Anyone who says they have only one life to live must not know how to read a book.

Author Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Nguyễn Viện
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1220 / 10
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5 -
gay sau khi xuất viện, tôi về thẳng núi Cấm cùng với ông ấy. Trong ký ức của tôi hoàn toàn không có một người cha. Nhưng tôi không còn con đường nào khác. Tuy tôi cũng rạo rực mong gặp lại cha mình, một người mà đôi khi nhớ tới, tôi chỉ thấy đó là một người đàn ông tội nghiệp giữa những người đàn bà vô độ vây quanh, tham lam và dâm đãng. Tôi tự hỏi, cuộc đời tôi có thật là của tôi không hay tôi thuộc về những người khác?
Trên suốt chặng đường từ Rạch Giá đến núi Cấm, Tiểu Phụng không vui như tôi nghĩ. Cô lầm lì lạnh băng, mặc dù cô luôn nắm chặt tay tôi.
Tôi chờ đợi ông ngỏ lời đưa tôi đi bất cứ đâu, nhưng hầu như ông chỉ nghĩ đến viễn cảnh hạnh phúc của sự đoàn tụ giữa hai cha con tôi. Ông không hề biết giờ đây tôi đã là một người khác. Tôi không cần tình thương muộn màng của cha. Tôi cũng không cần biết má tôi còn sống hay đã chết. Đã không ai sống cho tôi nhưng vẫn cứ quyết định cuộc đời tôi theo ý họ. Kể cả ông ấy, tôi muốn tìm ở ông ấy một tình yêu của người đàn ông nhưng ông lại hành xử như một thượng đế.
Không phải là cô ấy mà chính tôi cảm thấy mãn nguyện khi cha con họ gặp nhau và ôm lấy nhau trong im lặng. Tôi nghĩ như thế cũng đủ. Tôi cũng phải quay về chỗ của mình. Cha cô mời tôi ở lại chơi ít ngày, nhưng tôi từ chối.
Tôi không biết hết cảm giác của mình khi gặp lại cha, chỉ biết ôm ông và khóc. Không phải vì thương ông mà thương chính tôi. Giờ đây tôi đã có cha, nhưng liệu tôi có hạnh phúc hơn không? Tôi có sống được trong gia đình của cha mình? Tôi không cảm thấy ông gần gũi hơn người đàn ông xa lạ đã cứu vớt tôi.
Chia tay cô, tôi bỗng nhận ra khoảng trống cô để lại trong lòng mình. Đồng thời, tôi nhận ra cái khoảng trống triết học chứa đựng mọi bôi xóa. Đi đến cuối đường, cuộc sống không bao giờ có ngõ cụt, tôi sẽ rẽ phải, hoặc quẹo trái, thậm chí quay ngược lại. Mọi sự trong tôi trở nên thông suốt.
Đúng như tôi nghĩ, gia đình cha tôi không có nghĩa là gia đình tôi. Dì Út là một người thẳng thắn, ít ra đấy là điều tôi yên tâm nhất. Dì công khai bày tỏ thái độ bất bình về sự có mặt của tôi trong nhà. Rõ ràng tôi đã chiếm mất một không gian, một chỗ nằm, một chỗ ngồi, những chỗ đi đứng, những khoản tiền phải chi tiêu thêm, những mối bận tâm lẽ ra không có… Đôi khi dì chửi xéo tôi. Tôi cảm thấy mình đủ lớn để không chấp dì. Và cũng bởi vì tôi nghĩ mình sẽ không ở đây lâu. Tôi không muốn cha buồn. Chưa bao giờ tôi thấy mình thay đổi nhiều đến thế. Tôi thấy mình nôn nao và giãn nở. Cha tôi tinh mắt sáng lòng, ông nói: “Để tao xem mạch cho mày”. Tôi nói con khỏe mà, nhưng ông bảo cứ để ông xem. Chiều ý ông, tôi ngồi vào bàn. Ông cầm tay tôi đăm chiêu. Rất thận trọng, ông nói: “Mày có bầu rồi, đừng cho ai biết”. Không để cho tôi kịp hoảng hốt, ông nói thêm: “Bỏ nó đi. Đừng giữ cái dòng giống ấy làm gì”. Lòng tôi hoang mang. Tôi sẽ có một đứa con, khôi hài thật mà cũng khốn nạn thật. Nó có khác gì tôi?
Tiểu Phụng có thật sự cần thiết với tôi không?
Cha tôi bảo không có gì phải sợ hãi và ông đưa cho tôi một liều hoàn tán: “Uống đi. Một liều duy nhất thôi. Mọi chuyện sẽ ổn thoả”. Ông cầm ly nước đưa tận tay cho tôi. Mày không nên sống làm gì, tôi nói cho chính tôi và tôi uống. Đêm ấy, một cái gì sền sệt, bầy hầy đã rơi tuột khỏi cửa mình tôi khi tôi đi tiểu. Và tôi xối nước. Òng ọc, tiếng nước thoát trong bồn cầu làm tôi ghê rợn.
Tôi trở lại núi Cấm. Tiểu Phụng không có nhà. Cha cô tiếp tôi, ông nói: “Nó lên chùa rồi”. Tôi nói ý định của tôi cho ông ta: “Tôi muốn đem Tiểu Phụng đi, mong ông thông cảm và đồng ý”. Dường như ông ta cũng không vui: “Tui biết tình cảm của ông và nó. Nhưng đó không chắc là điều tốt đẹp nhất. Tui cũng biết tui không thể cản, nếu nó muốn. Ông cứ đi hỏi nó”.
Đi Tới Cuối Đường, Rồi... Đi Tới Cuối Đường, Rồi... - Nguyễn Viện