Thất bại lớn nhất là thất bại trong việc cố gắng.

William A. Ward

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2353 / 62
Cập nhật: 2015-07-18 13:00:36 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8
ả bọn uống trà ngon lành và hối hả, trò chuyện cũng hấp tấp. Bảy Quế nói:
- Cái chợ Cái Quan này chỉ cách tỉnh lỵ Bến Tre không đầy mười lăm phút trực thăng. Nó còn để đó để làm đầu mối đưa tin lấy tin. Giống như một cụm chà mà bà con thả dưới sông. Đám cá tưởng đó là nơi an toàn tránh khỏi tay thợ chài, nào biết đâu sẽ có một bữa bất ngờ người chủ bao đăng xúc một phát là sạch. Nào cá lóc, cá trê, cá lòng tong...
Tôi trỏ bộ râu của nó và nói.
- Và cá chốt nữa.
Ba Nha gạt ngang.
- Thôi đừng có khủng bố để ông uống trà cho ngon miệng!
Tôi hỏi về tình hình R. Anh nói một hơi. Tiệc trà giải tán thắng lợi năm trăm phần trăm, mạnh ai nấy lủi. Tôi đi theo Ba Nha để gặp cô “su hào”. Ba Nha giục.
- Nói gì thì nói mau mau đi. Đoàn sẽ rời ngay nơi này. Hay muốn ở đây luôn thì nói.
Đâu có gì để nói. Nhìn thấy cô bé trên đất quê nhà, tôi cảm thấy là mười năm sống trên đất Bắc tôi “tu hành” là sáng suốt, vì sớm muộn gì tôi cũng sẽ bị đúc trong lò Trường Sơn. Nếu có vợ có con bỏ lại, ai nuôi? Tôi chạy dài, chạy không ngó lại cái sự “giúp đỡ” của đảng ủy chi ủy mà tôi đã từng thấy.
Còn bây giờ rau muống đã bò vô tới đây? Lại cũng không thể. Tôi cưới vợ để đi theo văn công lêu bêu nay tỉnh này mai tỉnh khác ư? Còn nếu bắt về nhà làm dâu thì cô nàng có chịu? Trường hợp này cũng na ná như trường hợp người đẹp Sài Gòn. Hơn nữa, Ba Nha cũng không có đủ quyền hạn quyết định một vấn đề như vậy.
Tôi có yêu một cô Bắc Kỳ thật, nhưng cô Bắc Kỳ ấy thì đang ở xa. Tôi chắc Bắc Kỳ cũng yêu tôi lắm! Chúng tôi chỉ mới hôn nhau và tạm biệt. Nếu phải lấy vợ người khác xứ thì tôi chỉ xin lấy cô Bắc Kỳ đó mà thôi. Trên thế gian này mọi cuộc tình sâu đậm đều tan vỡ. Romeo Juliette, Lương Sơn Bá- Chúc Anh Đài, v.v…
Thêm tôi nữa, Xuân Vũ và cô Bắc Kỳ!
Tôi vào quán mua ít quà tặng cho cô bé và bảo các bạn:
- Đây là cái chợ độc nhất trong vùng Giải Phóng mà tôi gặp suốt từ R về đến đây, các bạn muốn mua gì thì trút hồ bao ra mà mua đi, đi xuống I3 (tức Khu 9 cũ) càng gay go hơn.
Ba Nha nói:
- Từ ngày về Nam tới nay tao mới biết cái chợ.
- Đây chỉ là những cái chòi không phải là chợ. Chỉ khác chòi ngoài đồng là vì ở đây có hàng hóa từ thành thị đem vào. Tôi có ghé ngang đây khi từ R xuống, nhưng lúc đó không sung túc bằng.
- Mẹ kiếp! Chợ làng mà phong phú quá.
- Dạ thưa anh Ba, xứ này từ xưa nó vẫn như thế, hơn thế mà! Anh còn lạ gì!
Tôi biết Ba Nha sợ mất lập trường nên chỉ nói thế thôi. Sự thực, cũng như tôi nghĩ anh phải nói:
- Phong phú hơn cả Mậu Dịch Tổng Hợp Hà Nội.
Mà đúng thế. Nếu anh có nói thì đó cũng là sự thật. Ở đây có bán cả bàn máy may, đuôi tôm, phân hóa học Urée, mua không phải phiếu. Từ cây tăm xỉa răng đến lọ tương chao, cứ bỏ tiền ra thì lấy hàng. Ai muốn mua một lúc hai, ba bàn máy, ba, bốn đuôi tôm, nếu không sẵn, mai sẽ có chuyến đò về sớm nhất trong ngày.
May quá, bữa nay Trời Phật phò hộ, “đống chà” vẫn còn là nơi ẩn núp của lũ cá lóc cá trê R mới tới. Chia tay nhau, Ba Nha chỉ nói y như Hai Tân phó ban Tuyên Huấn, lúc tôi và Tư Mô rời tiểu ban Văn nghệ R:
- Cố gắng cẩn thận nghe cậu!
- Cảm ơn anh.
- Tao thấy cái đồng bằng này không bằng phẳng chút nào hết, lại còn gai góc hơn trên rừng.
- Trời kêu ai nấy dạ anh Ba ơi! Anh Hoàng Việt lội Trường Sơn ba tháng không sao, ló xuống đồng bằng có mấy bữa thì lâm nạn. Cẩn thận là đã đành rồi, nhưng biết thế nào mà cẩn thận?
Ba Nha là một người đàng hoàng, trên đưa lên thay cho Tám Nhàn được gọi về Bắc. Anh là một loại người gương mẫu, chỉ sáng tác có một tuồng cải lương cho đoàn Chuông Vàng Hà Nội diễn. Đó là tuồng Hương Sen Đồng Tháp. Về trong này phần lớn thời giờ anh dùng để chiến đấu với muỗi đòn xóc. Cuối cùng anh là kẻ chiến bại trước kẻ thù tí hon này. Không biết mồ mả ở đâu. Ai mà tìm cho được. Xương chiến sĩ Nam Kỳ không những phủ trắng Trường Sơn mà còn trắng cả R và đồng bằng nữa.
Khi đoàn xuống tới Rạch Giá thì bị chụp. Một số diễn viên bị bắt, trong đó có Nguyễn Trọng Miên, người Châu Đốc là nhạc trưởng của đoàn.
Tám Không, người Giồng Luông, quận Thạnh Phú, được phép đoàn ở lại móc gia đình.
Sở dĩ y có cái tên nghe vui vui như vậy là vì lúc xa gia đình, vợ y có mấy điều “răn” cho đức lang quân tâm niệm. Một là, hai là, ba là… như là một loại nghị quyết của Trung ương đảng. Y là đồng hương và bạn học ở trại huấn luyện Thanh Niên Cứu Quốc Tỉnh, y học bên Thiếu Nhi, tôi nhỏ tuổi hơn y nhưng lại học bên Thanh Niên. Trong kháng chiến, y theo tiểu đoàn 307, tôi làm phóng viên chiến trường.
Ra Bắc y viết và đóng kịch, tôi viết văn. Lội Trường Sơn cùng một chuyến, và lại gặp nhau đây để “ ‘kéo bè kéo cánh”, giúp đỡ nhau viết về Đồng Khởi vĩ đại!
Vợ y là diễn viên số một đoàn Văn Công Nam Bộ. Con y mới ba tuổi, y chở lại nhà tôi chơi hoài. Y giục tôi.
- Kiếm một chỗ cấy rau muống đi để.
“có một cục để trên đầu trên cổ với người ta”.
Y lấy tên tôi đặt cho con. Có lẽ vì quá yêu tôi chăng. Yêu nhau lắm nhưng không có cắn nhau đau như người ta thường nói. Bây giờ y mới chế diễu tôi:
- Rau muống non quấn chân vậy không chịu để về đây không khéo lại quơ dưa hấu sồn!
- Mày có thực hành đúng “tám không” không?
- Tao bây giờ còn “mười không” nữa chớ thèm tám.
- Cái “không” nào khó thi hành nhất?
- Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào sông lấp biển, “Quyết chí cũng làm nên” mà chú Hai nó.
