Bất hạnh là liều thuốc thử phẩm chất của con người.

Seneca

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Mo
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1787 / 196
Cập nhật: 2016-09-17 16:43:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 11
rên Đường Vinh Quang
Gioan 11,1-5
1 Có một người bị đau nặng, tên là Ladarô, quê ở Bêtania, làng của hai chị em cô Mácta và Maria. 2 Cô Maria là người sau này sẽ xức dầu thơm cho Chúa, và lấy tóc lau chân Người. Anh Ladarô,
290 WILLIAM BARCLAY
11,1-5
người bị đau nặng, là em của cô.3 ỉỉ. ii cô cho người đến nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, người Thầy thương mến đang bị đau nặng.” 4 Nghe vậy, Đức Giẽsu bảo: “Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa: qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa được tôn vinh. ”
5 Đức Giêsu quý mến cô Mácta, cùng hai người em là cô Maria và anh Ladarô.
Một trong những điều quí báu nhất trên đời là có được một ngôi nhà, một mái gia đình để bất cứ lúc nào kẻ khác cũng có thể đến đó, tìm được nghỉ ngơi, thông cảm, bình an, và được yêu thương. Với Chúa Giêsu, điều đó càng quí bội phần hơn, vì Ngài không có nhà riêng, không có cả một chỗ để gối đầu (Lc 9,58). Trong căn nhà tại Bêtania, Chúa Giêsu đã có được một chỗ như thế. Tại đây có ba người rất quí mến Ngài, và Ngài có thể nghỉ ngơi sau những lúc mệt mỏi.
Món quà quí nhất mà một người có thể tặng người khác là thông cảm và an nghỉ. Có được một người mà bất cứ lúc nào ta cũng có thể đến, và biết người ấy sẽ không cười nhạo những mơ ước của ta, không hiểu lầm những tâm sự của ta, là điều kỳ diệu nhất đời. Có một nơi mà sau những giây phút căng thẳng của cuộc sống, ta có thể tìm đến để được yên tĩnh nghỉ ngơi, thật là vô cùng hạnh phúc. Mỗi chúng ta đều có thể biến nhà mình thành một nơi như thế. Làm việc ấy chúng ta chẳng tốn tiền, chẳng cần phải tiếp đãi linh đình, chỉ cần một tâm hồn biết cảm thông. Chẳng có món quà nào quí giá hơn là hiến cho bạn mình một chỗ nghỉ cho đôi chân đang mỏi. Đó chính là món quà mà Chúa Giêsu đã nhận được nơi Mácta, Maria và Ladarô tại Bêtania.
Ladarô có nghĩa là sự cứu độ của tôi, đồng nghĩa với tên Êlêasa. Ladarô ngã bệnh, hai chị em gái của ông nhờ người báo tin ấy cho Chúa Giêsu. Điều thích thú đáng ghi chú ở đây là họ chỉ báo tin chứ không mời Chúa Giêsu đến Bêtania. Họ biết lời mời đó không cần thiết, chỉ cần báo tin họ đang có nhu cầu thì Chúa Giêsu sẽ đến ngay. Thánh Augustinô đã ghi nhận như vậy và bảo rằng chỉ cần cho Chúa Giêsu hay tin là đủ, vì một người không thể vừa yêu bạn mình, lại đồng thời bỏ mặc bạn được. Andrews kể lại trong Thế Chiến Thứ Nhất, có hai người bạn thân
11,1-5
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 291
cùng phục vụ trong quân ngũ. Một hôm, một người bị thương nặng, nằm quằn quại đau đớn. Người kia đã liều mình, bất kể sự nguy hiểm của súng đạn, bò đến để cứu bạn mình. Khi thấy anh đến, người bạn bị thương nhìn lên nói: “Tôi biết là anh sẽ đến”. Sự thật rất đơn giản là khi chúng ta có nhu cầu, Chúa Giêsu sẽ đến ngay bên ta, trong nháy mắt.
Lúc Chúa Giêsu đến Bêtania, Ngài biết, dù việc gì xảy đến với Ladarô đi nữa, Ngài vẫn có đủ quyền phép để đối phó. Nhưng Ngài tiếp tục bảo, căn bệnh này xảy đến, vì sự vinh hiển của Thiên Chúa và của chính Ngài. Quả thật, điều này đúng theo hai nghĩa, và Chúa Giêsu biết như vậy. a) Việc chữa lành cho Ladarô chắc chắn sẽ khiến người khác thây rõ vinh quang của Thiên Chúa đang bày tỏ. b) Hơn thế nữa, sách Phúc Âm Thứ Tư lặp lại nhiều lần lời Chúa dạy rằng vinh hiển của Ngài vốn liên quan chặt chẽ với thập giá. Trong chương 7,39, Gioan cho chúng ta biết, Thánh Thần chưa được ban xuống vì Chúa Giêsu chưa được vinh hiển, nghĩa là, Chúa Giêsu chưa chết trên thập giá. Lúc người Hy Lạp đến tìm Chúa Giêsu, Ngài phán: “Đã đến giờ Con Người được vinh hiển” (Ga 12,23). Giờ Chúa nói, chính là giờ lên thập giá, vì lúc đó, Ngài như hạt lúa mì phải rơi xuống đất và chết đi. Gioan 12,16 cho biết các môn đệ đã nhớ lại những lời đó sau khi Chúa Giêsu được vinh hiển, nghĩa là sau khi Ngài đã chịu chết và sống lại. Theo Phúc Âm Thứ Tư, đối với Chúa Giêsu, thập giá vừa là cao điểm của vinh quang, vừa là con đường dẫn đến vinh quang. Chứa bảo việc chữa bệnh cho Ladarô sẽ khiến Ngài được sáng danh, vì Ngài biết rõ, đến Bêtania và chữa lành cho Ladarô, là thêm một bước đến đoạn cuối con đường thập giá. Sự việc diễn ra đúng như vậy. Bằng cặp mắt mở rộng, Chúa Giêsu chấp nhận thập giá để cứu giúp bạn mình. Chúa biết rõ giá phải trả để cứu giúp người khác, và Ngài sẩn sàng trả giá ấy.
Khi thử thách hay hoạn nạn đến với ta, nhất là thử thách hay hoạn nạn ây là kêt quả trực tiếp của lòng trung tín với Chúa Giêsu, thái độ của chúng ta sẽ hoàn toàn khác hẳn, nếu chúng ta thấy được thập giá đang mang là vinh hiển cho chúng ta, là con đường đi đến vinh hiển bội phần về sau. Với Chúa Giêsu, đường đi đến vinh quang là con đường thập giá, và điều đó vẫn đúng với người theo Ngài.
