One does not fall “in” or “out” of love. One grows in love.

Leo Buscaglia

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Mo
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1787 / 196
Cập nhật: 2016-09-17 16:43:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 12
ình Yêu Hào Phóng
Gioan 12,1-8
1 Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu đến lcìng Bêtania, nơi anh Ladarô ở. Anh này đã được Người cho sống lại từ cỗi chết. 2 Ở đó, người ta dọn bữa ăn tối thết đãi Đức Giêsu; cô Mácta lo hầu bàn, ccm anh Ladarô là một trong những kẻ cùng dự tiệc với Người. 3 Cô Maria lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Đức Giêsu, rồi lấy tóc mà lau. Củ nhà sực mùi thơm.4 Một trong các môn đệ của Đức Giêsu là Giuđa ítcariốt, kẻ sẽ nộp Người, liên nói:5 “Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm quan tiền mà cho người nghèo?” 6 Y nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì V là một tên ăn cắp: V giữ túi tiền V(ì thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung. 7 Đức Giêsu nói: “Hãy để cô ấy
318 WILLIAM BARCLAY
12,1-8
yên. Cô đã giữ dầu thơm rưìy là có V dành cho ngày mai táng Thầy. 8 Thật vậy, nqười nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cùng có; còn Thầy, anh em không cỏ mãi đâu. ”
Lần trước chúng ta đã thấy một số học giả cho rằng có vài phần trong Phúc Âm Gioan bị xếp sai chỗ, trong số đó có đoạn Kinh Thánh này. Chẳng hạn như Moffatt cho in chương này theo thứ tự các câu 10-20, tiếp theo 1-8, rồi 31-42. ở đây chúng tôi giữ nguyên thứ tự trong bản Kinh Thánh chúng ta nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu đọc chương này theo thứ tự đề nghị như trên, sẽ thây mối liên hệ giữa các biến cố và các tư tưởng rõ ràng hơn.
Lúc bấy giờ ngày cuối cùng của Chúa Giêsu đã đến gần. Chính sự kiện Ngài lên Giêrusalem dự lễ Vượt Qua là một hành động vô cùng anh dũng, vì nhà cầm quyền đã thật sự đặt Ngài ra ngoài vòng pháp luật (Ga 11,57). số người đến dự lễ quá đông, đến nỗi họ không thể tìm được một chồ trọ trong thành Giêrusalem. Bêtania là một trong những địa điểm ở ngoại ô thành phố, mà luật có quy định là nơi đó có thể cho khách hành hương tạm trú.
Lúc Chúa Giêsu đến Bêtania người ta dọn tiệc đãi Ngài. Gioan không nói rõ, nhưng chắc ở tại nhà Mácta, Maria, Ladarô. Nếu không phải thế, tại sao Mácta là người phục vụ trong bữa tiệc đó? Lúc ấy, Maria dốc đổ lòng yêu quý Chúa. Cô có một cân dầu thơm quý giá. Cả Gioan lẫn Maccô đều mô tả loại dầu đó bằng tính từ pistikos (Mc 14,3). Nhưng điều kỳ lạ là chẳng ai biết chính xác nghĩa của chữ ấy. Có bốn nghĩa. ) Có thể do từ pitos, có nghĩa là trung tín hay đáng tin, cũng có nghĩa là đích thực. ) Có thể ra từ động từpinein, có nghĩa là uống, như thế sẽ có nghĩa là nước, chất lỏng. ) Cũng có thể là tên nhãn hiệu một loại dầu thơm bán trên thị trường, gọi là dầu thơm pistic. ) Cũng có thể ra từ chữ chỉ một loại hột pistachio, có nghĩa là gì đi nữa, đó cũng là một hương liệu có giá trị đặc biệt. Maria đã dùng loại dầu thơm đó để xức chân Chúa Giêsu. Giuđa sỗ sàng cho rằng hành động đó là phí của. Chúa Giêsu đã làm ôr)2 câm miệng. Ngài bảo bất cứ lúc nào cũng có thể bố thí tiền bạc cho kẻ nghèo, nhưng muốn tỏ lòng yêu mên Ngài, hành động ấy phải được thực hiện chính lúc đó, vì chẳng bao lâu, họ sẽ không còn cơ hội nữa.
Một loạt những nét châm phá phác họa các nhân vật ở đây:
12,1-8
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 319
1. Mácta. Cô đang phục vụ bàn ăn. Mácta yêu mến Chúa Giêsu, cô là một người thực tế, cách duy nhất để cô bộc lộ tình mến là làm việc bằng chính tay mình. Mácta luôn hiến dâng những điều cô có thể dâng hiến được. Có biết bao vĩ nhân được thành công, chỉ vì có người yêu thương, chăm sóc, lo liệu cho những nhu cầu vật chất trong gia đình họ. Chúng ta có thể phục vụ Chúa ngay trong nhà bếp, cũng như trên tòa giảng, hay trong một nghề nghiệp nào đó trước mắt mọi người.
2. Maria. Maria yêu mến Chúa Giêsu trên hết mọi sự. Trong hành động xức dầu này chúng ta thây được ba điểm về tình mến.
a). Sự hào phóng. Maria đã đem vật quý giá nhẩì mình có, dùng hết cho Chúa Giêsu. Tinh yêu không phải là tình yêu thật nếu còn tính (oán kỹ lưỡng giá phải trả. Tình yêu hiến dâng tất cả, điều duy nhất mà tình yêu hối tiếc là không có nhiều hơn để dâng hiến. o.Henry, một bậc thầy về truyện ngắn, đã viết câu chuyện cảm động tựa đề Món Quà Giáng Sinh. Một cặp vợ chồng nọ tên là Delia và Jim, rất nghèo, nhưng hết sức yêu nhau. Mồi người chỉ có một tài sản duy nhất. Mái tóc của Delia là vinh quang của nàng. Còn Jim hãnh diện với chiếc đồng hồ vàng không có dây đeo, do cha của chàng để lại. Một ngày trước lễ Giáng Sinh, Delia chỉ còn đúng một Mỹ kim tám mươi bảy xu để mua món quà cho Jim. Cô đã bán tóc của mình với giá hai mươi Mỹ kim. Rồi cô mua một chiêc dây bằng bạch kim để tặng cho chiếc đồng hồ quý báu của Jim. Tối ấy, Jim đến nhà, nhìn thấy mái tóc bị cắt ngắn của Delia, chàng đứng sững sờ. Không phải vì chàng không thích, hay không còn yêu nàng nữa, nàng vẫn đáng yêu hơn bao giờ hết. Chậm rãi, chàng trao cho nàng món quà của mình, đó là chiếc trâm bằng đoi môi viên ngọc để cài lên mái tóc đẹp của nàng. Chàng đã bán chiec đông hồ vàng của mình để mua chiếc trâm cho nàng cài lên mai tóc đẹp^ Nàng đã bán đi mái tóc đẹp của mình để mua chiếc ây đông hồ cho chàng. Người nọ tặng người kia tất cả những gì Jttinh có. Tinh yêu chân thật không thể nghĩ ra cách nào khác hơn e dâng hiên cho nhau...
ch ^ ^ mình. Xức dầu trên đầu người nào là một vinh dự ây. Tác giả Thánh Vịnh nói: “Chúa xức dầu cho đầu Nhưng Maria đã khôtig dám nhìn cao: xức dầu lên đầu Ék? a Giêsu. Cô xức dầu cho chân Ngài. Maria không dám nghĩ
320 WILLIAM BARCLAY
12,1-8
đến việc làm vinh dự cho Chúa, cô không nghĩ rằng mình xứng đáng làm việc ấy.
c) Sự quên mình. Maria lấy tóc mình lau chân Chúa Giêsu. Tại Palestine, không một phụ nữ đứng đắn nào xuất hiện trước công chúng mà tóc xõa ra. Vào ngày cưới, người ta bới tóc cho cô dâu, từ đó trở về sau, người ta chẳng bao giờ nhìn thấy mái tóc buông lơi của nàng giữa nơi công chúng nữa. Xõa tóc trước mặt mọi người là dấu hiệu của một phụ nữ xấu nết, nhưna Maria đã không nghĩ đến điều đó. khi hai người yêu nhau, họ sông trong thế giới chỉ dành riêng cho họ, họ sẽ nắm tay nhau đi bách bộ lang thang giữa các phô" đông người, chẳng hề bận tâm đến việc thiên hạ nghĩ gì về mình. Họ hân hoan muôn người khác trông thấy tình yêu của họ. Thế nhưng có người lại xấu hổ khi phải bày tỏ mình là Kitô hữu, họ luôn lo ngại không biết thiên hạ nghĩ gì về mình. Maria yêu mến Chúa Giêsu đến nỗi bất chấp thiên hạ có thể nghĩ gì.
Ớ đây còn một đặc điểm khác nữa về tình yêu. Gioan viết: “cả nhà sực mùi thơm”. Gioan từng viết nhiều câu có hai nghĩa, một ở mặt nổi, một ẩn tàng. Nhiều học giả và giáo phụ cho câu này có hai nghĩa. Họ cho là toàn thể Hội Thánh đều nức mùi thơm ngọt ngào về việc làm đẹp đẽ của Maria. Một hành vi đẹp trở thành tài sản chung cho toàn thế giới, nó thêm hương liệu cho cuộc đời. Một hành vi đẹp đưa vào thế gian một cái gì đó có tính cách quý báu trường tồn, mà thời gian không thể xóa nhòa được.