- Ừ, tốt lắm. Bây giờ mày tính trụ hình ở đâu?
- Tao có chỗ rồi.
- Ở đâu mà hay vậy?
- Chó dắt mới gặp
“cố nhân thời xa vắng!”
- Cha chả! Coi bộ lãng mạn rồi đa!
- Hì hì, nhưng cố nhân lại có cựa mày ạ!
Hai đứa cùng cười rồi dắt nhau đi vô vườn đề phòng “Phượng Hoàng bủa lưới phóng lao”. Tám Không bảo:
- Mẹ, con gái một bầy, con trai một lũ mà đều thất nghiệp. Tao không hiểu người ta giữ để làm mắm hay làm gì mà không cho chúng nó xáp với nhau. À quên, Điêu Thuyền vào rồi!
- Gặp Lữ Bố chưa?
- Lữ Bố đang mắc nạn, tổ chức còn điều tra nên hai đằng chàng và thiếp chỉ hờm sẵn cái bàn cờ chớ chưa xuất tướng xe đâm thọc gì được cả.
- Hoàng Việt chết thiệt sao mày?
- Còn giả với ai nữa chớ?
- Coi chừng công điện bỏ dấu lộn.
- Chữ gì chớ chữ “Hoàng Việt” không lộn được. Ở dưới tỉnh bây giờ người ta lấy tên là Năm Quyết, Sáu Thắng, Mười Bò, Ba Ngố chớ ai có loại tên mất lập trường đó mà lộn. Châc! Nếu cần hi sinh một cánh tay của tao để ảnh sống lại, tao xin sẵn sàng.
- Thôi mày ơi! Đừng có nói nhảm.
Tôi dắt Tám Không đi loanh quanh một hồi thì gặp một cái nhà hoang ở mé vườn. Hai đứa mắc võng nằm. Đâu cũng thế, dân không ở trong những nơi rậm rạp và tránh giải phóng. Tám Không bảo:
- Hai đứa mình ở đại cái nhà này, hằng ngày đi chợ về nấu ăn.
-.. chống Mỹ?
- Tao sẽ tìm cách về thăm gia đình!
- Bây giờ phải lo bồi dưỡng cặp giò trước. Nó khô nước nhờn từ Trường Sơn rồi! Về R đâu có châm nhớt thêm được chút nào. Ở đây là chấp nhận chạy đua với trực thăng, cặp giò yếu yếu là bị nó xớt thôi.
- Mày mới về sao biết rành vậy?
- Qua Mỹ Tho mà không rành à? Ở đó hơn đây cái mục pháo bầy. Ngoài ra thứ gì cũng giống.
- Tao bị rồi.
- Ủa, còn Tư Mô đâu?
- Ảnh về bên Bảo thăm nhà.
- Cặp giò ổng chắc lúc này làm ống điếu tốt hơn hồi ở R.
Tôi kể cho ông bạn cố tri nghe về việc tìm tài liệu Đồng Khởi, nhưng y không có vẻ chú ý mà cứ thở dài.
- Bây giờ tao mới thấy nhớ thằng nhỏ.
- Nhớ thằng nhỏ hay nhớ má nó?
Tám Không làm thinh, một chập rồi móc bóp lấy hình vợ con ra:
- Tao phải đem nó về giao cho bà già mới yên tâm.
- Bà già mày ở đâu?
- Ở Sài Gòn.
- Làm sao giao được?
- Thằng Bảy Quế ra vô thành như cơm bữa. Tao sẽ nhờ nó. Nói chơi vậy thôi chớ làm gì được. Lúc tao về thăm má con nó tản cư trên Bắc Ninh, tao thấy tội nghiệp quá. Xa vợ ít đau khổ hơn xa cơn. Mày có con rồi mày sẽ biết. Tao nhớ lúc tao bồng nó lần cuối cùng, tao bảo: Con hôn ba, rồi ba đi! Nó hỏi: Ba đi đâu? Tao nói: Ba đi công tác. Nó hỏi tiếp: Công tác ở đâu? Tao bảo: Xa lắm. Nó lại hỏi: Chừng nào ba về? Vợ tao khóc và quát: Con đừng hỏi nữa. Để ba đi! Bây giờ thì biết không có ngày về!
Cái thằng bạn của tôi kể tới đó rồi ngưng. Nó rơm rớm nước mắt:
- Đó những chuyện nhỏ nhặt như vậy thôi mày ạ, nhưng nó ràng buộc mình vô kể. Bây giờ tao mới thông cảm với anh Tư Cương (Phó Giám Đốc Đài Phát Thanh). Hồi 1940 ảnh bị tù về thăm nhà lúc chị Tư sanh con Nina. Ảnh lưu luyến rồi ở nhà luôn không đi hoạt động nữa. Cho nên bây giờ mới ngồi ghế thấp vậy, chớ nếu không thì ít nhất cũng là Bộ Trưởng, ủy Viên Trung ương.
Tôi gạt ngang:
- Thôi mày ơi! Gác vụ má thằng Cu lại một bên đi. Tính chuyện cái bao tử đã.
- Còn mày, về tới nhà rồi, có để ý được mối nào chưa?
Tôi cười há há rồi kể lại “mối tình ngang trái “ và chuyện “Giang tả cầu hôn” cho nó nghe. Nó bảo:
- Con dì không được thì nhắm con cháu chớ sao bỏ cả hai đi? Như vậy cũng còn khá hơn ông Giáp.
- Rồi kêu bạn học bằng “nhạc mẫu” à? Khó coi quá!
- Thì cưới con gái người ta phải kêu người ta bằng má chớ sao. Ông Giáp lấy con gái ông Đặng Thái Mai cũng được chớ đâu có gì khó coi.
- Chèo ách quá mày ơi! Không được đâu. Rồi cả làng tao hay, bạn cũ biết họ cười chết.
Tám Không bảo:
- Để bữa nào êm êm, mày dắt tao coi con bé… é cháu rồi tao liên hệ với chi ủy địa phương đặt vấn đề cho. Gia đình mày có một mình mày, ở đó mà nhởn nhơ ngâm cứu hoài. Con nhỏ su hào đi dọc đường với tao nó có tâm sự. Tao thấy không được, nên tao nói quát ra. Cấy su hào thì cấy ở ngoài đó chớ về tới xứ rồi ta kiếm dưa hấu mà lấy giống cho rặc nòi, chớ ai lại để lai, phải không nhà dăng?
Tôi làm thinh. Tám Không quay lại vụ Hoàng Việt:
- Thiệt là đau đớn. Kể từ nay mình hết có nghe anh Bảy Hoàng Cò nói về giao hưởng nữa. Không biết ảnh có để cục nhân nào lại cho mấy em tóc vàng Bun-ga-ri không?
- Tội nghiệp Lê Tương Phùng và chị Bảy quá trời.
- Mày thấy gương đó thì phải lo vợ con sơm sớm đi.
Hai đứa nhóm bếp nấu nước nấu cơm. Ba cái dụng cụ Trường Sơn mang về tới R đã thấy gãy xương sống, tính quăng phức cho rảnh nợ, chẳng ngờ lại phải đeo xuống đây. Tôi hỏi.
- Mày qua Đồng Chó Ngáp có suông không?
- Mày muốn nói là có ăn pháo bầy hoặc thủy phi thoàn không hả?
- Phải. Nhưng mày lội một lần hay hai?
- Một lần là ói ra gạch cua rồi, còn muốn mấy lần?
- Tao lội hai lần đó mày ơi!
Tám Không cười khè khè như lựu đạn lép đề-tô:
- Bị cá nốc à?
- Không! Ngâm dấm suốt đêm nó vắng mặt. Há há… Hổng biết của mấy em có hề hấn chi không? Phải sửa lại là đồng chó chết mới đúng mày ạ. Tàn nhẫn vô nhân đạo thật. Tụi mình thì dù sao cũng là giống mạnh, còn các em là giống yếu, giống đẹp phải ngâm nghêu sò ốc hến cả đêm tội nghiệp quá. Các em lại sợ đĩa chui nữa!