292 WILLIAM BARCLAY
11,1-5
Thì Giờ Chỉ Đủ Chứ Không Có Nhiều
Gioan 11,6-10
6 Tuy nhiên, sau khi được tin anh Ladarô lâm bệnh, Người còn lưu lại thêm hai ngày tại nơi đang ở. 7 Rồi sau đó, Người nói với các môn đệ: “Nào chúng ta cùng trở lại miền Giuđê! 8 Các môn đệ nói: “Thưa Thầy, mới đây người Do Thái tìm cách ném đá Thầy, mà Thầy lại còn đến đó sao?” 9 Đức Giêsu trả lời: “Ban ngày chẳng có mười hai giờ đó sao? Ai đi ban ngày thì không vấp ngã, vì thấy ánh sáng mặt trời. 10 Còn ai đi ban đêm, thì vấp ngã vì không có ánh sáng nơi mình!caw
Có lẽ chúng ta ngạc nhiên vì sau khi nghe tin về Ladarô, Chúa Giêsu còn nấn ná hai ngày nữa tại nơi Ngài đang ở. Nhiều nhà chú giải đã đưa ra những lý do khác nhau để giải thích cho sự trì hoãn ấy.
a. Có người gợi ý, sở dĩ Chúa Giêsu chờ đợi như vậy để khi Ngài đến thì Ladarô đã chết rồi, không còn ai chối cãi được.
b. Do đó, có người gợi ý thêm rằng Chúa phải chờ đợi, vì sự trì hoãn đó khiến phép lạ Ngài thực hiện gây xúc động mạnh mẽ hơn. Vinh quang của việc gọi một người đã chết bốn ngày rồi sống lại, càng lớn lao hơn.
c. Lý do thật sự khiến Gioan kể lại câu chuyện như vậy, vì ông muốn chúng ta thấy Chúa Giêsu hoàn toàn chủ động chứ không hề hành động theo sự thuyết phục, thôi thúc của người khác.
Trong câu chuyện biến nước thành rượu tại Cana xứ Galilê (Ga 2,1-11), Gioan đã chép lại việc Đức Maria đến báo cho Chúa Giêsu biết vấn đề của chủ nhà, Ngài trả lời: “Chuyện đó can gì đến Bà và con?”. Ngài hành động không vì ép buộc phải làm, mà Ngài hoàn toàn chủ động. Lúc kể câu chuyện anh em giục Ngài lên Giêrusalem (Ga 7,1-11), Gioan cho chúng ta thây Chúa Giêsu đã từ chối không lên. Ngài chỉ đi khi nào thuận lợi cho Ngài. Mục đích của Gioan nhằm chứng minh Chúa Giêsu làm việc này, việc nọ, không phải vì bị thuyết phục hay thúc đẩy, mà vì Ngài chọn đúng lúc thuận lợi nhất để thực hiện. Đó cũng là cách Gioan viết ở đây. Ông cho chúng ta thấy Chúa Giêsu làm mọi việc theo thì giờ
1 1,1-5
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 293
chính Ngài chọn lựa. Đây là một lời khuyến cáo, chúng ta thường muốn Chúa Giêsu làm việc này, việc nọ theo ý của mình. Chúng ta phải để cho Ngài làm mọi việc theo cách của riêng Ngài.
Cuối cùng, khi Chúa cho biết Ngài sẽ đến xứ Giuđê, các môn đệ đều kinh ngạc, sững sờ. Họ nhớ lại lần trước khi Ngài ở đó, người Do Thái đã tìm cách giết Ngài. Nói theo cách nói của loài người, lúc này đi đến Giuđê chắc chắn là chọn con đường chết.
Chúa Giêsu cũng đã nói lên một chân lý quan trọng và bất biến. Ngài hỏi: “Trong ngày há chẳng phải có mười hai giờ sao?”. Trong câu hỏi này có ba sự thật quan trọng.
1. Một ngày không thể dứt trước hạn kỳ, một ngày có mười hai giờ, mười hai giờ ấy phải đóng đủ vai trò của chúng, bất chấp những gì xảy ra. Thời gian trong ngày được qui định, chẳng có gì rút ngắn hay kéo dài nó được. Trong qui hoạch thì giờ của Chúa, mỗi người đều có ngày của mình hoặc ngắn hoặc dài.
2. Trong ngày có mười hai giờ, thì giờ đó vừa đủ cho một người làm xong việc, mọi việc phải làm trong ngày, không cần hối hả.
3. Một ngày có 12 giờ, chỉ mười hai giờ thôi, không thể nào kéo dài ra được. Do đó, không nên lãng phí thì giờ. Thì giờ có đủ, nhưng không có thừa. Thì giờ chúng ta có, phải được lợi dụng triệt để.
Câu chuyện thần thoại về bác sĩ Faustus được Christopher Marlowe phổ thành kịch thơ. Faustus đánh cuộc với một con quỉ. Con quỉ bằng lòng làm đầy tớ cho Faustus hai mươi bốn năm liên tiếp, trong thời gian đó, ông muốn gì nó cũng phải thi hành, nhưng hết hạn, ông phải giao linh hồn cho nó. Hai mươi bôn năm trôi qua, thì giờ cuối cùng đã đến. Bây giờ Faustus mới thấy rõ kết quả đánh cuộc của mình với con quỷ khủng khiếp là dường nào.
“A Faustus,
Giờ đây, ngươi chỉ còn một giờ đồng hồ để sống.
Rồi vĩnh viễn bị đọa đày hỏa ngục
Hãy dừng lại, hỡi bầu trời luân chuyển
Để thời gian ngừng trôi, để đêm toi đừng đến
Hỡi mặt trời tươi đẹp, hãy chạy ngược lại
Để mãi mãi là ban ngày
294 WILL!AM B-ARCLAY
11,6-10
Để giờ này không hết
Để Faustus ăn năn, linh hồn được cứu
Ôi trễ rồi, đêm tối lù lù đến
Ngôi sao vẫn chuyển, thời gian vẫn trôi, đồng liồ sẽ điểm
Quỉ sứ sẽ đến, Faustus phải đi đày hỏa ngục!”
Chẳng có gì trên đời có thể thêm cho Faustus một khắc thời gian nào nữa. Đây là một trong những sự kiện hiển nhiên đầy đe dọa trong cuộc sống con người. Trong ngày có mười hai giờ, nhưng cũng chỉ có mười hai giờ thôi. Chúng ta không nhất thiết phải vội vàng, đồng thời cũng không có thì giờ để lãng phí. Trong đời sông, chúng ta có đủ thì giờ, nhưng cũng không có thì giờ nào dư để phí phạm.
Ngày Và Đêm
Gioan 11,6-10
Chúa Giêsu tiếp tục khai triển những gì Ngài vừa nói về thì giờ, Ngài nói nếu một người bước đi trong ánh sáng, sẽ không vấp ngã, nhưng nếu cố đi trong đêm tối, sẽ bị vấp ngã.
