Love is the only way to grasp another human being in the innermost core of his personality.

Viktor E. Frankl

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Truyện Ngắn
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 423 / 1
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
heo chỉ dẫn cuả anh cán bộ tỉnh đội thì kế sau cái quán rượu này là nhà ông Chữ. Chủ quán là thím Tư Uú, cả vùng này không ai là không biết. Chẳng cần phải hỏi ai, thằng bé nhận ngay ra được một trong hai người đàn ông đang ngất nga ngất ngư bên cái bàn ọp ẹp kia là chú Tư.
- Cứ uống đi - Chú Tư lè nhè- Đời ta gang tấc, thử hỏi còn uống được mấy xị...
- Phải, anh Tư nói thế mà phải- Người khách có khuôn mặt đầy sẹo nâng ly rượu lên ngang miệng- Như tôi đây chẳng hạn. Đời tôi...
- Aà, mà có phải từ cái đận...
Người khách bỏ ly rượu xuống, mắt lơ đãng nhìn lên trần nhà:
- Cái đận ấy, không nhớ đến thì thôi, nhớ đến tôi chỉ muốn khóc anh Tư ạ!
Thằng bé khép nép ngồi xuống một cái ghế con. Nó đặt cái tay nải trong có một bộ quần aó xuống dưới gầm bàn, ý tứ nâng một bàn chân đè lên trên. Linh tính cho nó hay câu chuyện cuả họ dính dáng đến đời nó thì phải.
Thím Tư Uú đã ra từ lúc nào thằng bé không rõ, nhẹ nhàng hỏi:
- Cháu uống bia nha!
Thằng bé rời mắt khỏi hai người đàn ông, nhìn lướt qua người đàn bà, thú thật:
- Cháu còn ít tiền lắm. Thím cho cháu cốc nước chè.
- Cái gì? Thím Tư tròn mắt tỏ vẻ không hiểu.
Rồi như chợt nhớ ra điều gì đó, thím cười cười:
- Ơờ, thím nhớ ra rồi. Một ly trà...Thì ra cháu mới ngoài Bắc vô? Cháu đi thăm người nhà hay đi tìm việc?
- Dạ - Thằng bé đỏ bừng mặt, lí nhí- Cháu đi tìm việc ạ...
- Ưừ, thời buổi khó khăn, biết đi kiếm cơm thiên hạ là tốt rồi. Còn hơn chán vạn cái đám thanh niên vô tích sự, cả ngày chỉ biết có nhậu với nhẹt...
Chú Tư ngồi bên kia nói với sang:
- Bà lại nói xấu sau lưng anh em tôi rồi! Này chú em, sang đây làm vài ly với hai anh nhá. Hôm nay anh bao! Nào...
Nói xong, chú Tư đứng dậy, lảo đảo đi về phiá thằng bé. Chú cầm tay, như lôi nó đi. Thằng bé cuí xuống lấy cái tay nải. Nó không ngờ rằng việc làm vô tình ấy kéo chú Tư nhào theo.
Người đàn ông bước thấp bước cao, tập tễnh đến bên cạnh bạn. Chú Tư gầy khô như một cành cuỉ, ấy thế mà- dù đã ráng gồng hết sức - đôi tay nổi đầy gân xanh cuả ông ta vẫn không thể naò làm cho người bạn nhúc nhích. Thở hổn hển, ông ta ngồi bệt xuống bên cạnh chú Tư, cười như mếu:
-Tụi mình sắp hết rồi! Sắp hết... Kìa chú bé, sao không kéo chúng ta dậy?
Thằng bé tưởng mình trông lầm. Nó "á" lên một tiếng kinh ngạc và cũng ngã ngồi xuống đất. Không thể lầm được! Hai cái răng cửa bịt vàng cuả ông ta loé sáng như một sự trình diện bất đắc dĩ. Hai người đàn ông lồm cồm bò dậy. Họ ngơ ngác, không hiểu sao thằng bé lại khóc. Quả thật, lúc ấy, thằng Hậu đã khóc. Về sau, mỗi khi nhớ lại, nó cứ băn khoăn tự hỏi mình, làm sao nó lại có thể khóc trong hoàn cảnh ấy nhỉ?
