Nhiều sự thất bại trên đời là do người ta không nhận ra người ta đang ở gần thành công đến mức nào khi họ từ bỏ.

Thomas Edison

 
 
 
 
 
Tác giả: A Muội
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 269
Phí download: 15 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 580 / 0
Cập nhật: 2017-09-25 02:31:16 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 69: Ba Lễ Hoàn Tất
hanh Miêu giật mình, vội hỏi. “Rất nên như vậy, bên ngoài kia a, không bao nhiêu người tốt, Tam nương tử nên dùng ám kí, cho dù bọn họ trộm mất sổ sách đi, cũng chẳng hiểu được”.
Cũng không phải đối thủ cạnh tranh sống chết, trộm sổ sách đi làm chi, trực tiếp trộm tiền mới là thượng sách, Lâm Y buồn cười, tính xong khoản tiền cuối cùng. Tiểu mạch không đáng giá bằng lúa nước, đặc biệt ở vùng Tứ Xuyên ăn gạo nhiều hơn ăn bột mì, mỗi đấu chỉ bán được sáu mươi văn tiền kẽm, tuy có hai mươi mẫu ruộng, trừ đi tiền công tá điền và các hạng mục chi tiêu, cuối cùng vào tay mình chưa đến một trăm quan. Có điều số tiền này đối với Lâm Y mà nói là không nhỏ, nàng đã có kinh nghiệm, bây giờ không hề do dự, ngoại trừ giữ lại phí sinh hoạt để dùng, còn lại tiền, một khắc cũng không chậm trễ, lập tức mua ruộng.
Đến tận đây, ruộng do nàng đứng tên đã vượt qua hai mươi mẫu, dù không hề nhiều nhưng nhà nàng chỉ có hai người một cún cần nuôi sống, vậy là đủ rồi. Nàng biết Dương thị là người Đông Kinh, thích ăn mì phở, liền để lại chút tiểu mạch, gọi Lưu Hà mượn cối xay đá của Nhị phòng, xay mịn thành bột, làm một xửng bánh bao thịt, lại kéo mấy tô mì sợi.
Dương thị nhìn bữa cơm quả nhiên cao hứng, nói nhiều mấy câu, kể chuyện hài cho chúng nô tỳ cùng nghe, bảo rằng có vị quan lại tên Lăng Cảnh Dương rất là nổi tiếng, muốn cưới tiểu nương tử Tôn thị của một hộ nhà giàu ở Đông Kinh về làm vợ, lại sợ tuổi mình quá lớn, dặn bà mối khai man năm tuổi, đến khi giao lễ mới biết tiểu nương tử Tôn thị này còn lớn tuổi hơn cả mình, hỏi mới hay cô nàng cũng khai man đến mười tuổi.
Chuyện thực hoang đường, mọi người trên bàn cơm cùng cười to, Lưu Hà ôm bụng cười. “Ai bảo ông ta không chịu đi xem mắt tân nương trước”.
Phong tục cưới vợ ở Đại Tống, chờ trao đổi định thiếp xong, nhà trai sẽ chọn ngày, sắp xếp ở một tửu lâu hoặc vườn hoa lịch sự tao nhã nào đó, để người thân hoặc bà mối hoặc tự mình đi xem mắt tân nương tử, nếu nhà trai vừa ý, sẽ cắm vào giữa búi tóc cô gái một cây trâm, gọi là “Sáp sai”; nếu không vừa ý, sẽ tặng cô gái hai dải lụa màu, gọi mỹ miều rằng “Áp kinh”.
*”Sáp sai” = Cắm trâm. “Áp kinh” = An ủi.
Phong tục đó khá thịnh, Lâm Y cũng từng gặp qua, ngồi cười một lúc đột nhiên nhớ tới hôn sự của Trương Bá Lâm, hỏi. “Đại thiếu gia có đi xem mắt tân nương ở Nhã Châu không?”.
Dương thị lắc đầu đáp. “Chưa từng nghe nói”.
Lưu Hà cười. “Cho dù tiểu nương tử nhà họ Lí mặt rỗ đi nữa, Nhị phòng vẫn cam lòng cưới, còn xem mắt làm chi?”.
