The wise man reads both books and life itself.

Lin Yutang

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Mo
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1787 / 196
Cập nhật: 2016-09-17 16:43:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 21
húa Phục Sinh
Gioan 21,1-14
' Sau đó, Đức Giêsu lùi tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển Hồ Tibêria. Người tỏ mình ra như thế này. 2 Ông Simôn Phêrô, ông Tôma gọi là Điđymô, ông Nathancien người Cana miền Galilê, các người con ông Dêbêđê và hai mô.n đệ khác nữa, tất củ đang ở với nhau. J Ông Simon Phêrô nói với các ông: “Tôi đi đánh cá đây. ” Các ông đáp: “Chúng tôi cùng đi với anh. ” Rồi mọi người ra đi, lên
482 WILLIAM BARCLAY
21,1-14
thuyền, nhiùig đêm ấy họ không bắt được gì cả.4 Khi trời đã sáng, Đức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ khônạ nhận ra đó chính là Đức Giêsu. 5 Người nói với các ông: “Nciv các chú, không có gì ăn ư?” Các ông trả lời: "Thưa không. ”6 Người bảo các ông: “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá. ” Các ông thả lưới xuống, nhưng khốnq sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá. 7 Người môn đệ được Đức Giêsu thương mến nói với ông Phêrô: “Chúa đó! Vừa nghe nói “Chúa đó!, ông Simôn Phêrồ vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. s Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ kéo theo lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần một trăm thước.9 Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và cỏ cả bánh nữa. '° Đức Giêsu bảo các ông: “Đem ít cá mới bắt được tới đây! " Ông Simôn Phêrô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách. 12 Đức Giêsu nói: “Anh em đến mà ăn! Không ai trong các môn đệ dám hỏi “Ông là ai?”, vì các ông biết rằng đó là Chúa. 13 Đức Giêsu đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, Người cũng làm như vậy. 14 Đó là lần thứ ba Đức Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi trỗi dậy từ cõi chết.
Chắc chắn một người nào đó biết rõ sinh hoạt của ngư dân tại biển Galilê đã viết câu chuyện này. Ban đêm là thời gian tốt nhất để đánh cá. Trong tác phẩm “Xứ Thánh và Kinh Thánh,” W.M. Thomson mô tả việc đánh cá, ông viết: “Luôn luôn có những loại cá phải đánh về đêm. Thật là một quang cảnh đẹp mắt, với ngọn đuốc thắp sáng, chiếc thuyền lướt trên mặt biển lấp lánh. Các ngư phủ chăm chú nhìn xuống biển cho đến khi thấy con mồi, nhanh như chớp họ quăng mẻ lưới hay phóng ngọn giáo. Và vào lúc sáng sớm người ta thường hay thấy những người đánh cá mệt mỏi, rũ rượi cập bến vì đã nhọc sức suốt đêm mà chẳng được gì.”
Người viết mô tả việc vẫn thường xảy ra tại bờ hồ này. cần nhớ là chiếc thuyền chỉ cách bờ non trăm thước. H.v. Morton kể lại ông đã thấy hai người đánh cá tại bờ hồ này: “Một người từ bờ biển lội ra, quăng một tay chài xuống nước, nhưng suốt mấy lần liên tiếp anh ta kéo lên tay chài trống không. Anh quăng chài trông thật đẹp mắt, tay chài hầu như mở bung ra trong khoảng không rồi rơi thật chính xác xuống mặt nước đến độ những viên chì nhỏ chạm
21,1-14
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 483
mặt nước cùng một lúc, tạo ra vòng tròn thật mỏng. Trong khi anh chờ đợi để ném mẻ khác, thì từ trên bờ, Abdul kêu lớn bảo anh hãy qưăng phía trái, anh làm theo ngay. Lần này thì anh thành công... Họ cùng kéo tay chài lên, chúng tôi có thể trông thấy những con cá đang dẫy dụa trong đó... Chuyện rất thường xảy ra là người cầm tay chài phải dựa vào lời chỉ dẫn của một người khác đứng trên bờ biển, bảo quăng sang phải hay trái, vì nhờ làn nước trong, người trên bờ có thể trông thấy bầy cá mà người dưới nước không nhìn thấy.” Chúa Giêsu đang hướng dẫn cho các bạn chèo của Ngài y như ngày nay người ta vẫn còn làm như thế.
