Tính cách không thể được hình thành trong yên bình. Chỉ có trải nghiệm mới hun đúc tâm hồn, làm rõ tầm nhìn, sản sinh ra tham vọng, và giúp đạt được thành tựu.

Helen Keller

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Mo
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1787 / 196
Cập nhật: 2016-09-17 16:43:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 19+20
ường Đến Thập Giá
Gioan 19,17-22
17 Chính Người vác lấy thập giá đi ra, đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Hípri là Gôngôtha; 18 tại đó, họ đóng đinh Người vào thập giá, đồng thời cũng đóng đinh hai người khác nữa, mỗi người một bên, còn Đức Giêsu thì ở giữa.19 Ông Philatô cho viết một tấm bảng và treo trên thập giá; bảng đó có ghi: “Giêsu Nadarét, Vua dân Do Thái. ”20 Trong dân Do Thái, có nhiều người đọc được bảng dó, vì nơi Đức Giêsu bị đóng đinh là một địa điểm ở gần thành. Tấm bảng này viết bằng các tiếng: Do Thái, Latinh và Hylạp. 21 Các thượng tế của người Do Thủi nói với ông Phỉlatô: “Xin ngài đừng viết: ‘Vua' dân Do Thái’, nhưng viết: ‘Tên này đã nói: Ta Ici Vua dân Do Thái'. ” 22 Ông Philatô trả lời: “Ta viết sao, cứ để vậy!
Chết vì bị đóng đinh vào thập giá là điều khủng khiếp. Chính nsười Roma cũng phải rùng mình khiếp sợ. Cicero tuyên bô: “đó là cái chết tàn ác và khủng khiếp nhất”, Tacitus đã bảo: “Đó là cái chết đáng khinh bỉ nhất”. Đóng đinh vào thập giá nguyên là cách xử tử của người Ba Tư. Có lẽ cách đó được sử dụng vì theo người Ba Tư mặt đất là thánh và họ muôn tránh làm cho mặt đất bị ô uế bởi xác chết của một kẻ ác. Họ đóng đinh tội nhân vào thập giá và để cho chết trên đó, rồi mặc cho kên kên và chim quạ hoàn tất công việc. Dân Carthage bắt chước cách đóng đinh vào thập giá của người Ba Tư, rồi người Roma lại bắt chước người Carthage.
Cách này không được sử dụng như một phương pháp xử tử tại chính quốc, mà chỉ được dùng cho các tỉnh, cho các nô lệ mà thôi. Thật khó tưởng tượng một công dân Roma lại bị xử tử như vậy. Cicero nói: “Bắt trói một công dân Roma là một trọng tội, đánh đòn người ấy lại nặng tội hơn, nếu giết người ấy, gần như phạm tội giết chính cha mình vậy, tôi còn có thể nói gì được nếu người ấy bị giết bằng cách đóng đinh vào thập giá? Một hành động độc ác như vậy thật khó mô tả được bằng lời, vì nó không thích hợp để được tả lại”. Chúa Giêsu đã chịu chết như vậy, bằng cái chết đáng sỢ hơn hết trong thời thượng cổ, chỉ dành cho bọn nô lệ và những kẻ sát nhân.
456 WILLIAM BARCLAY
19,17-22
Diễn tiến trong việc đóng đinh vào thập giá bao giờ cũng giông nhau. Sau khi luận tội, phạm nhân bị kết án, quan tòa công bô” câu hỏi của định mệnh: “Ibis ad crucem”, “Ngươi sẽ phải lên thập giá”. Án lệnh được thi hành tại chỗ và ngay tức khắc. Tội nhân bị đặt vào giữa bôn tên lính Roma, thập giá đặt lên vai phạm nhân. Trước khi chịu đóng đinh, phạm nhân đã bị đánh đòn, phải nhớ sự đánh đòn này thật khủng khiếp. Tội nhân vẫn thường phải chịu đánh đập dài dài dọc đường để phải rán sức lê chân đến chỗ đóng đinh. Đi trước là một viên chức cầm một tấm bảng, trên đó ghi tội ác của phạm nhân phải bị xử tử, và trên đường đến chỗ đóng đinh, tử tội được dẫn đi diễu hành qua càng nhiều đường phố’ càng tốt. Có hai lý do cho việc này, một là để nhiều người thấy hình phạt cho kẻ gây tội ác, do đó giữ mình cẩn thận để khỏi phải chịu cảnh tương tự; hai là vì lòng thương xót, tấm bảng được vác đi trước tử tội, dọc con đường dài đã chọn, nếu có nhân chứng nào còn muốn bênh vực, có thể bước ra làm việc ấy. Trong trường hợp đó, cuộc diễu hành sẽ ngưng, vụ án sẽ được xử lại.
Tại Giêrusalem, pháp trường được gọi là chỗ sọ, tiếng Do Thái là Gôngôtha (chữ La Tinh là Calvario). Nó ở phía ngoài các vách thành, vì luật pháp không cho phép đóng đinh một người bên trong thành. Địa điểm ấy ở đâu chúng ta không biết chắc. Người ta đã đưa ra nhiều lý do để giải thích chữ Sọ lạ lùng, ác nghiệt đó. Có truyền thuyết bảo cái sọ A-đam đã được chôn tại đấy. Cũng có người gợi ý, sở dĩ gọi thế vì nơi đó đầy dẫy đầu lâu của những kẻ sát nhân đã bị đóng đinh. Điều này dường như không đúng. Theo luật Roma, tử tội phải bị treo trên thập giá cho đến chết vì đói, vì khát, vì bị phơi nắng mưa, một cực hình lắm lúc kéo dài rất nhiều ngày. Nhưng theo luật Do Thái, các xác chết phải được gỡ xuống chôn khi đêm đến. Theo luật Roma thì xác chết không được chôn mà ném vào cho kên kên, chim quạ, lũ chó hoang thanh toán. Nhưng như thế thì hoàn toàn vi phạm luật Do Thái, không có chỗ nào trên đất Do Thái lại có thể để sọ người, đầu lâu nằm la liệt. Có thể đặt tên như vậy chỉ vì ngọn đồi có hình dạng giống cái sọ. Đó là cái tên man rỢ, đặt cho một chỗ được thực hiện những việc man rợ.
19,17-22
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 457
Chúa Giêsu đi ra, toàn thân bị bầm dập, đẫm máu, thân xác bị đánh đòn rách nát, tự vác lấy thập giá đến chỗ Ngài sẽ phải chịu chết.
Trong đoạn này, có hai điều khác mà chúng ta cần ghi nhận. Tâm bảng treo trên thập giá của Chúa Giêsu được viết bằng ba thứ tiếng: Do Thái, La Tinh và Hy Lạp. Đây là ba nsôn ngữ quan trọng nhất của thế giới thời cổ, tiêu biểu cho ba đế quốc. Trong chương trình của Thiên Chúa, mỗi quốc gia dân tộc đều có một điều gì đó để dạy dỗ cho thế giới, và ba dân tộc lớn ở đây tiêu biểu ba sự đóng góp quan trọng cho thế giới và lịch sử. Người Hy Lạp dạy thế giới về vẻ đẹp của hình thể và tư tưởng; người Roma dạy thế giới về luật pháp và cách cai trị tốt; người Do Thái dạy về tôn giáo và việc thờ phượng Thiên Chúa chân thật. Cả ba điều trên đây đều tìm thấy nơi Chúa Giêsu. Trong Ngài có vẻ đẹp cao cả và tư tưởng cao siêu của Thiên Chúa. Trong Ngài có luật pháp và vương quốc của Thiên Chúa. Trong Ngài cũng có chính hình ảnh, chân dung của Thiên Chúa. Tất có những gì người thế gian đang tìm kiếm và phấn đấu để đạt đến đều có trong Ngài. Có một ý nghĩa biểu tượng trong việc cả ba ngôn ngữ quan trọne nhất thế giới đều xưng Ngài là Vua.
Chắc chắn Philatô có treo tấm bảng đó trên thập giá nhằm chọc tức và làm cho dân Do Thái khó chịu. Họ vừa bảo họ không có vua nào khác ngoài Xêda, họ vừa hoàn toàn phủ nhận Chúa Giêsu là vua của họ. Dù vậy, Philatô vẫn cho treo tấm bảng trên thập giá của Chúa Giêsu để giễu cợt họ cách chua cay. Các cấp lãnh đạo của dân Do Thái nằng nặc đòi gỡ nó đi, nhưng Philatô không chịu. Ông nói: “Điều ta đã viết, thì đã viết rồi”. Đây là một Philatô kiêu căng, cứng rắn, một con naưdi không hề chịu nhượng bộ, dù một tấc. Trước đó chẳng bao lâu, cũng Philatô đã phân vân không biết có nên đóng đinh Chúa Giêsu hay tha bổng Ngài. Cuối cùng, cũng chính Philatô đã để cho mình bị xô đẩy, chèn ép và nhượng bộ cho ước muốn của dân Do Thái. Ông là một con người kiêu căng khi treo tấm bảng; nhưng lại yếu đuối khi quyết định đóng đinh Chúa Giêsu vào thập giá.
