Love is the only way to grasp another human being in the innermost core of his personality.

Viktor E. Frankl

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Mo
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1787 / 196
Cập nhật: 2016-09-17 16:43:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 13+ 14
hái Độ Phục Vụ của Nhà Vua Gioan 13,1-17
1 Trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.
2 Ma quỷ đã gieo vào lòng Gỉuđa, con ông Simôn ítcariốt, V định nộp Đức Giêsu.3 Đức Giêsu biết rằng: Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa, 4 nên trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. 5 Rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau.
6 Vậy, Người đến chỗ ông Simôn Phêrô, ông liền thưa với Người: “Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?" 7 Đức Giêsu trả lời: “'Việc Thầy làm, bâv giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu. ” 8 Ông Phêrô lại thưa: “Thầy mòi rứa chân cho con, không den nào con chịu đâu! Đức Giêsu đáp: “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chằng được chung phần với Thầy.” 9 Ông Simôn Phêrô liền thưa: “Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa. ” 10 Đức Giêsu bảo ông: “Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa nữa; toàn thân người ấy đã sạch, về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu! 11 Thật vậy, NíịƯời biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói: “Không phải tất cả anh em đều sạch. ”
12 Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Gìẽsu mặc áo vào, về chỗ và nói: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? 13 Anh em gọi Thầy là 'Thầy’, là ‘Chúa’, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. 14 Vậy, nếu Thầy Ici Chúa, là Thầy, mci còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. 15 Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũn ẹ leim như Thầy đã Uim cho anh em. 16 Thật, Thầy bảo thật anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi. 17 Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em!
Chúng ta sẽ học đoạn này dưới nhiều góc cạnh, nhưng trước tiên cần có cái nhìn toàn thể.Trong những câu chuyện được các sách Phúc Âm kể, có một ít sự việc bày tỏ đặc tính của Chúa Giêsu và bộc lộ trọn vẹn tình thương của Ngài. Khi nghĩ Chúa Giêsu phải
13,1-17
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 345
là người cao trọng như thế nào và có thể làm những việc vĩ đại gì, thì việc Ngài làm ở đây khiến chúng ta vô cùng ngỡ ngàng.
1. Chúa Giêsu biết mọi sự đã được giao phó trong tay Ngài. Chúa biết rõ giờ chịu sỉ nhục sắp đến, và cũng biết giờ của Ngài được tôn vinh đã cận kề. Ngài chẳng biết bao lâu nữa Ngài sẽ an vị trên chiếc ngai bên hữu Chúa Cha. Đáng lẽ một ý thức như thế khiến Chúa Giêsu tự hào về chính mình, thế nhưng Ngài lại đi rửa chân cho các môn đệ. Đúng vào lúc đáng lẽ Ngài hãnh diện tuyệt đỉnh, Chúa lại có tâm tình khiêm hạ đến tột cùng. Tinh yêu bao giờ cũng thế. Chẳng hạn khi có một người đau ốm, ai yêu thương người bệnh sẽ sẵn sàng làm những công việc vụn vặt hơn cả để phục vụ người bệnh. Kẻ đó thích làm thế vì yêu thương vốn là vậy. Có lắm người cảm thấy mình quá quan trọng, cao trọng đến nỗi không thể làm những việc nhỏ nhặt, tầm thường. Nhưng Chúa Giêsu không như vậy, Ngài biết mình là Chúa tể vạn vật, nhưng vẫn rửa chân cho các môn đệ.
2. Chúa Giêsu biết Ngài từ Chúa Cha đến và sắp trở về với Chúa Cha. Ngài có thể khinh thường mọi người và những điều thuộc về trần thế. Ngài có thể nghĩ mình đã xong việc, bây giờ sắp lên đường trở về với Chúa Cha. Nhưng chính lúc Chúa Cha đang ở gần Ngài hơn hết, Chúa Giêsu đã đi sâu vào tận giới hạn của việc phục vụ loài người, Ngài rửa chân cho môn đệ. Rửa chân cho quan khách đến dự tiệc là nhiệm vụ của đầy tớ. Môn đệ của các ra-bi Do Thái được dạy phải phục vụ thầy mình, nhưng chẳng bao giờ nghĩ đến một công việc phục vụ như thế. Điều kỳ diệu nơi Chúa Giêsu là sự thân cận của Ngài với Chúa Cha thay vì khiến Ngài phân cách với loài người, trái lại, lại đưa Ngài gần gũi với họ hơn bao giờ hết.
Một sự việc luôn luôn đúng là chẳng ai gần gũi với loài người cho bằng những người từng gần gũi Chúa. R. Glover kể về một số người trí thức khôn khéo rằng: “Họ tưởng mình sùng đạo, trong khi họ chỉ là những người khó tính mà thôi”. Câu chuyện về thánh Phanxicô ở Assisi được truyền tụng: thuở thiếu thời, nhà ông vốn giàu có, ông chỉ bằng lòng với những gì tốt nhất. Ông là người quí phái. Nhưng ông không cảm thây thoải mái, không được bình an trong tâm hồn. Ngày nọ, ông cỡi ngựa đi ra khỏi thành phố. Đang khi ngồi trên lưng ngựa, ông trông thấy một người cùi, một khối
346 WILLIAM BARCLAY
13,1-17
ghẻ lở thật ghê tởm. Bình thường, có lẽ chàng Phanxicô khó tính sẽ quay mặt khỏi con người xấu xí, ghê tởm nọ ngay tức khắc. Nhưng một điều gì đó đã khuấy động lòng ông. Ông xuống ngựa, choàng đôi tay ôm lấy người đó, và khi ông đang ôm thì gương mặt người cùi bỗng biến thành gương mặt của Chúa Giêsu. Không phải lúc rời xa người khác là chúng ta được gần gũi với Chúa, nhưng càng gần với nhân loại khổ đau bao nhiêu, chúng ta càng được gần gũi Chúa bấy nhiêu.
3. Chúa Giêsu biết Ngài sắp bị phản bội. Biết như vậy đáng lẽ phải khiến Ngài cay đắng, oán ghét loài người, trái lại, lòng Ngài tuôn trào một tình thương cao cả hơn bao giờ hết. Điều lạ lùng khiến chúng ta phải ngạc nhiên, đó là loài người càng gây tổn hại cho Chúa Giêsu bao nhiêu, Ngài lại càng thương yêu họ bấy nhiêu. Tức giận với kẻ làm sai, cay cú với kẻ sỉ nhục, làm tổn thương ta, đó là điều hết sức dễ dàng và tự nhiên. Nhưng Chúa Giêsu đã đối phó với sự tổn thương lớn nhất cùng sự bất trung tệ bạc nhất bằng thái độ khiêm hạ nhất và bằng tình yêu cao cả hơn hết.
Thái Độ Phục Vụ của Nhà Vua
Gioan 13,1-17
Trong bối cảnh của đoạn này, còn nhiều điểm khác mà Gioan đã không đề cập. Phần tường thuật của Lu-ca về bữa ăn chung cuối cùng ghi lại câu Kinh Thánh bi thảm này: “Các ông còn cãi nhau sôi nổi xem ai trong các ông được coi là người lớn nhất” (22,24). Ngay lúc thập giá trước mắt, các môn đệ vẫn còn cãi nhau xem ai là người cầm đầu và có uy tín.
Có thể chính sự tranh cãi ấy khiến Chúa Giêsu phải làm như vậy. Đường sá tại Palestine gồ ghề và dơ dáy. Mùa khô, lớp đât bụi dày đến vài ba phân, mùa mưa thành bùn lỏng lầy lội. Loại dép giới bình dân thường mang là những miếng đế được cột vào bàn chân bằng mấy sợi dây. Chúng chẳng che được cho bàn chân khỏi bụi và bùn trên đường đi. Vì thế, trước mỗi cửa nhà luôn có những lu nước lớn và có một đầy tớ túc trực ở đó với cái chậu và chiếc khăn để rửa những đôi chân bùn đất của khách đến nhà. Đoàn môn đệ ít ỏi của Chúa Giêsu không có đầy tớ. Hẳn họ đã luân phiên
13,1-17
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 347
nhau tự làm công việc ấy. Có thể, trong đêm dự bữa ăn cuối cùng đó, họ đang tự ái, tự cao đến độ chẳng ai chịu lấy nước, lấy khăn để sẩn cho đoàn người của mình rửa chân khi vào trong nhà. Chúa Giêsu đã sửa lại khuyết điểm của họ bằng một phương cách hết sức sống động và ngoạn mục.
Chính Chúa đã làm công việc mà chẳng một ai trong số môn đệ chịu làm, rồi Ngài bảo họ: “Các con thấy việc ta làm đó, các con gọi ta là Thầy, là Chúa, các con nói đúng, vì quả thật ta đúng như vậy. Thế nhưng, ta sẩn sàng làm việc này cho các con. Các con đều không nghĩ là học trò trọng hơn thầy, đầy tớ danh giá hơn ông chủ. Vậy nếu ta đã làm việc này cho các con thì các con cũng phải sẩn sàng để làm như thế. Ta đã nêu cho các con một gương về cách các con phải đối xử với nhau”. Việc làm này của Chúa khiến chúng ta phải suy nghĩ. Trong Hội Thánh, nếu ai đó không được đốì xử tương xứng với địa vị của mình, thường có chuyện rắc rối xảy ra. Nhiều người thường dễ phật ý vì không được đốì xử đúng theo cấp bậc của mình. Bài học này dạy chỉ có một loại cao trọng, đó là sự cao trọng của phục vụ. Thế giới đầy dẫy những con người đứng vênh váo trên chức vị, trong khi đúng ra họ phải quì xuống bên chân anh em mình. Trong mọi lãnh vực của đời sông, sự ham muốn được nổi bật, không chịu nhận địa vị thứ yếu vẫn gây đổ vỡ cho mọi sự việc. Một vận động viên thể thao, ngày nào đó không được ở trong đội hình thi đấu, thế là chẳng bao giờ anh chịu thi đấu nữa. ứng viên của một tổ chức chính trị nào đó, nếu không được giao một chức vụ mà ông cho rằng mình có quyền nhận được, thế là ông không chịu nhận bất cứ chức vụ nào khác nhỏ hơn. Một ca sĩ trong đoàn hợp xướng không được dành cho thủ vai đơn ca như ý muốn, thế là không chịu hát nữa. Trong bất cứ đoàn thể xã hội nào, khi có người bị vô tình xem nhẹ, sẽ đùng đùng nổi giận hoặc ấp ủ hờn giận dai dẳng về sau. Khi bị cám dỗ nghĩ về địa vị, danh giá, quyền lợi của riêng mình, chúng ta hãy nhìn lại bức tranh của Con Chúa, lây khăn thắt lưng mình và quì dưới chân các môn đệ.
Con người Chúa Giêsu thật vĩ đại, có đức khiêm nhường hạ mình tuyệt vời khiến Người vừa làm đầy tớ, vừa làm Vua mọi người. Trong cuốn Vị Chỉ Huy Yêu Quí (The Beloved Captain) của Donald Hankey có một đoạn mô tả các vị chỉ huy yêu quí chăm sóc lính sau mỗi lần đi tuần hành về. “Do trực giác, tất cả
348 WILLIAM BARCLAY
13,1-17
chúng tôi đều biết ông là thượng cấp của chúng tôi, một con người được dựng nên tinh xảo hơn chúng tôi, sinh ra để lãnh đạo. Tôi nghĩ, vì thế ông ấy có thể hạ mình xuống mà không mất phẩm giá. Ông rất khiêm nhường. Không một vấn đề nào của chúng tôi mà ông cho là nhỏ nhặt chẳng đáng quan tâm. Khi chúng tôi tuần hành, lúc đầu chân chúng tôi thường phồng xước, đau đớn, ông đã lo cho chân chúng tôi như là chân của ông vậy. Dĩ nhiên sau mỗi lần tuần hành, chúng tôi đều khám chân, đó là thông lệ. Ông ấy vào phòng chúng tôi, nếu ai bị đau chân, ông quì xuống xem xét bàn chân cẩn thận y như bác sĩ. Rồi ông cho toa và thuốc có sẵn do một hạ sĩ mang thuốc đi theo ông. Nếu chỗ phồng cần chích ra, chính tay ông chích và cẩn thận khử trùng cây kim, không cho một tí bụi đất lọt vào. Việc này chẳng thích thú gì. Nhưng chỉ vì ông cảm thấy bàn chân của chúng tôi quan trọng, và ông cũng biết chúng tôi bừa bãi không mấy quan tâm đến chân chúng tôi. Vì thế ông nghĩ tốt hơn hết, ngay lúc đầu ông phải nhận lấy trách nhiệm chăm sóc chúng tôi. Dưới mắt chúng tôi, việc ông chăm sóc chân chúng tôi có một cái gì mang tính cách tôn giáo. Gần như nó phảng phất bàn tay của Chúa Giêsu, nên chúng tôi càng yêu mến và quí trọng ông hơn.” Điều lạ lùng là chính con người chịu hạ mình như thế, giông như Chúa Giêsu, đến cuối cùng, sẽ được tôn quí như vua và những kỷ niệm về người ấy sẽ chẳng bao giờ bị lãng quên.
