Nếu bạn không thể phạm sai lầm, bạn sẽ không thể làm được điều gì.

Marva Collins

 
 
 
 
 
Tác giả: Thi Định Nhu
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 45 - chưa đầy đủ
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 759 / 11
Cập nhật: 2017-09-25 06:14:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5: Tôi Chỉ Ăn Hoa Tươi
hần 1
Dạ dày vẫn tiếp tục biểu tình, trong bảo tàng yên tĩnh này, âm thanh đó quả là vang dội. Bì Bì rất xấu hổ, cúi đầu len lén nhìn trộm Hạ Lan Tĩnh Đình.
──────── ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ────────
Bì Bì sống trong một phòng trọ đơn của một khu ở tập thể, gần tòa soạn báo. Căn hộ rất nhỏ, chỉ có một phòng bếp, một phòng ngủ còn tolet là dùng chung. Bình thường, Bì Bì đều ở đó, chủ nhật mới về nhà, cho nên, một đêm không về thì cũng chẳng có ai hỏi han cô.
Đang thay quần áo chuẩn bi đi làm thì điện thoại reo.
“Bì Bì, quà sinh nhật ẹ Gia Lân mẹ mua cho con rồi. Tổ yến cao cấp, giá thị trường là một nghìn ba, mẹ mua ở chỗ cô Từ, chỉ có tám trăm. Chuyện này quyết như vậy đi, con nghe lời mẹ, thế nhé”.
Tám trăm đồng? Đắt như vậy sao?
Bì Bì nín lặng hít một hơi thật sâu.
Vì chuẩn bị sinh nhật mẹ Gia Lân năm mươi tuổi mà cả gia đình Bì Bì đã bàn bạc suốt nửa tháng. Kỳ thật Gia Lân chỉ tình cờ nói sẽ dẫn Bì Bì đi ăn cơm tối khiến cả nhà Bì Bì đều khẩn trương. Qua một hồi phân tích cẩn thân, mọi người đều nhất trí cho rằng, đây là tín hiệu, Gia Lân cố ý muốn công khai cho cả nhà biết quan hệ yêu đương chính thức giữa hai người họ. Vậy thì ý nghĩa của buổi gặp mặt lần này không giống như những lần trước: không thể quá tùy tiện, quà cáp phải sang trọng. Hơn nữa, gia đình Gia Lân như vậy, ngày lễ, ngày Tết sẽ có nhiều người tặng quà, quà cáp giống nhau cũng sẽ chướng mắt, nhất thiết đừng để người ta nghĩ mình bỏ bê.
Nói ra thì quà cáp cũng chỉ có vài loại, trà nổi tiếng, rượu nổi danh, nhân sâm, mỹ phẩm, trang sức đeo tay, ví da, vải vóc tơ lụa… Lại thêm năm bình tương đậu do bà nội Bì Bì làm. Tương đậu đã làm xong từ sớm, bà nội Bì Bì còn bỏ tiền riêng ra chợ mua bình thủy tinh nhập khẩu về đóng gói thật đẹp đẽ. Phần còn lại thì đúng là phải hao tốn đầu óc. Lấy trong nhà ra một khoản tiền lớn như vậy chỉ để mua một món quà là lần đầu tiên từ trước đến nay. Mọi người đều cẩn trọng. Kết quả là, suốt hai tuần bàn bạc cũng không đưa ra được quyết định. Rẻ quá thì không có lòng thành, đắt quá lại không mua nổi, Bì Bì phiền muộn nghĩ hay là tự bỏ tiền túi ra. Thế nhưng, hai phần ba lương tháng cô đều đưa cho cha mẹ, phần còn lại chỉ đủ để ăn cơm và chút tiêu vặt ít ỏi. Đã quyết định mua hai bình trà ngon rồi nhưng mẹ Bì Bì sống chết cũng không đồng ý, nói làm thế là tùy tiện, là vô lễ, phải chọn cái gì đặc biệt một chút.
