"We will be more successful in all our endeavors if we can let go of the habit of running all the time, and take little pauses to relax and re-center ourselves. And we'll also have a lot more joy in living.",

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Mo
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1787 / 196
Cập nhật: 2016-09-17 16:43:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 15+16+17
ây Nho Thật
Gioan 15,1-10
1 “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho.2 Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. 3 Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. 4 Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thề tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.
5 Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. 6 Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. 7Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. 8 Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.
9 Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãv ở lại trong tình thương của Thầy. 10 Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người.
Như thường lệ, ở đây Chúa Giêsu đang sử dụng các hình ảnh và ý niệm thuộc di sản tôn giáo của dân Do Thái. Nhiều lần Cựu Ước mô tả dân Israel như một gốc nho hay vườn nho của Thiên Chúa. “ Vườn nho của Đức Chúa vạn quân, ấy là nhà Israel (Is 5,1- 7). Qua Giêrêmia, sứ điệp của Chúa đã truyền đến cho dân Israel rằng: “ Ta đã trồng ngươi như cây nho tốt” (Gr 2, 21). Êdêkien 15
15,1-10
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 381
và 19, 10 cũng ví dân Israel với cây nho. Ôsê 10,1 nói “Israel là một cây nho tươi tốt”. Tác giả Tv nghĩ về việc Thiên Chúa giải thoát dân Ngài khỏi vòng nô lệ như sau “Gốc nho này Chúa bứng từ Ai Cập” (80,8). Cây nho đã trở thành biểu tượng của dân Israel. Huy hiệu trên các đồng tiền thời Macabêô là cây nho. Một trong những kì công chói lọi trong Đền Thờ là cây nho bằng vàng thật lớn đặt trước Nơi Thánh. Nhiều vĩ nhân đã kể mình có vinh dự lớn khi được phép dâng một số vàng để đúc thêm một chùm trái cho cây nho ấy. Cây nho là một trong những hình ảnh đặc trứng của người Do Thái, và là biểu tượng của dân Israel.
Chúa Giêsu tự xưng Ngài là cây nho thật. Từ alethinos, có nghĩa là thật, có thật, đích thực. Điều đáng lưu ý là trong Cựu Ước, biểu tượng cây nho luôn luôn được gắn liền với ý niệm về sự suy thoái. Trong bức tranh của Isaia, vườn nho đã trở thành vườn nho hoang. Giêrêmia than phiền dân tộc ông đã biến thành “một cây nho lạ, thoái hóa thành một cây nho khác” Ôsê thì kêu lên “Israel là một cây nho trơ trụi”. Dường như Chúa Giêsu muốn nói, “Các ngươi tưởng vì thuộc về dân Israel nên các ngươi là nhánh cây nho thật. Sự kiện “là người Do Thái” không thể cứu ngươi. Điều duy nhất có thể cứu các ngươi là hãy thông hiệp mật thiết và sống động với Ta, hãy tin Ta vì Ta là cây nho của Thiên Chúa, và các ngươi phải là những nhánh được gắn liền vào Ta”. Chúa Giêsu đã xác định không phải là dòng máu Do Thái, nhưng chính đức tin vào Ngài là đường lối cữu rỗi của Thiên Chúa. Không một yếu tố nào có thể giúp con người được hòa thuận với Thiên Chúa mà chỉ có tình thân hữu với Chúa Giêsu Kitô.
Lúc mô tả bức tranh về cây nho, Chúa Giêsu biết rõ điều Ngài đang nói. Cây nho mọc khắp nơi tại Palestine. Muốn thu hoạch được trái tốt, người ta phải hết sức chú ý chăm sóc nó. Nó thường mọc trên những thềm đất nơi cao, nền đất phải sạch sẽ. Có khi người ta trồng thành hàng rào, có khi thả bò sát đất trên ít cành cây, cũng có khi người ta cho nó bò lên cửa những ngôi nhà tranh. Nhưng dù mọc ở đâu, việc cần thiết là phải tỉa thật kỹ. Nó mọc xanh tôt đên nỗi phải chia hàng cách khoảng ít nhất 4m, vì nhánh nho phát triển nhanh. Một cây nho trong ba năm đầu chưa cho trái, mỗi năm, nó phải được tỉa thật sạch để có thể phát triển và giữ được sinh lực. Khi đên độ trưởng thành, người ta cắt tỉa nó vào
382 WILLIAM BARCLAY
15,1-10
tháng 12 hoặc tháng 01 dương lịch. Có hai loại nhánh nho, một loại ra trái và một loại không ra trái. Loại nhánh không ra trái phải cắt bỏ, để chúng không hút hết sinh lực của cây nho. Cây nho sẽ không thể cho trái đúng mức nếu không được cắt tỉa thật kỹ. Chúa Giêsu biết rõ điều đó.
Hơn nữa, gỗ của cây nho chẳng dùng được vào việc gì, vì quá mềm. Luật qui định mỗi năm vài lần, dân chúng phải đem củi dâng lên Đền Thờ để dùng cho các bàn thờ dâng sinh tế, nhưna dứt khoát không được dâng củi nho. Sau khi cắt tỉa cây nho, việc duy nhất có thể làm đối với số nhánh nho đó là đem đốt bỏ. Điều này làm cho bức tranh Chúa vẽ càng thêm ý nghĩa.
Chúa Giêsu bảo những người theo Ngài cũng giống như vậy. Một sô" người trong họ là những nhánh nho ra trái thật sai, nhưng một số khác lại vô dụng vì không ra trái. Khi nói đến điều này, Chúa nghĩ đến ai đây? Có hai câu trả lời. Một là, Ngài đang nghĩ đến dân Do Thái, họ là nhánh cây nho của Chúa. Đây không phải là hình ảnh mà hết ngôn sứ này đến ngôn sứ khác mô tả sao? Nhưng họ đã không chịu nghe Ngài, không chịu nhận Ngài, do đó, họ chỉ là những nhánh nho khô, vô dụng. Thứ hai, Chúa đang nghĩ một cách tổng quát hơn, Ngài đang nghĩ đến các Kitô hữu mà đạo của họ chỉ là hữu danh vô thực, năng thuyết bất năng thành, có nói mà không làm. Ngài đang nghĩ đến các Kitô hữu vốn là những nhánh vô dụng, toàn lá mà chẳng ra trái. Và Ngài đang nghĩ đến những Kitô hữu đang bội đạo, đã nghe, đã nhận đạo nhưng lại sa ngã, bỏ đạo để trở thành những kẻ phản thầy, phản chủ mà có lần họ đã thề hứa sẽ trung thành phục vụ.
Chúng ta có thể trở thành những nhánh nho vô dụng theo ba cách, a/ Chúng ta chối từ không nghe theo Chúa Giêsu. b/ Chúng ta nghe Ngài và phục vụ Ngài bằng đầu môi chót lưỡi chứ không có hành động cụ thể. c/ Chúng ta có thể nhận Ngài làm Thầy và làm Chủ, nhưng sau đó khi gặp khó khăn trên đường đời hay khi bị dục vọng lôi cuốn thì từ bỏ Ngài. Nên nhớ nguyên tắc đầu tiên của Tân Ước là vô dụng dẫn đến tiêu diệt. Nhánh nho vô dụng đang trên đường đến chỗ bị thiêu hủy.
Đoạn này nói nhiều đến việc ở trong Chúa Kitô. Điều đó có nghĩa gì? Kitô hữu ở trong Chúa và Chúa ở trong Kitô hữu mang
15,1-10
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 383
một ý nghĩa rất huyền nhiệm. Nhưng nhiều người - có lẽ là đa số nữa - chẳng bao giờ có được kinh nghiệm này.
Chúng ta có thể lấy một hình ảnh thông thường để so sánh. Dù mọi lối so sánh đều bất toàn, nhưng chúng ta đành phải dùng những ý niệm mình có. Thí dụ có một người yếu đuối sa vào cám dỗ, đã làm hỏng chuyện, đang trên đà suy thoái tinh thần, trí óc và đạo đức. Người ấy có một bạn thân có bản lãnh mạnh mẽ, đáng mến, đầy lòng yêu thương, cứu anh ta khỏi tình trạng suy thoái kia. Chỉ có một phương pháp duy nhất để người yếu đuôi kia có thể duy trì tình trạng phục hồi của mình và giữ mình trên con đường tốt, là anh phải giữ liên hệ với người bạn kia. Nếu mất đi sợi dây liên lạc thì sự yếu đuối của anh lại gặp nhiều cơ hội, những cám dỗ cũ xuất hiện và anh lại sa ngã. Lối thoát của anh nằm trong mối liên lạc liên tục với sức mạnh của bạn mình.
Khi một người hư hỏng được để sông chung với một người tử tế đứng đắn. bao lâu người ấy còn ở trong ngôi nhà tử tế đứng đắn kia thì còn được an toàn. Nhưng nếu người ấy rời bỏ nhà đó, đi theo ý riêng, sống tách biệt người bạn tốt, thế nào cũng sẽ sa ngã lại. Chúng ta phải giữ liên lạc với cái tốt để đánh bại cái xấu. Robertson ở Brighton là một trong những nhà truyền giáo lỗi lạc. Có một nhà buôn mở cửa hiệu, ông để trong phòng phía sau cửa hiệu một bức ảnh của Robertson. Ông xem Robertson như người anh hùng gương mẫu của mình. Khi bị cám dỗ làm chuyện xấu, thương gia này chạy vội về phòng sau, nhìn vào bức ảnh của Robertson, ông thắng được cám dỗ đó. Có người hỏi Kingsley bí quyết thành công trong cuộc sống của ông, ông nhắc đến F. D. Maurice và bảo, “ Tôi có một người bạn thân”. Tiếp xúc, liên hệ với người tốt đã khiến ông thành người tốt. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
ở trong Chúa Kitô cũng giống như vậy. Bí quyết của đời sống Chúa Giêsu là Ngài luôn tiếp xúc, liên hệ với Thiên Chúa Cha. Nhiều lần Ngài lui vào nơi vắng vẻ để gặp Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu luôn luôn ở trong Thiên Chúa Cha. Giữa chúng ta và Chúa Giêsu cũng phải như vậy, chúng ta phải giữ mối liên hệ tiếp xúc với Ngài luôn. Chúng ta sẽ không đạt được điều đó, nếu không quyết tâm thực hiện. Thí dụ như việc cầu nguyện lúc sáng sớm, dù ngắn ngủi, nhưng cầu nguyện như chất thuốc sát trùng cho suốt một ngày, vì làm như thế, chúng ta không thể nào ra khỏi sự hiện
384 WILLIAM BARCLAY
15,1 1-17
diện của Chúa Giêsu để chạm vào điều xấu. Với một số ít người trong chúng ta, có thể việc ở trong Chúa Giêsu là một kinh nghiệm, không thể diễn tả bằng lời. Với phần đông chííng ta, điều đó có nghĩa là tiếp xúc thường xuyên với Chúa Giêsu, có nghĩa là thu xếp làm sao cho đời sông, giờ cầu nguyện, và cả những lúc phải yên lặng, để không giây phút nào chúng ta có thể quên Ngài.
Cuối cùng, chứng ta cần ghi nhận hai điều liên hệ đến một môn đệ tốt. Một, người ấy làm cho đời sống mình được phong phú. Sự tiếp xúc với Chúa Giêsu làm cho người ấy trở thành một nhánh nho nhiều trái. Thứ hai, người ấy làm vinh danh Chúa. Nhìn vào đời sống đó, người ta nghĩ đến Thiên Chúa, Đấng đã làm cho người đó trở thành người như vậy. Thiên Chúa được tôn vinh khi chúng ta kết nhiều quả và khi chúng ta chứng tỏ mình là môn đệ của Chúa Giêsu. Chắc chắn, vinh quang lớn nhất cho Kitô hữu là bởi đời sống và cách ăn nết ở của mình, đó là chúng ta tôn vinh Chúa.
Đời Sông Của Những Người Được Chọn
Gioan 15,11-17
" Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, VCI niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.
12 Đây lù điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 13 Khôn % có tình tỉ tương nào cao cả h(M tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. 14 Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. 1S Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất củ những qì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.
16 Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. 17 Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.
Điều chính trong đoạn này là Chúa Giêsu cho các môn đệ Ngài biết, chính Ngài đã chọn họ. Không phải chúng ta đã chọn
13,1 1-1 /
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 385
Chúa, nhưng bởi ân sủng và tình thương, Chúa đã kêu gọi, chọn lựa chúng ta.
Từ đoạn này, chúng ta có thể liệt kê những điều tuyệt diệu khi được chọn và được gọi.
Chúng ta được chọn để vui mừng. Dù đường đi của Kitô hữu có khó khăn đến đâu trong cả hành trình lẫn mục đích, vẫn là con đường. Trong việc làm phải, làm đúng, bao giờ cũng có niềm vui. Kitô hữu là người luôn vui mừng. Kitô hữu u sầu là một điều mâu thuẫn. Thật sự Kitô hữu nào cũng là tội nhân, nhưng là tội nhân đã được tha thứ và cứu chuộc, niềm vui nằm ngay trong sự kiện đó. Làm sao không vui mừng khi chúng ta đang đi trên con đường sống với Chúa Giêsu.
Chúng ta được chọn để yêu thương. Chúng ta được sai đi vào thế gian để yêu thương. Nhiều khi chúng ta sống như thể được sai đến thế gian để tranh đua, cãi lẫy và đánh đấm nhau. Nhưng Kitô hữu đã được sai vào thế gian, để vừa sống vừa chứng minh cho người khác thấy ý nghĩa của tình yêu đối với nhau. Ớ đây, Chúa Giêsu nêu ra một lời tự xưng quan trọng khác. Nếu chúng ta hỏi Ngài: Thầy lấy quyền gì mà đòi hỏi chúng tôi phải yêu thương nhau? Ngài đáp: Chẳng có tình yêu nào lớn hơn là phó mạng sống vì bạn mình, và Ta đã làm như thế. Nhiều người dạy người ta yêu mến lẫn nhau, nhưng cả cuộc đời họ cho thấy việc đó họ làm sau cùng.Chúa Giêsu ban bô" một mệnh lệnh mà chính Ngài đã làm trước nhất.
Chúng ta được gợi để trở thành bạn của Chúa Giêsu. Chúa bảo Ngài không gọi các môn đệ là đầy tớ (douloi) nữa, mà gọi họ là bạn hữu. Câu này có ý nghĩa cho những người nghe lần đầu tiên hơn là cho chúng ta ngày nay. Danh hiệu “ douloi ”, nô lệ, đầy tớ, tôi tớ của Chúa không phải là một danh hiệu đáng xấu hổ, nhưng là một vinh dự lớn. Môsê là một doưlos, nô lệ, tôi tớ của Chúa (Đnl 34,5), Giôsuê cũng vậy (Gs 24,29), Đavít cũng thế (Tv 89,20). Phaolô kể danh hiệu này là một vinh đự(Tt 1,1) và Giacôbê cũng vậy (Gc 1,1). Những nhân vật lỗi lạc nhất trong quá khứ hãnh diện khi được Chúa gọi là douloi (tôi tớ) của Chúa. Chúa Giêsu phán: “Ta còn có một điều cao trọng hơn cho các ngươi, các ngươi không còn là tôi tớ nữa mà là bạn thân của ta”. Chúa Giêsu ban tặng một
386 WILLIAM BARCLAY
15,11-17
địa vị thân thiết với Ngài, mà ngay đến các nhân vật lỗi lạc nhất vẫn không biết, cho tới khi Ngài đến thế gian.
Nhưng ý niệm làm bạn của Chúa có một bối cảnh lịch sử. Apraham là bạn của Chúa (Is 41,80). Sách Khôn Ngoan 7,27 cho biết sự khôn ngoan làm cho người ta trở thành bạn của Chúa. Nhưng từ này còn được minh họa bằng một tập tục vốn có trong triều đinh các hoàng đế Rôina lẫn các vua phương Đông. Trong các triều đình ấy, có một nhóm người được tuyển chọn, họ được gọi là bạn của vua. Họ được diện kiến nhà vua bất cứ lúc nào, họ được quyền vào cả phòng ngủ của vua lúc sáng sớm. Nhà vua thảo luận với họ trước khi họp bàn với các tướng lãnh và các quan chức. Các bạn của vua là những nhân vật có liên hệ gần gũi, thân cận nhất với vua.
Chúa Giêsu đã gọi chúng ta để làm bạn với Ngài và với Thiên Chúa. Đó là một đặc ân kỳ diệu. Chúng ta không còn phải đứng từ xa, nhìn về phía Ngài mà chờ đợi. Chúng ta không còn là những nô lệ chẳng có chút quyền ra mắt chủ, không như đám đông chỉ đứng xa nhìn thoáng bóng nhà vua đi ngang qua nhân một cơ hội hết sức hiếm hoi. Chúa Giêsu làm một việc lạ lùng: Ngài cho phép chúng ta được sống gần gũi, thân mật với Thiên Chúa. Thiên Chúa không còn là người lạ cách biệt chúng ta, nhưng là bạn thân của chúng ta.
