Bi kịch trong cuộc đời không phải là ở chỗ không đạt được mục tiêu, mà là ở chỗ không có mục tiêu để vươn tới.

Benjamin Mays

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 48
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1126 / 11
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7 -
ôi vì chuyện yêu đương mà thi hỏng tốt nghiệp năm lớp chín, hai năm nằm nhà nếu không viết thơ làm văn thì tôi quả thật rất vô dụng. Nhờ viết văn mà tôi mới tìm thấy lẽ sống của đời người. Tôi thường bảo với hai đấng sinh thành của mình rằng:
-Nếu con không viết văn, không sáng tác thơ thì con sẽ không tồn tại
Câu nói ấy tôi đã phát biểu cái tôi của chính mình, cha mẹ tôi cứ lắc đầu trước cái tính gàn dở của tôi, dù không ai hiểu tôi, ủng hộ chí hướng tôi, nhưng tôi biết sẽ có một người sẵn sàng dìu tôi đi tới thiên đàng của ước mơ, người đó lại chính là bản thân tôi. Thượng đế có thể tạo ra những chiếc cầu, nhưng không thể dắt họ qua những chiếc cầu ấy! nên tốt hơn hết là mình tự bước đi bằng chính sức của mình
Dòng hồi ức khép laị, vụ án trộm tiền rồi cũng chìm dần, kẻ trộm thật sự tới giờ vẫn chưa lộ chân tướng. Công việc mỗi ngày tôi phải làm là nấu một bữa cơm trưa sao cho ngon, thời gian rãnh thì nghiền ngẫm một cuốn tiểu thuyết naò đó của Quỳnh Dao, khi tâm hồn ngập tràn cảm xúc thì bày giấy viết, và viết thật nhiều, niềm vui vỏn vẹn được nghe một đĩa nhạc sến, thật buồn, thật trữ tình.
Có nhiều bạn bè hoỉ: Tại sao tôi lại chọn bút danh Trường Phi Bảo? bút danh giống tên của kiếm khách thời cổ, nghe hay hay...Tôi nghĩ việc đặt bút danh cho một người sáng tác thật ra cũng rất quan trọng, đòi hỏi phải có ý nghiã, phải có hoa từ, mỹ nghệ, sao cho xứng với tài năng của mình, sao cho một khi người ta đọc có thể liên tưởng được con người ấy. Nhưng với tôi thì không, Tôi thấy thơ mình chẳng có gì đặc biệt, vã lại chắc gì thơ mình sẽ được đăng trong vô số các bài thơ hay khác, mà bút danh mang ý nghĩa để làm chi, khi chính bản thân mình đã từ lâu mọi người cho là sống vô nghĩa, học hành không tới nơi tới chốn, khờ khạo đến đáng thương, lại mắc chứng bệnh hoang tưởng...tôi trong con mắt của gia đình trừ ba mẹ tôi ra, tôi cơ hồ chỉ như hạt cát nhỏ nhoi, là con vịt xấu xí.
Tôi lấy bút danh Trường Phi Bảo chẳng qua vì tôi ngưỡng mộ hai giọng ca trong nước và ngooài nước. Ca sĩ Đan Trường và Phi Nhung, một giọng ca ngọt ngào sâu lắng về quê hương, một giọng ca trữ tình lãng tử rất trẻ trung, hai giọng ca đã một thời tôi mê qua những bài hát Hôn Môi Xa, Emai tình yêu, Ảo Mộng tình yêu...Bông Điên Điển, Tình ngăn đôi bờ, Hoàng hôn màu tím...ngoài nghe hai giọng ca này ra thì tôi chẳng nghe giọng ca nào nữa, chính vì vậy tôi lấy tên hai người ghép laị, chữ Bảo chính là ám chỉ cuộc đời tôi giông Bão và biết bao giờ giông bão mới tan đi.
Trong những lúc lòng tôi trống trãi, thì hình ảnh chiếc áo dài trắng cứ bay vờn trong trí, tôi nhớ bạn bè, nhớ trường lớp, nhớ tuổi hoa niên, nhớ...nhiều nỗi nhớ quay quắt, và cái khát khao được cắp sách bùng lên mãnh liệt. Tôi không học được ở phổ thông, thì học ở bổ túc. Tôi cắt bỏ mái tóc daì, để tóc ngắn, tôi mang cặp kính cận tô điểm cái khuôn mặt bầu bĩnh một nét đáng yêu
Cuộc đời tôi lại bước sang trang khác.
Việc học mới bằng đầu đựơc vài tháng, thì mẹ tôi đùng một cái thất nghiệp, bởi mẹ không chịu nổi sự áp bức, bóc lột của bà chủ nguời Hoa. Mẹ tôi là người có thừa lòng tự trọng, tự ái và luôn là người sẵn sàng từ bỏ một thứ gì đó không hợp với lòng mình. Cha tôi cũng gặp vận xuôi, làm ăn thua lỗ, ông uống ruợu hầu như cả ngày không biết chán.