Sự Tẩy Sạch Chính Yếu
Gioan 13,1-17
Trong sách Gioan, chúng ta luôn luôn trông đợi hai ý nghĩa trong cùng một sự việc. Một nghĩa trên bề mặt và một nghĩa nằm sâu bên dưới. Trong đoạn này, chắc chắn có ý nghĩa thứ hai. Ớ bề mặt là bài học quan trọng, ngoạn mục, khó quên về đức khiêm hạ, nhưng còn một ý nghĩa sâu sắc hơn nữa.
Trong câu chuyện này có một đoạn khó hiểu. Thọat tiên Phêrô từ chối, không chịu để Chúa Giêsu rửa chân. Chúa bảo, nếu không để Ngài rửa chân thì ông sẽ chẳng có phần gì với Ngài cả. Bấy giờ, Phêrô mới nài nỉ Chúa, chẳng những rửa chân mà cũng rửa tay và đầu cho ông nữa. Nhưng Chúa Giêsu đáp, chỉ cần rửa chân là đủ.
13,1-17
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 349
Câu khó hiểu và quan trọng có ý nghĩa tiềm ẩn là: “Ai đã tắm rồi, chỉ cần rửa chân là được sạch cả”. Chắc chắn ở đây có ý ám chỉ phép rửa của Kitô giáo. Chúa Giêsu phán '‘Nếu Ta không rửa chân cho con thì con chẳng có phần chi với Ta hết”. Đó là một cách để bảo rằng: “Nếu con không qua cánh cửa phép rửa thì con chẳng có phần chi trong Hội Thánh hết”.
Vấn đề rửa chân là thế này: Tại xứ Palestine trước khi đi dự tiệc, người ta có thói quen tắm rửa. Khi đến nhà người đãi tiệc thì chỉ cần rửa chân thôi. Rửa chân là nghi thức trước nhất khi vào nhà mà mình được mời đến. Đó là một nghi lễ đặc biệt và phổ quát, chúng ta có thể gọi là lễ tẩy rửa để vào nhà. Nên Chúa Giêsu bảo Phêrô: '"Ngươi không cần phải tắm rửa thân thể, vì tắm rửa thân thể thì ngươi có thể tự làm lấy. Điều ngươi cần là sự tẩy rửa, đánh dấu việc bước vào căn nhà của đức tin”. Điều này giải thích một việc khác nữa. Thoạt đầu, Phêrô từ chối không chịu để Chúa Giêsu rửa chân cho ông. Ngài bảo nếu không làm thế ông sẽ chẳng có phần gì với Ngài cả. Chúa Giêsu ngụ ý:“Phêrồ này, có phải ngươi kiêu ngạo đến độ không để ta làm việc này cho ngươi chăng? Nếu quả vậy, ngươi sẽ mất hết mọi sự”.
Trong Hội Thánh sơ khai, và ngày nay cũng vậy, có một con đường để vào Hội Thánh là con đường của phép rửa. Phép rửa có thể được gọi là một nghi lễ tẩy rửa để vào nhà. Như thế không có nghĩa là nếu không chịu phép rửa thì người ta không được cứu. Nhưng nó có nghĩa là nếu có nhận phép rửa mà lại quá kiêu ngạo không chịu vào bằng cánh cửa đó, thì sự kiêu ngạo của người ấy sẽ đóng cửa không cho người ấy vào với gia đình đức tin.
Ngày nay, sự việc có phần khác. Vào thời kỳ đầu tiên, những người lớn tuổi nhận phép rửa vì họ từ chỗ theo ngoại giáo được trực tiếp gia nhập gia đình của đức tin. Ngày nay người ta làm phép rửa cho trẻ thơ, lúc chúng chưa biết gì nên không thấy được ý nghĩa câu nói này của Chúa. Trong đoạn Kinh Thánh này, Chúa Giêsu vẽ bức tranh về sự tẩy rửa để gia nhập Hội Thánh, và Ngài dạy không nên kiêu ngạo mà khước từ nghi lễ ấy.
350 WILLIAM BARCLAY
13,18-20
Phản Bội Là Nhục, Trung Thành Là Vinh
Gioan 13,18-20
Thầy không nói về tất cả anh em đâu. Chính Thầy biết những người Thầy đã chọn, nhưng phải ứng nghiệm lời Kinh Thánh sau đây: Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con. Thầy nói với anh em điều đó ngay từ lúc này, trước khi sự việc xảy ra, để khi sự việc xây ra, anh em tin là Thầy Hằng Hữu. Thật, Thầy bảo thật anh em: ai đón tiếp người Thầy sai đến là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy lù đón tiếp Đấng đã sai Thầy. ”
Có ba điểm được nhấn mạnh trong đoạn này:
1. Sự phản bội tàn nhẫn của Giuđa được mô tả cách sống động làm đau lòng, đặc biệt với tâm trí người phương Đông. Chúa Giêsu trích dẫn Tv 41,9 “Cả người bạn thân con hằng tin cậy, đã cùng con chia cơm sẻ bánh, mà nay cũng giơ gót đạp con”. Ớ phương Đông, ăn bánh với ai là dấu hiệu chứng tỏ tình bạn và là một hành động của lòng trung thành. 2Sm 9,7.13 kể lại Đavít đã cho Mêphibôsết được ăn bánh cùng bàn, trong khi đáng lẽ ông ta bị loại trừ vì thuộc dòng Saulơ.lV 18,19 kể lại các tiên tri Baan ăn bánh tại bàn của Giêdabên. Một người đã ăn bánh chung bàn, một hành động thực hiện sự kết ước trung thành trong tình bạn với mình, sau lại phản bội là điều rất cay đắng. Với tác giả Thánh Vịnh, sự bất trung của một bạn thân là điều đớn đau hơn hết, “Giả như tên địch thù phi' báng thì tôi cũng cam lòng, hay kẻ ghét ghen lên mày lên mặt, tôi có thể tránh đi. Nhưng đây lại là bè bạn, người đồng vai đồng vế, chỗ thân tình tâm phúc với tôi, đã cùng tôi chia ngọt sẻ bùi, trong đền Thiên Chúa, giữa hội vui cùng sánh bước.
Điều đau đớn nhất trong đời là khi bạn bị bạn thân phản bội, bất trung. Chính câu thơ dùng ở đây cho thấy rõ sự bạo tàn “Hắn giơ gót lên nghịch cùng tôi”. Theo nghĩa đen trong tiếng Do Thái, câu này là “Hắn làm cho gót mình trở thành to lớn” và là một câu mô tả “bạo lực tàn ác”. Trong đoạn này không có dấu hiệu tức giận nào, chỉ có nỗi đau buồn mà thôi. Bằng lời kêu gọi cuối cùng, Chúa Giêsu đã vạch vết thương lòng của Ngài cho Giuđa thây.
13,21-30
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 351
2. Nhưng sự kiện được nhấn mạnh trong đoạn này là toàn thể tấn thảm kịch đang xảy ra nằm trong mục đích của Chúa và được Chúa Giêsu chấp nhận trọn vẹn, không hề thắc mắc. Chính Kinh Thánh chắc chắn việc phải xảy ra như thế. Chẳng bao giờ có ý nghi ngờ về việc cứu chuộc thế gian phải trả giá bằng tâm lòng Chúa bị tan vỡ. Chúa Giêsu biết rõ việc đang xảy ra, Ngài không là nạn nhân, nhưng là chủ nhân của hoàn cảnh. Ngài biết giá phải trả và sẩn sàng trả giá ấy. Ngài không muốn cho các môn đệ nghĩ bất chợt Ngài bị mắc vào chiếc lưới của hoàn cảnh mù quáng và không thể thoát được. Không phải Ngài sắp bị giết, nhưng Ngài đã chọn để chịu chết. Lúc đó, họ đã không thấy và không thể thấy được điều đó, nhưng Ngài chắc chắn sẽ có một ngày họ nhìn lui lại, họ sẽ nhớ và hiểu.
3. Nhưng nếu đoạn này nhấn mạnh nỗi đắng cay của sự phản bội thì cũng nhấn mạnh vinh quang của lòng trung thành. Một ngày kia, chính các môn đệ đó sẽ truyền bá sứ điệp của Ngài khắp thế giới. Khi làm vậy, họ sẽ là những người đại diện cho chính Chúa. Một sứ giả ra đi, người ấy không đi như một người lo chuyện riêng tư, với thẩm quyền và tư cách riêng của mình. Người ấy ra đi với tất cả danh dự và vinh quang của xứ sở, đất nước mình. Nghe sứ giả ấy nói là nghe xứ sở ấy nói. Tôn vinh sứ giả tức là tôn vinh xứ sở mà sứ giả là đại diện. Nghinh tiếp sứ giả tức là nghinh tiếp nhà cầm quyền phái sứ giả đi. Vinh dự và trách nhiệm trọng đại của một Kitô hữu đã thề trung thành với Chúa Kitô, ấy là chúng ta đại diện cho Chúa Giêsu trên thế gian này. Chúng ta thay Ngài nói, thay Ngài hành động. Vinh dự của Đấng Vĩnh Cửu đã được phó vào tay chúng ta.
Tiếng Gọi Cuối Cùng của Tinh Yêu
Gioan 13,21-30
21 Nói xong, Đức Giêsu cảm thấy tâm thần xao xuyến. Ngitòi tuyên bô: "Thật, Thầy bảo thật anh em: có một người trong anh em sẽ nộp Thầy. " 22 Các môn đệ nhìn nhau, phân vân không biết Người nói về ai. 23 Trong sô các môn đệ, có một người được Đức Giêsu thương mến. Ông đang dùng bữa, đầu tựa vào lòng Đức Giêsu. 24
352 WILLIAM BARCLAY
13,21-30
Ô/7Ç Simón Phê rô làm hiệu cho ông ấy và bảo: “Hỏi xem Thầx muốn nói về ai?” 25 Ông này liền nghiêng mình vào ngực Đức Giêsu và hỏi: ‘áThưa Thầy, ai vậy?" 26 Đức Giêsu trả lời: “Thầy chấm bánh đưa cho ai, thì chính là kẻ ấy. ” Rồi Người chấm một miếng bánh, trao cho Giuđa, con ông Simôn ítcarỉổt. 27 Y vừa ăn xong miếng bánli, Xatan liền nhập vào y. Đức Giêsu bảo y: “Anh leim gì thì làm mau đi! 28 Nhưng trong số các người đang dùng bữa, không ai hiểu tại sao Người nói với y như thế. 29 Vì Giuđa giữ túi tiền, nên có vài người tưởng rằng Đức Giêsu nói với y: ''Hãy mua những món cần dùng trong dịp lễ”, hoặc bảo y bố thí cho người nghèo.30 Sau khi ăn miếng bánh, Giuđa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối.
Khi hình dung lại cảnh này, chúng ta thấy một số sự việc hết sức bi thương đã nổi bật hẳn lên.
Sự phản bội của Giuđa đạt đến mức tột cùng. Chắc hẳn ông đã đóng kịch thật khéo, vì là một kẻ giả hình tài tình. Một điều hết sức rõ ràng là, nếu các môn đệ khác biết được việc Giuđa sắp làm, chắc ông đã không còn sống để ra khỏi phòng lúc đó. Chắc họ đã giết ông, không bao giờ để ông đi làm công việc khủng khiếp ấy. Giuđa đã giấu tấm lòng của một con quỉ dưới hành vi, cử chỉ của một ông thánh. Chắc ông vẫn luôn luôn làm những công việc tỏ ra yêu thương, trung tín, ngoan đạo, tận tụy khiến mọi người đều bị lừa gạt, ngoại trừ Chúa Giêsu. Giuđa không phải là một kẻ lull manh mà ai ai cũng nhận diện được, nhưng là một kẻ giả hình, ngụy trang thật khéo. Ớ đây có một lời cảnh cáo cho chúng ta, bằng những việc làm bề ngoài, chúng ta có thể lừa gạt người khác, nhưng chẳng có gì giấu nổi cặp mắt của Chúa Giêsu.