Chúng ta được gọi để làm bạn cộng tác với Chúa Giêsu. Ngài không chỉ gọi và chọn chúng ta để ban cho một loạt các đặc ân diệu kỳ, mà Ngài muôn chúng ta trở thành bạn cộng tác với Ngài. Nô lệ chẳng bao giờ là bạn cộng tác, người cùng hùn hạp làm ăn với chủ. Theo luật Hi Lạp, nô lệ được định nghĩa là một công cụ sống, chủ chẳng bao giờ trao đổi ý kiến với nô lệ, nô lệ bị sai bảo phải làm việc mà không được giải thích lý do. Nhưng Chúa Giêsu bảo chúng ta: “ Các bạn không phải là nô lệ mà là bạn cùng cộng tác với tôi. Tôi đã nói cho các bạn biết mọi việc, Tôi đã nói cho các bạn những gì Thiên Chúa Cha đã nói với tôi”. Chúa Giêsu dành cho chúng ta vinh dự làm bạn cộng tác VỚỊ Ngài, Ngài chia sẻ tâm sự với chúng ta, cho ta biết kế hoạch, mục tiêu và kỳ vọng của Ngài. Một sự lựa chọn quan trọng được đặt ra trước mắt chúng ta. Chúng ta có thể chấp nhận hoặc khước từ việc cộng tác với Chúa Giêsu trong việc đưa thế gian trở về với Thiên Chúa.
15,11-17
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 387
Chúa chọn chúng ta để làm sứ giả. Ngài phán: “ Ta đã chọn các con để sai các con đi”. Ngài không muốn chúng ta sông đời ẩn tu, trốn tránh thế gian. Khi một hiệp sĩ đến chầu vua, người ấy không muốn cả đời chỉ yến ẩm tiệc tùng và bầu bạn với vua, người ấy đã xin “Xin hãy phái thần đi làm nhiệm vụ để bệ hạ và toàn dân được ích”. Chúa Giêsu chọn chúng ta, trước hết để chúng ta đến với Ngài, sau đó là để ra đi, đến với người thế gian. Đó là mẫu mực và nhịp điệu hằng ngày của đời sống chúng ta.
Chúng ta được chọn để trở thành người truyền giáo. Ngài chọn chúng ta để ra đi và mang lại kết quả. Những kết quả vững bền qua mọi thời gian. Phương pháp truyền giáo là sống đời sống Kitô hữu, phương pháp đưa người ta đến với niềm tin là chỉ cho họ thây kết quả của đời sống Kitô hữu. Chúa Giêsu không sai chúng ta đi tranh luận để bắt người ta theo đạo, cũng không đe dọa để họ theo đạo, nhưng thu hút họ đến với đạo Chúa. Chúng ta phải sông sao cho đời sống đạt kết quả diệu kỳ, đến nỗi nhiều người khác cũng ao ước được như thế.
Chúa chọn chúng ta để trở thành con cái tràn đầy đặc ân trong gia đình của Chúa. Ngài chọn chúng ta để bất luận chúng ta nhân danh Ngài cầu xin điều gì, thì Chúa Cha sẽ làm cho. Một lần nữa chúng ta đối diện với một trong những khẳng định quan trọng, liên hệ đến việc cầu nguyện mà chúng ta cần thấu triệt. Nếu nghĩ không kỹ thì dường như câu này có nghĩa là Kitô hữu, người được chọn của Chúa Kitô, sẽ nhận được tất cả những gì mình cầu xin. Chúng ta đã đề cập đến vân đề, nhưng cũng nên suy gẫm thêm lần nữa. Tân Ước có quy định một số luật lệ rõ ràng về vân đề cầu nguyện.
a. Cầu nguyện phải bởi đức tin (Gc 5, 15). Nếu chỉ theo hình thức, chiếu lệ, thói quen nhắc đi nhắc lại những lời đúng theo một công thức, ước lệ nào đó, thì lời cầu nguyện ấy sẽ không được chấp nhận. Khi lời cầu nguyện không có hy vọng thì không thể linh nghiệm được. Nếu xin Chúa thay đổi mình, mà không tin mình có thể thay đổi được, lời cầu nguyện sẽ chẳng ích lợi. Muôn cầu nguyện đầy quyền năng, người cầu nguyện phải có lòng tin vững chắc nơi tình yêu trọn vẹn của Thiên Chúa.
388 WILLIAM BARCLAY
15,1 1-17
b. Phải cầu nguyện trong danh Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta không thể xin điều gì mà Chúa không đồng ý. Chúng ta không thể xin để nhận được gia tài bất hợp pháp của một người nào đó hay để được những điều bị câm đoán. Chúng ta không thể xin cho một tham vọng nào đó được thành tựu nếu nó khiến người khác bị tổn thương, hoặc thiệt hại. Chúng ta không thể nhân danh Đấng Yêu Thương để xin Ngài báo thù các kẻ thù của mình. Bất cứ lúc nào chúng ta cố gắng biến cầu nguyện thành điều giúp mình thực hiện các tham vọng riêng tư, để thỏa mãn các ước muôn cá nhân, lời cầu nguyện sẽ không linh nghiệm, vì như thế không phải là cầu nguyện.
c. Cầu nguyện phải thuận theo ý Chúa. Mỗi khi cầu nguyện, trước hết phải nhận biết mình chẳng bao giờ hiểu biết hơn Chúa. Yếu tính của lời cầu nguyện không phải để thay đổi ý Chúa, nhưng để xin “ Ý Cha thể hiện”. Vì vậy, lời cầu nguyện đích thực không phải là xin Chúa đem đến điều mình muốn, nhưng xin Ngài cho chúng ta sẩn sàng chấp nhận điều Ngài muốn.
d. Lời cầu nguyện không bao giờ được vị kỷ. Thoạt nghe qua thì tưởng Chúa Giêsu đưa ra một vấn đề hết sức dễ dãi. Ngài phán nếu hai nsười đồng ý với nhau để xin điều gì, Ngài sẽ ban cho (Mt 18,19). Chúng ta không nên hiểu câu này theo nghĩa đen nông cạn, vì như thế có nghĩa đơn giản là nếu bạn “ động viên” để nhiều người cùng cầu xin một điều gì đó, thì việc đó sẽ xảy ra. Nhưng câu ấy có nghĩa là: Khi cầu nguyện, không nên chỉ nghĩ đến các nhu cầu của riêng mình mà thôi. Thí dụ đơn giản nhất là vào ngày nghỉ, người công nhân chắc phải xin trời nắng tốt, trong khi có lẽ bác nông dân lại xin trời mưa. Khi cầu nguyện, chúng ta không nên hỏi, “ điều này có lợi gì cho tôi?” mà phải hỏi, “ Việc này có ích cho tất cả mọi người không?” Sự cám dỗ lớn nhất trong khi cầu nguyện là dường như chỉ có vấn đề của mình là quan trọng, còn vấn đề của người khác thì chẳng cần quan tâm tới. Một lời cầu nguyện như vậy sẽ không thể linh nghiệm được.
Chúa Giêsu đã chọn chúng ta để trở thành những thành viên được đặc ân, ưu quyền trong gia đình Chúa. Chúng ta có thể và nên dâng mọi sự lên cho Chúa trong khi cầu nguyện. Nhưng không nên tìm câu trả lời theo sự hiểu biết hạn hẹp, hay theo ước muốn bất toàn của mình, mà phải chấp nhận câu trả lời của Chúa theo sự
15,18-21
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 389
khôn ngoan và tình yêu trọn vẹn của Ngài. Càng yêu mến Chúa chúng ta càng vâng phục ý Chúa.
Lòng Ghen Ghét của Người Đời
Gioan 15,18-21
18 Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. 19 Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhiùìg vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thể gian, nên thế gian ghét anh em.20 Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em.
71 Nhưrig họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy.
a. Gioan luôn luôn nhìn nhận sự việc bằng hai màu đen, trắng. Với Gioan có hai thực tại: Hội Thánh và thế gian. Giữa hai không hề có sự tiếp sức hay tương thông nhau, không có chỗ trung lập, không có chuyện đi nước đôi, không có giải pháp thỏa hiệp. Theo Gioan, một người hoặc thuộc về thế gian hoặc thuộc về Thiên Chúa, không có chỗ nào ở giữa hai vị trí ấy.
Hơn nữa, chúng ta phải nhớ, vào thời đó, Hội Thánh thường xuyên bị đe dọa, bách hại. Kitô hữu thật sự bị bách hại vì danh Chúa Kitô. Kitô giáo bị kể là bất hợp pháp, quan tòa không cần biêt bị cáo đã phạm tội gì, chỉ cần hỏi naười ấy có phải là Kitô hữu không, nếu là Kitô hữu thì đủ để bị lên án tử hình. Gioan nói về một hoàn cảnh đang xảy ra hết sức rõ ràng và rất đau lòng.
Một điều chắc chắn là không Kitô hữu nào gặp bách hại lại nói chưa được báo cho biết trước. Chúa Giêsu nói rõ vấn đề ây. Ngài báo trước cho người thuộc về Ngài những gì có thể xảy đến cho họ. “ Người ta sẽ nộp anh em cho tòa án, anh em sẽ bị đánh đòn trong các hội đường, vì Ta, anh em sẽ đứng trước mặt các vua quan để làm chứng trước mặt họ. Bây giờ, anh sẽ nộp em cho phải chết, cha sẽ nộp con, con cái sẽ chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Anh em sẽ bị mọi người ghen ghét vì Danh Ta, (Mc 13,9-13; Mt 10,17-22.23-29; Lc 12,2-9.51-53).
390 WILLIAM BARCLAY
15,18-21
LÚC Gioan viết những lời này, lòng ghen ghét đối với Kitô hữu đã có từ lâu. Tacitus có nói về nhĩừìg naười “ bị thù ghét vì tội ác mà đám đông gọi là Kitô hữu”. Sutonius đề cập đến “ một giống người theo một đạo mê tín mới và xấu xa.” Tại sao lòng ghen ghét ấy lại độc địa đến như vậy.
Chính quyền Rôma oán ghét các Kitô hữu VI họ bị kể là những công dân không trung thành. Lập trường của chính quyền đơn giản và dễ hiểu. Đế quốc Rôma quá rộng, kéo dài từ sông Êuphơrát sang tận Anh Quốc, từ Đức đến Bắc Phi, bao gồm nhiều chủng tộc, nhiều quốc gia. cần phải tìm một ý niệm và một sức mạnh thống nhất để kết hợp cả khối người hỗn tạp đó lại, và cách để kết hợp cả khối người hỗn tạp đó lại, và cách để thống nhất là tôn thờ Xêda.
Việc tôn thờ Xê-da không phải do chính quyền áp đặt trên cả đế quốc, thật ra do chính dân chúng tạo ra. Từ thời xa xưa, đã có nữ thần Rôma, thần linh của thành phố Rôma. Dễ thấy tại sao người ta có thể nghĩ ra việc vị thần Rôma ấy đã nhập vào hoàng đế. Hoàng đế tiêu biểu cho đế quốc Rôma, hiện thân của Rôma cư ngụ trong hoàng đế. Thật là một sai lầm lớn nếu nghĩ rằng các dân tộc bị trị đã oán ghét chính quyền Rôma. Trái lại, phần lớn đã biết ơn sâu xa chính quyền ấy. Rôma đã đưa công lý đến và giải phóng họ khỏi tay các bạo chúa, Rôma đem đến hòa bình và thịnh vượng. Bọn trộm cướp và hải tặc bị quét sạch khỏi đế quốc. Cảnh thái bình Rôma tràn lan khắp thế giới.
Chính tại Tiểu Á, người ta đã bắt đầu nghĩ hoàng đế Xêda là vị thần hiện thân của Rôma, và họ tôn thờ ông nhằm tỏ lòng biết ơn về hạnh phúc mà đế quốc Rôma đã đem đến. Thoạt đầu, các hoàng đế ngăn chặn, không tán thành việc tôn thờ ấy, họ thoái thác mình chỉ là người, không chịu để người ta thờ lạy như những vị Thần. Nhưng họ thấy không thể nào chặn đứng được phong trào này. Lúc đầu họ giới hạn việc tôn thờ này trong các dân tộc dễ bị kích động tại vùng Tiểu Á, nhưng chẳng bao lâu nó đã lan tràn khắp nơi. Sau đó, chính quyền thấy có thể lợi dụng điều đó, vì chính quyền thấy đây là nguyện tắc để thống nhất đế quốc mà chính quyền đang cần. Thế rồi dần dần người ta quy định mỗi năm một ngày mọi công dân trong toàn đế quốc phải thắp một nén hương cho Thần Xêda. Làm như thế, người ta chứng tỏa lòng trung
15,18-21
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 391
thành với Rôma và sau đó, họ được cấp một giấy chứng nhận là đã thắp hương cho Xêda.
Đây là một tập tục, một quy ước khiến mọi người cảm thây mìrih là một phần cửa Rôma, và bảo đảm lòng trung thành của họ đối với Rôma. Yếu tính của chế độ Rôma là khoan dung. Sau khi một người đã thắp hương, nói rằng “Xêda là Chúa,” người ấy có thể đi ra thờ lạy bất cứ thần nào mình thích, miễn sao việc thờ phượng đó không ảnh hưởng gì đến nền luân lý và trật tự cộng đồng. Nhưng các Kitô hữu đã không chịu làm việc đó, họ không chịu gọi ai là “Chúa” cả, ngoại trừ Chúa Giêsu Kitô. Họ không chịu làm theo những người khác, do đó chính quyền Rôma xem họ như những công dân nguy hiểm và không trung thành.
Chính quyền bách hại Kitô hữu vì Kitô hữu tuyên bố không có vua nào khác ngoài Chúa Giêsu. Các Kitô hữu bị bách hại vì đặt Chúa Giêsu lên hàng đầu. Người nào làm như thế luôn luôn bị bắt bớ, bách hại.
Không phải chỉ có chính quyển bách hại Kitô hữu mà quần chúng cũng ghét Kitô hữu nữa. Tại sao? Vì quần chúng nghe theo những lời người ta vu cáo các Kitô hữu. ít ra người Do Thái cũng chịu phần nào trách nhiệm về những lời vu cáo đó. Trong họ có người là tai mắt cho chính quyền. Chỉ cần nêu hai dẫn chứng: diễn viên sân khâu Aliturus được Nero ái mộ. Và hoàng hậu Poppaea (vốn là một cô gái giang hồ) đều theo đạo Do Thái. Dân Do Thái đồn đến tai chính quyền những lời vu cáo mà họ biết rất rõ là không có thật. Có bốn lời vu cáo về các Kitô hữu được loan truyền:
Họ bị coi là phản loạn. Chúng ta đã thây lý do này. Mặc dầu Kitô hữu cố gắng chứng tỏ mình là những công dân tốt trong cả đế quốc, luôn luôn sống lương thiện và cũng hữu ích cũng hoài công. Việc họ không chịu thắp hương và xưng “ Xê-da là Chúa,” khiến họ bị chụp mũ là những kẻ nguy hiểm và không trung thành.
Họ bị coi là ăn thịt người. Lời tố cáo này bắt nguồn từ lời trong Thánh Lễ: “Đây là Mình Ta sẽ bị nộp vì các con,” “Chén này là giao ước mới trong Máu Ta.” Căn cứ vào các lời đó, những kẻ dốt nát, không hiểu biêt, thật dễ sinh ra kỳ thị. Họ sẵn sàng tin vào điều nhảm nhí, tin những tiếng đồn đãi xấu xa là các bữa ăn riêng giữa các Kitô hữu với nhau là những bữa ăn thịt và uống máu người
392 WILLIAM BARCLAY
15,18-21
ta. Lời vu cáo ấy đã thành công, và quần chúng nhìn các Kitô hữu với con mắt đầy nghi kỵ.
Họ bị coi là công khai dâm loạn. Bữa ăn hằng tuần của các Kitô hữu được gọi là agape “Bữa ăn yêu thương”. Vào những ngày đầu tiên, mỗi khi gặp nhau, các Kitô hữu thường chào hỏi nhau bằng cái hôn bình an. Thật chẳng khó khăn gì để đồn đãi Bữa Ăn Yêu Thương là một nghi lễ dâm loạn tình dục và cái hôn bình an là dấu hiệu. Thật dễ bóp méo một cái tên, một tập tụng để biến nó thành lời tố cáo về tội dâm loạn.