Vừa nghĩ tới dì Mạnh, mẹ Gia Lân, Bì Bì lại hơi nản lòng. Từ sau khi tốt nghiệp trung học, ngoại trừ dịp Tết phải đi chào hỏi như thường lệ thì cô không đến nhà Gia Lân. Thứ nhất là cô đã lớn, lớn rồi đi sẽ rất ngại; thứ hai, Bì Bì tự cảm thấy dì Mạnh đối xử với cô khá khách sáo, không nhiệt tình nữa. Không giống như thời còn đi nhà trẻ, lúc nào cũng tràn đầy ấm áp: sẽ bế cô đi mua kem que, sẽ đan áo len cho cô, sẽ dặn dò Gia Lân dù chỉ lớn hơn cô hai tháng tuổi cũng phải chăm sóc cô, sẽ không ngừng nói với mẹ cô con trai quá bướng bỉnh, dì ấy thích có con gái.
Cũng có thể là do cô quá nhạy cảm.
Dì Manh đối với Gia Lân vô cùng nghiêm khắc, gần như là trách phạt nặng nề. Gia Lân thi được tám mươi điểm môn toán, về nhà sẽ bị mẹ đánh đòn. Gia Lân bị đánh sẽ trốn vào nhà Bì Bì, bà nội đau lòng, đi khuyên dì Mạnh, dì Mạnh không đồng ý, bảo rằng: Con gái thành tích không tốt còn có thể gả cho người con trai tốt, Con trai thành tích không tốt thì đúng là không có hy vọng gì.
Vì thế, giai đoạn trưởng thành của Gia Lân đã biến thành cuộc thi chạy vượt rào một trăm mét. Tất cả những chướng ngại vật trước mặt đều do mẹ mình đặt ra. Thi CET cấp 6[1] vào năm hai đại học. Tốt nghiệp rồi thi nghiên cứu sinh. Năm nhất nghiên cứu sinh thi Toefl, vượt qua Toefl lại thi Gre. Qua hết một cửa lại đến một cửa, không biết đâu là điểm dừng. Gia Lân từng giận dỗi nói, chờ anh ra nước ngoài thì mẹ anh sẽ không quản được anh nữa.
[1] Cuộc thi tiếng Anh đại học toàn quốc (College English Test, viết tắt là CET) gồm hai cấp à tứ cấp và lục cấp, tứ cấp là yêu cầu cơ bản, lục cấp đòi yêu cầu cao.
Trong lòng Bì Bì âm thầm hoang mang.
Cô không biết mình nên làm gì bây giờ. Nếu như cô theo Gia Lân ra nước ngoài, có thể làm được những gì? Đọc sách và học hành đều không phải sở trường của cô. Làm thuê sao? Nhân viên phục vụ sao? Hay là ở nhà sinh con?
Cô không thể không có Gia Lân.
Ba tháng trước, cô đã trải qua một cuộc đấu tranh tư tưởng rất dữ dội, Bì Bì đã đăng kí học một lớp cấp tốc luyện thi Toefl gần ký túc. Thầy giáo là Tân Đông Phương [2] đấy, bỏ tiền trả toàn bộ học phí, đổi lại được một chồng tài liệu giảng dạy lớn. Trong tất cả các môn, Ngữ văn kém nhưng anh văn lại là điểm mạnh của Bì Bì, thành tích lúc lên lúc xuống, không ổn định. Song kì thi đại học lại phát hiện ra một điều kinh ngạc, cô được chín lăm điểm, xếp thứ hai, còn cao hơn điểm của Gia Lân. Trở thành truyền thuyết của kỳ thi đại học năm đó. Về sau lên đại học, anh văn không còn quan trọng nữa, thành tích cũng theo đó mà rớt dần, Bì Bì quyết định lặng lẽ đi thi Toefl, thi cho thành tích thật tốt, sẽ dọa cho Gia Lân phải nhảy dựng lên.