Có một điều hơn thế nữa. Nếu hiểu đúng mọi việc đang xảy ra, chúng ta có thể thấy, đã có lời kêu gọi này tiếp theo lời kêu gọi khác đôi với Giuđa. Trước hết, việc sắp xếp chỗ ngồi trong bữa ăn. Tại bàn ăn, người Do Thái không ngồi thẳng mà họ nằm nghiêng. Bàn ăn giông bộ ván thấp chắc chắn, có ghế dựa chung quanh, theo hình chữ u, chỗ ngồi của chủ nhà ở chính giữa. Mọi người dựa nghiêng tì xuống bên trái, khuỷu tay trái chống xuống băng ghế, tay mặt được tự do lấy thức ăn. Ngồi cách đó thì đầu của một người sẽ nằm đúng vào ngực của người bên trái. Chúa Giêsu chắc đã ngồi tại chỗ của chủ nhà, ở chính giữa chiếc bàn thấp. Người môn đệ mà Chúa Giêsu yêu chắc ngồi bên phải
13,21-30
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 353
Ngài, VÌ khi tựa khuỷu tay xuống thì đầu của người ấy nằm đúng trên ngực Chúa Giêsu.
Người môn đệ Chúa yêu ở đây không nêu tên. Có người nghĩ là Ladarô vì Chúa yêu Ladarô (Ga 11,36). Có người cho là chàng trai trẻ giàu có vì Chúa thương người đó (Mc 10,2]), và người ta nghĩ rằng sau đó chàng thanh niên này đã làm theo lời Chúa bảo. Có người cho là một môn đệ mới trẻ nào đó gần gũi và thân thiết với Chúa Giêsu cách đặc biệt. Có người cho là không phải một môn đệ có xương thịt cụ thể, nhưng là hình ảnh lý tưởng của một mẫu môn đệ toàn hảo. Nhưng theo ý chung của đa số, môn đệ này không ai khác hơn là Gioan.
Điều đáng chú ý đặc biệt là chỗ ngồi của Giuđa. Giuđa phải ngồi vào chỗ để Chúa Giêsu có thể trò chuyện riêng với ông mà các môn đệ khác sẽ không nghe được. Nếu đúng như thế, chỉ còn một chỗ độc nhất Giuđa có thể ngồi là bên trái Chúa Giêsu; cũng như đầu Gioan vốn tựa nơi ngực Chúa, đầu Chúa cũng gần với ngực của Giuđa. Điều rất ý nghĩa ở đây là, chỗ ngồi bên trái chủ nhà là chỗ vinh dự tối cao dành cho người bạn thân tín nhất. Bắt đầu bữa ăn, chắc Chúa Giêsu đã nói với Giuđa: “Giuđa ơi, đêm nay hãy đến ngồi gần bên Ta đây, Ta có câu chuyện riêng để nói với bạn”. Chính lời mời Giuđa vào chỗ ngồi đó là tiếng gọi tha thiết.
Nhưng vẫn còn một điều nữa. Việc chủ nhà trao cho khách một món ăn đặc biệt, một món chọn ra từ đĩa thức ăn là dấu hiệu chứng tỏ tình thân ái. Lúc Bôô muốn chứng tỏ lòng kính trọng đối với Rutơ, ông đã mời nàng đến, nhúng miếng bánh nhỏ vào chén rượu của mình (Rt 2,14). T.E. Lawrence kể rằng khi ông ngồi với người Á Rập trong trại của họ, thỉnh thoảng vị chủ nhân lại xé một miêng thịt béo của cả con chiên đang dọn trước mặt họ và đưa cho ông, (đặc ân này thường làm cho người Tây phương bối rối, vì buộc phải ăn cho hêt miếng ngon đó). Khi Chúa Giêsu trao miếng bánh cho Giuđa, đó là một dấu hiệu khác về mối cảm tình đặc biệt của Ngài dành cho ông. Khi Chúa Giêsu làm như vậy cho Giuđa, các môn đệ không mấy quan tâm để thấy được điều Ngài muôn nói. Điều đó chứng minh Chúa Giêsu vẫn thường làm thế, nên chẳng có gì khác lạ đáng cho môn đệ chú ý. Giuđa luôn luôn được Chúa dành cho những tình cảm đặc biệt.
354 WILLIAM BARCLAY
1.5,/1-OU
Tấn thảm kịch nằm tại đây. Chúa Giêsu đã nhiều lần kêu gọi tấm lòng tăm tốì của Giuđa, thế nhưng Giuđa vẫn không lay chuyển, cầu xin Chúa cứu chúng ta khỏi tình trạng vô tri, vô giác như thế trước tiếng kêu gọi thiết tha yêu thương của Ngài.
Tiếng Gọi Cuối Cùng của Tinh Yêu
Gioan 13,21-30
Vậy tấn thảm kịch đã tiếp diễn cho đến đoạn cuối. Chúa Giêsu đã nhiều lần chứng tỏ lòng yêu thương trìu mến đối với Giuđa, nhiều lần Ngài úm cách cứu ông, Ngài không hề tìm cách tự cứu mình, chỉ muốn cứu Giuđa khỏi công việc ông đang làm.
Những giây phút quyết định thình lình xảy ra, giây phút chính Chúa Giêsu tự thú nhận sự thất bại của mình. Ngài phán: “Giuđa ơi, việc ngươi định làm hãy làm mau đi”. Bây giờ chẳng còn gì để chần chờ nữa. Còn phí thì giờ làm chi? Trong tình thế căng thẳng này, đưa ra những lời kêu gọi vô ích ấy làm gì nữa? Việc phải xảy ra như thế, thà để cho nó xảy đến càng sớm càng tốt.
Nhưng các môn đệ vẫn chưa hiểu. Họ tưởng Giuđa được phái đi thu xếp mọi việc cho ngày lễ Vượt Qua. Theo thói quen, vào ngày ấy, người có, phải san sớt cho kẻ không có. Đây là cơ hội tốt nhất để thiên hạ bố thí cho kẻ nghèo. Các môn đệ tưởng Chúa sai Giuđa đi tặng quà cho kẻ nghèo để họ cùng được dự lễ Vượt qua, như thói quen.
Lúc Giuđa nhận mẩu bánh, ma quỉ nhập vào lòng ông. Thật khủng khiếp khi tiếng gọi của tình yêu biến thành động lực của sự ghen ghét. Đó là việc ma quỉ có thể làm. Nó có thể lấy những điều đẹp đẽ đáng yêu nhât để bẻ cong thành tay sai cho hỏa ngục. Nó có thể lấy tình yêu để biến thành dục vọng, lấy sự thánh thiện để biến thành kiêu ngạo, lấy kỷ luật để biến thành tàn ác gây đau đớn, lấy sự trìu mến biến thành sự dễ dãi gây tai hại. Chúng ta phải thận trọng cảnh giác để ma quỉ không thể lấy những điều đẹp đẽ, đáng yêu nhất để sử dụng cho ý đồ riêng của nó.
Vậy Giuđa ra đi - khi ấy đã tối - Gioan có cách dùng chữ theo một ý nghĩa hàm súc nhất. Ngày tàn thì đêm đên, nhưng ở đây có
13,31-32
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 355
một đêm tối khác. Bất cứ lúc nào người ta bỏ Chúa để theo ý riêng, trời luôn luôn tối. Trời luôn luôn tối khi người ta nghe theo tiếng gọi của điều ác chứ không phải tiếng khuyên nhủ của điều thiện. Trời luôn luôn tối khi sự thù ghét dập tắt ánh sáng của tình yêu. Trời luôn luôn tối khi người ta quay lưng lại với Chúa Giêsu.
Nếu tự đặt mình trong sự vâng phục Chúa Giêsu, chúng ta sẽ bước đi trong ánh sáng. Nếu quay lưng lại với Ngài, chúng ta đi vào bóng tối. Con đường sáng và con đường tối đang ở trước mặt chúng ta. Nguyện xin Chúa cho chúng ta sự khôn ngoan để chọn được con đường đúng, vì trong bóng tối con người luôn bị lạc lối.
Vinh Quang Theo Bôn Phương Diện
Gioan 13,31-32
31 Khi Giuđa đi rồi, Đức Giêsu nói: “Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Nạười. 32 Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Ngitòi nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người.
Đoạn này cho ta thấy vinh quang theo bốn phương diện:
1. Vinh quang của Chúa Giêsu đã đến. Vinh quang đó là thập giá. Sự căng thẳng đã qua, mọi nghi ngờ còn lại đều được cất đi. Giu-đa đã ra đi và thập giá chắc chắn phải đến. Vinh quang của Chúa Giêsu là thập giá. Ở đây, chúng ta đang đối diện với thực tế nghịch lý của cuộc đời. Vinh quang rạng rỡ nhất trong đời sống là vinh quang đến từ sự hy sinh. Trong mọi cuộc chiến tranh, vinh quang tuyệt đỉnh không thuộc về những kẻ sống sót mà thuộc về những người đã bỏ mạng nơi chiến trường.
Trong y học, người ta không nhớ những thầy thuốc làm giàu do nghề nghiệp, nhưng nhớ những người đã hy sinh inạng sống để chữa lành nỗi đớn đau của con người. Bài học đơn giản của lịch sử là những người chịu hy sinh lớn thì nhận được vinh quang cao cả. Nhân loại quên đi những người thành công, nhưng chẳng bao giờ quên ơn một người dám hy sinh.
356 WILLIAM BARCLAY
13,31-32
2. Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa Cha được tôn vinh. Chính sự vâng phục, Chúa Giêsu làm tôn vinh Thiên Chúa Cha. Chỉ có một cách để người ta chứng minh lòng yêu mến, ngưỡng mộ và tin cậy một lãnh tụ là vâng lời vị lãnh tụ ấy, vâng lời cho đến cuối cùng, dù phải nếm mùi đắng cay. Cách thế duy nhât để một người con có thể đem lại vinh dự cho cha mẹ ấy là vâng lời cha mẹ. Chúa Giêsu đã làm vinh danh Thiên Chúa Cha, vì Ngài tuyệt đốì vâng lời Đức Chúa Cha, dù phải đi đến thập giá.
3. Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa Cha tự tôn vinh chính Ngài. Có một tư tưởng lạ lùng, là vinh quang tối cao của Thiên Chúa Cha lại do sự nhập thể và thập giá của Chúa Giêsu. Chẳng có vinh quang nào như vinh quang của việc được yêu thương. Nếu Thiên Chúa Cha cứ giữ sự xa cách, uy nghiêm, bình thản, không xúc động trước bất cứ sự sầu khổ, đau đớn nào thì người ta có thể sợ hãi Ngài, có thể chiêm ngưỡng Ngài, nhưng họ sẽ chẳng bao giờ yêu mến Ngài. Định luật hy sinh không chỉ là một định luật của trần gian, nhưng là của cả trời và đất. Chính trong sự nhập thể và thập giá của Chúa Giêsu, vinh quang tối cao của Thiên Chúa Cha được tỏ ra.
4. Thiên Chúa Cha tôn vinh Chúa Giêsu. Đây là mặt khác của vấn đề. Hiện giờ thập giá là vinh quang của Chúa Giêsu. Nhưng kế đến còn nhiều hơn thế nữa, phục sinh, thăng thiên, sự toàn thắng vẻ vang cuối cùng của Chúa Giêsu là điều Tân Ước muốn nói đến khi đề cập đến việc tái lâm của Ngài. Tại thập giá, Chúa Giêsu được vinh quang cho riêng Ngài. Nhưng sẽ đến ngày, một ngày chắc chắn, lúc vinh quang của Chúa Giêsu được phô bày cho cả thế giới và toàn vũ trụ. Sự tôn cao Chúa Kitô phải tiếp theo sự sỉ nhục Ngài đã chịu. Việc Ngài lên ngôi phải theo sau việc Ngài bị đóng đinh: chiếc mão gai phải biến thành vương miện vinh hiển. Chiến dịch là chiến dịch của thập giá, nhưng Nhà Vua sẽ bước vào chiến thắng khải hoàn mà cả thế gian đều trông thấy.
13,33-35
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 357
Lệnh Truyền Giã Từ
Gioan 13,33-35
33 Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Anh em sẽ tìm kiếm Thầy; nhiừig như Thầy đã nói với người Do Thái: 'Nơi tôi đi, các người không thể đến được’, bây giờ, Thầy cũng nói với anh em như vậy. 34 Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 35 Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau. ”
ở đây, Chúa Giêsu đưa ra mệnh lệnh giã từ các môn đệ. Thì giờ cồn lại rất ít, nếu cần nghe Ngài, bây giờ là lúc họ phải nghe. Ngài sắp bước vào một chuyến đi mà không ai có thể theo được, Ngài phải lên đường một mình. Trước khi ra đi, Ngài truyền cho họ một mệnh lệnh là phải yêu mến nhau cũng như Ngài đã yêu mến họ. Điều này có nghĩa gì cho chúng ta, và cho liên hệ giữa chúng ta với người khác? Chúa Giêsu đã yêu mến các môn đệ Ngài như thế nào?