Có lẽ bây giờ trời hãy còn mờ mờ nên họ không nhận ra Chúa Giêsu. Nhưng đôi mắt của người môn đệ mà Chúa Giêsu yêu rất tinh, ông biết đó là Chúa. Và khi Phêrô nhận ra Chúa, ông liền nhảy ngay xuống nước. Lúc ấy, Phêrô không trần truồng, ông vẫn còn có chiếc khô" như các ngư dân vẫn thường mặc trong khi hành nghề. Theo luật Do Thái, chào hỏi nhau là một hành động có tính cách tôn giáo, mà thực hiện một hành động tôn giáo thì phải ăn mặc đàng hoàng. VI thế khi đến gặp Chúa Giêsu, Phêrô phải mặc áo vào, ông muốn là người đầu tiên chào mừng Chúa của mình.
Tình Thương Và Ân sủng Gioan 21,1-14
Hai lần gặp Chúa Giêsu sống lại bằng xương bằng thịt (20,19.26) quá ngắn ngủi giữa hoàn cảnh đầy bối rối lo âu vì áp lực chung quanh chưa đủ thay đổi cuộc đời các môn đệ. Chúa không còn bên cạnh như trước nên họ thấy trống vắng, buôn tẻ và cuộc đời dường như vô nghĩa. Vì thế, họ hưởng ứng ngay khi Phêrô gợi ý đi đánh cá. Trở về với những gì quen thuộc xa xưa để lấp đầy khoảng trống to lớn trong họ bấy giờ. Tại đây vòng tay yêu thương và ân sủng lớn lao của Thiên Chúa lại đến với họ một lần nữa hết sức đặc biệt.
Có lẽ họ đã chán nản đến tột cùng khi vất vả suốt đêm mà không bắt được cá. Nỗi trống vắng, chán chường và mệt mỏi đã
484 WILLIAM BARCLAY
21,1-14
thấm vào xương tủy từng người. Họ không còn đủ sáng suốt để nhận thức trời đã sáng, cá đã đi xa, nên khi nghe tiếng giục giã, họ vội thả lưới theo đúng lời dặn. Tại đây, ít ra có ba bài học:
1. Họ vâng lời hoàn toàn và đã kinh nghiêm một phép lạ nhớ đời. Câu 6 xác định: “Cứ thả lưới xuống bên phải thuyền thì sẽ bắt được cá” câu ngắn ngủi “Chúa đó” trong câu 7 giúp Phêrô bừng tỉnh, ký ức trở nên sông động, ông nhớ lại phép lạ Chúa làm hơn ba năm trước khi ông mới gặp Chúa (Lc 5,1-11) và vội đi trình diện “Thầy”. Nếu bình tĩnh sáng suốt, có lẽ Phêrô đã cãi lại như đã làm lần trước (Lc 5,5). Đây cũng là bài học cho đời sống theo Chúa: Đức tin đòi hỏi sự vâng phục tuyệt đối, dù nhiều khi điều kiện vật lý bình thường dường như trái ngược. Một lần nữa các môn đệ kinh nghiệm: Chúa Giêsu Kitô là Đấng Tạo Hóa, Đấng sáng tạo và đang vận hành trên hoàn vũ, Ngài biết rõ mọi chi tiết và Ngài cũng có quyền thay đổi mọi hoàn cảnh, điều kiện vật lý.
2. Hơn thế nữa, Chúa biết rõ tâm trạng buồn chán của môn đệ, Ngài đã chuẩn bị cho họ một bữa ăn ngay tại bãi biển trong buổi sáng tinh sương đó. Muốn được Chúa bồi dưỡng bằng thức ăn ngon thể chất lẫn tâm linh, cần dành nhiều thì giờ riêng tư đến với Chúa, đến gặp Ngài. Nơi đây, Phêrô được chuyện trò, tâm sự, nghe tiếng phán êm dịu nhắc khuyên, Chúa Kitô đã làm mới tâm linh hao mòn, giúp Phêrô tái cam kết và tận hiến đời sống cho Chúa trọn vẹn và mới mẻ hơn.
3. Chúa cũng bảo họ đem cá mới đánh được đến. Dù Chúa có thể chuẩn bị đầy đủ, không cần cá của họ, nhưng Chúa không làm thế, Ngài dùng ngay những gì họ làm được vừa khích lệ, nâng đỡ tinh thần, cho họ thấy Chúa biết công lao, tấm lòng của họ, để họ dành cơ hội cho người khác góp phần vào công việc nhà Chúa. Có cơ hội quan sát, học hỏi, thực tập và đem tài năng phục vụ Chúa, chắc chắn nhiều người hơn sẽ dấn thân vào việc mở mang Nước Chúa vì họ thấy được trọng dụng. Không có Chúa bằng xương bằng thịt bên cạnh, các môn đệ sống trong thất vọng, chán chường. Nhưng vòng tay ân sủng Chúa cho họ biết, có một chỗ đứng quan trọng mà Chúa dành cho họ trong nhà Ngài. Chúa đã huấn luyện và dẫn họ từng bước.
