Love is the hardest habit to break, and the most difficult to satisfy.

Drew Marrymore

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 48
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1126 / 11
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6 -
hững ngày nối tiếp theo đời sống, tôi có nhiều biến động, những tuần lễ dài tôi sống trong niềm đau, tôi không còn cái tâm trạng ngồi hàng giờ sáng tác văn, tôi không còn vẽ vời và ca hát tiêu khiển, mà thời gian cho tôi chỉ là nhửng khoảnh khắc mặt ủ mày dột, bà cô và ông dượng cứ như là hai ngôi sao quả tạ chiếu vào sự vô tư của tôi. Tôi không còn vô tư nữa, tôi đã ý thức được đâu là thật thà, đâu là dối trá, cái gọi là tình nghĩa một nhà hoàn toàn sáo rỗng
Họ cứ cách hai ngày là lại tới tìm tôi, không mắng nhiếc thậm tệ, thì lục lạo đồ đạc, họ bới xốc hết mọi cái tủ của gia đình tôi, họ hết hỏi bà tôi về một ngày của tôi làm gì? thì lại hỏi cô tôi, tôi có mua sắm gì đắt tiền không? tôi có gì khác thường không? tôi có ra ngoaì mà về muộn không? họ tự hỏi và họ tự kết án bằng một câu cay cú, bà cô bảo với ông dượng:
-Chắc tiền bạc nó đem mua vàng, nữ trang rồi gởi nhà bạn hết mình ơi!
Ông dượng gật đầu đồng tình. Hai vợ chồng ngoaì trung niên kẻ hò người xướng, mẹ và anh em tôi chỉ biết câm nín, ba thì mấy ngày này lại đi làm xa thành thử chỉ có tôi chịu trận, bà và mấy dì có nói lời bênh vực thì đều bị cô móc miếng cho là tôi đã chia phần nên mới khư khư bảo vệ một đứa ăn cắp
Rồi cũng đến lúc tôi không còn chịu đựng được nữa, cơn giận trong tôi bùng nổ, như ngọn núi lửa phun phùn phụt, tôi đã quên mất cái đạo nghĩa kính nễ bề trên, tôi đã quên đi cái phép tắc của phận làm con chaú, tôi đối diện họ, trong đôi mắt của tôi hôm đó họ chẳng khác gì loaì ma quaí ăn thịt người, và tôi để tự cứu lấy mình tôi phải tự chống trả, tôi biết mình cứ nhún nhường mãi sớm muộn gì mình cũng tức mà chết, nên tôi đã ngạo nghễ ngẩn cao đầu, tôi không còn biết sợ là gì, tôi chỉ vào họ, tôi nói như tát nước:
-Tôi không có ăn cắp, kẻ ăn cắp không phải là tôi, mà chính là ông ta, ông ta đã lợi dụng sự thật thà của tôi mà dựng lên vở kịch hoàn hão, sao cô không chịu hiểu cho tôi cơ chứ, cô cố tình bức tôi, dồn ép tôi, cô...cô là người hồ đồ
Bà ta cũng không vừa, cũng hét như tát nước vào mặt tôi:
-Cái con ranh này lấy trộm tiền tao mà còn làm dữ nữa à? Mày tưởng tao tin những lời biện minh của mày à, chính chồng tao đã thấy mày lấy tiền nhét vào tuí, như vậy còn giả được sao, đồ con gái hư hỏng, vô học, mất daỵ, dù gì tao cũng là cô mày chứ..
-Nếu bà là cô tôi thì không bao giờ đi bênh người ngoaì, bà cũng không tốt lành gì đâu mà có quyền vu khống tôi
Nghe tôi trả treo cô tôi tức sôi maú, nhưng cô tôi biết là mình đang vào thế bị yếu, cô tôi sợ làm dữ nữa thì thế nào tôi cũng huỵch tẹt hết cái quá khứ của cổ thì không hay, cô tôi chợt òa khóc, rồi quay sang cầu cạnh nội:
-Mẹ, mẹ xem nó kià, nó hung dữ với con kià, đúng là nó không có ai dạy dỗ mà..