3. Giuđa. Có ba điểm liên hệ tới Giuđa:
a. Chúa Giêsu tin cậy Giuđa. Ngay từ đoạn 6,70-71, Gioan cho thấy Chúa biết rõ có một kẻ phản bội. Có thể Chúa đã cô"cảm hóa lòng Giuđa, bằng cách giao cho ông chức thủ quỹ trong đoàn tông đồ. Có thể Ngài cố khơi dậy ý thức về danh dự nơi Giuđa. Có thể Chúa Giêsu ngụ ý: “Giuđa ơi, đây là việc ngươi có thể làm cho ta. Đây là bằng chứng ta cần đến ngươi và muốn nơi ngươi”. Lời kêu gọi đã không thành công đối với Giuđa, nhưng điều học được ở đây, thường thường là phương pháp tốt nhất để đưa một người đi sai đường quay lại là tin cậy vào họ thay vì nghi ngờ họ, đối xử với họ không như mình đang chờ đợi nơi họ điều tồi tệ, bèn là trông chờ nơi họ điều tốt là hơn hết.
12,1-8
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 321
b. Một trong những định luật của cám dỗ. Chúa Giêsu có lẽ không giao cho Giuđa giữ túi bạc, nếu ông không có khả năng giữ tiền, y/estcott đã viết trong quyển chú giải Kinh Thánh:“Sự cám dỗ thường đến qua những điều phù hợp với mình một cách tự nhiên”. Nếu một người thích hợp với việc giữ tiền, cám dỗ đến khiến người ấy xem tiền bạc là điều quan trọng nhất trên đời. Nếu một người thích hợp với địa vị quyền cao, chức trọng, cám dỗ đến và khiến người ấy nghĩ rằng danh vọng là điều quan trọng nhất. Nếu một người có biệt tài, cám dỗ đến, khiến người ấy kiêu căng vì mình có biệt tài đó. Giuđa có biệt tài giữ tiền, nên đã yêu thích tiền bạc đến độ trước hết ông đã thành tên trộm, sau đó, thành kẻ phản Chúa vì tiền. Cám dỗ tấn công ông đúng vào sở trường của ông.
c. Cách nhìn của một người có thể bị méo mó, sai lệch. Giuđa đang chứng kiến một hành động cao quý bày tỏ tình mến, nhưng lại đánh giá là phung phí của cải. Ông là người cay cú, nên nhìn một việc bằng cặp mắt cay cú của mình. Cái nhìn của một người tùy thuộc vào nội tâm người ấy, người như thế nào thì nhìn thấy sự việc như thế ấy. Khi yêu ai, chẳng thấy người ấy có sai lầm, khuyết điểm gì; nhưng khi ghét người nào, ta có thể suy diễn lệch lạc cả những hành vi đẹp đẽ nhất của người ấy. Nếu có đầu óc méo mó, chúng ta sẽ nhìn thấy mọi sự một cách méo mó. Nếu chúng ta thấy mình hay chỉ trích người khác và gán cho họ những động cơ thấp hèn, hãy dừng việc xét đoán thiên hạ, bắt đầu tự xét đoán chính mình.
Cuối cùng, ở đây còn một chân lý quan trọng cho đời sống. Có một sô" việc mà bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể làm được, nhưng có những việc, nếu không bắt lấy khi thời cơ đến, chúng ta sẽ chẳng bao giờ làm được nữa. Khi được thôi thúc làm một công việc đẹp đẽ, hào hiệp, cao thượng nào đó, chúng ta lại “để ngày mai”, rồi động cơ thúc đẩy đẹp đẽ đã qua đi, chẳng bao giớ chúng ta làm được nữa. Cuộc sống vốn bất định, chúng ta thường cảm thây muốn nói vài lời xin lỗi, vài lời cám ơn, khen ngợi hay bày tỏ tình thương, nhưng chúng ta thường gác lại, để khi khác, thể rồi những lời này chẳng bao giờ được nói cả.
Một câu chuyện bi thảm về một người, nhận ra quá muộn là mình không bao giờ nói hay làm được điều mình từng muốn
322 WILLIAM BARCLAY
12,9-1 1
nói, muốn làm. Thi sĩ Thomas Carlyle rất yêu vợ là Jane Welsh Carlyle, nhưng ông lại là người cọc cằn, nóng nảy, không làm cho cuộc sống bà được hạnh phúc. Bất ngờ bà chết. J.A.Fronde cho chúng ta biết cảm nghĩ của Carlyle sau khi vợ mất: “Ông đọc lại các giấy tờ, sổ tay và nhật ký của bà. Những cảnh tượng trước kia tàn nhẫn hiện về ký ức sâu thẳm của ông. Trong những đêm mất ngủ, đã quá muộn khi ông nhận ra những gì vợ ông đã cảm thấy và đau khổ, vì tính nổi nóng trẻ con của ông. Lầm lỗi của ông chỗi dậy cắn rứt, trước đây ông xem thường chúng bao nhiêu, bây giờ ông phóng đại chúng lên trong sự hối hận tuyệt vọng bấy nhiêu. Ông cứ than khóc”. “Ôi, ước chi tôi được nhìn lại nàng chỉ một lần thôi, dù chỉ năm phút, để nói cho nàng biết là qua mọi việc đó, bao giờ tôi cũng yêu nàng. Nàng chẳng bao giờ còn biết là tôi yêu nàng, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ nữa...”. Có một thời điểm để nói hoặc để làm. Khi cơ hội đã qua rồi, chúng ta sẽ chẳng bao giờ còn nói hay làm được nữa.
Theo Giuđa, nên đem bán số dầu đó đi, dùng tiền ấy bố thí cho kẻ nghèo. Nhưng Kinh Thánh chép: “vì sẽ có kẻ nghèo trong xứ luôn luôn, nên ta mới dặn bảo ngươi rằng: hãy xòe tay mình ra cho anh ein bị âu lo và nghèo khó ở trong xứ ngươi” (Đnl 15,11). Bố thí cho kẻ nghèo là việc lúc nào cũng làm được. Muốn tận tình với Chúa Giêsu thì phải thực hiện trong khi thập giá ở Gôngôtha bắt lấy Ngài trong đôi tay tàn bạo của nó. Chúng ta phải nhớ làm ngay bây giờ những gì có thể làm, vì cơ hội thường không trở lại, nếu chúng ta không làm, nhất là bày tỏ lòng yêu thương, thì sẽ phải hối hận đắng cay.
Kế Hoạch Tiêu Diệt Nhân Chứng Gioan 12,9-11
9 Một đám đông người Do Thái biết Đức Giêsu đang ở đó. Họ tuôn đến, không phải chỉ vì Dức Giêsu, nhưng còn đế nhìn thấy anh Ladarô, kẻ đã được Người cho sống lại từ cõi chết. 10 Các thượng tê mới quyết định giết cả anh Ladarô nữa, " vì tại anh mà nhiều người Do Thái đã bỏ họ và tin vào Đức Giêsu.
12,9-11
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 323
Đối với các Cấp lãnh đạo dân Do Thái, mọi sự đang tiến tới chỗ khiến họ không thể nào chịu nổi nữa, đặc biệt là những người Xađốc. Tất cả các tư tế đều thuộc phái Xađôc, hiện tại địa vị của họ đang bị đe dọa ở hai mặt.
Trước hết họ bị đe dọa về phương diện chính trị. Phái Xađôc là gia cấp giàu có và quý tộc trong dân Do Thái, cộng tác chặt chẽ với chính quyền Rôma. Mục tiêu của họ là củng cố địa vị, giàu có, tiện nghi, sung sướng của mình. Bao lâu họ còn được giữ địa vị trong bộ máy nhà nước, họ rất sẩn sàng cộng tác. Người Rôma dành khá nhiều tự do cho dân tộc chịu thần phục. Nói rộng ra, dưới quyền quan tổng đốc Rôma, họ được phép cai trị lẫn nhau. Nhưng nếu trật tự nơi dân chúng có gì trục trặc, chính quyền Rôma sẵn sàng mạnh tay đối phó, cách chức những kẻ có trách nhiệm đã không duy trì nổi trật tự trị an. Phái Xađốc thấy Chúa Giêsu có thể là một lãnh tụ phiến loạn vì lòng dân hướng về Ngài. Bầu không khí đang căng thẳng, phái Xađốc quyết định thanh toán Ngài, nếu dân chúng nổi loạn và nếu địa vị cao trọng, hưởng thự, cầm quyền của họ bị đe dọa.
Thứ hai, họ cảm thấy đây là một trường hợp không thể dung túng về phương diện thần học. Khác với Pharisêu, người Xađốc không tin có sự sống lại, họ không tin phục sinh, và như Gioan đã kể, họ đang phải đối đầu với một Ladarô đã từ kẻ chết sống lại. Nếu họ không phản ứng, nền tảng quyền lực, ảnh hưởng và giáo lý của họ sẽ vượt khỏi tầm tay.
Người Xađôc đang sẩn sàng phá bỏ sự thật để duy trì quyền lợi riêng của họ. Đôì với nhiều người, tư lợi là động cơ thúc đẩy mạnh mẽ nhất trong đời sông họ. Nhiều phát minh nhằm sản xuât hàng tiêu dùng với giá rẻ hơn chẳng bao giờ được thấy ánh sáng. Các nhà sản xuât thấy lợi nhuận bị đe dọa, đã bỏ tiền ra mua đứt những phát minh đó và cẩn thận vô hiệu hóa chúng. Người ta đồn rằng từ nhiều năm nay, đã có bí quyết chế tạo loại diêm quẹt chẳng bao giờ hao mòn, nhưng quyền sản xuất đã bị cô ý tiêu hủy bởi những kẻ mà lợi lộc riêng của họ bị đe dọa, nếu một sản phẩm như thế được tung ra thị trường. Dù tin ấy có thực hay không, những việc như thế vẫn cứ xảy ra. Tư lợi quyết định chính sách và hành động.
324 WILLIAM BARCLAY
12,12-19
Nhằm duy tri địa vị và ảnh hưởng của họ, các tư tế và người Xađốc sẩn sàng làm hết sức mình để thủ tiêu bằng chứng của sự thật. Một người sẽ bị lâm vào ngõ cụt, không lối thoát, khi người ấy sợ sự thật, đặt uy tín riêng cũng như tư lợi mình lên trên chân lý.