Bỗng nghe một tiếng “pịch” sau hè như cái chấm dứt câu chuyện chó ngáp. Cả hai nhảy tưng lên rồi nhìn nhau. Pháo lép à? Không phải? Tôi nhìn ra. Đó chỉ là trái dừa khô rụng sau hè. Tôi lượm đem vào, bảo:
- Đây là dừa Bến Tre không phải dừa Thanh Hóa.
Tám Không nhại tiếng Bắc.
- Ở đây nà Cái Quao, Thanh Hóa thế quái lào được. Mình tha hồ kho khô kho nước ăn chơi nhé anh Cò. Mẹ kiếp bốn kí nô nạc đổi một kí nô thép Niên Xô, còn mấy kí nô dừa đổi một kí nô thép hả chị hĩm?
- Nếu bốn kí thì tao ở không đi lượm dừa rụng đổi thép không cần công tác nữa.
Tôi dùng con dao găm cứa da không đứt của hợp tác xã Hàng Bạc mà tôi đeo suốt từ Hà Nội vô tới đây lột trái dừa, đập ra, cạy, xắt miếng bỏ vô gà-mên, tìm muối để kho.
Tám Không lục trong bếp một lúc rồi reo lên:
- Tao lấy bí danh là “không” mà lại có. Chủ nhà đi để lại tất cả cho mình. Mày coi đây: nước mắm, nước tương, nước màu, đường, muối, cả chao và mắm nữa. Vậy mình chỉ nấu cơm ra vườn hái rau sống ăn với mắm chưn một bữa no kè uống trà rồi lên võng lúc lắc. Còn cái món dừa kho để dành ngày mai.
- Nghe đài BBC và ngủ, tao có radiô Hitachi đây.
Đang ăn cơm, bỗng Tám Không nói:
- Để tao gả em gái tao cho mày. Tao quên mất tao có hai ba đứa em gái.
- Ở đâu bây giờ?
- Ở Sài Gòn.
- Tao vừa xem mặt một cô Sài Gòn.
- Rồi sao?
- Có lẽ cổ không chịu tao mà tao cũng không thể… gì được vì cái lập trường của hai bên xa cách…
Tám Không lắc đầu:
- Lập gì! ông già vợ tao cũng ở Sài Gòn, một đại tư sản có nuôi cả ngựa đua. Ổng đã để dành cho con trai tao một con ngựa tơ. Chừng nó về nó sẽ cỡi đua.
- Mày móc được ổng rồi à?
- Lúc về tới R tao cho người đi ngoéo ngay. Ổng có vợ lẻ. Má vợ tao không còn ở chung với ổng nữa. Ổng có hai đứa con gái với bà nhỏ. Mày thấy là chịu liền. Tụi nó đẹp như tiên vậy. Ngoài ra tao còn một lô em gái. Còn cả một bà chị vợ nữa. Mày có thể bắt thăm.
- Gả em vợ chị vợ nghèo ba năm mày không biết à?
Cả hai cùng cười. Tám Không nói tiếp:
- Nếu trớt mấy mối đó, tao còn một đám em gái con của cô tao ở Giồng Luông. Tụi mình sẽ mạo hiểm đi xuống đó một chuyến. Trước nhất xuống Minh Đức, rồi từ Minh Đức băng đồng xuống Cái Bần. Rồi từ Cái Bần lội xuống Giồng Luông. Luôn dịp tao thăm mộ ông già tao. Mấy chục năm trời biền biệt. Con cái gì bất hiếu vậy?
- Còn bà già hiện ở đâu?
- Bà già tao bỏ xứ lên Sài Gòn ở chung với anh Hai tao lâu rồi. Ảnh là sĩ quan Hải Quân Hoàng Gia Anh trong đại chiến thứ hai, được nước Anh ưu đãi, cho lương hằng tháng sống khỏe lắm.
Tôi bảo:
- Mày lụi hụi rồi bị kết tội mất lập trường giai cấp cho coi.
Tám Không cười dí dỏm:
- Lập trường giai cấp tao cất kỹ lắm. Mất hay còn không ai thấy được, chỉ mình tao biết thôi. Chính cái bản thân tao đã là một sự mất lập trường rồi. Tao là địa chủ, mày thừa biết mà. Đi theo Cách Mạng cà nhỏng gần hai mươi năm chưa chặt được cái đuôi đ… chĩa hay sao?
Nhà Tám Không giàu lắm. Dân Giồng Luông không có nhà nghèo. Nhà ngói, phông tô nền đúc san sát nối liền nhau như phố chợ. Việt Minh nổi dậy phá sạch. Hai ngôi nhà nguy nga lớn nhất, có thể là toàn tỉnh cũng bị phá tiêu. Đó là nhà của ông Phó Hoài và ông Phủ Kiển. Nhà Tám Không ở gần đấy.
Ở ngoài Bắc vượt về Nam cả ngàn cây số đường rừng mà gần. Bây giờ chỉ còn năm, sáu cây số nữa là về tới nhà mà lại xa. Vì Giồng Luông Thạnh Phú đều có đồn bót. Tám Không nhắc lại với vẻ cương quyết.
- Tao sẽ kiếm vợ cho mày.
Nói cho vui vậy thôi chớ làm sao mà Ngụy và Việt Cộng nhìn mặt nhau được. Cái gì mơ tưởng cũng đẹp, đụng thực tế rồi mới ngã ngửa ra. Tôi và Tám Không chưa biết ở đâu cho vững bụng thì nghe tiếng trực thăng qua đầu. Vườn dừa, bờ mía rậm ri dễ trốn lắm, nhưng cũng vẫn cứ sợ lòi lưng.
Hôm sau hai đứa lại dắt nhau ra chợ Cái Quan mua sắm các thứ hàng chiến lược như vải dù để khoác lên người ngụy trang, dây dù để giăng võng và vải ni lông để may võng. Ngoài ra còn những thứ tỉ mỉ khác như kim chỉ, dây quai dép cao su, bút Bic, pin đèn, đường cát… toàn những thứ Mậu Dịch Hà Nội đều không có bán.
Máy đuôi tôm chạy ầm ì dợn sóng cả bến chợ. Thấy xuồng đậu gắn toàn máy đuôi tôm tôi hết hồn. Loại máy này tôi chỉ thấy có một cái ở Miền Bắc của Công Binh Sư Đoàn 330 Đồng Văn Chuột dùng để tập dượt cho công binh vượt sông. Máy của LX giật hoài không chạy, phải kêu chuyên viên ngoài Bộ Tổng vào sửa chữa.
Ở đây đuôi tôm con nít cũng chạy được và không thấy hư bao giờ. Dân dùng nó để chà gạo, chạy lò đường. Nông thôn bom đạn bời bời mà người dân còn văn minh cỡ đó, nói chi thành thị? Quay nhìn lại cái cày chìa vôi và cái xe đạp nước của Miền Bắc mà hỡi ôi. Hai mươi năm sau Giải Phóng tới ăn sạch cả lò đường và đuôi tôm, Bắc Việt vô cạp luôn đất. Dân nghèo đi không ngóc đầu lên nổi.
Tôi và Tám Không mua một xâu thịt và lòng định đem về chòi liên hoan tay đôi nhưng chưa kịp trả tiền thì nghe một bàn tay vỗ nhẹ vai. Tôi quay lại, bụng nghĩ chắc ông mãnh Bảy Quế đến gặp tụi tôi để cho vài lời khuyên trong cuộc sống dưới cánh quạt trực thăng chăng. Nhưng không phải. Một ông lão tóc bạc râu dài, chậm rãi hỏi.
- Tôi nè cậu Hai, cậu còn nhớ tôi không?
Tôi ngạc nhiên hỏi.
- Bác là ai? Cháu chưa từng quen?
- Cậu không nhớ tôi đâu. Tôi nghe cậu về trong này rồi. Hổm rày tôi đi chợ thấy cán bộ qua lại có để ý tìm. Tôi là Sáu Bi nè. Tôi là người ở… Thôi về nhà rồi sẽ nói chuyện.
Thấy tôi cứ đứng ngơ ngác, lão tiếp:
- Cậu ở nhà ai hiện giờ.
- Trong cái nhà hoang ở mé vườn kia.
- Không được đâu. Nó chụp chết. Thôi mời hai cậu về nhà.