Bà nội tôi hơi mệt, bà khó chịu trong người, nhưng cũng gắng giữ được cái nét mặt nghiêm, bà lớn giọng:
-Mẹ mệt lắm rồi con à, chuyện của chúng con thì tự mà lo giải quyết, quay sang tôi nội lườm -còn Bình, con khôn thì con nhờ, mà dại thì con chiụ
Nội quaỳ quả bỏ đi vào buồng, và mọi chuyện cứ tiếp diễn từng ngày, nhà tôi lúc nào cũng như cái chợ bát nhaó, đến độ mẹ tôi thấy sự việc càng lúc càng phức tạp, mẹ không chịu nổi áp lực, nên một ngày nọ mẹ đã kéo tôi vào lòng, nói lên sự toan tính của mình
-Bình, cứ tiếp tục day dưa thế này không hay ho gì cả con à, mẹ nghĩ hay là để mẹ mượn tiền trả phức cho bà ta
Tôi bất ngờ, dĩ nhiên tôi không chiụ, tôi không đồng ý, tôi vội vã noí, vội vã can gián, vội vã chứng minh sự suy nghĩ của mẹ là sai lầm:
-Không, mẹ làm thế chẳng khác nào lạy ông tôi ở bụi này, lòng tự trọng của con và danh dự của mẹ...làm sao con có thể ngẩn cao đầu nhìn đời, mẹ làm như vậy con càng khổ tâm, mà bà ta còn cho rằng con đã ăn cắp, mẹ làm vậy vô tình cho ông ta một mẻ lợi lớn, hạng người như ông ta không hề biết ray rứt lương tâm đâu mà ông ta còn được thể cười vào mặt mẹ con mình ngu xuẩn
-Nhưng mà mẹ không muốn con bị họ dày vò, làm phiền mãi
-Con hiểu mẹ muốn tốt cho con, mẹ thương con, nhưng mẹ sẽ thật sự vĩ dại hơn ở lòng con là người mẹ luôn tin con, luôn đứng về phía con
Mẹ tôi gật gù, tôi biết người vẫn nhiều rối rắm, nhưng tôi thà chết vinh còn hơn sống nhục, tôi tin cây kim trong bọc lâu ngày rồi cũng lòi ra, sự thật rồi sáng toả, trời cao có mắt, tất cả nên tuân theo tự nhiên
Rồi mọi chuyện cũng dần lắng xuống, bởi cô tôi chẳng tìm được một tí gì thay đổi ở tôi, ông dượng tôi càng lúc càng nhập vai tốt hơn, ông ta luôn chứng tỏ mình là người chồng gương mẫu, và quan trọng là ông ta thành công trong việc chiếm trọn niềm tin của cô tôi, riêng về tôi ngày một càng sầu muộn, tôi ít cười, thỉnh thoảng hay thở daì. Tôi bắt đầu học nữ công gia chánh, thời gian nhàn rỗi thì chăm sóc em, dọn dẹp nhà cửa...khi còn một mình tôi hay ngồi bên khung cửa sổ, mà những lúc chỉ có một mình thì con người ta luôn tìm về dĩ vãng, tôi trở về thời thơ ấu, thời mẹ tôi còn là con gaí, rồi tới lúc lấy chồng, sinh ra ba anh em chúng tôi, chịu trăm đắng ngàn cay, khổ aỉ, tất cả như khúc phim chiếu chậm.