1. Một lần nữa, Gioan đã ghi lại những câu nói có hai ý nghĩa, một nghĩa nằm trên mặt và đúng sự thật, một nghĩa nằm bên dưới còn đúng sự thật và thâm thúy hơn. Chúng ta phải học. Ngày của người Do Thái cũng như người Rôma, kể từ lúc mặt trời mọc cho đến mặt trời lặn được chia thành mười hai giờ bằng nhau. Điều đó có nghĩa là ngày đi đôi với mặt trời, nên sự dài ngắn của một giờ thay đổi tùy theo sự dài ngắn của một ngày, theo mùa trong năm. Trên bề mặt, Chúa nói đơn giản rằng người ta sẽ không bị vấp lúc mặt trời đang soi sáng, nhưng khi màn đêm buông xuống, người ta không thấy đường mà đi. Vào thời ấy, ban đêm không có đèn đường, nhất là những vừng thôn quê. Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc chấm dứt cuộc hành trình.
Ở đây, chúng ta thấy Chúa Giêsu dạy người ta phải hoàn tất công việc trong ngày, vì khi đêm đến, không còn làm việc được nữa. Muốn làm gì, tốt nhất là làm xong trước khi ngày chấm dứt. sở dĩ có người bồn chồn, thấp thỏm, vội vã trong đời sống, thường là do họ không làm xong những việc đáng phải xong từ trước. Người
11,11-16
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 295
ta Cần tiêu dùng số vốn thời gian quý báu của mình có bằng cách nào để khỏi phí phạm vào những việc vô ích, dù những việc ấy thích để đến cuối ngày, người ấy khỏi phải mắc nợ về thời gian.
2. Nhưng ẩn bên dưới phần ý nghĩa rõ rệt ấy, còn một nghĩa khác. Ai là người nghe câu nói ánh sáng của thế gian mà không nghĩ đến Chúa Giêsu? Gioan đã nhiều lần dùng chữ “tối tăm” và chữ “đêm”, để nói về một đời sống không có Chúa, một đời sống bị chế ngự bởi điều ác. Trong phần tường thuật về Bữa Tiệc Ly, Gioan đã mô tả Giuđa đi ra thu xếp lần cuối cùng công việc khủng khiếp là phản Chúa: “Còn Giuđa, khi lãnh lấy miếng bánh rồi, liền đi ra. Khi ấy đã tối” (13-30). Bóng tối là lúc người ta lìa bỏ Chúa, là khi điều ác chiếm lấy nsười ấy.
Nền tảng của Phúc Âm là tình yêu của Chúa, nhưng dù muôn dù không, trọng tâm của Phúc Âm cũng có một lời cảnh cáo. Con người chỉ có vừa đủ thì giờ để nhờ Chúa Giêsu làm hòa với Thiên Chúa, nếu bỏ mất cơ hội ấy, phán xét sẽ tiếp theo. Cho nên Chúa Giêsu phán: “Hãy kết thúc công việc quan trọng nhất của ngươi, hãy làm cho xong việc hòa giải với Chúa khi ánh sáng hãy còn trên thế gian. Vì đến lúc bóng tôi ập trên ngươi, chừng đó, đã quá muộn”.
Không Phúc Âm nào nói quả quyết bằng Phúc Âm Gioan về tình yêu của Thiên Chúa đôi với thế gian, cũng không Phúc Âm nào quả quyết bằng Phúc Âm Gioan về tình yêu ấy bị phủ nhận. Trong đó có hai điểm: vinh quang của việc nắm lấy cơ hội đúng lúc, kịp thời, và bi thảm của việc bỏ lỡ cơ hội, trở nên quá muộn màng.
Con Người Không Chịu Rời Bỏ Chúa
Gioan 11,11-16
11 Nói những lời này xong, Người bảo họ: “Ladarô, bạn của chúng ta, dang yên giấc; tuy vậy, Thầy đi đánh thức anh ấy đây. ” 12 Các môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, nếu anh ấy yên giấc được, anh ấy sẽ khoẻ lại. ” Lì Đức Giêsu nói về cái chết của anh Ladarô, còn họ tưởng Người nói về giấc ngủ thường. 14 Bấy giờ Nạười mới
296 WILLIAM BARCLAY
11,1 i-IÖ
nói rõ: “Lơdarô đã chết. 15 Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó, để anh em tin. Thôi, nào chứng ta đến với anh ấy. ” 16 Ông Tôma, gọi là Điđymô, nói với các bạn đồng môn: “Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy!
Gioan lại sử dụng phương pháp thông thường của ông để kể lại cuộc đối thoại của Chúa Giêsu. Trong Phúc Âm Gioan những cuộc đối thoại của Chúa luôn luôn có cùng một kiểu mẫu. Ngài bắt đầu nói một điều có vẻ đơn giản, câu nói đó bị hiểu lầm. Ngài tiếp tục giải thích một cách đầy đủ và rõ ràng hơn điều Ngài muốn nói. Đó là cách Ngài dùng trong cuộc đối thoại với Nicôđêmô về tái sinh (3,3-8), cũng là cách Ngài nói với người đàn bà Samari bên cạnh giếng về Nước hằng sống (4,10-15).
Ớ đây, Chúa Giêsu bắt đầu bằng cách bảo Ladarô đang ngủ. Với các môn đệ, việc ấy nghe ra là một tin mừng, vì chẳng có môn thuốc nào thần diệu hơn là ngủ. Nhưng chữ ngủ bao giờ cũne có một nghĩa sâu xa và nghiêm trọng hơn. Chúa Giêsu từng nói là con gái Giaia đang ngủ (Mt 9,24), đoạn cuối của câu chuyện Stephanô tử đạo ghi là ông ngủ (Cv 7,60), Phaolô nói về những kẻ ngủ trong Chúa Giêsu (lTx 4,13), những người làm chứng cho sự sống lại của Chúa Giêsu bây giờ đã ngủ rồi (lCr 15,6). Cho nên Chúa Giêsu nói rõ cho họ biết là Ladarô đã chết. Ngài tiếp tục nói việc đã xảy ra như vậy là tốt cho họ, vì biến cô" sắp xảy đến khiến họ vững vàng hơn trong đức tin.
Bằng chứng cuối cùng của quyền năng Kitô giáo là nhìn thấy những gì Chúa Giêsu thực hiện. Có thể lời nói không đủ sức thuyết phục, nhưng không ai chối cãi được khi thấy Thiên Chúa hành động. Một sự kiện hết sức đơn giản, đó là quyền phép của Chúa Giêsu đã từng biến đổi kẻ hèn nhát thành anh hùng, kẻ nghi ngờ thành người vững tin, kẻ ích kỷ thành người sấn lòng phục vụ. Trên tất cả, quyền năng của Chúa Giêsu đã biến kẻ xấu thành người tốt.