Vua Được Cung Nghinh
Gioan 12,12-19
“ vì tại anh mà nhiều người Do Thái đã bỏ họ và tin vào Đức Giêsu.12 Hôm sau, dân chúng lũ lượt tuôn đến mừng lễ. Thoạt nghe tin Đức Giêsu tới Giêrusalem, 13 họ cầm nhành lá thiên tuế ra đón Người và reo hò: Hoan hô! Hoan hô! Chúc rụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa! Chúc tụng vua ítraen! 14 Đức Giêsu gặp một con lừa nhỏ, liền cỡi lên như có lời chép:75 Hỡi thiếu nữXi-on, đừng sợ! Này Đức Vua của ngươi ngự đến, ngồi trên lưng lừa con. 16 Lúc đầu, các môn đệ không hiểu những điều ấy. Nhưng sau khi Đức Giêsu được tôn vinh, các ông mới nhớ lại là Kinh Thánh đã chép những điều đó về Người, và dân chúng đã làm cho Người đúng V như vậy.17 Vậv, đám đông dân chúng làm chứng cho Đức Giêsu, họ là những người đã có mặt, khi Đức Giêsu gọi anh Ladarô ra khỏi mồ và làm cho anh trỗi dậy từ cõi chết. 18 Sở dĩ dân chúng đi đón Người, là vì họ nghe biết Người đã làm dấu lạ đó. 19 Bấy giờ người Pharisêu bảo nhau: “Các ông thấy chưa: các ôn (Ị chẳng làm nên trò trông gì cả! Kìa thiên hạ theo ông ấy hết!
Lễ Vượt Qua, lễ Ngũ Tuần và lễ Lều là ba ngày lễ bắt buộc đối với dân Do Thái. Vào ngày lễ Vượt Qua, người Do Thái ở khắp thế giới về Giêrusalem dự lễ. Người Do Thái ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng đều ao ước được về dự lễ Vượt Qua tại Giêrusalem. Những người Do Thái cư ngụ ở các nước ngoài thường bảo nhau: “ Năm nay ở đây, nhưng năm sau tại Giêrusalem”.
Vào những dịp như thế, Giêrusalem và các vùng phụ cận đông nghẹt người, có lần người ta kiểm kê sô" chiên bị giết dịp lễ Vượt Qua lên đến 256.500 con. Một con chiên được dùng thết đãi ít nhất mười người, và theo cách ước lượng đó, đã có tới 2.700.000 người đến dự lễ Vượt Qua. Nếu con sô trên có bị
12,12-19
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 325
đẩy cao quá đáng, sự thật vẫn là có một số rất đông người tại Giêrusalem trong kỳ lễ.
Thiên hạ đồn rằng Chúa Giêsu, người vừa khiến Ladarô từ kẻ chết sống lại đang trên đường đến Giêrusalem. Có hai đám quần chúng, một đám đang theo Chúa Giêsu từ Bêtania đi lên, và đám kia từGiêrusalem đổ xô ra để được thây Ngài. Cả hai đám đông đã gặp nhau như hai luồng sóng biển. Chúa Giêsu cưỡi trên lưng một con lừa đi vào thành. Khi đám đông gặp Chúa, họ đã nghinh tiếp Ngài như một người chiến thắng, cảnh nghinh đón rầm rộ đó làm cho các nhà cầm quyền Do Thái hoàn toàn tuyệt vọng, dường như họ không thể làm gì được để ngăn chặn làn sóng dân chúng kéo theo Chúa Giêsu. Đây là một biến cố vô cùng quan trọng, chúng ta cố gắng tìm hiểu điều gì thật sự đã xảy ra.
1. Trong đám đông có một số người chỉ muốn xem qua cho biết, thế thôi. Thiên hạ đồn có một người đã khiến được kẻ chết sống lại, nên phần đông dân chúng chỉ muốn chạy ra xem mặt con người đặc biệt đó. người ta rất dễ lôi cuốn thiên hạ chú ý đến mình trong chốc lát, nhờ một việc kích động, nhờ quảng cáo rùm beng. Nhưng sự chú ý đó không tồn tại được lâu. Những người ngày hôm nay tìm theo Chúa Giêsu như một hiện tượng sốt dẻo, chỉ sau đó một tuần họ đã hò hét yêu cầu xử tử Ngài.
2. Nhiều người trone đám đông ấy đã nghinh tiếp Chúa Giêsu như một người chiến thắng. Đó là bầu không khí đang bao trùm toàn khung cảnh này. Họ hoan hô Ngài: “ Hôsana” trong tiếng Do Thái có nghĩa là Hãy cứu vớt ngay bây giờ. Câu tung hô đó gần như đồng nghĩa với câu “Hoàng thượng vạn tuế” hay “Đức Vua muôn năm’' vậy.
Lời dân chúng chào đón Chúa Giêsu thật đầy ý nghĩa. Đó là câu trích dẫn Thánh vịnh 118, 25-26. Thánh Vịnh này có nhiều liên hệ với tâm tư dân chúng. Đây là bài cuối trong nhóm các Thánh Vịnh được gọi là Hallel (113-118). Hallel nghĩa là ca ngợi, tán tụng Thiên Chúa. Những bài này là những Thánh Vịnh ca ngợi, chúc tụng. Đây là những Thánh Vịnh mà trẻ con Do Thái phải học thuộc lòng, được hát lên trong giờ lễ quan trọng để ca ngợi và cảm tạ tại Đền Thờ, đó là một phần trong nghi thức lễ Vlieft Qua. Hơn nữa, bài Thánh Vịnh này liên hệ chặt chẽ với
326 WILLIAM BARCLAY
12,12-1 y
nghi lễ trong lễ Lều. Những người đi dự lễ mang những bó cành chà là, kim hương, liễu xanh gọi là lulabs. Hằng ngày họ mang theo lên Đền Thờ, ôm đi vòng quanh bàn thờ lớn dâng sinh tế, (mỗi ngày một lần suốt sáu ngày đầu tiên của kỳ lễ, ngày thứ bảy họ đi vòng quanh bảy lần), vừa đi vừa hát những bài ca chiến thắng là lời của Thánh Vịnh này, nhất là mấy câu trên. Rất có thể là Thánh Vịnh này được sáng tác nhân ngày lễ Lều đầu tiên được cử hành, khi Nơkhemia xây lại các vách thành và thành phô" đổ nát, khi dân Do Thái từ Babylon được hồi hương, được thờ phượng Chúa trở lại (Nkm 8, 14-18). Đây là Thánh Vịnh dành cho ngày đại hội mà cả dân chúng đều biết.
Hơn nữa, đây là một Thánh Vịnh đặc biệt dùng làm bài ca chiến thắng. Chính các câu này đã được hát lên, khi đám đông dân chúng Giêrusalem hò reo nghinh đón Simôn Macabêô trở về sau khi đã chiếm được Acra, cứu nó khỏi ách đô hộ của người Syri hơn một trăm năm trước đó. chẳng có gì nghi ngờ là đang khi dân chúng hát lên Thánh Vịnh này, họ đã xem Chúa Giêsu như Đấng được xức dầu của Thiên Chúa, là Đấng Mesia, Đấng Giải Phóng, Đâng phải đến. Với họ, chỉ còn là vấn đề thời gian để tiếng kèn xung trận sẽ vang lên, kêu gọi mọi người cầm lấy vũ khí, toàn dân Do Thái sẽ đứng lên giành chiến thắng đế quốc Rôma và cả thế giới, một sự giải phóng và chiến thắng đã bị đình hoãn lâu quá rồi. Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem trong tiếng reo hò của dân chúng chào đón một vị vua chiến thắng. Chắc những tiếng reo hò đó đã làm Chúa buồn lòng, vì họ mong mỏi nơi Ngài điều mà chính Ngài khước từ, không chấp nhận.
3. Trong một bối cảnh như thế, Chúa Giêsu không thể nói được gì với đám đông. Tiếng nói của Ngài sẽ không át nổi tiếng ồn ào của đám đông. Vì thế, Chúa Giêsu đã làm một việc để ai ai cũng có thể thấy Đấng được xức dầu của Thiên Chúa. Tại đây lời của ngôn sứDacaria (9,9) được thực hiện cách sống động. Gioan không trích dẫn câu ấy cách chính xác, ông chỉ trích dẫn từ trí nhớ của mình. Dacaria đã nói: “Hỡi con gái Sion, hãy mừng rỡ hân hoan, hỡi con gái Giêrusalem, hãy cất tiếng reo vui, này vua ngươi đên cùng ngươi, Ngài là Đấng công chính và ban ơn cứu rỗi, nhu mì và cỡi lừa, tức là lừa con của lừa mẹ”. Không thể nào nghi ngờ việc tuyên xưng Chúa Giêsu chính là tuyên xưng Đấng Mesia.
iz,iz-iy
TIN MƯNG THEO THANH GIOAN i'll
Thứ hai, lời tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Mesia thật đặc biệt. Chúng ta không nên hiểu lầm bức tranh này. Với chúng ta, lừa là con vật bình thường, đáng khinh, nhưng ở Phương Đông, đó là một con vật quý. Quan xét Giairơ và ba mươi con trai đều cỡi lừa con (TI 10,4). Ahitôphe cũng cỡi lừa (2Sm 17,23). Mêphibôsết, một vương tử con trai Saulơ, đến với Đavit trên lưng một con lừa (2Sm 19,26). Vua Phương Đông cỡi ngựa khi có chiến tranh, và cỡi lừa khi hòa bình. Toàn thể hành động của Chúa Giêsu là dấu hiệu Ngài đến trong hòa bình. Ngài không phải là một chiến sĩ mà mọi người hằng mơ ước, nhưng là Chúa Bình An. Lúc ấy không có ai nhận thây như vậy, những người đáng phải nhận ra điều đó thì họ cũng không nhận ra. Tâm trí mọi người đều đầy ắp thứ sôi nổi cuồng loạn của đám đông. Đây là Đấng phải đến. Nhưng họ vẫn cứ trông đợi một Đấng Mesia theo như họ mơ tưởng, mà không mong chờ Đấng Mesia của Thiên Chúa sai đến. Chúa Giêsu đã vẽ ra một bức tranh sống động như lời Ngài tuyên xưng, nhưng chẳng ai hiểu được lời tuyên xưng đó.