- Sao cháu lại khóc? Thím Tư hỏi thằng bé - Các ông ấy xỉn quá, té như thế là chuyện thường ngày ấy mà...
- Dạ, dạ...
- Chú mày thế mà xoàng! Yếu đuối như đàn bà! Rồi chịu sao được sóng gió cuộc đời? Chú Tư vừa lồm cồm bò dậy vưà ề à.
Người đàn ông đã tự đứng dậy, chăm chắm nhìn thằng Hậu, chép miệng:
- Hình như ta đã gặp chú mày ở đâu rồi thì phải...
Thằng Hậu đã kịp kìm nỗi xúc động đang cuộn lên như sóng trong lòng, lắc đầu:
- Có thể ông đã lầm cháu với ai đó?
Rồi nó hỏi lại:
- Nghe giọng ông, cháu đoán ông cũng là người Bắc. Hỏi không phaỉ, ông người tỉnh nào ngoài ta ạ?
Người đàn ông lắc đầu,vẻ chán chường:
- Ta không còn quê! Đúng hơn thì ta không nhớ quê! Ta đã...
Nói tới đó, ông quay mặt đi:
- Tôi phaỉ về thôi anh Tư ạ. Hôm nay người tôi khó ở quá...
Thằng Hậu lặng lẽ nhìn theo người đàn ông, quyết định không để lộ tung tích vội. Nó muốn biết tận ngọn nguồn những gì nó cần phaỉ biết. Vì u con nó? Hay là vì ai đó, nó cũng không biết nữa! Trong đầu nó sôi lên những suy tính. Nó thấy cần phaỉ ở lại đây, ít nhất là đủ thời gian để hoàn thành được công việc hoàn toàn bất ngờ và khó tin này.
Nghĩ thế nên nó cứ ngồi thừ ra trước ly trà đá. Nó chờ thím Tư sẽ hỏi mình. Biết đâu, vận may sẽ tới? Biết đâu thím Tư sẽ thuê mướn nó làm một công việc gì đó...
Thằng Hậu đoán không sai. Chờ mãi mà thằng bé cứ ngồi lì bên ly trà đá, thím Tư lịch bịch đi tới bên cạnh nó, hỏi:
- Cháu nói đi tìm việc, làm sao cứ ngồi ở đây?
- Thưa thím- Thằng Hậu lễ phép - Quả thật là cháu đi tìm việc. Nhưng bây giờ cháu cũng chẳng biết ai cần cháu. Cháu đang định...
- Định làm gì? Thím Tư tỏ vẻ sốt ruột.
- Cháu định đi tìm một nơi trọ. Rồi mai sẽ tính tiếp.
- Thế cháu biết làm gì?
- Cháu làm thợ mộc, đóng được bàn ghế, giường tủ...
- Thôi, thế thì cứ ở lại đây dăm bữa, sửa cho thím đám bàn nhậu này rồi đi đâu hẵng đi.
- Dạ, dạ...
Thằng Hậu mừng quá. Nó không ngờ mọi việc lại diễn ra suôn sẻ đến thế.
o O o
Đêm ấy, câu chuyện cuả u Hậu cứ chập chờn hiện lên. Những dòng nước mặn chát, như cố ý chảy vào miệng, nhắc Hậu nhớ rằng hơn hai mươi năm qua, u nó đã phaỉ chịu đưng cực khổ như thế nào!
Ngay từ lúc biết gọi "bố, bố ơi...", thằng Hậu đã thấy nét mặt rầu rầu cuả u nó. Lớn lên một chút, nó nhớ vào khoảng nó bắt đầu đi học thì phaỉ, lúc khai tên bố mẹ vào sổ học bạ, thằng Hậu chạy về nhà hỏi u nó tên bố là gì. "Cứ khai là Chữ. Nguyễn Hữu Chữ, con ạ". Nhớ hồi đó, nó ngây thơ hỏi u: " U ơi, sao hoà bình rồi mà bố không về, hả u?", u nó đã ôm lấy đầu nó áp vào ngực mình, khóc thút thít. Rồi cũng chỉ vì chuyện ấy mà u Hậu ốm mất mấy ngày. Những ngày này, u chỉ hớp mỗi bữa một nửa bát con nước cháo loãng, hai hố mắt trũng xuống tưởng như chỉ có lòng trắng...U bảo Hậu không khéo u chết mất! U chết thì chỉ tội cho Hậu! U baỏ u phaỉ sống; nhất định phaỉ sống, chờ ngày Hậu lớn lên. Hậu sẽ đi tìm con người ấy. Xem ông ta ở cùng trời hay cuối đất mà tệ bạc đến thế!