Đó là trách nhiệm nặng nề đã phó thác cho mỗi Kitô hữu. Ý của Chúa muôn mỗi chúng ta phải là một bằng chứng sống cho quyền phép của Ngài. Nhiệm vụ chúng ta không chỉ là giới thiệu Chúa cho người khác bằng lời nói, mà họ vẫn luôn tranh luận, nhưng là chứng minh bằng những gì Chúa Giêsu đã làm cho chúng
11,1 l-lö
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 297
ta trong đời sống hàng ngày. Ông John Reith đã nói: “Tôi không thích những cơn khủng hoảng, nhưng thích những cơ hội mà các cơn khủng hoảng đem đến”. Cái chết của Ladarô là một khủng hoảng. Chúa Giêsu mừng vì nó đã đưa đến cho Ngài cơ hội, chứng minh quyền năng lạ lùng của Thiên Chúa. Với chúng ta, mỗi cơn khủng hoảng cũng phải trở thành một cơ hội như vậy.
Lúc đó, có thể nhiều môn đệ không theo Chúa Giêsu nữa. Mọi người đều cảm thấy lên Giêrusalem tức là tìm cái chết, và họ đang do dự. Bỗng giọng nói chua chát, đơn độc của Tôma vang lên: '‘chúng ta cũng hãy tới đó để chết với Ngài”.
Vào thời đó, người Do Thái đều có hai tên, một tên Do Thái để gọi trong những người thân, một tên Hy Lạp được dùng rộng rãi hơn, ngoài xã hội. Tôma là tên Do Thái, Điđimô là tên Hy Lạp có nghĩa là sinh đôi. Cũng vậy, như Phêrô là tên Hy Lạp, Kêpha là tên Do Thái, có nghĩa là đá. Tabitha là tên Do Thái, Đôca tên Hy Lạp, có nghĩa là nai cái.
Lúc này Tôma đã tỏ ra có lòng can đảm cao độ. Theo R.H.Stracchan, trong lòng Tôma “không có một đức tin đầy kỳ vọng, nhưng có tuyệt vọng với lòng tận trung”. Nhưng Tôma đã xác quyết một điều: dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, ông vẫn không lìa bỏ Chúa Giêsu.
Gibert Frankau thuật lại chuyện về một người bạn là sĩ quan trinh sát pháo binh trong trận Thế Chiến 1914-1918, anh ta có nhiệm vụ lên một khinh khí cầu neo lơ lửng trên không, quan sát những quả đạn pháo bắn ra rơi vào đâu, và báo cho những người bắn biết là đạn rơi gần hoặc xa mục tiêu. Đây là một trong những nhiệm vụ nguy hiểm nhất mà một người được giao phó. Vì khinh khí cầu này bị neo lơ lửng nên cũng vô phương tránh né, anh phải ngồi đó, làm đích cho các họng súng và máy bay địch. G.Frankau đã nói về người đó: “Mỗi lần anh phải đi lên khinh khí cầu như vậy thì thần kinh bị căng thẳng đến cực độ, nhưng anh vẫn không chịu bỏ cuộc”.
Đây là hình thức cao nhât của lòng dũng cảm. Dũng cảm không có nghĩa là không biêt sợ. Nếu chúng ta không biết sợ hãi thì làm bất cứ chuyện gì cũng dễ dàng. Nhưng sự can đảm đích thực là ý thức toàn diện về điều tệ hại có thể xảy đến, ý thức đến độ sợ hãi
298 WILLIAM BARCLAY
11,17-19
cùng cực, nhưng vẫn làm việc phải làm. Đó là tâm trạng của Tôma lúc bấy giờ. Biết sợ thì chẳng có gì phải xấu hổ cả, nhưng có thể ông đã xấu hổ nếu để sự sợ hãi ngăn chặn mình làm chuyện mà từ đáy lòng biết là phải làm.
Tang Gia
Gioan 11,17-19
77 Khi đến nơi, Đức Giêsu thấy anh Ladarô đã chân trong mồ được bốn ngày rồi. M’Bêtcinia cách Giêrusalem không đầy ba cây số. 19 Nhiều người Do Thái đến chia buồn với hai cô Mácta và Maria, vì em các cô mới qua đời.
Để hình dung được khung cảnh này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu một ngôi nhà của người Do Thái khi có tang chế như thế nào. Thông thường tại Palestine, vì khí hậu nóng nên ngay sau khi có người chết, việc chôn cất cần thực hiện càng sớm càng tốt. Dĩ nhiên, thỉnh thoảng cũng có trường hợp phải trì hoãn, nhưng thường việc tẩm liệm, chôn cất phải thực hiện trong thời gian ngắn nhất. Đã có thời ở Palestine, việc chôn cất người chết rất tốn kém, vì phải dùng các loại hương liệu quí giá để xông và xức xác. Xác chết được mặc loại áo dài đẹp nhâL Tất cả của cải, tài vật đáng giá của người chết đều được chôn với thi hài người ấy. Đến giữa thế kỷ thứ nhất, việc chôn cất trở thành hoang phí. Theo thói thường, những dịp như thế không ai chịu thua kém láng giềng mình, từ tấm vải liệm, áo choàng xác, đến tài sản để chôn theo kẻ chết, điều đó làm cho việc ma chay càng tốn kém hơn. vấn để trở thành một gánh nặng khó chịu đựng nổi, nhưng chẳng ai nghĩ đến việc thay đổi. Cho đến thời một rabi danh tiếng là Gamalien đệ nhị. Ông ra lệnh khi ông qua đời, phải liệm ông trong chiếc áo dài bằng vải gai thô sơ nhất, sau đó, đã phá bỏ được các tục lệ chôn cất nhằm tỏ vẻ khoe khoang. Cho đến ngày nay, mỗi lần có đám tang, họ uống một chén rượu để kỷ niệm rabi Gamalien, người đã cứu họ khỏi phô trương, khoe khoang. Từ đó trở đi, thi thể chỉ được bọc bằng vải đơn sơ, mà đôi khi người ta còn gọi bằng một tên thật đẹp là “chiếc áo lữ hành”.
11,17-19
TIN MỪNG THEO THANH GIOAN /vv
Người dự tang lễ càng đông càng tốt, theo phép lịch sự, và cũng để phân ưu với tang gia, những ai có thể, đều đi đưa đám. Một tục lệ lạ lùng là đàn bà phải đi trước dẫn đầu đám tang, người ta cho rằng đàn bà là người phạm tội đầu tiên, do đó sự chết đã vào thế gian, vì thế họ phải dẫn đầu đám tang đi đến mồ mả. Tại huyệt, người ta đọc điếu văn và phân ưu, người ta mong mỗi người đều bày tỏ lời phân ưu sâu xa nhất của mình. Khi rời huyệt mả, người đưa đám đứng thành hai hàng dài để tang gia đi qua giữa khách. Nhưng cũng có một tập tục thật hay và là một luật lệ khôn ngoan, không để tang gia bị hành hạ bởi các câu chuyện, lời nói vô ích, không đâu. Họ được để yên một mình với đau khổ của riêng họ.
