Books are the quietest and most constant of friends; they are the most accessible and wisest of counselors, and the most patient of teachers.

Charles W. Eliot

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Truyện Ngắn
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 850 / 2
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ôi là thằng ưa chuyện tào lao. Hồi nhỏ bị ông già bà già chửi và khện hoài mà hổng chừa. Trong nhà ngoài ngõ, hễ thấy điều gì trái tai gai mắt là khục khục sủa, bất kể trúng trật. Có khi cao hứng hổng cần dòm trước dòm sau gì ráo, phang văng tê tút xuỵt khiến hai thân của tôi " rét " kể chi.
Tía tôi thì nói: mày nói năng phải quay lưỡi bảy lần, đừng bạ đâu nói đó mà bị vạ miệng. Tôi cãi lại liền: trời đất, tía nói quay lưỡi bảy lần rủi tui quên mất giữa đường thì sao. Ậy mình nghĩ sao nói liền cái rụp cho " phẻ ", còn e dè là " thỏ đế " rồi. Ông già tôi lẩm bẩm: cái thằng ngu hết biết, tao chờ cho chúng còng đầu mày một lần mới tởn.
Bà già tôi thì nhỏ nhẹ hơn: thời buổi khó khăn, con à. Đừng nóng sảng mà mang họa. Người ta thường nói bịnh từ miệng mà nạn tai cũng bởi miệng mà ra. Mày thấy có ai nói thẳng mà được yên chăng. Cái người đi tố cáo chuyện bậy thì bị cho nghỉ việc, còn người mang tiếng mang tai thì hoạn lộ lại đi lên.
Tôi mới nói: bởi, mới chết. Mới năm trước năm sau đổi thay cái rột, đang án tích đầy đầu bỗng phây phây trắng án. Tui hỏi tía má thằng ngu như tui có cầm được tay ai biểu họ quẹt bậy quẹt bạ cái chữ ký lằng nhằng hôn, vậy mà đổ thừa tại tui xúi bậy xúi bạ nên mấy ổng, mấy bả mới làm bậy. Chèn ơi, nói vậy đến con trùng dưới đất nghe cũng phải ngọ nguậy phản đối.
Má tôi lại chen vô: biết rồi, nói hoài. Nhưng tao hỏi mày lóc chóc cái miệng mà có ai nghe hôn. Hay chỉ tổ cho họ để ý rồi đặt lòng ghen ghét. Thời buổi này dính líu dây chằng dây nhợ tùm lum, mày đừng bào hoa mà cả nhà chết chùm nghe mạy.
Tôi hết sức bực. Bởi ai cũng sợ nên điều xấu cứ trùm lớp diễn ra hoài. Bây giờ thứ gì cũng nghe mà điếc con ráy. Mới hồi hôm vui anh vui chị với nhau, bữa sau đã đá nhau như gà độ. Má coi cái ông ở bên hai nhà mình đó. Hồi ông ở bên phải còn làm giám đốc, cha nội bên trái làm phó òn ỉ qua lại hà rầm, một điều thưa anh, hai điều thưa anh, bày mưu sắp kế để xí nghiệp vươn lên, cha nào cũng có chút cháo. Vậy mà cha phó đá giò lái cha chánh hồi nào không hay, khi không ông bên phải nhận cái giấy cho về hưu non vì lý do sức khỏe. Cha bên trái nhảy cái rột thay chỗ, chưa bàn giao gì cha phó đã phú lơ cha chánh mà làm bộ khệnh khạng ta đây. Giờ hai chả như mắt trăng mặt trời hổng nhìn mặt.
Tôi nghe bà má thở dài: thì trò đời là vở tuồng cải lương trên sân khấu mà mày, nay mày đóng vai vua, mai mày đóng vai ăn cướp, chúng kêu hổng dạ chúng phang bể đầu. Nhưng mà nè, tao nghe phong phanh cha khu vực hỏi dò về mày dữ lắm đó. Coi chừng bị xách đầu đi cải tạo lao động, đó con.
Tôi ứ cục đàm lên tận cổ. Thằng chả còn bậy gấp mấy lần tui, chị giá nào trong xóm chả cũng quơ tuốt luốt, hắn hằm hè dọa hết mọi người, ai đời làm an ninh mà cò mồi đi buôn nhà đất. Vậy mà mở miệng là nói điều đạo nghĩa, khuyên dạy người phải này phải nọ nghe điếc con ráy luôn. Má nhớ hồi tía đi " học tập " chớ, chả mon men dụ khị má hà rầm. May mà má còn tỉnh táo, chớ hổng chừng giờ tía " mồ côi " mà tui cũng xí lắc léo tận đẩu đâu rồi đó.
Má tôi giận đỏ mặt vì cái điều xàm xỡ của tôi. Bả nạt ngang quầy quậy: tới tao mà mày cũng nói tào lao hổng chừa. Thôi, mày hết thuốc chữa rồi con, sớm muộn gì chắc tao cũng phải đi nuôi mày, chớ những điều xóc óc của mày ai chịu đời cho thấu.
Chẳng qua tôi thương tía tui, thương luôn má tui mà đâm ra hận lung tung tí mẹt hết thảy. Tía tui đi cải tạo dìa, khoe tay cán bộ nào đó nói ổng nghe hết sức phấn khởi. Ổng hí hửng vì chả nói mấy anh phải tự hào vì dù gì cũng là người Việt Nam. Ra đường khơi khơi ai biết anh là tà hay chánh, là ngụy hay chính chuyên. Chưa chừng đi tới đâu bạn bè năm châu còn hoan hô tưởng anh là dũng sĩ diệt Mỹ cũng nên.