[2] Trang web đào tạo giáo dục văn hoá Anh ngữ Trung Quốc.
Bên kia điện thoại, mẹ Bì Bì vẫn còn đang hào hứng nói về việc mình mặc cả với cô Từ thế nào.
Cô nhìn đồng hồ, dứt khoát quyết định: “Được ạ. Dù sao tháng sau tòa soạn tăng tiền thưởng, coi như là con mua đi.”
“Người một nhà nói đến tiền nong làm gì? Tiền của mẹ cũng là tiền của con. Chỉ cần mẹ Gia Lân vui là được rồi.”
Cúp điện thoại, Bì Bì bỗng thấy chua xót. Tháng này mẹ ho suốt, cổ họng đã khàn khàn. Bác sĩ nói dùng xuyên bối mẫu[3] và quả sơn tra[4] rất có tác dụng, nhưng mẹ cô không mua, chê đắt, mỗi ngày tự chưng quả lê[5] lấy nước uống. Vẫn là Bì Bì biết nên mua ẹ bốn bình. Hôm nay phóng tay hẳn tám trăm đồng, rất hào phóng đó, tám trăm đồng lận, cha phải bán bao nhiêu thứ mới có thể kiếm lại được bấy nhiêu tiền đây?
[3] Xuyên bối mẫu (bối mẫu Tứ Xuyên): vị đắng, tính hơi hàn, được trồng ở Tứ Xuyên (Trung Quốc), có tác dụng: Nhuận phế trừ đàm (trừ đờm), chỉ khái (trừ ho), thanh nhiệt tán kết. Là vị thuốc chủ đạo trong nhiều bài thuốc đông y trừ ho.
[4] Sơn tra: tên khác sơn lý hồng, hay quả hồng có một số tài liệu còn gọi sơn tra là sơn trà, hay đào gai, chi sơn tra hay chi táo gai. có vị chua, tính hàn, quy vào các kinh tỳ, vị và can. Có công năng phá khí tán ứ, hóa đờm, chỉ huyết. Chủ trị lỵ, giảm đau, tiêu tích…
[5] Chưng quả lê (Hấp quả lê): Sau khi lê được hấp chín, ăn vào sẽ có tác dụng giảm nhiệt, ngấm vào phổi, tác dụng làm hết ho tiêu đờm tăng gấp bội. Lúc hấp có thể cho thêm 1 ít thực phẩm hoặc thuốc khác vào, để tăng thêm hiệu quả như: cây bồi mẫu tứ xuyên (vị thuốc đông y), đường thỏi.
Thông thường thứ ba là ngày ban tổng biên sẽ xử lý hồ sơ, Bì Bì bận rộn đến tối muộn, một ngày trôi qua rất nhanh. Lúc tan việc, Vệ Thanh Đàn quả nhiên có đưa cho cô một tấm thẻ phóng viên thực tập. Bì Bì vô cùng kinh ngạc, vội vàng báo cáo kết quả tình hình phỏng vấn diễn ra vào hôm qua. Nhưng cô chỉ nói, cô đã thành công trong việc bắt chuyện với Hạ Lan Tĩnh Đình, nói về vấn đề ngọc cổ tới mười phút. Còn những chuyện quái dị phát sinh tối qua, cô tuyệt nhiên không nhắc tới. Dù sao lăn lộn ở cơ quan truyền thông một năm, Bì Bì biết rõ sức mạnh của lời đồn, lỡ nói ra rồi thì danh tiết của cô khó mà giữ được.
