TV. If kids are entertained by two letters, imagine the fun they'll have with twenty-six. Open your child's imagination. Open a book.

Author Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Truyện Ngắn
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 757 / 1
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
i cũng khen là gia đình ông có phúc, con đông cháu đàn. Mà gẫm quả có thế thật. Bây giờ cả con cả rể, cả dâu, vị chi là ông có đến sáu gia đình con con tiếp nối với gia đình ông. Mỗi gia đình lại có thêm hai tí nhau nên gộp lại cũng thành mười bốn mống chứ đâu có ít. Ấy là độ này các cô các cậu kiêng khem, mỗi gia đình tối đa chỉ hai nhóc, chứ nếu lu bu cỡ như ông ngày xưa thì chắc con số không chỉ dừng có thế thôi.
Riêng ông cũng vậy. Lấy vợ xong liền tù tì đẻ sáu mặt con trong vòng hơn 7 năm liên tiếp, rồi cả hai ông bà quyết định treo “ miễn chiến bài “ thôi không sản sinh nữa. Vợ chồng bàn qua tính lại với nhau thế cũng nhiều rồi, bộ máy của bà đã có mòi xộc xệch, rệu rã, năm nào cũng vác trống coi kỳ cục lắm.
Dạo đó, thiên hạ thái bình, nước non thịnh trị, ông thì ngày hai buổi đi làm, bà trấn thủ sạp vải con con ở chợ, dẫu có sinh thêm một vài mống thì cũng chả chết chi ai, thế mà hai ông bà cứ bảo nhau “ thôi “ cho được việc.
Nói thì dễ mà thực hành thì khó vô cùng. Ông đùn bà, bà đẩy ông, chẳng ai chịu “ hi sinh “ đem mình ra làm vật thí nghiệm cả. Ông đổ tại bà, bà trách tại ông, giằng co cứ như hai người đánh vật. Ông thì hay xun xoe xán vào bên cạnh bà, còn bà thì cứ thương thương ông nên mới có chuyện.
Bàn tới bàn lui, ông bà nhất định “ ăn chay “, bà sắm một chiếc giường con con nằm riêng không lơ mơ làn màn chi nhau nữa. Ông cũng mua bộ nệm, đêm trải vào một góc thu lu, kéo tấm chăn đơn trùm kín đầu kín cổ. Được một bữa, được hai bữa, bỗng bắt nổi ho hen, cả đêm khùng khục khua cả nhà thức dậy.
Bà nằm chẳng yên, ruột rối tựa tơ vò, đoán già đoán non sao cổ họng ông dạo này khò khè dữ quá. Thế nhưng bà cứ bấm bụng xem như không nghe, không biết, không thấy. Bà tuy chẳng ngủ nghê gì được song cứ phải đánh bài lờ. Đếm từ con số một đến con số hàng ngàn mà mắt vẫn cứ mở thao láo. Bà muốn dậy ra hỏi thăm xem tình hình ông bệnh hoạn ra sao, vốn lại sợ ông thừa dịp làm bà lạt trí.
Cho nên bà cứ nằm y như đã ngủ say, đếm từng tiếng chuông đồng hồ gõ ê a thong thả. Nửa đêm rồi về sáng, người cứ bỗ bã dần dần, ông vẫn khụ khụ y như súng cối câu đêm thăm dò địch thủ. Ông ho quá, đến nỗi con nhóc chị cũng chẳng ngủ say trong giấc được.
Cái con bé chị ở nhà chúa là thương bố nó. Mỗi lần biết bố đau là ruột xót tựa ướp muối lâu năm. Cho nên nằm nghe bố thụt cà nông ầm ầm nó không chịu được. Nó bàng hoàng mở to cặp mắt nghe ngóng đăm chiêu. Chỉ mong mẹ nghe thức dậy ra lo cho bố.
Đợi hoài, chờ hoài, chẳng nghe động tịch chi cả, nó sốt ruột đùng đùng. Trời còn đêm, nhà vắng lặng im re, bọn em ngáy tì tì chẳng hay biết. Nó lồm cồm bò dậy, mon men đến chỗ mẹ nằm. Dơ tay định lay gọi mẹ thì thấy nằm đang yên đó mà mắt thì ráo hoảnh mở toang. Nó hỏi: sao mẹ không ra xem bố đau thế nào? Bà má thở dài sườn sượt, lùng bùng không nói năng chi hết.