Qua lời kể của mẹ tôi thì mẹ tôi là trưởng nữ trong gia đình, bà ngoaị và ông ngoaị thôi nhau với lý do sống không hạnh phúc, ít lâu sau bà ngoaị tái giá với một người giàu có, người chồng sau có máu cờ bạc nên sự sản dần tiêu hao, sống với ông ngoaị mới, bà ngoaị hạ sinh thêm ba nam, và một nữ, tuy cùng mẹ khác cha, nhưng không hiểu sao mấy chị em của mẹ thương yêu nhau và hòa thuận với nhau lắm. Năm mẹ mười một tuổi thì bà ngoaị qua đời, mẹ nghĩ học ở nhà chăm sóc em, gánh nặng gia đình đều trút lên vai mẹ. Năm mẹ mười bốn tuổi thì cha của mẹ rước mẹ về sống bên chú thím, anh chị em từ đó ly tán, nhưng vẫn giữ liên lạc với nhau cho đến tận bây giờ.
Tuổi thơ mẹ thuở nhỏ đến lúc là thiếu nữ thì trãi qua không biết bao nhiêu thăng trầm biến cố, mẹ từng đi làm mướn, từng ăn nhờ ở đậu, từng giữ em cho người ta, rồi đủ tuổi đi làm thì xin vào làm công nhân may ở xí nghiệp may Hòa Bình, sống nhờ nhà cô bạn và nhận mẹ của bạn làm mẹ của mình. Cuộc đời mẹ đã thiếu thốn tình thương ruột thịt, nên mẹ luôn trân trọng tình thương của bạn bè. Mẹ tôi đẹp lắm, nét đẹp giản đơn, những nét đẹp giản đơn thì thường không đơn giản, bởi mẹ tôi có quá nhiều người theo đuổi, nhưng định mệnh khiến xuôi mẹ gặp ba để rồi trở thành số phận
Ba tôi ngày đó hiền lành, tuy có hơi xí trai nhưng xem ra là người tử tế, ba tôi là bạn của gia đình cô bạn mà mẹ tôi ở đậu ăn nhờ, đang lúc tình cảm chín mùi thì đột nhiên ông Ngoaị tôi đi Pháp với người vợ kế, ông muốn đem cả mẹ tôi đi theo, và ba tôi đã kiên quyết dành lấy mẹ, đã thề thốt hứa hẹn sẽ bảo toàn tốt cuộc sống cho mẹ, thế là mẹ quyết định ở lại quê nhà, ông ngoaị tôi biết không còn cách nào khác, đành yêu cầu ba tôi phải làm đám cưới với mẹ ngay trước ngày ông xuất cảnh
Thế là mẹ tôi lên xe hoa (nói xe hoa cho sang, chứ thật ra chiếc xe hoa ba dành đón mẹ là chiếc xe lam) gia đình nội bảo đi xem tuổi tuổi ba mẹ không hạp, thầy bảo rước dâu bằng xe lam, ông ngoaị tôi nhìn mẹ đi về nhà chồng mà không khỏi xót xa, trước ngày ông đi, ông cầm tay mẹ gởi gắm ông bà nội với nghĩa cử chân tình
Mẹ tôi về làm dâu, mẹ tôi bỏ việc làm công nhân may, mà ngoan ngoãn ở nhà làm nội trợ, gia đình nội trên duới tới hai mươi mấy nhân khẩu, nên mỗi bữa cơm mẹ tôi đều phải rữa rất nhiều chén bát, mỗi ngày giặt rất nhiều chậu áo quần, các cô chú tôi hồi ấy đều là sinh viên, học sinh, ham chơi, nhát công việc nhà, nên mọi việc lớn nhỏ đều đùng đẩy hết cho mẹ tôi, ba tôi dẫu có hay cũng phớt lờ, bởi người cho đó là bổn phận đạo làm dâu
Rồi anh em tôi chào đời, anh tôi lớn hơn tôi hai tuổi, vì là con trai đầu lòng nên được cả nhà tâng tiu lắm,ngày ấy gia đình nội còn khá giả, nên anh tôi được chiều chuộng, từ quần áo tới đồ chơi đều đầy đủ, vả lại ông ngoaị bên Pháp cũng hay gởi tiền về nên cũng ấm no, sung túc.