Hậu không bao giờ quên lời u dặn sau cái lần u kể cho nó nghe về bố. "Con nhớ tìm bằng được ông ta, hỏi xem u có lỗi gì mà ông ta không quay lại?". " Con hứa. U cứ yên tâm. Nếu tìm được ông ấy, nhất định con sẽ lôi ông ta về chịu tội trước u...", Hậu nói với u như đinh đóng cột. U Hậu bảo không cần thế. Chỉ cần biết bây giờ ông ta có sung sướng hay không mà thôi. U nói và nhìn như thất thần vào khoảng không mênh mông trước mặt, thở dài hắt ra, Hậu chả hiểu ra làm sao nưã.
Ơở cái làng ven rừng này, người ta đã quen coi u Hậu là kẻ tâm thần. Chả tâm thần sao khi xã báo tin anh Va - chồng chị, bố cuả thằng Hậu- hy sinh, chị bảo xã lầm sao mà lắm lần lầm đến như vậy? Chị khăng khăng chồng chị đích thực là anh Chữ! Thế mà, sau bao nhiêu năm, xã vẫn báo thằng Hậu là con liệt sĩ Va. Đến như Hậu, nhiều lúc nó cũng hoang mang. Nó nghĩ hay là u nó lẫn thật? Nhưng càng lớn lên, Hậu biết điều u nó vẫn nói có thể là một sự thật đầy ẩn khuất. Vậy có nên tìm lại sự thật ấy không? Và tìm để mà làm gì? Bố nó, dù là Va hay là Chữ thì có nghĩa lý gì khi cả hai đều đã không quay lại cái làng ven rừng hiu hắt này?
Chuyện u kể nghe như là chuyện bịa. U bảo hồi ấy chiến tranh ác liệt lắm. Bộ đội trong thời gian huấn luyện trước lúc đi B thường ở lẫn với dân. Bộ đội từ dân, vì dân vì nước nên tới đâu dân đều coi như con, như anh, như em...Bởi thế, lần bộ đội về làng, nhà u ở ngay sát bìa rừng nên được chọn làm nơi trú cuả ban chỉ huy đại đội. Anh đại đội trưởng tên là Chữ đẹp trai mà lại ăn nói có duyên lắm. Thành ra, cô con gái bà chủ nhà phaỉ lòng anh là chuyện ai cũng coi là thường tình. Quân với dân như cá với nước, chả có ai cấm chuyện yêu đương chân chính. Dân làng còn xì xào rằng con bé thế mà có duyên. Cậu liên lạc cuả đaị đội cũng say cô như điếu đổ! Rồi việc binh thần tốc, đơn vị bộ đội ấy phải lên đường ra mặt trận gấp. Lúc này, cả làng đều đã biết việc cô con gái nhà ở bià rừng đã có mang ba tháng. Người nói đứa trẻ là con anh đại đội trưởng. Có người lại nói làm gì có chuyện đó. Anh ấy là cán bộ, là đảng viên, đời nào lại đi làm cái trò ma kia? Và sự thật đã diễn ra đúng như nhiều người dự đoán. Ngay trước hôm đơn vị lên đường vào Nam, dân làng còn được dự một đám cưới theo đời sống mới. Lạ nhất là ở giửa đám cưới, cô dâu nhìn về phía anh đại đội trưởng; họ không nói với nhau câu nào; nhưng không hiểu vì sao cô dâu cứ rưng rưng như sắp khóc. Còn chú rể Va thì mặt cứ đờ đẫn như kẻ đi đưa đám...Và, theo giấy báo tử, anh đã hy sinh ở chiến trường miền Đông Nam Bộ vào muà xuân năm 1974. Từ ngày ấy, u Hậu vẫn thắp nhang trên bàn thờ liệt sĩ Va. Nhưng bà vẫn bảo con là bố Hậu còn sống. Quả thật, ông ta không được bằng cả người đã chết! Người chết thì đã về đây! Còn ông ta, ông ta đang lẩn trốn ở đâu? Bà chỉ muốn biết rõ vì sao ông ta phaỉ làm như vậy mà thôi! Bà bảo con, nếu không hiểu được điều đó, chắc lúc chết, bà không nhắm được mắt...
