Bạn không thể tạo dựng thanh thế bằng những gì bạn SẼ làm.

Henry Ford

 
 
 
 
 
Thể loại: Ngôn Tình
Nguyên tác: With You
Biên tập: Bò Tồ
Upload bìa: Bò Tồ
Số chương: 75 - chưa đầy đủ
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4888 / 121
Cập nhật: 2017-04-04 23:32:54 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 42-1
o.228
Năm ngày sau là đến ngày họp phụ huynh.
Kết quả kì thi cuối kì không áp lực như kì thi giữa kì, có thể là do niềm hân hoan của kì nghỉ làm vơi đi nỗi hoang mang, lo lắng; rời khỏi lớp học chật chội, không còn phải tiến hành so sánh trực quan trần trụi với những người xung quanh, lòng người tự khắc sẽ dễ chịu, thoải mái đi rất nhiều.
Sau khi đi họp phụ huynh về, bố tôi nói Trương Bình biểu dương tôi có tiến bộ rất nhiều. Tôi giành lấy bảng xếp hạng chi chít chữ, ngồi quỳ xuống xem đi xem lại kĩ càng.
Toán điểm tối đa là 150, thế mà tôi thi được tận 120. Cần phải biết rằng: lần trước thi Toán, điểm của tôi chỉ ngấp nghé quanh mức tám mươi mấy điểm, có khi còn không đạt được nữa kìa!
Còn điểm những môn khác không chênh lệnh với điểm thi giữa kì là mấy, song thông qua tính toán của tôi, lần này đại khái tôi nằm trong top ba mươi mấy, lên được tận hơn mười bậc.
Tôi ôm tờ giấy bảng xếp hạng, sướng đến mức không ngậm được miệng, khoảnh khắc này chỉ muốn chạy nhanh vào phòng gửi tin nhắn cho Dư Hoài.
“Đúng rồi, Cảnh Cảnh, bố có nói chuyện một chút với thầy Trương. Cả bố và thầy của con đều thấy con rất có năng lực, lúc phân ban lớp 11 nếu đăng kí ban xã hội, lên một trình khác là không có gì khó cả, cố gắng nổ lực hết sức, có lẽ còn có thể thi đỗ những trường tầm cỡ như đại học chính pháp Trung Quốc đó.
Tôi đang rảo bước về phòng, bước chân phải dừng lại.
“Vâng, còn có nửa học kì nữa mà, lúc khác nói đi a.” Tôi nhoẻn cười.
No. 229
Kì nghỉ đông đến một cách rền rã.
Mùa đông nơi này thật sự là quá lạnh, cả kì nghỉ tôi đều không có ý định ra ngoài. Mỗi ngày đều ngủ đến hơn mười giờ mới dậy, vệ sing cá nhân xong thì ăn cho xong bữa sáng, dẫu hiệu suất học tập có thấp lè tè tôi vẫn cứng đầu ngồi vào bàn học, hoàn thành “kế hoạch học tập” mà bản thân đã anh dũng lập ra hồi mới nghỉ đông.
Lúc mới nghỉ đông, tôi đã chạy ra chợ bán sỉ sách lớn nhất thành phố, mua sách Toán Lý Hóa và sách bài tập của học kì sau về nhà.
Tất nhiên bản thân tôi đâu có cần cù, chăm chỉ thế, nguyên nhân lập ra kế hoạch học tập ngoài việc tôi thường thích “làm lại người từ đầu” và quy hoạch cuộc đời ra, chính là sự khích lệ của kết quả thi cuối kì và sự đốc thúc của Dư Hoài.
Sau khi tôi gửi tin nhắn “báo tin vui” cho Dư Hoài, Dư Hoài đáp lại thế này: Cậu còn có thể thi tốt hơn nữa!
Đối với sự tin tưởng tuyệt đối đó của Dư Hoài, tôi đặt hết ý chí học hành vào học kì sau, tôi sẽ chứng minh tôi cũng có thể học ban tự nhiên, dẫu …
… Ngốc hơn người khác.
Cứ bay trước đã được rồi mà!