Mùa thu, ngày 27 tháng 8 năm 1984, tôi cất tiếng khóc chào đời, mẹ cha ai cũng mừng vì tôi là con gaí, thế là tiên đồng, ngọc nữ đều đầy đủ, trong nhà đầy tiếng cười, tiếng khóc trẻ thơ. Nhưng sự chào đời của tôi đã làm thay đổi bộ mặt gia đình, ông nội làm ăn lụng baị, cha tôi thì vướng vào rượu chè, còn các chú, các dì mỗi người một hướng. Tôi giống như khắc tinh của dòng họ, và cách cư xử của dòng họ dành cho một khắc tinh là phải đem tôi đi thật xa, thế là một cuộc xung đột giữa mẹ và gia đình chồng tranh chấp, mẹ tôi vì thương tôi mà không đồng ý đem tôi đi gởi cho bà con, nhưng đó lệnh của ông nội, ông cho rằng nếu tôi biến mất thì phong thủy nhà cửa lại như xưa. Ba tôi cũng lâm vào tình thế khó sự, bên tình bên hiếu biết làm sao cho vẹn toàn. Giữa cảnh rối ren đó mẹ tôi đã can đảm đứng lên, mẹ thu dọn hành lý và quyết mang tôi về sống với bà ngoaị nuôi ở Phạm Thế Hiển
Lúc mẹ tôi bồng tôi rời nhà chồng, có hai người con trai đau khổ, một là ba, hai là anh, ba tôi im lặng, còn anh tôi thì khóc cứ gọi mẹ tôi maĩ, trách mẹ sao không thương con, bỏ con, anh tôi trông thật đáng thương, mẹ tôi hết lời dỗ dành, mẹ bảo sẽ về thăm anh, sẽ nhớ anh nhiều lắm, vì hoàn cảnh chứ mẹ tôi nào muốn, chọn ai bỏ ai. Nhưng trong đôi mắt và sự suy nghĩ của trẻ con, đứa trẻ lên năm cái suy nghĩ bao giờ cũng non nớt chưa thành hình, nhưng anh tôi đã biết căm ghét tôi lại là sự thật. Đó cũng là lý do chính đáng mà anh em chúng tôi tới giờ vẫn không hạp nhau.
Cuộc hành trình của mẹ con tôi đầy gian nan, và vất vả, chịu nhiều thiệt thoì, sống trong nghèo túng và thiếu thốn. Ba tôi vẫn thường xuyên ghé thăm, rồi ngủ lại nhà bà ngoaị, mẹ tôi vẫn hay lẻn về nhà bà nội, tằn tiện tiền bạc mẹ dành dụm mua quà bánh cho anh.
Thời gian trôi qua, tôi lên baỷ, độ tuổi tới trường, tôi không giống như những đứa trẻ khác mỗi lần nghe đến trường là sợ, trái lại tôi tới trường bằng cả niềm hạnh phúc. Chính giửa cái ngày tôi bước chân vào ngưỡng cửa tiểu học thì mẹ tôi nhận được bức thư của ông nội, từ tay ba tôi, trong thư ông viết là đã hối hận và ăn năn, ông muốn được nhìn thấy cháu gaí, và mong mẹ hãy bỏ qua tất cả, cho gia đình, chồng con còn sum họp, đoàn tụ.
Mẹ tôi vẫn còn giận ông nội, nhưng nghĩ còn có anh tôi, còn ba tôi nên nén thương tổn, uất nghẹn mà quay trở về.