Họ bị coi là những kể đốt nhà. Họ đang trông đợi sự tái lâm của Chúa Giêsu. Họ dùng tất cả những hình ảnh trong Cựu Ước tiên báo về “ngày của Chúa”, là ngày mà thế giới bị tan rã và hủy diệt để chỉ ngày Chúa Giêsu tái lâm. “Nhưng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm, ngày đó các tầng trời sẽ ầm ầm sụp đổ, ngũ hành bốc cháy tiêu tan, mặt đất và các công trình trên đó sẽ bị thiêu hủy” (2Pr 3,10). Dưới thời Nero, có một trận hỏa hoạn khủng khiếp tàn phá Rôma, thật dễ gắn liền cơn hỏa hoạn ấy với những con người đang giảng về việc lửa sẽ thiêu hủy thế gian.
Họ bị coi là làm xáo trộn liên hệ gia đình. Lời tố cáo này có cơ sở dễ hiểu hơn. Kitô hữu bị tố cáo là gây chia rẽ, làm tan vỡ gia đình, hôn nhân, về một phương diện thì điều đó đúng. Kitô giáo không đem đến bình an mà đem gươm giáo (Mt 10, 31). Thường thường người vỢ tin Chúa mà người chồng chưa tin, hoặc con cái tin Chúa mà cha mẹ chưa tin. Thế là gia đình chia làm hai.
Những lời vu cáo Kitô hữu đó được phao đồn với sự tiếp tay của dân Do Thái. Cho nên chúng ta không ngạc nhiên khi thấy danh hiệu Kitô hữu bị oán ahét thậm tệ.
Lòng Ghen Ghét của Người Đời
Gioan 15,18-21
Trên đây là nguyên nhân gây oán ghét vào những ngày đầu. Nhưng đến ngày nay, tên các Kitô hữu vẫn bị người đời ghen ghét. Như chúng ta thây, khi nói “thế gian”, Gioan ám chỉ tổ chức xã hội của con người không có Chúa. Lẽ tất nhiên, phải có chia rẽ
15,18-21
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 393
giữa một người xem Chúa là thực tại duy nhất trong đời sống và một người xem Chúa hoàn toàn không cần thiết cho đời sống con người. Bất kỳ biến cố nào trong thế giới cũng có một số đặc điểm luôn luôn do hoàn cảnh con người tạo ra.
1. Thế gian hay nghi ngờ những người khác với mình. Tính ngờ vựng thường thể hiện bằng những cách thật đơn giản. Ngày nay cây dù là vật dụng hết sức thông thường, nhưng lúc Jonas Hanway thử đem cây dù vào nước Anh, ông đã phải bước đi giữa phô" phường với bao nhiêu cục đá và đồ dơ người ta ném vào ông. Những ai khác người, mặc quần áo khác người, có tư tưởng khác người, tự nhiên bị nghi ngờ. Người ấy có thể xem là lập dị, điên khùng hay nguy hiểm, không thể sống thoải mái được.
2. Thế giới ghét cay đắng những người có đời sống thánh thiện và vô tình chúng đã kêt án lối sống bừa bãi của họ. Sông thánh thiện quả rất nguy hiểm, bằng cớ điển hình xưa là trường hợp của Aristides bị diệt trừ tại Nhã Điển. Người ta gọi ông là Aristides người thánh thiện, thế nhưng ông lại bị lưu đày. Khi hỏi một công dân Athene tại sao lại bỏ phiếu cho Aristides bị đày, người ấy bảo, “ Vì tôi quá mệt mỏi khi nghe người ta cứ gọi ông ấy là người thánh thiện”. Cũng chính vì lý do ấy mà người ta giết Scorates, họ gọi ông là kể hay châm chọc. Ông luôn luôn thúc giục người ta phải suy nghĩ, phải tự xét mình, mà người ta thì ghét điều đó nên ghét ông luôn và giết ông. Thực hành một tiêu chuẩn cao hơn tiểu chuẩn đạo đức của người thế gian thì thật nguy hiểm. Ngày nay một người làm việc quá nặng nề hay quá nhiều giờ cũng bị ghét.
3. Nói rộng ra, thế gian bao giờ cũng nghi ngờ những người không bắt chước họ. Người ta thích mình là khuôn mẫu. Họ muốn dán lên mỗi người một tâ^m nhãn hiệu phân loại và nhốt họ vào ngăn nào đó của chiếc lồng chim, bất cứ ai không rập theo khuôn mẫu đó đều gặp rắc rối. Người ta còn bảo, nếu một con 2à mái được đánh dấu bị bỏ chung trong chuồng gà có toàn những con gà giống nhau, thì chúng sẽ xúm lại, mổ con gà bị đánh dâu cho đến chết mới thôi.
Đòi hỏi căn bản cho Kitô hữu phải có can đảm sống khác người. Sông khác người rất nguy hiểm, nhưng để trở thành Kitô hữu phải chịu chấp nhận cơ nguy ấy, vì giữa người thuộc thế gian và người thuộc về Chúa Giêsu, vốn khác nhau rất xa.
394 WILLIAM BARCLAY
15,22-25
Hiểu Biết Và Trách Nhiệm
Gioan 15,22-25
22 Giả như Thầy không đến và không nói với họ, họ đã chẳng có tội. Nhưng bây giờ, họ không thế chữa tội được. 23 Ai ghét Thầy, thì cũng ghét Clia Thầy.24 Giả như Thầy không làm giữa họ những việc không một ai khác đã làm, họ đã không có tội. Nhưng nay họ thấy rồi mà vẫn ghét cả Thầy lẫn Cha Thầy.25 Như thế là ứng nghiệm lời đã viết trong Sách Luật của hụ: Chúng ghét con vô cớ.
Chúa Giêsu trở lại với một tư tưởng quen thuộc, đó là niềm tin quả quyết sự hiểu biết và đặc ân luồn luồn đòi hỏi trách nhiệm kèm theo. Trước khi Chúa Giêsu đến thế gian, con người chẳng bao giờ có cơ hội đế biết đầy đủ, biết thật sự về Thiên Chúa, họ chẳng bao giờ được nghe trọn vẹn tiếng nói của Thiên Chúa, được tận mắt thây đầy đủ cuộc đời mà Thiên Chúa muốn họ phải sống. Nếu họ sống như đã từng sống thì chẳng có gì đáng trách. Có những việc mà đứa bé được phép làm, nhưng người trưởng thành thì không, vì đứa bé vốn thiếu hiểu biết. Có những việc mà một người lớn lên trong một gia đình xấu hoặc thiếu giáo dục được phép làm, nhưng một Kitô được nuôi dưỡng nơi một gia đình đạo đức không bao giờ được phép làm, vì đã được dạy bảo. Không ai trông đợi một người bán khai và người văn minh có những hành vi cử chỉ giống nhau. Một người càng hiểu biết, càng được nhiều đặc ân, đặc quyền, thì trách nhiệm càng nặng nề hơn.
Chúa Giêsu làm hai việc, một là Ngài trình bày về tội lỗi. Ngài cho loài người biết những điều làm buồn lòng Thiên Chúa, và dạy họ nếp sống mà Thiên Chúa muốn họ sống. Ngài vạch con đường đúng trước mặt loài người. Thứ hai, Ngài cấp thuốc trị bệnh. Ngài mở ra cho loài người con đường tha tội, và Ngài ban cho quyền năng sinh động để thắng tội lỗi, để làm điều tốt, điều phải. Đó là những đặc ân, đặc quyền mà sự hiểu biết về Ngài đã đem lại cho loài người. Giả dụ một người đau đi khám bệnh,"bác sĩ chẩn đoán được chỗ trục trặc và đề nghị một phương pháp trị liệu. Nếu người ấy xem thường việc chẩn đoán và không chịu theo cách chữa trị mà bác sĩ đề ra, nếu chết, người ấy không thể chê trách ai được trừ ra chính mình. Hoặc nếu còn sống và lâm vào cảnh hấp hốì thì tình
15,26-27
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 395
trạng đó cũng thuộc trách nhiệm của người ấy. Đó chính là việc dân Do Thái đã làm, tác giả Thánh vịnh đã hai lần nói rằng, “ Họ ghét tôi vô cớ” (35,19; 69,4).
Chúng ta cũng có thể làm giống như vậy, ít người chủ động chông nghịch Chúa Giêsu, nhưng nhiều người sông một cuộc đời dường như Chúa Giêsu chưa bao giờ đến thế gian này. Họ chỉ xem thường Ngài thôi. Nếu xem thường Chúa của mọi đời sống thánh thiện, thi chẳng bao giờ biết được sự thật trong đời này hoặc ở đời sau.
Lời Chứng Của Thiên Chúa Và của Loài Người
Gioan 15,26-27
26 Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. 27 Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu.
Gioan dùng hai ý niệm rất quen thuộc với ông, thường đan quyện với nhau trong tư tưởng ông.
Một là lời chứng của Chúa Thánh Thần. Khi nói đến điều đó, ông muốn ngụ ý gì? Chúng ta có cơ hội suy xét ngay sau đây, nhưng tạm thời hãy nghĩ như thế này. Khi nghe câu chuyện của Chúa Giêsư hay xem bức tranh mô tả Chúa, khi lời giáo huấn của Chúa được giãi bày ra, điều gì khiến chúng ta cảm biết ngay rằng đó là Con Thiên Chúa, đó là sự khôn ngoan của Thiên Chúa? Phản ứng của tâm trí con người trả lời đó là công việc của Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Thánh Thần ngự trong mỗi người chúng ta đã làm xúc động, thúc đẩy chúng ta đáp lời Thiên Chúa.
Hai là lời chứng của loài người về Chúa Giêsu. Chúa Giêsu phán với các môn đệ: “Các con sẽ làm chứng về Ta”, trong mỗi lời chứng của Kitô hữu có ba yếu tố.
a. Bắt nguồn từ sự thông hiệp thân mật lâu ngày với Chúa Giêsu. Các môn đệ là chứng nhân cho Chúa Cứu Thế vì họ ở với Chúa từ đầu. Chứng nhân là người xác nhận: “Điều đó đúng, tôi
396 WILLIAM BARCLAY
16,1-4
biết như vậy”. Không thể làm chứng nếu không có kinh nghiệm bản thân. Chúng ta chỉ có thể làm chứng cho Chúa Giêsu khi nào chúng ta từng ở riêng với Ngài.
b. Xuất phát từ niềm tin trong lòng. Giọng nói của một người có niềm tin chắc chắn trong lòng là giọng nói rất khó hiểu lầm. Có thể một người chưa bắt đầu nói, nhưng chúng ta đã biết được anh có thật sự tin điều mình sắp nói không. Lời chứng của Kitô hữu sẽ không kết quả nếu không tin do bản thân đã từng sống mật thiết với Chúa Giêsu.
c. Lời chứng được bày tỏ. Chứng nhân không chỉ biết rõ về sự thật, mà còn phải sẩn sàng nói lại sự thật đó. Một chứng nhân cho Chúa là người biết Chúa và muôn nhiều người khác cũng biết Ngài.
Làm chứng cho Chứa Giêsu giữa thế gian là một đặc ân và nhiệm vụ của chúng ta. Chúng ta không thể làm nhân chứng nếu bản thân không từng sống thân mật với Chứa Giêsu, không có niềm tin trong lòng và không nói lên để bày tỏ điều mình tin.
Cảnh Báo
Gioan 16,1-4
1 “Thầy đã nói với anh em các điều ấy, để anh em khỏi bị vấp ngã”. 2 Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường. Hơn nữa, sẽ đến giờ kẻ ncio giết anh em cũng tưởng mình phụng thờ Thiên Chúa.
J Họ sẽ làm như thế, bởi vì họ không biết Chúa Cha cũng chẳng biết Thầy. 4 Nhiũĩg Thầy đã nói với anh em những điều ấy, đế khi đến giờ họ hành động, anh em nhớ lại là Thầy đã nói với anh em rồi. Những điều ẩy, Thầy đã không nói với anh em ngay từ đầu, vì lúc ấy Thầy còn ở với anh em. ”
Khi Gioan viết Phúc Âm này, có một sô" Kitô hữu đã sa ngã vì Hội Thánh bị bách hại. Sách Khải Huyền từng lên án những kẻ sợ hãi, chẳng tin (Kh 21,8). Dưới thời hoàng đế Trajan, quan tổng đốc xứ Bithini là Pliny, khi kiểm tra dân chúng đã trình lên hoàng đế “có một sô" người nhận mình là Kitô hữư, nhưng từ nhiều năm
16,1-4
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 397
rồi họ không còn là Kitô hữu nữa, có người đã từ bỏ hai mươi năm rồi”. Giữa những vị anh hùng của Hội Thánh sơ khai, vẫn có một số người không đủ đức tin để chịu đựng bắt bớ, không đủ kiên trì để vượt nổi cơn bách hại.
Chúa Giêsu đã thấy trước nên đưa ra lời khuyên cáo. Ngài không muốn một ai đó nói “Tôi đâu ngờ sẽ có những chuyện đó xảy ra khi tôi theo Chúa”. Lúc Tyndale bị bắt bớ, kẻ thù tìm cách giết ông vì ông dám dịch Kinh Thánh ra Anh ngữ và phổ biến, ông bình thản nói, “Tôi không hề chờ đợi sự việc xảy ra khác hơn”. Chúa ban vinh quang cho loài người chung với thập giá.
Chúa đề cập đến hai cách mà người theo Ngài có thể bị bắt bớ. Họ có thể bị khai trừ khỏi hội đường. Với người Do Thái, đây là hình phạt nặng, vì hội đường hay nhà của Chúa có một địa vị đặc biệt trong đời sống người Do Thái. Một số Rabbi còn cho rằng, lời cầu nguyện không được dâng lên trong hội đường sẽ không linh nghiệm. Nhưng có điều cần lưu tâm hơn nữa. Một nhà thần học hay một nhà hiền triết có thể không cần bạn bè, vẫn có thể sông cô độc nơi thanh tịnh, kết bạn với những tư tưởng vĩ đại hoặc với những phiêu lưu của tâm trí. Nhưng các môn đệ của Chúa là những người bình dân, họ cần hiệp thông với đồng bào mình, họ cần hội đường, cần chỗ thờ phượng Chúa. Thật khó cho họ chịu nổi cảnh bị khai trừ, bị mọi cánh cửa đóng lại trước mặt họ. Thế nhưng, đôi khi chúng ta cũng cần học biết như Jeanne d’Arc: “Sống một mình với Chúa còn tốt hơn”. Lắm lúc sự cô đơn của loài người là giá phải trả để được hiệp nhất với Chúa.
Chúa Giêsu đã nói, “Người ta nghĩ rằng giết những người theo Ngài là phục vụ Thiên Chúa Từ Chúa Giêsu dùng chỉ sự phục vụ là Latreia, và theo nghĩa thông thường là việc phục vụ bàn thờ của Thầy tế lễ tại đền thờ của Chúa. Đó là từ ngữ tiêu chuẩn chỉ việc phục vụ tôn giáo, sự phục vụ thánh đối với Chúa. Một trong những thảm kịch của tôn giáo, đó là người ta thường tưởng mình phục vụ Chúa bằng cách bách hại những người mà họ cho là theo tà giáo. Chưa hề có ai đã tưởng mình phục vụ Chúa cho bằng Phaolô, lúc còn là Sau-lô, ông đã nỗ lực loại bỏ danh Giêsu và quét sạch Hội Thánh (Cv 26,9-11). Những đao phủ và quan án của tôn giáo pháp đình Tây Ban Nha đã để lại tiếng xấu và bị thiên hạ oán ghét, trong khi họ cứ tin chắc mình phục vụ Chúa bằng cách tra khảo
398 WILLIAM BARCLAY
16,1-4
những người họ cho là tà giáo, cố ép buộc những người ấy nhận mọi điều mà họ cho là chánh giáo. Theo họ suy nghĩ, làm như thế là vì muốn cứu người ta khỏi hỏa ngục. Bà Roland từng nói, “Ôi tự do, người ta đã nhân danh naươi để làm không biết bao nhiêu là tội ác!” điều ấy cũng đúng trong lãnh vực tôn giáo.
Chúa Giêsu đã nói, việc ấy xảy ra vì người ta không nhận biết Thiên Chúa. Thảm kịch trong tôn giáo là con người thường khổ công nhọc sức truyền bá ý niệm riêng của họ về đạo, họ thường tin họ độc quyền về chân lý và ân sủng của Thiên Chúa. Thật đáng kinh ngạc là điều ấy vẫn còn xảy ra, và là chướng ngại ngăn trở hiệp nhất và thống nhất các giáo hội với nhau. Bao lâu con người còn tin rằng chỉ có một đường lối đến với Chúa thì luôn luôn có bắt bớ, không nhất thiết là tra tấn và giết hại, nhưng là loại bỏ khai trừ khỏi nhà của Chúa.