“Ha ha, tiến triển không tệ. Quả là Hạ Lan Tĩnh Đình không cảnh giác với em lắm.” Vệ Thanh Đàn bỏ một viên vitamn dành cho phụ nữ có thai vào miệng, ngửa đầu hớp một ngụm hết nửa chai nước khoáng, sau đó, lấy laptop từ trong túi ra, “Theo tình báo, ngày mai Hạ Lan Tĩnh Đình sẽ đến môt buổi đấu giá cạnh tranh vài món ngọc cổ ở Cảnh Điền. Trong đó có một viên ngọc cổ thời Chiến quốc[4], đó là mục tiêu lớn nhất của anh ta. Đêm nay anh ta muốn tới viện bảo tàng thị xã V.”
[4] Thời Chiến quốc (một thời đại trong lịch sử Trung Quốc, từ năm 475 trước Công nguyên đến năm 221 trướcbCông nguyên)
“Viện bảo tàng thị xã V? Đến đó làm gì?”
“Không biết.”
Thị xã V là cấp thị trực thuộc thành phố C, cách C thành không xa, đi đường cao tốc chỉ mất nửa giờ.
Bì Bì cầm lấy chứng nhận phóng viên thực tập, cầm chiếc túi nhỏ đi về phía cửa: “Em đến bảo tàng thị xã V tìm anh ta.”
“Em có số di động của anh ta sao?”
“… Không có.” Ngày hôm đó cô đã ném danh thiếp của Hạ Lan Tĩnh Đình đi, bây giờ nghĩ lại khiến cô tiếc đứt ruột.
Vệ Thanh Đàn đưa cho cô một mảnh giấy, trên đó viết một dãy số: “Bì Bì, đây là sự khác biệt giữa phóng viên kỳ cựu và phóng viên thực tập.”
“Nhà anh ta ở số nhà 56, phố Nhàn Đình.” Bì Bì kịp thời nói chêm vào một câu.
Đôi lông mày của Vệ Thanh Đàn nhíu lại, cầm máy tính xách tay rồi nói: “Em đúng là được việc. Chị không biết điều đó đâu.”
Bì Bì tới cửa đại sảnh, gọi đến số của Hạ Lan Tĩnh Đình.
Bên kia truyền đến một giọng nói lười biếng: “Alo”.
“Tôi là Quan Bì Bì.”
“À.” Nghe tiếng anh ta hình như hơi giật mình, “Làm sao cô biết số điện thoại của tôi?”
“Không phải anh đã cho tôi danh thiếp sao?”
“Trên danh thiếp là số máy văn phòng.”
Đã bị lộ tẩy.
“Là bên viện bảo tàng nói cho tôi biết.”
“Không thể nào, trừ khi người đó là viện trưởng.”
“Làm sao anh biết tôi không quen viện trưởng?”
Bên kia im lặng.
Một lát sau, Hạ Lan Tĩnh Đình hỏi: “Tìm tôi có việc gì thế?”
“Hôm nay có thể phỏng vấn anh không?
“Không thể.”
“Là thế này, nghe nói anh muốn đến bảo tàng của thị xã V, tôi có thể đi cùng anh chứ?”
“Cô đi làm gì?”
“Xem anh đến đó làm gì.”
“Hoang đường.”
Điện thoại bị cúp.
Bì Bì vẫn làm theo ý mình, lên xe bus đến thị xã V.
Trời mùa đông rất nhanh tối. Đến cửa bảo tàng thị xã V thấy vẫn còn là giờ mở cửa. Mua vé vào, nghe nghóng một hồi mới biết được, nhà bảo tàng đang làm triển lãm ảnh chup từ hơn trăm năm trước để tái hiện quá khứ, đồng thời phát cả phim ảnh cũ. Vì để thu hút nhiều người đến xem nên không tiếc thì giờ mà kéo dài thời gian mở cửa.
Đứng ở cửa ra vào đợi hơn nửa tiếng cô mới thấy Hạ Lan Tĩnh Đình đi từ ngoài vào.
Bì Bì vội vã nghênh đón: “Này, Hạ Lan tiên sinh!”