21,1-14
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 485
Thực Tế Về Sự Sống Lại
Gioan 21,1-14
Bây giờ chúng ta đến với lý do quan trọng đầu tiên khiến chương sách lạ lùng này được thêm vào phần đã được viết xong. Đoạn này chứng minh một lần dứt khoát cho sự thật về sự sông lại. Cc5 nhiều người cho rằng sự hiện ra của Chúa Kitô Phục Sinh chỉ là thị kiến (vision) mà các môn đệ Ngài thây. Có người đi xa hơn, cho rằng đó chỉ là ảo giác (hallucination). Nhưng các sách Phúc Âm đều xác quyết Chúa Kitô Phục Sinh không phải là thị tượng, ảo giác hay thần linh, nhưng là một con người thật. Các sách đều xác quyết ngôi mộ trống, Chúa Kitô Phục Sinh có thân thể thật, còn mang các dấu đinh và mũi giáo đâm nơi hông Ngài.
Nhưng câu chuyện này còn tiến thêm một bước nữa. Một thị tượng hay một bóng ma không thể chỉ ra bầy cá cho một toán ngư dân, không thể nhóm bếp lửa trên bờ biển, nấu một bữa ăn và cùng ngồi ăn. Thế nhưng, trong câu chuyện này Chúa Kitô Phục Sinh đã làm những việc ấy. Gioan kể lại chuyện Chúa Giêsu hiện ra cho các môn đệ trong lúc các cửa đều đóng kín: “Người cho các ông xem tay và cạnh sườn” (20,20). Khi viết thư cho Hội Thánh ở Ximiếcna, Ignatius đã kể lại truyền thuyết còn dứt khoát hơn về chuyện ấy: “Tồi biết và tin rằng Ngài vẫn còn ở trong thân xác sau khi sống lại, khi đến với Phêrô và các bạn, Ngài bảo họ: Hãy cầm lấy, nắm lấy bàn tay Ta để thấy rằng Ta không phải là ma quỉ không có thân xác.” Họ bèn chạm vào Ngài và liền tin, vì biết chắc chắn đó là Chúa bằng xương bằng thịt... Và sau khi sống lại, Chúa đã ăn uống với họ như một người trong thân xác vậy.”
Mục tiêu đầu tiên và hết sức đơn giản của câu chuyện này là làm sáng tỏ tính cách có thật của sự sống lại. Đây không phải là một thị tượng hay câu chuyện tưởng tượng của một người bị xúc động quá mạnh đặt ra, cũng không phải là sự hiện hình của ma quỉ, mà chính Chúa Giêsu, Đấng đã chiến thắng tử thần và trở lại.
486 WILLIAM BARCLAY
21,1-14
Tính Phổ Quát của Hội Thánh
Gioan 21,1-14
Ớ đây một biểu tượng quan trọng thứ hai của Phúc Âm. Trong Phúc Âm Gioan mọi sự việc đều có ý nghĩa, do đó việc Gioan nêu con số dứt khoát 153 con cá lớn không thể vô nghĩa. Dĩ nhiên đã có người gợi ý rằng số cá được đếm chỉ vì phải chia thành nhiều phần cho thủy thủ đoàn trên thuyền cá và đó là những con cá lớn. Nhưng nên nhớ Gioan vẫn hay đưa ra những ý nghĩa sâu nhiệm hơn nhiều. Đã có những gợi ý lý thú về ý nghĩa của con số 153:
1. Cyril ở Alexandria cho rằng số 153 bao gồm 3 điều: đầu tiên số 100 tiêu biểu cho sự đầy đủ của các dân ngoại,” ông bảo 100 là số’ trọn vẹn, một bầy chiên đầy đủ trọn vẹn là 100 con (Mt 18,12), hạt giông tốt nhất kết quả 100 lần. Vậy số tiểu biểu cho sự đầy đủ trọn vẹn của dân ngoại được thâu nhập về cho Chúa Kitô. Thứ hai, số 50, đây là số dân Israel còn sót lại sẽ được thu về. Thứ ba, số 3 tiểu biểu cho Ba Ngôi Thiên Chúa, mà mọi vật đều qui hướng về Ngài.
2. Augustino giải nghĩa cách khác. Ông bảo số’ 10 chỉ về luật, vì luật có 10 điều răn; sô" 7 chỉ ân sủng vì ơn ban của Thánh Thần gồm 7 phương diện, 7 cộng 10 là 17, mà tổng số’ của tất cả số’ từ 1,2,3,4... cho đến 17 là 153. Vậy 153 tiêu biểu tất cả những người hoặc nhờ luật hoặc nhờ ân sủng tác động, đến với Chúa Giêsu Kitô.