Kinh tế gia đình tôi lâm vào khủng hoảng trầm trọng, mỗi bữa ăn trở nên sơ sài, một bó rau muống, vài ba trứng vịt luộc giầm nuớc nắm cũng ăn ngon, khi gạo gần hết thì nấu cháo trắng ăn với khô vẹt cũng đắc ý. Hết tiền thì đi mựơn từ các cô chú vài ba chục để tằn tiện chi tiêu, nói chung cuộc sống thì thiếu thốn, phải lo cho ba đứa con ăn học là cả một vấn đề to tát
Năm đó tôi đậu tốt nghiệp lớp chín hệ bổ túc, kỳ thi thầy cô gác cũng nới tay nên nhóm chúng tôi ai cũng đậu hết. Nhóm chúng tôi gồm chín người, tuổi tác không ai bằng ai. Người lớn tuổi nhất nhóm là cô Mai, cô hiện công tác ở bệnh viện chấn thương chỉnh hình ngoài quận Nhất, cô độ khoảng ba mươi mấy tuổi, có chồng và hai đứa con gái, kế tiếp là anh Vũ, anh ấy từ Vũng Tàu lặn lội lên đất Sài Gòn mưu sinh, tôi quý anh lắm, mà anh cũng quý tôi nữa, anh hai mươi chín tuổi, ngoài ra thì con có Trinh, Tuấn lớn hơn tôi hai tuổi, Hàn My có lẽ nhỏ tuổi nhất nhóm, nhưng là cô bé linh động và sống hết mình với bạn bè. Nhóm chúng tôi hoà đồng, thân thiết như gia đình, thường tụ họp những ngày nghĩ đi chơi, hoặc sang nhà cô Mai bày biện đi chợ rồi về nấu ăn.
Ai cũng có công ăn việc làm ổn định cả, Hàn My cũng thế, chỉ có tôi còn nằm trong giai cấp chìa tay, nên nhiều lúc đi chơi thấy ai cũng bỏ tiền ra khao mình, tôi thấy mặc cảm lắm, nhưng mọi người hiểu tôi, chẳng ai làm tôi buồn hết
Chúng tôi đậu tốt nghiệp một phần cũng do nỗ lực, còn một phần phải nói là may mắn. Thi đậu rồi thì đi ăn mừng thế là chúng tôi chọn nơi tổ chức vẫn là nhà cô Mai. Hôm ấy Hàn My không tới dự, nhỏ vội vã về nhà báo tin với cha mẹ, thành thử chỉ có tám người. Đang nhập tiệc vui vẽ đột nhiên anh Vũ hỏi:
-Sao không thấy anh Thanh vậy? tôi có mời anh ấy mà, anh ấy gật đầu, sao giờ lại không thấy?
-Chắc ngưòi ta bận về với vợ con hơi đâu mà đi chơi với lũ trẻ ranh, con nít không ra con nít, người lớn không ra người lớn như chúng mày - cô Mai đáp lời anh bằng giọng pha trò, cả bọn cười sặc sụa
Thật ra thì anh Thanh là ngưòi đã có gia đình, có điều chưa có con, vợ anh ấy là giáo viên mầm non, anh làm việc ở Bưu điện, anh tới với việc học do cơ quan yêu cầu, anh thi hỏng năm ngoái, năm nay anh chỉ vào ôn, để thi laị, trong lớp tôi có lúc để mắt tới anh, bởi anh có khuôn mặt như tài tử, mỗi lúc anh cười thì phải nói là tôi đứng tim, vì nụ cười anh sáng ngời, răng anh trắng như ngà và rất đều đặn, anh lúc ấy cũng chẳng có chú ý tới tôi đâu, nhưng về sau thì anh là một định mệnh đầu tiên đến với cuộc đời tôi
Nhắc tới hai chữ Định-Mệnh lòng tôi đau quặn thắt, nhưng mà tôi không hề muốn chối bỏ định mệnh, tôi xem định mệnh như một cái gì đó rất tự nhiên, có điều định mệnh đến với tôi bao giờ cũng ngắn ngũi
Tôi học lớp mười, vẫn ngôi trường bổ túc, vẫn thầy cô lớp cũ dạy, và vẫn khối bạn bè chênh lệch tuổi tác ngồi chung với nhau, vẫn nụ cười rạng rỡ, tôi vẫn nhận được nhiều sự chăm sóc của mấy anh chị trong nhóm. Đó là điểm hoàn toàn khác biệt với trường phổ thông, học xong một lớp là tan đàn xẻ nghé, mà tụi bạn ít khi nào quan tâm, bảo ban nhau cùng tiến như thầy cô và mấy anh chị ở đây, tận tụy và nhiệt tình
Nhóm chúng tôi giờ có thêm người gia nhập từ chín người thì giờ thành mười một, đó là Châu, Hà, và...anh Thanh.