Lần đầu tiên tôi bước về một ngôi nhà lớn, có lầu cao, có cửa rộng, khác hẳn với nhà bà ngoaị nuôi vách lá nghèo nàn, nền tráng xi măng, vật dụng toàn gỗ tre, ở đây thì nền lót gạch bông, vật dụng bằng nhôm, đồ dùng bằng sành, sứ, kiểu cọ đủ cả, nhưng sao tôi chẳng cảm nhận được sự thân thương ấm áp, mà trong lòng lúc nào cũng quay quắt nhớ về căn nhà vách lá cột xiêu, nhớ ngoaị, nhớ các buổi cơm dung dị không thịt cá, chỉ tương chao, nhớ đến phát khóc, những ngày đầu tôi cứ khóc vì nhớ, cứ đòi quay về với ngoaị, mặc mọi người dỗ ngọt, dụ dỗ cũng không làm dịu cái nhớ ở lòng tôi
Bản tánh trẻ con là bản tánh mau quên, vô tư, sống lâu thì sẽ quen, nên chỉ vài tháng sinh hoạt, làm quen môi trường mới, gặp bạn bè đồng trang lứa chơi chung, nên tôi không còn đòi về với ngoaị nữa, tôi tập thích nghi với cuộc sống, và cuộc sống cũng vì tôi mà mỉm cười. Tôi vô tư với caí thế giới của trẻ con, đâu hay biết sự vô tư của mình lại là cái gai trong đôi mắt người anh trai
Anh em tôi cứ cãi vã suốt, dù không có chuyện gì anh ấy cũng cố gây chuyện cãi vã, chọc cho tôi khóc thét lên thì anh ấy cười đắc ý, anh ấy nghênh ngang ỷ có ông nội bênh vực nên mỗi khi có dịp thuận tiện là cứ ăn hiếp tôi không thương tiếc, có lần anh ấy làm tôi khóc, bị ba thấy, ba đánh đòn đau anh, anh cắn răng chịu đựng, rồi đợi ba đi vắng anh ấy trút hết con giận lên tôi
Trẻ con thường không thù dai như người lớn, mọi chuyện rồi cũng ổn, anh tôi lên cấp hai là học sinh giỏi nên lo học hơn là chơi, anh chẳng còn thời gian nào mà phá rối tôi nữa, anh càng giỏi thì tôi càng dỡ, đó là sự tương phản trong nhà chúng tôi, anh càng sáng chói bao nhiêu về thành tích bằng khen, thì tôi càng lu mơ vì học kém, vụng về và hay lơ đểnh, anh tôi càng khỏe mạnh như chim tung cánh, càng vươn cao trên bầu trời, thì tôi sức khỏe yếu, hay đau bệnh, lúc nào cũng ra dáng tiểu thư, cũng cần phải được chăm sóc, bảo vệ.
Năm lên tám tôi bị sốt bại liệt hai chân, cha mẹ chạy chữa khỏi bệnh,Năm lên chín, mẹ tôi hạ sanh một tiểu công chúa, thì năm lên mười gần thi tốt nghiệp tiểu học tôi bị sốt xuất huyết, tưởng không qua khỏi thì nhờ trời gia hộ nên tôi lại tiếp tục sống, rồi mỗi khi trời trái gió, nhất là mùa đông tôi hay bệnh phong thấp, thỉnh thoảng bệnh thiếu máu lại xuất hiện dày vò tôi. Mẹ tôi đi mua tử vi cho tôi, thì trong tử vi bảo số tôi đoản mệnh...Rốt cuộc tuổi thơ tôi vui ít buồn nhiều, không êm đềm bằng phẳng, nhưng bù lại tôi có năng khiếu, tôi vẽ rất đẹp, tôi khéo tay có thể tự làm ra đồ chơi cho mình...tới khi hiểu chuyện, biết mơ mộng, yêu đương...tôi mười lăm biết làm thơ tình, muời sáu đam mê tiểu thuyết nên bắt chước người ta viết văn, câu chuyện tôi viết chẳng có độc giả, chẳng lời phê bình, chỉ có tôi một mình tự viết, tự đọc, thành thử tôi thất baị, văn tôi viết chẳng có hồn, đơn giản và ấu trĩ. Nhưng tôi luôn nỗ lực và cố gắng, mong sao đi trọn vẹn con đường mình đã chọn. Thế thôi!
Chuyện Đời Tôi Chuyện Đời Tôi - Trường Phi Bảo