1. Chúa đã yêu môn đệ bằng tình yêu không vị kỷ. Trong tình yêu cao quí nhất của loài người vẫn còn yếu tố ích kỷ. Có thể trong vô thức, chúng ta thườngjighĩ đến điều mình sẽ nhận được trong tình yêu. Chúng ta nghĩ đến hạnh phúc mình sẽ nhận, hoặc sự cô đơn mình phải chịu nếu tình yêu bất thành hay bị từ chối. Chúng ta thường nghĩ: Tình yêu này sẽ đem lại điều gì cho tôi? Mặt trái của tình yêu là chúng ta đi tìm hạnh phúc cho mình. Nhưng Chúa Giêsu không hề nghĩ đến chính Ngài. Ước muốn duy nhất của Chúa là tự phó mình và những gì mình có cho kẻ Ngài yêu thương.
2. Chúa Giêsu yêu môn đệ bằng tình yêu hy sinh. Tinh yêu của Ngài không giới hạn và có thể đi đến bất cứ nơi nào. Chẳng có sự đòi hỏi nào là quá đáng đôi với tình yêu. Nếu yêu thương có nghĩa là phải mang thập giá thì Chúa Giêsu sẩn sàng lên thập giá. Lắm lúc ta suy nghĩ cách sai lầm rằng tình yêu nhằm đem hạnh phúc đến cho mình Dĩ nhiên, cuốĩ cùng tình yêu sẽ đem lại hạnh phúc, nhưng trước mắt, có thể tình yêu đem đau đớn, đòi hỏi thập giá.
358 WILLIAM BARCLAY
13,36-38
3. Chúa Giêsu yêu các môn đệ bằng tình yêu thông cảm, hiểu biết. Ngài biết rõ mọi nhược điểm của các môn đệ, nhưng Ngài vẫn yêu thương họ. Những người thật sự yêu thương chúng ta là những người biết rõ những điều tệ hại nhất nơi chúng ta mà vẫn yêu thương. Chẳng bao giờ chúng ta biết rõ ai, nếu chưa sống với họ. Thỉnh thoảng mới gặp, chúng ta thấy họ trong tình trạng tốt nhất, hoàn toàn nhất. Nhưng khi sống chung, chúng ta mới biết được tính tình và nhược điểm của họ. Người khác cũng kinh nghiệm về ta như vậy. Chúa Giêsu đã sống với các môn đệ qua nhiều ngày tháng, ngày này sang ngày khác. Ngài biết tất cả những gì cần biết về họ, nhưng Ngài vẫn yêu thương họ. Nhiều khi chúng ta bảo rằng yêu mù quáng. Sự thật không phải thế, vì tình yêu mù quáng có thể kết thúc trong sự tan vỡ và trống rỗng. Tinh yêu chân thật là yêu với đôi mắt mở to: là yêu con người không theo tưởng tượng, nhưng yêu người ấy vì chính nsười ấy là vậy. Không yêu một phần của người đó, mà yêu con người toàn diện. Tấm lòng bao la của Chúa Giêsu đủ để yêu thương chính con người thật của chúng ta.
4. Chúa yêu môn đệ bằng tinh yêu tha thứ. Người môn đệ đầu đàn chối bỏ Chúa. Trong những ngày Chúa sống với họ, thật sự họ chẳng hiểu Ngài. Họ mù quáng và không nhạy bén, học chậm và thiếu hiểu biết. Nhưng Chúa Giêsu không chấp. Không có sự thất bại nào mà Ngài không tha thứ được. Tinh yêu không biết tha thứ thì không thể làm gì được, ngoại trừ co rút dần và chết. Chúng ta là những tạo vật nghèo khốn, mang một thân phận khiến chúng ta làm tổn thương những người yêu mến chúng ta hơn cả. Vì thế tình yêu trường tồn phải được xây dựng trên sự tha thứ, vì không có sự tha thứ thì tình yêu sẽ chết.
Lòng Trung Thành Bị Thất Bại
Gioan 13,36-38
36 Ông Simôn Phêrô nói với Đức Giêsu: "Thưa Thầy, Thầy đi đâu vậy?” Đức Giêsu trả lời: “Nơi Thầy đi, bây giờ anh không thể theo đến được; nhưng sau này anh sẽ đi theo. ” 37 Ông Phêrô thưa: “ Thưa Thầy, sao con lại không thể đi theo Thầy ngay bây giờ được? Con sẽ thí mạng con vì Thầy! 38 Đức Giêsu đáp: “Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư? Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần.
13,36-38
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 359
Có gì khác nhau giữa Phêrô và Giuđa? Giuđa phản nộp Chúa Giêsu, còn Phêrô, đúng vào giờ Ngài cần đến thì ông chối bỏ Ngài, lại còn thề và rủa nữa. Thế nhưng, tên của Giuđa trở thành một cái tên xấu xa sỉ nhục, còn tên của Phêrô lại là một cái tên vô cùng đáng yêu. Chỗ khác nhau là: Giuđa hoàn toàn chủ tâm cố ý phản Chúa Giêsu, ông đã lạnh lùng thực hiện công việc ấy, chắc ông suy nghĩ và lập kế hoạch hết sức cẩn thận, và cuối cùng đã chai lì khước từ lời kêu gọi cảm động của Chúa. Nhưng trên đời này chưa có một hành động nào không chủ tâm bằng việc Phêrô chối Chúa. Phêrô đã không muôn làm như thế, ông bị đánh gục trong một khoảnh khắc yếu đuối. Trong khoảnh khắc ấy, ý chí của ông quá yếu, nhưng tấm lòng ông vẫn ngay thẳng. Chỗ khác nhau giữa Phêrô và Giuđa: là Giuđa cố tình, còn tội của Phêrô là tội của một khoảnh khắc yếu đuối để phải hối tiếc cả đời.
Luôn luôn có sự khác nhau giữa một tội đã được tính toán kỹ lưỡng, lạnh lùng, với một tội vô tình níu kéo con người trong khoảnh khắc yếu đuối hay đam mê. Bao giờ cũng có chỗ khác nhau giữa một tội đã được tính toán, biết rõ việc mình đang làm với một tội phạm lúc con người quá yếu đuối hay quá bị kích động đến độ không biết mình đang^àm gì. Nguyện Chúa cứu chúng ta khỏi làm thương tổn đến Chúa Giêsu hoặc những người yêu thương chúng ta.
1.Trong mối liên hệ giữa Chúa Giêsu với Phêrô. Ngài biết tính Phêrô, Ngài biết tính hay giao động của ông, Ngài biết ông có tính bộp chộp, hay nói toạc những điều đang có trong lòng trước khi lý trí kịp suy nghĩ. Ngài biết sức mạnh của lòng trung thành, cũng như sự yếu đuối trong quyết tâm của ông. Chúa Giêsu biết rõ con người thật của Phêrô.
2. Chúa Giêsu biết rõ Phêrô yêu thương Ngài hết lòng. Ngài biết, dù có làm gì đi nữa ông vẫn yêu mến Ngài. Chúng ta cần biết đôi khi một ai đó làm chúng ta tổn thương, đau đớn, thất vọng, thường không phải con người thật của người ấy hành động, nhưng là con người vì yêu thương chúng ta. Điều cơ bản không phải là sự thất bại của người ây mà là tình yêu của người ấy đối với chúng ta. Chúa Giêsu biết rõ điều này nơi Phêrô. Chúng ta sẽ thoát khỏi nhiều cảnh đau lòng, nhiều cuộc dứt tình đoạn nghĩa bi thảm, nếu chúng ta nhớ lại tình yêu cơ bản và tha thứ cho sự thất bại nhất thời.
360 WILLIAM BARCLAY
14,1-3
3. Chúa Giêsu chẳng những biết Phêrô là người thế nào, mà còn biết rõ con người ông sẽ trở thành. Chúa Giêsu biết rõ lúc ấy ông không theo Ngài được, nhưng Ngài cũng biết chắc chắn ngày ông cùng đi với Ngài trên con đường làm chứng nhân đến cùng. Sự vĩ đại của Chúa Giêsu là Ngài thấy rõ người anh hùng trong con người hèn nhát. Ngài không chỉ thấy chúng ta đang là người như thế nào, mà Ngài còn thây có thể biến chúng ta trở thành người như thế nào nữa. Tinh yêu của Chúa Giêsu đủ để thấy chúng ta có thể thành người như thế nào, và có quyền khiến chúng-Ja trở thành như thế.
Lời Hứa Về Vinh Hiển
Gioan 14,1-3
1 Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. 2 Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. 3 Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.
Đối với các môn đệ Chúa Giêsu, chỉ còn một thời gian ngắn ngủi nữa, cuộc đời họ sẽ sụp đổ, thế giới của họ sẽ tan tành giữa những náo loạn chung quanh. Vào một thời điểm như thế, việc duy nhất phải làm là nhất quyết tin cậy, bám chặt Thiên Chúa như tác giả Tv đã nói “Tôi vững vàng tin tưởng sẽ được thấy ân lộc Chúa ban trong cõi đất dành cho kẻ sống” (Tv 27,13). “Lạy Chúa là Chúa Tể, con ngước mắt nhìn Ngài, bên Ngài con ẩn náu, đừng để con thiệt mạng ” (Tv 141,8). Có một thời điểm mà chúng ta phải tin dù không thể chứng minh được, phải chấp nhận dù không thể hiểu được... nếu vào giờ phút đen tối nhất mà chúng ta vẫn tin dù sao đời sông cũng có mục đích, và mục đích ấy là tình yêu, thì lúc đó điềư khó chịu đựng nổi cũng trở thành có thể chịu đựng được, và ngay trong bóng tối mù mịt vẫn có một tia sáng.
Nhưng Chúa Giêsu còn thêm một điều khác vào đó nữa. Chẳng những Ngài nói “Hãy tin Thiên Chúa”, nhưng còn nói “cũng hãy tin Ta nữa”. Tác giả Tv đã tin vào lòng nhân từ của Thiên Chúa, huống chi chúng ta. Vì Chúa Giêsu chính là bằng chứng cho ta biết
14,1-3
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 361
Thiên Chúa sẵn sàng ban cho chúng ta tất cả những gì Ngài có thể ban. Phaolô đã nói, “Ngài đã không tiếc chính con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó người Con ấy cho, thì Ngài há chẳng ban mọi sự luôn với người con ấy cho chúng ta sao?” (Rm 8,32). Nếu chúng ta tin Thiên Chúa đúng như điều Chúa Giêsu đã phán dạy, và chúng ta thấy hình ảnh Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu, thì trước tình yêu kỳ diệu đó, chúng ta vẫn có thể chấp nhận, dù không phải dễ, những điều chúng ta không hiểu nổi, và ở giữa những giông tố của cuộc đời chúng ta vẫn giữ vững đức tin.
Chúa Giêsu tiếp tục nói, “Trong nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở”. Khi nói “Nhà Cha ta”, Ngài muốn nói đến thiên đàng. Nhưng khi nói trên thiên đàng có nhiều chỗ ở, Ngài ngụ ý gì? Từ ngữ “chỗ ở” được dùng ở đây là monai. Có ba gợi ý:
1. Dân Do Thái tin trên thiên đàng có nhiều cấp bậc hạnh phúc dành cho loài người, tùy theo mức thánh thiện và trung tín của họ ở đời. Trong sách “Những điều bí mật của Hê-nóc” có chép: “Trong thế giới tương lai có nhiều chỗ ở đã được chuẩn bị sẩn cho loài người; chỗ tốt cho người tốt, chỗ xấu cho kẻ xấu”. Trong bức tranh đó, có thể ví sánh thiên đàng với một lâu đài bao la có nhiều phòng, và mỗi phòng được cấp cho từng người tùy theo cuộc đời người ấy đáng được.
2. Theo nhà văn Hy Lạp Pausanias thì chữ monai có nghĩa là những bậc cấp trên đường đi. Nếu vậy, nghĩa là có nhiều cấp bậc trên đường đi lên thiên đàng, và ngay cả trona thiên đàng cũng có sự phát triển và tiến bộ. ít ra cũng có vài nhà tư tưởng Kitô giáo thời đầu đã tin như thế. Trong đó có Origen. Origen bảo khi một người chết thì linh hồn người đó đi đến một nơi gọi là paradise, nơi này vẫn còn ở trên trái đất. Ớ đó linh hồn này được dạy dỗ, huấn luyện, cho đến khi nào thích hợp thì sẽ bay lên không gian. Rồi linh hồn đi qua những monai (cấp bậc) khác nhau mà người Hy Lạp gọi là thiên cầu (spheres), và Kitô giáo gọi là các tầng trời (heavens) cho đến khi đạt tới nước thiên đàng (heavenly kingdom). Làm như thế là linh hồn đi theo Chúa Giêsu, Đấng mà tác giả thư Dt nói là “trải qua các tầng trời” (Dt 4,14). Irenaeus nói đến một cách giải thích về câu chuyện hạt giống, có hạt sinh ra trăm hạt, có hạt sinh ra sáu chục, có hạt sinh ra ba chục (Mt 13,8). Có những kết quả khác nhau, vì thê mà có những phần thưởng khác nhau. Có người được
362 WILLIAM BARCLAY
14,1-3
kể là xứng đáng đi thẳng vào cõi đời đời đến trước nhan Chúa; có người lên đến paradise; có người trở thành công dân của “thành phô"”. Clement ở ^Mexandria tin có mức độ vinh quang, mức độ phần thưởng, và cấp bậc khác nhau tương xứng với mức độ thánh đức mỗi người đạt đến ở đời này.
