Books are delightful society. If you go into a room and find it full of books - even without taking them from the shelves they seem to speak to you, to bid you welcome.

William Ewart Gladstone

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 374 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ó điểm gì giống nhau trong công việc của COO (Chief Operating Officer – Giám đốc điều hành) và người đầu bếp? Thoạt nhìn thì không, nhưng nếu để ý, bạn sẽ thấy chúng có một điểm chung: Đó là muốn thành công trong nghề nghiệp, cả hai đều cần biết hoạch định và phối kết hợp các nguồn lực một cách khéo léo để tạo ra thành quả tốt nhất cho đối tượng thụ hưởng.
Nếu niềm vui của người đầu bếp là biến các nguyên liệu đơn giản thành những món ăn phù hợp với khẩu vị của thực khách thì COO lại tìm thấy niềm tự hào khi kết hợp được tài, trí và vật lực trong doanh nghiệp để tạo thành sức mạnh, đem lại những lợi ích thiết thực cho chủ sở hữu, người lao động cũng như khách hàng. COO – Đó là một nghề nghiệp nhiều thách thức nhưng cũng đầy vinh quang!
COO – Người luôn có mặt ở điểm “nóng”
Xét về vai trò, CEO và COO có sự khác biệt khá rõ. Nếu CEO là cầu nối giữa Hội đồng Quản trị (hay Hội đồng thành viên) với ban lãnh đạo của doanh nghiệp thì COO lại là cầu nối giữa CEO và phần còn lại của doanh nghiệp. Nếu CEO là “bộ não” hoạch định chiến lược phát triển cho công ty thì COO là người hiện thực hóa những chiến lược đó và giúp CEO điều hành hoạt động hàng ngày ở công ty. Cũng chính do đặc thù này mà đôi lúc xảy ra chuyện trớ trêu là CEO không nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp bằng COO!
Điều hành hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp có phải là một công việc dễ dàng? Hoàn toàn không, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Những điểm “nóng” có thể nổi lên bất cứ lúc nào trong doanh nghiệp. Những lúc như vậy, nhiệm vụ của COO là phải nhanh chóng điều phối các nguồn lực để “dập” chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Sau đó, COO cần chỉ đạo cấp dưới tiến hành các biện pháp cần thiết để hạn chế tối đa những biến cố tương tự tiếp tục xảy ra. Ngoài ra, COO còn có một nhiệm vụ tối quan trọng là phổ biến, truyền đạt chiến lược của CEO đến cấp dưới và đào tạo, huấn luyện thực hành cho họ. Có thể nói, trong doanh nghiệp, COO là người có vị trí quan trọng thứ hai, chỉ sau CEO!
Những điều kiện để trở thành một COO lý tưởng
Do mối quan hệ đặc biệt với CEO nên điều kiện quan trọng nhất để làm một COO giỏi là phải làm việc “ăn rơ” với vị lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp. Cặp đôi CEO – COO không nhất thiết là bạn thân của nhau nhưng cần có cùng tầm nhìn phát triển, có động lực để cùng nhau hợp tác, tìm ra một hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp cũng như lòng tin vào nhau. Trong ngành CNTT – Viễn thế giới, ai cũng biết chuyện Ed Zander (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị và CEO của Motorola) khi còn làm COO ở Sun Microsystems đã thường xuyên mâu thuẫn với CEO Scott McNealy. Trong công việc, hai ông hiếm khi nhìn về một hướng mặc dù hai người là bạn khá thân. Hậu quả là ban lãnh đạo của Sun Microsystems đã không hoạt động hiệu quả trong suốt một thời gian khá dài.
Điều kiện thứ hai của COO là cần có kiến thức tổng quát về lĩnh vực mình quản lý, kinh nghiệm quản lý dày dạn cũng như những kỹ năng đặc thù của nghề quản như giao tiếp, giải quyết vấn đề, hoạch định và điều phối nguồn lực, truyền cảm hứng làm việc cho cấp dưới... Một COO giỏi phải là người luôn có thái độ đúng mực, biết động viên cấp dưới bằng lời khen ngợi, nhưng khi phê bình họ cũng phải tìm cách chê cho khéo. Chẳng hạn, nếu cấp dưới không hoàn thành chỉ tiêu của một quý, thay vì phê bình thẳng thừng, COO nên ngợi khen những nỗ lực của họ trước rồi sau đó mới nhắc nhở họ lần sau nên cố gắng hơn. Như thế, cấp dưới sẽ không bị mất mặt trước đồng nghiệp và có động lực để tiếp tục phấn đấu.