Bố tôi lại thuyết phục tôi trong bữa cơm tối, mỗi ngày cùng Lâm Phàm tiến hành kế hoạch mùa đông chạy thể dục buổi sáng … Đùa gì chứ. Đối diện với bàn ăn và cái bản mặt cười trên nỗi đau khổ của người khác của Lâm Phàm, tôi chỉ đành lén lút nhắm mắt bất lực.
Cái thằng bé Lâm Phàm chưa đến mười tuổi này, cái mà nó có là sinh lực.
Năm ngoái, không biết là cơ quan Thể Thái hay Phúc Thái gì đó bỏ tiền ra lắp đặt bao nhiêu thiết bị luyện tập sức khỏe đầy màu sắc ở khu chúng tôi, hình thành một khu vui chơi mô hình nhỏ, đồng thời nhanh chóng dấy lên một cuộc chiến giữa quần thể bọn trẻ ranh và quần thể những cụ già. Bạn bè của Lâm Phàm tuy sống ở gần đây nhưng gần khu tôi cũng có một trường cấp một, vào kì nghỉ đông, bọn trẻ ở đó coi luôn nơi đây là địa điểm tụ họp, nhờ đó Lâm Phàm cũng quen biết thêm không ít bạn mới, mỗi ngày đều tung tăng chạy xuống đó chơi mấy tiếng đồng hồ mới về nhà. Những ngày tuyết rơi nhiều, gió Bắc hú, thằng bé cũng có thể chơi biến thành cái bánh bao thịt nóng hôi hổi.
Sức sống hừng hực này với tâm thế âm u, ủ rủ của một học sinh cấp ba như tôi, moioc ngày không ngồi trước tivi trầm ngâm thì cũng lại ngồi trước bàn học khổ tâm suy nghĩ, hình thành sự đối nghịch vô cùng rõ ràng.
Nhưng những ngày tháng đẹp đẽ của Lâm Phàm nhanh chóng kết thúc. Tuần thứ hai sau kì nghỉ đông, cô Tề đã đăng kí cho nó một lớp học Olympic Toán, một lớp tiếng Anh và một lớp Teakwondo mà gần đây vô số học viên với vô số độ tuổi khác nhau lũ lượt đăng kí.
Trong đầu, tôi mường tượng ra hình ảnh thằng bé giá đỗ đó hét lên một tiếng, điên cuồng đá vỡ bản gỗ, nhưng ngay trong mấy giây sau đó, nước mắt rơi lả chả, ôm chân rồi co quắp lại như con tôm.
Không ngờ, chưa vui mừng được mấy giây, tôi biết được người bố thân yêu của mình vẫn chưa từ bỏ “dã tâm”, cũng đăng kí cho tôi một “slot”.
Thế nên, tôi và thằng bé mới đứng đến vai, dưới thời tiết lạnh căm căm cùng nhau đi đến phòng triễn lãm thành phố học võ. Lâm Phàm mặc bộ quần áo võ màu trắng, tràn đầy sức sống, nhìn cũng ra dáng lắm. Còn tôi thì….
“Chị ơi, đẹp lắm mà. Chị mặc nhìn giống quần áo phòng tắm hơi lắm.”
Tiết học Teakwondo của tôi cũng là tiết học cuối cùng. Bởi vì đa số học viên đều là trẻ con, cơ thể còn mềm dẻo, co dãn dây chằng chỉ là chuyện vặt vãnh, còn tôi, khoảnh khắc xoạc chân ấy, có thể nói là thảm hơn cô gái được phát hiện thi thể ở Kha Nam.
No.230
Võ không xong thì đến văn, dù sao bố tôi cũng đã quyết tâm để mỗi ngày tôi phải bất chấp mưa tuyết đi một chuyến. Vừa hay Tân Đông Phương đã mở thêm chi nhánh từ Bắc Kinh. Mỗi kì nghỉ đông hay hè đến đều đến những thành phố cấp hai, cấp ba chúng tôi mở lớp bồi dưỡng, vô cùng “hot”, cứ thông báo tuyển sinh thì lập tức đầy ắp. Nhờ sự giúp đỡ của các đồng nghiệpở cơ quan, bố tôi khó khăn lắm mới cướp được một “slot” ở hàng thứ ba, còn phải bỏ ra ít tiền đặt cọc, cũng bởi thế nên tôi cảm thấy lớp học này sẽ rất tốt.