Chúa biết cách đối xử với con người. Ngài nói, “Ta giao cho các con nhiệm vụ khó khăn nhất trần gian, một công việc khiến cho thân thể các con bị rách nát, và tấm lòng bị tan vỡ. Các con đủ sức chấp nhận hay không'?”. Ai cũng đều biết lời kêu gọi của Garibaldi trong cuộc vây hãm Rôma năm 1849, “Hỡi các chiến hữu, những cô" gắng mà các bạn làm nhằm chống lại những lực lượng đông đảo và mạnh mẽ hơn không phải là vô ích. Tôi không hứa hẹn lương bổng, nhà cửa hay của cải. Tôi chỉ đem đến cho các bạn đói khát, gian khổ, chiến trận và hy sinh. Nhưng tôi kêu gọi tất cả những ai yêu nước không chỉ bằng môi miệng, hãy theo tôi”. Thế là hàng trăm, hàng ngàn người đã bước theo ông. khi chiến thằng ở Nam Mỹ, Pizarro đã đưa ra cho những người theo ông một chọn lựa:hoặc họ muôn xông pha nguy hiểm để hưởng tài nguyên phong phú của Peru hay muốn yên thân trong sự nghèo nàn của Panama. Ông lấy kiếm vạch một lằn dưới đất và nói: “ Thưa các đồng chí, bên kia là gian khổ, đói khát, trần truồng, bão tố, và chết chóc, còn bên này là dễ dãi, yên hòa. Bên kia là Peru giàu có phong phú, bên này là Panama nghèo đói. Mỗi người hãy tự chọn điều tốt nhât cho những con người can đảm. về phần tôi,'tôi tiến về phương nam”. Im lặng và do dự, rồi một viên hoa tiêu già và mười hai lính bước qua phía Pizarro. Với những người này, Pizarro bắt đầu khám phá và chiến thắng Peru.
ieo-j 1
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 399
Chúa Giêsu đã và đang đề nghị với chúne ta, không phải con đường dễ dàng, nhưng là con đường vinh quang trong gian khổ. Ngài muốn có những người với đôi mắt mở lớn, vì danh Ngài, sẩn sàng liều mình tiến tới.
Công Việc Của Chúa Thánh Thần
Gioan 16,5-11
5 Bây giờ Thầy đến cùng Đấng đã sai Thầy, và không ai trong anh em hỏi: ‘Thầy đi đâu? '6 Nhưng vì Thầy nói ra các điều ấy, nên lòng anh em tràn ngập ưu phiền. 7 Song, Thầv nói thật với anh em: Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng â\’ đến với anh em. 8 Khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và việc xét xử: 9 về tội lỗi: vì chúng không tin vào Thầy;10 về sự công chính: vì Thầy đến cùng Chúa Cha, và anh em không còn thấy Thầy nữa; 11 về việc xét xử: vì Thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử rồi.
Bấy giờ các môn đệ rất bối rối, lo buồn vì biết mình sắp mất Chúa Giêsu. Nhưng Chúa bảo kết cục đó là điều tốt cho họ, vì khi Ngài đi thì Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ sẽ đến. Lúc còn ở trần gian, Chúa Giêsu không thể hội nhập vào trong trí tuệ, tấm lòng và lương tâm của mọi người ở khắp mọi nơi. Ngài bị giới hạn trong không gian và thời gian như mọi người. Nhưng Chúa Thánh Thần không bị hạn chế. Bất cứ nơi nào các môn đệ đi, Thánh Thần đều cùng đi với họ. Thánh Thần đến làm ứng nghiệm lời hứa: “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Thánh Thần thông công liên tục với người ấy và ban năng lực và hiệu quả bât cứ nơi nào người ấy truyền giảng.
ơ đây, hầu như có một bảng tóm tắt đầy đủ về công việc của Chúa Thánh Thần. Từ Gioan dùng để chỉ công việc của Chúa Thánh Thần là elegchein, bản Việt ngữ dịch là tự cáo. Không chữ nào có thể lột hết ý nghĩa của chữ elegchein. Từ này chỉ việc thẩm vân một nhân chứng, một bị cáo, hay một người đối lập trong tranh luận. Nó có nghĩa là cật vân, thẩm tra cho đến khi người này nhìn nhận lầm lỗi của mình hay thừa nhận sức mạnh của một luận cứ mà
400 WILLIAM BARCLAY
10,5-1 1
trước đó mình chưa thấy. Thỉnh thoảng người Hy Lạp dùng từ này để chỉ tác động của lương tâm trên lòng và trí con người. Như vậy việc thẩm vấn có thể làm hai điều: nó buộc người ấy nhìn nhận tội ác hay điều sai quấy mình đã làm, hoặc có thể thuyết phục người ấy thừa nhận nhược điểm của mình và ưu điểm của đối phương mà từ trước đến giờ người ấy vẫn chống lại. Qua đoạn sách này, cả hai nghĩa trên đều cần thiết, tức là trách cứ (convict) và thuyết phục (convince). Bây giờ, chúng ta tiếp tục xem Chúa Giêsu cho biết Chúa Thánh Thần sẽ làm gì.
1. Chúa Thánh Thần sẽ trách cứ người ta về tội ác. Lúc đóng đinh Chúa Giêsu, người Do Thái không nghĩ là mình đã phạm tội mà họ lại nghĩ làm thế là họ đang phục vụ Thiên Chúa. Nhưng về sau, khi câu chuyện đóng đinh được rao giảng, lòng họ như bị kim châm (Cv 2,37). Họ cảm thấy bị trách cứ khủng khiếp về tội lỗi, và họ bị thuyết phục để tin rằng việc đóng đinh Chúa Giêsu là tội lớn nhất trong lịch sử mà chính họ đã gây nên. Điều gì đã khiến cho con người ý thức về tội lỗi? Điều gì khiến con người phải gục đầu xuống khi đối diện với thập giá? Trong một làng của người da đỏ, một giáo sĩ chiếu phim truyện về cuộc đời Chúa Cứu Thế. Lúc thây cảnh thập giá, một người da đỏ dường như không chịu đựng nổi, đã chạy tới và thét lớn: “Chúa ơi hãy xuống đi, chính con mới đáng bị treo lên đó chứ không phải là Ngài! ” Tại sao cảnh một người bị đóng đinh như một phạm nhân tại Palestine hai ngàn năm trước, lại xé nát tâm can loài người ở khắp nơi trên thế giới từ nhiều thế kỷ qua và cả đến nay nữa? Đó chính là công việc của Chúa Thánh Thần. Chính Ngài đã tác động lòng con người khiến họ tự cáo về tội lỗi mình.
2. Chúa Thánh Thần sẽ thuyết phục con người về sự công chính. Nghĩa là Ngài sẽ trách cứ con người bởi sự công chính của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu bị đóng đinh như một người phạm trọng tội. Ngài đã bị xét xử, bị kết tội, bị dân Do Thái xem là kẻ tà đạo gian ác, còn người Roma thì kể như một nhân vật nguy hiểm. Ngài đã bị xử bằng hình phạt dành cho kẻ sát nhân ghê gớm nhất, bị treo như kẻ giết người và thù nghịch với Thiên Chúa. Ai thay đổi được lòng người, khiến họ thấy được Đức Giêsu bị đóng đinh đó chính là Con Thiên Chúa, như người đội trưởng tại chân thập giá (Mt 27,54), nhưPhaolô trên đường đến Đamas (Cv 9,1-9)? Điều tuyệt
10,12-15
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 401
diệu hơn hết, đó là con người ta đặt lòng tin cậy suốt đời vào một tử tội Do Thái bị đóng đinh trên thập giá. Điều gì đã thuyết phục họ tin người Do Thái bị đóng đinh đó chính là Con Thiên Chúa? Đó là công việc của Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Thánh Thần đã thuyết phục con người về sự công chính của Chúa Giêsu dựa trên sự kiện Chúa Giêsu đã sống lại và trở về với Chúa Cha.
3. Chúa Thánh Thần thuyết phục con người về sự phán xét. Trên thập giá, điều ác đã bị phán xét, kết tội và đánh bại. Điều gì đã khiến con người cảm biết cách chắc chắn sự xét xử đang chờ đợi họ? Đó là việc làm của Chứa Thánh Thần, chính Ngài đã đặt trong lòng con người một sự xác tín không lay chuyển nổi, là mỗi người đều phải ra trước tòa phán xét của Thiên Chúa.
4. Nhưng còn một điều mà tạm thời Gioan chưa đề cập đến. Khi bị trách cứ về tội, thuyết phục về sự công chính của Chúa Giêsu và tin chắc sự phán xét sẽ đến, điều gì khiến chúng ta biết chắc là thập giá của Chúa Giêsu Kitô chính là sự cứu rỗi, và với Ngài chúng ta đã được tha tội và cứu khỏi sự xét xử? Đó cũng là công việc của chính Chúa Thánh Thần. Ngài làm cho ta vững tin rằng chính nhân vật bị đóng đinh đó là Chúa và là Chúa Cứu Chuộc của riêng ta. Chúa Thánh Thần trách cứ chúng ta về tội lỗi mình, và thuyết phục chúng ta về sự công chính của Chúa Cứu Thế.
Thần Chân Lý
Gioan 16,12-15
12 Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. 13 Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến. 14 Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em. 15 Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.
Với Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần là thần chân lý, chịu trách nhiệm đem chân lý của Thiên Chúa đến cho loài người, ta gọi đó
402 WILLIAM BARCLAY
16,12-15
là mặc khải và trong đoạn này, chúng ta có thể thấy rõ các nguyên tắc của mặc khải.
1. Mặc khải diễn tiến tiệm tiến. Chúa Giêsu là lời của Thiên Chúa, nhưng Ngài không thể nói hết với các môn đệ, vì lúc đó họ không đủ khả năng tiếp thu. Ta chỉ có thể nói với một người những gì vừa đủ cho người ấy hiểu được mà thôi. Tất cả những lời giáo huấn hay mặc khải đều phải phù hợp với khả năng tiếp thu của người đó. Khi một người muốn dạy toán cho một em bé, không thể bắt đầu với căn số hay các định lý phức tạp, mà phải đi từ điều dễ nhất rồi dần dần tiến lên. Khi dạy tiếng La Tinh hay Hy Lạp, chúng ta không thể bắt đầu bằng những từ thật khó, mà bằng những điều dễ dàng và đơn giản. Sự mặc khải của Thiên Chúa cho loài người cũng vậy, cũng từ từ, Thiên Chúa dạy những gì con người có thể tiếp thu được. Sự kiện này rất quan trọng vì:
a. Điều này giải thích những chỗ trong Cựu IƯỚC khiến chúng ta rối trí, chán nản. Thử lấy một thí dụ cụ thể: Trong Cựu Ước có nhiều chỗ cho biết Thiên Chúa truyền dạy dân Israel phải diệt sạch kẻ thù, phải tận diệt súc vật, người nam, người nữ, và cả trẻ con nữa, khi chiếm được thành phố của kẻ thù. Phía sau sự việc ấy là một trong những tư tưởng quan trọng: dân Israel phải dứt khoát với nguy cơ có thể bị tiêm nhiễm các tôn giáo thấp kém. Muốn vậy, họ phải tận diệt tất cả những kẻ không thờ phượng Thiên Chúa. Trone thời kỳ đó, người Do Thái cần nhận biết họ phải trung thành giữ đạo bằng mọi giá. Họ giữ đạo chính thông bằng cách tận diệt ngoại giáo. Và giai đoạn Chúa Giêsu đến thế gian, con người bắt đầu thấy phương pháp bảo vệ và duy trì sự chính thống của đạo là khiến người ngoại đạo hoán cải tin Chúa, đưa họ về với Chúa chứ không phải tiêu diệt họ. Người sống vào thời Cựu Ước đã lãnh hội được chân lý quan trọng, nhưng chỉ được một mặt, một phần nhỏ của chân lý ấy. Mặc khải là như vậy, Thiên Chúa chỉ mặc khải những gì con người có thể hiểu được.
b. Đó là bằng chứng cho thấy sự mặc khải của Thiên Chúa là vô tận. Chúng ta thường lầm lẫn khi cho Thánh Thần là mặc khải duy nhất của Thiên Chúa. Như thế có nghĩa là từ khoảng năm 120 S.C., khi sách cuối cùng Tân Ước viết xong thì Chúa không còn phán dạy nữa hay từ đó trở đi, Ngài không còn mặc khải nữa. Nhưng thực tế Thần Khí Chúa luôn luôn hoạt động. Ngài luôn luôn
16,12-15
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 403
mặc khải, bày tỏ chính Ngài ra. Mặc khải tối cao, trổi vượt hơn cả của Thiên Chúa là chính Chúa Giêsu, nhưng Chúa Giêsu không phải là một nhân vật bất động trong sách. Ngài là Đấng Hằng Sống, và trong Ngài, mặc khải của Thiên Chúa vẫn tiếp tục, Thiên Chúa vẫn còn hướng dẫn chúng ta để nhận thức rõ hơn, nhiều hơn về Chúa Giêsu. Thiên Chúa không chỉ phán dạy đến năm 120 s.c. rồi thôi và bây giờ thì im lặng. Ngài vẫn đang tiếp tục mặc khải chân lý cho loài người.
2. Thiên Chúa mặc khải một chân lý toàn diện. Hoàn toàn sai lầm nếu nghĩ mặc khải của Thiên Chúa chỉ giới hạn trong chân lý thần học. Các thần học gia và nhà truyền giáo không phải là những người duy nhất được Chúa Thánh Thần tác động. Khi một thi hào công bố cho nhân loại một sứ điệp quan trọng bằng những lời lẽ vượt thời gian, ông đã được thần cảm. Một đại nhạc sĩ cũng được thần cảm. Handel kể lại ông đã viết đoạn Halleluia trong thành phô" Đấng Mêsia như thế này: “Tôi thấy các tầng trời mở ra, và thấy Thiên Chúa vĩ đại mặc trắng toát ngự trên ngai”. Khi một nhà khoa học khám phá ra điều gì giúp cho con người đỡ nhọc nhằn và sống khá hơn, khi nhà giải phẫu phát minh một kỹ thuật mới có thể cứu sống bệnh nhân, làm giảm đau đớn, khi có người tìm được một cách trị liệu mới, đem sức sống và hy vọng đến cho nhân loại đang đau khổ thì đó cũng là mặc khải của Thiên Chúa. Mọi chân lý đều là chân lý của Thiên Chúa, mặc khải toàn thể chân lý là công việc của Chúa Thánh Thần.
3. Đến đây, chúng ta lại thấy một nguyên tắc khác nữa: mọi mặc khải đều đến từ Thiên Chúa. Thiên Chúa sở hữu và ban phát mọi chân lý. Chân lý không phải là sự phát minh của con người mà chính là tặng phẩm của Thiên Chúa. Chân lý không do diễn trình suy tư của trí tuệ con người sáng tạo nên. Chân lý đã có sẩn, đang chờ đợi được khám phá. Phía sau mọi chân lý chính là Thiên Chúa.
4. Mặc khải là nhận lấy những điều thuộc về Chúa Giêsu và giãi bày ý nghĩa của những điều đó cho chúng ta. Một điều quan trọng nhât trong sô những điều quan trọng nhất là sự vô cùng của Chúa Giêsu. Không ai lãnh hội được tất cả những gì Chúa Giêsu đã dạy. Không ai nắm hêt được giá trị những lời giáo huấn của Ngài cho cuộc sống, cho đức tin từng cá nhân, cho cả thế giới,
404 WILLIAM BARCLAY
16,16-24
cho xã hội, cho quốc gia. Mặc khải là khai mở liên tục ý nghĩa về Chúa Giêsu.
5. Đến đây, chúng ta đạt tới cao điểm của toàn thể vấn đề. Mặc khải đến với chúng ta không do một bộ sách, một bài thần học hay một ấn phẩm nào. Mặc khải đến với chúng ta từ một Đấng Hằng Sống. Càng sống gần Chúa Giêsu bao nhiêu, chúng ta sẽ càng hiểu rõ Ngài và trở nên giống như Ngài bấy nhiêu. Càng giống Chúa bao nhiêu, Ngài càng nói cho chúng ta biết nhiều bấy nhiêu. Muốn được Ngài mặc khải, chúng ta phải nhận quyền làm chủ của Ngài. Vâng phục Chúa Giêsu và hiểu biết Ngài phải đi đôi với nhau. Thiên Chúa chỉ mặc khải chân lý của Ngài cho người của Ngài, tuy đôi khi người ta được làm chiếc bình chứa đựng mặc khải mà không hay biết mình đã được Ngài chọn để làm công việc đó.
