Người mà cố gắng rồi thất bại vẫn tốt hơn nhiều so với người không cố gắng gì cả và thành công.

Lloyd James

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2353 / 62
Cập nhật: 2015-07-18 13:00:36 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7
uộc sưu tầm tài liệu để viết tiểu thuyết Đồng Khởi ở quê ngoại của tôi chấm dứt. Một bữa tôi hỏi cô Hai tôi:
- Cô có biết bà nào tham gia đội quân đầu tóc hồi đó không cô?
Cô Hai nói:
- Hồi đó cô chưa trách nhiệm. Cháu muốn biết rõ thì phải lên tỉnh tìm bà Sáu Hòa. Chắc cháu có quen.
- Bả là ai mà cháu quen?
- Bả là cựu trào kháng chiến, cán bộ của bà Ba Định. Hồi đó cháu ở văn phòng Thanh Niên tỉnh thì biết bả.
- Nhưng hồi đó đâu có ai tên Sáu Hòa.
- Hình như bả tên là Sáu Nết.
- Dạ. Chị Sáu Nết, chị Hồng Yến cháu có biết. Chồng bà Sáu Nết là ông Hồ Văn Thoại làm tờ báo Hi Sinh của tỉnh. Còn chị Yến thì thành hôn với anh Phan Minh Triều, trưởng văn phòng của Ủy Ban tỉnh.
- Cháu lên đó sẽ còn gặp nhiều người nữa. Tài liệu thiếu gì. Lo không có đủ bút mực mà ghi.
Thế là tôi chuẩn bị đi qua gặp tỉnh ủy bên Cù Lao Bảo. Trước khi đi tôi nhắn má tôi ra. Sau vụ cô gái Sài Thành, mà tôi buồn lắm. Con gái vùng giải phóng kiếm đỏ con mắt không có một đứa. Chúng đi giải phóng đâu đâu hoặc ra thành làm ăn rất khá, không cô nào chịu ở nhà.
Lúc bấy giờ Mỹ đã vô, công việc làm ăn hái ra tiền nên người ta ùn ùn đi Sài Gòn, không mấy ai theo giải phóng. Có gia đình nông dân, vốn là tá điền của ngoại tôi, bị một thảm kịch vui vẻ.
Số là ông ta làm cán bộ nông hội giải phóng. Ông có hai đứa con gái, mới ban đầu thì đi buôn hàng chuyến theo đò máy lên tỉnh. Coi bộ mần ăn khá cô nàng vọt lên SàiGòn. Làm ăn khá hơn nữa cô ở luôn. Ông bố dọa làm tờ từ vì con gái làm mẩt uy tín. Nhưng cô gái không ngán, thừa thắng xông lên cô lấy luôn “lính Ngụy”. Hổng biết lính cỡ nào mà có xe jeep chở cô về đến tỉnh. Cô nhảy xuống đò về nhà, thừa lúc ông già đi họp nông hội, bèn xúc luôn cô em gái lên Sài Gòn gả cho “lính Ngụy” luôn. Ông già hăm mẻ răng, nhưng hai thằng rể Ngụy vẫn cứ gởi quà về cho bố vợ giải phóng đều đều, khi thì bánh Trung Thu, khi lại quần áo, sữa đường dầu ăn. Ban đầu ông ta giữ lập trường “ta-bạn-thù” rất nghiêm minh, la hét om sòm và dọa trả lại, nhưng dần dần quà gởi thường quá, ông đem cho bớt các đồng chí. Các đổng chí đem ra xài công khai. Ông thấy không ai nói gì nên cứ nhận, lâu lâu lại bảo gởi món này món nọ. Khi tôi sang đây hai cô có gởi thơ nhận là đồng hương và cho biết ông già bị thương cụt một chân hồi chiển tranh. Hai cô gởi thuốc men và một cặp tó về cho ông bố.
Má tôi đưa tôi một quãng trong vườn dừa bà cụ rồi đứng lại móc tiền cho tôi:
- Tía mày không chịu cho mày đi, nhưng mày đi, tía mày (má tôi không bao giờ gọì bố tôi bằng “ổng”) cũng để cho mày đi. Hồi hòa bình tía mày bảo tao vô Khu 9 rước mày về. Mày nói để mày đi hai năm. Bây giờ là mấy năm? Con Line không lấy chồng là vì mày. Bây giờ tao già rồi, cháu ngoại không có, cháu nội cũng không. Mày coi mấy thím của mày đó, cháu nội cháu ngoại cả bầy. Đây rổi tía mày cũng như ông ngoại, khi chết không có cháu.
