Những lần thất bại chính là hạt giống gieo mầm cho thành công sau này. Bạn có thể buồn nhưng đừng tuyệt vọng.

Khuyết danh

 
 
 
 
 
Tác giả: Ngọc Giao
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Oanh2
Số chương: 7
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1044 / 7
Cập nhật: 2015-10-19 14:40:27 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3
rời ơi, em mang cái của nợ ấy về nhà làm gì thế hả?
Chị Châu tru tréo lên. Tôi vội tươi cười, vỗ vai chị nịnh nọt cho chị khỏi kêu to kẻo mẹ tôi biết.
- Chị không sợ. Nó có phải là hổ hay sư tử đâu mà sợ nó vồ. Em nuôi nó. Nếu khi nào chị có bụng tốt thương yêu loài vật thì chị cho nó một bát sữa dê, chị cứ lấy vào phần của em cũng được.
- Sữa đâu mà cho nó. Rồi lớn lên, nó sẽ cào cấu quần áo, nhảy phá đổ đồ đạc, lại hôi bẩn như khỉ ấy, ai chịu được.
- Thì nó là khỉ mà lại không như khỉ.
Tôi cười. Mẹ tôi trên gác xuống, thấy thế cũng kêu lên:
- Sao chú để cháu nó rước cái của nợ ấy về nhà thế. Nó hãm tài lắm, đem thả lên núi ngay đi!
Chú Hai đã trót mua cho tôi, không nhẽ lại không bênh vực tôi, nên chú nói khéo với mẹ tôi, và buổi tối chú lại nói với cả thầy tôi, thành thử cả nhà không ai phản đối nữa.
Ngay hôm đó, chú cháu tôi hì hục chẻ tre, vót cật làm một cái lồng to khá đẹp. Tôi đặt giữa lồng một cành cây bé cho hai con khỉ leo trèo. Tôi lại lấy lá phủ bên ngoài lồng cho mát và kín đáo. Tôi nhờ lão Bồng khiêng với tôi cái lồng đó lên gác, đặt ngay cạnh giường tôi nằm. Lão Bồng chiều chuộng tôi và cũng sẵn lòng thương yêu giống vật, cứ mỗi ngày ba lần lão đem lên cho hai con khỉ một bát sữa dê đầy. Tôi nhìn chúng uống một cách ngon lành mà vui sướng. Uống xong, chúng lại co tròn lăn quay như quả bóng, đùa nghịch với nhau, kêu chí chóe.
Chú tôi cười bảo:
- Đừng đánh đập chúng nhé! Một khi cháu đã cướp chúng ra khỏi bầu sữa mẹ chúng, ấy là cháu phải giữ bổn phận nuôi nấng chúng. Cái bổn phận ấy không nhỏ đâu.
Lời khuyến khích của chú càng khiến tôi phải nghiêm trang, chứ không đùa như mọi lần nuôi con chim sâu, con bươm bướm, chuồn chuồn, chán thì bóp chết, ngắt cánh, ngắt đầu cũng được. Tôi bận bịu với chúng luôn. Ở nhà, tôi học vội bài; vừa tan trường, tôi chạy vội về nhảy ngay lên gác thăm đôi khỉ. Sáng dậy mở mắt là tôi nghĩ đến việc lấy sữa dê cho chúng. Tiền quà mẹ cho hàng ngày, tôi ra chợ mua chuối bỏ vào đầy lồng. Đôi khỉ được ăn nhí nhắt suốt ngày.
Thấm thoắt chúng đã lớn lên trông thấy, chúng đã biết cào cắn nhau, đã biết ném vỏ chuối ra ngoài kẽ lồng để trêu tôi. Con lớn đuôi dài có vẻ mạnh mẽ, nghịch và ăn nhiều hơn con nhỏ đầu đốm trắng. Con nhỏ, tôi nhận thấy, cứ mỗi ngày một gày đi, lừ khừ, nằm vật vạ.