o O o
Thằng Hậu sửa chữa xong số bàn ghế cho thím Tư thì ông Chữ nhờ nó đến đóng cho nhà ông một cái tủ. Rõ là ước gì được nấy. Dịp may hiếm hoi này hẳn sẽ giúp nó làm tròn được công việc u nó giao cho.
Nhà ông Chữ chỉ có ba người. Vợ ông, dáng người thấp bé nhưng khá nhanh nhẹn. Bà là người chiều chồng có tiếng trong ấp. Nghe phong thanh, trong kháng chiến thời chống Mỹ, bà là y tá ở một trạm quân y. Bà gặp ông Chữ vào lúc ông chỉ còn là một cái xác không hồn. Một tay bà thuốc thang, chăm sóc, động viên ông mới còn đủ nghị lực để sống. Hai người lấy nhau dù biết trước họ không còn khả năng sinh con đẻ cái nữa. Chất độc hoá học mà quân thù rải xuống các cánh rừng đã ngấm vào máu họ. Họ có một cô con gái nuôi. Tên cô là Sác. Hình như cái tên gợi lại những kỉ niệm ở chiến khu Rừng Sác chăng?
Hậu chẳng hiểu mình có lầm không. Nếu cứ theo như lời u thì dáng đi cuả ông Chữ không giống với dáng đi cuả người u Hậu tả. Có khuôn mặt là dễ nhận thì mặt ông Chữ lại bị bỏng, nham nhở những sẹo là sẹo...
Hậu hỏi quê thì ông Chữ nói ở Hà Đông.Vùng quê này là quê cuả liệt sĩ Va. Chỉ có hai cái răng cửa bọc vàng là y như đặc điểm u Hậu tả. Cũng có chỗ khang khác: khi Hậu hỏi khéo, ông Chữ lại bảo ông chỉ mới bọc răng từ sau ngày giải phóng.
Hậu bỗng nghĩ ra một cách. Hôm đi xẻ gỗ, trên đường về nhà, nó giả vờ trựơt chân ngã xuống mé đường. Mấy tấm ván Hậu vác trên vai đè lên người nó. Ông Chữ hốt hoảng bỏ phần ván mình đang mang xuống, chạy lại để đỡ Hậu dậy. Chờ cho ông sắp tới gần, thằng bé bất chợt kêu lên: "Chú Va!". Ông Chữ nháo nhác nhìn ra bốn phía. Không có ai ngoài ông và thằng Hậu. Ông cúi xuống và thấy mặt nó đã ướt đầm ướt đìa những nước mắt và nước mắt... Nó gọi ông, giọng nghẹn ngào: "Chú Va! Chú có nhận ra cháu không?".
Ông Chữ rủn người, cùng một lúc nhớ tới cả người đã chết và người còn đang sống. Ông run rẩy, nói không thành tiếng:
- Cháu có phaỉ là thằng Nghiã?
Đến lượt mình, thằng Hậu giật thót người. Cái tên này, u Hậu có lần nói ngoài u và bố Chữ ra không một ai biết.
Thằng bé kinh ngạc trân trân nhìn ông Chữ:
- Trời ơi! Thế ra đây là bố? Bố ơi...
Ông Chữ lắc đầu, giọng nghẹn ngào:
- Con ơi! Thật đáng tiếc, ta lại không phải là bố đẻ cuả con...
- Con không hiểu! Con chẳng hiểu ra làm sao nữa! Con van bố, bố hãy nói thật bố là Chữ hay là Va...