Nói xong lão móc túi trả tiền rồi xách xâu thịt và lôi tay tôi ới xuống bến.
Tôi chưa hiểu ất giáp gì nhưng vẫn bước theo. Tám Không cũng không phản đối. Đang ở khơi khơi không có gốc rễ gì hết, được nhân dân mời về nhà thì còn gì bằng. Ông già mời tôi xuống đuôi tôm ngồi. Xuồng máy chạy khỏe re. Từ ngày lội Trường Sơn tới nay, đây là lần thứ nhất tôi đi mà khỏi dùng cặp chân hay cơ giới hóa cặp chân.
Vừa lái đuôi tôm, ông Sáu kể cho tôi nghe tiểu sử thuở thiếu thời của ông:
- Ông Cả có hai cặp trâu. Cậu đi học bãi trường về lần nào cũng đòi cỡi, nhớ chưa. Tôi không cho vì sợ cậu té, tôi bị rầy, nhớ chưa?
- À, tôi nhớ ra rồi. Bây giờ chú lên ở vùng này à?
- Tôi theo bên vợ về cất nhà ở gần cầu Sập.
- Cầu sập là cầu nào?
- Đúng ra nó là cây cầu đúc lớn ở nửa đường Mỏ Cày – Cầu Mống. Nhưng hồi kháng chiến, dân quân phá sập nên gọi là cầu Sập. Cây cầu đúc lớn gần ngã tư An Bình đường vô nhà ông Chủ Xạ đó.
Tôi mơ màng nhớ lại những chuyện cách đây vài chục năm. Ông Chủ Xạ có hai thằng con trai học chung với tôi ở trường Mỏ Cày. Một thằng đi bộ đội chết ở miền Tây còn một thằng không biết làm gì? Chị nó lấy chồng là ông tổ trưởng chánh trị Trung Đoàn 99 của Đồng Văn Cống người Việt “gốc rau” tên là Hoàng Mai. Ông tổ trưởng này sau khi tơm bà vợ địa chủ thì nhảy rào về thành luôn.. Hồi bọn Văn Phòng Trung Đoàn 99 đóng ở nhà ông nội tôi ở Hương Mỹ, Hoàng Mai xem tôi đá cá lia thia, hắn sìa môi bảo tôi bằng tiếng Pháp: “Tôi thích Cách Mạng chớ không thích đánh nhau!” Cách Mạng Tháng Tám không đánh nhau?
Thịt heo mua về hãy dẹp qua một bên. Chú bảo thím bắt gà, bắt vịt làm thịt một lúc hai con. Rượu đế một lít. Chuối, mít trái cây đầy bàn. Ăn uống xong, Tám Không ngủ khò. Coi pháo của quận Mỏ Cày và Cầu Mống như đồ bỏ. Nó bắn thì cứ bắn, ông ngủ cứ ngủ, sợ chi. Pháo bầy Long An còn giết ông không được kia mà.
Chú Sáu dắt tôi ra ngồi ngoài vườn kể chuyện làng tôi cho tôi nghe. Chú nói rất nhỏ, dường như sợ cả cây cối nghe:
- Cô của cậu bị “mấy ổng” thủ tiêu, ai cũng biết nhưng gia đình ông Ba bà Ba không dám nói. Chẳng có gì cả. Tổ trưởng đảng nó ve cổ. Cổ chửi nó là thằng chăn trâu.
Mà thật thằng tổ trướng là chăn trâu, nhưng không được chăn trâu của ông nội tôi. Nó đã từng qua vườn nhà tôi ăn trộm dừa bị bắt nhiều lần nhưng ông tôi bỏ qua. Bây giờ nó thù. Chú Sáu tiếp:
- Ngoài ra nó giết cổ để lấy cái radiô. Bà Ba buồn và sợ nên bỏ nhà vô chợ ở với cô Chín. Ngôi nhà đó tụi nó lấy hết đồ đạc.
- Chú có về dưới đó không?
- Vợ tôi có về nhưng không dám tới nhà ông Ba. Vì đường đi nước bước bây giờ du kích gài lựu đạn tùm lum không biết đâu mà rờ. Nhiều người bị nổ tét ruột cậu ơi. Du kích là trời con bây giờ nề.
Tôi nghe chuyện nhà cửa mà rầu lòng, nhưng làm sao bây giờ. Một bên là nhà, một bên là Cách Mạng. Chẳng lẽ binh nhà bỏ Cách Mạng? Cũng không thể binh Cách Mạng bỏ phế nhà cửa. Tôi đành ừ hử cho qua. Cứ coi như chuyện của ai không phải của mình là ổn nhất.
- Ruộng nương thế nào chú Sáu?
- Làm tạm tạm thôi. Bom pháo liên miên không dám đứng thẳng buổi. Khuya thức dậy làm tới tan phèn là về nhà, lớ ngớ chờ có chụp đặng chui hầm thôi, thành thử ra không có bao nhiêu lúa.
Chú Sáu cho biết thêm:
- Mình ở đây là giữa đường Cầu Mống Mỏ Cày, cách Mỏ Cày sáu cây số, cách Cầu Mống cũng sáu cây số. Lính Mỏ Cày thường bung ra tới cầu Mương Điều còn lính Cầu Mống lên tới đường vô Tân Huề. Mình ở giữa không lo lính nhưng sợ bom, pháo và trực thăng.
Tôi tưởng về trong này ít ra cũng có một vùng giải phóng “độc lập muôn năm “ và “thằng Tây có bố ta xuống đìa ta vuốt râu chơi ” như thời kháng chiến, nào ngờ đất giải phóng của ông Thọ teo quá.
Ăn nhậu ở nhà chú Sáu được một tuần lễ thì hai thằng tôi thấy ngứa chân giang hồ, muốn thỏa chí “tang bồng” nên xin từ giã, vác dao găm và ba-lô ra đi.
Chú Sáu tốt bụng vô cùng, bảo:
- Để tôi chở hai cậu xuống dưới An Định giới thiệu cho hai cậu đứa em tôi. Chúng nó sẽ lo hầm hố cho hai cậu chớ lêu bêu không ổn đâu.
Tám Không ái ngại:
- Để tụi tôi liên hệ với xã ấy, chớ không dám phiền bà con!
Chú Sáu xua tay:
- Không được đâu cậu Tám..
- Sao vậy?
- Họ lo thân còn không xong. lấy đâu bảo bọc các cậu!
Tôi mới vỡ lẽ ra rằng cán Mùa Thu về quê chẳng được trọng vọng tí nào. Nhất là đám cán bộ tỉnh. Họ ngó chúng tôi bằng nửa con mắt. Chúng sợ cán Mùa Thu về chiếm hết địa vị của chúng. Ngoài ra tụi Mùa Thu về xứ, lắm tên “cần kiệm liêm chính” lật ngược nên bị xem thường. Chỉ có cây K54 là có uy tín thôi. Dân coi kỹ, hễ dưới vạt áo u u một cục hoặc đi đâu có cận vệ vác AK theo tò tò thì xin cơm rất dễ dàng, còn ba-lô trơn thì nói gì cũng không ai nghe.
Chú Sáu mua cho chúng tôi hai cái thùng đựng đạn đại liên Mỹ và giải thích:
- Sống ở đây thì phải có cái món này hai cậu ạ. Nếu bị chụp thì giấy tờ, K54 dồn cả vô đây đậy nắp lại “cái cụp” đạp lút xuống mương là vững bụng. Giấy tờ không ướt chút nào nhờ cái nắp có miếng “can” cao su.
Đã rầu cái ba-lô con cóc đeo chai cả lưng bây giờ lại thêm cái thùng sắt Mỹ nữa, thiệt chán mớ đời. Nhưng nhập gia phải tùy tục, hai đứa tôi đành nhận hai chiếc thùng để làm bạn đường và bảo vật phòng thân.
Chú Sáu chở tôi xuống nhà người em là chú Nhứt cũng có vợ người Cầu Mống bỏ ở đó. Hai đứa tôi kể như an cư lạc nghiệp, bắt đầu lo chuyện sáng tác. Nhưng chưa viết được chữ nào thì lại có chuyện nội bộ xảy ra.