Vì Trương Đống cũng tán thành việc kết thân gia với nhà họ Lí, Dương thị liếc mắt Lưu Hà, bảo cô đừng lên tiếng. Nhưng câu nói đùa đó vẫn lọt ra ngoài, chờ Trương Bá Lâm rời thư viện về nhà, chợt nghe mấy tiểu tử cách vách tụ tập ở đống cỏ khô chê cười anh ta. “Đại lang nha, không đi xem mắt tân nương, chẳng lẽ không sợ tân nương mặt rỗ hay sao?”.
Trương Bá Lâm đỏ mặt, vội chạy đến phòng Phương thị, yêu cầu đi Nhã Châu xem mắt tiểu nương tử nhà họ Lí, Phương thị thầm nghĩ: tuy nói hôn sự đã chắc chắn, nhưng trình tự đã thế, nhà họ Trương vẫn có quyền tiến hành, bà ta gọi Trương Lương đến, kể cho ông ta nghe ý của Trương Bá Lâm.
Trương Lương trách. “Ngày mai bà mối sẽ lên đường đi Nhã Châu tặng lễ đính hôn, bày vẽ nhiều làm cái gì, mau chóng nghênh tiểu nương tử họ Lí vào cửa mới là đúng đắn”.
Trương Bá Lâm vốn là lo lắng tân nương tử vào cửa sẽ đè trên đầu anh ta, ai ngờ việc anh ta lo chưa tới thì đã đánh mất thể diện trước mặt người khác rồi, liền cố ý kiên trì. “Con chỉ nhìn một cái mà thôi, cũng không phải không cưới cô ta, con sẽ lên đường cùng lúc với bà mối, không chậm trễ gì đâu”.
Phương thị cũng hát đệm theo, khuyên Trương Lương đáp ứng con. Trương Lương ngẫm nghĩ, dặn dò bà mối giám sát Trương Bá Lâm chặt chẽ chút, hẳn là không xảy ra chuyện, liền gật đầu. “Vậy gọi mẹ con chuẩn bị trâm vàng đi, không được mang theo lụa màu”.
Cha đồng ý, Trương Bá Lâm vui mừng, Phương thị lại lắp ba lắp bắp. “Lão gia, trong nhà làm gì có trâm vàng, lấy trâm bạc mạ vàng được chứ?”.
Trương Lương cả giận. “Ngay cả trâm vàng cũng không có, còn làm ăn gì nữa”.
Trương Bá Lâm không ngờ nhà mình lại nghèo tới nông nỗi đó, vội ngậm miệng, không dám nhắc tới xem mắt tân nương nữa.
Ngày hôm sau, bà mối chỉ đạo khiêng tám gánh rực rỡ sắc màu của nhà họ Trương đi Nhã Châu, đưa lễ đính hôn đến nhà chính họ Lí. Nhà họ Lí theo quy củ, chuẩn bị nến thơm và rượu hoa quả cúng bái tổ tông thiên địa, lại mời hai vợ chồng có trai gái song toàn gỡ gánh.
Lí phu nhân mở hòm ra, nhìn nhìn, cười lạnh xem Lí Giản Phu. “Thảo thiếp chỉ liệt kê mấy thứ không lên nổi mặt bàn, tôi còn tưởng là khiêm tốn, ai ngờ quả thật chỉ có nhiêu đó, bọn họ cũng dám gửi đi”.
Lí Giản Phu sợ bà mối nghe thấy, vội can. “Phu nhân, thôi, Thư nhi đã mười bảy rồi, nếu không gả, mấy muội muội sau Thư nhi phải làm sao bây giờ?”.
Các cô con gái sau cũng đều do Lí phu nhân sinh, nghe vậy bà liền im lặng.
Sau khi gia đình nhà gái nhận lễ đính hôn xong, ngày tiếp theo sẽ đáp lễ, vật đính hôn nhà họ Lí đã chuẩn bị xong hết, ngoại trừ tặng lại phân nửa trà rượu do nhà trai mang đến, còn có một hộp khắc hoa mạ vàng hai cánh, một bức khai thư chúc phúc, một rương nạm ngọc bọc sa tanh vân hổ. Một bộ trang phục quan lục, một xúc vải nâu dệt họa mi, dùng dây sa tanh hồng ngọc cột lại. Năm chồng khăn thêu chỉ vàng, dùng sa tanh xanh lục cột lại. Một bộ lược chải đầu chạm khắc núi non trùng điệp, mười tấm khăn thêu thịnh tuyến, dùng dây vải vàng cột lại. Đôi tượng hài nhi mời rượu lại dùng sa tanh tím cột lại. Ba mươi cành hoa sơn trà bỏ trong hộp đỏ. Quả màu bốn thức, hai bình rượu. Bốn thỏi vàng. Phía sau giản lược hai ngàn chữ.