3. Nhưng cũng có thể ý nghĩa của câu này hết sức đơn sơ, đẹp đẽ. Câu “Trong nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở” có nghĩa là trên thiên đàng có đủ chỗ cho tất cả mọi người. Trên trần gian này, một ngôi nhà có thể trở thành quá chật chội, một quán trọ có thể phải chối từ những du khách đang mệt mỏi vì không còn chỗ. Nhưng ngôi nhà của Cha chúng ta thì không thế, vì thiên đàng rộng rãi như chính tấm lòng rộng rãi của Thiên Chúa vậy, có đủ chỗ ở cho tất cả mọi người. Chúa Giêsu muốn nói với các bạn Ngài rằng, "Đừng sợ, người ta có thể đóng cửa không tiếp các bạn, nhưng cửa thiên đàng chẳng bao giờ đóng đối với các bạn”.
Lời Hứa Về Vinh Hiển
Gioan 14,1-3
Trong đoạn này còn nhiều chân ]ý quan trọng khác nữa.
1. Sự thành thật của Chúa Giêsu. Ngài nói, “Nếu không phải vậy, sao ta lại nói là đi chuẩn bị chỗ cho các con?” Chưa hề có ai bảo mình bị quyến rũ theo Kitô giáo bởi những lời hứa hão huyền hay những phô trương giả dối. Chúa Giêsu đã thẳng thắn tuyên bố Kitô hữu phải bỏ mọi sự để theo Chúa (Lc 9,57.58). Ngài nói với họ về sự bắt bớ, thù ghét, về những khổ hình họ phải gánh chịu (Mt 10,16-22). Ngài nói về thập giá họ phái vác (Mt 16,24), dù Ngài có cho biết về kết cục của cuộc sông Kitô hữu là vinh quang. Chúa Giêsu thành thật cho loài người biết nếu theo Ngài, họ phải chuẩn bị nhận lãnh cả đau khổ lẫn vinh quang. Ngài không là một lãnh tụ mị dân, bằng cách hứa hẹn một con đường dễ đi. Ngài thách thức họ trở thành những con người vĩ đại.
2. Chức năng của Chúa Giêsu. Ngài phán: “Ta đi chuẩn bị chỗ cho các con”. Một trong những tư tưởng lớn của Tân Ước là Chúa Giêsu đi trước để chúng ta theo sau. Ngài mở đường đê chúng ta có
14,1-3
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 363
thể noi dấu chân Ngài. Một trong những từ quan trọng dùng mô tả Chúa Giêsu là prodromos (Dt 6,20). Bản Kinh Thánh của chúng ta dịch là “Người đi trước”. Có hai cách dùng chữ này minh họa cho hình ảnh đó. Trong quân đội Roma, prodromoi là toán quân trình sát. Họ đi trước để dọn đường và bảo đảm an toàn cho đạo quân chính thức theo sau. Hải cảng Alexandria rất khó cập bến. Khi những tàu lớn chở ngũ cốc đến, một chiếc tàu hướng dẫn sẽ được phái ra để dẫn đường cho tàu lớn theo vào. Nó chạy trước các tàu lớn. dẫn chúng trên con kinh để theo những đường nước an toàn mà vào cảng. Chiếc tàu hướng đạo đó được gọi là prodromos. Đó là điều Chúa Giêsu đã làm: Ngài dọn sạch con đường lên thiên đàng đến với Thiên Chúa Cha, chúng ta noi dấu chân Ngài mà tiến.
3. Chiến thắng tối hậu của Chúa Giêsu. Ngài phán “Ta sẽ trở lại”. Đây là một câu dứt khoát chỉ sự tái lâm của Chúa. Giáo lý về sự tái lâm của Chúa Giêsu đã bị loại khỏi suy tư và giảng dạy của Kitô giáo khá nhiều. Điều làm chúng ta ngạc nhiên là nhiều Kitô hữu dường như hờ hững hay chẳng còn suy nghĩ đến nữa. Đúng, chúng ta không thể nào biết bao giờ Chúa tái lâm, hay sẽ có gì xảy đến khi Ngài trở lại. Chính những phí phạm để tính toán thì giờ, mùa tiết và các bức tranh về những biến cố khi Chúa tái lâm đã khiến người ta có khuynh hướng xếp vấn đề đó sang một bên, xem đó như lãnh vực của những kẻ cuồng tín. Nhưng có một điều chắc chắn: lịch sử không diễn tiến vô mục đích, mà đang tiến đến một điểm nào đó. Nếu không có một tuyệt đỉnh, lịch sử tất nhiên bất toàn. Lịch sử phải có một kết cục, kết cục đó là sự toàn thắng khải hoàn của Chúa Giêsu Kitô. Và Ngài hứa vào ngày chiến thắng khải hoàn đó, Ngài sẽ tiếp đón các môn đệ mình.
4. Chúa Giêsu phán: “Để Ta ở đâu thì các con cũng ở đó với Ta”. Đây là một chân lý trọng đại được phát biểu hết sức đơn giản. Với Kitô hữu, thiên đàng là nơi có Chúa Giêsu. Chúng ta không cần suy diễn, lý giải thiên đàng sẽ như thế nào, chỉ cần biết chúng ta sẽ được ở với Ngài mãi mãi là đủ. Khi chúng ta hết lòng yêu ai, chỉ khi được ở với người ấy, chúng ta mới thật sự sông sinh động. Với Chúa Kitô cũng vậy. Trong đời này, sự tiếp xúc giữa chúng ta với Chúa mờ nhạt, đứt đoạn, từng hồi từng lúc: chúng ta vốn là loài thụ tạo yếu kém, không thể luôn luôn sống liên tục trên các đỉnh cao tâm linh. Nhưng câu định nghĩa tốt nhất về thiên đàng là một
364 WILLIAM BARCtA¥-
14,4-6
tình trạng được ở với Chúa Giêsu luôn luôn, và chẳng còn gì phân cách chúng ta khỏi Ngài nữa.
Đường Đi, Chân Lý Và Sự Sông
Gioan 14,4-6
4 Vcì Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi.»
Ớnẹ Tôma nói với Đức Giêsu: «Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường? ” Đức Giêsu đáp: «Chính Thầy là con đường, lù sự thật và là sự sống. Không ai đến với Cliúa Cha mà không qua Thầy.
Chúa Giêsu đã nhiều lần nói với các môn đệ là Ngài sắp đi, dù vậy họ chẳng bao giờ hiểu nổi. Chúa từng phán: “Ta còn ở với các con ít lâu nữa, rồi Ta đi về cùng Đấng đã sai Ta đến” (Ga 7,33). Chúa nói Ngài sẽ trở về với Cha, là Đấng đã sai Ngài đến, Ngài với Cha là một, nhưng họ vẫn không hiểu. Họ không hiểu được con đường Ngài sắp đi, vì con đường đó là thập giá. Lúc đó, các môn đệ là những con người ngơ ngác, chẳng hiểu gì. Trong số họ, có một người thú nhận điều mình không hiểu, người ấy là Tôma. Ông là người quá thật thà, quá sốt sắng đến độ chẳng bao giờ chịu thỏa mãn với những câu nói mơ hồ. Ông muốn biết chắc chắn, nên đã bộc lộ những nghi ngờ về những gì ông không hiểu; điều lạ lùng là chính câu hỏi của một môn đệ hoài nghi đã khiến Chúa Giêsu nói lên một điều vĩ đại. Không nên xấu hổ về những nghi ngờ của mình; vì sự thật lạ lùng và đầy hạnh phúc là, bất cứ ai chịu đi tìm kiếm cuối cùng sẽ được gặp.
Chúa Giêsu bảo Tôma: “Ta là Đường Đi, Chân Lý và Sự Sống”. Với chúng ta, đây là một câu nói quan trọng. Nhưng đối với người Do Thái, nghe câu ấy lần đầu tiên còn quan trọng hơn nhiều. Trong câu đó, Chúa Giêsu đã lấy ba quan điểm căn bản của Do Thái giáo, và đưa ra lời tuyên xưng phi thường là trong Ngài, cả ba quan niệm ấy đã được thực hiện đầy đủ.
1. Dân Do Thái đề cập rất nhiều đến con đường mà người ta phải đi, và đến các đường lốí của Thiên Chúa. Thiên Chúa phán dạy Môsê: “Vậy các ngươi hãy cẩn thận làm iheo y như Đức Chúa,
14,4-6
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 365
Thiên Chúa các neươi đã phán dạy các ngươi, chớ quay qua bên tả hoặc bên hữu” (Đnl 5,32.33). Môsê nói với dân chúng: “Vì ta biết rằng sau khi ta qua đời, các ngươi hẳn sẽ bại hoại, rời bỏ con đường ta đã truyền dạy các ngươi” (Đnl 31,29). Isaia thì nói: “Tai các ngươi sẽ nghe có tiếng đằng sau mình rằng: Đây là đường, hãy đi theo đó” (Is 30,21). Trong thế giới mới có một đại lộ gọi là Con đường thánh, người đi trên đường đó, dù chỉ là kẻ có tâm hồn thật đơn sơ, cũng sẽ chẳng hề bị lạc (Is 35,8). Tác giả Thánh Vịnh cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa, xin chỉ dạy cho con đường lối của Ngài” (27,11). Dân Do Thái biết rất nhiều về con đường của Chúa mà loài người phải đi. Và Chúa Giêsu lại phán: “Ta là Đường Đi”.
Chúa Giêsu muốn nói gì? Chẳng hạn chúng ta đến một thành phô" xa lạ và hỏi thăm đường đi, có người chỉ dẫn “Đến ngã tư thứ nhất anh rẽ sang phải, đến ngã tư thứ hai thì rẽ sang trái, đi ngang qua công viên, vượt qua một nhà thờ, đến ngã tư thứ ba rẽ sang phải nữa..., con đường anh tìm là con đường thứ tư, bên trái”. Nếu chỉ dẫn như thế, có thể đi được nửa đường, chúng ta đã bị lạc. Nhưng nếu có người nói, “Hãy theo tôi, tôi sẽ dẫn anh đến đó”, người ấy sẽ là đường đi cho chúng ta, và ta sẽ chẳng lạc đường được. Đó là việc Chúa Giêsu đang làm cho chúng ta. Ngài không chỉ đưa ra những lời khuyên dạy, chỉ hướng đi mà thôi, nhưng Ngài nắm lấy bàn tay và dẫn chúng ta đi. Ngài cùng đi với chúng ta, đích thân Ngài thêm sức cho chúng ta, hướng dẫn mỗi ngày. Không phải Ngài chỉ cho chúng ta con đường, mà chính Ngài là Đường Đi cho chúng ta.
2. Chúa Giêsu phán: “Ta là Chân Lý”. Tác giả Thánh Vịnh nói “Xin hãy chỉ dạy cho con biết đường lối Ngài, thì con sẽ đi theo sự chân thật của Ngài” (Tv 6,11), “vì sự nhân từ Chúa ở trước mặt tôi, tôi đã đi theo lẽ thật của Chúa” (Tv 26,3), “Tôi đã chọn con đường thành tín” (Tv 119,30). Rất nhiều người nói với chúng ta về chân lý, nhưng chưa hề có ai thực hiện được chân lý. Điều tối quan trọng trong chân lý đạo đức là thực hiện chân lý đó trong đời sống. Tâm tính của người dạy lý thuyết khoa học chẳng ảnh hưởng bao nhiêu đến lời giảng dạy của ông về hình học, thiên văn hay ngữ pháp La Tinh. Nhưng nếu có người muốn giảng dạy chân lý đạo đức thì tính tình người ấy là vân đề hệ trọng. Một người ngoại tinh mà dạy cần phải sông chung thủy, một kẻ tham lam tiền bạc lại đi
366 WILLIAM BARCLAY
14,7-11
dạy về giá trị của lòng hào hiệp, một kẻ chuyên lấn át thiên hạ mà dạy về đức khiêm nhường, một kẻ dễ cáu giận lại dạy về vẻ đẹp của sự thanh thản, một người hay cay cú mà dạy về tình thương, nhất định phải thất bại. Chân lý đạo đức không chỉ truyền đạt bằng lời nói mà phải truyền đạt bằng gương sông. Chưa hề có vị thầy nào thực hiện được chân lý mình đã dạy, ngoại trừ Chúa Giêsu. Nhiều người có thể nói, “Tôi đã dạy chân lý cho bạn”, nhưng chỉ một mình Chúa Giêsu nói “Ta là Chân Lý”. Điều phi thường nơi Chúa không phải là những lời phát biểu về sự toàn hảo đạo đức đã đạt đến tuyệt đỉnh trong Ngài, nhưng ở sự kiện chính Ngài là hiện thực của sự hoàn hảo đạo đức.
