Khi những suy nghĩ của bạn có mục đích, bạn đã được xếp vào nhóm người mạnh mẽ. Những người này xem thất bại là một trong những con đường dẫn đến thành công.

James Allen

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Mạc Đỗ
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Hải Trần
Số chương: 60
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1684 / 21
Cập nhật: 2016-02-04 14:30:22 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
ranz nói:
- Bây giờ chúng ta biết phải nên đối phó như thế nào. Dohmler báo cho Warren biết chúng tôi vui lòng chữa trị cho con gái của ông ta với điều kiện nếu ông ta hứa ở xa cô gái trong thời gian vô hạn định, ít nhất năm năm. Sau khi đã không giữ được, Warren chỉ lưu tâm muốn biết câu chuyện có sẽ bị tiết lộ ở Mỹ hay không.
- Chúng tôi thu xếp một chương trình sống hằng ngày cho cô gái, rồi chúng tôi để cho một thời gian trôi qua đi. Bịnh lý không có gì là ghê gớm. Nhưng anh đã biết, tỷ lệ những vụ chữa khỏi, ngay cả những vụ chữa khỏi mang danh hiệu xã hội, thường rất thấp vào lứa tuổi đó.
Dick đồng ý:
- Những thư đầu coi bộ xấu lắm.
- Rất xấu và thật tiêu biểu. Tôi còn ngần ngại không muốn cho gửi đi bức thư đầu tiên. Sau tôi tự nhủ: cứ để cho Dick thấy chúng ta vẫn tiếp tục làm việc tại đây như vậy hay hơn. Về phần anh trả lời thư của cô gái thật là một cử chỉ đại lượng.
Dick thở dài:
- Một cô gái thật đáng yêu! Trong thư cô gái thường kèm những tấm hình nhỏ của mình. Còn tôi, trong vòng một tháng, tôi tuyệt đối chẳng có việc gì. Hết thảy những gì tôi viết trong thư có thể tóm tắt như sau: hãy chịu khó nghe lời các bác sĩ.
- Thế là đủ; như vậy giúp cho cô gái nghĩ tới một người ở bên ngoài. Ban đầu, và cứ như thế trong một thời gian, cô gái không có ai - ngoại trừ một người chị gái mà cô ta không thân thiết mấy.
- Với lại sự kiện chúng tôi có đọc thư của cô gái giúp cho chúng tôi ở đây. Những bức thư đó như cái thước đo tình trạng của cô gái và những tiến bộ.
- Tôi rất mừng thấy như vậy.
- Bây giờ chắc anh đã biết rõ những gì đã xảy ra? Cô gái có một ý tưởng đồng lõa. Điều đó không có nghĩa chi hết, trừ ra chúng tôi cần định lượng lại sự vững vàng về tinh thần khả năng tự chủ căn bản của con người cô gái. Thứ nhất, có vụ khích động đó; rồi cô gái vô trường học; cô gái nghe bạn bè nói chuyện; khi đó, do sự cần thiết bởi năng khiếu tự vệ, cô gái khai triển ý tưởng có sự đồng lõa nơi mình, rồi từ đó rất dễ dàng ngả sang một thế giới tưởng tượng ở trong đó hết thảy những người đàn ông, hễ ta có cảm tình và tin cậy đối với họ, đều tỏ lộ là những đồ thô bạo.
- Có bao giờ cô gái nói tới ngay các vụ ghê gớm đó không?
- Không. Và, bởi lẽ đó, khi cô gái bắt đầu trở nên bình thường, vào khoảng tháng Mười, chúng tôi đã để cho tự thích nghi lấy với đời sống. Đằng này cô gái còn trẻ quá chúng tôi sợ sẽ trở nên cứng rắn, sẽ dầy vò mình do sự méo mó về con người của mình. Khi đó bác sĩ Dohmler đã nói thẳng với cô gái: "Bây giờ cô có một bổn phận đối với chính cô. Bấy nhiêu chuyện không có nghĩa là đã hết. Cuộc đời của cô bây giờ mới bắt đầu", vân vân. Cô gái rất thông minh. Nhận thấy thế Dohmler đã cho đọc ít trang của Freud, ít thôi, và cô gái thấy thích thú lắm. Sau cùng có gái đã trở nên một thứ cục cưng của mọi người tại đây. Nhưng cũng biết dè dặt...