Hồi đó ông già tui " hồ hỡi phấn khởi " dữ lắm, ngày ngày chăm chỉ lao động. Vậy mà ổng vác đơn lên phường xin chứng để đi làm thì luôn đều thấy ghi " thành phần không đáng được xét giúp đỡ " chỉ vì cái tội có " văn bằng " cải tạo. Đi dăm lần bảy lượt, xin làm gì cũng hổng được, ông già tui xin xách cái máy chữ ra đầu đường gõ lóc cóc ba mớ đơn từ kiếm cái ăn, dè đâu chính thằng cha khu vực đổ hô ba tui còn cất giữ tàn dư đế quốc tịch thu tuốt cái máy.
Ông già tui giận hỏi mấy ổng: xin gì cũng hổng cho thì lấy gì nuôi thân. Cha nào cũng nói: đi kinh tế mới, chánh phủ lo cho đủ thứ, chợ búa, trường học, trạm xá, giếng nước, nhà cửa sẵn đủ, nhà nước lo hết trơn, sướng tổ chảng còn gì.
Tía tui coi mòi cũng tính đi cho rồi. May đâu có ông cậu theo kháng chiến từ Bắc kịp vô thăm, anh chị em tỉ tê to nhỏ. Hết lời ngoài đời, đến lời giữa đồng chí với nhau, đợi canh khuya lơ khuya lắc, ông cậu mới nhỏ to với má tui một câu gọi là lời nói trong gia đình: nhớ cố bám lấy thành phố, đừng đi đâu hết. Về nơi hẻo lánh là coi chấm hết cuộc đời. Chỉ lơ lửng con cá vàng vậy thôi mà tía má tui mừng húm.
Lại thêm, cái chị tổ trưởng xăng xái dành đi kinh tế mới đợt đầu để lên trển làm cán bộ cho bà con, nhơn chuyến về thăm lại xóm, nhìn bả xấc bất xang bang, gầy nhom thấy tội. Má tui hỏi: bộ lên đó công tác quần chúng dữ lắm sao mà hồi này coi chị xác xơ quá vậy. Chị tổ tưởng hồi xưa thở dài: quần chúng, áo chúng gì đâu, lo làm ngất ngư mới tạm lo xong cái chỗ ở nên rầu muốn chết. Rồi hai bà nhỏ to với nhau: chị lì chưa đi là hay, chèn ơi mấy ổng nói gọn ơ mà hổng có gì ráo. Bữa đầu lên nhìn đất đai mà ớn ợn, có nhà cửa, trường chợ gì đâu. Mình phải tự phát ba mớ bụi rậm để dọn cái nền nhà. Vợ chồng tui tưởng bỏ nhau rồi đó chớ.
Sau này tía tui còn nhiều lần được " mời " đi họp. Mỗi lần như vậy, thấy tía tui thiếu điều muốn đổ mồ hôi hột. Má tui thì hôiư hơn hối tà: ông lo làm ba hột rồi tới sớm đi nghe, đừng tới sau người ta phê bình kiểm thảo. Tía tui " rét " vì sợ những câu hỏi " sao, gia đình anh tính chừng nào đi. Bữa đó, tôi thấy tía tui run còn hơn bị sốt rét thâm căn.
Bề gì gia đình tôi cũng trụ với xã hội ưu việt tới hơn 20 năm chớ bộ. Tủi nhục liên miên mà cay đắng cũng nhiều. Cái bịnh tào lao của tôi xuất phát cũng từ những ngày hẩm hiu đó. Giờ nằm ngủ còn giựt mình lia lịa. Thỉnh thoảng chợt nhớ về quá khứ ngày nào, tưởng như mình nằm mơ chớ làm gì có chiện như vậy. Song rõ ràng tôi ngắc lỗ tai thấy nhói chớ chơi, vậy thì thực hay mơ đây hở trời?
Sang tới bên này, tôi cũng giật mình từng hồi. Tôi nghĩ chuyện tào lao mà sao rảnh rành y như thiệt. Rồi nghe lao xao chỗ này chỗ kia líu lo xà cảng chuyện thiên hạ pháo kích lẫn nhau, tôi nghĩ rồi chuyện tào lao đang lây tới đây nữa. Người chưa sống đối mặt hổng nói làm gì, đằng này ông nào bà nào cũng rên đã từng là nạn nhân này nọ mà rỉ rên nghe dị hợm tùm lum.
Tôi chỉ cầu xin ông bà nào gan thử dọn dẹp quách cơ nghiệp về " bển " chơi một lần cho biêt. Hồi này người ta đang miễn chiếu khán mời về, thì hội nhập đông cho vui. Chẳng gì bằng chạm mặt với thực tế để biết đá biết vàng.
Có khi tại thằng tôi mặc cảm nên nói bậy lung tung. Xin quí vị cứ ung dung dìa mần ăn, biết đâu giờ đã đổi mới, chiện đời khác đi hết trọi. Tôi nói thiệt đó, gần Tết tới nơi rồi, quí dị có đặt mua vé máy bay, nhanh chưn kẻo hết.
Chúc quí dị thượng lộ bình an
Chuyện Tào Lao Chuyện Tào Lao - Sưu Tầm