Lời trách móc thấm thía vô cùng. Tôi còn biết nói gì. Tình hình như vầy làm sao kiếm ra một cô dâu cho bà?
- Mày không thấy đứa cán bộ phụ nữ huyện, phụ nữ tỉnh gì sao?
- Không có đâu má ơi.
Rồi tôi đi, lòng buồn héo hon vô hạn, tâm sự bời bời, nhưng còn biết làm sao? Hồi ở ngoài Bắc quyết lòng trốn về cho được. Bây giờ về được rồi lại thối chí nản lòng. Tìm không gặp tỉnh ủy ở bên Bảo. Tôi quay sang Cù Lao Minh, ở vùng An Định. Đang đứng lớ ngớ ở chợ Cái Quao, làng An Định nhưng chợ tên là Cái Quao, cũng như làng Hương Mỹ nhưng tên chợ là Cầu Mống, làng Minh Đức có chợ tên là Tân Hương, thì gặp một thằng bạn cũ. Nó vừa ở dưới đò máy đi lên. Khu giải phóng xài toàn đò máy nhưng không phải để cho bộ đội hành quân mà để dân đi thành. Làng nào có sông thì có đò máy, có làng hai, ba chiếc, mỗi ngày có hai chuyến lên thành.
Nó tên là thằng Bảy Quế, con thầy giáo Trỉ ở chợ Xép Hòa Lộc. Thấy nó ăn mặc bảnh bao, mũ phớt, cà rá đồng hồ chói chang thì tôi sực nhớ nó công tác quân báo cho Hai Tình, trưởng ban quân báo tỉnh cũng là bạn học của tôi và của chị ruột người đẹp Sài Gòn. Sau này tôi gặp hắn lảng vảng ở bến đò này luôn, để lấy tin hoặc tung tin ra thành.
Hắn trỏ tay:
- Văn Công R xuống kia kìa!
- Ở đâu?
- Một số đã tản vô vườn còn một số mê đồ thành đang bu trong các quán.
Tôi xộc vào thì thấy bá quan đủ mặt. Trưởng đoàn là Ba Thanh Nha, soạn giả cải lương ở ngoài Hà Nội về, chạy tới ôm chầm lẩy tôi:
- Về tới xứ rồi hả? Lo vợ cơn gì được chưa?
- Anh đi đâu dưới này?
Thanh Nha rỉ tai tôi:
- Chạy trốn chiến dịch Johnson City (hay Junction City) chớ đâu!.
- Trốn đâu chớ ở đây không có “hảo hảo” đâu anh Ba.
- Tao đi tuốt Khu 9 chớ ở đây sao nổi. Bom pháo ở đây còn hơn ở R.
- Anh qua Đồng Chó Ngáp thấy chó có ngáp không?
- Phải đổi ra là Đồng Chó Tru thì mới đúng.
- Quân tướng còn đủ không anh Ba?
Ba Nha nháy mắt và cười:
- Tao đem nó xuống cho mày kìa!
- Nó nào?
- Làm bộ hoài! Con “su hào” mày không nhớ hả?
Tôi như bừng tỉnh giẩc mơ. Trên đường Trường Sơn, chúng tôi có đi quá tình bạn một tí ti, Ba Thanh Nha bảo:
- Tìm chỗ uống trà bàn với chú mày vài chuyện công lẫn tư.
- Chỗ thì có nhưng không thể ở lâu trong chợ được. Trực thăng nó đến “phượng hoàng vồ mồi” đó.
Ba Nha cười:
- Chà! Mới xuống đồng bằng mà rành dữ ha! Có bị phát nào chưa?
- Mới bị “bủa lưới” nhưng chưa bị phóng lao. Mới bị phóng pháo thôi.
Anh rỉ tai tôi.
- Ê đừng có giỡn với nó nghe chú em. Tỉnh ủy Long An vừa bị một mẻ… to.
Vài ba người trong ban chỉ huy tháp tùng theo Ba Nha đi uống trà. Ba Nha còn quay lại nhắc chung:
- Mua gì thì mua riết đi nghe. Làng chàng ở đây không có lợi.
Tôi nói với Ba Nha:
- Tôi chắc tụi nó “nuôi” cái chợ này cho mập rồi nó làm thịt không biết giờ nào! Chớ không có lý nào chợ búa rình rang như thế này mà nó thả cho tự do?
- Đúng đó ông bạn cố tri!
Một tiếng nói bật lên và một bàn tay vỗ vai tôi. Tôi ngó lại, thì ra là Bảy Quế. Tôi giới thiệu với ban chỉ huy đoàn Văn Công.