Cả bọn uống trà ngon lành và hối hả, trò chuyện cũng hấp tấp. Bảy Quế nói:
- Cái chợ Cái Quan này chỉ cách tỉnh lỵ Bến Tre không đầy mười lăm phút trực thăng. Nó còn để đó để làm đầu mối đưa tin lấy tin. Giống như một cụm chà mà bà con thả dưới sông. Đám cá tưởng đó là nơi an toàn tránh khỏi tay thợ chài, nào biết đâu sẽ có một bữa bất ngờ người chủ bao đăng xúc một phát là sạch. Nào cá lóc, cá trê, cá lòng tong...
Tôi trỏ bộ râu của nó và nói.
- Và cá chốt nữa.
Ba Nha gạt ngang.
- Thôi đừng có khủng bố để ông uống trà cho ngon miệng!
Tôi hỏi về tình hình R. Anh nói một hơi. Tiệc trà giải tán thắng lợi năm trăm phần trăm, mạnh ai nấy lủi. Tôi đi theo Ba Nha để gặp cô “su hào”. Ba Nha giục.
- Nói gì thì nói mau mau đi. Đoàn sẽ rời ngay nơi này. Hay muốn ở đây luôn thì nói.
Đâu có gì để nói. Nhìn thấy cô bé trên đất quê nhà, tôi cảm thấy là mười năm sống trên đất Bắc tôi “tu hành” là sáng suốt, vì sớm muộn gì tôi cũng sẽ bị đúc trong lò Trường Sơn. Nếu có vợ có con bỏ lại, ai nuôi? Tôi chạy dài, chạy không ngó lại cái sự “giúp đỡ” của đảng ủy chi ủy mà tôi đã từng thấy.
Còn bây giờ rau muống đã bò vô tới đây? Lại cũng không thể. Tôi cưới vợ để đi theo văn công lêu bêu nay tỉnh này mai tỉnh khác ư? Còn nếu bắt về nhà làm dâu thì cô nàng có chịu? Trường hợp này cũng na ná như trường hợp người đẹp Sài Gòn. Hơn nữa, Ba Nha cũng không có đủ quyền hạn quyết định một vấn đề như vậy.
Tôi có yêu một cô Bắc Kỳ thật, nhưng cô Bắc Kỳ ấy thì đang ở xa. Tôi chắc Bắc Kỳ cũng yêu tôi lắm! Chúng tôi chỉ mới hôn nhau và tạm biệt. Nếu phải lấy vợ người khác xứ thì tôi chỉ xin lấy cô Bắc Kỳ đó mà thôi. Trên thế gian này mọi cuộc tình sâu đậm đều tan vỡ. Romeo Juliette, Lương Sơn Bá- Chúc Anh Đài, v.v…
Thêm tôi nữa, Xuân Vũ và cô Bắc Kỳ!
Tôi vào quán mua ít quà tặng cho cô bé và bảo các bạn:
- Đây là cái chợ độc nhất trong vùng Giải Phóng mà tôi gặp suốt từ R về đến đây, các bạn muốn mua gì thì trút hồ bao ra mà mua đi, đi xuống I3 (tức Khu 9 cũ) càng gay go hơn.
Ba Nha nói:
- Từ ngày về Nam tới nay tao mới biết cái chợ.
- Đây chỉ là những cái chòi không phải là chợ. Chỉ khác chòi ngoài đồng là vì ở đây có hàng hóa từ thành thị đem vào. Tôi có ghé ngang đây khi từ R xuống, nhưng lúc đó không sung túc bằng.
- Mẹ kiếp! Chợ làng mà phong phú quá.
- Dạ thưa anh Ba, xứ này từ xưa nó vẫn như thế, hơn thế mà! Anh còn lạ gì!
Tôi biết Ba Nha sợ mất lập trường nên chỉ nói thế thôi. Sự thực, cũng như tôi nghĩ anh phải nói:
- Phong phú hơn cả Mậu Dịch Tổng Hợp Hà Nội.
Mà đúng thế. Nếu anh có nói thì đó cũng là sự thật. Ở đây có bán cả bàn máy may, đuôi tôm, phân hóa học Urée, mua không phải phiếu. Từ cây tăm xỉa răng đến lọ tương chao, cứ bỏ tiền ra thì lấy hàng. Ai muốn mua một lúc hai, ba bàn máy, ba, bốn đuôi tôm, nếu không sẵn, mai sẽ có chuyến đò về sớm nhất trong ngày.
May quá, bữa nay Trời Phật phò hộ, “đống chà” vẫn còn là nơi ẩn núp của lũ cá lóc cá trê R mới tới. Chia tay nhau, Ba Nha chỉ nói y như Hai Tân phó ban Tuyên Huấn, lúc tôi và Tư Mô rời tiểu ban Văn nghệ R:
- Cố gắng cẩn thận nghe cậu!
- Cảm ơn anh.
- Tao thấy cái đồng bằng này không bằng phẳng chút nào hết, lại còn gai góc hơn trên rừng.
- Trời kêu ai nấy dạ anh Ba ơi! Anh Hoàng Việt lội Trường Sơn ba tháng không sao, ló xuống đồng bằng có mấy bữa thì lâm nạn. Cẩn thận là đã đành rồi, nhưng biết thế nào mà cẩn thận?
Ba Nha là một người đàng hoàng, trên đưa lên thay cho Tám Nhàn được gọi về Bắc. Anh là một loại người gương mẫu, chỉ sáng tác có một tuồng cải lương cho đoàn Chuông Vàng Hà Nội diễn. Đó là tuồng Hương Sen Đồng Tháp. Về trong này phần lớn thời giờ anh dùng để chiến đấu với muỗi đòn xóc. Cuối cùng anh là kẻ chiến bại trước kẻ thù tí hon này. Không biết mồ mả ở đâu. Ai mà tìm cho được. Xương chiến sĩ Nam Kỳ không những phủ trắng Trường Sơn mà còn trắng cả R và đồng bằng nữa.
Khi đoàn xuống tới Rạch Giá thì bị chụp. Một số diễn viên bị bắt, trong đó có Nguyễn Trọng Miên, người Châu Đốc là nhạc trưởng của đoàn.
Tám Không, người Giồng Luông, quận Thạnh Phú, được phép đoàn ở lại móc gia đình.
Sở dĩ y có cái tên nghe vui vui như vậy là vì lúc xa gia đình, vợ y có mấy điều “răn” cho đức lang quân tâm niệm. Một là, hai là, ba là… như là một loại nghị quyết của Trung ương đảng. Y là đồng hương và bạn học ở trại huấn luyện Thanh Niên Cứu Quốc Tỉnh, y học bên Thiếu Nhi, tôi nhỏ tuổi hơn y nhưng lại học bên Thanh Niên. Trong kháng chiến, y theo tiểu đoàn 307, tôi làm phóng viên chiến trường.
Ra Bắc y viết và đóng kịch, tôi viết văn. Lội Trường Sơn cùng một chuyến, và lại gặp nhau đây để “ ‘kéo bè kéo cánh”, giúp đỡ nhau viết về Đồng Khởi vĩ đại!
Vợ y là diễn viên số một đoàn Văn Công Nam Bộ. Con y mới ba tuổi, y chở lại nhà tôi chơi hoài. Y giục tôi.
- Kiếm một chỗ cấy rau muống đi để
“có một cục để trên đầu trên cổ với người ta”.
Y lấy tên tôi đặt cho con. Có lẽ vì quá yêu tôi chăng. Yêu nhau lắm nhưng không có cắn nhau đau như người ta thường nói. Bây giờ y mới chế diễu tôi:
- Rau muống non quấn chân vậy không chịu để về đây không khéo lại quơ dưa hấu sồn!
- Mày có thực hành đúng “tám không” không?
- Tao bây giờ còn “mười không” nữa chớ thèm tám.
- Cái “không” nào khó thi hành nhất?
- Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào sông lấp biển, “Quyết chí cũng làm nên” mà chú Hai nó.
- Ừ, tốt lắm. Bây giờ mày tính trụ hình ở đâu?
- Tao có chỗ rồi.
- Ở đâu mà hay vậy?