Đến nước này thì bà chẳng còn trốn tránh vào đâu được. Ỷ có con cạnh bên, bà mạnh dạn ngồi lên. Chân xỏ tìm dép mà cũng cố vớt vát một câu cho đỡ ngượng: ấy tuổi già giống như ông bễ vỡ, phổi rồ rồ như long hết ốc vít ra, cứ tí lại lo cho nhau thì họa cả đời không hết việc.
Con gái chị nào biết đâu chuyện người già mà lường hết khúc nôi. Nhưng cái tật xót bố vẫn khiến nó phải chêm vào mới được. Nó thưa với bà: thì mẹ cũng phải hỏi xem để còn liệu lo thuốc thang gì chớ. Nhỡ bố đau rồi ngất thì sao.
Bà ra, cầm lấy cái tay, sờ vào cái trán, nắn lấy cổ chân như vị lương y bắt mạch con bệnh. Chỉ cần hơi ấm từ tay bà truyền vào, ông đã thấy giảm đau. Ông để mặc cho bà thăm dò định bệnh. Bà hối con gái chị đi tìm ve dầu. Bà ngửi để chắc đúng là lọ dầu cần rồi bôi khắp từ hai bên thái dương, giữa trán lại xuống đến cổ, đến ngực. Ông ư ư tỏ vẻ dễ chịu.
Con gái chị thấy bố đã ngưng khò khè nên xin phép đi ngủ tiếp, để mẹ lo cho bố một mình. Ông chờ con cái đi mới nắm lấy tay bà mà thỏ thẻ tiếng oanh: tôi nào đau ốm gì đâu, chẳng qua nằm xa bà khó ngủ quá. Bà đang xoa cho ông cũng phải bật cười, người đâu lớn kềnh càng còn vòi vĩnh vợ.
Tuy nói thế mà bà cũng ủi an ông: ai chả thế, song cậu phải ráng để giữ đúng lời đã hứa, kẻo lại… Bà bỏ lửng song ông đã hiểu ngay. Ông lại hạ giọng năn nỉ bà: thì mợ nằm cạnh tôi một tí. Bà ngúng ngoẳng không ưng. Ông thở dài sườn sượt.
Sau bữa mất ngủ đó, ông đi vấn kế bạn bè. Ông nào cũng huyên thuyên, mach hết toa này lại giới thiệu cho lương y nọ. May đâu, tình cờ ông gặp người bạn cùng lớp ngày xưa giờ đang là bác sĩ trong quân y viện. Chỗ thân tình, ông chẳng dấu diếm mảy may, ông bạn nói cho ông yên tâm: ai mà chả thế. Đàn ông, đàn ang bị cấm tiệt gì cũng được, chứ cấm cái khoản đó thì họa đừng đem mỡ nhử miệng mèo.
Rồi hai ông bàn to nhỏ với nhau, người đưa ra giải pháp, kẻ lắc nguầy nguậy chối từ. Ông cứ một mực hỏi người bạn: tại sao toa không đến ép bà ấy mà lại bắt moa phải chịu trận. Ông bạn phải mở hết lời thánh thán, bàn thấu lẽ thiệt hơn: đàn bà ví như cái cột còn mình tựa kiếp trâu. Xưa nay trâu đi tìm cột, chứ đời nào cột lại tìm trâu. Cậu có hi sinh thì mới an toàn trên xa lộ. Cậu cũng đông đến nửa tiểu đội rồi, còn tiếc rẻ gì mà lựng khựng. Vả lại, cậu làm rồi thì nghị lực lại tăng thêm, tha hồ đem chuông đi đấm xứ người, mệt nghỉ.
Ông nghe xuôi tay, chẳng cần chờ hỏi han gì “ pẹt mít xông “ của bà xã, thế là a lê hấp tôi để mặc ông bạn nắn vuốt cho xong. Chả hiểu ông ấy mò mẫm những gì mà lúc như bị kéo dây cột thít chặt lại tức như bò đá, lúc lại nghe rồn rột và tiếng kéo cắt cái xoạch như vứt mớ lòng ruột bỏ đi.
Đâu chừng non nửa tiếng, người bạn hả hê bảo: xong rồi. Ông chẳng biết điều gì còn, điều gì mất, người cứ lâng lâng, bâng khuâng như vừa qua một chuyến du xuân. Ông ngồi dậy nhìn xuống người mình, tài sản vốn liếng chẳng suy chuyển gì cả.
Vị bác sĩ luôn tủm tỉm cười, vố vào vai ông bình bịch và vui vẻ nói ngoa: sướng nhé, từ nay hết sợ phiền hà, vỡ kế hoạch. Song sực nhớ ra, bạn vội lưu ý ông: mà này cụ phải “ đề xạc “ vài bận trước khi xài đồ nhà chứ không là lại thêm một cu nhóc rồi mới “ oong boong phi nan “. Ấy là tớ lưu ý cụ trước kẻo lỡ có thêm thằng cu, cái đĩ lại bảo thầy bà dở ẹc.