Lí phu nhân chuẩn bị đáp lễ, nhưng không muốn gửi lại, thương lượng với Lí Giản Phu. “Lễ đính hôn của nhà họ Trương thật sự khó coi, vì sao chúng ta phải cho bọn họ mặt mũi, không bằng giảm bớt một nửa đáp lễ đi”.
Lí Giản Phu cũng thấy nhà họ Trương làm việc khiến người ta nhìn không hơn, vuốt râu do dự. Lí Thư ở sau mành nghe thấy, sai nha hoàn hầu cận là Cẩm Thư ra nói. “Đại nương sai nô tỳ tới hỏi lão gia phu nhân, rốt cuộc Đại nương có phải thân sinh của hai ngài hay không, vì sao ngay cả mấy thứ đáp lễ đính hôn cũng luyến tiếc”.
Lí Giản Phu bật cười. “Khuê nữ của ta, không lớn không nhỏ”.
Lí phu nhân cũng cười. “Thôi, coi như nhà họ Trương nhặt được món hời, cho con gái chúng ta thể diện đi”.
Cẩm Thư lại nói tiếp. “Đại nương còn nói, có lẽ nhà họ Trương nghèo quá mới chuẩn bị lễ đính hôn chẳng ra sao như vậy”.
Lí phu nhân nghe xong lời này thì thôi, Lí Giản Phu lại mất hứng, nghĩ thầm: rốt cuộc vẫn là nữ nhi gia, chưa về nhà chồng đã một mực hướng về nhà chồng. Lí phu nhân nhìn sắc mặt ông ta, hiểu được lão gia lần đầu gả nữ, có chút ghen tị, bà cười thầm không thôi, cũng chẳng để ý đến phu quân nữa, tự ra ngoài giao phó cho bà mối trả lễ.
Đáp lễ của nhà họ Lí chất chật hết nhà chính Nhị phòng, dẫn đến vô số người vây xem, Thanh Miêu thích náo nhiệt, chen chúc trong đám người nhìn một lát, quay về gặp Lâm Y. “Tam nương tử, chủ tử cũng đi nhìn xem, đáp lễ của nhà họ Lí càng khiến lễ đính hôn của nhà họ Trương so không ra sao, chẳng hiểu Nhị lão gia và Nhị phu nhân có biết xấu hổ không”.
Lâm Y đang ngồi khâu một cái đế lót hài, vỗ tay cô một cái. “Là phải đi nhìn xem, bằng không có người đến cầu ta muốn cưới em làm vợ, ta lại không biết quy củ đáp lễ”.
Thanh Miêu lập tức nhăn nhó. “Sao lại xả đến người em nha…”.
Hắc Thất Lang chạy vào, đuôi quẩy tít mù, Lâm Y hỏi. “Cho nó ăn chưa?”.
Thanh Miêu đáp. “Đã cho rồi, còn rưới thêm nước canh thịt nữa”.
Lâm Y sờ sờ đầu Hắc Thất Lang. “Nó cũng lớn rồi, nên dẫn ra canh vườn rau”.
Nàng vội vã muốn khâu xong hài để tặng cho Điền thị, cảm tạ Điền thị giúp nàng canh vườn rau lâu như vậy. Điền thị thấy đôi hài trắng trong thuần khiết, đúng thích hợp mình dùng, liền nở nụ cười. “Cảm tạ gì đâu, tôi cũng không phải canh không công vườn rau của cô”. Lại hỏi. “Đại thiếu gia muốn lấy vợ, Nhị phòng bên kia thu được đáp lễ, muốn trát mới gian phòng, náo nhiệt lắm, cô không đi nhìn một cái?”.
Lâm Y đáp. “Tôi nào dám đi cho Nhị phu nhân ngột ngạt, nhưng thật ra Tam thiếu phu nhân nhàn rỗi vô sự, sao không đi hỗ trợ?”.
Điền thị thở dài sâu kín. “Tôi một kẻ quả phụ mà thôi, thời điểm hoan hỉ sao có thể lộ diện, thiếu đường giấu kín trong phòng còn không kịp”.
Lâm Y cười an ủi. “Tôi cũng là người không được mời ăn cưới, ngày bọn họ bày rượu thành thân, tôi và thiếu phu nhân ở trong phòng ăn vậy”.