3. Chúa Giêsu phán: “Ta là Sự sống”. Tác giả Châm Ngôn nói, “Vì điều răn là một cái đèn, luật pháp là ánh sáng, và sự quở trách khuyên dạy là con đường sự sống”, “Kẻ nghe lời khuyên dạy thì ở trong đường sống” (Cn 6,23; 10,17). Tác giả Thánh Vịnh nói: “Chúa sẽ chỉ cho tôi biết con đường sự sông” (16,11). Phân tích cho cùng thì điều loài người luôn luôn tìm kiếm là sự sống. Người ta không tìm tri thức chỉ vì tri thức, nhưng tìm những gì tri thức đem lại cho đời sống, làm cho cuộc đời đáng sống. Một nhà văn đã cho nhân vật si tình trong truyện của ông nói rằng, “Anh chưa hề biết sống là gì cho đến khi nhìn thấy sự sống trong đôi mắt em”. Tinh yêu đã đem sự sống đến. Đó là điều Chúa Giêsu làm. sống với Chúa Giêsu là sông thật, vì Ngài thật là sự sống.
Để tóm tắt mọi điều đó, Chúa Giêsu phán: ‘’Không qua Ta, chẳng ai đến Chúa Cha được”. Chỉ một mình Chúa Giêsu là con đường đến với Chúa Cha. Chỉ trong Ngài, chúng ta mới thấy được Thiên Chúa là thế nào; và chỉ một mình Ngài đưa chúng ta đến với Chúa Cha mà chúng ta không phải sợ hãi và xấu hổ.
Nhìn Thây Thiên Chúa
Gioan 14,7-11
7 Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người. ”
8 Ông Philípphê nói: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện. ” 9 Đức Giêsu trả lời: “Thầy ở
14,/-11
TIN MƯNG THEO THANH GIOAN 3Ố7
với anh em bấy lâu, thế mà anh Philípphê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: 'Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha’? 10 Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Tlĩầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhiừĩg Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người lcim những việc của mình. 11 Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm.
Với thế giới thời xưa, có thể đây là điều làm họ choáng váng nhất trong tất cả những gì Chúa Giêsu từng phán dạy. Với người Hy Lạp, Thiên Chúa là Đấng vô hình; với người Do Thái thì câu “Chẳng hề ai thấy Thiên Chúa bao giờ” là một tín điều. Với những người vẫn nghĩ như vậy, Chứa Giêsu đã phán: “Nếu các ngươi biết Ta thì cũng biết Cha Ta”. Bấy giờ, Philipphê yêu cầu Ngài điều mà ông tin là không thể có được. Có lẽ ông đang nhớ lại ngày tuyệt diệu, khi Thiên Chúa tỏ bày vinh quang Ngài cho Môsê được thấy (Xh 33,12-23). Nhưng trong ngày trọng đại ấy, Thiên Chúa phán với Môsê rằng: “Ngươi thấy phía sau Ta, nhưng thấy mặt Ta chẳng được”. Vào thời Chúa Giêsu, nhân loại còn bị khống chế và ám ảnh bởi tính siêu việt của Thiên Chúa, và bởi quan niệm về sự khác biệt cùng khoảng cách giữa Thiên Chúa với con người. Họ chẳng bao giờ dám nghĩ rằng mình có thể trông thấy Thiên Chúa. Thế mà Chúa Giêsu lại nói thật giản dị: “Ai thấy Ta, tức là thấy Cha”.
Thấy Chúa Giêsu tức là thấy Chúa Cha có nghĩa là thế nào? Một học giả gần đây nói rằng, trong sách Phúc Âm thứ ba, Lu- ca đã “đưa Thiên Chúa vào trong nhà”, ông muốn nói, Lu-ca tỏ cho ta thấy qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đang dự vào những công việc thân thiết quen thuộc nhất ở trong nhà. Khi thấy Chúa Giêsu, chúng ta có thể nói, “Đây là Thiên Chúa đang tự mặc lấy hình người, đang sống cuộc đời của chúng ta”. Sự thật đúng như vậy, và chúng ta có thể nói nhiều điều thật quí báu về Thiên Chúa.
1.​Thiên Chúa đã bước vào một căn nhà tầm thường và gia đình tầm thường. Bât cứ ai sông vào thế giới thời cổ cũng nghĩ nếu Thiên Chúa đên thê gian, chắc Ngài phải đến với tư cách một nhà
vua, đến trong cung điện nguy nga của bậc đế vương đầy thế lực quyền quí, sang trọng. Nhưng trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã thánh hóa việc con người được sinh ra, thánh hóa căn nhà khiêm
368 WILLIAM BARCLAY
14,7-11
nhượng của giới bình dân tầm thường, và thánh hóa toàn thể tuổi ấu thơ, tuổi đời của con người.
2. Thiên Chúa đã bằng lòng làm công việc của loài người mà không xấu hổ. Ngài đã đến thế gian như một công nhân. Chúa Giêsu là thợ mộc ở Nadarét. Chẳng bao giờ chúng ta nhận thức đầy đủ sự kiện Thiên Chúa thấu hiểu công việc hằng ngày của chúng ta đến mức nào. Ngài biết nỗi khó nhọc của chúng ta để kiếm đủ sống; Ngài biết nỗi khó khăn khi gặp khách hàng khó tính hay khách hàng không chịu sòng phẳng ngay. Ngài biết tất cả những khó khăn của cuộc sống chung trong inột gia đình tầm thường lại đông người, và Ngài biết từng vấn đề chúng ta thường gặp hàng ngày. Theo Cựu Ước, lời nguyền rủa sau khi loài người phạm tội trong vườn Êđen là, “Ngươi sẽ làm việc đổ mồ hôi trán mới có mà ăn” (Stk 3,19). Nhưng theo Tân Ước, sự làm việc thông thường được khoác lên một ánh hào quang khi có bàn tay của Thiên Chúa chạm vào.
3. Thiên Chúa biết thế nào là cám dỗ. Cuộc đời Chúa Giêsu cho chúng ta thấy cuộc chiến đấu của Thiên Chúa. Ai cũng có thể mang ý niệm về một Thiên Chúa đang sống đời bình thản, an lành, vượt trên mọi căng thẳng của trần gian; nhưng Chứa Giêsu bày tỏ cho chúng ta thấy Thiên Chúa đã trải qua cuộc chiến đấu mà mỗi chúng ta đều phải trải qua. Thiên Chúa không phải là vị chỉ huy đứng ở hậu phương truyền lệnh; Ngài biết rõ cuộc đời chiến đấu ở tiền tuyến.
4. Trong Chúa Giêsu, chúng ta thấy một Thiên Chúa yêu thương. Lúc tình yêu bước vào đời sống thì đau đớn cũng vào theo. Nếu chúng ta có thể sống hoàn toàn tách biệt mọi người, có thể thu xếp cuộc đời thế nào cho mình dửng dưng được hết thảy mọi sự, mọi người, thì đau đớn, buồn khổ, lo lắng cũng sẽ không còn. Nhưna trong Chúa Giêsu, chúng ta thấy Thiên Chúa đang hết sức chăm sóc và tha thiết với loài người, Ngài cảm thấy đau đớn cho loài người và với loài người. Ngài yêu thương loài người đến nỗi phải mang lây các vết thương của họ trong lòng Ngài.
5. Trong Chúa Giêsu, chúng ta thấy Thiên Chúa trên thập giá. Chẳng có gì khó tin hơn điều đó. Thật dễ tưởng tượng một Thiên Chúa kết án, hành phạt loài người; lại càng dễ tưởng tượng hơn về
14,7-11
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 369
một Thiên Chúa luôn luôn sẵn sàng quét sạch những ai chống đối. Nhưng được mấy ai tưởng nghĩ đến một Thiên Chúa chọn thập giá để cứu rỗi chúng ta.
“Ai thấy Ta là thấy Chúa Cha”, Chúa Giêsu là sự mặc khải Thiên Chúa, và sự mặc khải ấy khiến cho tâm trí loài người phải ngạc nhiên sửng sốt.
Nhìn Biết Thiên Chúa
Gioan 14,7-11
Người Do Thái tin nơi chủ nghĩa độc thần nên không thể chấp nhận điều Chúa Giêsu tự xưng Ngài là Thiên Chúa. Cái nguy của đức tin là xem Chúa Giêsu như một Thượng Đế cấp hai. Nhưng Chúa Giêsu tiếp tục nhấn mạnh những gì Ngài nói và làm đều không do ý riêng, quyền năng riêng hay hiểu biết riêng của Ngài, mà tất cả đều đến từ Thiên Chúa. Lời Ngài là Lời Chúa phán cho loài người, việc Ngài làm là quyền phép của Thiên Chúa, qua Ngài tuôn tràn đến loài người. Ngài là ống dẫn, qua đó Thiên Chúa đến với loài người.
Chúng ta lấy hai ví dụ đơn giản về tương quan giữa thầy và trò sau đây để soi sáng. Tiến sĩ Lewis Murhead nói về nhà chú giải Kinh Thánh A.B.Bruce rằng, “Người ta đến để nhìn thấy trong ông vinh quang của Thiên Chúa”. Mỗi giáo sư đều có trách nhiệm truyền đạt cho người nghe mình hào quang của điều mình dạy. Ai dạy về Chúa Giêsu Kitô, nếu đủ thánh thiện thì có thể truyền đạt được cho học trò mình hình ảnh và sự hiện diện của Thiên Chúa. Đó là điều mà A.B. Bruce đã làm. Chúa Giêsu đã truyền đạt Thiên Chúa một cách vô cùng lớn lao, Ngài truyền đạt vinh quang và tinh yêu của Thiên Chúa cho loài người.
Đây là ví dụ thứ hai. Một giáo sư lớn là người có thể lưu dấu ấn tôt trên học trò mình. W.M. Macgregor là học trò của A.B. Bruce. Trong hồi ký của A.J. Gossip nói về Macgregor rằng, “Khi có tin đồn Macgregor rời nhiệm sở để nhận chức giáo sư, có người ngạc nhiên hỏi tại sao. Ông khiêm nhường trả lời rằng ông đã học nhiều điều từ A.B. Bruce mà ông muôn truyền lại cho người khác”. Viện
370 WILLIAM BARCLAY
14,7-11
trưởng John Cairns viết cho thầy mình là William Hamilton: “tôi không biết đời sống của tôi sẽ như thế nào, nhưng tôi biết một điều là tôi sẽ mang dấu ấn của thầy cho đến cuối cùng”. Khi một sinh viên thần học được huấn luyện bởi vị thầy khả kính mà người ấy quí mến, trong sinh viên đó chúng ta có thể nhận ra giọng nói, lẫn hình ảnh của vị thầy đó. Chúa Giêsu cũng vậy,Ngài lưu dâu ấn của Ngài trên chúng ta lớn lao vô cùng. Chúa Giêsu đem giọng nói, sứ điệp, suy nghĩ, và tấm lòng của Thiên Chúa đến cho loài người.
Chúng ta phải nhớ, tất cả đều là của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không tự chọn đến thế gian để mong làm mềm tấm lòng sắt đá của Thiên Chúa như có người đã nghĩ như thế. Ngài đến thế gian vì Thiên Chúa đã sai Ngài đến, vì Thiên Chúa yêu thương thế gian. Thiên Chúa đứng phía sau và ở bên trong Chúa Giêsu.
Rồi Chúa Giêsu đã đưa ra một lời tự xưng, một bảng trắc nghiệm căn cứ trên hai điều: lời Ngài nói và việc Ngài làm.