“Cho nên?” Tôi ngẩng đầu lên từ đống sách.
“Không có áp lực đâu, bố không hề thấy khổ cực chút nào!”
“… Khổ cực gì cơ ạ?” Bố tôi không ngờ rằng vụ này bố tô bỏ ra bao nhiêu như thế mà cuối cùng lại không nhận được một chút cảm kích từ tôi.
Phí lời, ai muốn giữa trời đông lạnh giá này chạy nửa vòng thành phố để đến đại học Y nghe cái gì mà Tân Đông Phương đó chứ! Bố tôi đăng kí lại còn là lớp buổi sớm, 8 giờ 30 phút là bắt đầu, 4 giờ 30 phút kết thúc; để tiết kiệm phòng học bé tí tẹo đó còn nhét hơn hai trăm người. Một tiết học hai tiếng, ngồi đến mức bị bại liệt mất! Bố ơi, bố định mưu sát con gái của mình hay sao?
Bố tôi ngẩng đầu lên, cười ha ha: “Tính giở trò này với bố hả? Thế thì con cứ thử chết cho bố xem xem.”
Nhưng điều mà bố tôi chắc chắn không thể ngờ tới đó là tin nhắn tôi gửi cho ông sau tiết học đầu tiên, nói rằng trước đây tôi không hiểu chuyện, còn cám ơn bố tôi đã lo nghĩ cho tôi nhiều.
Bố tôi nghĩ nát óc cúng không hiểu sao chỉ trong chốc lát con gái mình lại bỗng nhiên dịu dàng hiểu chuyện đến thế.
Bởi vì ngay khi tiết học đầu tiên bắt đầu, bởi vì khi tôi ngồi đến đau mông trên chiếc ghế có lắp đặt thêm chiếc bàn nhỏ có thể di chuyển, tôi bắt đầu nhìn dáo dát xung quanh, coi như là bài tập thể dục rèn luyện sức khỏe.
…. Bỗng nhiên nhìn thấy ngay Dư Hoài ở góc lớp.
No. 231
Trước đây tôi có từng nghe qua cách thức giảng dạy của Tân Đông Phương, cho nên không hề có biểu hiện tò mò và hào hứng như mấy bạn học ngồi bên cạnh.
Để thu hút được học sinh trong quá trình giảng dạy, thầy cô của Tân Đông Phương đều phải kiêm luôn một diễn viên tướng thanh. Trên thực tế, sau mỗi tiết học thì hiểu sâu hơn được một chút: Tiết học Tân Đông Phương cũng không khó chịu đến thế, nếu thầy cô Tân Đông Phương không giảng những kiến thức bình thường.
Dạy chúng tôi tiết nghe là cô Renee – sinh viên Học viện Ngoại giao, người Bắc Kinh. Lần đầu tiên tôi nghe đến trường học tuyể sinh trước này. Cô giáo này rất bình thường nhưng phong thái hơn người. Cô mặc quần áo rất có phong cách, nhìn rộng rãi thoải mái nhưng rất đẹp, giọng phổ thông thuần túy, hơi khàn khàn. Cô ấy là giáo viên duy nhất trong bốn người không hay kể chuyện cười, có khả năng là để tiết kiệm sức lực.
Giờ nghĩ giữa giờ, tôi chép nốt dòng chữ cuối cùng trên bảng, ngẩng đầu lên thì nhìn thấy cô ấy dựa vào trước bàn, mặt không cảm xúc nhìn xuống những học sinh cấp ba đang vui cười bên dưới.
Tôi có thể cảm nhận được cảm giác xuất chúng nhưng không hề kiêu ngạo từ trên người cô ấy; trong phòng học nóng như lò mang theo chút cảm giác mát, len lỏi qua không gian đám người huyên náo bên dưới.