- Chó dắt mới gặp
“cố nhân thời xa vắng!”
- Cha chả! Coi bộ lãng mạn rồi đa!
- Hì hì, nhưng cố nhân lại có cựa mày ạ!
Hai đứa cùng cười rồi dắt nhau đi vô vườn đề phòng “Phượng Hoàng bủa lưới phóng lao”. Tám Không bảo:
- Mẹ, con gái một bầy, con trai một lũ mà đều thất nghiệp. Tao không hiểu người ta giữ để làm mắm hay làm gì mà không cho chúng nó xáp với nhau. À quên, Điêu Thuyền vào rồi!
- Gặp Lữ Bố chưa?
- Lữ Bố đang mắc nạn, tổ chức còn điều tra nên hai đằng chàng và thiếp chỉ hờm sẵn cái bàn cờ chớ chưa xuất tướng xe đâm thọc gì được cả.
- Hoàng Việt chết thiệt sao mày?
- Còn giả với ai nữa chớ?
- Coi chừng công điện bỏ dấu lộn.
- Chữ gì chớ chữ “Hoàng Việt” không lộn được. Ở dưới tỉnh bây giờ người ta lấy tên là Năm Quyết, Sáu Thắng, Mười Bò, Ba Ngố chớ ai có loại tên mất lập trường đó mà lộn. Châc! Nếu cần hi sinh một cánh tay của tao để ảnh sống lại, tao xin sẵn sàng.
- Thôi mày ơi! Đừng có nói nhảm.
Tôi dắt Tám Không đi loanh quanh một hồi thì gặp một cái nhà hoang ở mé vườn. Hai đứa mắc võng nằm. Đâu cũng thế, dân không ở trong những nơi rậm rạp và tránh giải phóng. Tám Không bảo:
- Hai đứa mình ở đại cái nhà này, hằng ngày đi chợ về nấu ăn.
-.. chống Mỹ?
- Tao sẽ tìm cách về thăm gia đình!
- Bây giờ phải lo bồi dưỡng cặp giò trước. Nó khô nước nhờn từ Trường Sơn rồi! Về R đâu có châm nhớt thêm được chút nào. Ở đây là chấp nhận chạy đua với trực thăng, cặp giò yếu yếu là bị nó xớt thôi.
- Mày mới về sao biết rành vậy?
- Qua Mỹ Tho mà không rành à? Ở đó hơn đây cái mục pháo bầy. Ngoài ra thứ gì cũng giống.
- Tao bị rồi.
- Ủa, còn Tư Mô đâu?
- Ảnh về bên Bảo thăm nhà.
- Cặp giò ổng chắc lúc này làm ống điếu tốt hơn hồi ở R.
Tôi kể cho ông bạn cố tri nghe về việc tìm tài liệu Đồng Khởi, nhưng y không có vẻ chú ý mà cứ thở dài.
- Bây giờ tao mới thấy nhớ thằng nhỏ.
- Nhớ thằng nhỏ hay nhớ má nó?
Tám Không làm thinh, một chập rồi móc bóp lấy hình vợ con ra:
- Tao phải đem nó về giao cho bà già mới yên tâm.
- Bà già mày ở đâu?
- Ở Sài Gòn.
- Làm sao giao được?
- Thằng Bảy Quế ra vô thành như cơm bữa. Tao sẽ nhờ nó. Nói chơi vậy thôi chớ làm gì được. Lúc tao về thăm má con nó tản cư trên Bắc Ninh, tao thấy tội nghiệp quá. Xa vợ ít đau khổ hơn xa cơn. Mày có con rồi mày sẽ biết. Tao nhớ lúc tao bồng nó lần cuối cùng, tao bảo: Con hôn ba, rồi ba đi! Nó hỏi: Ba đi đâu? Tao nói: Ba đi công tác. Nó hỏi tiếp: Công tác ở đâu? Tao bảo: Xa lắm. Nó lại hỏi: Chừng nào ba về? Vợ tao khóc và quát: Con đừng hỏi nữa. Để ba đi! Bây giờ thì biết không có ngày về!
Cái thằng bạn của tôi kể tới đó rồi ngưng. Nó rơm rớm nước mắt:
- Đó những chuyện nhỏ nhặt như vậy thôi mày ạ, nhưng nó ràng buộc mình vô kể. Bây giờ tao mới thông cảm với anh Tư Cương (Phó Giám Đốc Đài Phát Thanh). Hồi 1940 ảnh bị tù về thăm nhà lúc chị Tư sanh con Nina. Ảnh lưu luyến rồi ở nhà luôn không đi hoạt động nữa. Cho nên bây giờ mới ngồi ghế thấp vậy, chớ nếu không thì ít nhất cũng là Bộ Trưởng, ủy Viên Trung ương.
Tôi gạt ngang:
- Thôi mày ơi! Gác vụ má thằng Cu lại một bên đi. Tính chuyện cái bao tử đã.
- Còn mày, về tới nhà rồi, có để ý được mối nào chưa?
Tôi cười há há rồi kể lại “mối tình ngang trái “ và chuyện “Giang tả cầu hôn” cho nó nghe. Nó bảo:
- Con dì không được thì nhắm con cháu chớ sao bỏ cả hai đi? Như vậy cũng còn khá hơn ông Giáp.
- Rồi kêu bạn học bằng “nhạc mẫu” à? Khó coi quá!
- Thì cưới con gái người ta phải kêu người ta bằng má chớ sao. Ông Giáp lấy con gái ông Đặng Thái Mai cũng được chớ đâu có gì khó coi.
- Chèo ách quá mày ơi! Không được đâu. Rồi cả làng tao hay, bạn cũ biết họ cười chết.
Tám Không bảo:
- Để bữa nào êm êm, mày dắt tao coi con bé… é cháu rồi tao liên hệ với chi ủy địa phương đặt vấn đề cho. Gia đình mày có một mình mày, ở đó mà nhởn nhơ ngâm cứu hoài. Con nhỏ su hào đi dọc đường với tao nó có tâm sự. Tao thấy không được, nên tao nói quát ra. Cấy su hào thì cấy ở ngoài đó chớ về tới xứ rồi ta kiếm dưa hấu mà lấy giống cho rặc nòi, chớ ai lại để lai, phải không nhà dăng?
Tôi làm thinh. Tám Không quay lại vụ Hoàng Việt:
- Thiệt là đau đớn. Kể từ nay mình hết có nghe anh Bảy Hoàng Cò nói về giao hưởng nữa. Không biết ảnh có để cục nhân nào lại cho mấy em tóc vàng Bun-ga-ri không?
- Tội nghiệp Lê Tương Phùng và chị Bảy quá trời.
- Mày thấy gương đó thì phải lo vợ con sơm sớm đi.
Hai đứa nhóm bếp nấu nước nấu cơm. Ba cái dụng cụ Trường Sơn mang về tới R đã thấy gãy xương sống, tính quăng phức cho rảnh nợ, chẳng ngờ lại phải đeo xuống đây. Tôi hỏi.
- Mày qua Đồng Chó Ngáp có suông không?
- Mày muốn nói là có ăn pháo bầy hoặc thủy phi thoàn không hả?
- Phải. Nhưng mày lội một lần hay hai?
- Một lần là ói ra gạch cua rồi, còn muốn mấy lần?
- Tao lội hai lần đó mày ơi!
Tám Không cười khè khè như lựu đạn lép đề-tô:
- Bị cá nốc à?
- Không! Ngâm dấm suốt đêm nó vắng mặt. Há há… Hổng biết của mấy em có hề hấn chi không? Phải sửa lại là đồng chó chết mới đúng mày ạ. Tàn nhẫn vô nhân đạo thật. Tụi mình thì dù sao cũng là giống mạnh, còn các em là giống yếu, giống đẹp phải ngâm nghêu sò ốc hến cả đêm tội nghiệp quá. Các em lại sợ đĩa chui nữa!
Bỗng nghe một tiếng “pịch” sau hè như cái chấm dứt câu chuyện chó ngáp. Cả hai nhảy tưng lên rồi nhìn nhau. Pháo lép à? Không phải? Tôi nhìn ra. Đó chỉ là trái dừa khô rụng sau hè. Tôi lượm đem vào, bảo:
- Đây là dừa Bến Tre không phải dừa Thanh Hóa.