Lông mày Hạ Lan Tĩnh Đình nhăn lại, nhìn lên đại sảnh, hơi kinh ngạc, một lúc sau mới thở dài: “Cũng phải đến nửa năm không tới, nơi này thay đổi hết rồi.”
Thị xã và thành phố có sự khác biệt rất lớn. Bảo tàng thị xã V nhìn qua khá tồi tàn, cửa chính đã lâu không sửa, vữa ở vách tường bong ra từng mảng, mùi tolet tràn ngập khắp cả sảnh chính.
Hạ Lan Tĩnh Đình trực tiếp đi vào trong, phát hiện Bì Bì luôn đi theo mình, liền dừng lại:
“Vì sao lại đi theo tôi?”
“Đây là nơi công cộng, tôi đi hướng nào anh quản được sao?”
Theo anh ta đến một gian phòng làm việc, một phụ nữ trung niên có vẻ là thư ký đi ra, trong tay còn cầm hạt dưa: “Tiên sinh, ngài tìm ai vậy?”
“Tôi là cố vấn của bảo tàng thành phố C, Hạ Lan Tĩnh Đình.” Anh đưa danh thiếp của mình ra, sau đó rất lịch sự bắt tay với người đó: “Chào cô.”
“Chào anh.”
“Tôi đến đây vì muốn xem nơi cất giữ ngọc cổ.” Anh ta lấy ra một bức ảnh, “Đúng là cái này, ngọc cổ thời Chiến quốc.”
Sau đó anh ta đưa cho người phụ nữ đó hai tờ giấy: “Đây là thư giới thiệu và thẻ căn cước của tôi.”
Vị thư ký kia nhìn nhìn thư giới thiêu một lúc lâu, lại nhìn Bì Bì rồi hỏi: “Vậy còn, cô là…”
Không để Hạ Lan Tĩnh Đình trả lời, Bì Bì đã mở miệng: “Tôi là trợ lý của Hạ Lan tiên sinh.”
“Chờ chút, tôi vào kho hỏi đã.”
Văn phòng rất lộn xộn, trên bàn xếp một chồng giấy. Phía bên phải để một chiếc máy vi tính cũ, màn hình bị bám đầy bụi. Mà lúc này, bụng Bì Bì bắt đầu sôi ùng ục. Vì kịp bắt xe bus, cô không ăn cơm nên bây giờ rất đói.
Dạ dày vẫn tiếp tục biểu tình, trong bảo tàng yên tĩnh này, âm thanh đó quả là vang dội. Bì Bì rất xấu hổ, cúi đầu len lén nhìn trộm Hạ Lan Tĩnh Đình.
Hạ Lan Tĩnh Đình không có chút biểu cảm nào, ngồi một bên ngoảnh mặt làm ngơ, im lặng không nói.
Một lúc sau, thư ký trở về, vào cửa chỉ lắc đầu: “Thật xin lỗi, món ngọc cổ đó không có ở đây.”
Bà ta tỏ thái độ tiễn khách.
“Không ở đây”. Hạ Lan Tĩnh Đình không hề có chút ý tứ nào là muốn đi về, lạnh lùng hừ một tiếng: “Đó là hiện vật khảo cổ văn hóa của quốc gia, bà nói không có, là có ý gì đây?”
“Không có chính là không có, còn có thể có ý gì nữa?” Khẩu khí của bà ta rất cương quyết.
“Hiện vật khảo cổ văn hóa cấp quốc gia, nó có thể không ở đây sao?”
“Ý không có… Nói đúng hơn là nó ở phòng làm việc của viện trưởng.” Thư ký rốt cuộc đã thẳng thắn.
“Vậy phiền thư ký xin ý kiến viện trưởng.”
Vị thư ký muốn thoái thác, bắt gặp gương mặt sa sầm như sắt của Hạ Lan Tĩnh Đinh, chần chờ một lát rồi mới sang phòng bên cạnh gọi điện thoại,
Một lúc sau, bà ta trở về nói: “Mời đi theo tôi.”