3. Cách giải nghĩa đơn giản nhất do Jerome đưa ra. Jerome bảo là dưới biển có tất cả 153 loại cá, mẻ lưới này tiểu biểu cho việc bắt mọi loại cá, do đó, số 153 chỉ một ngày kia, mọi người, mọi quốc gia dân tộc sẽ được thâu góp về cho Chúa Giêsu Kitô.
Nhưng chúng ta cần ghi nhận một điểm khác nữa, mẻ cá lớn này thâu gọn vào lưới, lưới giữ hết lại mà vẫn không rách. Tay lưới tiểu biểu cho Hội Thánh, trong đó có đủ chỗ cho mọi người, mọi dân tộc, nếu tất cả mọi người đều gia nhập, Hội Thánh vẫn rộng đủ để giữ tất cả lại.
Ở đây, Gioan nói với chúng ta cách sống động nhưng tinh tế về tính phổ quát của Hội Thánh. Hội Thánh rộng đủ để thâu nhận
zi,o-iy
TIN MƯNG THEO THÁNH GIOAN 487
và mến thương mọi người. Hội Thánh không là độc quyền của ai, trong Hội Thánh không có bất cứ ranh giới nào về chủng tộc, không có sự lựa chọn đặc biệt nào. Tính bao dung của Hội Thánh cũng phổ quát như tình thương của Thiên Chúa trong Hội Thánh. Nếu để ý, chúng ta thấy chính Phêrô đã kéo mẻ lưới ấy vào bờ (Ga 21,11), ta sẽ thấy thêm nhiều lý do quan trọng giải thích cho chương 21.
Người Chăn Chiên của Chúa Cứu Thế Gioan 21,15-19
15 Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giêsu hỏi ông Sỉmôn Phê rô: “Này anh Simón, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy. ” Đức Giêsu nói với ông: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy. ” 16 Nạười lại hỏi: “Nci\ anh Simón, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy. ” Nạười nói: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy. ” n Người hỏi lần thứ ba: “Năy anh Simón, con ông Giơan, anh có yêu mến Thầy không?” Ông Phêrô buồn vì Người hỏi tới ba lần: “Anh có yêu mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy. ” Đức Giêsu bảo: “Hãy chũm sóc chiên của Thầy. 18 Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn. ” 19 Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: “Hãy theo Thầy. ”
Chắc chắn quang cảnh này được ghi khắc vĩnh viễn trong tâm trí Phêrô.
1. Trước hết cần chú ý câu hỏi Chúa Giêsu đặt cho Phêrô:”Này anh Simón, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy hơn các anh em này không?” Trong phạm vi ngôn ngữ cho phép, câu này hàm chứa có hai nghĩa.
a. Có thể lúc ây Chúa Giêsu đưa tay ra, khoanh một vòng gồm chiếc thuyền với các thứ chài lưỡi cùng số cá vừa đánh được,
488 WILLIAM BARCLAY
21,15-19
và hỏi Phêrô: “Anh yêu Thầy hơn mọi vật này chăng? Anh có sẵn sàng bỏ hết mọi vật này, mọi hy vọng thành công trong nghề này,bỏ việc làm ăn đang phát đạt, cảnh an vui hợp lý, dứt khoát hiến thân cho dân Thầy và cho những việc của Thầy không?” Đây có thể là lời thách thức Phêrô quyết định lần cuối, hiến cuộc đời ông cho công cuộc rao giảng Phúc Âm và chăm sóc những người thuộc về Chúa Kitô.
b. Cũng có thể lúc ấy Chúa Giêsu đã nhìn vào các môn đệ Ngài và hỏi Phêrô“Simon này anh có yêu Thầy hơn những bạn đồng môn của anh yêu Thầy chăng?” Có lẽ Chúa Giêsu nhớ lại đêm mà Phêrô đã nói: “Dù mọi người vấp phạm, song con không bao giờ vấp phạm.” (Mt 26,33). Chúa Giêsu nhắc nhở Phêrô cách nhẹ nhàng đã có lần ông nghĩ chỉ một mình ông có thể trung thành với Ngài, nhưng lòng quả cảm của ông đã thất bại. Ý thứ hai này có thể đúng hơn ý thứ nhất, vì trong câu trả lời, Phêrô đã không dám so sánh nữa mà chỉ nói: “Lạy Chúa, phải, Chúa biết con yêu Chúa.”
2. Chúa Giêsu đã lập lại câu hỏi này nhiều lần, Ngài đặt vấn đề với Phêrô đến ba lần, điều đó có lý do. Phêrô đã chối Chúa Giêsu ba lần, nên Ngài dành cho ông ba cơ hội để khẳng định tình yêu của mình. Sự tha thứ đầy ân sủng của Chúa đã cho Phêrô cơ hội tuyên bố yêu Ngài ba lần, xóa sạch mọi ký ức việc ông chối Chúa ba lần.
