Trên mỗi ngọn núi đều có những lối đi mà khi đứng dưới thung lũng, bạn không thể nhìn thấy được.

James Rogers

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Truyện Ngắn
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 473 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ô Xuân Kinh người Hà Đông, sau định cư ở Hà Nội, tính người bạc nhược nhưng bề ngoài cứng cỏi. Kinh thích giáo huấn người, nếu khi nói chuyện với người quen từ bậc ngang hàng trở xuống mà không răn dậy điều gì thì không chịu nổi.
Kinh người tầm thước, trán sói, dáng dấp khô khan mệt mỏi như công chức sạn đời. Dù mặc quần áo kiểu gì thì mầu sắc luôn đạm bạc.
Một đôi khi ngồi trên nóc nhà, vận quần đùi áo may ô, ngắm trăng lận đận trôi giữa biển mây mờ, cảm khái mà đọc khẽ thơ cổ nhân ngờm ngợp tráng khí.
Người ta có khi nghe hơi chuyện chính trị thì như phải xực cơm nếp nát, nhưng Kinh thì hoạt bát sảng khoái hẳn lên. Chẳng những chuyện nội các nước nhà, bàn cờ chính trị thế giới, đấu tranh phe phái, sự thăng tiến hoạn lộ, mà đến cả những chuyện xửa xừa xưa như Lưu Bị lấy lòng người, Tào Tháo gian hùng, mưu sĩ bàn mưu tính kế, thấy đều hay cả. Sướng như được nhậu.
Kinh rắp ranh một ý đồ, là vào Đảng, từ đó tiến xa, thật là xa. Như thế để làm gì, thì chưa hình dung ra rõ lắm, nhưng đãcảm đãnghe thấy cái lợi ngồn ngộn ở đó.
Người ta bảo Kinh:
- Không phe cánh thì làm sao thành được.
Thế là mộng quần hùng ngùn ngụt bốc khói. Trong đầu đãdự tính hạ ai nâng ai đấy rồi. Muốn chỉ một trận đấu mưu cơ mà quét sạch đất bằng.
Gặp gỡ, giao du với một số người, rút cuộc Kinh nhận thấy Du là người xứng với mình.
Du có vẻ người hao hao Kinh, duy chỉ thấp hơn và đen.
Anh hùng tương ngộ, hai người rủ nhau chén chú chén anh đến nỗi hết cả kỳ lương.
Họ ngầm hiểu với nhau là tuy khác cơ quan, song khi quyền thế đãtrong tay thì ắt sẽ nương tựa vào nhau, cùng cai trị thiên hạ.
Trong vòng mấy năm, Kinh ra sức lấy lòng người. Bất cứ ai có thể làm quen, kết thân được là Kinh làm.
Ngày người ta kết nạp Kinh vào Đảng, Kinh vui hơn được của. Kinh mở liên hoan tại nhà thật to, mời tất cả những người Kinh thấy cần quan hệ. Từ đấy mối liên hệ ngày càng mở ra.
Nhưng không lâu sau, Kinh nhận thấy hầu hết những người xung quanh chỉ là kẻ tầm thường, không có chí lớn. Họ không có khát vọng đạp bằng sóng gió. Họ chỉ muốn cuộc sống bình yên.
Một buổi chiều kia, khi ngồi yên vị trong quán trà sau giờ làm việc, mắt Kinh vấp lại ở cặp trai gái non. Chúng ngồi gần như sát vào nhau, mắt cô gái sáng ngời còn miệng luôn cười. Kinh nhói đau trong lòng. Kinh nghĩ cặp kia đầy đủ quá mãn nguyện quá. Ghen.
Kinh chưa bao giờ thấy mình biết đến tình yêu thật sự.
Kinh vui sướng khi cặp tình nhân không dắt tay nhau đến quán như thường lệ nữa. Dường như sự khác thường đó là dấu hiệu cho biết họ đãrơi vào bi kịch, rốt cuộc, thế là họ cũng như Kinh, chẳng biết ái tình gì sất.
Người ta rủ Kinh đi chơi. Một lần đến nhà con gái, Kinh ngồi được một lúc, nói được ít câu, bỗng trỏ tay cười hềnh hệch. Ai nấy đều khó chịu. Đường về, bạn trai Kinh hỏi:
- Sao cười thế?
Kinh đáp:
- Tôi thấy con bé nó ngu quá.
- Ngu sao?
- Nó ngây thơ quá.
Anh bạn quay mặt ra phía khác, cau mày, thở hắt ra. Từ đó chẳng rủ Kinh đến chơi nhà bạn gái nào nữa.
Năm đó Kinh tầm bốn mươi tuổi.
Người ta bảo “tứ thập như beo”. Lòng Kinh cũng muốn thế này thế khác, nhưng hễ một chiếc xe con bóng lộn nào đó chạy qua lại gợi nỗi khao khát có lâu lắm rồi. Kinh thấy những người trong xe cũng tầm thường, không hiểu sao họ lại ngồi trong đó chứ không phải Kinh.