Tại nhà tang, có những tập tục đã được qui định. Bao lâu xác chết còn trong nhà, cấm ăn thịt và uổng rượu, cấm đeo túi da đựng những câu Kinh Thánh, cùng cấm mọi việc nghiên cứu học hành. Không được nấu ăn trong nhà, và nếu ăn uống, cũng khônc được ăn uống trước mặt người chết. Ngay sau khi người chết được đem đi, mọi bàn ghế trong nhà đều phải lật ngược, tang gia phải ngồi trên nền đất hoặc trên các ghế thấp. Từ mộ về, bạn bè của tang gia nấu dọn một bữa ăn gồm bánh mì, trứng luộc và đậu. Đậu và trứng tròn, tượng trưng cho đời sống luôn luôn lăn về cái chết.
Những ngày tang chế kéo dài suốt một tuần lễ, mà ba ngày đầu là những ngày than khóc. Trong bảy ngày này tang gia không được xức dầu, mang giày dép, học tập, hoặc làm bất luận việc gì, kể cả tắm rửa. Tuần tang chế được nối tiếp bằng ba mươi ngày tang chế nhẹ hơn»
Vậy, lúc Chúa Giêsu gặp đám đông người tại Bêtania, Ngài thây cảnh thường gặp trong nhà một người Do Thái đang có tang. Với người Do Thái, đến phân lỉu với tang quyến và bạn bè người chết là bổn phận thiêng liêng. Kinh Talmud dạy rằng ai thăm viếng kẻ đau ốm là giải thoát linh hồn mình khỏi địa ngục; còn với Maimonides, học giả Do Thái thời trung cổ, thì thăm viếng người đau ốm có giá trị hàng đầu trong các việc từ thiện. Trong Do Thái giáo, việc thăm viếng kẻ đau yếu, chia buồn với neười đau khổ là điều thật quan trọng. Một rabi đã giải nghĩa Đệ Nhị Luật 13,4 “các ngươi phải theo Đức Chúa là Thiên Chúa các ngươi”, là lệnh truyền cho chúng ta phải làm theo những gì Thiên Chúa đã làm mà Kinh Thánh cho biết. Ngài mặc áo cho kẻ trần truồng (St 3,21),
300 WILLIAM BARCLAY
11,20-27
thăm viếng kẻ đau ốm (St 18,1), an ủi kẻ tang chế (St 25,11), chôn kẻ chết (Đnl 34,6). Chúng ta bắt chước Chúa trong mọi việc đó.
Kính trọng naười chết và phân ưu với tang quyến là một phần quan trọng trong bổn phận của người Do Thái. Khi những níĩười trong tang gia rời mộ, họ quay lại và nói: “Chúc đi bình an”. Không bao giờ họ nói đến tên người chết mà không kèm theo lời chúc. Cách người Do Thái nhấn mạnh bổn phận bày tỏ lòng thương cảm đối với tang gia có những điểm thật dễ dàng. Chúa Giêsu đến Bêtania hôm ấy vì tất cả những người đến phân ưu cùng tang quyến.
Sự Sông Lại Và Sự Sông
Gioan 11,20-27
20 Vừa được tin Đức Giẽsu đến, cô Mácta liền ra đón Người. Còn cô Maria thì ngồi ở nhà.21 Cô Mcicta nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, nếu cô Thầy ở đây, em cơn đã không chết. 22 Nhưng bây giờ con biết: Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy. ”23 Đức Giêsu nói: “Em chị sẽ sống lại! 24 Cô Mácta thưa: “Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết. ” 25 Đức Giêsu liền phán: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sôhg. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. 26 Ai sống vồ tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không?" 27 Cô Máctci đáp: “Thưa Thầy, cố. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian. ”
Trong câu chuyện này, Mácta cũng được mô tả đúng cá tính của nàng. Khi Luca nói về Mácta và Maria (10,38-42), ông đã cho biết một Mácta năng động, còn Maria là người thích ngồi yên. Ớ đây cũng vậy, ngay sau khi có tin báo Chúa Giêsu sắp đến, Mácta đã đi đón Ngài, vì cô không thể ngồi yên một chỗ, trong khi Maria còn trì hoãn phía sau.
Lúc gặp Chúa, Mácta thốt lên những lời tích chứa trong lòng mình. Trong Kinh Thánh, đây là một trong những câu nói đầy nhân tính hơn cả, lời cô nửa trách móc vì không cầm lồng được, nửa tin tưởng không hề lay chuyển. Cô nói: “nếu có Thầy ở đây thì em con đã không chết”. Qua lời nói, chúng ta có thể đọc rõ tâm trí Mácta.
11,20-27
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 301
CÔ muốn nói rằng: “Lúc được chúng tôi báo tin, sao Chúa không chịu đến ngay? Bây giờ Chúa đến thì đã muộn mất rồi”. Ngay sau khi thốt ra những lời ấy, tiếp theo là những lời nói trong đức tin, một đức tin thách thức mọi sự kiện, mọi kinh nghiệm. Cô nói bằng một niềm hy vọng trong tuyệt vọng: “Tuy nhiên, con biết rằng Thiên Chúa sẽ ban cho Thầy bất luận điều gì Thầy xin”.
Chúa Giêsu nói thẳng: “Em chị sẽ sống lại”, Mácta đáp: “Con biết rõ em con sẽ sống lại cùng với mọi người trong ngày sau hết”. Đây là điểm đáng cho chúng ta lưu ý. Trong Kinh Thánh có một sự kiện hết sức lạ lùng là nhiều người thời Cựu Ước không có niềm tin về sự sống lại sau khi chết. Vào thời cổ, người Do Thái tin linh hồn của tất cả mọi người, thiện cũng như ác, đều xuống âm phủ (Sheol) như nhau. Âm phủ đã bị dịch sai là hỏa ngục (hell), vì âm phủ không phải là chỗ người ta chịu khổ hình, đau đớn, mà là xứ của bóng tối, mọi người đều phải đến đó như nhau. Tại đó họ sống một cuộc đời mơ hồ, mờ mịt, không có sức lực, không có niềm vui, như những bóng ma vậy. Đó là niềm tin của một phần Cựu Ước. “Vì trong sự chết chẳng còn nhớ đến Chúa nữa, nơi âm phủ, ai sẽ cảm tạ Chúa?” (Tv 6,5), “làm đổ máu tôi, khiến tôi xuống mồ mả có ích chi chăng? Bụi tro lại khen ngợi Chúa ư? Sẽ truyền bá sự chân thật của Ngài sao?” (Tv 30,9). Tác giả Thánh Vịnh nói về những kẻ bị giết nằm trong mồ mả mà Chúa không còn nhớ đến, là kẻ bị truất khỏi tay Chúa (Tv 88,5), “Chúa lại vì kẻ chết mà sẽ làm phép ]ạ sao? Những kẻ qua đời sẽ chỗi dậy để ngợi khen Chúa? Sự nhân từ Chúa sẽ được truyền ra trong mồ mả sao? Hoặc sự thành tín của Chúa được rao truyền trong vực sâu ư? Các phép lạ Chúa sẽ được rõ trong xứ bị bỏ quên ư?” (Tv 88,10-12), “Kẻ chết hoặc kẻ nín lặng, chẳng ngợi khen Đức Chúa” (Tv 115,17). Giảng viên nói cách chua chát: “Mọi việc tay người làm được, hãy làm hết sức mình, vì dưới âm phủ, là nơi người đi đến, chẳng có việc làm, chẳng có mưu kế, cũng chẳng có tri thức, hay là sự khôn ngoan” (Gv 9,10). Chính sự bi quan của Êdêkhia đã khiến vua tin rằng “Nơi âm phủ chẳng ngợi khen Chúa được, vì sự chết chẳng tôn vinh Ngài được, những kẻ đã xuống mồ, chẳng còn trông cậy nơi sự thành thật của Ngài nữa” (Is 38,18). Xứ chết là xứ của sự vắng lặng, xứ bị bỏ quên, nơi cái bóng của người ta bị phân cách nhau, cũng như bị phân cách với Chúa. Như J.E.Mofadyen đã viết: “Có ít điều lạ lùng hơn thê trong suốt chiều dài của lịch sử tôn giáo, tức
302 WILLIAM BARCLAY
11,20-27
là qua nhiều thế kỷ người ta đã sống những cuộc đời cao quý, làm nhiệm vụ và chịu đau khổ, mà chẳng có chút hy vọng gì về phần thưởng trong tương lai”.