- Bây giờ thì ta đang là Chữ đây. Nhưng con ơi, trước kia ta chính là Va...
- Nghiã là thế nào ạ. Trời ơi, thế này thì u con sẽ chết mất!
- Thôi, đã tới nước này ta cũng chẳng giấu con nữa. Ta cũng nên trở lại là Va chăng? Liệu có muộn quá rồi chăng! Ta ân hận quá! Mà ta ân hận vì cái gì mới được chứ?
Ông bỗng dứt khoát:
- Không! Ta chẳng có gì phải ân hận. Ta đã hành động như một người lính chân chính. Nhưng với con, thì ta sẽ phaỉ nói thật. Bởi thời cơ cũng đã chín nẫu rồi...
Hai người ngồi trên thảm cỏ xanh cùng ngược về quá khứ.
Hồi đó, thực lòng mà nói, anh Chữ và anh Va đều yêu cô con gái người chủ nhà. Có điều, anh Chữ đã chiếm được trái tim cô gái. Họ yêu nhau quá đà, cô gái có mang như mọi người đã biết. Đơn vị lại sắp ra mặt trận. Nếu vụ này vỡ lở, Chữ sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng, sẽ bị hạ chức vụ. Đương nhiên, đaị đội ra mặt trận sẽ không có anh. Là một người chỉ huy, Chữ đau khổ lắm. Nếu không cưới, nhỡ anh có làm sao thì u Hậu phaỉ chịu tiếng là gái không chồng mà chưả, đứa con không được hưởng chế độ ưu tiên, sẽ khổ một đời... Biết Chữ băn khoăn, Va đã tự ý bàn với anh thực hiện cách mà mình đã nghĩ ra. Va cho đây là cách xử sự thích hợp nhất để anh tỏ được tình yêu cao thượng, vô bờ bến cuả mình với người mà anh thầm yêu. Anh nghĩ làm như vậy là để bảo vệ uy tín cuả anh bộ đội...
Vào mặt trận, nhiều lần Va được Chữ cứu mạng. Sau mấy năm, anh đã trở thành chính trị viên cuả đaị đôị. Trong một trận đánh ác liệt, đại đội cuả Va đã bị thiệt hại nặng nề. Chữ trúng một trái bom. Va thoát chết; anh chỉ bị bom na pan làm cho bỏng nặng; còn hàm răng thì bị gãy mất hai cái răng cửa. Người ta tìm được anh cạnh một dòng suối. Anh được đưa về trạm quân y cuả quân đoàn...
- Thế thì vì sao bố phải đổi tên? Hậu hỏi.
- Lúc ấy ta chỉ đơn giản nghĩ u con đã sinh con. Ta đâu phải là bố đẻ cuả con? Ta phải làm thế chẳng qua là vì anh Chữ! Ta không ngờ rằng...
- Bố không ngờ tới điều gì? Có điều gì khiến bố đau khổ chăng? Hậu dồn dập.
- Đơn giản là ta không còn mặt mũi nào trở về quê hương được nữa. Ơở quê nhà, người ta đã coi ta là liệt sĩ... Khổ tâm hơn, bố con - ông Chữ thật ấy - người quê ông nói là ông ta đã trở thành kẻ vong quê... May mà ta còn có bà ấy an uỉ. Ta đã mắc lỗi rất nặng với bà ấy; vì cho đến tận bây giờ, bà ấy vẫn nghĩ ta là Chữ...
Ngày hôm sau, ông Chữ đưa Hậu đến một cánh rừng - nơi diễn ra trận đánh khốc liệt năm xưa... Hậu gói một nắm đất đem về. Rồi nó trở ra Bắc.
Chỉ có ông Va - bây giờ ta có thể gọi tên ông như vậy - là còn đang rất băn khoăn. Ông không biết liệu tổ chức có thể tha thứ cho ông về những việc làm trong quá khứ không? " Liệu nó đúng hay sai nhỉ?", ông Va hay nhìn lên trời xanh và tự hỏi như vậy.
Trời xanh lồng lộng mây trắng bay...
Đi Tìm Cha Đi Tìm Cha - Sưu Tầm