Kinh cho là số phận bất công với mình, thiên vị kẻ khác.
Kinh tìm Du, kéo nhau vào quán bia, uống quên sầu. Chuyện từ thu nhập, qua giá cả sinh hoạt, đến đàn bà. Du hỏi:
- Anh khoản vợ con thế nào?
Kinh gục gặc đầu:
- Tao chưa quyết. Thế mày còn nuôi chí lớn xưa không?
- Dạ... em giờ lo ăn cho vợ con tối mặt mũi, sức đâu mà nhớ chuyện trẻ con hồi ấy.
Kinh mặt lộ sắc giận bừng bừng:
- Làm nam nhi mà chết trong chăn màn, hèn thế. Xưa anh hùng lập nghiệp, ngàn vạn gian lao trắc trở mà chí khí có giảm đâu.
Du cười lỏn lẻn:
- Em không phải anh hùng. Em đành đứng xa mà trông thôi. Vợ em dạo này ốm quá.
Kinh nghe lòng mình đổ vỡ cái gì. Như ai lừa dối Kinh một chuyện nghiêm trọng lắm.
Kinh ngồi lặng phắc, không trả tiền bia. Du bối rối mở ví ra, vét tiền trả nhà hàng, tay Du run run.
Kinh đi tìm chiến hữu ruột, đệ tử ruột... như thế... đã lâu lắm rồi. Kinh hầu như quên chuyện lập gia đình. Khi Kinh quyết định ở với một người đàn bà để nhận được sự chăm sóc hàng ngày thì Kinh đãquá năm mươi tuổi. Ông phó phòng hành chính Tô Xuân Kinh hầu như bất lực toàn diện trước người đàn bà có tới hai đứa con riêng đã lớn.
Kinh hàng ngày đi làm bằng chiếc xe máy nhỏ. Ông thấy mình đãgià. Ông thường ôn lại quá khứ, hồi tưởng biết bao ước mơ tươi đẹp và những người đầy khát vọng. Một số ít trai tráng tham lam ngày đó đãxuống ba thước đất. Ông thở dài vì sự vô nghĩa của đời người, vì sự lụi tắt của những ánh sáng huy hoàng.
Một trong những buổi tối vô vị như thế, ông đi bách bộ trong công viên. Ông nghe có tiếng người rên rỉ. Sợ hãi, ông ngồi thụp xuống sau bụi cây. Giương mắt nhìn kỹ, ông thấy rõ một thằng choai đang ôm ghì cô bé nào đó, bất chấp sự chống lại. Lát sau, gãxốc lại quần áo và bỏ đi. Ông vẫn ngồi chết điếng tại đó.
Hàng chục năm sau, ông cứ nhớ lại đêm bệnh hoạn đó. Đấy là lần đầu tiên ông đối diện với tội ác thực sự, chỉ mình ông có thể phá tan tại chỗ hay đưa ra ánh sáng bí mật xấu xa đó. Nhưng ông đãkhông làm gì cả. Không một chút nào cả. Ông sợ đến mức tuyệt đối.
Con trai vợ bảo ông:
- Tôi sẽ làm một cái gì đó hơn hẳn đời.
Rồi nó uống rượu tiếp cho đến khi gục xuống, nằm như chết đến tận hôm sau, đi dật dờ trên phố.
Ông biết, nó sẽ không làm nên chuyện gì cả. Suốt đêm ngày nó say sưa như thế.
Đêm xưa, lần đầu tiên số phận đãcho ông cơ hội làm người anh hùng cứu nhân độ thế. Nhưng ông đãkhông hành động.
Ông buồn rầu, yếu ớt chống gậy đi trên vỉa hè quen thuộc. Ông không bỏ được thói quen đi đi lại lại trên đoạn vỉa hè này, ngày vài bận. Có lẽ ông sẽ đi như thế cho đến lúc xuống mồ.
Bỗng ông giật mình thảng thốt nghe người bán báo rao tên một người nổi tiếng. Không, giờ đây ông không còn cái thèm khát và đố kỵ ghê gớm như xưa. Ông biết người ấy nổi tiếng vững bền đãlâu, và hơn thế, ông biết người ấy rất xứng đáng. Suốt cuộc đời, người ấy đấu tranh cho lý tưởng anh ta tự nguyện chọn, một lý tưởng vì anh ta, có ích cho cộng đồng.
Ông lập cập trèo qua hai bậc cửa quán bia, gọi:
- Hai bia luôn nhé.
Bà chủ quán béo tròn tươi cười:
- Hôm nay sao cụ chơi sang vậy?
- Ừ, tôi ăn mừng mà.
- Mừng gì thế cụ?
- Mừng tôi đến tuổi này mà còn đủ sức khỏe để uống bia của bà.
Và ông mỉm cười hiền lành.
Đại Mộng Đại Mộng - Sưu Tầm