Có một nghịch lý khá kì dị trong đời sống, đó là chúng ta dễ ngoan cố trong những điều nhỏ, nhưng lại hết sức yếu đuối trong những điều vô cùng hệ trọng. Chúng ta thường khư khư giữ vững
458 WILLIAM BARCLAY
19,23-24
lập trườne, không chịu lùi chút nào trong một chuyện không đâu, nhưng lại yếu đuối nhượng bộ trong một số việc liên hệ đến những nguyên tắc quan trọng nhất của đời sống. Nếu Philatô chịu đựng nổi chiến thuật xảo trá của dân Do Thái, không chịu để họ ép buộc mình chiều theo ý họ về vấn đề Chúa Giêsu, có lẽ ông còn để lại tiếng tăm trong lịch sử với tư cách con người vĩ đại, kiên cường. Nhưng vì đã nhượng bộ trong việc nhỏ, nên tên ông đã trở thành một tên ô nhục. Philatô con người đã giữ vững lập trường, nhưng là lập trường sai trái và lỗi thời.
Những Con Bạc Tại Chân Thập Giá
Gioan 19,23-24
2J Đóng đinh Đức Giêsu vào thập giá xong, lính tráng lấy áo xống cửa Người chia làm bốn phần, mỗi người một phần; họ lấy cả chiếc áo dài nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới.
24 Vậy họ nói với nhau: "Đừng xé áo ra, cứ bắt thăm xem ai được. ” Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Áo xống tôi, chúng đem chia chác, cả áo dài, cũng bắt thăm luôn. Đó là những điều lính tráng đã làm.
Chúng ta đã biết khi tử tội bị dẫn tới pháp trường, có bốn tên lính theo hộ tống. Một trong những thù lao cho bọn lính làm nhiệm vụ xử tử là y phục của phạm nhân. Mỗi người Do Thái đều có 5 thứ trang phục: giầy, khăn trùm đầu, dây thắt lưng, áo ngắn và áo ngoài. Có bốn tên lính, nhưng lại có 5 thứ trang phục, họ bắt thăm mỗi tên được một thứ, còn lại chiếc áo dài tới đầu gối. Áo đó được dệt nguyên chiếc, không có đường may. Nếu xé ra làm bốn mảnh thì chiếc áo đó trở nên vô dụng, nên chúng lại bắt thăm một lần nữa, xem ai được. Vậy, bọn lính đã cờ bạc ngay dưới chân thập giá. Có nhiều điều đáng nói trong bức tranh sống động này:
a) Studdert Kennedy có làm một bài thơ căn cứ trên khung cảnh này. Bọn lính là những con bạc, cho nên theo một ý nghĩa, Chúa Giêsu cũng vậy. Chúa Giêsu đã “đặt” tất cả lòng trung thành tuyệt đốì vào Thiên Chúa Cha, Ngài đã “đặt” tất cả những gì mình
19,23-24
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 459
CÓ vào thập giá. Thập giá là tiếng gọi cuối cùng và quan trọng nhất hướng về loài người, cũng là hành động cuối cùng và quan trọng nhất để bày tỏ sự vâng lời Thiên Chúa.
Lúc bọn lính canh
Ngồi chụm đầu nhau
Gieo cầu súc sắc
Chúa đã hy sinh
Chết trên thập giá
Xóa tội thế gian
Chúa tôi, Ngài cũng đánh bài
Gieo mạng Ngài ra
Đớn đau cùng cực
Để cứu thế gian
Trước khi trời lặn đoài tây
Ngài đã thăng hoa ngày ấy
Bằng vương miện máu đào
Và áo bào chiến thắng.
Theo một ý nghĩa nào đó, mỗi Kitô hữu cũng là một con bạc phải “đánh cuộc” cả đời cho danh Chúa.
b) Không có một hình ảnh nào bày tỏ đầy đủ sự dửng dưng của thế gian đối với Chúa Giêsu như vậy. Chúa Giêsu đang hấp hối trên thập giá, dưới chân Ngài những tên lính đang ném những con súc sắc để bắt thăm, chia nhau áo xống Ngài, như sự chết của Ngài chẳng quan hệ gì đến họ. Có một họa sĩ vẽ Chúa Giêsu dang đôi tay bị đóng đinh trên một thành phố tân tiến ngày nay, đám đông dân chúng bình thản đi qua bên dưới, không ai thèm nhìn đến, ngoại trừ một nữ ý tá trẻ, và bên dưới bức tranh có một câu hỏi: “Hời những người đi qua, chẳng quan hệ gì đối với các người sao?” (Ac 1,12). Tất cả thảm kịch ở đây không phải thế gian thù nghịch đôi với Đấng Cứu Thế, nhưng điều bi thảm là thái độ dửng dưng của họ, dửng dưng đến lạnh lùng, xem tình thương Thiên Chúa chẳng có gì quan trọng.
c) Trong bức tranh này có hai điểm chúng ta cần chú ý. Một truyền thuyết kể chính Đức Maria đã dệt chiếc áo không có đường may đó, tặng Chúa Giêsu lúc Ngài bước chân vào đời. Nếu là chuyện thật, điều đó có thể xảy ra, vì các bà mẹ Do Thái vẫn có thói quen như vậy, thì trong bức tranh về những tên lính vô tâm
460 WILLIAM BARCLAY
19,25-27
đang bắt thăm chiếc áo vốn là quà tặng của mẹ Chúa dành cho Ngài, sự bi thương lại càng gia tăng gấp bội.
d) ớ đây có một điều sâu xa hơn nữa. Chiếc áo của Chúa Giêsu được mô tả là không có đường may, áo được dệt nguyên từ trên xuống dưới. Đây đúng là kiểu áo bằng vải mịn mà thầy thượng tế mặc. Chức vụ của tư tế là làm liên lạc giữa Thiên Chúa và loài người. Chữ La Tinh chỉ tư tế là Pontifex, nghĩa là người xây cầu. Nhiệm vụ của tư tế là xây một chiếc cầu giữa Thiên Chúa và loài người. Quả chưa có ai làm công việc mà Chúa Giêsu đã làm. Ngài là vị Thượng Tế Hoàn Hảo, nhờ Ngài mà loài người có thể đến được với Thiên Chúa. Các câu nói của Gioan thường có hai nghĩa; một nghĩa bề mặt và một nghĩa sâu nhiệm hơn. Khi Gioan kể lại chiếc áo không có đường may của Chúa Giêsu, ông không chỉ có ý mô tả suông các loại áo xống Neài vẫn mặc, nhưng ông muốn nói Ngài là Thượng Tế Hoàn Hảo, mở con đường đưa mọi người đến trước Nhan Thiên Chúa.
e) Sau cùng, qua biến cố này, Gioan cho thấy một lời tiên tri ghi trong Kinh Thánh Cựu Ước đã ứng nghiệm: “Chúng chia áo xông và bắt thăm lấy áo dài tôi” (Tv 22,18).
Tình Thương của Người Con
Gioan 19,25-27
25 Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, và chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria Mácđala. 26 Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà. ”27 Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh. ” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.
Đến cuối cùng Chúa Giêsu vẫn không hoàn toàn cô đơn. Tại thập giá vẫn có bôn phụ nữ yêu mến Ngài. Một số người giải thích sự có mặt của các bà ở đây là thời bây giờ phụ nữ chẳng có gì quan trọng, họ bị khinh dể nên chẳng ai để ý đến các bà, do đó các bà không gặp nguy hiểm gì khi đến gần thập giá của Chúa Giêsu. Giải thích như vậy không đúng, vì liên hệ với một người mà chính
I​/
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 461
các nhà cầm quyền Roma cho là nguy hiểm đến nỗi bị án tử hình trên thập giá, bao giờ cũng là điều nguy hiểm. Tỏ lòng yêu mến người mà các lãnh đạo chính thông giáo xem như một kẻ tà đạo thì cũng vô cùng nguy hiểm. Các bà có mặt ở đây không phải vì đàn bà chẳng quan trọng gì để thiên hạ phải chú ý, nhưng vì các bà yêu mến Chúa Giêsu đến độ bất chấp cả sợ hãi. Đây là đoàn người thật lạ lùng. Có bà Maria vợ ông Cơlôpát là người chúng ta chẳng biết được gì thêm; còn về ba bà kia thì chúng ta được biết ít nhiều.
Maria, mẹ của Chúa Giêsu có thể bà chẳng hiểu biết gì cả, nhưng bà yêu thương. Bà có mặt là điều tự nhiên vì bà là mẹ. Chúa Giêsu có thể là tội phạm dưới mặt luật pháp, nhưng Ngài vẫn là con Bà. Tinh mẫu tử muôn đời vẫn có trong lòng Đức Maria tại chân thập giá.
Dì của Chúa Giêsu. Trons sách Gioan bà không được nêu tên, nhưng nghiên cứu trong đoạn song song khác (Mc 15,40; Mt 27,56), chúng ta thấy rõ bà là Salômê, vợ của ông Dêbêđê, nghĩa là mẹ của Giacôbê và Gioan. Có điều lạ về Salômê là bà từng bị Chúa Giêsu quở trách cách nghiêm khắc. Lần nọ, bà đã đến với Chúa Giêsu để xin cho hai con mình địa vị hàng đầu trong nước Ngài (Mt 20,20). Chúa Giêsu đã cho bà biết các ý nghĩ đó là các tham vọng sai lầm, con đường Ngài đi là con đường của chén đắng. Salômê tuy bị Chúa quở trách, bà vẫn có mặt tại thập giá. Điều này thật có nhiều ý nghĩa đối với bà, và với Chúa Giêsu. Nó chứng tỏ bà có lòng khiêm nhường nhận sự quở trách và tiếp tục yêu thương tận tụy không chút nhạt phai. Nó cũng cho thấy trong cách quở trách Chúa Giêsu, người ta vẫn thấy tình yêu của Ngài sáng ngời. Sự có mặt của bà Salômê cho chúng ta thấy bài học về cách đưa ra một lời quở trách lẫn cách tiếp nhận lời quở trách.