Cô ấy đang nghĩ gì nhỉ? Có phải cuộc sống hằng ngày của cô ấy đều rất phong phú, rất thú vị không?
Sau này tôi cũng sẽ trở thành một cô gái như vậy ư?
Tôi gặp cuốn vở chép đầy những từ dễ nhầm lẫn khi nghe, tự dưng trong lòng dậy sóng những cảm xúc phức tạp, vừa lo lắng do dự, vừa háo hức muốn thử sức, nhất thời quên mất việc đi gặp Dư Hoài.
Tôi đã làm lỡ dở mất thời gian nghỉ giữa giờ, lúc bắt đầu vào lớp, tôi nhìn thấy từ xa Dư Hoài đã ngồi vào vị trí cũ, cho nên lôi điện thoại ra nhắn tin cho cậu ấy.
Cậu đang làm gì đó?
Cậu ấy trả lời rất nhanh: Đang học.
Nghỉ đông còn học gì nữa?
Học thêu chữ thập.
Khốn kiếp. Tôi cắn răng tiếp tục gửi: Vậy cậu đoán xem tôi đang làm gì?
Không phải cậu cũng đang thêu chữ thập à?
Tôi ngơ người, đáng lẽ có thể nhìn sang chổ cậu ấy, nhưng bây giờ bị ngăn cách bởi trùng trùng đầu người, tôi nhìn qua các kẽ hở thì thấy Dư Hoài đang nhìn về phía tôi, nhếch mép cười còn để lộ chiếc răng khểnh trắng.
No. 232
Lúc nghỉ trưa, tôi lăng quăng băng qua một loạt dãy ghế để tìm Dư Hoài.
Không biết có chuyện gì, một người mà bạn ngày nào cũng có thể gặp được ở trường, cho dù trong lòng rất thích nhưng cũng không cảm thấy thế nào cả. Đáng thương không hẹn mà gặp ở ngoài trường lại làm tôi hơi xấu hổ. Thật là kì lạ.
“Cùng đi ăn cơm không?”
“Được chứ!” Cậu ấy cài cúc áo khoác lại.
Chúng tôi ăn riêng với nhau ở bên ngoài trường rồi tôi lại bắt đầu không khống chế được nhún nhảy đôi chân.
“Cậu nhìn thấy tôi từ lúc nào thế?” Tôi cười hỏi.
“Cậu vừa vào lớp đã hùng hục xông vào, lại còn làm đổ một chiếc ghế, là người thì đều nhìn thấy hết.”
Cậu ấy nhìn tôi vẻ khinh bỉ.
Ngày nào cũng mười giờ hơn mới dậy, bỗng dưng đổi thành bảy giờ dậy, đến muộn cũng là chuyện khó tránh mà. Tôi ngại ngùng gãi gãi mũi.
“Nhưng mà cậu cũng được đó! Lại có thể cướp được vị trí đẹp như vậy. Tôi biết được tin đã là rất muộn rồi, chỉ có thể ngồi ở cái chổ ẩm ương đó, còn nhìn không rõ bảng nữa.”
“Không phải có tivi à?” Tôi chỉ chỉ mấy chiếc tivi treo trên tường.
“Sáng nay mắt phải tôi mọc lên một cái mụn nước to, không biết có phải là hạt cơm không, nhìn cái gì cũng thấy mờ mờ, nhìn lâu vào màn hình tivi sẽ đau.” Cậu ta nhấc cặp sách lên, kéo kéo tay áo tôi: “Đi thôi.”
Còn chưa đến cửa lớp thì điện thoại tôi reo lên.
Là bố tôi.
Tôi thắc mắc nghe điện thoại: “Bố ạ?”
“Sao con vẫn chưa ra thế? Mọi người sắp đi hết rồi này, bố đang đứng ở ngoài cửa, trưa nay bố đưa con đi ăn trưa.”
Đầu tôi nổ ầm một tiếng.
Điều Tuyệt Vời Nhất Của Chúng Ta Điều Tuyệt Vời Nhất Của Chúng Ta - Bát Nguyệt Trường An Điều Tuyệt Vời Nhất Của Chúng Ta