1. Chúa tuyên bô" hãy thử nghiệm Ngài bằng những gì Ngài đã nói. Dường như Chúa Giêsu nói: “Nehe Ta nói, các ngươi không nhận được ngay những lời Ta là chân lý của Thiên Chúa sao?” Lời nói của bất cứ thiên tài nào cũng tự làm chứng cho người ấy. Khi đọc tác phẩin của một nhà thơ lớn, thông thường chúng ta không thể nói được tại sao thi ca của người ấy lại chinh phục lòng mình như vậy. Chúng ta có thể phân tích từng âm, từng chữ một​nhưng cuối cùng vẫn có một cái gì vượt qua mọi phân tích mà ta có thể nhận ra cách dễ dàng. Với lời giảng dạy của Chúa Giêsu cũng vậy. Khi nghe lời Ngài, chúng ta buộc phải nhận: nếu thế gian chịu sông theo các nguyên tắc đó thì cuộc đời sẽ đổi khác, phải chi tôi chịu sông theo các nguyên tắc đó thì đời sống tôi đã khác hơn biết bao!
2. Chúa tuyên bố hãy thử nghiệm Ngài bằng những việc Ngài đã làm. Ngài bảo Philipphê: “ Nếu ngươi không tin lời Ta nói, chắc chắn ngươi cũng chịu thuyết phục bởi những việc Ta làm”. Đó cũng là câu Chúa Giêsu trả lời cho Gioan Tẩy Giả khi ông sai môn đệ đến hỏi Ngài có phải là Đấng Me-si-a hay họ phải chờ Đâng khác. Câu trả lời đơn giản, “ hãy thuật lại cho Gioan việc đang xảy ra, như thế sẽ đủ để thuyết phục người” (Mt 11, 1-6). Bằng chứng
-x„„ „kíYc, lành rhn nhữna kẻ bệnh tật về
14,12-14
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 371
thân xác lẫn tâm hồn, chưa có ai thành công trong việc khiến người xấu nên tốt được.
Tóm lại Chúa Giêsu đã nói với Philipphê: “Hãy nghe Ta! Hãy nhìn Ta! Và hãy tin Ta!”. Con đường dẫn đến đức tin Kitô giáo không phải do tranh luận về Chúa Giêsu, nhưng là nghe Ngài, và nhìn xem Ngài. Nếu chịu làm như vậy, tác động của Chúa trên chúng ta buộc chúng ta phải tin nhận Ngài.
Những Lời Hứa Siêu Việt
Ga 14,12-14
12 Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đỏ cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha. 13 Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con. 14 Nếu anh em nhân danh Thầy mà xỉn Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó.
Thật khó có lời hứa nào vĩ đại hơn hai lời hứa trong đoạn này. Chúng ta cố’ gắng tìm hiểu ý nghĩa trong đó. Nếu không lãnh hội được ý nghĩa, kinh nghiệm của đời sống sẽ làm cho chúng ta thất vọng.
1.Trước hết, Chúa Giêsu dạy, có một ngày các môn đệ Ngài sẽ làm việc Ngài đã làm, lại có thể làm việc lớn hơn nữa, Ngài ngụ ý gì khi phán như vậy?
a/ Vào những ngày đầu, Hội Thánh sơ khai được quyền phép chữa bệnh, Phaolô kể ra nhiều ân sủng khác nhau mà các môn đệ đã nhận, trong đó có ơn chữa bệnh (lCr 12,9.28.30). Giacôbê khuyên khi có Kitô hữu nào bị bệnh, các kỳ mục phải cầu nguyện và xức dầu cho người ấy (5,14). Nhưng đó không phải là tất cả nhưng gì Chúa Giêsu muốn nói. Tuy có thể nói các Kitô hữu lúc dâu đã làm những việc Chúa Giêsu từng làm, nhưng chắn chắn không thể nói họ đã làm những việc lớn hơn những việc Chúa rïâ làm.
372 WILLIAM BARCLAY
14,12-14
b/ Theo dòng thời gian, con người càng học biết nhiều cách chiến thắng bệnh tật hơn. Ngày nay, nhiều bác sĩ, nhiều nhà phẫu thuật đã có những biệt tài mà người xưa chắc kể đó là phép lạ, là quyền lực của thánh thần. Nhà phẫu thuật cùng kỹ thuật tân kỳ, các y sĩ với các điều trị mới và các loại thuốc ngày nay có thể chữa lành con bệnh cách thần tình. Con đường tiêu trừ bệnh tật còn dài, nhưng từng thành trì của bệnh tật đau đớn đã bị tấn công mãnh liệt. Điều rõ ràng là trong mọi việc đó, ảnh hưởng và quyền phép của Chúa Giêsu Kitô đã giúp chúng ta thực hiện. Tại sao người ta lại phải cố gắng cứu người yếu, người bệnh, người đang chết là những kẻ mà thân thể đang tan rã, tâm trí đang tôi dần? Tại sao những nhà bác học tài giỏi như thế lại xúc động, có khi đã tự buộc mình dành thì giờ, sức lực, chịu tổn hại và lắm khi còn hy sinh cả mạng sông mình để tìm cách chữa trị các thứ bệnh tật và xoa dịu những đau đớn của con người? Dù họ có biết hay không thì câu trả lời chính xác vẫn là Chúa Giêsu đã bởi Thần Khí Ngài, bảo họ: “ Những người ấy cần được trợ giúp và chữa lành, ngươi phải làm công việc ấy. Bổn phận, và đặc ân của ngươi là phải làm tất cả những gì có thể làm cho họ? Chính Thần Khí của Chúa Giêsu ẩn mình đằng sau việc chinh phục bệnh tật, nên kết quả là ngày nay, loài người có thể làm được nhiều việc mà vào thời Chúa Giêsu người ta không dám mơ tưởng tới và không nghĩ có thể thực hiện được.
c/ Đến đây chúng ta vẫn chưa thấy hết ý nghĩa của câu nói trên. Hãy suy nghĩ về những gì Chúa Giêsu đã thực sự làm lúc Ngài sống ở trần thế. Ngài chẳng bao giờ đi giảng đạo ngoài phạm vi xứ Palestine. Khi Chúa còn tại thế, Châu Âu chưa nghe đến Phúc Âm. Dù xứ Palestine ra sao đi nữa, bản thân Chúa Giêsu chưa hề phải đối phó với một cảnh đạo đức suy đồi như thành phố Rôma. Ngay đến những kẻ chống Ngài tại Palestine cũng như những người có đạo. Theo suy nghĩ của họ thì Pharisêu và kinh sư là những người xả thân vì đạo. Không ai nghi ngờ gì về việc họ vừa tôn trọng và thực hành một nếp sống thánh thiện. Khi Chúa Giêsu tại thế, Kitô giáo chưa truyền đến một thế giới mà sợi dây ràng buộc thiêng liêng của hôn nhân bị xem như không có, tội ngoại tình vẫn không bị kể là một tội theo pháp lý, và thói xấu lan tràn
Các Kitô hữu thời đầu tiên đã đi vào thế giới đó và chinh phục chúng cho Chúa Kitô. về mặt số lượng, cũng như tầm rộng và quyền năng biến đổi con người, chiến thắng của sứ điệp và thập giá quả lớn hơn nhiều so với chiến thắng của Chúa Giêsu khi Ngài còn sống ở trần gian này. Chúa Giêsu đang nói về công cuộc tái tạo đạo đức và sự chiến thắng thuộc linh, Ngài bảo, điều đó sẽ xảy ra bởi vì Ngài đi về cùng Cha, có nghĩa gì? Ngài ngụ ý, khi còn sống ở thế gian, hoạt động của Ngài chịu giới hạn trong xứ Palestine; nhưng sau khi chịu nạn chịu chết và sống lại, Ngài được giải phóng khỏi các giới hạn của thân xác, và Thần Khí Ngài hoạt động mạnh mẽ ở bất cứ nơi nào. Chính vì Ngài trở về cùng Cha mà Thần Khí Ngài, với đầy đủ quyền phép trên toàn thế giới, là: “ Đấng phù trợ khác” đến với Giáo Hội đang hoạt động như chúng ta nhận thấy.
Trong lời hứa thứ hai, Chúa Giêsu bảo, bất cứ lời cầu xin nào nhân danh Ngài dâng lên đều sẽ được chấp nhận. Đây là chỗ chúng ta phải hiểu rõ hơn. Hãy chú ý thật kỹ mọi điều Chúa Giêsu nói. Ngài không bảo tất cả những gì chúng ta cầu xin đều sẽ được chấp nhận, nhưng Ngài nói, những lời chúng ta cầu nguyện nhân danh Ngài mà dâng lên thì sẽ được chấp nhận. Phần trắc nghiệm đối với bất cứ lời cầu xin nào là: Tôi có thể nhân danh Chúa Giêsu mà cầu xin điều ấy không? Chẳng hạn không ai có thể cầu xin Chúa mà báo thù riêng tư, cho tham vọng cá nhân hay cho những điều không xứng đáng, trái với đạo lý Kitô giáo. Khi cầu nguyện chúng ta phải luôn tự hỏi: Tôi có thể chân thành nhân danh Chúa Giêsu mà cầu xin điều này không? Lời cầu nguyện mà qua trắc nghiệm như trên mới là lời cầu nguyện theo mẫu, “Xin ý Chúa được thể hiện” sẽ luôn luôn được chấp nhận. Còn lời cầu nguyện đặt trên lòng tư kỷ thì không thể nào trông mong được Chúa chấp nhận.
Hứa Ban Đẩng Bảo TrỢ
Gỉoan 14,15-17
15 Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. 16 Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. 17 Đó là Thần Khí sự
374 WILLIAM BARCLAY
thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũn g chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em.
Với Gioan, chỉ có một cách để trắc nghiệm tình yêu đó là vâng lời. Chúa Giêsu đã chứng minh Ngài yêu mến Chúa Cha bằng sự vâng lời. C.K. Barrett nói “ Thánh Gioan chẳng bao giờ cho phép biến tình yêu thành một thứ cảm xúc. Tinh yêu được bộc lộ dưới tính cách đạo đức, bày tỏ ra bằng sự vâng lời”. Chúng ta biết nhiều người chỉ yêu thương qua đầu môi chót lưỡi, đồng thời lại làm cho những người họ yêu phải đau đớn, khổ tâm. Có những thanh thiếu niên bảo chúng yêu mến cha mẹ, nhưng lại sây buồn khổ, âu lo cho cha mẹ. Có những ông bảo yêu vợ, có những bà vợ bảo yêu chồng, nhưng lại gây cộc cằn gắt gỏng, thô lỗ, nhỏ nhen, vô tâm vô tính, làm cho chồng hay vợ mình phải đau khổ. Với Chúa Giêsu, tình yêu chân thật không phải là điều dễ dàng. Tình yêu chân thật chỉ có thể chứng minh bằng sự vâng lời chân thật.
Như Chúa Giêsu đã không bỏ mặc chúng ta chiến đấu một mình trong đời sống. Ngài sẽ sai Đấng bảo Trợ (parakletos) đến. Từ parakletos không dịch hết nghĩa được. Bản việt ngữ dịch là “ Đấng Bảo TrỢ”. Moffatt dịch là Đấng Giúp Đỡ. Khi khảo sát từ parakletos này thật kỹ, chúng ta mới lãnh hội được phần nào tính cách phong phú của giáo lý về Chúa Thánh Thần.
Parakletos có nghĩa là một người được gọi đến. Chính lý do tại sao người đó được gọi đến khiến từ đó có nghĩa thật độc đáo. Người Hi Lạp thường dùng chữ này theo nhiều cách khác nhau. Một parakletos có thể là một trạng sư được gọi đến để biện hộ cho một bị cáo nặng tội. Có thể là một chuyên viên được gọi đến để cho ý kiến về một trường hợp khó khăn. Chẳng hạn, khi một đạo quân bị xuống tinh thần, người ấy được gọi đến để làm cho đội quân lên tinh thần, lấy lại can đảm. Parakletos luôn luôn là người được gọi đến để giúp đờ trong lúc khó khăn, lúc cần. Có một thời từ này được dịch là Đấng Yên ủi, thì rất đúng. Wycliff là người đầu tiên sử dụng từ Đấng Yên ủi. Chữ này thời đó có ý nghĩa sâu sắc hơn ngày nay. “Đấng Yên Ui” do chữ La tinh fortis có nghĩa là dũng cảm. Người yên ủi là người khiến kẻ mất tinh thần trở thành dũng cảm. Ngày nay, chữ yên ủi hầu như chỉ còn có ý nghĩa là làm cho khỏi đau buồn. Người yên ủi là người
thông cảm khi ta có chuyện buồn khổ. Chắc chắn Thánh Thần đã làm công tác đó, nhưng giới hạn công tác của Ngài vào nhiệm vụ đó thôi, quả là đánh giá Ngài thấp một cách đáng buồn. Chúng ta vẫn thường nói đến khả năng đốì phó với mọi hoàn cảnh. Đó đúng là công tác của Thánh Thần. Ngài đến với chúng ta, cất đi mọi khiếm khuyết, bất lực của chúng ta, giúp chúng ta đủ sức đối phó với cuộc sống. Thánh Thần thay thế đời sống thất bại của chúng ta bằng cuộc đời chiến thắng.