Maria Macdala. Chúa Giêsu đã đuổi quỷ dữ ra khỏi bà (Lc 8,2; Mc 16,19). Chắc bà không bao giờ quên được điều Chúa Giêsu đã làm cho mình. Ngài đã cứu vớt bà và tình yêu Chúa của bà chẳng bao giờ mai một. Câu khẩu hiệu đã khắc ghi vào lòng bà là: “Tôi chẳng bao giờ quên điều Ngài đã làm cho tôi”.
Trong đoạn này, có một điều đẹp đẽ nhất trong những câu chuyện của các sách Phúc Âm. Khi Chúa thấy mẹ, Ngài không thể khôns nghĩ về những ngày sắp đến của bà. Ngài phó thác bà cho
HUZ,
WILLIAM ÖAKLLA I
1
ai châm soc. Vôi Gioan, co hai tiicâch dé nhân nhiêm vu này, ông là anh em ban dî cüa Chüa Giêsu vi là con cua Salômê, mà cùng là mon dê tùfng diidc Chüa yêu quÿ. Vây Chüa Giêsu giao bà Maria cho Gioan chäm söc, de hai ngitöi cö thé an üi nhau khi Ngài dà ra di.
Dieu hét süc câm dông là dang lue hâp hoi trên thâp giâ, lue su" cüu rôi thé gian diföc treo lên cân cân, Chüa Giêsu vân nghï dên su1 cô don cüa me minh trong nhffng ngày Ngài vang mat. Chüa không bao giô quên câc bon phân dà diföc phô thàc vào tay minh. Ngài là con cüa bà Maria, và ngay trong lue phâi vào trân chien lien hê dên toàn coi vü tru, Ngài vân không hè quên nhffng dieu ddn sO, gàn güi nhâ't. Cho dên ngày cuôi cùng, lue treo thân trên thâp giâ, Chüa Giêsu vân nghï dên su1 dau kho cüa kê khâc, hdn là nôi dau khüng khiêp cüa chinh Ngài.
Ket Thuc Khai Hoàn
Gioan 19,28-30
28 Sau dô, Dûc Giêsu biet là moi su dà hoàn tat. Và dé ûng nghiêm lùi Kinh Thânh, Ngtfài nôi: “Tôi khât! 2i) Ô do, co mot bïnh dây giâm. Ngitdi ta lây miéng bot bien cô thâm dày giâm, buôc vào mot nhành hiXdng thâo, roi dua lên miêng Ngtfài. M Nhap xong, Dûc Giêsu nôi: “The là dà hoàn tat! Roi Ngtfài gue dau xuong và trao Thân Khi.
Trong doan này Gioan dàt chüng ta dôi diên vdi hai dieu vê Chüa Giêsu.
1. Sii dau ddn cüa mot con ngitôi. Luc treo trên thâp giâ, Chüa Giêsu dà câm thây câi kho cüa stf khât niidc. Luc Gioan viêt sâch này, khoâng nàm 100 SC, dà co mot khuynh hifdng goi là phâi Linh Tri dây lên trong lïnh vifc ton giâo và tri et lÿ. Phâi này chu triföng thân linh hoàn toàn tôt, vât chat hoàn toàn xâu, và di dên mot sô kê't luân: Düc Chüa Tröi von là thân linh thuàn tüy nên không thé nào tif mac mot thân xâc, vi thân xâc là vât chat mà vât chat là xâu. Do do ho day, Chüa Giêsu chang bao giô cô mot thân xâc thât sif câ. Ho bao rang Ngài chï là mot bông ma. Chang han
họ bảo khi Chúa Giêsu bước đi, không để lại dấu chân, vì Ngài là thần linh thuần túy ẩn mình trong một thân xác ma.
Họ lại tiếp tục lý luận Đức Chúa Trời chẳng bao giờ chịu đau đớn. Do đó Chúa Giêsu đã trải qua toàn thể kinh nghiệm trên thập giá mà chẳng bị đau đớn chút nào. Khi qua kinh nghiệm như thế, họ tưởng mình đã tôn vinh Thiên Chúa và Chúa Giêsu, nhưng thật ra họ đã hủy hoại Chúa Giêsu. Nếu Chúa muôn cứu chuộc loài người, Chúa phải trở nên người. Ngài phải trở nên giống chúng ta để có thể khiến chúng ta trở nên giông như Ngài. Đó là lý do tại sao Gioan nhấn mạnh sự kiện Chúa Giêsu cảm thấy khát nước. Ông muôn chứng minh Ngài là một người thật, đã thật sự trải qua đau đớn, hấp hối trên thập giá. Gioan đã nhân mạnh đến nhân tính thật, đến sự đau đớn thật của Chúa Giêsu.
2. Sự chiến thắng khải hoàn của Chúa Giêsu. Khi đốì chiếu bốn sách Phúc Âm, chúng ta nhận ra một điểm rất sáng tỏ. Ba sách kia kể trước khi chết, Chúa Giêsu đã kêu to lên một tiếng (Mt 27,50; Mc 15,37; Lc 23,46 ), còn Gioan viết Chúa phán: “Mọi việc đã nên trọn”. Tiếng kêu lớn và lời phán của Chúa chỉ là một. Câu này trong tiếng Hy Lạp chỉ là một chữ-tetelestai - và Chúa Giêsu đã chết với tiếng kêu chiến thắng ây trên môi. Ngài không nói: “Mọi việc thế là xong” một cách yếu ớt, thất bại, nhưng Ngài nói với giọng của một người đang vui mừng reơ hò vì đã thắng trận. Thoạt nhìn thì dường như Chúa Giêsu đã ngã gục trên thập giá, nhưng thật sự Ngài biết, Ngài đã chiến thắng khải hoàn.
Cuối cùng đoạn này làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Gioan ghi rằng Chúa đã ngả đầu ra phía sau (theo bản Anh văn) và trút linh hồn. Ông dùng từ chỉ việc ngả đầu trên chiếc gối. Với Chúa Giêsu thì cuộc chiến đã kết thúc, chiến trận đã thắng. Ngay trên thập giá, Ngài đã nếm niềm vui chiến thắng cùng sự yên nghỉ của một người đã hoàn thành nhiệm vụ và có thể ngả đầu xuống an tâm thỏa lòng.
Còn hai điểm nữa trong đoạn này chúng ta cần ghi nhận. Gioan nhắc lại tiếng kêu “Ta khát” của Chúa Giêsu để làm ứng nghiệm một câu trong Cựu Ước. Ông đã nghĩ đến thánh vịnh 69,21: “Thay vì đồ ăn, chúng trao mật đắng. Con khát nước, lại cho uống giâm chua.”
wibL-inii’* uniw-Lin 1
i 1 -o /
Điểm thứ hai của Gioan muốn nói bóng ở đây. Ông bảo rằng họ lấy một miếng bông đá thấm đầy giấm, buộc vào nhành hương thảo đưa kề miệng Ngài. Nhưng thứ cây này vốn không dùng được vào việc này, vì chỉ là một loại sậy, một thứ cỏ cứng, dài lắm chỉ khoảng 0,7 mét. Điều đó phi lý đến độ một số học giả đã nghĩ rằng người ta lầm nó với một từ tương tự, có nghĩa là một ngọn lao hoặc một ngọn giáo chẳng hạn. Nhưng Gioan đã có ý viết là nhành hương thảo. Lui về những thế kỷ trước đó, vào ngày lễ Vượt Qua đầu tiên, vào đêm mà các con cái Israel từ giã kiếp nô lệ Ai Cập, vị thiên sứ hủy diệt đã ra đi trong đêm đó và giết những con đầu lòng của người Ai Cập. Người Israel phải giết chiên lễ Vượt Qua, lấy máu bôi lên cửa nhà để thiên sứ báo thù kia vượt qua không vào nhà họ. Và Kinh Thánh chép “Hãy lấy một chùm kinh giới (bản dịch Anh văn là một bó cây hương thảo) nhúng vào máu của con chiên lễ Vượt Qua bôi lên đà ngang và trụ cửa” (Xh 12, 22). Chính máu của con chiên đã cứu dân Chúa và chính máu Chúa Giêsu đã cứu thế gian khỏi tội. Cây hương thảo khiến người Do Thái nhớ lại máu cứu rỗi của con chiên lễ Vượt Qua, đó là cách Gioan bảo Chúa Giêsu là Con Chiên vĩ đại của lễ Vượt Qua mà Đức Chúa Trời đã sắm sẩn, và bởi sự chết của Ngài, cả thế gian được cứu.