3. Tình yêu đưa Phêrô đến điều chúng ta cần lưu ý:
a. Một công tác. Chúa Giêsu phán: Nếu anh yêu Thầy, hãy dâng đời sống anh để chăn chiên của Thầy. Chúng ta chỉ có thể chứng thực lòng yêu Chúa bằng cách yêu thương tha nhân. Yêu thương là một đặc ân lớn lao trên đời, nhưng cũng đem đến một trách nhiệm nặng nề nhất.
b. Một thập giá. Chúa Giêsu phán Phêrô: “Khi còn trẻ, anh muôn đi đâu tùy ý, nhưng sẽ có ngày, thiên hạ căng hai tay anh trên thập giá và anh sẽ bị dẫn đi trên con đường mình không hề chọn.” Và đã đến, ông đã chết vì Chúa ở Roma. Ông bị đóng đinh trên thập giá, ông yêu cầu được đóng đinh ngược đầu xuống đất, vì ông bảo mình không đáng chết giống như Chúa đã chết. Tình yêu đã đem đến cho Phêrô nhiệm vụ cùng thập giá. Tình
21,20-24
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 489
yêu luôn luôn bao gồm trách nhiệm và sự hy sinh. Chúng ta chưa thật sự yêu Chúa nếu chưa sẵn sàng đối diện với nhiệm vụ và vác lấy thập giá.
Gioan ghi lại sự kiện này không phải không có mục đích. Ông ghi lại cho thấy Phêrô là người lãnh đạo vĩ đại cho Chúa. Có thể Hội Thánh sơ khai không thể nào tránh được sự so sánh. Có người sẽ cho Gioan vĩ đại vì tư tưởng ông cao siêu hơn những người khác. Có người sẽ cho Phaolô vĩ đại vì ông đi giảng Phúc Âm đến tận cùng trái đất. Nhưng trong đoạn này, Gioan muốn cho thấy Phêrô có chỗ đứng của ông. Ông có thể không suy nghĩ và viết lách được nhưGioan, không đi truyền giáo xa xôi nhưPhaolô, nhưng ông có một vinh dự lớn, một công tác đáng kính trọng là làm người dẫn dắt đoàn chiên của Chúa Kitô. Chúng ta có thể không suy nghĩ được như Gioan, cũng như không đi truyền giáo khắp nơi như Phaolô, nhưng mỗi người chúng ta đều có thể chăn giữ một người nào đó để họ khỏi đi lạc, mỗi chúng ta đều có thể nuôi chiên của Chúa bằng Lời của Chúa.
Làm Chứng Nhân Cho Chúa Kitô
Gioan 21,20-24
20 Ông Phê rô quay lại, thì thấv người môn đệ Đức Giêsu thương mến đi theo sau; ông này là người đã nghiêng mình vào ngực Đức Giêsu trong bữa ăn tối và hỏi: “Thưa Thầy, ai Ici kẻ nộp Thầy?" 21 Vậy khi thấy người đó, ông Phêrô nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, còn anh này thì sao?" 22 Đức Giêsu đáp: “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh, hãy theo Thầy. ” 2Ỉ Do đó, mới có tiếng đồn giữa anh em là môn đệ ấy sẽ không chết. Nhưng Đức Giêsu đã không nói với ông Phê rô là: “Anh ấy sẽ không chết”, mà chỉ nói: “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh?"24 Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực.
Đoạn này cho biết Gioan sông rất lâu, đến độ có tiếng đồn ông sẽ sông cho đến lúc Chúa tái lâm. Đoạn trước xác định vị trí của Phêrô trong lịch sử, đoạn này xác định vai trò của Gioan. Vai trò nổi bật của ông là làm chứng nhân cho Chúa Kitô. Một lần nữa.
490 WILLIAM BARCLAY
¿ 1,25
chúng ta biết các tín hữu trong thời Hội Thánh sơ khai đã so sánh trường hợp của hai vị tông đồ này. Chắc họ đã nêu lên Phaolô đã đi đến tận cùng trái đât, Phêrô đi đây đó để chăn dắt đoàn chiên của Chúa, và họ thắc mắc không biết vai trò của Gioan là gì, ông vẫn ở mãi tại Êphêxô cho đến khi lớn tuổi, mọi hoạt động xong rồi? Đây là câu trả lời: có thể Phaolô là nhà tiền phong cho Chúa Kitô, Phêrô là người chăn chiên cho Chúa Kitô, còn Gioan là chứng nhân cho Chúa Kitô. Ông là người có thể nói: “Tôi đã thấy mọi việc ấy, và tôi biết chúng là thật.”