Phần 2
Hạ Lan Tĩnh Đình ngẩng đầu nhìn cô, nói: “Tôi ăn hoa.”
──────── ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ────────
Hổ ngọc nằm lặng lẽ trên chiếc bàn gỗ có phủ vải nhung, kích cỡ chỉ tương đương bằng bàn tay. Chất ngọc của phần đầu đã bị bào mòn rồi.
Hạ Lan Tĩnh Đình đeo bao tay bằng vải mềm, cầm Hổ ngọc lên trên tay ước lượng, lại ước lượng, sau đó đặt nó xuống, cầm kính lúp và đèn tụ quang cẩn thận xem xét đường vân và màu sắc trên bề mặt ngọc.
“Đây là đồ giả sao?” Bì Bì đứng một bên ghé đầu vào xem, chỉ vào hai cái lỗ tròn trên lưng hổ: “Thợ thủ công thời chiến quốc có thể dùi được cái lỗ tròn như vậy rồi ư? Nhìn nó cứ như là được khoan bằng máy ấy.”
“Thời kì Lương Chử đã có lỗ tròn như thế này rồi.”
(1) Lương Chử là tên một trấn ở ngoại ô Tây Bắc Hàng Châu. Là vùng đất được xem là cái nôi “văn hóa Lương Chử” – một nền văn minh rực rỡ của Trung Hoa. Văn hóa Lương Chử tồn tại cách đây 5300 – 4300 năm.
“Thời kì Lương Chử là trước hay sau thời kì Chiến quốc?”
“Có niên đại cách đây năm nghìn năm.”
“… Vậy rút cuộc là trước hay sau?”
Người nào đó chỉ biết thở dài: “Trước.”
Phía sau cô có hai người bảo vệ cao to, vạm vỡ đang đứng, mặt nhìn thẳng về trước, không biểu lộ chút cảm xúc nào.
Hạ Lan Tĩnh Đình bật nút sáng nhất trên chiếc đèn pin, dùng một cái thước mềm để đo độ dài và khoảng cách của các hoa văn.
Một lúc lâu mà anh ta vẫn chưa nói lời nào, Bì Bì lên tiếng: “Ánh sáng ở đây không được rõ lắm, anh làm gì mà phải đeo kính râm thế chứ? Nếu sợ mất, tôi có thể cầm hộ cho.”
“Phiền cô cứ coi tôi như người mù là được rồi.”
“Ngày hôm qua ở trong bảo tàng, anh cũng đâu có đeo kính đâu.”
Cũng không đúng, Bì Bì nhớ lại chi tiết tối hôm đó. Lúc ấy, Hạ Lan Tĩnh Đình vừa nghe thấy tiếng động của cô nên mới vội đeo kính vào. Trong lúc giật mình, cô dường như nhận ra được điều gì đó, “Chẳng lẽ anh chỉ đeo kính khi ở gần tôi?”
“Đúng, điều đó cho thấy cô thật đặc biệt, đúng không?”
Bì Bì nín lặng.
Qua thêm nửa tiếng nữa, Bì Bì không kiên nhẫn thúc giục: “Anh xem xong chưa?”
“Chưa xong.”
“Còn phải xem bao lâu nữa?”
“Một lúc nữa thôi.”
“Tôi đói rồi.”
“Bên ngoài có cửa hàng ăn đó.”
“Tôi không có đủ tiền.” Vì vội vã đuổi kịp xe bus, Bì Bì đành phải đón xe cao cấp siêu tốc hành chạy suốt dọc đường, lại có điều hòa nữa. Trả tiền vé xe cũng không còn thừa lại bao nhiêu. Số tiền còn lại cô phải dùng để mua vé quay về.
Hạ Lan Tĩnh Đình đứng lên, chào hỏi với hai người bảo vệ, đem Hổ ngọc đặt về chỗ cũ.