Nước Và Máu
Gioan 19,31-37
31 Hôm đó là ngày áp lễ, người Do Thái khôn ẹ muôh để xác chết trên thập giá trong ngày sabát, mà ngày sabát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống.32 Quân lính đến, đánh giập ống chân ngưèĩi thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Gỉêsu. JjKhi đến gần Đức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. ỉ4Nhưnẹ một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra.35Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự rlĩật để cho cả anh em nữa cũng tin. 3C Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập. 37Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu.
ly,-31-37
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 465
Dân Do Thái có lòng nhân từ hơn người Roma ở điểm: khi người Roma thực hiện cực hình phải đóng đinh vào thập giá theo tập tục của họ, nạn nhân bị bỏ mặc trên đó, cho dù phải trải qua nhiều ngày mới chết. Nạn nhân bị phơi nhiều ngày trong ánh nắng gay gắt giữa trưa, chịu giá lạnh ban đêm, bị cái khát hành hạ, bị ruồi mòng dày vò bám để hút máu trên các vết thương ở lưng, vừa bị roi đòn xé thịt. Thông thường người ta chết sau khi nói mê sảng như điên dại trên thập giá. Người Roma không chôn cất thi hài của phạm nhân bị đóng đinh, họ chỉ hạ xác chết xuống ném cho kên kên, chim quạ và lũ chó hoang ăn thịt. Nhưng luật Do Thái khác, luật qui đinh rằng: “Khi một phạm nhân đáng chết thì hãy giết nó mà treo trụ hình, thây nó chớ để trên trụ hình cách đêm, song phải chôn trong nội ngày đó”(Đnl 21,22.23). Kinh Mishnah tức là các bộ luật của kinh sư Do Thái qui định: “Ai để xác chết qua đêm là cố ý phạm luật”, và Tòa Công Luận thật sự chuẩn bị hai chỗ để sẵn sàng chôn những kẻ thọ án tử hình nếu người ta không chôn họ trong nghĩa trang của gia tộc. Ớ đây việc dẹp cái xác chết càng quan trọng hơn, vì hôm sau là ngày Sabát của lễ Vượt Qua, một ngày Sa-bát rất trọng đại.
Một phương pháp tàn bạo để thanh toán các phạm nhân chưa chết, người ta dùng gậy đập nát xương ông chân cho đến khi phạm nhân thật sự chết, đó là cách đối xử với hai phạm nhân bị đóng đinh hai bên Chúa Giêsu. Ngài thì được miễn trừ vì đã chết trước khi họ đến. Gioan thấy việc này đã làm ứng nghiệm một đoạn sách nữa của Cựu Ước. Luật qui định không được làm gãy một cái xương nào của con chiên lễ Vượt Qua (Ds 9,12 ). Một lần nữa Gioan lại thấy Chúa Giêsu thật là Con Chiên của lễ Vượt Qua, cứu dân Ngài khỏi chết.
Cuốĩ cùng, một biến cố lạ lùng đã xảy ra. Bọn lính thấy Chúa Giêsu đã chết thì không đánh gãy ông chân Ngài. Nhưng có một tên muốn thật chắc chắn Ngài đã chết, bèn dùng mũi giáo đâm vào sườn Ngài. Từ đó có máu và nước chảy ra. Gioan thấy đó là điều hêt sức quan trọng vì ứng nghiệm lời tiên tri trong Dacaria 12,10:“Chúng nó sẽ nhìn xem Đấng chúng đã đâm thâu”. Rồi ông bảo, người đã chứng kiến tận mắt sự việc ấy kể lại những điều thật sự xảy ra và bảo đảm điều này đúng.
45Ö WILLIAM BARCLAY
Trước hết, chúng ta thử hỏi một điều gì thật sự xảy ra? Chúng ta không biết chắc nhưng Chúa Giêsu chết sớm vì tim Ngài bị vỡ. Có người giải thích là Chúa Giêsu đã trải qua những chấn động thể xác và tình cảm quá khủng khiếp, đến độ trái tim Ngài bị vỡ ra. Khi tim vỡ thì máu trong tim Ngài hoà lẫn với chất nước bao quanh tim. Mũi giáo đâm thủng phần bao bọc quả tim nên có máu và nước hòa lẫn vào nhau chảy ra. Thật đau lòng khi biết Chúa Giêsu đã chết vì tim Ngài bị vỡ ra theo nghĩa đen. Nhưng tại sao Gioan lại nhấn mạnh việc đó như vậy, có hai lý do:
1. Với Gioan, đây là bằng chứng dứt khoát không chối cãi được Chúa Giêsu là một người thật, có một thân thể thật. Đây là câu trả lời cho phái Linh Trí với ý niệm của họ về những bóng ma, về những thần linh với một nhân tính không có thật. Đây là bằng chứng Chúa Giêsu thật có xương thịt như chúng ta.
2. Nhưng với Gioan, ngoài bằng chứng về nhân tính của Chúa Giêsu, còn có điều gì hơn nữa. Đó là biểu tượng của hai thánh lễ lớn trong Hội Thánh. Thánh lễ lập trên nước và phép rửa, và thánh lễ lập trên máu là tiệc thánh. Nước của phép rửa tượng trứng cho ân sủng tẩy sạch của Chúa trong Chúa Cứu Thế. Rượu của tiệc thánh là máu Chúa đổ ra để cứu loài người khỏi tội lỗi. Đối với Gioan, nước và máu Chúa chảy ra là dấu hiệu nước tẩy rửa của phép rửa và máu Chúa đổ ra để cứu chuộc loài người.
Quà Tặng Cuốĩ Cùng Cho Chúa
Gioan 19,38-42
38 Sau đó, ông Giôxếp, người Arimathê, xin ông Philatô cho phép hạ thi hài Đức Giêsu xuống. Ông Giôxếp này kì một môn đệ theo Đức Giêsu, nhưng cách kín đáo, vì sự người Do Thái. Ông Philatô chấp thuận. Vậy, ông Giôxếp đến hạ thi hài Người xuống.Jv Ông Nicôđẽmô cũng đến. Ông này trước kia đã tới gặp Đức Giêsu ban đêm. Ôní> mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. 40 Các ông lãnh thi hài Đức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Dtì Thúi.41 Nơi Đức Ciêsu bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai. 42 Vì hôm ấy là ngày áp lễ của
I y, 38-42
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 467
người Do Thái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Đức Giêsu ở đó.
Vậy Chúa Giêsu đã chết. Việc cần làm tiếp theo phải thực hiện nhanh chóng, vì sắp sang ngày Sabát, vào ngày ấy người Do Thái không thể làm gì cả. Bạn bè của Chúa đều nghèo, không thể cung ứng cho Ngài một cuộc an táng thích đáng. Nhưng chính lúc đó, có hai người xuất hiện. Một người là Giôxép ở Arimathê, ông vôn là môn đệ của Chúa Giêsu, nhưng là nhân vật quan trọng, thành viên Tòa Công Luận, từ trước đến nay vẫn giữ kín địa vị môn đệ vì sợ người ta biết. Người kia là Nicôđêmô. Phong tục người Do Thái là liệm xác người chết bằng vải gai mịn và để nhiều hương liệu giữa các lớp vải liệm. Nicôđêmô đã đem một số hương liệu đủ để chôn cất một nhà vua. Giôxép tặng Chúa Giêsu phần mộ của mình, còn Nicôđêmô thì dâng cho Ngài các áo xống để mặc trong phần mộ.
ở đây, tính cách bi thảm lẫn vinh quang đã hòa lẫn vào nhau:
1. Tính cách bi thảm. Hai người đều là thành viên của Tòa Công Luận xét xử Chúa Giêsu và thiết lập bản cáo trạng chống lại Ngài, hoặc họ đã im tiếng suốt cả buổi họp đó. Sự việc sẽ khác hơn biết bao nếu giữa những tiếng nói cuồng loạn kết án Chúa, có tiếng nói khác cất lên bênh vực Ngài. Sự việc sẽ khác hơn biết bao nếu người ta được thây một gương mặt trung thực giữa những bộ mặt tái nhạt đầy sát khí đó! Nhưng Nicôđêmô và Giôxép đều sợ.
Chúng ta thường chờ cho đến khi người ta chết rồi mới dâng tặng vật tỏ lòng ngưỡng mộ. Bày tỏ lòng trung thành lúc Chúa còn sống sẽ có giá trị hơn ngôi mộ mới và số vải vóc hương liệu dành tẩm liệm một vị vua. Một lời nói yêu thương, khen ngợi và cám ơn lúc còn sông có giá trị hơn tất cả các bài điếu văn trên đời dành ca tụng tán dương một người đã chết.
2. Nhưng cũng có vinh quang trong đó. Cái chết của Chúa đã thực hiện nhiều điều hơn đời sống Ngài đã làm cho Nicôđêinô và Giôxép. Ngay sau khi Chúa chết trên thập giá, Giôxép đã quên hết sợ hãi và tỏ ra khinh dể quan tổng đốc Roma bằng việc xin xác Chúa Giêsu. Ngay khi Chúa chết trên thập giá, Nicôđêmô đã có mặt để góp phần của mình mà ai cũng thấy. Sự hèn nhát, sỢ hãi, phân vân, thận trọng, giấu diếm đã châm dứt. Những kẻ từng e sợ lúc Chúa còn sống, bây giờ xưng nhận Ngài tỏ tường
468 WILLIAM BARCLAY
2U, ]-lU
ngay khi Ngài vừa chết. Chúa chết trên thập giá chưa tròn một tiếng đồng hồ, lời tiên tri của Ngài đã được ứng nghiệm: “Còn ta, khi đã được treo lên khỏi mặt đất, ta sẽ kéo mọi người đến cùng ta” (Gal2,32). Có lẽ sự im lặng và vắng mặt của Nicôđêmô tại Tòa Công Luận đã đem đau buồn đến cho Chúa Giêsu, nhưng chắc chắn Ngài biết rõ ông sẽ vứt bỏ sự sợ hãi đó phía sau thập giá. Chắc chắn Ngài vui lòng vì quyền năng của thập giá bắt đầu tác động kéo mọi người đến với Ngài. Ngay lúc đó, sức hút của thập giá đã khởi động, quyền năng của thập giá đã biến đổi kẻ hèn nhát do dự thành người quyết tâm tin nhận Chúa Cứu Thế mà không sợ hãi.