4. ở hậu trường, nhà cầm quyền Do Thái cảm thấy thất vọng và bất lực, dường như họ không còn làm gì được để ngăn chặn đám đông kéo theo Chúa Giêsu. Họ bảo nhau: “Kìa, cả thiên hạ đều chạy theo Người”. Câu nói đó bày tỏ tài châm biếm của Gioan. Không có một tác giả Kinh Thánh nào lại có thể nói được nhiều điều qua một câu ngắn gọn, kín đáo và lạ lùng đến thế! Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã vô tình bảo rằng cả thế gian đều chạy theo Ngài. Họ là đại diện đầu tiên của thế giới rộng lớn, những người của thế giới bên ngoài tìm kiếm Chúa Giêsu, đến cùng Ngài. Các nhà cầm quyền Do Thái đã nói đúng hơn điều họ biết, khi bảo cả thiên hạ đang kéo theo Chúa, ở đây, từ môi miệng những kẻ thù của Chúa, lời dự ngôn về việc phải xảy đến.
Chúng ta không thể từ giã đoạn này mà chưa ghi nhận điều đơn giản nhât trong đó. Trong lịch sử thế giới, ít khi có cuộc diễu hành can trường huy hoàng nào, như việc khải hoàn vào Giêrusalem của Chúa Giêsu. Chúng ta phải nhớ rằng Chúa Giêsu đang bị đặt ngoài vòng pháp luật, các nhà cầm quyền Do Thái đã quyết định giet Ngài. Đáng lẽ Ngài phải thận trọng rút lui, trở về Galilê hoặc ân vào sa mạc hoang vắng. Nếu Ngài có vào thành Giêrusalem đi nữa, thì cũng phải thận trọng, lén lút, kín đáo mà vào, nhưng Ngài
328 WILLIAM BARCLAY
1Z,ZU-ZZ
lại vào đó cách công khai, cho mọi người phải chú ý vào mình. Đây là hành động can đảm vượt bực, vì làm như thế Ngài đã thách đố tất cả mọi người. Đây cũna là hành động của tình yêu vượt bực, vì đây chính là tiếng gọi cuối cùng của tình yêu.
Người Hy Lạp Tìm Chúa
Gioan 12,20-22
20 Trong số những người lên Giêrusalem thờ phượng Thiên Chúa, có mấy người Hy Lạp. 21 Họ đến gặp ông Philípphê, người Bếtxaiđa, miền Galilê, và xin rằng: “Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ÔIĨỊỊ Giêsu.” 22 Ông Philípphê đi nói với ông Anrê. Ông Anrê cùng với ông Philípphê đến thưa với Đức Giêsup Đức Giêsu trả lời: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh!
Chỉ có Phúc Âm Thứ Tư kể lại sự kiện này, đó là điều thích hợp hết sức tự nhiên. Chúng ta vẫn nhớ Gioan viết sách này nhằm trình bày chân lý Kitô giáo cho người Hy Lạp, để họ có thể hiểu và tiếp nhận được. Mục tiêu như thế, thì phải có chỗ cho những người Hy Lạp đầu tiên đến với Chúa Giêsu.
Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy người Hy Lạp tại Giêrusalem trong ngày lễ Vượt Qua. Đây không hẳn là họ đã nhận đạo Do Thái. Dân Hy Lạp vốn là những kẻ thích đi lang thang đây đó, họ bị thúc đẩy bởi đam mê muốn đi tìm cái hay, cái lạ, cái mới mẻ. Một người xưa đã nói: “Dân Athène (thủ đô Hy Lạp) các ông chẳng bao giờ chịu nghỉ ngơi, cũng chẳng chịu để ai ngơi nghỉ cả”. Một người khác thì bảo: “Dân Hy Lạp các ông giống như trẻ con, lúc nào tâm hồn các ông cũng trẻ trung cả”. Năm trăm năm trước đó, Herociotus đã đi dư lịch thế giới, theo lời của ông là tìm cho ra mọi sự việc. Tận trên thượng nguồn sông Nile còn sừng sững một bức tượng cổ của người Ai Cập, trên đó một du khách Hy Lạp đã khắc tên mình, như các du khách ngày nay vẫn làm. Dĩ nhiên có người Hy Lạp du hành để giao thương buôn bán, nhưng trong thế giới thời cổ, dân Hy Lạp là những người đầu tiên thích đi đây đi đó, chỉ để phiêu lưu cho thỏa chí inà thôi. Cho nên chúng ta không ngạc nhiên khi thấy một phái đoàn người Hy Lạp tại Giêrusalem.
i /,ZJ-ZO
TIN MƯNG THEO THẢNH GIOAN 329
Hơn thế nữa, đặc điểm của người Hy Lạp là chuyên đi tìm chân lý. Chẳng có gì là bất thường, khi chúng ta thây một người Hy Lạp hết theo triết thuyết này lại chạy theo triết lý khác, hết theo đạo này lại theo đạo khác, tôn thờ hết giáo sư này đến thầy khác, để tìm chân lý. Dân Hy Lạp là những con người có đầu óc khao khát tìm tòi.
Những người này được nghe về Chúa Giêsu và để ý đến Ngài như thế nào? J.H.Bernard đã đưa ra một gợi ý thú vị. Chúa Giêsu đã dọn sạch Đền Thờ, xô bàn ghế của những kẻ đổi bạc và bán bồ câu trong sân Đền Thờ. Gian hàng của những người mua bán đổi chác đó vốn nằm trong sân dành cho người ngoại là sân đầu tiên trong Đền Thờ. Người ngoại chỉ được phép vào trong sân ấy chứ không được phép vượt qua khỏi đó. Vì thế, nếu số người Hy Lạp ấy đến Giêrusalem, tất nhiên họ phải đến viếng Đền Thờ, và đứng tại sân dành cho người ngoại. Có lẽ họ được chứng kiến cảnh phi thường lúc Chúa Giêsu đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi sân Đền Thờ, và họ muốn biết thêm về con người đã làm những việc như thế.
Dù thế nào đi nữa, đây cũng là một trong những giờ phút trọng đại trong câu chuyện, vì đây là tín hiệu đầu tiên về việc Phúc Âm sẽ lan tràn khắp thê giới.
Những người Hy Lạp đã đến đặt vấn đề với Philipphê. Tại sao lại chọn Philipphê? Không ai có thể nói chắc chắn cả, nhưng có thể vì Philipphê là tên Hy Lạp, họ nghĩ rằng một người có tên Hy Lạp hẳn sẽ có thiện cảm với họ. Nhưng Philipphê không biết làm gì nên đến với Anrê. Anrê chẳng cần nghĩ ngợi gì cả, Ôn2 đưa ngay họ đến với Chúa Giêsu.
Anrê đã khám phá được một điều là, chẳng hề có ai đến với Chúa Giêsu mà làm cho Ngài cảm thấy phiền hà. Ông biết, Chúa Giêsu chẳng bao giờ xua đuổi bất cứ ai muôn tìm kiếm Ngài.
Điều Nghịch Lý Lạ Lùng
Gioan 12,23-26
23 Đức Giêsu trả lời: «Đã đến giờ Con Người được tôn vinh! 24 Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không
330 WILLIAM BARCLAY
IZ,ZJ-ZO
chết đi, thì nỏ vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. 25 Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. 26 Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kề phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy.»
Không có đoạn Kinh Thánh nào làm cho người nghe lần đầu tiên ngạc nhiên bằng đoạn Kinh Thánh này. Nó bắt đầu bằng một câu mà ai cũng monạ được nghe. Nhưng lại kết thúc bằng một loạt những câu mà chẳng ai muốn nghe cả.
Chúa Giêsu bắt đầu: “ Đã đến giờ Con Người được tôn vinh”. Rõ ràng, mọi sự được xây dựng đưa dẫn đến điểm quyết liệt, và bây giờ, thời điểm quyết liệt ấy đã đến. Nhưng ý của Chúa Giêsu về giờ phút quyết liệt này khác hẳn với ý nghĩ của bất cứ ai. Khi Ngài nói đến “ Con Người”, Ngài không nói theo nghĩa người khác nghĩ. Muôn hiểu tính chất gây kinh ngạc trong đoạn ngắn ngủi này, chúng ta phải biết người Do Thái hiểu thế nào khi nghe đến chữ: “ Con Người”. Chữ này vốn bắt nguồn từ Đaniel 7,13. Trong đó nói rằng: “ Này, có một người giống như Con Người đến với những đám mây trên trời; người đến Đấng Lão Thành và được dẫn đến trước mặt Ngài. Người được ban cho quyền thế, vinh hiển và các nước, hầu cho hết thảy các dân, các nước, các thứ tiếng đều phụng sự Người”.
Đaniel 7,1-8 mô tả các cường quốc cầm quyền trên thế giới, đó là các dân Syri, Babylon, Mêđi và Ba Tư. Họ vốn hung ác, bạo tàn, thích gây đau khổ cho kẻ khác, nên chỉ có thể mô tả bằng hình ảnh của những dã thú, như sư tử có cánh, chim ưng, con gấu và ba xương sườn giữa các hàm răng, con heo có bốn cánh và bôn đầu, con thú hung dữ có răng bằng sắt và mười sừng... đó là biểu tượng của các cường quốc từng cai trị từ trước đến giờ. Thế nhưng trong giấc mơ, vị ngôn sứ còn thây một thế lực mới sẽ đến thế gian, thế lực ấy hiền dịu, nhân hậu, được mô tả bằng biểu tượng “con người” chứ không phải con thú. Trong cả đoạn đã ngụ ý thời kỳ đã mãn sẽ qua đi, thời kỳ đầy nhân đạo sắp đến.
