáu Hứa trở lại vụ “chị em bịt họng cà-nông”, nhưng tôi sực nhớ vụ nữ anh hùng Tạ Thị Kiều lấy ba cái lô-cốt bằng chiến thuật khỉ, nên tôi chận ngang.
- Tỉnh mình đã tạo nên một Tạ Thị Kiều vừa thông minh vừa anh dũng.
- Tạ Thị Kiều nào?
- Ủa, người của tỉnh mình mà bạn không biết thật sao?
- Tôi có biết Kiều nào đâu?
- Kiều ở An Thạnh lấy lô-cốt bằng sáng kiến dùng một con khỉ. Ở ngoài Hà Nội hoan hô dữ lắm. Tôi có gặp và phỏng vấn nữa.
Sáu Hứa tỏ vẻ ngơ ngác cực độ. Tôi biết y bịa mọi chuyện khá sinh động. Thảo nào nhà văn trung ương bị y chê là viết khơi khơi, nên tôi không dồn y vào vấn đề khỉ lấy bót nữa. Quả láo thiên láo địa, láo Bà Rịa láo vô, láo Long Hồ láo xuống. Láo gặp láo!
Đồng Bằng Gai Góc Đồng Bằng Gai Góc - Xuân Vũ Đồng Bằng Gai Góc