Đặc biệt, COO phải là người quyết đoán. Khi hoạt động của doanh nghiệp gặp trở ngại, COO cần có khả năng tự giải quyết, chứ không thể lúc nào cũng chờ xin ý kiến chỉ đạo của CEO. Có thể hình dung COO giống như người lái xe, còn CEO là người dẫn đường. Khi bất chợt gặp chướng ngại vật, người lái xe trước tiên phải tìm cách “lách” qua nó trước rồi mới lắng nghe thông tin của người hướng dẫn. Nếu không, tai nạn là điều khó tránh khỏi!
Ngoài ra, COO cũng cần có sức khỏe cực kỳ tốt, bởi họ luôn làm việc theo nguyên tắc “hết việc chứ không hết giờ”. Khi vấn đề phát sinh, COO phải giải quyết dứt điểm thì mới có thể nghỉ ngơi.
COO – Khi kiến thức và kinh nghiệm hợp lực
Một thạc sĩ quản trị kinh doanh mới tốt nghiệp, chưa làm quản lý bao giờ liệu có thể làm COO ngay được không? Rất khó, nếu không muốn nói là không thể. Muốn trở thành COO, cách tốt nhất là sau khi tốt nghiệp Đại học, bạn hãy “khởi nghiệp” từ phòng kinh doanh hay dự án của một doanh nghiệp, sau đó thăng tiến dần lên vị trí Phó rồi Trưởng phòng. Đây là những bộ phận sẽ giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá về doanh thương và quản lý nguồn lực – những công việc chính của COO. Ngoài ra, nếu bạn học Cao học hoặc những khóa học COO ở các trung tâm đào tạo, những kinh nghiệm này cũng sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức tốt hơn. Khi đã dạn dày kinh nghiệm và tích lũy đủ kiến thức, bạn có thể bắt đầu mơ đến vị trí COO. Hiện nay, một số công ty khi tuyển dụng yêu cầu vị trí COO phải có ít nhất 10 – 15 năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu bạn có nền tảng kiến thức tốt và tố chất cho vị trí này thì khoảng thời gian đó có thể được rút ngắn.
COO – Người “kế vị” CEO?
Lâu nay, nhiều công ty có chính sách dùng vị trí COO để rèn giũa và thử sức người được chọn kế nhiệm CEO. Chẳng hạn, tại hãng Continental Airlines, CEO Gordon đã bổ nhiệm Larry Kellner làm COO với mục đích đào luyện Kellner thành người kế nhiệm. Chính sách này có ưu điểm là giúp ứng viên “kế vị” có nhiều thời gian để làm quen với những nhiệm vụ của CEO. Tuy nhiên, đồng thời nó lại tạo ra sức ép rất lớn cho COO, khiến họ làm việc với hiệu quả không được như ý. Vì vậy, cách tốt nhất là doanh nghiệp vẫn giúp COO tích lũy kinh nghiệm, nhưng không nên tuyên bố công khai đây là người được chọn kế nhiệm CEO. Khi cơ hội vẫn rộng mở cho mọi ứng viên có năng lực thì doanh nghiệp sẽ dễ chọn được người phù hợp hơn.
Người ta thường nói COO là nhân vật số 2 trong công ty, chỉ sau CEO. Dù là số 2, nhưng thật ra sự thử thách cũng như niềm vinh quang bạn được trải nghiệm cũng không kém mấy số 1. Để đạt đến vị trí COO, bạn cần đáp ứng những tiêu chuẩn hết sức khắt khe về sức khỏe, kinh nghiệm quản lý, kiến thức… Bạn muốn vươn đến đỉnh cao nhất của nghề quản trị? Hãy phấn đấu để trở thành một COO giỏi trước. Khi “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đã hội đủ, vị trí CEO nhất định sẽ thuộc về bạn!
Công Việc Của Bạn: Hãy thử đo sự hài lòng Công Việc Của Bạn: Hãy thử đo sự hài lòng - Sưu Tầm