The pure and simple truth is rarely pure and never simple.

Oscar Wilde

 
 
 
 
 
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: Bach Ly Bang
Số chương: 4
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 833 / 0
Cập nhật: 2015-07-17 10:06:36 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1 Ý Nghĩ Của Bố
́ nghĩ của bố
Có một cái gì là lạ trong bữa cơm hôm nay? – Bố đoán thế vì các con, khi đến ăn cơm, đã nhìn đăm đăm vào giữa mâm. À, phải rồi! Con tôm! Một con tôm khá to nằm kiêu kỳ trong đĩa, giữa mấy lát thịt mỡ nổi trên nước kho màu nâu vàng. Bố lấy làm lạ. Chẳng là me thằng Ti vừa mới than với bố hết tiền rồi mà! Bố nghe, bố ầm ừ lấy lệ chứ bố suy nghĩ lung lắm. Thật ra bố chẳng biết làm cách nào để kiếm được tiền nhiều hơn, mặc dầu bố cũng muốn có dư dả để me và các con được đầy đủ. Xóm này thiếu chi người làm ăn “lớn”: anh Tư ba bánh, chú Mười hớt tóc, bác Năm thợ mộc… đã bỏ nghề để chạy “áp phe, áp…” gì đó, cả đến cậu Lộc làm thư k‎ý đàng hoàng thế kia mà bỗng dưng cũng đi làm việc khác rồi. Chẳng mấy tháng mà họ kiếm được nhiều tiền, sống thảnh thơi ghê lắm. Còn bố, bố bị họ cho là “gàn”, bởi bố vẫn cứ làm cái nghề xưa nay của bố. Chiếc xích lô đạp già nua, đã hơn bốn năm rồi còn gì - là người bạn thân của bố, của mẹ và của các con. Mỗi ngày bố làm việc từ sáng sớm đến tối mịt, bố chỉ về buổi trưa một tí để ăn cơm và ngủ năm phút. Buổi tối bố về, bố nghe thằng Ti và con Cốn học bài, đố nhau toán, đố nhau tựa bài tập đọc, bố vui lắm. Bố nghe me thằng Ti hát ngâm nga mấy điệu ca miền bắc mà thuở bố còn nhỏ, bố đã mê đi xem đến nỗi quên cả về nấu cơm cho bà nội. Ngần ấy thôi, cũng đủ làm bố quên bẵng đi cơn mệt nhọc từng buổi trưa nắng gắt gò lưng đạp nặng nề. Nhiều lúc bố tự hỏi: tại sao bố nghèo? Ông bà nội hồi ở ngoài bắc đã nghèo, bố ngày nay còn nghèo hơn. Rồi bố tự trả lời – câu trả lời giống như mọi người gán cho bố - rằng: tại bố “gàn”!!! Nhưng bố vẫn nuôi hy vọng – và bố nghĩ rằng sẽ hài lòng – vì bố đã cho thằng Ti và con Cốn đi học đàng hoàng. Thằng Ti tháng nào cũng đứng đầu lớp, còn con Cốn thì không bao giờ dưới trung bình, và lại được khen hạnh kiểm tốt nữa. Bố nghĩ các con của bố sau này sẽ nên người và giàu có hơn bố bây giờ. Con của bố thông minh, ham học, bố me còn mong gì hơn? Bố bằng lòng với hoàn cảnh của bố, không đòi hỏi gì nữa.
Tháng này thình lình con Cốn bệnh, đi bác sĩ cả tuần mới khỏi. Bố cố gắng kiếm thêm tiền để lo cho con mà cũng không xuể. Vì thế bố không lấy làm lạ khi me bảo hết tiền. Nhưng bố lại ngạc nhiên khi thấy trong mâm hôm nay có con tôm. Ngày nào cha mẹ con cái cũng ăn cơm với rau cùng nước mắm, sang lắm thì cũng chỉ cá cơm kho hay thịt mỡ kho là cùng. Bây giờ me lại cho ăn tôm kho giữa lúc đang túng quẫn. Con tôm thật to đối với các con, và làm bố thắc mắc. Nhưng sao lại chỉ có độc một con thôi? Me thì bận giặt giũ sau nhà – ngày nào cũng vậy, me cũng ăn sau mấy bố con – nên bố không tiện hỏi. Bố nghĩ chắc có bà hàng xóm nào cho, và me dọn cho mấy bố con ăn, chứ không lẽ me mua, mà lại mua có một con!
Bố đưa mắt nhìn các con. Bố muốn xem cử chỉ của các con thế nào. Thằng Ti, mắt thì ngó đăm đăm vào con tôm, nhưng không có vẻ gì thèm muốn cả. Hình như nó đang suy nghĩ chuyện gì ở lớp. Đôi mày nó hơi cau lại. Vầng trán cao, sáng sủa, trông con của bố thông minh chi lạ. Thằng Ti hầu như quên ăn, cứ chống đôi đũa xuống bàn, lặng yên. Bố cất tiếng hỏi:
- Ti! Con không ăn cơm hả?
Nó giật mình suý‎t rơi đũa. Bố giục thêm, nó mới nâng chén lên ăn. Nó nhìn con tôm, vẫn còn nguyên vẹn, rồi nhìn bố. Rồi nó lừa lừa mấy miếng thịt mỡ gắp bỏ vào chén. Bố để ý thấy nó cho miếng thịt mỡ lướt nhanh trên mình con tôm. Bố bỗng thấy thương thằng con của bố lạ lùng.
Bố nhìn sang con Cốn. Gương mặt của Cốn vẫn còn xanh xao sau cơn bệnh. Nhưng bố thấy nó có vẻ ăn được lắm. Hình như nó ăn gần xong hai chén rồi, mà chỉ độc với nước mắm. Lâu lâu nó lại e dè nhìn bố. Bố hiểu ý các con lắm. Con nít đứa nào lại chẳng thích ăn ngon. Nhưng con của bố ít khi nào được ăn ngon. Con tôm đó, như một cái gì khiêu khích các con, làm các con lấm lét, ngại ngùng trước mặt bố.
Bố không muốn các con phải nhường cho bố. Bố và nhanh miếng cơm cuối cùng, và bố buông đũa. Các con hẳn sẽ tự nhiên mà chia nhau con tôm.
Con Tôm Con Tôm - Nguyễn Thị Mỹ Thanh