Và đó là giấc mơ của dân Do Thái. Họ mơ ước thời đại hoàng kim, bấy giờ cuộc sống sẽ tươi đẹp ngọt ngào, và họ sẽ làm bá chủ
12,23-26
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 331
thế giới. Nhưng thời đại đó sẽ đến như thế nào? Càng ngày, càng thấy rõ quốc gia của họ quá nhỏ bé, thế lực họ quá yếu kém, hoàng kim thời đại sẽ chẳng bao giờ đến do các phương tiện, quyền lực của loài người. Nó phải đến do sự can thiệp trực tiếp từ Thiên Chúa. Thiên Chúa sẽ sai người vô địch đó là Con Người? Câu nói trước kia vốn chỉ là biểu tượng, bấy ciờ trở thành một câu mô tả. Trong khoảng thời gian giữa Cựu Ước và Tân Ước, có hàng loạt sách đền cập đến hoàng kim thời đại, việc đó sẽ đến như thế nào. Giữa hoạn nạn và đau khổ, trong lúc phải sông dưới ách nô lệ và đô hộ, người Do Thái chẳng bao giờ quên đi, hoặc từ bỏ giấc mơ của họ. Một trong những quyển sách gây ảnh hưởng đặc biệt là sách của Hênóc, cứ nhắc đi, nhắc lại về Con Người ấy. Trong sách Hênóc, Con Người, một nhân vật phi thường bị Thiên Chúa cầm giữ. Nhưng đến ngày Thiên Chúa buông Con Người ấy ra, Ngài sẽ đến với quyền năng siêu phàm mà chẳng ai có thể chống lại, và chẳng một vương quốc nào có thể đứng nổi, và dọn đường cho người Do Thái làm bá chủ thế giới.
Với người Do Thái, thì Con Người là chữ tiêu biểu cho Đấng chinh phục vô địch bởi Thiên Chúa sai đến. Cho nên, khi Chúa Giêsu nói: “ Đã đến giờ Con Người được tôn vinh” thì tất cả những người nghe Ngài đều hiểu.' Họ tin tiếng kèn kêu gọi của cõi đời đã vang lên, sức mạnh của các tầng trời đang chuyển động, và chiến dịch toàn thắng đang bắt đầu. Nhưng chữ “được tôn vinh” Chúa Giêsu nói ở đây không có ý nghĩa như họ hiểu, là các vương quốc trên đất này sẽ bị chà đạp dưới chân Đấng chinh phục. Khi nói “được tôn vinh”, Chúa Giêsu ngụ ý rằng Ngài sẽ bị đóng đinh. Khi nói đến Con Người, dân Do Thái nghĩ ngay đến các đạo quân chiến thắng của Thiên Chúa, còn Chúa Giêsu nghĩ đến quyền năng chinh phục của thập giá.
Vì thế, câu đầu tiên Chúa Giêsu nói đã làm náo nức những kẻ nghe, nhưng tiếp theo là một loạt những câu khiến họ ngỡ ngàng, choáng váng, kinh ngạc, khó tin nổi, vì không phải là những câu đề cập chiến thắng, mà chỉ nói về hy sinh và sự chết. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ hiểu Chúa Giêsu, và thái độ của dân Do Thái đối với Ngài, nêu chưa hiểu Ngài đã làm đảo lộn các ý niệm của họ như thế nào, Ngài đã lật ngược giấc mơ chiến thắng của họ thành mặc khải về thập giá. Do đó chúng ta không ngạc nhiên khi thấy
332 WILLIAM BARCLAY
12,23-26
họ đã không hiểu nổi Ngài, thảm kịch ở đây là họ từ chối không chịu tìm hiểu Chúa.
Vậy, phần nghịch lý lạ lùng mà Chúa Giêsu dạy ở đây là gì? Chúa nói đến ba điều, là ba mặt của cùng một chân lý, tất cả đều là trung tâm của đức tin và sinh hoạt Kitô giáo.
1. Ngài dạy chỉ do sự chết mới có sự sống. Bao lâu hạt lúa mì được gìn giữ an toàn thì nó không thể kết quả được. Chỉ khi nào nó được gieo xuống đất lạnh, bị chôn vùi như bị nằm trong mồ mả, nó mới có thể sinh hạt. Chính nhờ sự chết của các thánh tử đạo mà Hội Thánh đã tăng trưởng “ Máu của các vị tử đạo là hạt giống của Hội Thánh”.
Nhờ những người sẵn sàng chịu chết mà những việc làm cao cả, vĩ đại mới sống. Nhưng sự kiện trên còn có tính cách cá nhân nhiều hơn nữa. Khi một người chịu chôn vùi những mục đích, những tham vọng cá nhân, thì người ấy bắt đầu hữu dụng cho Chúa. Comos Lang, Tổng Giám Mục Canterbury, có một thời, ông mang nhiều tham vọng rất lớn của trần gian. Ánh hưởng của một người bạn tin Chúa đã khiến ông từ bỏ các tham vọng đời này, gia nhập Kitô giáo. Lúc đang theo học tại Cuddesdon để chuẩn bị cho chức, vụ, một hôm đang cầu nguyện trong nhà nguyện, ông nghe rõ có tiếng phán với mình: “Ta cần ngươi”. Chính lúc đó ông bằng lòng chôn vùi các tham vọng cá nhân, và ông đã trở nên-người có ích cho Chúa và cho các linh hồn.
Do cái chết mà có sự sống. Bởi lòng tận trung cho đến chết mà nhân loại có được, và còn giữđược những di sản quý báu hơn hết. Nhờ làm chết các tham muốn và dục vọng cá nhân mà người ta trở thành tôi tớ của Thiên Chúa.
2. Ngài dạy chỉ bằng cách sử dụng sự sông, chúng ta mới giữ được sự sống. Người tham sống bị hai điều tác động, một là vị kỷ, hai là ước muôn được yên thân. Không chỉ một hai lần nhưng nhiều lần, Chúa Giêsu nhấn mạnh kẻ nào giữ mạng sống thì cuối cùng sẽ mất, còn ai chịu từ bỏ nó cuối cũng sẽ được lại. Có một nhà truyền giáo nổi tiếng tên Christmas Evans luôn luôn xông xáo rao giảng về Chúa Kitô. Bạn bè khuyên ông nên sông thư thả, ông luôn luôn đáp: “Thà làm việc kiệt sức còn hơn là để dỉ sét ăn mòn”. Lúc Jeanne d’Arc cảm thấy kẻ thù quá mạnh, thì giờ còn lại
12,23-26
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 333
quá ít, CỒ đã cầu nguyện với Chúa: “ con chỉ còn sống được một năm nữa thôi, vậy Chúa có thể dùng con được bao nhiêu, xin Chúa cứ dùng”. Chúa Giêsu đã nêu định luật ấy nhiều lần (Mc 8,35; Mt 10,39; 16,25; Lc 19,24; 17,33).
Thế giới này sẽ thiệt biết bao, nếu không có người đã quên đi an toàn, yên vui vị kỷ, những lợi lộc, thăng tiến cá nhân. Thế giới này đang mắc nợ, chịu ơn những người đã tận lực làm việc, quên mình, hiến thân cho Chúa và cho người khác. Dĩ nhiên, chúng ta có thể kéo dài đời mình lâu hơn nếu tìm lối sống thoải mái, dễ dàng, trốn tránh mọi căng thẳng, nếu cứ ngồi bên bếp lửa gia đình, làm chồng, làm vợ, nếu chúng ta chỉ lo chăm sóc sức khỏe của mình như một kẻ mắc bệnh u uất, có lẽ chúng ta sẽ tồn tại lâu hơn, nhưng sẽ chẳng bao giờ chúng ta thật sự sống cả.
3. Ngài dạy chỉ do con đường phục vụ chúng ta mới trở thành vĩ đại. Những nhân vật mà loài người giữ kỷ niệm trìu mến là những người đã phục vụ tha nhân. Bà Berwick hoạt động tích cực trong Cứu Thế Quân ở Liverpool. Bà về hưu ở London. Khi chiến tranh xảy ra, bị máy bay ném bom, dân chúng xảy ra ý nghĩ kỳ dị là đến núp trong nhà bà Berwick thì sẽ được an toàn. Bà đã già quá rồi, nhưng bà nghĩ mình cũng phải làm một cái gì giúp đỡ mọi người. Bà bèn gom góp những dụng cụ cứu thượng, bỏ vào một hộp cấp cứu, rồi để nơi cửa sổ một hàng chữ: “ Ai cần giúp đỡ, cứ gõ cửa”. Đó là thái độ yêu thương đối với đồng bào mình.
Sự thật đáng buồn là trong thế giới này, ý niệm phục vụ đang gặp nguy cơ bị tiêu diệt. Ngày nay, có quá nhiều người chỉ lăn vào đời sống, vào việc làm ăn với mục đích duy nhất là khai thác, rút tỉa lợi lộc. Rất có thể họ sẽ trở nên giàu có, nhưng chắc chắn họ chẳng bao giớ được ai yêu thương cả, mà được yêu thương trìu mến mới là sự giàu có đích thực ở đời.
Chúa Giêsu đã đến với dân Do Thái bằng một quan điểm mới mẻ về đời sống. Họ cho rằng được danh, lợi, quyền là vẻ vang, vinh hiển. Nhưng Ngài xem thập giá là vinh quang. Ngài dạy họ, chỉ từ sự chêt mới có sự sống, chỉ bằng cách hy sinh mạng sống, chúng ta mới giữ được sự sống, chỉ nhờ phục vụ, người ta mới trở thành vĩ đại. Điều lạ lùng khi chúng ta suy gẫm những điều đó, điểm nghịch lý của Chúa Kitô không gì khác hơn là chân lý của lương tri ở đời.