- Thằng “báo” hại! Đây là ông…
Nhìn cặp mắt Bảy Quế nháy, tôi nói trớ.
- Đây là ông bạn tôi có cô em gái rất đẹp không biết gả chưa?
Cả bọn cùng cười. Bảy Quế cũng cườì:
- Gả rồi nhưng gã cho “quân nó” mới bỏ mạng sa tràng chớ!
- Sao mẩt lập “trường gà” vậy mậy? Hồi kháng chiến, mỗi lần nó dắt tụi tôi ghé nhà “ưu điểm”, nó đều rỉ tai từng thằng: “Muốn ăn gì ăn, muốn ngủ chừng nào thì ngủ nhưng cấm mò em gái tao!”
Cả bọn cười rộ. Tôi tiếp:
- Bây giờ lại bị người ta cuỗm mẩt. Mà là quân nó, không phải quân ta.
Bảy Quế cười ngọ nguậy bộ râu cá chốt hóm hỉnh:
- Ai biểu tụi bây cứ lấp ló không chịu dô!
Ba Nha chen vào:
- Hồì đó mấy cậu này chưa có biết muốn vợ. Tội nghiệp, bây giờ muốn động trời thì lại kiếm không ra!
Đồ phụ tùng sẵn trong ba lô, chỉ cần moi ra. Nào chung mắt trâu, nào bình trà làm bằng hộp gi-gô. Củi thì đó, nhà sụp, nhà bị bom, tha hồ rút lấy làm củi chụm chớ đâu có phải như trên Trường Sơn gọt cây đứng lấy từng lát như cam thảo, mà nấu lâu lắc!
Ba Nha vừa châm trà vừa lâm râm.
- Ơn ai, vong hồn Hoàng nhạc sĩ và Lê thi sĩ!… về đây hưởng bậy chung trà.
- Nói nhảm gì vậy ông nội?
Tám Không, thành vìên của ban chỉ huy đoàn nói:
- Hoàng Việt và Lê Anh Xuân chết rồi.
- Ủa, sao vậy?
- Lê Anh Xuân vă thằng Hồng Đức bị chết ngộp dưới hầm ở Long An còn Hoàng Việt bị rốc kết phóng ngay miệng hầm ở An Hữu.
- Ảnh đi đâu vậy?
- Mày quên à? Ảnh về là để làm Bản Giao Hưởng II về Cửu Long Giang. Vừa tớí An Hữu thì lâm nạn.
Tôi ngồi chết trân. Cả ba người này tôi đều biết. Riêng Hoàng Việt thì rất thân, thân đến độ dám nói chuyện bất mãn với nhau mà không sợ đi báo cáo. Cả một chuỗi dài kỷ niệm giữa hai đứa hiện lên trong tôi. Thôi, vậy là hết một đời nghệ sĩ. Đi năm sông bảy núi không sao về chết ở lỗ chân trâu.
Trên đường Trường Sơn anh tâm sự với tôi về những bản giao hưởng mà anh định sẽ làm. Anh nói anh đã từng đến Sông Danube đi thuyền trên đó. Danube đâu có hơn gì Cửu Long Giang nhưng nó có được thể hiện trong hai bản bất hủ là Sóng Danube và Danube Xanh. Cửu Long ta hùng vĩ thế mà… Anh đã làm bản giao hưởng Quê Hương ở bên Bucarest. Giàn nhạc giao hưởng Hà Nội đã trình diễn bản nhạc này ở Nhà Hát Lớn để tiễn chân anh về Nam, cũng là vĩnh biệt anh lần đó.
(Đến đây tôi muốn trả lời cho một người bạn nhạc sĩ Việt Nam hiện đang tị nạn ở Mexico. Nhạc sĩ đọc sách của tôi và hỏi tôi: Hoàng Việt về Mỹ Tho có một tiểu đoàn bảo vệ cho anh để anh sáng tác, phải không? Xin thưa: Đó là chuyện trên sao Hỏa. Hà Nội có coi những nhà văn hóa và nghệ sĩ ra gì. Hoàng Việt là một nhạc sĩ sáng tác nhiều nhất và hay nhất trong chín năm kháng chiến Nam Bộ. Anh là hạt ngọc của Việt Nam chứ không phải riêng của Cộng Sản. Đến năm 1965, theo tôi biết thì ở Miền Bắc chỉ có Hoàng Việt là người độc nhất có khả năng sáng tác nhạc giao hưởng. Từ Bungari về với mái tóc bạc quá nửa, anh được đưa vào trường vác gạch chuẩn bị đi Nam. Với tiêu chuẩn của một binh nhì. Anh ốm yếu, nghiện trà thuốc nặng cho nên trên đường Trường Sơn ngoài cái đói anh còn phải chống trả với cái ghiền. Không một tấc sắt trong tay, chân đau lê lết, giao liên bỏ bê, có biết đó là ai. May sao tôi cũng ốm lọt lại sau đoàn. Thằng què được thằng mù cõng, nương tựa với nhau mà lết về đến quê nhà.