Buồn Lo Biến Thành Mừng Vui
Gioan 16,16-24
16 “ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy. ”
17 Bấy giờ vài người trong nhóm môn đệ của Đức Giêsu hỏi nhau: “Người muốn nói gì khi bảo chúng ta: ‘ ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy ‘ và ' Thầy đến cùng Chúa Cha 18 Vậy các ông nói:​ít lâu nữa ‘ nghĩci là gì? Chúng ta không hiểu Người nói gì! 19 Đức Giêsu biết là các ông muốn hỏi mình, nên bảo các ông: “Anh em bàn luận với nhau về lời Thầy nói: ‘ ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy 20 Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thê gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui. 21 Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian. 22 Anh em cũng vậy, bâv giờ anh em lo buồn, nhiơig Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được. 2J Ngày ấy, anh em không còn phải hỏi Thầy gì nữa. Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em mà xin Chúa Cha điều gì, thì Người sẽ ban cho anh em nhân danh Thầy. 24 Cho đến nay, anh em đã chẳng xin gì nhân danh Thầy. Cứ xin đi, anh em sẽ được, để niềm vui của anh em nên trọn vẹn.
16,16-24
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 405
Chúa Giêsu vượt hiện tại nhìn tới thời đại mới sẽ đến. Ngài sử dụng một quan niệm đã ăn sâu trong tư tưởng Do Thái. Người Do Thái tin toàn thể thời gian được chia làm hai: hiện tại và tương lai. Kỷ nguyên này, thời đại này hoàn toàn xấu, hoàn toàn bị lên án; thời sẽ đến là thời đại hoàng kim của Chúa. Giữa hai thời đại ấy, trước khi Đấng Mêsia đến để đưa thời đại mới vào, thì có Ngày của Chúa. Ngày của Chúa sẽ là một ngày khủng khiếp, toàn thế giới sẽ rung động, sụp đổ tan tành, sau đó, thời đại hoàng kim sẽ bắt đầu. Người Do Thái có thói quen gọi thời gian giao thừa đó là “cơn quặn thắt (đau đẻ) trước những ngày của Đấng Mêsia”.
Cựu Ước và nền văn chương được viết vào khoảng giữa Cựu và Tân Ước đầy dẫy những bức tranh về thời gian chuyển tiếp khủng khiếp đó: “Này, ngày của Chúa sẽ đến là ngày hung dữ, có thịnh nộ và nóng giận để làm đất này nên hoang vu, diệt những kẻ có tội khỏi đó” (Is 13,9), “Hết thảy dân cư trên mặt đất đều run rẩy, vì ngày của Chúa đến, ngày ấy đã gần, tức là ngày mờ mịt và tối tăm, ngày sương mù. Có một dân lớn và mạnh dạn đến như ánh sáng sớm mai giãi ra trên núi” (Ge 2,1.2), “Và vinh dự sẽ biến thành sỉ nhục, sức mạnh bị hạ xuống thành khinh rẻ, sự ngay thật bị hủy diệt và vẻ đẹp đẽ trở nên xấu xí” (Br 27), “Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm, bấy giờ các tầng trời sẽ có tiếng vang rầm mà qua đi, các thể chất bị đốt mà tiêu tán, đất và mọi vật trên mặt đất đều bị đốt cháy (2Pr 3,10). Đó là bức tranh về cơn quặn thắt, cơn đau đẻ của việc Đấng Mêsia hiện đến.
Chúa Giêsu biết Kinh Thánh, những bức tranh này nằm trong tâm trí và ký ức Ngài. Chúa phán bảo các môn đệ, “Ta sắp lìa xa anh em, nhưng Ta sẽ trở lại, sẽ có ngày Ta bắt đầu cai trị và nước Ta sẽ đến, nhưng trước đó, các ngươi sẽ phải trải qua nhiều lúc khủng khiếp, đau đớn, như đàn bà đau đẻ vậy. Nhưng nếu các ngươi trung tín, kiên trì, chịu đựng, hạnh phúc sẽ quí báu vô cùng”. Rồi Chúa Giêsu tiếp tục phác họa đời sống của một Kitô hữu nhẫn nhục.
1. Đau buồn sẽ biên thành mừng vui. Lắm lúc dường như Kitô hữu chỉ gặp toàn những đau buồn, còn người đời nhận toàn vui sướng. Nhưng sẽ có một ngày, mọi sự đều sẽ bị lật ngược. Sự vui sướng vô tâm của thê gian sẽ biến thành đau buồn, cảnh xem như
406 WILLIAM BARCLAY
16,16-24
đau buồn của Kitô hữu sẽ biến nên mừng vui. Kitô hữu luôn luôn nhớ khi đức tin mình phải trả giá đắt, đó chưa phải là kết thúc mọi sự, nhưng cần biết sau đau buồn là vui mừng.
2. Sự vui mừng của Kitô hữu có hai điều quí báu:
a. Sự vưi mừng sẽ chẳng bao giờ bị lấy mất. Sự vui mừng ấy độc lập đối với những may rủi và thay đổi của thế gian. Một sự kiện khá đơn giản và thích thú là nhiều người thuộc mọi thế hệ đã chịu đau buồn khủng khiếp, lại đồng thanh bảo đó là những giai đoạn họ được sống vô cùng đẹp đẽ, được nếm ngọt ngào với Chúa. Sự vui mừng đời này đem đến cũng chóng qua như mọi việc thuộc thế gian. Niềm vui Chúa Cứu Thế ban cho thì độc lập với mọi việc có thể xảy ra trên đời này, nó không lệ thuộc vào những gì thế gian có thể đem đến hoặc cất đi, nó hoàn toàn tùy thuộc sự hiện diện của Chúa Cứu Thế và nó chỉ lập nền trên chính Thiên Chúa mà thôi.
b. Niềm vui trọn vẹn. Trong niềm vui lớn nhất trên đời luôn luôn có một cái gì đó hãy cồn thiếu, người ta vẫn còn cảm giác như có một áng mây nhỏ bằng bàn tay che mờ, vẫn bị một chút ám ảnh trong đầu cho rằng nó không thể tồn tại mãi mãi được. Niềm vui của Kitô hữu là sự hiệri diện của Chúa Cứu Thế, là được cùng sông với Ngài, nên nó không pha trộn, không vương vân một chút bất toàn nào, nó đầy đủ hoàn toàn.
3. Trong niềm vui, sự đau khổ trước kia đã bị quên. Sau khi sinh con, người mẹ quên mất cơn quặn thắt trước đó. Trong vinh quang thiên đàng, người tử đạo quên đi cơn hấp hốì do bắt bớ, bách hại. Dù phải trả giá đắt, người ta vẫn quên giá trả đó khi sống mãi với Chúa Giêsu.
4. Sẽ có sự hiểu biết đầy đủ. Chúa Giêsu phán: “Trong ngày đó, anh em không còn hỏi ta về điều chi nữa”. Trong đời này, luôn luôn còn những câu hỏi chưa được giải đáp. những vấn đề chưa có giải pháp. Nói cho cùng, chúng ta lúôn luôn sông bằng đức tin chứ không bằng mắt thấy, phải luôn chấp nhận những điều mình không hiểu được. Chúng ta chỉ có thể thây vài mảnh vụn của chân lý, chỉ nhìn thoáng qua về Thiên Chúa. Nhưng thời đại sẽ đến, trong Chúa Giêsu, mọi sự hiểu biết sẽ tỏ tường trọn vẹn.
16,25-28
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 407
5. Sẽ CÓ một mốĩ liên hệ mới mẻ với Thiên Chúa. Khi đã thật sự biết về Chúa, chúng ta có thể đến hỏi Ngài bất cứ điều gì. Chúng ta biết cánh cửa đã mở, biết Ngài là Cha, và Ngài rất yêu thương chúng ta. Giống như những đứa con biết cha rất vui nhìn thấy mình, bất cứ lúc nào muốn, chúng ta đều có thể đến trò chuyện với Cha. Trong liên hệ đó, Chúa Giêsu bảo chúng ta có thể hỏi bất cứ điều gì. Thử suy nghĩ việc đó theo cách loài người mà chúng ta hiện có. Khi một đứa con yêu mến và tin cậy người cha, nó biết rõ rằng, lắm khi cha trả lời: “Không!” chỉ vì người có tình yêu và sự hiểu biết sâu xa hơn nó. Chúng ta có thể gần gũi, thân mật với Chúa đến mức đem mọi sự trình bày với Ngài, nhưng cuối cùng, bao giờ cũng kết thúc bằng câu: “Ý Cha được thực hiện”.
6. Mối liên hệ mới mẻ đó có được là nhờ Chúa Giêsu. Qua Chúa Giêsu, niềm vui của chúng ta trở thành bất diệt và hoàn toàn, sự hiểu biết của chúng ta được trọn vẹn, và là con đường mới dẫn đến tấm lòng của Thiên Chúa được mở ra cho chúng ta. Tất cả những gì chúng ta có đều qua trung gian của Chúa Giêsu, trong danh Ngài. Chính nhờ danh Ngài, chúng ta cầu xin và nhận được, chúng ta đến gần Chúa và được tiếp đón.
Lối Vào Trực Tiếp
Gioan 16,25-28
25 Thầy đã dùng dụ ngôn mà nói nhữnẹ điều ấy với anh em. Sẽ đến giờ Thầy không còn dùng dụ ngôn mà nói với anh em nữa, nhưng Thầy sẽ nói rõ cho anh em về Chúa Cha, không còn úp mở.26 Ngày ấy, anh em sẽ nhân danh Thầy mà xin, và Thầy không nói với anh em là Thầy sẽ cầu xin Chúa Cha cho anh em.27 Thật vậy, chính Chúa Cha yêu mến anh em, vì anh em đã yêu mến Thầy, và tin rằng Thầy từ Thiên Chúa mà đến. 2H Thầy từ Chúa Cha mà đến và Thầy đã đến thế gian. Thầy lại bỏ thế gian mà đến cùng Chúa Cha.»
Kinh Thánh cho biêt từ trước đến giờ Chúa Giêsu đã dùng dụ ngôn nói với các môn đệ. Từ paroimia được dùng chỉ các dụ ngôn của Chúa, trong nguyên gốc có nghĩa là một câu nói khó hiểu, kẻ tình cờ nghe không hiểu được, một câu nói suy nghĩ nhiều mới rõ nghĩa. Chẳng hạn những câu nói hàm súc của một hiền triết, ngắn
408 WILLIAM BARCLAY
16,25-28
gọn đến nỗi người nghe vận dụng trí óc nghiền ngẫm, phải vật lộn với nó, hoặc là một câu đố mà người ta phải gắng sức đoán cho ra nghĩa. Chúa Giêsu muốn nói, “Từ trước đến giờ, ta chỉ nói với anh em bằng các lời nói bóng hay những dấu hiệu, ta đã trình bày chân lý sau một tấm màn. Ta đã nói những điều mà anh em phải ra sức suy nshĩ để hiểu, nhưng bây giờ ta sẽ nói sự thật hết sức rõ ràng, minh bạch cho anh em”. Lúc đó Ngài nói rõ với họ rằng Ngài vốn từ Chúa Cha đến và sắp về cùng Chúa Cha. Đây là lời tuyên bố tối hậu, tự xưng Ngài chính là Con Thiên Chúa. Đối với Ngài, cái chết trên thập giá không phải là cái chết dành cho kẻ có tội, nhưng là con đường trở về cùng Chúa Cha.
Chúa Giêsu nói đến một điều mà chúng ta phải luôn luôn nhớ. Ngài bảo những người thuộc về Ngài có thể đến thẳng Chúa Cha, vì Chúa Cha yêu thương họ. Ngài không cần đem trình với Chúa Cha những điều họ cầu xin, chính họ có thể cầu xin thẳng với Chúa Cha. Đây là bằng chứng cuối cùng mà chứng ta không bao giờ được quên. Chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ đến một Thiên Chúa giận dữ, một Chúa Giêsu dịu hiền. Những việc Chúa Giêsu làm thường được trình bày như là Ngài làm cho Chúa Cha thay đổi thái độ đôi với loài người, biến Chúa Cha thành một Thiên Chúa yêu thương, thay vì một Thiên Chúa xử phạt. Nhưng ở đây, Chúa Giêsu phán: “Anh em có thể đến với Chúa Cha vì Ngài yêu thương anh em”. Chứa nói điều đó trước khi Ngài lên thập giá. Chúa không hề chịu chết để biến Chúa Cha thành yêu thương, nhưng để nói cho chúng ta biết Thiên Chúa là tình yêu. Ngài đã đến không phải vì Chúa Cha ghét thế gian, nhưng vì Chúa Cha yêu thế gian. Ân sau mọi sự đều có tình yêu của Thiên Chúa, và chúng ta chẳng bao giờ biết được điều đó nếu Chúa Giêsu không nói với chúng ta. Chúa Giêsu đem tình yêu Thiên Chúa đến cho loài người.
Chúa Giêsu bảo với họ rằng Ngài đã hoàn tất sứ mệnh. Ngài từ Chúa Cha đến và giờ đây, bằng con đường thập giá, Ngài trở về cùng Chúa Cha, và con đường đó được mở ra cho tất cả mọi người đến với Thiên Chúa. Họ được đặc ân tuyệt vời là không cần Ngài chuyển lời cầu xin của họ đến Chúa Cha, họ có thể tự đem đến. Những người nào yêu mến Chúa Giêsu là những người được Chúa Cha yêu mến.
16,29-33
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 409
Chúa Giêsu Và Quà Tặng của Ngài
Gioan 16,29-33
29 Các môn đệ Người thưa: «Đấy, bây giờ Thầy nói rõ, chứ không còn dùng dụ ngôn nào nữa. 30 Giờ đây, chúng con nhận ra là Thầy biết hết mọi sự, và Thầy không cần phải có ai hỏi Thầy. Vi thế, chúng con tin Thầy từ Thiên Chúa mà đến. » ■*' Đức Giêsu đáp: «Bây giở anh em tin à? 32 Nà\’ đến giờ -và giờ ấy đã đến rồi- anh em sẽ bị phân tán mỗi người mỗi ngả và để Thầy cô độc một mình. Nhiùig Thầv không cô độc đâu, vì Chúa Cha ở với Thầy.JJ Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã tluíng thế gian.»
Cuối cùng, có một tia sáng lạ lùng về cách các môn đệ tuân phục Chúa. Thình lình, họ đã nhảy vọt vào niềm tin ấy, vì họ nhận biết Chúa Giêsu không cần hỏi ai bất cứ điều gì. Họ muốn nói gì ở đây? Lui lại các câu 17,18, chúng ta thấy họ cãi nhau và kinh ngạc bởi điều Chúa đã nói. Bắt đầu với câu 19, Chúa Giêsu trả lời thắc mắc của họ mà không cần hỏi họ thắc mắc về chuyện gì. Nói khác đi, Chúa Giêsu đọc được lòng họ như đọc một quyển sách mở sẵn vậy. Chính vì thế mà họ tin Ngài, họ cảm thấy đang đối diện với một người tự biết rõ về họ. Với Chúa Giêsu, lòng con người được phơi bày, Ngài có thể trả lời câu hỏi mà họ chưa nói ra, giải đáp một vấn đề mà họ chưa phát biểu. Ngày xưa một du khách đến Tô Cách Lan đã mô tả hai nhà truyền giáo mà ông được nghe, “Một người chỉ cho tôi thấy vinh quang của Thiên Chúa, và người kia đã chỉ cho tôi thấy tất cả lòng dạ của tôi”. Chúa Giêsu làm cả hai công việc đó. Chính sự hiểu biết của Ngài về Chúa Cha và về lòng con người đã thuyết phục các môn đệ tin rằng Ngài là Con Thiên Chúa. Chưa hề có ai biết rõ Chúa Cha và loài người như Chúa Giêsu.
Nhưng Chúa Giêsu là một người thực tế, Ngài bảo dù họ tin như vậy, nhưng đã đên lúc hộ sẽ bỏ Ngài chạy trốn. Điều cao cả nhất về Chúa Giêsu là, mặc dù biết rõ chỗ yếu của những kẻ thuộc về Ngài, Ngài biêt chắc họ sẽ thất bại, sẽ bỏ mặc Ngài vào lúc Ngài cần đến họ hơn hêt, thê nhưng Ngài vẫn yêu thương họ, và lạ
410 WILLIAM BARCLAY
16,29-33
lùng hơn nữa, vẫn tin cậy họ. Ngài biết rõ họ tệ bạc mà cứ tin cậy. Chúng ta có thể tha thứ cho người khác, nhưng không dám tin cậy người ấy nữa. Chúa Giêsu nói, “Ta biết trong lúc yếu đuối, anh em sẽ bỏ ta chạy trốn, tuy nhiên, ta biết anh em sẽ là kẻ chiến thắng”. Trên đời này, chưa hề có trường hợp nào mà sự tha thứ và tin cậy lại được kết hợp với nhau như vậy. Đây là một bài học lớn, Chúa dạy chúng ta biết tha thứ và tin cậy người đã lầm lỗi, thất bại. Đoạn Kinh Thánh này cho ta biết rõ bốn điều về Chúa Giêsu:
1. Sự cô đơn của Chúa Giêsu. Ngài bị loài người bỏ rơi nhưng Ngài không bao giờ cô đơn, vì Ngài có Chúa Cha ở với Ngài. Chẳng có ai sống cho lẽ phải mà bị cô đơn, vì đứng với lẽ phải là đứng với Thiên Chúa. Không một người lành nào hoàn toàn bị bỏ quên vì Thiên Chúa không bỏ quên người đó.