Tám Không nhại tiếng Bắc.
- Ở đây nà Cái Quao, Thanh Hóa thế quái lào được. Mình tha hồ kho khô kho nước ăn chơi nhé anh Cò. Mẹ kiếp bốn kí nô nạc đổi một kí nô thép Niên Xô, còn mấy kí nô dừa đổi một kí nô thép hả chị hĩm?
- Nếu bốn kí thì tao ở không đi lượm dừa rụng đổi thép không cần công tác nữa.
Tôi dùng con dao găm cứa da không đứt của hợp tác xã Hàng Bạc mà tôi đeo suốt từ Hà Nội vô tới đây lột trái dừa, đập ra, cạy, xắt miếng bỏ vô gà-mên, tìm muối để kho.
Tám Không lục trong bếp một lúc rồi reo lên:
- Tao lấy bí danh là “không” mà lại có. Chủ nhà đi để lại tất cả cho mình. Mày coi đây: nước mắm, nước tương, nước màu, đường, muối, cả chao và mắm nữa. Vậy mình chỉ nấu cơm ra vườn hái rau sống ăn với mắm chưn một bữa no kè uống trà rồi lên võng lúc lắc. Còn cái món dừa kho để dành ngày mai.
- Nghe đài BBC và ngủ, tao có radiô Hitachi đây.
Đang ăn cơm, bỗng Tám Không nói:
- Để tao gả em gái tao cho mày. Tao quên mất tao có hai ba đứa em gái.
- Ở đâu bây giờ?
- Ở Sài Gòn.
- Tao vừa xem mặt một cô Sài Gòn.
- Rồi sao?
- Có lẽ cổ không chịu tao mà tao cũng không thể… gì được vì cái lập trường của hai bên xa cách…
Tám Không lắc đầu:
- Lập gì! ông già vợ tao cũng ở Sài Gòn, một đại tư sản có nuôi cả ngựa đua. Ổng đã để dành cho con trai tao một con ngựa tơ. Chừng nó về nó sẽ cỡi đua.
- Mày móc được ổng rồi à?
- Lúc về tới R tao cho người đi ngoéo ngay. Ổng có vợ lẻ. Má vợ tao không còn ở chung với ổng nữa. Ổng có hai đứa con gái với bà nhỏ. Mày thấy là chịu liền. Tụi nó đẹp như tiên vậy. Ngoài ra tao còn một lô em gái. Còn cả một bà chị vợ nữa. Mày có thể bắt thăm.
- Gả em vợ chị vợ nghèo ba năm mày không biết à?
Cả hai cùng cười. Tám Không nói tiếp:
- Nếu trớt mấy mối đó, tao còn một đám em gái con của cô tao ở Giồng Luông. Tụi mình sẽ mạo hiểm đi xuống đó một chuyến. Trước nhất xuống Minh Đức, rồi từ Minh Đức băng đồng xuống Cái Bần. Rồi từ Cái Bần lội xuống Giồng Luông. Luôn dịp tao thăm mộ ông già tao. Mấy chục năm trời biền biệt. Con cái gì bất hiếu vậy?
- Còn bà già hiện ở đâu?
- Bà già tao bỏ xứ lên Sài Gòn ở chung với anh Hai tao lâu rồi. Ảnh là sĩ quan Hải Quân Hoàng Gia Anh trong đại chiến thứ hai, được nước Anh ưu đãi, cho lương hằng tháng sống khỏe lắm.
Tôi bảo:
- Mày lụi hụi rồi bị kết tội mất lập trường giai cấp cho coi.
Tám Không cười dí dỏm:
- Lập trường giai cấp tao cất kỹ lắm. Mất hay còn không ai thấy được, chỉ mình tao biết thôi. Chính cái bản thân tao đã là một sự mất lập trường rồi. Tao là địa chủ, mày thừa biết mà. Đi theo Cách Mạng cà nhỏng gần hai mươi năm chưa chặt được cái đuôi đ… chĩa hay sao?
Nhà Tám Không giàu lắm. Dân Giồng Luông không có nhà nghèo. Nhà ngói, phông tô nền đúc san sát nối liền nhau như phố chợ. Việt Minh nổi dậy phá sạch. Hai ngôi nhà nguy nga lớn nhất, có thể là toàn tỉnh cũng bị phá tiêu. Đó là nhà của ông Phó Hoài và ông Phủ Kiển. Nhà Tám Không ở gần đấy.
Ở ngoài Bắc vượt về Nam cả ngàn cây số đường rừng mà gần. Bây giờ chỉ còn năm, sáu cây số nữa là về tới nhà mà lại xa. Vì Giồng Luông Thạnh Phú đều có đồn bót. Tám Không nhắc lại với vẻ cương quyết.
- Tao sẽ kiếm vợ cho mày.
Nói cho vui vậy thôi chớ làm sao mà Ngụy và Việt Cộng nhìn mặt nhau được. Cái gì mơ tưởng cũng đẹp, đụng thực tế rồi mới ngã ngửa ra. Tôi và Tám Không chưa biết ở đâu cho vững bụng thì nghe tiếng trực thăng qua đầu. Vườn dừa, bờ mía rậm ri dễ trốn lắm, nhưng cũng vẫn cứ sợ lòi lưng.
Hôm sau hai đứa lại dắt nhau ra chợ Cái Quan mua sắm các thứ hàng chiến lược như vải dù để khoác lên người ngụy trang, dây dù để giăng võng và vải ni lông để may võng. Ngoài ra còn những thứ tỉ mỉ khác như kim chỉ, dây quai dép cao su, bút Bic, pin đèn, đường cát… toàn những thứ Mậu Dịch Hà Nội đều không có bán.
Máy đuôi tôm chạy ầm ì dợn sóng cả bến chợ. Thấy xuồng đậu gắn toàn máy đuôi tôm tôi hết hồn. Loại máy này tôi chỉ thấy có một cái ở Miền Bắc của Công Binh Sư Đoàn 330 Đồng Văn Chuột dùng để tập dượt cho công binh vượt sông. Máy của LX giật hoài không chạy, phải kêu chuyên viên ngoài Bộ Tổng vào sửa chữa.
Ở đây đuôi tôm con nít cũng chạy được và không thấy hư bao giờ. Dân dùng nó để chà gạo, chạy lò đường. Nông thôn bom đạn bời bời mà người dân còn văn minh cỡ đó, nói chi thành thị? Quay nhìn lại cái cày chìa vôi và cái xe đạp nước của Miền Bắc mà hỡi ôi. Hai mươi năm sau Giải Phóng tới ăn sạch cả lò đường và đuôi tôm, Bắc Việt vô cạp luôn đất. Dân nghèo đi không ngóc đầu lên nổi.
Tôi và Tám Không mua một xâu thịt và lòng định đem về chòi liên hoan tay đôi nhưng chưa kịp trả tiền thì nghe một bàn tay vỗ nhẹ vai. Tôi quay lại, bụng nghĩ chắc ông mãnh Bảy Quế đến gặp tụi tôi để cho vài lời khuyên trong cuộc sống dưới cánh quạt trực thăng chăng. Nhưng không phải. Một ông lão tóc bạc râu dài, chậm rãi hỏi.
- Tôi nè cậu Hai, cậu còn nhớ tôi không?
Tôi ngạc nhiên hỏi.
- Bác là ai? Cháu chưa từng quen?
- Cậu không nhớ tôi đâu. Tôi nghe cậu về trong này rồi. Hổm rày tôi đi chợ thấy cán bộ qua lại có để ý tìm. Tôi là Sáu Bi nè. Tôi là người ở… Thôi về nhà rồi sẽ nói chuyện.
Thấy tôi cứ đứng ngơ ngác, lão tiếp:
- Cậu ở nhà ai hiện giờ.
- Trong cái nhà hoang ở mé vườn kia.
- Không được đâu. Nó chụp chết. Thôi mời hai cậu về nhà.
Nói xong lão móc túi trả tiền rồi xách xâu thịt và lôi tay tôi ới xuống bến.