Ngày nay cũng thế, luận chứng cuối cùng để làm chứng cho Kitô giáo là kinh nghiệm của Kitô hữu. Họ là những người có thể nói: “Tôi biết Chúa Giêsu, tôi biết những điều này là thật.” Vì thế đến những dòng cuối cùng, Phúc Âm này đã đưa ra hai nhân vật rất quan trọng của Hội Thánh là Phêrô và Gioan. Chúa Giêsu đã giao chức vụ cho từng người một, nhiệm vụ của Phêrô là chăn chiên cho Chúa Kitô và cuối cùng là chịu chết cho Ngài. Nhiệm vụ của Gioan là làm chứng nhân, kể lại câu chuyện về Chúa Kitô và sống bình an cho đến tuổi cao tác lớn. Điều đó không làm hai ông trở thành đối thủ trong việc tranh đua uy tín hay bảo vị này lớn hơn vị kia, nhưng cả hai đều phục vụ Chúa Kitô.
Mỗi người phục vụ Chúa Kitô tại chỗ Ngài đã đặt để, như Chúa Giêsu đã phán với Phêrô: "Đừng băn khoăn về công tác đã giao cho người khác, việc của anh là hãy theo ta.” Nsài vẫn còn phán với mỗi chúng ta như vậy. Vinh quang của chúng ta không nằm trong việc so bì với người khác, nhưns ở chỗ hết lòng phục vụ Chúa Kitô bằng khả năng mà Chúa trao ban.
Vô Hạn Tính của Chúa Kitô
Gioan 21,25
25 Còn có nhiều điều khác Đức Giêsu đã làm. Nếu viết lại Từng điều một, thì tôi thiết nghĩ: cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra.
Trong chương cuối cùng này, tác giả Phúc Âm đã đặt trước Hội Thánh một số chân lý quan trọng. Ông nhắc lại cho Hội Thánh về
8,2-11
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 49 1
Sự Sống lại của Chúa Giêsu. Hội Thánh có tính phổ quát. Phêrô và Gioan không tranh giành vinh dự. Phêrô là người chăn chiên quan trọng, còn Gioan là chứng nhân quan trọng. Đến chỗ kết thúc, ông lại chiêm ngưỡng hào quang vô hạn của Chúa Giêsu. Dù được biết Chúa Giêsu đến đâu, chúng ta cũng mới chỉ lãnh hội được một phần rất nhỏ về Ngài. Dù chúng ta có kinh nghiệm lạ lùng nào về Ngài đi nữa, cũng chẳng là bao so với những điều kỳ diệu chưa nếm biết được. Các phạm trù của loài người không thể mô tả được Chúa Kitô cách trọn vẹn, sách vở loài người không thể chứa đựng chính Ngài. Gioan đưa vào kết thúc với các chiến thắng khải hoàn của Chúa Cứu Thế không kể xiết, quyền năng không suy kiệt, và ân sủng vô hạn của Chúa Cứu Thế.
Phụ Chú về Chuyện Người Phụ Nữ phạm Tội Ngoại Tình
Gỉoan 8,2-11
2 Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền Thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giăng dạy họ. 3 Lúc đó, các kinh sư và người Pharisêu dẫn đến trước mặt Đức Giêsu một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở íỊÌữa, 4 rồi nói với Người: “Thưa Thầy, người đàn bù này bị bắt quả tang đang ngoại tình. 5 Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?” 6 Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giêsu cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. 7 Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước di. ” 8 Rồi Nạười lại cúi xuống viết trên đất. 9 Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kề trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ cồn lại một mình Đức Giêsu, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. 10 Người ngẩng lên và nói: “Này chị, liọ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?” 11 Người đàn bà đáp: “Thưa ônẹ, không có ai cả.” Đức Giêsu nói: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đCùTg phạm tội nữa! ”
Đối với nhiều người, đây là câu chuyện quí báu nhất trong các chuyện của bốn sách Phúc Âm, nhưng câu chuyện này cũng có nhiều vân đề hết sức khó khăn.
492 WILLIAM BARCLAY
8,2-1 1
Các cổ bản Tân ước càng cũ càng có giá trị, và dĩ nhiên càng gần với nguyên bản. Các bản chép tay ấy được gọi là bản thảo đại tự vì được viết bằng chữ hoa và được dùng làm cơ sở cho bộ Tân Ước ngày nay. Các bản cổ nhẩt đó đã được định niên đại vào khoảng từ thế kỷ 4 đến thứ 6. Trong số các bản cổ đó có một bản duy nhất - khôna phải là bản tốt nhất- đã ghi chép câu chuyện này. Có sáu bản hoàn toàn không đề cập gì, hai bản chừa một khoảng trống đủ chỗ để ghi câu chuyện ấy, nhưng lại không ghi. Chỉ đến khi được các cổ bản Hy Lạp về sau này, các cổ bản thời trung cổ, chúng ta mới thấy câu chuyện ấy, ngay trong các bản có câu chuyện cũng được ghi chép có hai dấu ngoặc, cho thấy là chuyện có vẻ nghi ngờ.