334 WILLIAM BARCLAY
12,27-34
Từ Căng Thẳng Đến Chắc Chắn
Gioan 12,27-34
27«Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến! Thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. 28 Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha.» Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống: «Ta đã tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa! 29 Dân chúng đứng ở đó nghe vậy liền nói: «Đó là tiếng sấm! Người khác lại bảo: «Tiếng một thiên thần nói với ông ta đấy!ĩ0 Đức Giêsu đáp: «Tiếng ấy đã vọng xuống không phải vì tôi, mà vì các người.31 Giờ đâ\ đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này. Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài! 'n Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mật đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi.» 33 Đức Giêsu nói thế để ám chỉ Người sẽ phải chết cách nào. 34 Vậy, dân chúng thưa Người: «Chúng tôi đã học biết trong sách Luật rằng Đấng Kitô phải trường tồn mãi mãi. Thế sao ông lại nói: ‘Con Người phải được giương cao’? Con Người đó là ai?"
Trong đoạn này, Gioan ghi lại tình trạng căng thẳng lẫn chiến thắng khải hoàn của Chúa Giêsu, và ông cho chúng ta thấy điều gì đã biến tâm trạng căng thẳng thành chiến thắng.
1. Gioan không kể giờ phút đau đớn tại vườn Giệtsimani. Chính tại đây, ông ghi rõ cuộc chiến đấu của Chúa Giêsu với phần nhân tính trong Ngài muốn tránh né thập giá. Chẳng ai muốn chết cả, chẳng ai muôn chết ở tuổi ba mươi ba, mà cũng không ai muôn chết trên thập giá. Nếu sự việc xảy ra dễ dàng, chẳng phải trả giá gì cả, thì sự vâng phục Thiên Chúa của Chúa Giêsu đã không có giá trị gì. Can đảm đích thực không có nghĩa là không sợ hãi gì cả. Can đảm đích thực nghĩa là có sợ hãj khủng khiếp, nhưng vẫn làm điều đáng phải làm. Đó là can đảm của Chúa Giêsu. Bengel đã nói: “Ớ đây sự chết và nhiệt tâm muốn vâng phục đã gặp nhau”. Tại đây, chúng ta thây cuộc chiến đâu của Chúa Giêsu nhằm vâng phục ý Thiên Chúa. Ý Chúa muốn Ngài chấp nhận thập giá, và Chúa Giêsu tự buộc mình chấp nhận điều đó.
2. Nhưng kết cuộc của câu chuyện không phải là tình trạng căng thẳng, mà là chiến thắng khải hoàn và chắc chắn. Chúa Giêsu biết chắc, nếu Ngài tiến tới thì việc xảy ra sẽ đập tan quyền lực của
12,27-34
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 335
điều ác. Nếu Ngài vâng phục cho đến chết trên thập giá thì Satan, kẻ cầm quyền trên thế gian tội lỗi, sẽ bị một đòn trí mạng. Chính trận đánh cuối cùng, khi Ngài bị treo lên khỏi đất, mọi người sẽ chạy đến với Ngài. Chúa Giêsu cũng muôn chinh phục con người. Ngài biết phương pháp duy nhất để thu phục vĩnh viễn trái tim con naười, là bày tỏ chính mình cho họ thấy trên thập giá. Ngài đã bắt đầu với căng thẳng, nhưng kết thúc bằng chiến thắng khải hoàn.
3. Vậy, giữa tình trạng căng thẳng và chiến tranh đã có gì xảy ra? Điều gì đã biến căng thẳng thành chiến thắng? Có tiếng nói của Chúa. Đằng sau tiếng nói của Chúa là một điều trọng đại và sâu nhiệm.
Đã có một thời dân Do Thái hoàn toàn tin Thiên Chúa trực tiếp phán dạy loài người. Chúa đã trực tiếp phán dạy cậu bé Samuen (ISm 3,1-14). Chúa đã trực tiếp phán dạy Elia lúc ông chạy trốn vì Giêsabên trả thù (IV 19,1-18). Elipha người Thêman từng tuyên bố mình đã trực tiếp nghe tiếng phán từ Thiên Chúa (G 4,16). Nhưng vào thời của Chúa Giêsu, dân Do Thái không còn tin là Thiên Chúa trực tiếp phán dạy con người nữa. Những ngày tốt đẹp đã qua rồi, bây giờ Thiên Chúa ở quá xa, tiếng nói từng phán dạy các ngôn sứ giờ đây im lặng. Từ nay trở đi, họ chỉ còn tin vào điều họ gọi là Bath qol. Bath qol có nghĩa là một câu trích dẫn kinh điển. Đó không phải là tiếng phán trực tiếp của Chúa, mà chỉ có thể là tiếng vang, tiếng dội của lời, một tiếng nói xa vời, mơ hồ, thì thầm, chứ không phải một lệnh truyền trực tiếp, sống động của Chúa.
Nhưng ở đây với Chúa Giêsu thì khác. Tiếng Ngài nghe không phải là tiếng dội lại của lời Chúa, đó chính là lời của Thiên Chúa. Tại đây có một chân lý quan trọng. Với Chúa Giêsu, lời của Thiên Chúa đến với loài người không phải là một lời thì thầm xa xôi, không phải là vài tiếng vang, tiếng dội yếu ớt nào từ trời vọng xuống, nhưng là lời của Thiên Chúa trực tiếp đến với loài người, bằng một giọng không thể lầm lẫn được.
Hơn nữa, điều đáng chú ý là lời của Thiên Chúa đến với Chúa Giêsu vào đúng những giây phút quan trọng trong đời Ngài. Tiếng ây đã đên với Ngài khi Ngài chịu phép rửa, chuẩn bị cho công tác Thiên Chúa Cha muốn Ngài thực hiện (Mc 1,11). Tiếng phán ấy đã đến với Ngài trên Núi Cao, khi Ngài quyết định đi Giêrusalem
336 WILLIAM BARCLAY
12,27-34
để lên thập giá (Mc 9,7). Giờ đây tiếng đó lại đến với Ngài, khi thịt và máu Ngài cần được trợ giúp, củng cố, tăng cường, để nhận chịu thử thách đau đớn trên thập giá. Điều Thiên Chúa đã làm cho Chúa Giêsu, Ngài cũng làm cho tất cả mọi người. Khi Chúa sai chúng ta lên đường, Ngài không sai chúng ta đi mà không chỉ bảo và hướng dẫn. Khi Chúa giao cho chúng ta một công tác, Ngài không bỏ mặc chúng ta đơn độc với sự yếu đuối và sức riêng của chúng ta. Chúa không hề im lặng. Mỗi khi có căng thẳng của đời sống lên cao quá sức mình, sự cố gắng đi theo con đường Ngài vượt quá các nguồn năng lực của loài người, nếu chịu lắng tai, chúng ta sẽ luôn luôn nghe được lời của Ngài, chúng ta sẽ tiến lên với sức mạnh của Ngài nảy sinh trong ta. vấn đề trở ngại khó khăn của chúng ta, không phải là Chúa không phán dạy, không nói chi, nhưng là chúng ta không chịu chú ý lắng tai, để có thể nghe được tiếng Ngài.
Từ Căng Thẳng Đến Chắc Chắn
Gioan 12,27-34
Chúa Giêsu tuyên bcí khi Ngài được giương lên cao, Ngài sẽ kéo mọi người đến với Ngài. Có người cho câu này ám chỉ thăng thiên, và nghĩ rằng khi Chúa Giêsu được tôn lên cao do quyền năng phục sinh, Ngài sẽ kéo mọi người lên với Ngài. Thế nhưng sự thật không phải vậy. Chúa đang nói về thập giá của Ngài. Dân chúng cũng biết như vậy, và một lần nữa, họ lại vô cùng kinh ngạc, sửng sốt. Làm sao có thể liên kết Con Người với thập giá được, Con Người há không phải là vị lãnh tụ bách chiến bách thắng cầm đầu tất cả các đội thiên binh hay sao? Không phải vương quốc của Con Người sẽ tồn tại vĩnh viễn sao? Quyền thế Người là quyền thế đời đời, chẳng qua đi, và nước Người sẽ không bao giờ hủy phá” (Đn 7,14). Không có lời nói về Nhà Vua của thời đại hoàng kim rằng: “Tôi tớ Ta là Đavit sẽ làm vua chúng nó mãi mãi” (Ed 37, 25) sao?. Isaia há đã không nói về vị Vua cai trị thế giới mới rằng: “quyền cai trị và bình an Ngài sẽ thêm mãi không thôi” (9,6) hay sao? Tác giả Thánh Vịnh đã ca ngợi vương quốc vô cùng, vô tận đó rằng: “Ta sẽ lập dòng dõi ngươi đến đời đời” (89,4) sao? Người Do Thái kết hợp Con Người với một vương quốc tồn tại vĩnh viễn, thế
12,35-36
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 337
mà ở đây, Ngài tự xưng là Con Người, nhưng lại nói về việc mình sẽ bị treo trên thập giá. Thế thì Con Người này là ai mà vương quốc Người lại chấm dứt trước khi bắt đầu?
Nhưng bài học lịch sử đã cho chúng ta biết là Chúa Giêsu đã nói đúng. Chúa Giêsu đã gắn những hy vọng của Ngài vào quyền lực sẽ tiêu tan, còn tình yêu sẽ tồn tại mãi. Thành Tia, Siđôn chỉ còn lại cái tên, nhưng Chúa Giêsu Kitô vẫn sống. Một tuyệt tác của Shelley nói về Ozymandias, vị vua của các vua: những gì ông còn để lại là một bức tượng tả tơi của ông nằm giữa sa mạc. Các cườne quốc được dựng lên bằng bạo lực đều đã tiêu tan, chỉ còn lại trong ký ức con người, và năm tháng qua đi, ký ức ấy ngày càng lu mờ. Nhưng vương quốc của Chúa Giêsu xây dựng trên thập giá ngày càng mở rộng thêm mãi. Sự chết của Ngài trên thập giá đã đưa Ngài vào lòng mọi người mãi mãi.