2. Sự tha thứ của Chúa Giêsu. Ngài biết các môn đệ sẽ bỏ Ngài, nhưng Ngài không trách cứ họ lúc đó, cũng không bắt tội sau khi họ sai phạm. Ngài yêu họ với tất cả sự hèn yếu của họ. Ngài nhìn biết họ, họ thế nào Ngài yêu họ thế đó. Tình yêu phải sáng suốt. Nếu chúng ta thần tượng hóa một người và nghĩ họ không sai lầm, chắc chắn chúng ta sẽ thất vọng. Con người thật của họ thế nào thì chúng ta phải yêu họ thế đó.
3. Sự cảm thương của Chúa Giêsu. Có một câu vừa đọc lên, tưởng như đặt sai chỗ: “Ta đã bảo anh em những điều đó, hầu cho anh em có bình an trong Ta”. Điểm nên lưu ý ở đây là nếu Chúa Giêsu không nói trước cho họ về sự yếu đuôi của họ, về sau khi nhận biết mình yếu hèn, họ sẽ rơi vào tình trạng tuyệt vọng. Hình như Chúa nói với họ: “Ta biết việc gì sẽ xảy ra, anh em đừng tưởng rằng sự bất trung của anh em sẽ làm ta ngạc nhiên. Ta biết nó sẽ xảy ra, và nó không ảnh hưởng gì đến tình yêu của Ta đối với anh em. về sau khi anh em nghĩ đến đừng nản lòng, đừng tuyệt vọng”. Đây là tình thương và sự tha thứ của Chúa. Chúa Giêsu không nghĩ đến việc Ngài bị tổn thương, nhưng Ngài nghĩ đến việc họ bị tổn thương. Đôi khi sự việc sẽ thay đổi hoàn toàn nếu chúng ta không suy nghĩ đến việc người khác làm tổn thương ta như thế nào, nhưng suy nghĩ đến sự kiện những người làm tổn thương ta đang đau khổ vì ân hận, hối tiếc, đau buồn.
4. ơn ban của Chúa Giêsu. Ngài ban sự can đảm và chiến thắng. Chẳng bao lâu, việc xảy ra chứng minh rõ ràng cho các
17,1-5
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 411
môn đệ. Họ thấy thế gian làm điều ác độc nhất đối với Chúa khi đóng đinh Ngài, nhưng không thể đánh bại Ngài. Và Chúa nói: “Sự chiến thắng của Ta cũng là sự chiến thắng của các con. Thế gian đã làm điều tệ hại nhất cho Ta, nhưng Ta đã thắng. Các con cũng có sự can đảm và chiến thắng của thập giá như vậy”.
Vinh Quang của Thập Giá
Gioan 17,1-5
1 Nói thê' xong, Đức Giêsu ngước mắt lên trời và cầu nguyện: “Lạy Cha, giờ đã đến! Xin Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha. 2 Thật vậy, Cha đã ban cho Nẹười qu\'ền trên mọi phàm nhân là để Người ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người. 3 Mà sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Deinẹ Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô.
4 Phần con, con đã tôn vinh Cha ở dưới đất, khi hũcin tất công trình Cha đã giao cho con làm. 5 Vậy, lạy Cha, giờ đây, xin Cha tôn vinh con bên Cha: xin ban cho con vinh quang mà con vẫn được hưởng bên Cha trước khi có thế gian.
Với Chúa Giêsu, sống để đạt đến một tột đỉnh, đó là thập giá. Với Chúa Giêsu, thập giá là vinh quang của đời sống, là đường đi vào vinh quang đời đời. Ngài phán: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh” (Ga 12,23). Điều gì đã tạo ra vinh quang cho thập giá? Chúa Giêsu ngụ ý gì khi cứ nhắc lại thập giá là vinh quang và là lý do để Ngài được tôn vinh? Có nhiều câu trả lời cho vấn đề ấy.
1. Một trong những sự kiện lịch sử cứ tái diễn là các vĩ nhân nhờ cái chết mà được tôn vinh. Lúc họ chết, và cách họ chết đã chứng minh cho người ta thấy họ là những con người như thế nào. Có lẽ trong đời sống họ từng bị hiểu lầm, họ bị đánh giá thấp, bị kêt án, nhưng cái chết đã chứng minh sự cao thượng đích thực và địa vị thật của họ trong dòng lịch sử.
Lúc sinh thời, Abraham Lincoln có nhiều kẻ thù, nhưng khi ông chết, cả đên những kẻ từng chỉ trích và đánh giá ông thật thấp cũng thây được sự vĩ đại của ông. Sau khi ông bị ám sát,
412 WILLIAM BARCLAY
17,1-5
một người đi ra khỏi căn phòng Lincoln nằm và nói: “Bây giờ ông đã thuộc về lịch sử”. Stanton là bộ trưởng chiến tranh, vẫn xem Lincoln là con người thô lỗ, cục mịch, ông luôn có thái độ khinh rẻ đối với Lincoln, nhưng khi nhìn thi hài của Lincoln, ông đã phải rơi lệ, nói rằng “Nằm đây là nhà lãnh đạo vĩ đại nhất mà thế giới được thấy”.
Người Anh đã thiêu Jeanne d’Arc như một tay phù thủy và kẻ tà đạo. Giữa đám đông hôm ấy, có một người vừa ném bó củi của mình vào đống lửa, và thề rằng: “Cầu mong cho linh hồn tôi được ở cùng một chỗ với linh hồn của người phụ nữ này”. Một trong các thượng thư của nước Anh khi rời quang cảnh trên, đã xác nhận: “Tất cả chúng ta đều thất bại, đã hỏa thiêu một thánh nhân”.
Vẻ uy nghi của người tử vì đạo đã hiện ra lúc bị xử tử. Với Chúa Giêsu cũng vậy, viên đội trưởng dưới thập giá đã phải thô't lên: “Thật người này là Con Thiên Chúa” (Mt 27,54). Thập giá là vinh quang của Chúa Giêsu bởi Chúa oai nghiêm nhất vào lúc Ngài chịu chết. Thập giá là vinh quang của Chúa, vì thập giá đã thu hút con người đến cùng Ngài hơn lúc Ngài còn sống, và sự thật vẫn là vậy.
2. Hơn nữa, thập giá là vinh quang của Chúa Giêsu vì thập giá hoàn tất công tác của Ngài. Chúa phán: “Con đã làm xong việc Cha đã giao cho con”. Với Chúa Giêsu, dừng lại trước khi lên thập giá là dừng lại lúc công tác chưa hoàn tất. Tại sao? Chúa Giêsu đã đến thế gian để nói và chứng minh cho loài người thấy tình yêu của Thiên Chúa. Nếu Chúa Giêsu không lên thập giá, chẳng khác gì bảo rằng: “Tinh yêu của Thiên Chúa chỉ bấy nhiêu, không thể đi xa hơn nữa”. Nhưng qua thập giá, Chúa Giêsu đã chứng minh tình thương của Thiên Chúa sẵn sàng làm và chịu mọi sự vì loài người, tuyệt nhiên không có giới hạn nào cho tình yêu đó.
Ông H.L. Gee kể lại một biến cố chiến tranh ở Bristol. Cậu bé Derek Bellfall làm giao liên cho các trạm phòng chống phi cơ. Cậu đạp xe đem tin đến một trạm khác. Trên đường về cậu bị bom tử thương. Trước giây phút cuối cùng, cậu đã thì thào: “Tôi đã giao tin xong rồi”.
Một bức tranh nổi tiếng từ thế chiến thứ nhất, vẽ một kỹ sư đang kéo một đường dây điện thoại chính, anh vừa đặt xong đường dây
17,1-5
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 413
để các thông điệp quan trọng được chuyển đi thì bị bắn, bức tranh vẽ anh nằm chết và phía dưới chỉ có một chữ “thông”. Anh đã hy sinh để đường dây được thông suốt. Đó chính là việc Chúa Giêsu đã làm, Ngài đã hoàn thành nhiệm vụ, đã đưa tình yêu của Thiên Chúa đến cho loài người. Thập giá là vinh quang của Ngài, vì tại đó Ngài đã hoàn tất nhiệm vụ của Thiên Chúa Cha giao phó. Ngài đã khiến loài người tin tưctng mãi mãi vào tình yêu của Thiên Chúa.
3. Có một câu hỏi khác: Làm sao thập giá của Chúa Giêsu lại tôn vinh Đức Chúa Cha? Chỉ có một cách duy nhất làm vinh danh Thiên Chúa, đó là vâng lời Ngài. Một đứa con làm vinh dự cha mẹ khi nó vâng lời cha mẹ, một công dân làm vẻ vang cho xứ sở khi người ấy tuân thủ các mệnh lệnh của xứ sở mình. Một học trò làm vinh danh cho thầy khi tuân hành và theo đuổi lời giáo huấn của thầy. Chúa Giêsu tôn vinh Thiên Chúa Cha bằng sự hoàn toàn vâng lời Ngài. Câu chuyện trong các sách Phúc Âm làm sáng tỏ vấn đề. Chúa Giêsu có thể tránh được thập giá, nói theo cách của loài người, Ngài đã có thể tháo lui và quay lưng lại, không lên Giêrusalem. Khi theo dõi Chúa Giêsu vào những ngày sau cùng, lúc Ngài bị xét xử, tại thập giá, chúng ta có thể nói: “Xem kìa, Ngài yêu mến Thiên Chúa Cha biết bao, Ngài vâng phục Thiên Chúa Cha đến mức nào!” Chúa Giêsu tôn vinh Thiên Chúa Cha trên thập giá bằng sự vâng lời trọn vẹn với tình yêu trọn vẹn.
4. Nhưng còn nhiều điều hơn thế. Chúa Giêsu cầu xin Chúa Cha tôn vinh mình và tự tôn chính Ngài. Thập giá chưa phải là chấm dứt, tiếp theo còn có sự sống lại của Chúa Giêsu. Đây là bằng chứng cho thấy loài người có thể làm những việc vô cùng ác độc, nhưng Chúa Giêsu vẫn chiến thắng. Dường như Thiên Chúa Cha đã chỉ vào thập giá và nói: “Đây là điều loài người nghĩ về Con Ta”, rồi Neài chỉ vào sự Phục sinh và nói: “Còn đây là điều Ta nghĩ về Con Ta”. Thập giá là điều tệ hại nhất mà con người có thê làm cho Chúa Giêsu, nhưng cả loài người hiệp lại vẫn không thể thắng hoặc đánh bại hay loại trừ Ngài được. Vinh quang của sự sống lại đã xóa sạch sỉ nhục của thập giá.
5. Với Chúa Giêsu thì thập giá là con đường để trở về. Ngài nói: “Giờ đây xin Cha tôn vinh Con bên Cha: Xin ban cho Con vinh quang mà Con vẫn được hưởng bên Cha trước khi có thế gian”. Chúa Giêsu giống như nhà hiệp sĩ từ giã triều đình đi thi
414 WILLIAM BARCLAY
17,1-5
hành một sứ mệnh nguy hiểm, khủng khiếp, và sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đã trở về để hưởng sự vinh hiển của người chiến thắng. Chúa Giêsu đã từ Thiên Chúa Cha đến, và trở về qua thập giá. Do đó, với Ngài, thập giá là khung cửa để đi đến vinh quang, nếu Ngài khước từ không chịu đi qua khung cửa đó, chẳng còn vinh quang nào cho Ngài. Với Chúa Giêsu, thập giá là con đường để trở về cùng Cha Ngài.
Sự Sống Đời Đời
Gioan 17,1-5
Đoạn sách này chứa đựng câu định nghĩa quan trọng của Tân Ước về sự sống đời đời. Biết Thiên Chúa Cha và biết Chúa Giêsu mà Thiên Chúa Cha sai đến, là được sống đời đời. Xin chúng ta hãy nhắc lại chữ đời đời có nghĩa gì. Trong Hy văn đó là chữ aionis. Chữ này không chủ ý nhấn mạnh sự tồn tại, kéo dài của đời sống, vì điều đó không nhất thiết là điều tốt. Một cuộc đời cứ được kéo dài mãi không hẳn là điều đáng mong muốn. Ý chính của chữ này là phẩm chất của đời sống. Từ aionis, vĩnh phúc (đời đời) chỉ có thể ứng dụng thích hợp cho một Người, là chính Thiên Chúa. Do đó, sự sống đời đời chính là sự sống của Thiên Chúa, được bước vào sự sống đời đời là kinh nghiệm ngay tại đây và bây giờ, vẻ huy hoàng, uy nghiêm, niềm vui, bình an và thánh thiện vốn là đặc tính của Thiên Chúa.
Biết Thiên Chúa là một tư tưởng đặc biệt của Cựu Ước, sự khôn ngoan là “cây sự sống cho ai nắm lấy nó” (Cn 3,18). Tác giả sách Khôn Ngoan nói: “Biết được quyền phép Ngài là cội rễ của sự bất tử” (5,3), “Người công chính nhờ tri thức mà được cứu” (Cn 11,19). Khabacúc mơ ước trong thời đại hoàng kim “sự nhận biết sẽ đầy dẫy khắp mặt đất” (2,14). Hôsê nghe Chúa phán với ông: “Dân ta bị diệt vì thiếu hiểu biết” (4,6). Trong bài giảng, một ra-bi đặt câu hỏi, đoạn sách nào ngắn nhất trong Kinh Thánh chứa đựng đầy đủ nhữno điều chính yếu của Luật hơn hết, trả lời: Châm ngôn 3,6, mà nghĩa đen là: “Hãy nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo đường cho con”. Một ra-bi khác giảng rằng Amos đã giản lược tất cả các điều răn của lề luật vào một điều răn mà thôi: “Hãy tìm
17,1-5
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 415
kiếm Ta thì các ngươi sẽ sống” (5,4), vì tìm kiếm Chúa có nghĩa là tìm để biết Ngài. Từ lâu các rapbi Do Thái giáo đã nhấn mạnh biết Chúa là điều cần thiết cho một đời sống đích thực. Vậy biết Chúa có nghĩa gì?
1. Chắc chắn là có yếu tố hiểu biết về mặt trí tuệ. Nó có nghĩa ít nhất trong một phần nào đó, biết Chúa như thế nào. Biết Thiên Chúa như thế nào, điều đó chắc chắn tác động lớn vô cùng trên người biết. Hãy lấy hai thí dụ. Những dân tộc theo ngoại giáo, nhất là các dân tộc sơ khai tin rất nhiều thần, mỗi gốc cây, suối nước, đồi, núi, sông, rạch, mỗi tảng đá, đều có thần, có quỉ của nó, tất cả đều thù địch và chông lại con người. Người sơ khai bị các thần ám ảnh, sông trong mối lo sợ triền miên, họ sợ làm phật ý một trong vô ầố các thần đó. Các nhà truyền giáo kể, hầu như khó hiểu hết sự vui mừng nhẹ nhõm của các dân tộc ấy, khi họ biết chỉ có một Đức Chúa Trời (thần) duy nhất. Sự hiểu biết mới mẻ đó là cả một sự khác biệt lớn lao cho họ. Hơn nữa khác biệt càng lớn lao hơn khi họ biết thêm rằng Đức Chúa Trời không nghiêm khắc tàn bạo, cứng rắn, nhưng là Đấng yêu thương.
Chúng ta biết Thiên Chúa Cha nhờ Chúa Giêsu đã đến. Nếu Chúa Giêsu không đến, chúng ta chẳng bao giờ được biết điều này. Khi nhờ Chúa Giêsu mà biết Thiên Chúa, chúng ta bước vào đời sông mới, được chia sẻ sự sông của chính Thièn Chúa. Biết Chúa như thế nào, đó chính là sự sống đời đời, là được sự sống của chính Chúa.