Tinh Yêu Gặp Bôi Rôi
Ga 20,1-10
' Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mácđala đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ.2 Bà liền chạy về gặp ông Simôn Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Bù nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đau. ”3 Ông Phê rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. 4 Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. 5 Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. 6 Ông Simôn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, 7 và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn nciy không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. 8Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. 9 Thật vậy, trước đó, hai ông chưtHiiều rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết. 10 Sau đó, các môn đệ lại trở về nhà.
Không ai yêu thương Chúa Giêsu nhiều bằng Maria Macdala. Luca cho chúng ta biết đã có bảy quỉ bị đuổi ra khỏi bà. Điều Chúa Giêsu làm cho bà không ai làm được và bà không thể nào quên. Có ý kiến vẫn cho rằng bà là tội nhân đáng ghê tởm mà Chúa Giêsu đã kêu gọi, đã tha thứ và thanh tẩy. Bà đã phạm tội nhiều, và cũng yêu mến nhiều, tình yêu thương là tất cả những gì bà cần đem đếh.
20,1 -10
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 469
Tại Palestine có phong tục viếng mộ người thân ba ngày sau khi thi hài được đặt vào phần mộ. Họ tin linh hồn người chết còn bay lượn và chờ đợi chung quanh phần mộ luôn ba ngày, sau đó mới bỏ đi, vì lúc đó thi thể không còn nhận diện được nữa, bởi đã bắt đầu thối rữa. Các bạn thân của Chúa Giêsu không thể nào không đến viếng mộ Ngài vào ngày Sabát là ngày thứ bảy của chúng ta. Vậy Maria đến mộ trước tiên vào Chúa nhật. Bà đến thật sớm, chữ “rạng đông” là proi, chỉ canh chót trong bôn canh của đêm, từ ba giờ đến sáu giờ sáng. Lúc Maria đến mộ, trời còn mờ mờ, vì quá nóng lòng bà không thể trì hoãn hơn nữa.
Khi đến mộ, bà vô cùng kinh ngạc. Mồ mả thời xưa thường không có cửa để đóng lại. Tại lối ra vào mộ có một đường rãnh dưới mặt đất, trên có một tảng đá tròn như chiếc bánh xe, tảng đá được lăn vào chặn vào chỗ xem như cửa mộ, để bảo đảm không có ai lăn tảng đá ấy đi (Mt 27, 26). Maria kinh hoàng khi thấy tảng đá đó đã bị lăn ra. Có hai điều xuất hiện trong trí bà. Bà nghĩ là người Do Thái đã lấy xác Chúa Giêsu đem đi nơi khác, vì họ chưa bằng lòng với việc giết Ngài trên thập giá mà cồn muôn làm nhục thi thể Ngài thêm nữa. Cũng có một sô" người bất lương chuyên nghề đào mộ để ăn trộm xác. Có lẽ Maria nghĩ người ta đã lẻn vào trong mộ ăn cắp xác Chúa.
Đây là một tình cảnh mà Maria Macdala cảm thấy không thể đối phó được, nên chạy vào thành tìm Phêrô và Gioan. Maria là trường hợp tiêu biểu cho một người cứ tiếp tục yêu thương, cứ tiếp tục tin tưởng, dù mình không hiểu được. Đó là loại yêu thương, loại tin tưởng đến cuối cùng sẽ được tôn vinh.
Phát Giác Quan Trọng
Gioan 20,1-10
Câu chuyện ở đây cho thây Phê rô vẫn còn làvị thủ lãnh mà các tông đồ thừa nhận. Bà Maria đến tìm ông, bất chấp việc ông đã chối Chúa- việc chối Chúa của Phê rô hẳn là được loan truyền ra khắp nơi nhanh chóng lắm - Phê rô vẫn là người đứng đầu. Chúng ta vẫn thường nói đến nhược điểm và tính khí bất thường của ông, nhưng hẳn nơi con người ây phải có một cái gị ưu việt hơn, mới
470 WILLIAM BARCLAY
20,1-10
khiến ông có thể đối mặt các đồng bạn sau cái vấp ngã tai hại biến ông thành kẻ hèn nhát. Nơi con người ông hẳn phải có một điểm gì đó khiến những người kia sẩn sàng thừa nhận ông vẫn là lãnh tụ sau biến cố đó. Sự yếu đuối nhất thời của Phêrô không thể bịt mắt chúng ta trước sức mạnh đạo đức cùng tầm vóc của ông, và trước sự kiện ông là người sinh ra để lãnh đạo.
Bây giờ, một điểm khác khiến Gioan chú ý: Các đồ khâm liệm không bị vứt bừa bãi vô trật tự, nhưng đều nằm y nguyên tại chỗ. Theo nguyên văn Hy Lạp ÇÔ nghĩa là vải liệm nằm tại chỗ thi thể đã nằm, chiếc khăn nằm tại chỗ đặt cái đầu. Đồ khâm liệm không có vẻ gì là bị tháo ra và dẹp đi, nhưng đều nằm đúng chỗ vôn được sắp xếp, dường như chỉ có xác là biến mất khỏi đó. Khi thấy như vậy, Gioan biết ngay có chuyện gì xảy ra và ông tin. Không phải những gì Gioan đã đọc trong Thánh Kinh thuyết phục ông tin Chúa Giêsu sông lại, nhưng chính những gì ông đang chứng kiến tận mắt.
Vai trò của tình yêu trong câu chuyện này thật phi thường. Chính bà Maria người yêu mến Chúa rất nhiều, đã đến mộ trước nhất. Chính Gioan, môn đệ được Chúa yêu mến và yêu Chúa, là người đầu tiên tin vào sự sống lại. Điều này luôn luôn là vinh dự lớn của Gioan. Ông là người đầu tiên hiểu và tin. Tình yêu đã cho cặp mắt ông đọc được các dấu hiệu, và tâm trí ông thấu hiểu sự việc.
ở đây, chúng ta thấy qui luật quan trọng của đời sông. Bất luận việc gì, chúng ta không thể giải thích được tư tưởng của người khác, trừ phi giữa ta với họ có mối dây ưu ái, cảm thương nhau. Không ai có thể diễn thuyết hay viết lại thành công, cuộc đời, sự nghiệp của một ngươi mà mình không thiện cảm. Các thính giả có thể thấy rõ một ca sỹ có thiện cảm với nhà soạn nhạc như thế nào qua tác phẩm đang trình diễn. Tinh yêu là nhà lý giải vĩ đại. Tinh yêu có thể biết ngay ý nghĩa sự việc mà nghiên cứu tìm tòi chẳng nhìn thấy. Người ta kể, có một họa sỹ trẻ đem tranh ông vẽ Chúa Giêsu đến để Dore cho ý kiến. Ông chần chừ, cuối cùng chỉ nói một câu: “Anh không yêu Ngài, bằng không anh đã vẽ Ngài đẹp hơn”. Chúng ta chẳng bao giờ hiểu Chúa Giêsu hoặc giúp người khác hiểu được Ngài, trừ.phi chúng ta dành hết lòng và trí mình cho Ngài.
20,11-18
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 471
Sự Nhận Diện Quan Trọng
Gioan 20,11-18
" Bà Maria Mácđala đứng ở nẹoài, gân bên mộ, mà khóc. Bà vừa khóc vừa cúi xuống nhìn vào trong mộ, 12 thì thấy hai thiên thần mặc áo trắng ngồi ở nơi đã đặt thi hài của Đức Giêsu, một vị ở phía đầu, một vị ở phía chân. 13 Thiên thần hỏi bà: “Này bà, sao bei khóc?” Bà thưa: “Người ta đã lấy mất Chúa tỏi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu! 14 Nói xong, bà quay lại và thấy Đức Giêsu đứng đó, nhưng bà không biết là Đức Giêsu. 15 Đức Giêsu nói với bà: “Nàv bà, sao bà khóc? Bà tìm ai?” Bà Maria tưởng là người làm vườn, liền nói: “Thưa ông, nếu ông đã dem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem Nẹười về. ” 16 Đức Giêsu gọi bà: “Maria! Bà quav lại và nói bằng tiếng Do Thái: “Rápbuni! (nghĩa là ‘Lạy Thầy’). 17 Đức Giêsu bảo: “Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: 'Thầy lên cùng Cha của Thầv, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em’.” 18 Bà Maria Mácđala đi báo cho các môn đệ: “Tôi đã thấy Chúa”, và bà kể lại những điều Người đã nói với bà.