Họa huần lắm mới có người trong Cựu Ước dám mạo hiểm nhảy vọt một bước bằng đức tin. Tác giả Thánh Vịnh kêu lên: “Xác tôi cũng sẽ nghỉ yên, vì Chúa sẽ chẳng bỏ linh hồn tôi trong âm phủ, cũng không để cho người thánh của Chúa thây sự hư nát. Chúa sẽ chỉ cho tôi biết con đường sự sống, trước mặt Chúa có trợn niềm vui thỏa, bên hữu Chúa có điều vui sướng vô cùng” (Tv 16,9-11 ), “song tôi cứ ở cùng Chúa luôn luôn, Chúa đã nắm lấy tay hữu tôi, Chúa sẽ dùng sự khuyên dạy mà dẫn dắt tôi, rồi sau sẽ tiếp rước tôi trong sự vinh hiển” (Tv 73,23.24). Niềm tin quả quyết của tác giả Thánh Vịnh, đó là khi con người đã thật sự thông hiệp với Chúa thì cả sự chết cũng không thể phá vỡ được mối liên hệ đó. Ông cảm thấy sợi dây kết chặt Chúa với người ấy sẽ tồn tại vượt thời gian. Nhưng ở thời điểm đó, nó chỉ là một bước nhảy tuyệt vọng của đức tin hơn là một sự xác tín vững vàng. Cuối cùng, trong Cựu Ước có một niềm hy vọng bất tử mà chúng ta thấy nơi Gióp. Đứng trước tất cả sự tàn phá khủng khiếp, ông reo lên: “Tôi biết có một Đấng vô địch đang sống, một ngày kia Ngài sẽ đứng trên tro bụi của tôi, phải có một Đấng sẽ đứng dậy làm nhân chứng cho tôi, và tôi sẽ nhìn xem Ngài như Người Bảo Hộ là Thiên Chúa, Đấng mắt tôi sẽ nhìn xem, chứkhông phải ai xa lạ” (G 14,7-12, bản dịch của J.E. Mofadyen). Ớ đây, chúng ta nhìn thây trong Gióp mầm mống thật của niềm tin vào sự bất tử của người Do Thái.
Lịch sử của dân Do Thái là lịch sử của những tai họa, lưu đày, nô lệ và thất bại. Thế nhưng họ vẫn có một niềm tin không gì lay chuyển, họ là một dân tộc thuộc riêng về Chúa. Thế gian này đã không thể hiện được, và sẽ chẳng bao giờ thể hiện được điều đó. Cho nên điều không thể tránh được là họ kêu gọi đến thế giới mới, để bù đắp cho sự thiếu sót của thế giới cũ. Họ tiến tới chỗ nhận thức rằng nếu muốn qui hoạch của Chúa được thực hiện hoàn toàn, sự công chính của Chúa được thành tựu, tình thương của Ngài được thỏa mãn, cần phải có một thế giới khác, một cuộc đời khác. Galloway đã nói: “Những câu đô" nát óc không phải là màn chót trong tấn thảm kịch của loài người’. Chính cảm thức đó đã đưa người Do Thái đến niềm tin phải có đời sau.
11,20-27
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 303
Thật ra, vào thời Chúa Giêsu, nhữnơ người theo phái Xađốc vẫn không chịu tin có một đời sống khác sau khi chết. Nhưng các Pharisêu và đa số người Do Thái thì tin. Họ bảo: Chính ở phút lâm chung của con người, hai thế giới của thời gian và của cõi đời đời đã gặp nhau và bắt tay nhau. Họ bảo những kẻ chết được nhìn xem Chúa, họ không chịu gọi những người ấy là kẻ chết, mà gọi là người sông. Theo cách trả lời của Mác-ta, rõ ràng cô đã bày tỏ được cao điểm đức tin của dân tộc mình.
Sự Sống Lại Và Sự Sông
Gioan 11,20-27
Ngay lúc Mácta công bố niềm tin của Do Thái giáo chính thống có đời sau, Chúa Giêsu liền đưa niềm tin ấy đến một ý nghĩa mới mẻ, sống động hơn. Ngài phán: “Ta là sự Sông Lại và là Sự Sông, kẻ nào tin Ta thì sẽ sống, mặc dù đã chết rồi. Còn ai sống và tin Ta thì không hề chết”. Chứa Giêsu muốn nói gì? Có thể dành cả một đời người để suy gẫm cũng chưa hiểu hết câu đó, nhưng chúng ta cố gắng lãnh hội phần nào ý nghĩa câu nói ấy trong phạm vi có thể được.
Chắc chắn Chúa Giêsu không nghĩ về đời sông thể xác, vì theo phương diện thể xác, một người tin Chúa Giêsu không bao giờ chết, quả là một điều không đúng sự thật. Kitô hữu cũng trải qua sự chết thể xác như mọi người. Như vậy chúng ta phải đào sâu hơn, chứ không chỉ hiểu về phương diện thể xác.