Chú Hai nghiêm giọng bảo tôi:
- Ta đã nói trước mà! Loài vật phải được tự do ngoài nắng, gió và ánh sáng. Giam cầm, bắt nó tù hãm, ấy là làm cho nó khổ sở. Đó là lẽ tự nhiên của trời đất, ta không nên làm trái.
Thế rồi một buổi sáng, tôi bưng bát sữa lên, mở cửa lồng thì thấy con khỉ bé nằm còng queo. Con khỉ lớn ngồi lặng lẽ nhìn cái xác bạn cùng loài. Thấy tôi, nó ngẩng lên nhìn tôi bằng đôi mắt lờ đờ. Lòng tôi buồn nao nao. Lần đầu tiên trong tuổi chơ dại, tôi được biết rõ cái tình chia ly của sự chết. Tôi gọi chú Hai. Chú ở phòng bên cạnh, bước sang. Tôi sợ, không dám mó vào xác con vật, phải nhờ chú. Chú mang xác nó ra bãi cỏ ngoài bờ rào nhà tôi chôn cất tử tế.
Từ đó, con khỉ lớn sống cô độc, nhưng rồi cũng không sao, nó lại leo trèo nhảy nhót, ăn uống như thường. Nó thò tay ra ngoài nan lồng vẫy tôi, cướp quả chuối hay hột ngô rang ở bàn tay tôi, rồi nhe răng ra kêu khẹc khẹc. Con vật đùa như một đứa trẻ. Có hại gì cho ai đâu!
- Đấy mẹ xem, có chuyện gì là hãm tài, mà mẹ cứ mắng con.
Mẹ tôi cười không đáp.
- Đấy chị Châu xem, mẹ mãi chẳng đẻ em bé cho vui nhà nên em phải chơi đùa với nó vậy. Nó có cào cấu chị đâu, có làm đổ vỡ gì đâu!
Chị Châu cũng cười. Không ai ghét nó nữa. Mẹ tôi hôm nào đi chợ mua thức ăn cũng nhớ mua cho con khỉ một nải chuối, hay một mớ sim chín. Nó thích ăn sim lắm, có lẽ nó ăn cái thứ quả rừng xanh để nhớ đến rừng xanh chăng.
Chị Châu đã hí hoáy mất nửa ngày để tìm vải xanh vải đỏ cắt cho con khỉ một bộ quần áo và cái mũ. Thú quá, tôi nhờ chú Hai nghĩ đặt cho nó một cái tên, chẳng nhẽ cu cậu cũng diện y phục như người mà lại không có tên thì… khỉ quá!
Chú Hai vuốt râu mép nghĩ ngợi. Rồi chú cười:
- Ta gọi cu cậu là Khả Tị tiên sinh. Đó là tên một con khỉ rất khôn theo một ông bầu già đi làm xiếc rong… Một con khỉ giang hồ trong truyện "Vô gia đình" của một nhà văn người Pháp.
Tôi vỗ tay, rất hoan nghênh cái tên sang trọng ấy, mặc dầu tôi chưa được biết Khả Tị tiên sinh trong truyện ấy thế nào.
Sáng hôm nay, một buổi sáng đẹp trời, Khả Tị mặc bộ áo quần mới nửa xanh nửa đỏ và đội mũ mão xong xuôi hình như rất lấy làm bằng lòng vẻ lịch sự của mình, nó đứng thẳng lên, nhăn nhở và lại kêu khẹc khẹc.
Chị Châu bàn:
- Nom bộ công tử như thế mà lại bị nhốt vào lồng thì buồn quá. Em dắt nó đi chơi một tí cũng hay.
Tôi lại vỗ tay hoan nghênh ý kiến ấy. Tôi lấy một sợi dây buộc vào cổ tiên sinh, dắt tiên sinh xuống nhà để giới thiệu với mẹ tôi. Lần đầu được bước ra ánh sáng, tiên sinh đi chập choạng, ngơ ngác nhìn tứ phía, nhìn cái cầu thang, rồi cẩn thận bước từng bậc một. Mẹ tôi, chú Hai và lão Bồng thấy vậy đều cười ran nhà. Khả Tị càng ngơ ngác, nhảy lên vai tôi, nép đầu vào cổ tôi như sợ sệt, như cầu ở tôi sự che chở vậy.