2. Nhưng ở đây còn có một điều khác nữa. Cựu Ước thường dùng chữ “biết” để chỉ sự hiểu biết nhau về phương diện tính dục “Ađani ăn ở với (nguyên văn “đã biết”) Êva, vợ mình, người thụ thai, sinh Cain (St 4,1). Sự hiểu biết nhau giữa vợ chồng là sự hiểu biêt thân mật nhất trên đời. Chồng với vợ không còn là hai nữa, nhưng trở nên một. Hành động giao hợp tự nó không phải là việc quan trọng, điều chính yếu là sự kết hợp giữa tấm lòng, tâm trí, linh hồn, đó là tình yêu chân thật và là điều phải có trước khi biểu lộ bằng hành động giao hợp thân xác. Do đó, biết Chúa không chỉ biết bằng lý trí mà còn là mối liên hệ cá nhân, mật thiết với Ngài, cũng như mối liên hệ gần gũi, trìu mến, mật thiết nhất trên đời. Một lần nữa, nếu không có Chúa Giêsu, thì mối liên hệ như thế với Thiên Chúa là điều không ai có thể nghĩ ra và không thể thực
416 WILLIAM BARCLAY
17,6-8
hiện được. Chính Chúa Giêsu đã dạy cho loài người biết Thiên Chúa không ở xa, không cách biệt đến nỗi chúng ta không thể đến gần Ngài được, nhưng Ngài là Cha chúng ta, danh hiệu và bản tính Ngài là yêu thương.
Biết Thiên Chúa là biết Ngài như thế nào, và bước vào mối tương quan mật thiết với Ngài. Cả hai điều đó có được là nhờ Chúa Giêsu. Qua trung gian Chúa Giêsu, ta biết được Thiên Chúa và bước vào trong một tương quan thân tình với Ngài.
Công Tác Của Chúa Giêsu
Gioan 17,6-8
6 Những kẻ Cha đã chọn từ giữa thế gian mcì ban cho con, con đã cho họ biết danh Cha. Họ thuộc về Cha, Cha đã ban họ cho con, và họ đã tuân giữ lời Cha. 7 Giờ đây, họ biết rằng tất cả những gì Cha ban cho con đều do bởi Cha, 8 vì con âã ban cho họ lời mcì Cha đã ban cho con; họ đã nhận những lời ấy, họ biết thật rằng con đã từ Cha mà đến, và họ đã tin là Cha đã sai con.
Chúa Giêsu đã xác định về công tác Ngài thực hiện, Ngài thưa với Chúa Cha: “Con đã tỏ cho họ biết danh Cha”. Điều này có hai ý niệm rất rõ và có ý nghĩa đối với các môn đệ.
1. Đây là một ý niệm chính yếu cơ bản của Cựu Ước. Trong Cựu Ước, từ “danh” được dùng một cách đặc biệt. Nó không chỉ đơn giản là cái tên mà một người được gọi, nhưng nó bao hàm toàn thể bản chất, cá tính người ấy trong phạm vi có thể được biết đến. Tác giả Thánh Vịnh nói: “Phàm ai biết danh Ngài sẽ để lòng tin cậy nơi Ngài” (9,10), câu này không có nghĩa hễ ai biết được tên Thiên Chúa đều sẽ tin cậy Ngài, mà có nghĩa những ai biết Thiên Chúa “như thế nào”, những ai biết được cá tính và bản thể của Thiên Chúa đều sẵn sàng vui vẻ đặt lòng tin cậy nơi Ngài. Tác giả Thánh Vịnh lại nói: “Kẻ này nhờ cậy xe cộ, kẻ khác nhờ cậy ngựa, nhưng chúng tôi nhờ danh Chúa là Thiên Chúa chúng tôi” (20,7). Nghĩa là ông đặt lòng tin cậy vào bản chất và cá tính của Thiên Chúa. Ông tin cậy vì ông biết như thế nào. Tác giả Thánh Vịnh cũng nói: “Tôi sẽ rao truyền danh Chúa cho anh em tôi”
17,6-8
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 417
(22,22). Đây là Thánh Vịnh mà người Do Thái tin là một lời tiên tri về Đấng Mêsia, về công tác Ngài sẽ làm, Ngài sẽ rao truyền cho đồng bào mình biết Thiên Chúa như thế nào. Một thị kiến của Isaia trong thời đại mới “dân Ta sẽ biết danh Ta” (52,6). Nghĩa là trong thời đại hoàng kim, con người sẽ biết đầy đủ, biết tỏ tường về Chúa. Cho nên khi Chúa Giêsu nói: “Con cho họ biết danh Cha”, Ngài ngụ ý: “Con sẽ giúp loài người thấy được cá tính và bản chất thật của Chúa”. Thật ra đó là một cách nói khác, “Ai đã thây Ta tức là đã thây Cha” (Ga 14,9). Chính Chúa Giêsu đã đưa ra lời tuyên bố tối thượng, loài người nhìn thấy nơi Ngài tâm trí, cá tính và tấm lòng của Thiên Chúa.
2. Nhưng ở đây còn có một ý niệm khác, về sau, khi dân Do Thái nói đến danh của Chúa, họ có ý ám chỉ bốn mẫu tự thiêng liêng làm biểu tượng cho Thiên Chúa, đó là I H w H. Tên này được xem là linh thiêng đến độ chẳng ai dám đọc lên, trừ vị thượng tế được sử dụng khi vào nơi Cực Thánh trong ngày đại Lễ Xá Tội. Bốn mẫu tự đó tiêu biểu cho danh Chúa mà chúng ta vẫn thường đọc là Giavê. Sở dĩ có thay đổi là vì các nguyên âm của chữ Ađônai có nghĩa là Chúa. Trong mẫu tự Do Thái không hề có nguyên âm. về sau, các nguyên âm được chỉ bằng các dấu nhỏ viết bên trên và bên dưới các phụ âm. Bốn mẫu tự I H w H thiêng liêng đến nỗi các nguyên âm của chữ Ađônai được đặt phía dưới chúng, khi có người đọc đến chữ I H w H, người ấy sẽ không đọc là Giavê, mà đọc là Ađônai. Vậy, vào thời Chúa Giêsu, danh Thiên Chúa thiêng liêng đến độ người dân thường dường như không hề được biết, do đó, không thể nói ra hay đọc lên. Thiên Chúa là một ông vua xa xôi, vô hình, cả tên Ngài, người dân thường cũng không được phép nói đên. Cho nên Chúa Giêsu mới nói: “Ta đã nói tên của Thiên Chúa cho các ngươi, tên ấy thiêng liêng đến độ người ta không dám nói tới, bây giờ đã được nói ra vì những điều Ta đã làm. Ta đã đưa Thiên Chúa xa vời, vô hình đó đến gần, đến nỗi người tầm thường đơn sơ nhất cũng có thể nói về Ngài và đặt danh Ngài trên môi miệng mình”.
Lời tuyên bô" quan trọng của Chúa Giêsu đã chỉ ra cho loài người biết bản chât và cá tính đích thực của Thiên Chúa, Ngài đã đưa Thiên Chúa Cha đên gần loài người đến nỗi một người Kitô hừu hèn mọn cũng có thể thốt ra trên môi miệng mình.
418 WILLIAM BARCLAY
17,6-8
Ý Nghĩa Của Việc Làm Môn Đệ
Gioan 17,6-8
Đoạn sách này soi sáng cho chúng ta hiểu ý nghĩa của việc làm môn đệ:
1. Làm môn đệ trước hết phải có nhận thức Chúa Giêsu đến từ Thiên Chúa Cha. Môn đệ là người biết Chúa Giêsu là đại sứ của Chúa Cha, những hành động của Ngài là việc làm của Chúa Cha. Môn đệ là người thấy Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu và biết trong toàn vũ trụ này không có ai khác đồng nhất với Chúa Cha như Chúa Giêsu.
2. Làm môn đệ là vâng lời. Môn đệ là người tuân giữ lời Chúa được nghe qua Chúa Giêsu. Không vâng lời thì không thể làm môn đệ, môn đệ là người nhìn nhận chủ quyền của Chúa Giêsu, lấy lời Ngài làm luật lệ cho đời sống mình. Bao lâu chúng ta còn muốn độc lập, còn làm theo điều mình ưa thích thì chưa thể làm môn đệ Chúa. Việc làm môn đệ bao hàm sự tùng phục.
3. Làm môn đệ là công việc của định mệnh. Những người thuộc về Chúa Giêsu là những người được Chúa Cha ban cho Ngài. Trong kế hoạch của Chúa Cha, sô" người ấy được định trước để trở thành môn đệ. Điều đó không có nghĩa Thiên Chúa đã định trước cho một sô" người được làm môn đệ, và không cho một số khác. Không phải là tiền định. Hãy suy nghĩ như sau: Người làm cha mẹ thường có nhiều hoài bão lớn cho con cái, họ vạch ra và xây dựng một tương lai cho các con, nhưng đứa con có thể khước từ tương lai ây và đi theo đường riêng của nó. Một giáo sư có thể dự kiến một tương lai xán lạn cho học trò mình, ông thấy người học trò ấy có khả năng làm nhiều việc lớn cho Thiên Chúa và con người, nhưng người ấy có thể lười biếng, ích kỷ nên khước từ phần công tác mà ông đề nghị. Nếu chúng ta yêu ai, chúng ta luôn mong ước và thiết lập một kế hoạch để người đó có một tương lai huy hoàng, nhưng giấc mơ và kế hoạch ấy có thể không thành. Người Pharisêu tin vào vận mệnh, nhưng cũng tin vào ý chí tự do. Một trong những câu nổi tiếng của phái Pharisêu là: “Mọi sự đều được định trước, ngoại trừ sự kính sợ Thiên Chúa. Thiên Chúa có kế hoạch, có ước mơ, có sự sắp đặt trước cho từng
17,6-8
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 419
người, trách nhiệm trọng đại của chúng ta là có thể chấp nhận hay khước từ định mệnh mà Thiên Chúa dành cho mình. Chúng ta không ở trong tay vận mệnh mà ở trong tay Thiên Chúa và như có người đã nói, “Sô" mệnh (fate) là điều chúng ta bị buộc phải thực hiện, định mệnh (destiny) là điều Thiên Chúa muốn chúng ta thực hiện”. Không ai có thể tránh được điều mình bị buộc phải thực hiện, nhưng ai ai cũng có thể từ chối điều Thiên Chúa muôn mình thực hiện.
Qua đoạn sách này, dĩ nhiên là qua cả chương sách này nữa, giọng nói của Chúa Giêsu vẫn vang lên niềm tin vào tương lai. Ngài đang ở với những người của Ngài, những người Chúa Cha đã ban cho Ngài, Ngài cảm tạ Chúa Cha vì họ, và Ngài không nghi ngờ về việc họ sẽ thực hiện công tác Ngài giao. Hãy nhớ lại họ là ai và vốn là những người như thế nào. Một nhà chú giải Kinh Thánh lỗi lạc đã nói về những người của Chúa Giêsu rằng: “Sau ba năm lao nhọc với mười một người dân que xứ Galilê, Chúa Giêsu thấy thế là đủ, với mười một người đó, Ngài thấy công việc Thiên Chúa trên thế gian bảo đảm sẽ tiếp tục”. Trong con mắt loài người, lúc rời thế gian này, dường như Chúa Giêsu không có bao nhiêu căn bản để hi vọng. Dường như Ngài đã thực hiện quá ít và gặt hái được quá ít. Chính những nhân vật quan trọng, những nhà chính thống giáo, những con người đạo đức thời ấy đã quay lại chống Ngài. Nhưng Chúa Giêsu có một niềm tin tưởng bắt nguồn từ Chúa Cha, Ngài không sợ những bắt đầu nhỏ, Ngài không bi quan về tương lai, dường như Ngài nói: “Ta chỉ có mười một người tầm thường, nhưng cứ cho Ta mười một con người tầm thường ấy, Ta sẽ thay đổi cả thế gian”.
Chúa Giêsu có hai điều: Ngài tin tưởng vào Thiên Chúa và tin tưởng vào con người. Nghĩ đến việc Chúa Giêsu đặt tin cậy vào những con người như chúng ta là điều làm chúng ta phấn khởi hơn hêt trên đời này. Chúng ta không nên chán nản, ngã lòng vì cớ nhược điểm của con người hay những bắt đầu nhỏ nhoi. Chúng ta phải cùng tiên lên với Chúa Giêsu bằng cách tin vào Thiên Chúa và con người. Nếu tin tưởng Thiên Chúa và loài người, chúng ta chẳng bao giờ bi quan, với hai niềm tin đó, những khả năng trong đời sống sẽ trở thành vô hạn.
420 WILLIAM BARCLAY
17,9-19
Chúa Giêsu cầu Nguyện Cho Các Môn Đệ
Gioan 17,9-19
9 Con cầu nguyện cho họ. Con không cầu nguyện cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đõ ban cho con, bởi vì họ thuộc về Cha. '° Tất cả những gì của con đều là của Cha, tất cả những gì của Cha đều Ici của con; và con được tôn vinh nơi họ. 11 Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian; phần con, con đến cùng Cha.
Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con, để họ nên một như chúng ta. 12 Khi còn ở với họ, con đã gìn giữ họ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con. Con đã canh giữ, và không một ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng, để ứng nghiệm lời Kinh Thánh. 13 Bây giờ, con đến cùng Cha, và con nói những điều này lúc còn ở thế gian, để họ được hưởng trọn vẹn niềm vui của con. 14 Con đã truyền lại cho họ lời của Cha, và thế gian đã ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian. 15 Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. 16 Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian. 17 Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. 18 Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian. 19 Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến.
Đoạn này có nhiều chân lý trọng đại, nhưng chúng ta chỉ có thể lãnh hội những mảnh vụn mà thôi.
1. Thiên Chúa Cha ban các môn đệ cho Chúa Giêsu. Điều này có nghĩa gì? Đó là Thần Khí của Thiên Chúa đánh động lòng chúng ta biết đáp lại lời kêu gọi của Chúa Giêsu và khi lòng ta yêu mến, hiến dâng cho Chúa Giêsu là do Thần Khí của Thiên Chúa tác động từ bên trong.
2. Qua các môn đệ, Chúa Giêsu được tôn vinh. Con bệnh được chữa lành đem vinh dự đến cho bác sĩ. Học trò làm vinh dự cho thầy, lực sĩ chiếm giải làm vinh dư cho huấn luyện viên của mình. Người được Chúa Giêsu cứu chuộc trở thành người tốt, là người tôn vinh Ngài. Kẻ xấu trở thành tốt, kẻ yếu đuối được tăng cường sức lực để sống tốt, đó là những người tôn vinh Chúa Giêsu Kitô.
17,9-19
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 421
3. Môn đệ là người được sai đi thực hiện một công tác. Thiên Chúa Cha đã sai Chúa Giêsu thể nào, Chúa Giêsu cũng sai phái môn đệ thể ấy. Đây là lời giải đáp cho điều gây khó hiểu trong đoạn này. Khởi đầu Chúa Giêsu nói Ngài không cầu nguyện cho thế gian, nhưng Ngài đã đến thế gian vì Thiên Chúa yêu thế gian. Theo Phúc Âm Gioan, chữ “thế gian” tiêu biểu cho xã hội con người tự tổ chức lấy và không có Chúa. Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi để đưa thế gian trở về với Thiên Chúa và làm cho thế gian hiểu biết Thiên Chúa. Ngài cầu nguyện cho những môn đệ để họ đưa được thế gian về với Ngài.
Hơn nữa, qua đoạn này chúng ta biết Chúa Giêsu ban cho những người thuộc về Ngài hai điều:
a. Niềm vui của Ngài. Tất cả những gì Ngài đang nói với họ đều nhằm mục đích đem đến cho họ sự vui mừng.
b. Một lời cảnh cáo. Ngài bảo họ khác người đời, họ không nên trông mong sự gì khác hơn là sự ghen ghét của thế gian. Các giá trị và tiêu chuẩn của họ khác với trần gian. Nhưng đương đầu với giông tố, phong ba cũng có niềm vui của nó. Chính lúc đương đầu với sự thù ghét của thế gian, chúng ta bước vào niềm vui của Kitô hữu.
Hơn thế nữa, trong đoạn này, Chúa Giêsu đã tuyên bố một câu quan trọng. Ngài từng cầu nguyện với Chúa Cha rằng: “Phàm mọi điều thuộc về Con tức là thuộc về Cha, mọi điều thuộc về Cha tức là thuộc về Con”. Phần đầu của câu này rất tự nhiên và cũng dễ hiểu, vì mọi sự đều thuộc về Thiên Chúa, Chúa Giêsư đã nói như vậy nhiều lần. Nhưng phần thứ hai của câu này thật đúng là lời công bố gây kinh ngạc: “Mọi điều thuộc về Cha tức là thuộc về Con”. Luther nói: “Không ai dám nói như vậy với Thiên Chúa”. Chúa Giêsu cũng chưa bao giờ khẳng định mối liên hệ Cha Con, tính cách hợp nhât và đồng nhất giữa Ngài với Chúa Cha cách sông động như vậy. Chúa Giêsu vốn là một với Chúa Cha đến nỗi Ngài cũng có những quyền phép của Chúa Cha.