1. Chúa Giêsu đang nghĩ đến sự chết do tội lỗi. Ngài muốn nói: “Cho dù có người đã chết trong tội lỗi, vì cớ tội mà đánh mất tất cả ý nghĩa sông của đời mình, ta vẫn có thể khiến người ấy sống lại”. Đây là lời Chúa hứa, Ngài có thể khiến một cuộc đời đã chết trong tội lỗi được sông lại. Lịch sử đã chứng nghiệm rất nhiều trường hợp. A.M.Chirgwin nêu ra một chứng từ hiện đại là Tokichi Ishii có thành tích giết người không ai sánh kịp, anh ta đã giết cả đàn ông, đàn bà, trẻ con một cách vô cùng tàn bạo. Bất cứ ai cản trở anh, đều bị anh loại trừ không thương tiếc. Trong khi Ishii ở trong ngục chờ chết, có hai phụ nữ người Canada đến thăm, cố gắng bắt chuyện với anh qua các song sắt, nhưng anh nhìn họ như con thú
304 WILLIAM BARCLAY
11,20-27
dữ trong chuồng nhìn ra. Cuối cùng, họ không cố gắng nữa, tặng anh qưyển Kinh Thánh rổi bỏ đi, với hy vọng sách ấy thành công thay chỗ thất bại của họ. Anh bắt đầu đọc Kinh Thánh, và khi đã bắt đầu thì không dừng lại được nữa. Anh cứ đọc, đến câu chuyện Chúa Giêsu bị đóng đinh, đọc đến câu “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm...”. Những lời ấy làm tan vỡ lòng anh, anh nói: “Tôi ngưng đọc, tôi bị đánh trúng tim, dường như có cây đinh một tấc đã đâm thâu tim tôi, tôi có thể bảo đó là tình yêu của Chúa Kitô chăng? Tôi có thể gọi đó là lòng thương xót chăng? Tôi không biết phải gọi là gì cả, tôi chỉ biết một điều là tôi tin, và tấm lòng cứng cỏi của tôi đã được biến đổi”, về sau, khi viên cai ngục đến dẫn người tử tội ấy ra pháp trường, ông đã không thấy con người cứng cỏi, tàn bạo như ông chờ đợi, mà thấy một người đang mỉm cười rạng rỡ, vì kẻ sát nhân đã được tái sinh. Chúa Giêsu đã khiến Ishii sống lại.
Không cần phải đi đến mức tận cùng như Ishii, người ta vẫn có thể ích kỷ đến độ trở thành một kẻ chết trước nỗi thiếu thôn của người khác. Người ta có thể trở thành vô tri, vô giác như một kẻ đã chết trước sự đau khổ cửa đồng bào. Người ta có thể dấn thân vào việc bất lương, phi pháp đến độ chẳng còn biết vinh nhục gì nữa. Một người có thể lâm vào tuyệt vọng đến độ tê liệt, bất động, đó là sự chết tâm linh. Chúa Giêsu có thể khiến những người ấy sống lại. Lịch sử đã chứng minh, Ngài từng khiến triệu triệu người như thế sống lại. Ngày nay khi được Ngài chạm đến, quyền phép ngàn xưa ấy vẫn không suy giảm chút nào.
2. Chúa Giêsu cũng nghĩ đến cuộc đời mai sau, Ngài làm sống lại niềm xác tín rằng chết chưa phải là hết. Những lời cuối cùng của Edward, Người Xưng Tội, là “Xin đừng khóc, tôi không chết đâu, vì đang lúc tôi rời bỏ xứ của kẻ chết này, tôi tin mình sẽ trông thấy hạnh phúc của Chúa trong xứ của những người sống”. Chúng ta gọi thế giới này là xứ sở của những người sông, nhưng thật ra phải gọi đó là xứ của những kẻ đang chết. Nhờ Chúa Giêsu, chúng ta biết khi cái chết đến, chúng ta sẽ không ra khỏi xứ của người sống, nhưng đi vào xứ của kẻ sống. Nhờ Chúa Giêsu, chúng ta biêt mình đang hành trình, không phải về hướng mặt trời lặn, nhưng về phía mặt trời mọc. Mary Webb đã nói: “Cái chết là khung cửa mở vào đường đi lên trời”. Theo nghĩa xác thực nhất, chúng ta không ở trên con đường đi đến sự chết, mà đang trên đường đến sự sống.
I 1,28-33
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 305
Làm thế nào để việc ấy có thể xảy ra? Nó xảy ra khi chúng ta tin nhận Chúa Giêsu. Tin Chúa Giêsu nghĩa là chấp nhận tất cả những gì Chúa đã phán, xem đó là sự thật, là chân lý tuyệt đối, và neo chặt đời sống mình vào đó bằng một niềm tin trọn vẹn. Khi làm như vậy, chúng ta được bước vào hai mốì liên hệ mới:
1) Với Thiên Chứa. Khi tin Thiên Chúa vốn đúng như những gì Chúa Giêsu từng nói về Ngài, chúng ta tin tuyệt đối vào tình yêu của Chúa, tin chắc rằng trên hết mọi sự, Chúa là Đấna Cứu Chuộc. Sự sợ chết tiêu tan, vì chết chỉ có nghĩa là đến với Đấng yêu thương linh hồn mình, trên thế giới này chẳng bao giờ có một Đấng giống như vậy.
2) Với đời sống. Khi chúng ta chấp nhận lối sống của Chúa và dấn thân vào đó, lấy các mệnh lệnh Ngài làm luật lệ, chúng ta nhận thức rằng Ngài luôn có mặt để trợ giúp chúng ta sống cuộc đời mà Ngài đã truyền dạy ta phải sống, thì đời sống trở thành một cái gì hết sức mới mẻ. Nó được mặc lấy vẻ đẹp mới, vẻ đáng yêu mới, sức mạnh mới, chiến thắng mới. Có thể nói, khi chúng ta chấp nhận đường lối sinh hoạt của Chúa Kitô làm nếp sống cho chính mình, lúc ấy cuộc đời mới đána cho chúng ta tiếp tục. Nó trở thành một điều đẹp đẽ đáng yêu đến nỗi chúng ta không thể nào nghĩ được rằng nó sẽ kết thúc cách dở dang.
Khi tin nhận Chúa Giêsu, tiếp nhận những gì Ngài phán dạy về Thiên Chúa, về đời sống, và khi bám chặt mọi sự vào đó, chúng ta thật sự được sống lại, được giải phóng khỏi sự sợ hãi, vốn là đặc tính của đời sống không có Chúa. Chúng ta sẽ được giải phóng khỏi thât vọng, vì nó là đặc tính của đời sống bị tội lỗi cai trị. Chúng ta thoát khỏi sự trống rỗng của cuộc đời không có Chúa Kitô. Chúng ta được hồi sinh từ cõi chết của tội lỗi, đời sống sẽ trở nên vô cùng phong phú, đến độ không thể nào chết được, và sẽ nhận thấy, chết chỉ là sự chuyển tiếp qua một đời sống cao cả hơn.
Chúa Giêsu Thổn Thức Xao Xuyến
Gioan 11,28-33
28 Nói xong, cô đi gọi em là Maria, và nói nhỏ: “Thầy đến rồi, Thầy gọi em đấy! 29 Nghe vậy, cô Maria vội đứng lên và đến với
306 WILLIAM BARCLAY
I 1,ZÖ-J-5
Đức Giêsu. M Lúc đó, Người chưa vào làng, nhiữig vẫn còn ở chỗ cô Mácta đã ra đón Người. Những người Do Thái đanẹ ở trong nhà với cô Maria để chia buồn, thấy cô vội vã đứng dậy đi ra, liền ổi theo, tưởng rằng cô ra mộ khóc em.