Franz lưỡng lự.
- Chúng tôi tự hỏi không hiểu trong những thư gần đây viết cho anh và tự tay đem gửi tại Zurich, cô gái có hé lộ điều gì soi sáng được hiện trạng tinh thần của cô ta và những ý định tương lai.
Dick suy nghĩ:
- Có và không. Nếu anh muốn, tôi sẽ đem những thư đó lại đây. Cô gái xem ra đầy hy vọng, ham sống một cách bình thường và cũng lãng mạn lắm nữa. Đôi khi cô gái nói tới "dĩ vãng" có vẻ như những người đã ở tù ra. Nhưng không thể biết những người đó có nghĩ tới tội ác, hay tới thời gian bị cầm tù, hay tới tất cả. Dù sao, tôi cũng chỉ là một thứ người nộm trong cuộc đời cô gái.
- Ồ, tôi hiểu rõ hoàn cảnh của anh lắm, lẽ dĩ nhiên, một lần nữa tôi bày tỏ với anh trọn vẹn sự biết ơn của chúng tôi. Chính vì vậy mà tôi muốn gặp anh trước khi gặp lại cô gái.
Dick cười.
- Anh nghĩ rằng cô gái sẽ vồ lấy tôi?
- Không, không, không phải thế. Nhưng tôi muốn yêu cầu anh tiến tới hết sức nhẹ nhàng. Dick ạ, anh là một thứ người rất đáng yêu đối với phụ nữ.
- Nếu vậy cầu trời phù hộ cho tôi! Được, tôi sẽ rất dịu dàng và khó chịu. Mỗi lần tới gặp cô gái tôi sẽ ăn tỏi, tôi sẽ để râu cằm như cái chổi chà..
Franz cho lời nói diễu là thật, nói:
- Thôi đi, đừng có vụ tỏi. Anh không định làm hỏng hết mọi chuyện về sau này chứ? Nhưng tôi chắc chắn anh nói đùa chơi...
-... Tôi có thể hơi thọt chân một chút. Với lại ở những nơi tôi sống đâu có bồn tắm thật sự.
- Anh hay diễu quá!
Franz có vẻ thoải mái, hay tỏ lộ điệu bộ của một người cảm thấy thoải mái.
- Bây giờ anh hãy nói cho tôi nghe về anh, về những dự định của anh đi.
- Franz ạ, tôi chỉ có một dự định, đó là trở nên một chuyên viên về bịnh tâm trí, có tài, nếu có thể là người nổi danh nhất xưa nay chưa từng có.
Franz cười thành thật, nhưng nhận thấy lần này Dick không nói đùa nữa. Franz nói:
- Thế mới đúng, rất Mỹ nữa. Đối với chúng tôi thì khó hơn.
Franz đứng dậy, đi ra chỗ cửa sổ mở sát tận đất:
- Từ đây tôi trông thấy Zurich. Đây kia là tháp chuông của nhà thờ Gross Munster. Ông nội tôi được chôn tại đó dưới hầm mộ. Phía bên kia cầu là mộ của một ông cố, Lavater, không chịu chôn trong một giáo đường. Gần đó là pho tượng một ông cố khác, Heinrich Pestalozzi. Và tượng của bác sĩ Alfred Escher. Và ở trên hết lẽ dĩ nhiên còn có Zwingli. Tôi không ngớt đụng đầu với một thứ vạn thân miếu toàn những vĩ nhân.
Dick cũng đứng dậy, đáp:
- Có, tôi thấy, tôi chỉ hơi quá lố. Bây giờ mọi thứ mới chỉ bắt đầu lại. Phần đông những người Mỹ ở Pháp đều háo hức muốn trở về nước. Tôi thì không. Tôi sẽ giữ lương của tôi cho tới hết năm tôi theo đại học. Anh nghĩ sao về vụ đó? Anh đừng nghĩ rằng có một chính phủ biết nhìn xa và nhận ra những vĩ nhân tương lai của mình! Sau đó tôi sẽ về Mỹ một tháng thăm cha tôi. Rồi tôi sẽ quay lại. Người ta có mời tôi nhận một chỗ làm.