Trong vở kịch của Shaw, khi Jeanne d’Arc biết mình bị các lãnh tụ dân mình phản bội, nàng quay lại nói với họ: “ bây giờ tôi sẽ đi đến với người dân, để được tình thương trong mắt họ yên ủi, thay cho thù hằn trong mắt các ông. Các người sẽ hài lòng khi thấy tôi bị thiêu sống, nhưng nếu tôi đi qua lửa của các người, tôi sẽ đi thẳng vào lòng dân chúng mãi mãi”. Đó là ví dụ về những gì đã xảy ra cho Chúa Giêsu. Đấng Mesia chinh phục thế giới mà dân Do Thái mong chờ, chỉ là một nhân vật mà các học giả đã dùng để viết sách, nhưng vị Vua yêu thương trên thập giá đã đặt ngai của Ngài vĩnh viễn trong lòng người. Nền tảng duy nhất bảo đảm cho bât cứ vương quốc nào phải là tình yêu hy sinh.
Con Cái Của Ánh Sáng
Gioan 12,35-36
35 Đức Giêsu bảo họ: «Ánh sáng còn ở giữa các ông ít lâu nữa thôi. Các ông hãy bước đi, bao lâu các ông còn có ánh sáng, kẻo bóng tối bắt chợt các ông. Ai bước đi trong bóng tối, thì không biết mình đi đâu. J6 Bao lâu các ông còn có ánh sáng, hãy tin vào ánh sáng, để trở nên con cái ánh sáng.» Nối thế xong, Đức Giêsu rời nơi đó và lánh đi không cho họ thấy.
338 WILLIAM BARCLAY
12,35-36
Có một lời hứa và một lời cảnh cáo trong đoạn này, và luôn gắn liền với trọng tâm Kitô giáo. Đó là:
1. Lời hứa ban ánh sáng. Ai đi với Chúa Giêsu là bước đi trong ánh sáng. Người đi với Chúa Giêsu được giải thoát khỏi sự tối tăm. Sớm muộn gì cũng có một số bóng tối phủ quanh bất cứ luồng sáng nào. Có bóng tối của sự sợ hãi, lắm lúc chúng ta sợ hãi không dám nhìn về phía trước. Nhất là khi thấy những gì bóng tối đã làm cho người khác, chúng ta đâm ra sợ những cơ hội và những thay đổi của cuộc sống. Có bóng tối của nghi ngờ, và bất định. Lắm khi đoạn đường phía trước không rõ ràng, chúng ta cảm thấy như người đang quờ quạng trong bóng tối, chẳng có gì chắc chắn, vững vàng để bám vào cả. Có bóng tối của đau buồn. Không chóng thì chầy, mặt trời sẽ lặn giữa trưa, ánh sáng sẽ tắt. Nhưng người bước đi với Chúa Giêsu thì được giải thoát khỏi sợ hãi, nghi ngờ và đau buồn. Người ấy sẽ được niềm vui chẳng ai lấy mất được, người ấy sẽ bước đi trong ánh sáng chứ không phải đêm tối, và ngay cả trong thung lũng tối tăm dày đặc, người ấy vẫn được sự hiện diện của Chúa Giêsu chiếu sáng.
2. Cũng có lời cảnh cáo. Việc quyết định giao phó cuộc đời và mọi sự cho Chúa Giêsu, nhận Ngài làm Chủ, làm Người Hướng Đạo, và làm Chúa Cứu Thế của mình, phải được thực hiện đúng lúc, kịp thời, nếu không, sẽ chẳng bao giờ quyết định nữa. Có những công việc chúng ta chỉ có thể làm khi còn đủ sinh lực thể xác. Có những công cuộc học hỏi nghiên cứu chỉ có thể thực hiện được lúc trí tuệ còn minh mẫn, trí nhớ còn sáng suốt đủ để tiếp thu. Có những điều phải nói, phải làm, bằng không, cơ hội đó sẽ qua đi. Với Chúa Giêsu cũng vậy, đúng lúc phán lời này, Ngài kêu gọi người Do Thái hãy tin nhận Ngài, trước khi thập giá đến với Ngài, trước khi Ngài được đem đi khỏi họ. Đây là một sự thật muôn thuở. Thống kê cho biết số người ăn năn tin Chúa tăng cao cho đến 17 tuổi, sau đó tụt hẳn xuống. Một người càng để họ gắn chặt vào những đường lôi riêng của họ bao nhiêu, càng khó kéo họ ra khỏi đó bấy nhiêu. Trong Chúa Giêsu, hạnh phúc tuyệt vời đang được ban tặng cho mọi người. Theo một ý nghĩa, không có lúc nào là quá muộn để tiếp nhận ơn phúc đó. Tuy nhiên, điều vẫn luôn đúng, đó là chúng ta phải nắm luV cơ hội đúng lúc, kịp thời.
12,37-41
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 339
Vô Tín Mù Quáng
Gioan 12,37-41
37 Người đã làm ngần ấy dấu lạ trước mặt họ, thế mà họ vẫn không tin vào Người. 38 Như vậy là ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia: Lạy Đức Chúa, ai đã tin lời chúng tôi rao giảng? Và quyền lực của Đức Chúa đã được tỏ cho ai? 39 Sở dĩ họ không thể tin là vì ngôn sứ Isaia còn nói: 40 Thiên Chúa đã làm cho mắt chúng ra đui mù và lòng chúng ra chai đá, kẻo mắt chúng thấy và lòng chúng hiểu được mà hoán cải, rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành ỉ4' Ngôn sứ Isaia nói những lời đó, vì đã thấy vinh quang của Đức Giêsu, và ông đã nói về Người.
Đoạn này đã làm rối trí nhiều người. Gioan trích dẫn hai đoạn trong Isaia. Câu thứ nhất, Is 53,1.2. Isaia tự hỏi có ai tin lời ông đã rao giảng?, quyền năng Chúa đã mặc khải cho ông có được thừa nhận hay không? Nhưng câu thứ hai khiến nhiều người bôi rối. Nguyên văn trong Isaia 6,9.10 “Ngài phán: hãy đi, nói với dân này rằng: các ngươi hãy nghe, nhưng chẳng hiểu chi, hãy xem nhưng chẳng thấy chi. Hãy làm cho dân ấy béo lòng, nặng tai, nhắm mắt, e rằng mắt nó thấy được, tai nó nghe được, lòng nó hiểu được, nó trở lại và được chữa lành chăng”. Đoạn này đã chạy suốt Tân Ước, được trích dẫn hoặc được đề cập đến trong Mt 13,14-15; Mc 4,12; Lc 8,10; Cv 28,26-27; Rm 11,8; 2Cr 3,14. Điều đó khó hiểu và khiến nhiều người bôi rối là dường như câu này bảo đã định cho một số người nào đó không được tin, và sẽ không chịu tin Ngài. Nhưng dù giải thích thế nào đi nữa, chúng ta cũng không thể tin rằng Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đang đề cập, lại làm cho các con cái Ngài không thể tin Ngài được. Có hai điều phải nói về đoạn này:
1. Chúng ta cố tìm hiểu điều Isaia nói, thử đặt mình trong suy nghĩ và tâm tình của Isaia lúc bấy giờ. Isaia rao giảng, truyền dạy lời Chúa, ông đã đặt tất cả tâm tình và sức lực vào thông điệp của mình. Nhưng dân chúng không chịu nghe. Cuối cùng, Isaia bắt buộc phải nói: “với tất cả nỗ lực của tôi mà họ như thế, thà không nói chi cả còn hơn. Thay vì làm cho người ta tốt hơn, thông điệp của tôi dường như khiến họ trở thành tồi tệ hơn. Đúng là nếu họ không được nghe tôi nói thì hơn, vì họ trơ ra, không vâng lời và
340 WILLIAM BARCLAY
12,42-43
không chịu tin. Bạn có nghĩ là Chúa đã muốn cho họ đừng tin?”. Lời của Isaia xuất phát từ một tấm lòng tan nát. Đó là lời lẽ của một con người bị ngỡ ngàng trước sự kiện thông điệp của mình dường như làm cho người ta tệ hơn thay vì khá hơn. Đọc những lời này của Isaia, nếu hiểu theo nghĩa đen lạnh lùng của chúng, chúng ta hoàn toàn hiển lầm tấm lòng của một nhà truyền giáo bị tan nát vì dân ông đã không đáp lại lời kêu gọi của ông.
2. Nhưng cũng còn có điều khác nữa. Niềm tin cơ bản của người Do Thái là có Chúa đứng sau mọi sự. Họ tin chẳng có việc gì xảy ra mà nằm ngoài ý của Chúa. Nếu như thế, bắt buộc họ phải tin rằng khi con người không chịu tin thông điệp của Chúa, sự vô tín đó vẫn nằm trong ý của Ngài. Nếu mô tả việc ấy bằng ngôn ngữ hiện đại và theo cách suy nghĩ của chúng ta ngày nay, chúng ta sẽ không bảo vô tín là chủ ý của Chúa, nhưng chứng ta bảo, bằng khôn ngoan và quyền năng của Chúa, Ngài có thể sử dụng ngay cả lòng vô tín của con người để phục vụ cho các ý của Ngài, để hoàn tất vấn đề. Ông thấy Chúa đã dùng sự vô tín của dân Do Thái hầu đưa dân ngoại đến chỗ tin nhận Chúa Giêsu. Vì dân Do Thái không chịu tin nhận chân lý của Chúa, chân lý ấy đã lan tràn khắp thế giới.