422 WILLIAM BARCLAY
17,9-19
Chúa Gỉêsu cầu Nguyện Cho Các Môn Đệ
Gioan 17,9-19
Qua đoạn sách quan trọng và thiêng liêng này, chúng ta biết nội dung lời Chúa cầu nguyện cho các môn đệ.
1. Điều chính yếu cần chú ý đầu tiên là Chúa không muốn đưa môn đệ ra khỏi thế gian. Ngài không cầu nguyện cho họ trốn thoát, nhưng xin cho họ được chiến thắng. Kitô giáo của Chúa Giêsu không tự chôn mình trong tu viện. Loại Kitô giáo chôn mình trong tu viện không phải là Kitô giáo của Chúa Giêsu. Loại Kitô giáo chĩ tìm yếu tính trong cầu nguyện, suy niệm và trong cuộc sông xa tránh thế gian dường như là một cách lý giải đáng buồn niềm tin mà Chúa Giêsu đã chịu chết để đem đến cho loài người. Chúa Giêsu đã từng nhấn mạnh, chúng ta phải sống đạo, phải bày tỏ đức tin ngay trong cuộc sống xô bồ hỗn loạn ở thế gian này.
DI nhiên rất cần những giờ cầu nguyện, suy gẫm, đóng cửa lại đối với thế gian để được ở một mình với Chúa, nhưng mọi điều đó không phải là mục đích của đời sống. Chúng chỉ là phương tiện cho một cứu cánh, là chứng minh nếp sống Kitô hữu trong công việc hàng ngày giữa người thế gian. Kitô giáo chẳng bao giờ rút một người ra khỏi cuộc sông, nhưng trang bị cho người ẩy sống một cuộc đời tốt đẹp hơn. Kitô giáo không kéo chúng ta ra khỏi các nan đề của mình, nhưng cho chúng ta một phương thức để giải quyết các nan đề ấy. Kitô giáo không cho chúng ta một nếp sống an nhàn dễ dãi, nhưng đưa ta vào một cuộc chiến mà chúng ta sẽ chiến thắng. Đạo Chúa không cho phép chúng ta trốn tránh và tránh né mọi khó khăn, nhưng muốn chúng ta đương đầu và chiến thắng mọi khó khăn đó. Thật sự, Kitô hữu không thuộc về thế gian này, nhưng Kitô hữu phải sống đạo giữa thế gian. Kitô hữu không bao giờ được ước muôn từ bỏ thế gian, nhưng luôn luôn ước ao chiến thắng thế gian.
2. Chúa Giêsu cầu nguyện cho các môn đệ hiệp nhât. Ngài muốn họ cũng hiệp nhất như Ngài và Chúa Cha vốn là một. Có người nói Ngài cầu xin để họ sống “không phải như những đơn vị riêng lẻ, mà là một khối thống nhất”. Nơi nào có chia rẽ, độc quyền, có ganh đua, tranh chấp trong giáo hội, thì chính nghĩa Kitô
17,9-19
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 423
giáo bị tổn thương và lời cầu nguyện của Chúa Giêsu bị mất hiệu nehiệm. Phúc Âm không thể rao giảng hiệu nghiệm được trong một cộng đoàn chia rẽ nhau. Chúa Giêsu cầu nguyện để các môn đệ Ngài hiệp nhất với nhau như Ngài với Cha vốn là một. Không lời cầu nguyện nào của Chúa Giêsu bị làm mất hiệu nghiệm bởi các cá nhân tín hữu và toàn thể giáo hội bằng lời cầu nguyện này.
3. Chúa Giêsu xin Đức Chúa Cha bảo vệ, che chở cho các môn đệ Ngài khỏi bị ma quỉ tấn công. Kinh Thánh không phải là một quyển sách lý thuyết, Kinh Thánh không bàn luận về nguồn gốc của điều ác, nhưng Kinh Thánh khẳng định có quyền lực của tội ác trên thế gian này, đối lập với quyền lực của Thiên Chúa, quyền lực đó tìm cách quyến rũ loài người bỏ đường chánh theo đường tà. Thật phấn khởi khi nhận biết có Chúa canh giữ, bảo vệ chúng ta khỏi cuộc tấn công của điều ác. Chúng ta vẫn thường thất bại, sa ngã do chúng ta tìm cách đối đầu với cuộc sống bằng sức riêng, quên tìm sự trợ giúp cũng như không nhớ rằng Thiên Chúa luôn hiện diện để bảo vệ chúng ta.
4. Chúa Giêsu cầu nguyện để sự thật làm cho các môn đệ nên thánh. Từ “nên thánh” là hagiazein; do hình dung từ hagios mà ra. Trong bản Kinh Thánh của chúng ta, chữ hagios thường được dịch là “thánh”. Nhưng nghĩa căn bản của hagios là “khác” hay “phân biệt, tách rời”. Một vật thánh thì khác và được phân biệt, tách riêng ra đối với các vật thông thường khác. Từ hagiazein gồm hai ý:
a. Biệt riêng ra cho một công việc đặc biệt. Lúc Thiên Chúa kêu gọi Giêrêmia, Ngài phán: “Trước khi tạo nên ngươi trong lòng mẹ, ta đã biết ngươi rồi, trước khi ngươi sinh ra, ta đã biệt riêng ngươi, cho ngươi làm ngôn sứ cho các nước” (Gr 1,45). Ngay từ khi chưa ra đời, Thiên Chúa đã biệt riêng Giêrêmia cho một công tác đặc biệt. Lúc thiết lập chức vụ tư tế trong dân Israel, Ngài bảo Môsê “biệt riêng” các con trai Aharon ra, để họ có thể đảm nhiệm chức vụ tư tê (Xh 28,41). Các con trai Aharon được để riêng cho một nhiệm vụ đặc biệt.
b. Nhưng hagiazein không chỉ có nghĩa trên mà còn là một trang bị một người với đầy đủ các phẩm cách về trí tuệ, tấm lồng và tánh tình cần thiêt cho nhiệm vụ được giao. Muốn phục vụ
424 WILLIAM BARCLAY
17,20-21
Chúa, con người cần có thánh thiện và khôn ngoan của Chúa ở trong mình. Người muốn phục vụ Chúa, chính mình phải thánh thiện, cho nên, Chúa chẳng những chọn và biệt riêng một người cho một chức vụ đặc biệt nào đó, mà còn trang bị cho người ấy các phẩm cách cần thiết để thực hiện chức vụ đó.
Chúng ta phải luôn nhớ Chúa đã chọn chúng ta, thánh hóa chúng ta và dành riêng cho một nhiệm vụ đặc biệt. Chức vụ đó là chúng ta phải yêu mến vâng lời Ngài, đưa dắt nhiều người khác cũng đến chỗ yêu mến và vâng phục Ngài như chúng ta. Cũng phải luôn nhớ Chúa không hề bỏ mặc chúng ta thực hiện công tác và nhiệm vụ quan trọng đó bằng sức riêng, nhưng bằng ân sủng Ngài trong chúng ta phù hợp với công tác, nếu chúng ta bằng lòng đặt đời sống mình vào tay Ngài.
Thoáng Nhìn Đến Tương Lai
Gioan 17,20-21
20 Con không chỉ cầu nguyện cho những người nciv, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, 21 để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thể gian sẽ tin rằng Cha đã sai con.
Trong đoạn này, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu dần dần đi đến tận cùng thế gian. Trước hết Ngài cầu nguyện cho chính mình, vì trước mặt Ngài là thập giá. Sau đó Ngài cầu nguyện cho môn đệ và xin Thiên Chúa lấy quyền năng gìn giữ họ. Bây giờ lời cầu nauyện của Ngài bao gồm cả cõi tương lai-, Ngài cầu xin cho những người tại các vùng đất xa xôi thuộc về những thời đại thật xa về sau cũng sẽ hội nhập vào đức tin Kitô giáo.
Ở đây, có hai điểm quan trọng mà Chúa Giêsu đã bày tỏ rõ ràng. Trước hết, chúng ta thấy đức tin trọn vẹn của Ngài. Vào lúc số người theo Chúa hãy còn ít ỏi, khi trước mặt Ngài là thập giá, niềm tin của Ngài vẫn không nao núng và Ngài cầu nguyện cho những người sẽ tin nhận danh Ngài. Đoạn sách này thật quí báu, vì trong những lời này Chúa Giêsu đang cầu nguyện cho chúng ta. Thứ hai, chúng ta thấy lòng tin cậy của Chúa Giêsu nơi những
17,20-21
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 425
người của Ngài. Chúa biết họ chưa hiểu Ngài đầy đủ, Chúa biết chỉ một thời gian ngắn nữa, trong giờ phút đau thương, Ngài cần họ, nhưng họ sẽ bỏ mặc Ngài. Vậy mà cũng chính những con nsười đó, Ngài nhìn vào tương lai với niềm tin trọn vẹn, họ sẽ loan truyền danh Ngài khắp thế giới. Đặc điểm của Chúa Giêsu là không bao giờ mất lòng tin cậy vào Thiên Chúa Cha cũng không mất tin tưởng những kẻ thuộc về Ngài.
Ngài đã cầu nguyện thế nào cho Hội Thánh? Ngài cầu xin cho tất cả thành viên của Hội Thánh hiệp nhất, như Ngài với Cha vốn là một. Sự hiệp nhất mà Chúa Giêsu cầu xin đó là gì? Đây không phải là sự thống nhất về quản trị hay tổ chức, không có nghĩa là sự thống nhất giữa hàng giáo phẩm, nhưng đó là sự thống nhất trong môi liên hệ cá nhân với nhau. Chúng ta đã thấy sự hiệp nhất giữa Chúa Giêsu với Thiên Chúa Cha là hiệp nhất của tình yêu và vâng lời. Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho sự hiệp nhất trong tình yêu thương, sự hiệp nhất mà trong đó mọi người yêu nhau vì họ đều yêu Chúa. Đó là sự hiệp nhất hoàn toàn được thiết lập trên mối liên hệ giữa các tấm lòne với nhau.
Kitô hữu sẽ chẳng bao giờ tổ chức Hội Thánh giống nhau. Họ cũng chẳng thờ phượng Chúa cùng một cách giống như nhau. Nhưng sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu vượt trên mọi khác biệt đó, liên kết mọi người với nhau bằng tình yêu.
Hơn nữa, như Chúa Giêsu đã thấy và đã cầu nguyện, chính sự hiệp nhất mới thuyết phục được người đời tin nhận chân lý của Kitô giáo và địa vị của Chúa Kitô. Bản chất tự nhiên của loài người là chia rẽ hơn là hiệp nhất, mỗi người thích tự tách riêng ra hơn là hợp lại. Sự hiệp nhất thật sự giữa toàn thể Kitô hữu sẽ là “một sự kiện siêu nhiên đòi hỏi một lời giải thích siêu nhiên”. Sự kiện thảm hại, ấy là mặt trận thống nhất của Hội Thánh chưa bao giờ xuât hiện cho loài người được nhìn thấy. Đối diện với sự bất hòa, chia rẽ giữa các Kitô hữu và các giáo hội, thế gian không thể nào thây được giá trị tôi cao của Kitô giáo. Nhiệin vụ cá nhân của mỗi người chúng ta là phải chứng minh sự hiệp nhất do tình yêu cho đồng bào mình được thây, và đó là câu trả lời cho lời cầu nguyện của Chúa Kitô.
426 WILLIAM BARCLAY
17,22-26
Quà Tặng Và Lời Hứa về Vinh Hiển
Gioan 17,22-26
22 Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta Ici một:23 Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết lù chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con.
24 Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũnẹ ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành. 25 Lạy Cha là Đấng công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng con, con đã biết Cha, và những người này đã biết là chính Cha đã sai con. 26 Con đã cho họ biết danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa, để tình Cha đã yêu thương con ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa. ”
Nhà chú giải Kinh Thánh Bengel, khi bắt đầu giải nghĩa đoạn này, đã reo lên: “Ôi, sự vinh hiển của Kitô hữu thật lớn lao biết bao!” Quả đúng như vậy.
Trước hết Chúa Giêsu bảo Ngài ban cho các môn đệ Ngài sự vinh hiển mà Chúa Cha đã ban cho Ngài. Chúng ta phải hiểu đầy đủ ý nghĩa về điều này. Sự vinh hiển của Chúa Giêsu là gì? Có ba cách nói về sự vinh hiển của Chúa Giêsu.
1. Thập giá là vinh hiển của Chúa. Chúa Giêsu không nói đến việc Ngài bị đóna đinh, mà nói đến việc Ngài được tôn vinh. Do đó, trước tiên và trên hết, vinh hiển của một Kitô hữu là thập giá mà người ấy phải vác. Chịu khổ vì Chúa là một vinh dự và là vinh quang, đừng bao giờ nghĩ thập giá của chúng ta là hình phạt, phải hiểu đó là vinh quang. Nhiệm vụ mà một hiệp sĩ phải hoàn tất nặng nề, khó khăn biết bao thì vinh quang dành cho người ấy sẽ lớn bấy nhiêu. Nhiệm vụ giao cho một học sinh, một thợ thủ công, một nhà giải phẫu càng nặng nhọc bao nhiêu, vinh dự eủa người ấy càng lớn bấy nhiêu. Trở nên một Kitô hữu thật khó, nhưng đó là vinh quang, vinh dự mà Chúa ban cho chúng ta.
17,22-26
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 427
2. Vâng lời Thiên Chúa Cha cách trọn vẹn là vinh hiển của Chúa Giêsu. Chúng ta chỉ tìm thấy vinh quang, sự sông của chúng ta không phải do làm những điều mình thích, mà do vâng theo ý Chúa. Khi cố gắng làm điều mình thích như phần đông vẫn cố làm, chúng ta chỉ chuốc lấy đau buồn, rắc rối cho mình lẫn cho người khác. Chúng ta chỉ tìm thấy vinh quang thật khi vâng theo ý Chúa. Sự vâng lời càng trọn vẹn thì vinh quang càng lớn lao.
3. Vinh quang của Chúa Giêsu nằm trong sự kiện nhờ đời sông, việc làm, lời nói, quyền phép của Ngài mà loài người nhận thức được liên hệ đặc biệt giữa Ngài với Thiên Chúa Cha. Họ thấy và nhận biết không một ai có thể sống như vậy ngoài chính Chúa là Đấng duy nhất và đặc biệt sống gần gũi với Chúa Cha. Vinh quang của chúng ta ở chỗ loài người thấy chúng ta phản chiếu vinh quang Thiên Chúa. Cũng như Chúa Giêsu, chúng ta được vinh hiển khi loài người thấy được Thiên Chúa ở trong chúng ta.
Thứ hai, Chúa Giêsu muốn các môn đệ Nsài thấy vinh hiển của Ngài ở trên trời. Kitô hữu tin mình được dự phần, được chia sẻ mọi kinh nghiệm của Chúa Kitô, chia sẻ thập giá với Ngài thì sẽ được dự phần vinh hiển với Ngài. “Đây là lời đáng tin cậy: Nếu chúng ta cùng chết với Người, chúng ta sẽ cùng sống với Người. Nếu chúng ta kiên tâm chịu đựng, chúng ta sẽ cùng hiển trị với Người.” (2Tm 2,11.12). ở đời này, chúng ta chỉ trông thấy lờ mờ như qua một tấm gương, nhưng mai sau chúng ta sẽ thấy mặt đốì mặt (1 Cr 13,12). Niềm vui chúng ta có hiện nay chỉ là nếm trước ít ỏi về sự vui mừng sẽ đến. Chính Chúa Giêsu hứa nếu chúng ta cùng chia sẻ vinh quang, đau khổ với Ngài ở đời này, chúng ta sẽ cùng dự phần vinh quang và chiến thắng khải hoàn với Ngài ở đời sau. Có lời hứa nào cao trọng hơn thế không?
Sau bài cầu nguyện này, Chúa Giêsu đi thẳng vào việc bị phản nộp, xét xử và thập giá. Ngài không còn cơ hội nào trò chuyện với các môn đệ nữa. Điều hết sức kỳ diệu và quí báư, đó là đứng trước những giờ phút khủng khiếp đó, những lời nói cuối cùng của Ngài không phải là những lời tuyệt vọng, nhưng đầy vinh quang.
Chú Giải Tin Mừng Gio-An Chú Giải Tin Mừng Gio-An - William Barclay