Kể từ hôm ấy Khả Tị được tự do, từ biệt cái lồng rộng rãi dành cho nó ngày măng sữa, nhưng rất hẹp cho nó lúc này đã lớn khôn rồi. Nó tung hoành khắp vườn, dưới nhà, trên gác. Tôi không lo nó về núi về rừng mất, vì tôi xem ý nó không ra quá ngõ bao giờ. Người và cảnh ở đây đã cùng nó thân thuộc quyến luyến rồi.
Khả Tị không ưa sữa nữa, nó thích ăn cơm và ngồi cùng tôi một mâm cơm rất lễ phép, khiến ai cũng bằng lòng. Ngoài cái thú ăn sim, nó còn thích ăn lạc rang, hạt dẻ, mà lại biết cắn bỏ vỏ rất nhanh, người không sao theo kịp. Tối tối, nó lên gác ngủ với tôi, nằm gọn dưới chân tôi cho đến sáng. Trừ những buổi tôi đi học, còn tôi đi đâu nó cũng theo sát từng bước. Tôi để nó ngồi lên vai, nó khẽ cắn vai tôi một cách đùa nghịch thân ái; nhưng khách lạ đến chơi mà mó vào nó thì những cái móng rất nhọn kia sẽ làm thủng bàn tay khách tức thì.
Một buổi trưa ở trường về, không thấy Khả Tị đâu, tôi đi tìm khắp chốn. Ra vườn, thấy nó đang đu trên cành cây nhãn. Tôi vẫy gọi, nó nhe răng ra, lại chuyền sang cành khác, rung cành cho lá rụng xuống đầu tôi, như trêu đùa, thách tôi trèo lên. Tôi trèo lên. Nhưng đuổi sao được cái giống hầu giỏi hơn cả muôn loài về cái tài trèo leo nhanh hơn gió ấy.
Đầu truyện, tôi đã kể rằng ngoài cửa sổ phòng chú Hai, hướng quay ra sau núi đá, có một cây nhãn lớn, chính lúc này tôi và Khả Tị đang ở trên cây nhãn đó.
Tôi đứng ở một cành gần cửa sổ, nhìn được suốt vào phòng chú Hai. Tôi thấy chú ngồi trong một cái ghế mây rộng cũ, trước một cái bàn to thày tôi dùng làm bàn giấy. Chú đang chăm chú vào một quyển sách mà ở bên ngoài lấy hết sức nhìn, tôi có thể biết rằng trang nào cũng có in tranh vẽ màu. Bàn tay khô gày lần giở từng tờ, đôi mắt sâu nheo hẳn lại gần như nhắm tịt, vầng trán hói hằn nổi nhiều vết nhăn, chú Hai cúi mãi xuống gần trang sách, gần những dòng chữ đen như kiến bò, gần những cái tranh màu, chú không biết có tôi và Khả Tị đang rình chú. Chú có vẻ mơ màng, mê say một cái gì… Có lẽ bởi những bức tranh đẹp quá. Có lẽ bởi những trang sách chép biết bao chuyện đầy phép màu huyền bí. Chẳng thế mà, lạ quá, rõ ràng tôi thấy chú nói lẩm bẩm một mình, chốc chốc lại cười khúc khích, thỉnh thoảng lại ghé môi hôn lên mặt giấy. Tôi ngơ ngác không hiểu được chú. Khả Tị thấy tôi không đùa nữa thì rón rén chuyền lại, nhảy lên vai tôi ngồi yên. Vừa lúc ấy, chú Hai gấp sách lại, bỏ vào ngăn kéo bàn, tôi nghe rõ cả tiếng khóa kêu.
Tôi nhẹ nhàng tụt xuống gốc cây, nghĩ thầm: "Thì ra trưa nào chú cũng vào phòng đóng kín cửa lại là để ngồi cười, nói, và hôn quyển sách có tranh ảnh đó! Thế là nghĩa lý gì?".
Chú Hai Huấn Chú Hai Huấn - Ngọc Giao