- Ở đâu?
- Tại nơi những người cạnh tranh với anh, dưỡng đường Gisler, ở Interlaken.
Franz tuyên bố:
- Anh đừng nhận. Hằng năm quả có một lô thanh niên đảo qua nơi đó. Chính Gisler cũng là một người chồng si suy nhược; vợ của y đứng ra trông nom bịnh viện với người tình của mụ. Những chuyện đó anh giữ riêng, nghe không?
Dick thản nhiên hỏi:
- Còn anh? Chương trình đi Mỹ ngày xưa của anh đâu rồi? Tại sao chúng ta không cùng nhau lập nên một dưỡng đường tối tân hạng nhất ở New York cho những nhà tỷ phú?
- Đó là chuyện sinh viên nói chơi với nhau.
Dick ăn bữa tối với Franz và bà vợ, cùng với con cho nhỏ của hai người, con chó có mùi khét của cao su cháy trong căn nhà riêng rất nhỏ, ở tận cùng vườn cỏ. Dick cảm thấy có chút gì đè nặng, không phải do không khí của căn nhà đơn sơ, cũng không phải do bà Gregorovious, mà Dick ngay từ trước đã có thể hình dung được, nhưng bởi sự đột nhiên thu hẹp chân trời mà bây giờ xem ra Franz đành chấp nhận. Đối với Dick, ranh giới của sự thanh bạch phải được đặt ra cách khác. Trong đó cần phải có phương tiện để đạt mục đích, hoặc để có thể kiên trì theo đuổi danh vọng, nhưng Dick cảm thấy khổ sở quá nếu nghiễm nhiên thu hẹp đời sống của mình cho vừa với bộ áo được thừa hưởng. Thái độ của Franz và vợ ở trong nhà, quanh quẩn trong một không gian hẹp hòi, đã thiếu mất cái đẹp của sự phiêu lưu. Những tháng sau chiến tranh ở Pháp, những vụ thanh toán không bủn xỉn, được thấy với sự huy hoàng Mỹ hỗ trợ, đã thay đổi quan điểm của Dick. Ngoài ra, đàn ông và đàn bà nữa - đã cảm mến Dick và chiều chuộng lắm. Và không chừng có lẽ do trực giác cho biết đối với một con người đứng đắn điều không tốt là quay về một trung tâm nghe ngóng rộng lớn như Thụy Sĩ.
Nhưng Dick cũng biết cách để cho Kathe Gregorovious tin chắc rằng mình có duyên, trong khi chính Dick ngày một không thể chịu nổi không khí nức mùi cải bắp - tuy trong bụng cũng bực mình tại sao có sự ghê sợ hời hợt đó. "Thành ra ta cũng chỉ giống như mọi người hay sao?" Dick thường suy ngẫm như vậy trong những lúc mất ngủ. "Ta có giống như mọi người khác không?" Vật liệu quá tồi tàn đối với một nhà xã hội học, nhưng tuyệt hảo đối với những người ở đời này làm những công việc hiếm có hơn. Sự thật là từ nhiều tháng nay Dick mê mải trong việc sắp xếp, trong việc kiểm điểm tinh thần của tuổi trẻ khi ta quyết định sẽ chết hay không cho những điều mà ta không còn tin tưởng nữa. Trong những giờ trống rỗng ở Zurich, khi tia mắt của Dick có thể ngó qua ánh sáng của ngọn đèn đường vào thẳng trong bếp một nhà lạ, ở trước mặt, Dick tự nhủ đang ao ước được tốt; Dick ao ước được dịu dàng; ao ước được can đảm và khôn ngoan một cách hiểu biết. Nhưng bấy nhiêu thứ đều khó quá. Dick cũng ao ước được yêu, nếu vụ đó có thể gom chung trong chương trình của y.
Cuộc Tình Bỏ Đi Cuộc Tình Bỏ Đi - F. Scott Fitzgerald Cuộc Tình Bỏ Đi