Chúng coi Hoàng Việt như một tân binh nên phát võng kaki, không có món gì đặc biệt, cho nên cái ba lô của anh mỗi khi mắc mưa, nặng như Ngũ Hành Sơn nằm trên lưng ông Tôn Hành Giả Hoàng Việt có gắn lá bùa lập trường và tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn gì. Lê Đức Thọ, anh vợ là cựu Trưởng Ty Công An Bạc Liêu ra Bắc được cho ngồi ghế Giám Đốc Sở Du Lịch, về Nam lại được đi máy bay. Vợ Nguyễn Chí Thanh và vợ tướng vô thăm chồng trong R lại được đi máy bay và được lính khiêng từ Minốt về Tây Ninh bằng võng hoa. Chuyện đó đã đành, bởi vì chồng làm đại tướng trung tướng thì vợ phải được tiền hô hậu ủng là lẽ thường. Tổng Bí Lê Duẩn có vợ bé bị vợ lớn đánh đuổi phải đem gởi cho Mao Chủ Tịch, mỗi lần sang thăm vợ bé, tốn ít nhất là mười năm lợi tức của một xã viên.
Đừng nói đâu xa, hãy nhìn Thép Mới Tổng Biên Tập báo Nhân Dân, cả đời viết được chục rưỡi bài tùy bút, “tác phẩm” của y gom góp lại in được chừng mười đến mười lăm trang đọc được. Thế mà vô Nam, hắn đi đâu được đám Bake bộ chỉ huy giải phóng cho cần vụ đi theo đứa mang ba lô, đứa vác AK hộ vệ. Vì hắn là dân triều đình. Còn Hoàng Việt đi đơn thân độc mã, phó mặc cho giao liên, du kích vô trách nhiệm cho nên thay vì cất giấu kỹ lưỡng chúng lại nhét Hoàng Việt vào một cái hầm, trống toang hoác, chẳng trách gì trực thăng phóng quả rốc kết ngay chóc miệng hầm. Tất cả thân xác nhà nghệ sĩ số một của Miền Bắc chỉ còn lại một mảng tóc bạc dính vào gốc cây gãy cúp bên miệng hầm. Phát súng đó đắt giá không kém gì nhánh cây giết Nguyễn Chí Thanh ở Tam Giác Sắt trước Mậu Thân.
Còn Lê Anh Xuân, con cụ Ca Văn Thỉnh cũng đáng tội nghiệp. Xuân vô Nam hận một nỗi: người tình ngoài Bắc không chờ đợi nên đã sang ngang. Lê Anh Xuân đang viết trường ca về Nguyễn Văn Trỗi: “Trong Cách Mạng, yêu nhau, song sắt nhà tù cũng nở hoa “. Xuống dưới kia y sẽ viết tiếp với sự hợp tác của Nguyễn Văn Trỗi.
Thanh Nha thuật cái chết Hoàng Việt rất chi tiết. Hiện giờ vợ Hoàng Việt chưa biết tin. Thằng bé mà Hoàng Việt mơ tưởng sẽ có sau hai mươi năm cách xa vợ hiện đang nằm trong bụng mẹ, nhưng khi nó ra đời thì tiếng khóc của nó là tiếng kêu oán than của một bé mồ côi – mà Lê Trực (tức Hoàng Việt) đã tiên tri cho mình từ trước 45.
Tiếng còi trong sương đêm
Nghe vi vu oán than
Thôi khóc chi đau lòng
Con cố yên giấc nồng
Khi ra đi có hứa thu nay về.
Tiếng ru của người mẹ trong Tiếng Còi Trong Sương Đêm nay đã trở thành chính tiếng ru cho bé Lê Tương Phùng, cái tên mà anh đã đặt cho đứa bé và đã nói với tôi trước khi về tới R, ngay trong lúc đau nằm tại một trạm ở giữa Trường Sơn man rợ. Lê Tương Phùng đã trở thành Lê Thiên Thu đứa bé nay đã hai mươi tám tuổi nhưng không bao giờ được bố hôn, bố bồng.
Đồng Bằng Gai Góc Đồng Bằng Gai Góc - Xuân Vũ Đồng Bằng Gai Góc