Vậy, Chúa Giêsu có ý nói: “Ta giao phó cho các ngươi một nhiệin vụ nặng nề, Ta sai các ngươi đi thi hành một công tác hết sức khó khăn. Nhưng Ta cũng phái theo các ngươi một Đấng parakletos để hưỡng dẫn các ngươi biết phải làm gì và giúp các ngươi thực hiện công tác ấy”.
Chúa Giêsu tiếp tục cho biết thế gian sẽ không nhận biết Chúa Thánh Thần. Chữ “thế gian” ở đây chỉ về những ai sống như không hề có Chúa. Điểm Chúa Giêsu muôn nói đến: chúng ta chỉ có thể thấy được điều mà chúng ta có khả năng nhìn thấy. Nhà thiên văn nhìn lên bầu trời sẽ thấy được nhiều điều hơn người thường. Nhìn vào bờ rào, nhà thảo mộc học tìm thấy những khác lạ của cỏ cây hơn một người chẳng biết tí gì về khoa thực vật. Bác sĩ nhìn con người thì khám phá được nhiều điều hơn một người không chuyên môn. Người am hiểu nghệ thuật nhìn vào bức tranh sẽ chiêm ngưỡng được nhiều hơn về những nét tuyệt diệu. Người biết chút ít về âm nhạc nghe một bản giao hưởng sẽ thích thú hơn người chẳng biết âm nhạc. Những gì chúng ta trông thây và từng trải luôn tùy thuộc vào nhãn quan và kinh nghiệm của chúng ta. Vậy người đã loại trừ Thiên Chúa sẽ chẳng có giây phút nào trong ngày để trông đợi được nghe Ngài. Người ấy sẽ nghĩ rằng dùng thì giờ như vậy là phí phạm. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ nhận được Chúa Thánh Thần nếu không yên lặng chờ đợi, cầu nguyện, trông mong Ngài đến với mình. Người thế gian rât bận rộn, đến nỗi không dành một cơ hội nào để Chúa Thánh Thần có thể đến với họ. Ngài chờ đợi để được tiếp rước. Vậy, khi suy nghĩ đến những điều kỳ diệu Chúa Thánh Thần đang làm và đem đến cho đời sông, chắc chắn chúng ta sẽ dành nhiều thì giờ hơn giữa cuộc sông bon chen này, để yên lặng chờ Ngài đến với năng quyền trọn vẹn của Ngài.
376 WILLIAM BARCLAY
Con Đường Đạt Đến Sự Thông Hiệp Và Mặc Khải
Gioan 14,18-24
18 Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em. 19 Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. 20 Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. 21 Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho ngưìú ấy. ”22 Ông Giuđa, không phải Giuẩa ítcariốt, nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, tại sao Thầy phải tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ mình ra cho thế gian?” 2? Đức Giêsu đáp: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. 24 Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải Ici của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy.
Lúc này, chắc các môn đệ đã cảm nhận những việc sắp xảy ra. Hẳn họ đã cảm thấy được chuyện bi thảm đang tới gần. Nhưng Chúa Giêsu phán: “ Thầy sẽ không để anh em mồ côi”. Từorphanos dùng ở đây có nghĩa là “không có cha”, từ này được dùng chỉ đám môn sinh, đám học trò bị mất thầy, mất đi những lời dạy bảo của người thầy thân yêu. Lúc Socrates chết, Plato nói về các môn sinh của Socrates rằng “ Họ nghĩ họ sẽ phải sống mồ côi suốt quãng đời còn lại như những đứa con mất cha, và họ chẳng biết phải làm gì”. Nhưng Chúa Giêsu bảo các môn đệ Ngài rằng trường hợp của họ thì không như thế, Ngài phán: “Thầy đến với anh em”.
Ngài nói về sự Phục Sinh và việc Ngài luôn luôn có mặt bên họ sau phục sinh. Họ sẽ thấy Ngài vì Ngài sống, và vì chính họ cũng sẽ sống. Lúc này họ bối rối và tê liệt bởi thảm cảnh đang tới gần; nhưng sẽ có ngày mắt họ mở ra, tâm trí họ hiểu được, lòng họ
111N ÌVIU1NVJ i ncu 1 ĨIAINH U1UA1N J / /
bừng sáng, chừng đó họ sẽ thực sự nhìn thấy Ngài. Đó là điều đã xảy ra sau khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại. Sự Phục Sinh của Ngài biến thất vọng thành hi vọng, khi đó họ mới biết rõ, không chút nghi ngờ Ngài là Con Thiên Chúa.
Trong đoạn này, Gioan đền cập đến những ý tưởng chẳng bao giờ rời xa tâm trí ông.
Trước hết và trên hết, có tình yêu. Với Gioan, tình yêu là căn bản của mọi sự. Thiên Chúa Cha yêu mến Chúa Giêsu, Chúa Giêsu yêu mến Thiên Chúa Cha; Thiên Chúa Cha yêu thương loài người, Chúa Giêsu yêu thương loài người; loài người yêu mến Thiên Chúa Cha qua Chúa Giêsu; loài người yêu thương lẫn nhau; trời với đất, con người với Thiên Chúa, và con người với con người, tất cả đều buộc chặt vào nhau bằng sợi dây yêu thương.
Một lần nữa, Gioan lại nhấn mạnh sự cần thiết của việc vâng lời. Vâng lời là bằng chứng duy nhất của tình yêu. Khi Chúa Giêsu sông lại, Ngài đã hiện ra cho những người Ngài yêu mến, chứ không phải cho các Pharisêu, các kinh sư hay những người Do Thái thù ghét Ngài.
Tình yêu vâng lời và tin cậy sẽ đưa đến hai điều. Một là sự an toàn tuyệt đốì. Vào ngày toàn thắng khải hoàn của Chúa Kitô, những người yêu thương vâng lời Ngài sẽ được an toàn giữa một thế gian tan nát. Hai là nhận được mặc khải ngày càng đầy đủ hơn. Mặc khải của Thiên Chúa là điều đắt giá. Bao giờ cũng có một căn bản đạo đức trong sự mặc khải. Chúa Kitô chỉ bày tỏ Ngài cho người vâng giữ giới răn của Ngài. Chẳng hề có kẻ ác nào tiếp nhận được mặc khải của Thiên Chúa. Kẻ ác có thể được Thiên Chúa sử dụng, nhưng chẳng bao giờ được thông hiệp với Ngài. Thiên Chúa tự mặc khải, tự tỏ mình ra cho người tìm kiếm Ngài. Chỉ có người nào dù thất bại mà vẫn biết vươn lên mới được Thiên Chúa cúi xuống để tiếp xúc. Tương quan với Thiên Chúa và mặc khải của Thiên Chúa tùy thuộc sự vâng lời. Càng vâng lời Thiên Chúa chúng ta càng hiểu biết Ngài, và người nào đi trong đường lối Thiên Chúa,chắc chắn là đang cùng đi với Thiên Chúa.
378 WILLIAM BARCLAY
Những Lời Từ Biệt
Gioan 14,25-31
25 Cúc điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. 26 Nhiùig Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.27 Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi. 28 Anh em đã nghe Thầy bảo: 1 Thầy ra đi và đến cùng anh em Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy. 29 Bây giờ, Thầy nói với anh em trước khi sự việc xảy ra, để khi xảy ra, anh em tin.30 Thầy sẽ không còn nói nhiều với anh em nữa, bởi vì Thủ lãnh thế gian đang đến. Đã hẳn, nó không làm gì được Thầy. " Nhưng chuyện đó xảy ra Ici để cho thế gian biết rằng Thầy yêu mến Chúa Cha và làm đúng như Chúa Cha đã truyền cho Thầy. Nào đứng dậy! Ta đi khỏi đây!
Chúa Giêsu đề cập đến năm điều:
1. Chúa nói về Đấng đồng công của Ngài là Chúa Thánh Thần, ở đây Chúa Giêsu bày tỏ hai điểm cơ bản liên hệ đến Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần sẽ dẫn chúng ta ngày càng hiểu biết chân lý của Thiên Chúa. Trong đời sống chẳng lúc nào Kitô hữu có thể bảo rằng mình đã biết hết chân lý. Trong đức tin Kitô giáo chẳng hề có ]ý do bào chữa cho việc đóng chặt tâm trí mình lại. Nếu Kitô hữu nào cảm thấy mình chẳng còn gì để học hỏi nữa thì người đó chưa từng hiểu giáo lý về Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần sẽ nhắc lại cho chúng ta những gì Chúa Giêsu đã nói. Điều này có hai ý. (1) Trong các vấn đề đức tin, Chúa Thánh Thần thường xuyên đưa chúng ta trở về với những gì Chúa Giêsu đã phán dạy. Chúng ta có bổn phận phải suy nghĩ, nhưng mọi kết luận phải được thử nghiệm bởi Lời của Chúa Giêsu. Chúng ta không cần phải khám phá ra chân lý, vì Chúa Giêsu dạy chân lý cho chúng ta. Nhưng chúng ta cần khám phá ý nghĩa
11IN MUNUTHEO THANH GIOAN 379
của chân lý, của những điều Chúa Giêsu đã từng phán dạy. Chúa Thánh Thần cứu chúng ta khỏi những tư tưởng ngạo mạn và khỏi những suy nghĩ sai lầm. (2) Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta cư xử đúng. Gần như tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm riêng trong đời sống mình. Khi bị cám dỗ làm điều sai và chúng ta sắp thực hiện, trong trí chúng ta xuất hiện một lời của Chúa Giêsu, một câu Kinh Thánh, một hình ảnh của Chúa Giêsu, một câu nói của ai đó mà chúng ta yêu mến ngưỡng mộ hay được học khi còn nhỏ. Trong giờ phút nguy hiểm, những điều đó bỗng lóe lên trong tâm trí chúng ta. Đó là việc làm của Chúa Thánh Thần.
2. Chúa đề cấp đến ơn ban của Ngài là sự bình an. Trong Kinh Thánh chữ bình an (shalom) không có nghĩa là không có rắc rối, hoạn nạn. Sự bình an của thế gian là thứ bình an do không gặp hoạn nạn, rắc rối, thứ bình an do tránh né, trôn chạy không dám đương đầu với thực tế. Nhưng sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta là sự bình an chiến thắng. Không một kinh nghiệm nào của cuộc sống trần gian này có thể cướp lấy sự bình an của chúng ta. Không có nỗi buồn rầu, nguy hiểm, khổ đau nào có thể làm giảm sự bình an. Sự bình an Chúa ban cho hoàn toàn độc lập với hoàn cảnh bên ngoài.
3. Chúa nói về nơi Ngài sẽ đến. Chúa Giêsu đang trở về cùng Chúa Cha. Nếu các môn đệ thực sự yêu mến Ngài, họ phải vui mừng về điều đó. Ngài sắp được giải thoát khỏi những ràng buộc của đời này, sắp nhận lại địa vị vinh hiển của Ngài. Nếu chúng ta nắm vững được chân lý này của đức tin Kitô giáo thì chúng ta luôn vui mừng khi có người thân yêu của chúng ta về với Chúa. Nghĩa là chúng ta không cảm thấy đau đớn mất mát khi họ qua đời, nhưng ngay cả trong lúc buồn rầu, cô đơn, chúng ta cũng vui mừng vì những hoạn nạn, thử thách trần gian, người mà chúng ta yêu mến đã ra đi để được ở với Chúa, hưởng một cuộc sông tốt hơn. Đừng bao giờ buồn rầu vì họ đã được nghỉ ngơi, nhưng phải nhớ rằng họ đã đi vào cõi sống chứ không vào cõi chết.
4. Chúa đề cập đến cuộc chiến đấu của Ngài. Thập giá là trận chiến cuối cùng của Chúa Giêsu đối với các thế lực của tội ác. Chúa không sợ thập giá, Ngài biết thế lực của điều ác không có quyền trên Ngài. Ngài tiến đến thập giá với sự chắc chắn chiến thắng chứ không phải thất bại.
380 WILLIAM BARCLAY
5. Chúa đề cập đến chứng từ thuyết phục của Ngài. Mọi người chỉ thấy nơi thập giá sự hạ mình và sỉ nhục, nhưng sẽ đến lúc, nơi thập giá, họ sẽ thấy sự vâng phục của Chúa Giêsu đối với Thiên Chúa Cha và lòng thương yêu của Ngài đối với loài người. Điều chính yếu của cuộc đời Chúa Giêsu được thực hiện đến cao điểm tại thập giá.
Chú Giải Tin Mừng Gio-An Chú Giải Tin Mừng Gio-An - William Barclay