Một nguồn khác giúp chúng ta được biết những bản văn Tân Ước đó là các bản dịch (dịch ra các thứ tiếng khác, ngoài tiếng Hy Lạp). Câu chuyện này khôns thấy có trong bản dịch nguyên thủy ra tiếng Syri, tiếng Ai Cập cổ (Coptic), hoặc tiếng Ai Cập cũng không có trong một số bản dịch ra tiếng La Tinh nguyên thủy. Hơn nữa, dường như không có một giáo phụ đầu tiên nào thuộc Hội Thánh sơ khai được biết đến câu chuyện này.
Điều chắc chắn là họ đã không đề cập hay chú giải gì về chuyện ấy. về phía Hy Lạp thì Origen, Chrysostom, Theodore ở Mopsuestia, Cyril ở Alexandria đều không biết, không đề cập đến. Nhà chú giải Kinh Thánh người Hy Lạp đầu tiên đã chú giải đoạn đó là Euthymius Zigabenus, khoảng năm 1118 sc, cũng khôaạ có ở trong các cổ văn bản tốt nhất.
Vậy thì câu chuyện này ở đâu ra? Chúng ta biết chắc là Jerome sống vào khoảng thế kỷ thứ tư đã đưa nó vào bản Vulgate. Augustino và Ambrosio đều có chú giải về nó. Chúng ta biết nó được chép ở tất cả các bản sao sau này, điều đáng chú ý là vị trí của câu chuyện này thay đổi rất nhiều. Trong một số cổ bản, nó được đặt ở phần cuối Phúc Âm Gioan và trong một vài bản khác, nó được xếp sau Lu-ca 21,38.
Nhưng chúng ta còn có thể thấy dấu vết của nó xa hơn. Vào thế kỷ thứ ba, nó được trích dẫn trong quyển “Những Bản Hiến Chương Của Các Tông Đồ” như một lời cảnh cáo các vị giám mục quá khắt khe. sử gia chuyên môn lịch sử Hội Thánh là Eusebius
8,2-1 1
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 493
đã thuật lại rằng: “Papias có kể câu chuyện về một phụ nữ bị tố cáo trước mặt Chúa về nhiều tội,” mà Papias đã sông sau năm 100 s.c ít lâu thôi.
Đến đây, chúng ta đã có một số dữ kiện và có thể tìm thấy dấu vết nó tận đầu thế kỷ thứ hai. Lúc Jerome soạn bản Vulgate, ông đã thắc mắc gì khi-đưa nó vào. Các cổ bản về sau và các cổ bản thời trung cổ đều có câu chuyện ấy. Thế nhưng đã không có cổ bản quan trọng nào chép câu chuyện đó. Không một giáo phụ nào của Hội Thánh người Hy Lạp đã đề cập hay đem nó ra giảng dạy. Nhưng một số giáo phụ quan trọng thụộc số người dùng tiếng La Tinh, thì lại biết và có đề cập đến.
Chúng ta giải thích thế nào? Chúng ta không hiểu tại sao lại làm lạc mất câu chuyện này, vì nó được đảm bảo là có thật ngay từ khoảng sau năm 100 sc. Nhưng chúng ta cần vài lời giải thích sự kiện tại sao câu chuyện này lại không có trong cổ bản quan trọng nào. Các ông Moffatt, Weymouth, Riveu đặt nó trong hai dấu ngoặc, bản nhuận chánh tiêu chuẩn của Mỹ (RSV) thì cho in bằng chữ nhỏ cuôì trang sách.
Augustinô gợi ý rằng câu chuyện bị bỏ ra khỏi bản sách Phúc Âm bởi vì “có người vốn yếu đức tin và để tránh tai tiếng.” Chúng ta không dám quả quyết, nhưng dường như vào những ngày đầu, những người phát hành Tân Ước nghĩ đây là một câu chuyện nguy hiểm, một biện minh cho quan điểm xem nhẹ tội ngoại tình, do đó đã loại nó ra. Họ nghĩ dầu sao thì Hội Thánh Chúa Kitô chỉ là một hòn đảo nhỏ trong vùng biển ngoại giáo, vì thế thành viên của Hội Thánh dễ dàng quay lại với nếp sống phóng túng, họ luôn luôn dễ bị tiêm nhiễm ngoại giáo. Nhưng thời gian trôi qua, cơ nguy ấy giảm bớt, hoặc có lẽ không còn sợ nữa, nên câu chuyện vẫn được truyền miệng và còn nsuyên bản giữ lại đó đã được đưa vào các cổ bản sau.