Trước viện bảo tàng là một con phố sầm uất.
Hạ Lan Tĩnh Đình hỏi: “Cô muốn ăn gì?”
“… Mì sợi.”
“Nếu có tiền cô muốn ăn gì?”
“Canh cá thái lát.”
Anh đưa cô đến một quán ăn đồ cay Tứ Xuyên.
Hai người ngồi vào chỗ của mình, Bì Bì lật lật menu, càng lật càng hoảng: “Món cay Tứ Xuyên sao đắt thế?”
Hạ Lan Tĩnh Đình nhìn cô: “Là tôi mời khách.”
Bì Bì chọn hai món, canh cá thái lát và nấm bắp cải, “Canh cá nhiều lắm, hai người ăn mới hết.”
Hạ Lan Tĩnh Đình không lên tiếng, Đợi nhân viên phục vụ cầm menu bước đi, anh mới nói: “Tôi không ăn gì cả, một mình cô ăn thôi.”
Một người ăn sao? Phải chăng không có món anh ta thích?
Bì Bì có chút ngượng ngùng, vội vàng nói: “Sao lại không ăn? Anh không đói bụng à?”
“Không đói.” Hạ Lan Tĩnh Đình thản nhiên nói.
“Vậy anh… Bình thường anh ăn gì vào bữa tối? Tự nấu sao?”
“Thứ tôi ăn, cô sẽ không thích ăn.”
Bì Bì nở nụ cười: “Không thể nào. Tôi giống như động vật ăn tạp vậy, cái gì cũng ăn. Nói nghe thử xem, anh thích ăn gì?”
“Hoa?” Bì Bì nghe không rõ: “Súp lơ xanh? Súp lơ trắng? Hoa mộc nhĩ? Hoa tiêu?
Hạ Lan Tĩnh Đình lắc đầu.
Ánh mắt Bì Bì rơi vào bình hoa được đặt chính giữa bàn. Bình hoa có hai bông cẩm chướng.
“Ý anh là… Hoa tươi?”
“Ừ.”
Cô chỉ chỉ bình hoa: “Loại này? Hoa cẩm chướng?”
“Hoa hồng.”
“Đó là hoa cẩm chướng.”
“Tôi gọi nó là hoa hồng.”
“Đương nhiên là… Nó có màu đỏ.”
Bì Bì cảm thấy cuộc nói chuyện lúc này đúng là những tin tức giá trị. Vì vậy mà cô đuổi sát không buông: “Ok, anh ăn hoa, hoa tươi. Ăn như thế nào? Phơi khô rồi pha trà? Làm thành mứt hoa quả? Sao đường hay là luộc với nước?”
“Ăn sống.”
Bì Bì ngắt một bông cẩm chướng xuống, đưa cho anh ta: “Anh ăn cho tôi xem, được không?”
Hạ Lan Tĩnh Đình không nhận: “Không ăn.”
“Đây là hoa mà, vì sao anh lại không ăn?”
“Nó có sử dụng phân bón hóa học.”
“… Anh chỉ ăn thực phẩm xanh?”
“Ừ.”
Bì Bì nghĩ ngợi một chút lại hỏi: “Vậy một ngày anh cần ăn bao nhiêu bông hoa? Tính theo bông hay tính theo cân?”
“Không đếm qua.”
“Anh mua hoa ở chỗ nào? Cửa hàng bán hoa sao?”
“Tự tôi trồng, Tôi có một vườn hoa rất lớn.”
“Lỡ như…chẳng may không thu hoạch được, không đủ ăn?”
“Vậy thì chịu đói.”
Bì Bì đánh giá vóc người của anh ta, nửa ngày sau mới thở dài: “Không đủ chất dinh dưỡng thế… Bảo sao anh chẳng gầy như vậy.”
Canh cá thái lát được mang lên, cô đành phải ăn một mình, Hạ Lan Tĩnh Đình ngồi đó, lẳng lặng nhìn cô ăn.