Có người gọi câu chuyện này là cảnh nhận diện quan trọng nhất trong văn học. Vinh dự thấy Chúa Giêsu phục sinh đầu tiên thuộc về bà Maria Macdala. cả câu chuyện được trải dài với nhiều dấu chỉ về tình thương của Maria. Bà trở lại mộ sau khi đem tin cho Phê rô và Gioan, chắc khi các ông chạy nhanh đến mộ, bà bị bỏ lại phía sau, nên khi bà đến thì hai vị đã đi rồi. Vậy bà đứng đó mà khóc, chúng ta không cần phải tìm kiếm tỉ mỉ lý do vì sao bà không nhận ra Chúa Giêsu. Sự kiện thật đơn giản, bà đã khóc quá nhiều và nước mắt bà nhòa lệ. Câu chuyện trao đổi với người bà tưởng là kẻ làm vườn cho thấy lòng bà yêu mến Chúa. “Nếu ông chính là ngườiđã đem xác Ngài cũng phải biết ông đã để Ngài ở đâu.” Bà không nêu tên Chúa Giêsu vì nghĩ ai ai cũng biết tên người mà bà đang nghĩ đến, tâm trí hoàn toàn dành cho Chúa đến nỗi trên đời này đối với bà chẳng còn ai khác nữa. “Thì ta sẽ đến mà lấy”, với sức lực của một phụ nữ, bà làm sao làm nổi việc ấy? Rồi bà sẽ đem xác Ngài đi đâu? Bà không màng nghĩ đến những câu hỏi và những nan đề đó. Ước ao duy nhất của bà là được khóc
472 WILLIAM BARCLAY
20,11-18
để tỏ lòng yêu thương của mình đối với thi thể của Chúa Giêsu. Ngay sau khi đặt mấy câu hỏi đó với người mà bà tưởng là kẻ làm vườn, chắc bà lại hướng về phía phần mộ nên bà quay lưng lại với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu chỉ gọi một tiếng:“Maria”, và cũng chỉ được đáp lại bằng một tiếng: “Thầy” (rabuni tiếng Aram có nghĩa là rabi).
Chúng ta thấy hai lý do thật đơn giản, nhưng thật sâu nhiệm giải thích vì sao bà Maria đã không nhận ra Chúa Giêsu.
1. Vì bà ta đã khóc quá nhiều. Nước mắt khiến bà lờ mờ không thấy rõ nữa. Khimất đi một người thân, lòng chúng ta rất đau đớn, nước mắt sẽ trào ra. Nhưng phải luôn nhớ vào những lúc như thế, sự đau buồn của chúng ta có tính chất ích kỷ. Chúng ta đang nghĩ đến sự cô đơn, mất mát, hiu quạnh của chính mình. Chúng ta không khóc cho một người được đi ở với Chúa, chúng ta chỉ khóc cho chính mình. Đó là điều tự nhiên không tránh được, đồng thời đừng bao giờ để nước mắt ngăn chặn không cho chúng ta nhìn thây vinh quang của thiên đàng và sự sống đời đời. Chắc phải có nước mắt, nhưng qua nước mắt, chúng ta phải nhìn thấy vinh quang.
2. Bà không nhận ra Chúa có thể vì bà cứ cố nhìn về hướng sai lầm. Bà không thể rời mắt khỏi phần mộ, do đó, đã xoay lưng lại Chúa Giêsu. Điều đó cũng thường xảy đến với chúng ta. Vào những lúc như thế, mắt chúng ta vẫn dán vào mặt đất lạnh của phần mộ. Nhưng chúng ta phải xoay hướng khỏi nơi những người thân yêu của chúng ta đang nằm. Thân xác tàn rữa, còn con người thật của họ đang trên trời trong hiệp thông với Chúa Giêsu mặt đối mặt, trong vinh quang của Thiên Chúa.
Khi đau buồn đến, đừng để nước mắt làm mờ mắt, không cho chúng ta thấy vinh quang. Đừng bao giờ dán mắt vào phần mộ mà quên thiên đàng. Trong cuốn “Mỗi người một đồi gôngôtha”, Alan Walker kể lại việc cử hành tang lễ theo hình thức cho số người chưa đức tin hay chưa liên hệ với Chúa Cứu Thế: “Khi đã hạ quan tài, một phụ nữ trẻ nhìn xuống mộ và tức tưởi thốt lên: Xin vĩnh biệt Cha!” Với một người không có hy vọng của Kitô hữu, thế là hết. Nhưng với chúng ta, những lúc như vậy, ý nghĩa đích thực của câu ấy là: “Xin tạm biệt cha, cha về với Chúa cho đến ngày chúng ta gặp lại nhau”.
20,11-18
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 473
Chia Sẻ Tin Mừng
Gioan 20,11-18
Trong đoạn này có một điểm thật khó hiểu. Sau khi đã nhận diện, câu trước nhất- trước mọi việc khác - Chúa Giêsu nói với Maria: “Chớ động đến ta, vì ta chưa lên cùng Cha.” Thế mà chỉ ít lâu sau đó chúng ta lại thấy Ngài mời Tôma hãy chạm vào Ngài (Ga 20, 27 ). Trong Luca, Chúa bảo các môn đệ đang kinh hoàng: “Hãy xem tay chân ta, thật chính ta, hãy chạm đến ta và hãy xem, ma thì không có thịt xương, mà các ngươi thấy ta có” (24,39). Trong Matthêu 28,9: “Hai người đến gần ôm chân Ngài và thờ lạy Ngài.” Ngay cả hình thức câu nói của Gioan cũng khó hiểu. Ông bảo Chúa Giêsu phán: “Đừng đụng đến ta vì ta chưa lên cùng Cha”, như ngụ ý sau khi Chúa thăng thiên mới có thể rờ đến Ngài được. Không có cách giải thích thỏa đáng nào cho vấn đề này.
1. Giải thích theo nghĩa bóng toàn thể vấn đề được gán cho một ý nghĩa thiêng liêng. Người ta lý luận sự tiếp xúc thật với Chúa Giêsu chỉ xảy ra sau khi Ngài thăng thiên, sự tiếp xúc thuộc thể như sờ nắm không quan trọng. Dĩ nhiên điều đó đúng và thật quí báu, nhưng dường như đó không phải là ý nghĩa của đoạn này.
2. Có người gợi ý bản Hi Lạp đã dịch sai một nguyên bản tiếng Aram. Dĩ nhiên Chúa Giêsu nói tiếng Aram qua tiếng Hy Lạp. Điểm gợi ý đúng là Chúa đã nói: “Đừng đụng đến ta vì ta chưa lên cùng Cha, hãy đến các anh em ta và bảo họ rằng...” Có lẽ Chúa Giêsu ngụ ý: “ Đừng phí thời giờ để thờ lạy ta lâu quá trong niềm vui vì ngươi mới khám phá ra việc này. Hãy đi báo tin vui đó cho các môn đệ khác nữa”. Có thể đây là cách giải thích đúng. Mệnh lệnh cách trong Hy văn là một mệnh lệnh cách ở thì hiện tại, và nói một cách chính xác thì nó có nghĩa là: “Đừng chạm vào người ta.” Có lẽ Chúa Giêsu muốn cho Maria biết: “Đừng quấn quýt bên ta cách ích kỷ như vậy, chỉ còn một thời gian ngắn nữa ta sẽ lên cùng Cha ta. Vậy hãy đi báo tin mừng này cho họ, để thì giờ ta còn lại với nhau sẽ không bị phí phạm chút nào.” Như vậy đoạn này sẽ có ý nghĩa, thật sự đó cũng là một việc Maria đã làm.
474 WILLIAM BARCLAY
20,19-23
3. Cũng có một cách giải thích khác nữa. Trong các sách Phúc Am khác, sự sợ hãi của những người bất ngờ nhận ra Chúa Giêsu luôn luôn được nhân mạnh. Trong Matthêu 28,10, Chúa đã nói: “Đừng sợ chi cả!’’Trong Máccô 16,8 thì câu chuyện chấm dứt: “Vì (các bà ) run sợ sửng sốt”, Lu-ca 24,5 chép rằng: “Họ thất kinh.” Câu chuyện Gioan kể lại không đề cập đến sự sợ hãi đó. Điểm muốn nói ở đây là đôi khi mắt các kinh sư sao chép lại các nguyên bản bị nhầm lẫn vì chúng không hề dễ đọc. Một số học giả cho rằng, mấy chữ mà Gioan viết không phải là Meaptou- chớ rờ đến ta- nhưng là Me ptoou - đừng sợ. Động từ Ptoein có nghĩa là run SỢ.Ớ trường hợp đó, câu Chúa Giêsu bảo với Maria là: “Đừng sợ, ta chưa lên với Cha Ta đâu, ta vẫn còn ở lại đây với các ngươi.”
Chưa có câu giải thích nào cho lời Chúa Giêsu phán ở đây ]à hoàn toàn thỏa đáng, nhưng có lẽ cách giải thích thứ hai là tốt nhất trong ba cách giải thích mà chúng ta vừa xét qua. Dù thế nào thì Chúa Giêsu cũng sai bà Maria đến cùng các môn đệ Ngài với sứ điệp về những gì Ngài vẫn thường nói với họ, bây giờ việc ấy sắp xảy ra, Ngài sắp trở về với Cha Ngài. Cho nên Maria đã ra đi loan truyền rằng: “ Tôi đã thấy Chúa.”
Lời chứng của Maria chứa đựng trọng điểm của Kitô giáo, một người thực sự tin yêu Chúa phải nói được rằng: “Tôi đã thấy Chúa.” Kitô giáo không có nghĩa là biết về Chúa Giêsu mà là biết chính Ngài, không phải tranh luận về Chúa Giêsu mà là gặp gỡ Chúa Giêsu, được kinh nghiệm chắc chắn, rõ ràng, Chúa Giêsu đang sống.