Khi đọc một đoạn như trên, chúng ta phải hiểu nó không ngụ ý Chúa đã định trước cho một số người không tin, nhưng phải hiểu ngay đến lòng vô tín của con người cũng được sử dụng, để thực hiện những mục đích đời đời của Ngài. Những người Do Thái ở đây không tin nhận Chúa Giêsu, đó không phải là lỗi của Chúa mà là lỗi của chính họ. Tuy nhiên, ngay cả trường hợp đó, cũng có một vai trò trong kế hoạch của Thiên Chúa. “Điều xấu mà được Chúa chúc phúc thì cũng trở thành tốt cho chúng ta”. Chúa vĩ đại đên độ chẳng có việc gì trên đời này, ngay cả tội lỗi nữa, có thể vượt khỏi quyền hạn của Chúa.
Đức Tin Hèn Nhát
Gioan 12,42-43
42 Tuy nhiên, ngay cả trong giới lãnh đạo Do Thái cũng cỏ nhiều người đã tin vào Đức Giêsu. Nhưng họ không dám xứng ra, vì sợ bị
12,42-43
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 341
nhóm Pharisêu khai trừ khỏi hội đường. 43 Thật thế, họ chuộng vinh quang của người phàm hơn là vinh quang của Thiên Chứa.
Chúa Giêsu đã không hoàn toàn nói với những lỗ tai điếc. Có nhiều người ngầm tin trong lòng, kể cả những nhân vật trong chính quyền Do Thái. Nhưng họ sợ, không dám xưng nhận đức tin, sợ bị khai trừ khỏi hội đường, số người này đang cố gắng thực hiện một lối sông không thể nào chấp nhận được, đó là làm những môn đệ nặc danh, bí mật. Làm môn đệ bí mật là làm một việc mâu thuẫn, bởi vì: “hoặc là sự bí mật sẽ giết môn đệ, hoặc là môn đệ phải giết bí mật”.
Họ sỢ công khai xưng nhận theo Chúa sẽ bị mất mát rất nhiều. Điều lạ lùng là người ta hay lẫn lộn các giá trị. Người ta thường không dám hậu thuẫn cho một chính nghĩa trọng đại, vì nó gây phương hại đến một ít lợi lộc nhỏ bé. Jeanne d’Arc nói lúc biết mình đang bị mọi người từ bỏ, và phải đứng một mình: “Phải, tôi là người cô đơn trên đời, lúc nào cũng cô đơn. Cha tôi bảo các anh nhận nước cho tôi chết, nếu tôi không chịu ở lại nhà lo chăm sóc bầy cừu của ông, trong khi nước Pháp bị chảy máu đến chết. Nước Pháp có thể mất, miễn mây con cừu non của chúng tôi còn sông là được!”. Bác nông dân người Pháp này muốn bảo vệ bầy cừu mình hơn là bảo vệ nước Pháp, thà chịu mất nước chứ chẳng chịu mất cừu. Số người Do Thái ở đây cũng giống như vậy. Họ biết Chúa Giêsu đúng, biết các đồng liêu của họ đang ra tay loại trừ Ngài, phá hủy những gì Ngài đang tìm cách làm cho Thiên Chúa, nhưng họ không sấn sàng liều mạng để công khai đứng về phía Ngài. Vì công khai đứng về phía Chúa, có nghĩa là địa vị, lợi lộc, uy tín của họ sẽ bị tiêu tan. Họ sẽ bị xã hội ruồng bỏ, bị khai trừ khỏi tôn giáo chính thông. Thật là một giá quá đắt phải trả, nên họ đành sống giả dối, câm lặng, không đủ can đảm đứng lên vì chân lý. Gioan đã giải thích vị thế của họ bằng một câu thật sống động. Họ thích đứng chung với người ta hơn là đứng chung với Chúa. Họ nặng lòng vê những gì người ta sẽ nghĩ về họ, hơn là về những gì Chúa đang nghĩ vê họ. Chắc mấy ông quan này nghĩ mình khôn ngoan và thận trọng hơn mọi người. Nhưng sự khôn ngoan đó đã không rộng đủ đe giúp họ hiểu biết những gì thiên hạ nghĩ về họ chỉ quan trọng cho một số ít năm họ sống trên đời này, còn sự phán xét của Chúa hên hệ đến cả cõi đời đời. Vì những phần thưởng của đời này, họ
342 WILLIAM BARCLAY
12,44-50
đã vứt đi phần thưởng đời đời. Khôn ngoan thật và cẩn trọng thật là chọn theo Chúa, chứ không phải theo ý loài người, sống đúng theo cõi đời đời bao giờ cũng tốt hơn là sông theo cái tạm thời.
Phán Xét Không Ai Tránh Được
Gioan 12, 44-50
44 Đức Giêsu lớn tiếng nói rằng: “Ai tin vào tôi, thì không phải là tin vào tôi, nhưng là tin vào Đấng đã sai tôi; 45 ai thấy tôi là thấy Đấng đã sai tôi 46 Tôi là ánh seing đến thế gian, để bất cứ ai tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối. 47Ai nghe những lời tôi nói mci không tuân giữ, thì không phải chính tôi xét xử người ấy, vì tôi đến không phải để xét xử thế gian, nhưng để cứu thế gian.48 Ai từ chối tôi và không đón nhận lời tôi, thì có quan toà xét xử người ấy: chính lời tôi đã nói sẽ xét xử người ấy trong ngày sau hết. 49 Thật vậy, không phải tôi tự mình nói ra, nhưng Ici chính Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, truyền lệnh cho tôi phải nói gì, tuyên bố gì. 50 Vc) tôi biết: mệnh lệnh của Người lù sự sống đời đời. Vậy, những gì tôi nói, thì tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi. ”
Theo Gioan, đây là những lời giáo huấn công khai cuối cùng của Chúa Giêsu. Từ đây trở đi, Ngài chỉ còn dạy dỗ các môn đệ, và rồi sẽ ra hầu tòa Philatô. Đây là những lời cuối cùng Ngài nói với đám đông quần chúng.
Trong mấy câu này, Chúa Giêsu đưa ra lời tuyên bố nền tảng của cả cuộc đời Ngài. Trong Ngài, mọi người đôi diện với Thiên Chúa. Nghe Chúa Giêsu nói, tức là nghe Thiên Chúa Cha; thấy Chúa Giêsu tức là thấy Thiên Chúa Cha. Trong Chúa Giêsu, loài người gặp Thiên Chúa Cha, và Thiên Chúa Cha gặp loài người. Sự gặp gỡ đó đưa đến hai kết quả đều có mầm mcíng của phán xét.
1. Một lần nữa, Chúa Giêsu quay về một tư tưởng vốn chẳng xa lạ gì với chúng ta trong Phúc Âm IV. Chúa đến thế gian không phải để xét xử loài người, nhưng Ngài đến để cứu họ. Không phải là cơn giận của Thiên Chúa đã phái Chúa Giêsu đến với loài người, nhưng là do lòng yêu thương của Ngài. Dù vậy, việc
12,44-5U
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 343
Chúa xuống thế gian vẫn bao gồm phán xét. Đó là điểu không thể tránh được. Tại sao? Vì thái độ của một người đối với Chúa Giêsu sẽ chứng tỏ người ấy thế nào, do đó, cũng tự phán xét, tự kết án mình. Nếu người ấy tìm thấy nơi Chúa Giêsu một sự thu hút, lôi cuốn vô biên, dù cả đời sống người ấy không làm được điều gì mình phải làm, người ấy cũng cảm thấy trong lòng mình đã có sự lôi kéo của Thiên Chúa, vì thế, người ấy được an toàn. Trái lại, nếu người ấy thấy Chúa Giêsu chẳng có gì đáng yêu, nếu lòng người ấy hoàn toàn không chút cảm xúc trước sự hiện diện của Chúa, điều đó có nghĩa là người ấy hoàn toàn vô cảm đôi với Thiên Chúa, vì thế người ấy đã tự phán xét mình. Trong Phúc Âm IV luôn luôn có nghịch ý chính yếu này. Chúa Giêsu đã đến với tình yêu, nhưng sự đến của Ngài cũng là một phán xét. Như trước đây đã nói, chúng ta có thể hoàn toàn vì yêu thương, bất vụ lợi, mời một người nào đó bước vào một kinh nghiệm mới mẻ lớn lao, nếu người ấy chẳng thấy được gì cả, thì kinh nghiệm ta tặng bạn bởi tình yêu lại biến thành phán xét. Chúa Giêsu là viên đá thử vàng của Thiên Chúa, bởi thái độ đôi với Chúa Giêsu, con người tự phơi bày mình ra. Do phản ứng đôi với Chúa Giêsu, con người đã tự xét xử chính mình.
2. Chúa Giêsu phán đến ngày cuốĩ cùng, những lời họ nghe sẽ là quan tòa xét xử họ. Đây là một trong những chân lý quan trọng ở đời. Người ta không thể trách cứ một người không biết. Nhưng nếu biết điều phải mà cứ làm điều trái, thì càng bị trừng phạt nặng. Cho nên, tất cả những điều khôn ngoan mà chúng ta đã được nghe, mỗi một cơ hội mà chúng ta có để biết chân lý, cuối cùng sẽ là những nhân chứng chống lại chúng ta.
Một nhà thần học ở thế kỷ 18 có viết quyển sách giáo lý yếu lược về đức tin Kitô giáo cho người bình dân, ở cuối sách có câu hỏi: “ điều gì sẽ xảy ra cho một người khinh thường các chân lý và sứ điệp Phúc Âm?”. Câu trả lời là sẽ bị xét xử, và “ lại càng bị phạt nặng hơn nữa, vì đã được đọc quyển sách này”
Phải nhớ tất cả những gì chúng ta đã biết mà không làm, cuối cũng sẽ là nhân chứng chống lại chúng ta.
Chú Giải Tin Mừng Gio-An Chú Giải Tin Mừng Gio-An - William Barclay