Anh Thanh và tôi quen nhau cũng do việc mượn bài vỡ lẩn nhau, tôi hôm ấy lại quên chép bài học lý, cô Mai cũng không có chép nốt vì hôm trước cô đi trực ban, nên tôi đành mượn của anh Thanh. Anh Thanh biết tôi khá môn văn nên hỏi tôi về phần bài tập, tôi nhiệt tình giảng giải. Chúng tôi quen nhau trên phương diện học tập, anh Thanh ngồi ở bàn sau lưng tôi, không hiểu vì lý do gì mà hôm sau anh chuyển chỗ ngồi cạnh tôi, anh bảo: ngồi gần dễ trao đổi sẽ tiếp thu bài tốt hơn, học thày không tày học bạn mà.
Tôi thấy lòng vui vui, và kể từ hôm ấy cho tới những ngày sau anh Thanh và tôi càng lúc càng khắn khít, những môn tính toán tôi luôn nhờ anh giúp đỡ, giảng hộ, hay tìm kiếm một phương trình phức tạp, còn ngược lại tôi giúp anh yêu thích môn văn học, tôi thường cho anh xem mấy quyển thơ chép tay của tôi, hay đọc một bài thơ tôi thích cho anh nghe. Anh Thanh bắt đầu thích thú sự lãng mạn, cái dạt dào của đôi lứa yêu nhau, có những lúc buồn buồn tôi thường hay trêu anh:
-Anh đã qua thời đó rồi, còn lưu luyến nửa sao?
Anh trả lời rất tự nhiên:
-Anh không lưu luyến, anh chỉ hoài niệm.
Tôi bất giác nhìn thấy được cái vẻ đàn ông của anh đang suy tư về thời tuổi trẻ của mình. Tôi hỏi trong khi chuông đỗ tiết bắt đầu:
-Anh đang suy nghĩ gì thế?
-Không có gì, chỉ là thấy em sến như con hến
-Trời- tôi phì cười- em sến vậy còn ai chịu ngồi yên lặng nghe em đọc thơ vậy ta
-Anh nghĩ chỉ có anh thôi, vì chẳng còn ai có thể chìu ý em
-Tại sao?
-Tại trên thực tế thơ văn vốn tẻ nhạt, người ta chạy đua theo cuộc sống, thời gian là tiền bạc, chứ đâu có ngồi hàng giờ trước một tờ giấy nặn từng chữ, hay nghe ngâm một đoạn thơ mà xúc động đến rơi lệ
Nghe anh nói làm tôi thoáng buồn, nhưng vẫn cố tìm lời để nói:
-Nhưng em tin vẫn có người ngoại lệ
-Dĩ nhiên, nhưng rất hiếm, cô nhóc của tôi à!
Tôi ngẩn người bởi cách xưng hô của anh, và bất thần đỏ mạnh, nhịp tim cũng rớt mất vài nhịp, cô dạy hóa bước vào, tôi mới lắc đầu xua đuổi mọi thứ vẫn vơ mà chăm chú vào bài giảng Sự tuần hoàn của chuổi biến hóa, thiệt chán phèo!
Anh Thanh đi học thất thường lắm, vì có khi anh làm thêm giờ ở cơ quan, những buổi anh nghĩ học tôi luôn cố chép đầy đủ bài để cho hôm sau anh còn có bài mà chép lại, anh Thanh cũng hay đi trễ nữa, và tôi cũng thế, anh Thanh tới lớp trễ vì công việc, vì gia đình, còn tôi tới muộn vì sợ khảo bài, nhất là những giờ toàn, thời gian dài đẳng đẳng, dài lê thê, tôi sợ thầy gọi lên bảng sửa bài, những lúc ấy tôi đứng như trời tròng, mấy phương trình nó nhìn tôi cười nhạo báng, mấy cái luỹ thừa, số căn biết tôi, mà tôi thì hoàn toàn xa lạ với chúng, thiệt xấu hổ, nhưng lần nào anh Thanh và mọi người cũng động viên tôi cố gắng, nhất là lớp trưởng, sau tới lớp phó, mà những giờ chúng tôi đi trễ thì phải có một người tới trước dành chỗ cho người chưa tới, bởi chỗ ngồi của học sinh bổ Túc như tụi tôi không thống nhất, thích chỗ nào thì ngồi chỗ đó, có khi phải ngồi ở bàn chót, không may thì ngồi bàn đầu, gặp ánh mắt của thầy cô là lòng tôi tê cứng.
Thế rồi, tôi trở lại với cái nụ cười hồn nhiên, tôi mạnh mẽ dấy vào trong lớp tôi một phong trào yêu thơ, yêu văn nghệ, Châu, Hà và cả Hàn My cứ mượn thơ tôi đọc mãi, Châu, Hà chỉ biết khen, còn Hàn My thì luôn góp ý và nàng hay giúp tôi sữa khiếm khuyết của bài sao cho thơ trọn vẹn. Trong lớp tôi và nhỏ là đôi bạn tranh đấu kịch liệt ở môn văn, Bởi nhỏ cũng rất giỏi văn mà, toán và các môn khác Hàn My cũng học rất xuất sắc, cả anh Vũ lớp trưởng cũng phải chào thua
Chuyện Đời Tôi Chuyện Đời Tôi - Trường Phi Bảo