Chúa Kitô Sai Phái
Gioan 20,19-23
19 Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông vù nói: “Bình an cho anh em! 20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các mồn đệ vui mừng vì được thấy Chúa.21 Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. ” 22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bao: “Anh em hãy nhận lấy Thánh
20,19-23
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 475
Thần. 23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ. ”
Có lẽ các môn đệ vẫn tiếp tục họp tại phòng cao, nơi đã tổ chức Bữa Tiệc Ly. Nhưng họ đã hợp mặt trong bầu khí đầy sợ hãi. Họ kinh hoàng vì đã biết sự cay cú độc ác của dân Do Thái vừa giết Chúa, và các môn đệ sợ rằng tiếp theo sẽ tới phiên họ. Họ đã họp lại trong sợ hãi, sợ từng tiếng chân đi ngoài hành lang, từng tiếng gõ cửa, e có tay sai của Tòa Công Luận đến bắt họ. Đang lúc đó, thình lình Chúa Giêsu hiện ra giữa họ, Ngài chào họ bằng lời chào thông thường của người Phương Đông: “Chúc anh em được bình an.” Câu ấy mang ý nghĩa nhiều hơn là: “Cầu mong cho anh em khỏi lo lắng bối rốì.” Nó có nghĩa là: “Nguyện Thiên Chúa ban cho anh em mọi điều tôt lành.” Sau đó Chúa Giêsu ban cho môn đệ một mệnh lệnh, sự sai phái mà Hội Thánh chẳng bao giờ được quên.
1. Ngài phán rằng Chúa Cha đã sai Ngài thế nào, Ngài cũng sai phái họ y như vậy. Đây là điều mà Westcott đã gọi: “hiến chương của Hội Thánh.” Nó có ba ý nghĩa.
a. Chúa Giêsu cần Hội Thánh. Đúng như thánh Phaolô muốn nói khi ông gọi Hội Thánh là “thân thể của Chúa Kitô” (Ep 1,23; lCr 12,12). Chúa Giêsu đã đến với một sứ điệp cho mọi người, bây giờ Ngài trở về cùng Chúa Cha. Sứ điệp ấy sẽ chẳng bao giờ đến được với mọi người nếu Hội Thánh không loan truyền. Hội Thánh phải là cái miệng nói thay cho Chúa, là đôi chân đi những nơi Ngài cần đến, là đôi tay để làm công việc của Ngài. Sứ điệp của Chúa Kitô được đặt vào tay Hội Thánh. Vậy ý nghĩa nhất trong câu chuyện này là Chúa Giêsu tùy thuộc vào Hội Thánh.
b. Hội Thánh cần Chúa Giêsu. Một sứ giả cần có người phái mình đi, cần có sứ điệp để mang đi, cần một thế lực, một thẩm quyền để hậu thuẫn cho sứ điệp mình mang đi, người ấy cần có người để nhờ cậy khi nghi ngờ và gặp khó khăn. Vì thế, Hội Thánh cần Chúa Giêsu. Nếu không có Ngài, Hội Thánh sẽ không có sứ điệp, không có năng lực, không có ai để nương cậy khi bị chống đối, không có gì để soi sáng cho tâm trí, thêm sức cho đôi tay, khích lệ cho tâm hồn. Vậy, câu này có nghĩa là Hội Thánh lệ thuộc vào Chúa Giêsu.
476 WILLIAM BARCLAY
20,24-29
c. Nhưng ở đây vẫn còn một điểm khác nữa. Việc Hội Thánh được Chúa Giêsu sai phái song song với việc Ngài được Chúa Cha sai phái. Không ai đọc tường thuật của sách Gioan mà không thấy tương quan giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha luôn luôn dựa trên sự vâng phục trọn vẹn và tình yêu trọn vẹn của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu làm sứ giả của Chúa Cha, chỉ vì Ngài vâng phục và yêu mến Chúa Cha cách trọn vẹn. Do đó Hội Thánh cũng chỉ làm sứ giả, công cụ cho Chứa Giêsu khi Hội Thánh yêu mến và vâng phục lời Ngài thật sự trọn vẹn. Hội Thánh không thể đi ra loan truyền sứ điệp của chính mình, mà là loan truyền sứ điệp của Chúa Cứu Thế. Hội Thánh không thể ra đi với các chính sách nhân tạo của mình mà phải theo ý của Chúa Giêsu. Bất cứ lúc nào cố ý dựa vào sự khôn ngoan và năng lực riêng để giải quyết vấn đề mà không tìm ý muôn và hướng dẫn từ nơi Chúa Giêsu, Hội Thánh sẽ thất bại.
2. Chúa Giêsu hà hơi trên các môn đệ để ban Thánh Thần. Khi nói như vậy chắc chắn Gioan đang nhớ lại câu chuyện sáng tạo con người. Tác giả xưa đã viết: “Thiên Chúa bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sinh khí vào lỗ mũi, thì con người trở nên một loài sinh linh” (St 2,7 ). Đó cũng chính là bức tranh mà Êdêkiên đã thấy trong thung lũng đầy hài cốt khô, ông nghe Chúa phán với gió: “Hỡi hơi thở, hãy đến từ gió bốn phương, thở trên những người bị giết, để cho chúng được sống” (37, 9). Khi Thánh Thần đến, có sáng tạo mới, như đánh thức sự sống từ trong cái chết. Khi Thánh Thần xuống trên Hội Thánh, Hội Thánh được đánh thức và tái tạo để thi hành nhiệm vụ của mình.
Kẻ Ngờ Vực Chịu Thuyết Phục
Gioan 20,24-29
24 Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Điđymô, không ở với các ông khi Đức Giêsu đến. 25 Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tôrna đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin. ” 26 Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt
20,24-29
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 477
trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đỏng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em. ” 27 Rồi Người bảo ông Tôma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứnẹ lòng nữa, nhưng hãy tin. ” 28 Ông Tôma thưa Người: “Lạy Chúa của con, /ạv Thiên Chúa của con! 29 Đức Giêsu bảo: “Vì đã thấv Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!
Với Tôma, ông chỉ còn chờ thập giá mà thôi. Khi Chúa Giêsu đề nghị đến Bêtania lúc được tin Ladarô bị bệnh, Tôma nói: “Chúng ta hãy tới đó để cùng chết với Ngài” (Ga ] 1,16). Tôma không thiếu can đảm, nhưng ông có tính bi quan. Không ai nghi ngờ việc Tôma rất yêu Chúa Giêsu. Ông yêu Ngài đủ để sẵn sàng cùng đi với Ngài lên Giêrusalem, sẩn sàng để chết khi các môn đệ khác phân vân, sợ hãi. Điều mà Tôma chờ đợi đã xảy ra, và khi việc xảy ra như ông chờ đợi thì ông vẫn đau đớn vô cùng, ông đau đớn đến độ không muốn nhìn mặt ai nữa, ông ở riêng với niềm đau của mình.
Vua George Đệ Ngũ thường nói một trong những qui luật sông của ông: “Nếu ta phải chịu đau khổ thì hãy để ta như một con vật tốt giống và để ta chịu khổ một mình trong cô đơn." Tôma phải đôi diện với nỗi đau buồn của ông trong cô đơn. Vì thế, khi Chúa Giêsu trở lại với các môn đệ thì Tôma đã không có mặt. Với ông, tin báo Chúa Giêsu sông lại là một tin dường như quá tốt lành đến độ không thể tin có thật, vì thế ông đã không chịu tin. Với tâm trạng phân vân do bản tính bi quan, ông tuyên bô" chẳng bao giờ ông tin Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, cho đến khi thấy tận mắt, đặt ngón tay ông vào dâu đinh trên tay Chúa và đặt bàn tay ông vào chỗ mũi giáo đã đâm nơi hông Ngài (Kinh Thánh không chép gì về các vết thương nơi bàn chân Chúa Giêsu, vì trong hình phạt đóng đinh vào thập giá, đôi chân không bị đóng đinh, chỉ cột vào đó mà thôi).
Thêm một tuần lễ trôi qua, lần này Tôma có mặt với các môn đệ khác. Chúa Giêsu biết rõ tấm lòng của Tôma, Ngài lặp lại lời ông và mời ông tự làm cuộc trắc nghiệm mà ông từng đòi hỏi. Bấy giờ, lòng Tôma tuôn trào tình yêu và thờ kính, ông chỉ có thể thốt lên: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Chúa Giêsu nói với ông: “Tôma ơi, ngươi cần thấy tận mắt rồi mới chịu tin,
478 WILLIAM BARCLAY
20,24-29
nhưng sẽ có lúc người ta chỉ thấy bằng con mắt đức tin và tin nhận. Trong câu chuyện này tâm tính Tôma đã bộc lộ rõ ràng trước mắt chúng ta:
1. Tôma đã phạm một lỗi lầm. Ông đã vắng mặt trong buổi họp mặt anh em. Ông tìm sự cô đơn hơn là họp nhau. Và vì không có mặt với các bạn nên ông mất cơ hội gặp Chúa Giêsu lúc Ngài đến đó lần thứ nhất. Chúng ta sẽ bị mất mát nhiều nếu tự tách mình ra khỏi cộng đoàn để tìm cách sống cô đơn. Nhiều điều có thể xảy ra khi chúng ta cùng ở với nhau trong Hội Thánh Chúa, nhưng sẽ không xảy ra khi chúng ta sông cô đơn. Khi gặp cảnh đau buồn, chúng ta thường có khuynh hướng muôn đóng cửa lại, nhôi mình riêng một nơi, không muốn gặp ai cả. Nhưng chính những lúc như thế, mặc dù đau buồn, chúng ta nên tìm thông hảo với anh em, vì trong sự thông hiệp đó chúng ta có cơ may gặp Chúa.