Ông phá lên cười nắc nẻ, nhưng vẫn trêu hỏi lỡm bạn: thế cụ dặn tôi phải “ đề xạc “ thì cũng chỉ cho tôi một chỗ nào chớ. Bạn ông chẳng phải tay vừa nên kéo ông ghé sát tai vào mà làm “ như thế, như thế “. Mặt ông cứ chuyển từ đỏ sang tía và tím lịm dần lên.
Ra về trong dáng thơ thới hân hoan, lòng ông tung tăng như người vớ được của. Bà thấy ông có vẻ lạ cứ trố mắt ra nhìn. Nào ai biết đâu những đêm trăng mờ cúp điện, chuyện gì đã xảy ra trong căn nhà nho nhỏ của ông. Chỉ nghe lào xào người kéo qua, kẻ đẩy lại, tiếng “ cứ “, tiếng “ đừng “, giá có ai đặt cái máy thu âm bữa sau mở lại cho cả hai ông bà nghe chắc phải cười vỡ bụng.
Tay bạn bác sĩ nói đúng thật. Qua lần được bàn tay chuyên nghiệp tân trang, vũ khí xem ra chẳng khi nào bị hỏng hóc. Đêm đêm đạn pháo cứ bắn ầm ầm, mưa rơi ướt át, vậy mà sáng ra kiểm điểm địch vẫn nguyên xi mà bạn cũng phây phây. Chả cần phải toa thuốc “ ông uống bà khen “ mà hạnh phúc vẫn rầm rộ nở hoài không dứt.
Có một dạo, đi đến đâu, bạn bè cũng khen hai ông bà rối rít. Chị này bảo: ôi sao dạo này trông bà trẻ hẳn ra, da dẻ xem láng e mướt rụp. Tay kia khen: trông ông cứ như người chưa tới 30, kiểu này sang năm lại thêm một nhân số.
Thế nhưng chả thấy thêm thắt chi cả. Ai cũng bảo nhau: không lẽ họ có thuốc thần. Chỉ có ông bà ngậm miệng nín khe, mặc cho dư luận bàn đi bàn lại, miễn là cảnh nhà vui vẻ được rồi.
Đôi khi hai ông bà true chọc với nhau: ấy tôi là con độc mà cháu đàn bà thấy đó. Năm “ thuở trời đất nổi cơn gió dậy “, như bao người ông xách gói đi “ học “. Bà ở nhà mong đợi ngóng trông. Ông học hoài không thuộc nên bị giữ đi giữ lại đến hơn 7 năm tròn.
Ngày ông đi, bọn nhóc còn chút chút. Khi ông về thì có đứa đã có con. Thằng rể ôm ông trong tay quay một vòng mà thưa: sao ba nhẹ cân quá. Ông phì cười vì thằng rể kêu ba xưng con ngọt xớt, nhưng lại nghĩ thầm trong bụng: còn bò về được, chưa chết là may.
Thỉnh thoảng ngồi nhớ lại những ngày ở “ đại học “, ông còn giật mình thon thót. Ông hình dung đến mấy ngôi mộ của bạn tù vùi chon vội sơ sài mé sau đồi mà ứa hai hàng nước mắt.
Bây giờ, cả nhà đã kéo nhau đi khỏi mảnh đất chôn nhau. Bọn nhóc chọn ra ở riêng hết ráo, chỉ còn hai ông bà lui hui ở thuê trong căn apartment của người lớn tuổi. Chiều chiều hai ông bà cùng dìu nhau lững thững qua con đường chạy quanh khu chung cư. Khi chân mỏi, cùng nhau ngồi vào cái ghế gỗ đặt dọc dài theo cách khoảng. Tai nghe tiếng chim, mắt nhìn con sóc chạy, bất chợt một hai con nai chậm chạp bước qua, ôi hạnh phúc chập chờn mà sao cuộc đời vẫn còn nhiều rắc rối.
Độp một cái, ông nhớ tới một khuông mặt nào đó và tự hỏi giờ họ đang ở nơi đâu. Nỗi mù mịt dâng tràn không ai trả lời nổi. Cho nên ông chỉ còn biết tự nhìn sâu vào cõi lòng để lắng nghe tiếng thời gian rơi rụng quanh đây.
Cuộc Đời Thật Rắc Rối Cuộc Đời Thật Rắc Rối - Sưu Tầm