Có thể hiện nay nó đã được đặt vào đúng chỗ để minh họa cho câu chuyện trong Gioan 8,15: “Ta không xét đoán người nào hết”. Dù các bản dịch hiện đại có hoài nghi và các cổ bản nguyên thủy không ghi chép, chúng ta có thể chắc chắn rằng đây là câu chuyện có thật, câu chuyện bày tỏ ân sủng bao la của Thiên Chúa.
494 WILLIAM BARCLAY
Phụ Chú về Ngày Chúa Sông Lại
Đây là vấn đề quan trọng trong sách Phúc Âm Gioan mà chúng ta chưa đề cập. Ớ đây, chúng ta chỉ đề cập cách vắn tắt, vì quả là vấn đề nan giải người ta đã viết nhiều rồi.
Sách Phúc Âm Gioan và ba sách kia đã đưa ra những ngày khác nhau liên hệ đến Chúa bị đóng đinh, và có quan điểm khác nhau về Bữa Tiệc Ly.
Trong các sách Phúc Âm Nhât Lãm, rõ ràng Bữa Tiệc Ly là lễ Vượt Qua. Chúa Giêsu bị đóng đinh nhằm lễ Vượt Qua. cần nhớ là ngày của dân Do Thái bắt đầu lúc 6 giờ chiều, còn chúng ta gọi là ngày hôm trước. Lễ Vượt Qua nhằm ngày 15 tháng Nisan, ngày này thực sự bắt đầu từ 6 giờ chiều của ngày 14, do đó, lễ Vượt Qua kéo dài từ 6 giờ chiều hôm trước đến 6 giờ chiều hôm sau. Máccô chép hết sức rõ ràng: “Ngày thứ nhất về ngày lễ ăn bánh không men, ngày giết chiên làm lễ Vượt Qua, các môn đệ thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua tại đâu?” và Chúa Giêsu dặn dò họ. Máccô viết thêm: “Hai môn đệ đi.... Dọn lễ Vượt Qua. Buổi chiều Ngài đến cùng 12 tông đồ” (14,12-17). Rõ ràng Máccô đã xác định Bữa Ản Tối Cuối Cùng vào lễ Vượt Qua. Chúa Giêsu đã bị đóng đinh vào lễ Vượt Qua. Matthêu và Luca ghi nhận nhưMáccô.
Mặt khác, Gioan cho biết Chúa Giêsu bị đóng đinh vào ngày trước lễ Vượt Qua. Ông bắt đầu câu chuyện về Bữa Ăn Cuối Cùng như sau: “Trước ngày lễ Vượt Qua...” (13,14). Lúc Giu-đa rời căn phòng cao, các môn đệ tưởng ông đi sắm sửa cho ngày lễ (13,29), dân Do Thái không chịu bước vào trường án vì sợ ô uế thì không được dự lễ Vượt Qua (18,28). Cuộc xét xử xảy ra đúng ngày sắm sửa cho lễ Vượt Qua (19,14).
ở đây có mâu thuẫn không thể dung hòa. Hoặc là ba sách kia đúng, hoặc là Gioan đúng. Các học giả bất đồng ý kiến, nhưng dường như các sách Phúc Âm Nhất Lãm đúng hơn. Gioan luôn luôn đi tìm ý nghĩa thiêng liêng, ông viết Chúa bị xử đóng đinh vào giờ thứ sáu (19,14), đang lúc, có việc gì sắp xảy ra? Chính lúc đó các chiên lễ Vượt Qua đang bị giết trong đền thờ. Có lẽ Gioan
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 495
Sắp đặt mọi việc sao cho Chúa Giêsu bị đóng đinh vào giờ các con chiên Vượt Qua để nhấn mạnh, Ngài chính là Chiên của lễ Vượt Qua đã cứu dân mình khỏi tội. Dường như các sách Phúc Âm Nhất Lãm đứng về sự kiện, trong khi sách Gioan đúng về chân lý, vì Gioan luôn chú trọng vào chân lý vĩnh cửu hơn là sự kiện lịch sử.
vẫn chưa có một lời giải thích thỏa đáng nào về chỗ bất đồng này, nhưng theo chúng tôi, thì trên đây là cách giải thích tốt nhất.
4yt)
MỤC LỤC
Chú Giải Tin Mừng Gio-An Chú Giải Tin Mừng Gio-An - William Barclay