2. Nhưng Tôma có hai đức tính lớn. Ông nhất định không chịu nói là tin khi ông không tin, không bao giờ nói mình hiểu trong khi không hiểu. Ông không hề đè nén sự nghi ngờ của mình xuống bằng cách làm như mình không hề nghi ngờ. Tôma không thuộc loại người chịu thông qua điều chưa.hiểu. Ông muốn biết chắc mọi sự, và thái độ này của ông hoàn toàn đúng.
Một người đòi hỏi chắc chắn thì có đức tin vững vàng hơn kẻ chỉ lặp lại như con vẹt những điều mình chẳng bao giờ suy nghĩ đến, không thật sự tin tưởng. Chính hoài nghi như thế đến cuối cùng sẽ đạt đến chỗ tin chắc.
3. Đức tính kia của Tôma là khi biết chắc, ông sẽ đi cho đến cùng. Ông nói: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Với Tôma không có vị trí lưng chừng. Ông không làm bộ hoài nghi chỉ nhằm chơi trò xiếc tinh thần, ông nghi ngờ vì muốn trở thành người biết chắc, và khi đã chắc rồi, ông hoàn toàn vâng phục. Khi một con người chiến đấu với nỗi hoài nghi để đi đên chỗ tin Đức Giêsu là Chúa, người ấy đạt được sự chắc chắn mà những người dễ dàng chấp nhận không suy nghĩ sẽ chẳng bao giờ đạt tới được.
TIN MƯNG THEO THANH GIOAN 4 /y
Toma Vào Những Ngày Sau đó
Gioan 20,24-29
Chúng ta không rõ những ngày sau đó điều gì xảy đến cho Tôma. Nhưng có một sách ngoại kinh nhan đề “Các công việc của Tôma” dựng lại tiểu sử của ông. Dĩ nhiên đây chỉ là truyền thuyết cũng có phần nào là lịch sử, và trong sách đó, Tôma được mô tả trung thực với tính tình của ông. Sau đây là một phần trong câu chuyện đã được kể lại về ông.
Sau khi Chúa Giêsu sống lại, các môn đệ phân bổ khu vực rao giảng Phúc Âm, mỗi người đến một nơi nào đó để truyền bá Phúc Âm cho mọi người khắp thế gian đều được nghe. Tôma bắt thăm nhằm xứ An Độ (Giáo Hội Thánh Tôma ở miền Nam Ân truy lai lịch của họ từ Tôma). Thoạt đầu Tôma không chịu đi, ông bảo ông không đủ sức thực hiện một chuyến đi xa đến thế. Ông nói: “Tôi là một người Do Thái, làm sao lại có thể đến sống giữa những người Ân Độ mà rao giảng chân lý cho họ được?” Tối đến, Chúa Giêsu hiện đến với ông và phán: “Hỡi Tôma đừng sợ, hãy đến Ân Độ và giảng ở đó, vì ân sủng Ta ở với ngươi.” Thế nhưng Tôma vẫn ngoan cố từ chối. Ông nói: “Nếu Ngài muôn sai con đi thì sai, nhưng đi nơi nào khác chứ không đến với dân Ân, con sẽ không đi đâu!” Bấy giờ có một thương nhân tên Abbanes từ Ân đến Giêrusalem, ông được nhà vua Gundaphorus sai đi tìm một thợ mộc giỏi đem về Ân Độ, và Tôma vốn là thợ mộc. Chúa Giêsu đến cùng Abbanes ngồi chơi và hỏi: “Ông có muốn mua một thợ mộc không?” Abbanes đáp “Muốn.” Chúa Giêsu nói: “Tôi có một tên nô lệ làm thợ mộc và tôi muốn bán”. Rồi Ngài chỉ Tôma đứng ở đàng xa, họ thuận giá và Tôma bị bán. Tờ bán viết như sau: ‘Tôi tên là Giêsu, con trai Giu se làm thợ mộc, nhìn nhận có bán tên nô lệ của tôi là Tôma cho ông Abbanes, thương gia của Gunđaphorus, vua dân Ân.” Sau khi viết xong giấy bán, Chúa Giêsu đi tìm Tôma, đưa ông đến với Abbanes. Abbanes hỏi: “Có phải người đó là chủ của anh không?” Tôma đáp: “Phải!’’Abbanes nói: “Tôi đã mua anh từ ông ta.” Tôma yên lặng. Sáng hôm sau, Tôma dậy sớm cầu nguyện, sau đó ông thưa với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa Giêsu con xin đi bất cứ nơi nào Ngài muốn, nguyện ý Ngài được nên trọn”.
480 WILLIAM BARCLAY
ZU, JHJ- J 1
ĐÓ chính là Tôma một người chậm tin, nhưng khi đã tuân phục thì tuân phục hoàn toàn.
Câu chuyện tiếp tục kể rằng vua Gundaphorus ra lệnh cho Tôma xây một cung điện, Tôma tâu rằng ông có đủ khả năng để làm việc ấy. Nhà vua cấp tiền đầy đủ cho ông mua vật liệu và thuê nhân công, nhưng ông đem phân phát hết cho người nghèo. Ông luôn luôn tâu với vua rằng ngôi nhà đana được xây cất, sau đó nhà vua sinh nghi, cho gọi Tôma đến hỏi: “Ngươi xây cung điện cho ta xong chưa?”Tôma đáp: “Xong rồi!” Nhà vua hỏi: “Vậy bây giờ ta đến xem được chăng?” Ông đáp: “Bây giờ hoàng thượng chưa thể đến xem được, nhưng sau khi lìa bỏ đời này thì hoàng thượng sẽ thấy”. Thoạt đầu nhà vua nổi cơn thịnh nộ và tính mạng Tôma bị đe dọa, nhưng cuối cùng nhà vua tin Chúa. Như thế, Tôma đã đem Kitô giáo đến Ân Độ.
Nơi Tôma có cái gì rất đáng yêu, đáng ngưỡng mộ. Với Tôma, có đức tin không phải là chuyện dễ. Ông không bao giờ sẵn sàng vâng lời ngay. Ông là người muốn biết chắc chắn, ông tính thật kỹ giá phải trả. Một khi đã biết chắc, ông nhất quyết tin và vâng phục cho đến cuối cùng. Đức tin như ông tốt hơn loại đức tin bằng đầu môi chót lười, vâng lời như ông tốt hơn cái gật đầu dễ dãi đồng ý nhận làm một việc gì đó mà không cân nhắc, để rồi sau đó lại rút lại điều mình đã hứa.
Mục Tiêu của Sách Phúc Âm
Gioan 20,30-31
30 Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghì chép trong sách này.
Còn những điều đã được chép ở đây lù để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Cơn Thiên Chúa, và để anh em tin mù được sự sống nhờ danh Ngitífi.
Rõ ràng theo mục tiêu đã hoạch định từ ban đầu, sách Phúc Âm này phải chấm dứt ở đây. Chúng ta có câu kết thúc tự nhiên và chương 21 tiếp theo phải được xem là phụ lục được thêm về sau này. Đoạn này đã tóm tắt mục tiêu của tác giả cách ngắn gọn và đầy đủ.
21,1-14
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 481
1. Các sách Phúc Âm không có ý đưa ra một tường thuật đầy đủ về đời sống Chúa Giêsu. Các sách này khôns ghi theo từng ngày, từng giờ của Chúa, nhưng lại ghi chép một cách chọn lọc. Các tác giả không kể lại cho chúng ta tất cả mọi sự Đức Giêsu đã phán dạy hay thực hiện, vì kể như vậy chẳng bao giờ có thể xong được, nhưng họ chọc lọc các biến cố điển hình nhằm vạch rõ Chúa là ai, và các loại công việc mà Ngài thường làm.
2. Hơn nữa, các sách Phúc Âm không có viết về tiểu sử Chúa Giêsu, mà chỉ nhằm kêu gọi người ta hãy nhận Ngài là Chúa Cứu Thế, là Thầy và Chủ của mình. Mục tiêu sách không nhằm thông báo tin tức, nhưng nhằm ban sự sông. Các sách ấy mô tả Đức Giêsu thế nào cho người đọc phải thấy, Người giảng dạy, hoạt động,chữa bệnh như vậy không ai khác hơn Con Thiên Chúa. Khi đã tin như vậy thì độc giả sẽ tìm được bí quyết của một đời sông đích thực.
Nếu đọc các sách Phúc Âm như một loại sách sử ký hay tiểu sử, chúng ta đã sai lầm. Chúng ta phải đọc các sách ấy như những người đi tìm kiếm Chúa chứ không phải sử gia tìm tài liệu lịch sử.
Theo bất cứ quan điểm nào, chương 21 cũng là chương sách lạ lùng. Gioan đã chấm dứt chương 20, nhưng rồi dường như lại bắt đầu trong chương 21. Nếu không có những điều thật đặc biệt cần nói, chắc tác giả không thêm chương này. Chúng ta biết trong Phúc Âm Gioan thường có hai nghĩa, một nghĩa hiển lộ, một nghĩa ẩn tàng. Khi nghiên cứu chương này, chúng ta sẽ cố gắng tìm những lý do tại sao nó lại được thêm vào cách lạ lùng như vậy, sau khi sách này đáng lẽ phải chấm dứt.
Chú Giải Tin Mừng Gio-An Chú Giải Tin Mừng Gio-An - William Barclay