Điền thị sợ nhất lủi thủi một mình, nghe nàng nguyện ý cùng mình, cao hứng lôi kéo tay nàng nói chuyện một lúc lâu.
Người thời Tống trong lúc đang bàn hôn sự, phàm là ngày lễ hội gì, nhà trai cũng phải tặng lễ cho nhà gái, gọi là “Truy lễ”. Phương thị thương lượng với Trương Lương. “Trong nhà phải chuẩn bị bàn tiệc thành thân ngày ấy, nào có dư tiền mua quà cáp để tặng, không bằng tặng song song sính lễ và lễ vật đi sớm, định ra hôn kì luôn”.
Trương Lương do dự nói. “Nhà nghèo người ta mới làm như vậy, Lí thái thú trách tội chúng ta không?”.
Phương thị quay mặt đi chỗ khác. “Vậy lão gia đi mà chuẩn bị lễ vật”.
Trương Lương thầm mắng: nhà nghèo xuống chẳng phải do bà đương gia ngu dốt hay sao, nhưng đã nghèo rồi, nói gì cũng vô ích, đành tiếp thu ý kiến của Phương thị, vội chuẩn bị xong cả sính lễ lẫn lễ vật, sai bà mối đi Nhã Châu.
Lí phu nhân nhìn thấy bà mối, nhíu mày nói. “Nhà họ Trương nghèo đến nông nỗi này hay sao?”.
Lí Giản Phu khuyên bà. “Lễ đính hôn cũng đã nhận, còn ngại hay sao?”.
Lí phu nhân nghĩ đến của hồi môn cực dày của Lí Thư, nhịn không được lại thầm than. “Lời cho nhà họ Trương”.
Lí Giản Phu nghe thế, trách mắng. “Đàn bà nông cạn, ta hậu đãi Đại lang như vậy, chỉ cần hắn có năng lực xuất sĩ làm quan, nhất định cảm kích ta vô cùng, phen này phe ta lại thêm người trợ lực”.
Lí phu nhân không hiểu chuyện chốn quan trường, bĩu môi, không lên tiếng.
Đến tận đây, định-sính-tài ba lễ đã xong, hai nhà Trương Lí thông qua bà mối, xác định ngày thành thân ở tháng bảy. Phương thị rất không hài lòng, oán giận nói. “Trời nóng thiêu đốt, đồ ăn trên bàn tiệc không ăn hết đều hỏng”.
Trương Lương mất kiên nhẫn nói. “Hỏng thì hỏng, đem cho heo ăn”.
Phương thị nói. “Nhà chúng ta làm gì còn heo nữa”.
Trương Lương mặc kệ gia sự, không biết chuồng heo đã dời chủ, ngạc nhiên hỏi. “Vậy gian phòng khóa suốt ngày, bên trong luôn có tiếng heo kêu chẳng lẽ không phải chuồng heo?”.
Phương thị oán hận nói. “Đó là Lâm Tam nương nuôi, tôi cho cô ta thuê chuồng heo, năm trăm văn một năm”.
Trương Lương giật mình nói. “Nhà chúng ta ngay cả heo cũng không nuôi nổi nữa sao?”.
Phương thị thấy ông ta sắp phát giận, vội vàng lùi về sau vài bước, miễn cho bị phang ghế, nói. “Lão gia đừng vội, tân nương của hồi môn dày, chờ con dâu vào cửa, chúng ta chờ hưởng phúc đi, nói gì thì đó cũng là tiểu nương tử nhà quan lại, nhất định không thích nhà chúng ta nuôi heo, không nuôi càng tốt”.
Trương Lương không để ý lắm tới của hồi môn của con dâu, nghĩ tới đã có ông thân gia là Lí Giản Phu, chỉ cần ăn cơm nói chuyện phiếm thôi đã đứng hơn người khác một đầu rồi, lại khỏi cần nhắc tới tiền đồ hai con trai như gấm. Ông ta càng nghĩ càng vui vẻ, đã quên mất muốn đánh Phương thị, ra ngoài gọi Trương Đống đi uống rượu.
Phương thị thấy ông ta ra ngoài mới thở dài nhẹ nhõm một hơi, đặt mông xuống ghế ngồi, sai thím Nhâm cầm sổ sách lại đây, chuẩn bị tính toán các hạng mục công việc cho lễ thành hôn của Trương Bá Lâm.
Cuộc Sống Ở Bắc Tống Cuộc Sống Ở Bắc Tống - A Muội