Cô rất đói, nên ăn liên tiếp hai bát cơm, chẳng quan tâm đến việc nói chuyện,
Lúc ăn xong, Hạ Lan Tĩnh Đình chọn cho cô món súp rau chân vịt: “Húp chút nước đi, cô ăn quá nhanh, có bị nghẹn không?”
Bì Bì lau miệng, lấy một miếng ngọc nhỏ trong túi ra đưa cho anh: “Đây là miếng ngọc tôi mới mua, anh xem hộ một chút.”
Buổi sáng lúc ra trạm xe điện, cô mua một miếng ngọc bán ở một sạp hàng ven đường, nó có màu xanh biết, có vẻ chất lượng không tồi, chỉ 20 đồng thôi.
Hạ Lan Tĩnh Đình nhìn thoáng qua, cười khẽ, tiện tay ném luôn vào thùng rác.
“Này, ngọc của tôi, sao lại ném đi!”
“Phế phẩm.”
Bì Bì giành lấy thùng rác, đang định tìm thì một vị khách bàn bên cạnh đã khạc vào thùng rác một bãi đờm.
Một bàn tay giữ cô lại: “Đừng tìm nữa.”
Hạ Lan Tĩnh Đình nói: “Không thì tôi tặng cho cô một vât khác.”
“Tôi… Vì sao tôi phải nhận đồ của anh?”
“Không phải đồ gì quý giá, chẳng qua, đó là một linh vật.”
Anh lấy ra một chiếc ví da từ trong túi áo bên lồng ngực, trong ví còn có một chiếc túi nhỏ như túi đựng tiền xu. Mở chiêc túi nhỏ đó ra, giống như đang làm ảo thuật, anh lấy từ bên trong ra một hạt châu nhỏ cỡ viên đạn, màu đỏ chói. Dùng một sợi dây mảnh, màu đen xỏ qua nó, rồi đeo vào cổ tay trái của cô. Tiện nay thắt thành một cái nút.
Bì Bì phát hiện ra động tác buộc dây của anh rất nhanh nhẹn, cũng rất kỳ lạ. Thắt vài vòng đã tạo thành hình dạng của một bông hoa nhỏ.
“Được rồi.” Anh ta dùng một con dao nhỏ cắt đi phần dây còn thừa.
“Hạt châu này được làm từ gì đấy? Không giống ngọc tí nào.” Bì Bì chuyển hạt châu vào trong lòng bàn tay, ngắm nghía. Phát hiện nó rất cứng, cũng rất nặng. Nhưng bề mặt cũng không nhẵn lắm, nhìn kỹ có thể thấy những lỗ hổng và những đường vân li ti.
“Không phải ngọc.”
“Ừ… Phật châu sao?”
“Cũng gần như thế.”
Bỗng nhiên anh ta ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh cô, ra vẻ thần bí, nói: “Tôi dạy cô cách nghịch nó.”
Cầm lấy cổ tay cô, Hạ Lan Tĩnh Đình đưa hạt châu đặt vào vị trí mạch đập của cô. Viên ngọc kia nhẹ nhàng nhấp nhô lên xuống.
“Nhìn, nhìn xem, nó biết động đậy kìa!” Bì Bì kêu lên nho nhỏ, “Dường như nó muốn nhảy lên.”
“Nó rất thích nghe tiếng tim cô đập.”
“Ồ… Nó còn nóng lên nữa, phát nhiệt này.” Viên ngọc kia đang nóng dần lên theo thời gian.
Đừng nghịch quá lâu, không thì nhịp tim của cô sẽ đập nhanh theo đấy.
End chương 5
Cuộc Gặp Gỡ Kì Lạ: Vạn Kiếp Yêu Em Cuộc Gặp Gỡ Kì Lạ: Vạn Kiếp Yêu Em - Thi Định Nhu