Tôi chưa hiểu ất giáp gì nhưng vẫn bước theo. Tám Không cũng không phản đối. Đang ở khơi khơi không có gốc rễ gì hết, được nhân dân mời về nhà thì còn gì bằng. Ông già mời tôi xuống đuôi tôm ngồi. Xuồng máy chạy khỏe re. Từ ngày lội Trường Sơn tới nay, đây là lần thứ nhất tôi đi mà khỏi dùng cặp chân hay cơ giới hóa cặp chân.
Vừa lái đuôi tôm, ông Sáu kể cho tôi nghe tiểu sử thuở thiếu thời của ông:
- Ông Cả có hai cặp trâu. Cậu đi học bãi trường về lần nào cũng đòi cỡi, nhớ chưa. Tôi không cho vì sợ cậu té, tôi bị rầy, nhớ chưa?
- À, tôi nhớ ra rồi. Bây giờ chú lên ở vùng này à?
- Tôi theo bên vợ về cất nhà ở gần cầu Sập.
- Cầu sập là cầu nào?
- Đúng ra nó là cây cầu đúc lớn ở nửa đường Mỏ Cày – Cầu Mống. Nhưng hồi kháng chiến, dân quân phá sập nên gọi là cầu Sập. Cây cầu đúc lớn gần ngã tư An Bình đường vô nhà ông Chủ Xạ đó.
Tôi mơ màng nhớ lại những chuyện cách đây vài chục năm. Ông Chủ Xạ có hai thằng con trai học chung với tôi ở trường Mỏ Cày. Một thằng đi bộ đội chết ở miền Tây còn một thằng không biết làm gì? Chị nó lấy chồng là ông tổ trưởng chánh trị Trung Đoàn 99 của Đồng Văn Cống người Việt “gốc rau” tên là Hoàng Mai. Ông tổ trưởng này sau khi tơm bà vợ địa chủ thì nhảy rào về thành luôn.. Hồi bọn Văn Phòng Trung Đoàn 99 đóng ở nhà ông nội tôi ở Hương Mỹ, Hoàng Mai xem tôi đá cá lia thia, hắn sìa môi bảo tôi bằng tiếng Pháp: “Tôi thích Cách Mạng chớ không thích đánh nhau!” Cách Mạng Tháng Tám không đánh nhau?
Thịt heo mua về hãy dẹp qua một bên. Chú bảo thím bắt gà, bắt vịt làm thịt một lúc hai con. Rượu đế một lít. Chuối, mít trái cây đầy bàn. Ăn uống xong, Tám Không ngủ khò. Coi pháo của quận Mỏ Cày và Cầu Mống như đồ bỏ. Nó bắn thì cứ bắn, ông ngủ cứ ngủ, sợ chi. Pháo bầy Long An còn giết ông không được kia mà.
Chú Sáu dắt tôi ra ngồi ngoài vườn kể chuyện làng tôi cho tôi nghe. Chú nói rất nhỏ, dường như sợ cả cây cối nghe:
- Cô của cậu bị “mấy ổng” thủ tiêu, ai cũng biết nhưng gia đình ông Ba bà Ba không dám nói. Chẳng có gì cả. Tổ trưởng đảng nó ve cổ. Cổ chửi nó là thằng chăn trâu.
Mà thật thằng tổ trướng là chăn trâu, nhưng không được chăn trâu của ông nội tôi. Nó đã từng qua vườn nhà tôi ăn trộm dừa bị bắt nhiều lần nhưng ông tôi bỏ qua. Bây giờ nó thù. Chú Sáu tiếp:
- Ngoài ra nó giết cổ để lấy cái radiô. Bà Ba buồn và sợ nên bỏ nhà vô chợ ở với cô Chín. Ngôi nhà đó tụi nó lấy hết đồ đạc.
- Chú có về dưới đó không?
- Vợ tôi có về nhưng không dám tới nhà ông Ba. Vì đường đi nước bước bây giờ du kích gài lựu đạn tùm lum không biết đâu mà rờ. Nhiều người bị nổ tét ruột cậu ơi. Du kích là trời con bây giờ nề.
Tôi nghe chuyện nhà cửa mà rầu lòng, nhưng làm sao bây giờ. Một bên là nhà, một bên là Cách Mạng. Chẳng lẽ binh nhà bỏ Cách Mạng? Cũng không thể binh Cách Mạng bỏ phế nhà cửa. Tôi đành ừ hử cho qua. Cứ coi như chuyện của ai không phải của mình là ổn nhất.
- Ruộng nương thế nào chú Sáu?
- Làm tạm tạm thôi. Bom pháo liên miên không dám đứng thẳng buổi. Khuya thức dậy làm tới tan phèn là về nhà, lớ ngớ chờ có chụp đặng chui hầm thôi, thành thử ra không có bao nhiêu lúa.
Chú Sáu cho biết thêm:
- Mình ở đây là giữa đường Cầu Mống Mỏ Cày, cách Mỏ Cày sáu cây số, cách Cầu Mống cũng sáu cây số. Lính Mỏ Cày thường bung ra tới cầu Mương Điều còn lính Cầu Mống lên tới đường vô Tân Huề. Mình ở giữa không lo lính nhưng sợ bom, pháo và trực thăng.
Tôi tưởng về trong này ít ra cũng có một vùng giải phóng “độc lập muôn năm “ và “thằng Tây có bố ta xuống đìa ta vuốt râu chơi ” như thời kháng chiến, nào ngờ đất giải phóng của ông Thọ teo quá.
Ăn nhậu ở nhà chú Sáu được một tuần lễ thì hai thằng tôi thấy ngứa chân giang hồ, muốn thỏa chí “tang bồng” nên xin từ giã, vác dao găm và ba-lô ra đi.
Chú Sáu tốt bụng vô cùng, bảo:
- Để tôi chở hai cậu xuống dưới An Định giới thiệu cho hai cậu đứa em tôi. Chúng nó sẽ lo hầm hố cho hai cậu chớ lêu bêu không ổn đâu.
Tám Không ái ngại:
- Để tụi tôi liên hệ với xã ấy, chớ không dám phiền bà con!
Chú Sáu xua tay:
- Không được đâu cậu Tám..
- Sao vậy?
- Họ lo thân còn không xong. lấy đâu bảo bọc các cậu!
Tôi mới vỡ lẽ ra rằng cán Mùa Thu về quê chẳng được trọng vọng tí nào. Nhất là đám cán bộ tỉnh. Họ ngó chúng tôi bằng nửa con mắt. Chúng sợ cán Mùa Thu về chiếm hết địa vị của chúng. Ngoài ra tụi Mùa Thu về xứ, lắm tên “cần kiệm liêm chính” lật ngược nên bị xem thường. Chỉ có cây K54 là có uy tín thôi. Dân coi kỹ, hễ dưới vạt áo u u một cục hoặc đi đâu có cận vệ vác AK theo tò tò thì xin cơm rất dễ dàng, còn ba-lô trơn thì nói gì cũng không ai nghe.
Chú Sáu mua cho chúng tôi hai cái thùng đựng đạn đại liên Mỹ và giải thích:
- Sống ở đây thì phải có cái món này hai cậu ạ. Nếu bị chụp thì giấy tờ, K54 dồn cả vô đây đậy nắp lại “cái cụp” đạp lút xuống mương là vững bụng. Giấy tờ không ướt chút nào nhờ cái nắp có miếng “can” cao su.
Đã rầu cái ba-lô con cóc đeo chai cả lưng bây giờ lại thêm cái thùng sắt Mỹ nữa, thiệt chán mớ đời. Nhưng nhập gia phải tùy tục, hai đứa tôi đành nhận hai chiếc thùng để làm bạn đường và bảo vật phòng thân.
Chú Sáu chở tôi xuống nhà người em là chú Nhứt cũng có vợ người Cầu Mống bỏ ở đó. Hai đứa tôi kể như an cư lạc nghiệp, bắt đầu lo chuyện sáng tác. Nhưng chưa viết được chữ nào thì lại có chuyện nội bộ xảy ra.
Đồng Bằng Gai Góc Đồng Bằng Gai Góc - Xuân Vũ Đồng Bằng Gai Góc