Love is the only way to grasp another human being in the innermost core of his personality.

Viktor E. Frankl

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 902 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ới ra trường, nhiều bạn sinh viên chỉ mong tìm được một công việc ổn định, có thu nhập vừa tầm để thoát khỏi cảnh ăn bám gia đình. Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn dù có cơ hội rất tốt vẫn thích “nhảy việc”, liên tục tìm chỗ mới để kiếm tìm thu nhập tốt hơn.
Cường, vừa học xong ngành Ngữ Văn trường ĐH KHXH&NV TPHCM, ra trường trúng tuyển ngay vào làm ở một tờ tạp chí. Công việc cũng khá phù hợp: viết bài và kiếm hợp đồng quảng cáo. Làm một thời gian Cường đã chán nản vì hợp đồng quảng cáo đâu dễ kiếm, bài viết thì lúc được đăng, lúc không. Thế là Cường quyết định xin nghỉ để tìm đến một công ty khác.
Hằng, cũng tốt nghiệp trường trên, ngành Hán Nôm. Sau khi tìm được công việc khá ổn định ở một tờ báo điện tử, được mọi người đánh giá là có năng lực, đồng nghiệp tận tình, môi trường thuận lợi. Nhưng chỉ được một thời gian, nhận được lời mời hấp dẫn từ nhiều nơi khác, Hằng không ngại ngần khăn gói ra đi.
Không khác các bạn trẻ năng động khác, Thủy, sinh viên vừa tốt nghiệp ngành kế toán Khoa Kinh tế ĐHQG TPHCM, làm kế toán cho một công ty xuất nhập khẩu khá tiếng tăm, lương tháng 2,5 triệu đồng. Sau 8 tháng cặm cụi học hỏi, Thủy đã xin nghỉ để tìm nơi mới với lý do: “Làm gần năm mà chả thấy được tăng lương, nản quá. Muốn tìm tới công ty mới có điều kiện tốt hơn, mình có năng lực mà”.
Những trường hợp như Cường, Hằng, Thủy không quá hiếm trong giới tìm việc hiện nay. Dù mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, gặp cơ hội việc làm tốt, môi trường thuận lợi nhưng họ sẵn sàng bỏ đi tìm cơ hội khác, vì những lý do không mấy thuyết phục.
Thói quen và sở thích “nhảy việc” khiến nhiều người sử dụng lao động mất lòng tin vào các bạn trẻ. Theo anh Trần Quốc Cường, Giám đốc kinh doanh công ty ADC: “Hiện tượng những sinh viên mới ra trường “nhảy việc” qua các công ty khác không phải là chuyện hiếm hiện nay nữa. Họ làm như vậy rất dễ làm mất lòng tin cho các công ty cũng như những nhà tuyển dụng trong việc tuyển các sinh viên khác mới ra trường sau này”.
Còn theo anh Lê Bá Hải Siêu, tập đoàn truyền thông DreamViet, thì: “Đây là chuyện được các công ty đưa ra bàn cũng lâu rồi. Nhiều công ty tỏ ra bức xúc khi nhận sinh viên mới ra trường, bỏ công đào tạo, chưa cống hiến được gì thì họ đã bỏ đi. Nhưng mặt khác cũng do cơ chế tuyển dụng nữa, chuyện hợp đồng lao động nhiều doanh nghiệp nhỏ không coi trọng lắm đặc biệt là chuyện ràng buộc về trách nhiệm của nhân viên”.
Theo Dân Trí
Chuyện “nhảy việc” của sinh viên mới ra trường Chuyện “nhảy việc” của sinh viên mới ra trường - Cẩm Nang Nghề Nghiệp