Phần thưởng cho sự chịu đựng gian khổ chính là những kinh nghiệm bạn thu được.

Aeschylus

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 890 / 16
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
rong Hồ sơ xin việc của bạn, Kinh nghiệm làm việc sẽ là phần bạn phải trình bày nhiều nội dung nhất. Do vậy, đây cũng là nơi bạn có nhiều “đất” nhất để thuyết phục nhà tuyển dụng (NTD) bằng phong cách viết của bạn, những từ ngữ bạn dùng và cách bạn tiếp thị bản thân mình. Loạt bài “Để có một Hồ sơ ấn tượng” kỳ này sẽ mang đến cho bạn những lời khuyên hữu ích giúp bạn thể hiện tối đa những điểm mạnh của mình.
Thường thì trong phần Kinh nghiệm làm việc, bạn nên liệt kê những công việc gần đây nhất trước, sau đó đến các công việc ở quá khứ xa hơn. Với mỗi công việc, bạn nên liệt kê những thông tin sau: thời gian được tuyển dụng, chức vụ, tên của NTD, trách nhiệm và các thành tích bạn đạt được.
Tuy nhiên, chỉ mô tả về công việc thì chưa đủ. Nếu có nhiều người ứng tuyển có kinh nghiệm giống nhau thì NTD sẽ thấy phát ngán và thậm chí chẳng buồn đọc Hồ sơ của bạn. Điều khiến cho bạn trở nên khác biệt, đồng thời gia tăng cơ hội trúng tuyển chính là các thành tích, hãy chuyển các trách nhiệm thành các thành quả cụ thể.
Ví dụ: Bạn thường viết hồ sơ điển hình như sau:
Tổng giám đốc phụ trách sản xuất và marketing
- Chịu trách nhiệm chung về sản phẩm, sản xuất và khuyến mãi của hệ thống các cửa hàng trên cả nước
- Chịu trách nhiệm về nguồn cung cấp của sản phẩm
- Quản lý tài chính đối với ngân sách bán hàng
- Quản lý đội ngũ thu mua và sản xuất gồm 30 người
- Quản lý và chịu trách nhiệm về các nhu cầu quảng cáo và tiếp thị của các cửa hàng
- Liên hệ với cơ quan chức năng của Nhà nước
Những thông tin mô tả trên có thể được làm nổi bật hơn bằng cách bạn trực tiếp đưa ra thành tích của từng trách nhiệm. Bạn cũng đừng quên, mục đích của Hồ sơ là giúp trả lời chứ không phải khiến các nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi ‘bạn đã làm được gì ở vị trí đó’. Vậy hãy bổ sung thêm phần thành tích đạt được cho những mô tả trách nhiệm phía trên như ví dụ sau:
Thành tích chính đạt được
- Tái cơ cầu lại bộ phận thu mua, thiết lập hệ thống quản lý chất lượng giúp năng suất được nâng cao 20% và giảm chi phí 10%
- Thay đổi dây chuyền cung cấp, lợi nhuận cận biên tăng 4%
- Tham gia xây dựng các cửa hàng mới và tân trang lại cửa hàng cũ
Bạn cũng có thể dựa vào những tiêu chí sau đây để ghi ra thành tích của bản thân:
- Kết quả những công việc bạn hoàn thành
- Những thành quả của dự án mà bạn đã góp phần vào đó
- Những thông tin có thể đo đếm được (lợi nhuận, kim ngạch, lượng tiền tiết kiệm, năng suất)
- Một sự kiện nào đó bạn có thể chứng minh nó đã xảy ra hoặc có thể xác nhận được
- Những sự thay đổi được tạo ra
Và tham khảo thêm những ví dụ sau về thành tích:
- Giành được giải thưởng “Nhân viên xuất sắc của năm 2007” trong phục vụ khách hàng
- Tăng doanh số nhóm trong năm 2006 lên 15%
- Là thành viên trong Ban tổ chức Hội nghị các nhà cung cấp – Hội nghị đã rất thành công tháng 6/2005
Chỉ với vài dòng đơn giản, bạn đã tiếp cận gần hơn nữa tới nhà tuyển dụng. Và giờ đây, bạn đã có thể trau chuốt lại hồ sơ của mình bằng cách nhấn mạnh các thành tích bạn đã đạt được. Tuy nhiên, một khía cạnh khác cũng không kém phần quan trọng trong hồ sơ xin việc đó chính là việc sử dụng ngôn từ. Hãy đón đọc kỳ tiếp theo của loạt bài “Để có một Hồ sơ ấn tượng” để có thể tận dụng hết sức mạnh của ngôn từ trong hồ sơ của bạn!
Nguồn: Bản CV hoàn hảo (Jim Bright & Joannie Earl)
Để có một Hồ sơ ấn tượng – Phần II: Sức mạnh của ngôn từ Để có một Hồ sơ ấn tượng – Phần II: Sức mạnh của ngôn từ - Sưu Tầm