-ì2 Khi đến gần Đức Giêsu, cô Maria vừa thấy Người, liền phũ phục dưới chân và nói: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết. ” J3 Thấy cô khóc, và những người Do Thái đi với cô cũng khóc, Đức Giêsu thổn thức trong lòng và xao xuyến.
Mácta trở về báo tin cho Maria biết Chúa đã đến. Cô báo tin ấy cách kín đáo, không cho khách biết, vì muốn Maria được vài giây phút tiếp xúc riêng với Chúa Giêsu trước khi đám đông vây lấy họ. Nhưng khi khách thấy Maria đứng dậy và vội vàng đi ra, họ nghĩ cô đi viếng mộ Ladarô. Theo tập tục, đặc biệt cho nữ giới, người Do Thái có lệ đến mộ người chết trong tuần lễ đầu sau khi chôn cất, để than khóc bất cứ lúc nào có cơ hội. Lời chào của Maria cũng giống như lời chào của Mác-ta. Phải chi Chứa Giêsu đến sớm thì chuyện không may đã chẳng xảy ra, chắc là Ladarô vẫn còn sống.
Chúa Giêsu thây Maria và cả đám đông đến phân ưu đều khóc. Khóc đây không phải là rướm lệ, mà là những tiếng khóc ngất, nức nở. Theo quan niệm của người Do Thái, sự than khóc càng tự do không kiềm chế, càng chứng tỏ lòng họ quí trọng người chết.
Đến đây, chúng ta gặp một vấn đề về phiên dịch. Có bản dịch, chúng ta đọc “đau lòng cảm động” là do động từembrimasthai. Nó được dùng ở ba chỗ khác nữa trong Tân Ước. Một là trong Mát- thêu 9,30 lúc Chúa Giêsu nghiêm bảo người mù đừng công bố sự kiện Ngài vừa chữa lành cho anh, hai là trong Máccô 1,43 Chúa Giêsu lấy giọng thật nghiêm bảo người phong đừng loan truyền việc Ngài đã chữa cho anh được sạch, ba là trong Máccô 14,5 khi chép về trách cứ một phụ nữ đã xức một loại dầu đắt tiền cho Chúa Giêsu, vì họ cho rằng việc bày tỏ tình thương đó là một hành động lãng phí. Chúng ta thây trong cả ba trường hợp trên, các từ đều ngụ ý một sự nghiêm nghị gần như là tức giận. Đúng hơn nó ngụ ý trách cứ, quở mắng, đưa ra một mệnh lệnh nghiêm khắc để người ta phải tuân hành. Một số người muốn dùng ý đó ở đây, và dịch là: “Chúa Giêsu xúc động đến độ giận dữ”.
11,28-33
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 307
Tại sao lại giận dữ? Rất có thể vì hai lý do. Có người cho rằng khách đến viếng tang gia tại Bỗtania chỉ khóc than cách giả hình. Chính sự đau buồn giả tạo đó khiến Chúa Giêsu tức giận. Có thể điều ấy đúng cho khách, tuv trong câu chuyện không có điểm nào cho thấy họ đau buồn cách giả tạo cả. Nhưng chắc chắn điều đó không thể nào đúng với Maria được, khó có thể cho rằng chữ embrimasthai ở đây có nghĩa tức giận. Maffatt dịch: “Chúa Giêsu xót xa tron2 lòng” (chữ xót xa có vẻ quá yếu để áp dụng cho Chúa Giêsu). Một bản khác dịch: “Chúa Giêsu cảm động sâu xa trong lòng”, dịch như thế cũng không tả đủ sắc thái của từ ấy trong trường hợp bất thường này. Ông Riew dịch là: “Chúa bị xúc động đến run người”. Đây là câu gần ý nghĩa đích thực hơn hết. Theo tiếng Hy Lạp cổ điển, chữ embrimasthai, thường chỉ con ngựa vừa khịt khịt mũi, vừa run run toàn thân. Tại đây, có nghĩa là Chúa Giêsu đã xúc động đến độ bật lên một tiếng nấc xuất phát tự thâm tâm Ngài.
Đây cũng là một trona những điều quý báu nhất của Phúc Âm. Chúa Giêsu đã đi sâu vào những tấm lòng đau thương đến độ chính lòng Ngài cũng đau đớn như vậy.
Còn hơn thế nữa, với bất cứ người Hy Lạp nào, (chúng ta cần nhớ là Phúc Âm này nhằm viết cho người Hy Lạp), đây là một hình ảnh phi thường và khó tin. Gioan đã viết sách này với chủ đề là trong Chúa Giêsu, chúna ta nhìn thấy tâm trí của Thiên Chúa. Nhưng với người Hy Lạp, đặc tính đầu tiên của Thiên Chúa là apatheia, nghĩa là một thái độ lạnh lùng và dửng dưng, hoàn toàn không cảm xúc.
VI sao họ gán cho Chúa đặc tính đó? Họ lý luận như sau: nếu ta cảm thấy buồn vui, hạnh phúc, đau khổ, nghĩa là đã có một ai đó ảnh hưởng trên ta, đưa đến cho ta niềm vui hay nỗi đau khổ. Nếu ai đó gây được ảnh hưởng trên ta, điều đó có nghĩa là ngay trong khoảnh khắc ấy, người đó mạnh hơn, lớn hơn ta. Nhưng chẳng ai có thể lớn hơn, mạnh hơn Thiên Chúa được. Do đó, Thiên Chúa không thể có cảm giác, cảm xúc vì chẳng ai có thể đem niềm vui hay nỗi buồn đến cho Ngài được. Người Hy Lạp tin vào một Thièn Chúa cô đơn, cô lập, không có tình cảm, cũng không có lòng thương xót.
308 WILLIAM BARCLAY
11,34-44
Chúa Giêsu đã bày tỏ một Thiên Chúa khác hẳn, một Thiên Chúa có tấm lòng rung động, đau thương trước nỗi đau thương của dân Ngài. Lúc Gioan ghi lại câu chuyện này, ông đã vẽ một bức tranh hoàn toàn mới mẻ về Thiên Chúa. Điều khích lệ nhất mà Chúa Giêsu cho chúng ta biết là Thiên Chúa vẫn quan tâm, chú ý và lo lắng cho chúng ta.
Tiếng Nói Đánh Thức Kẻ Chết
Gioan 11,34-44
34 Người hỏi: «Các người để xác anh ấy ở đâu?” Họ trả lời: «Thưa Thầy, mời Thầy đến mà xem.» 35 Đức Giêsu liền khóc. 36 Người Do Thái mới nói: «Kìa xem! Ông ta thương anh Ladarô biết mấy! J7 Có vài người trong nhóm họ nói: «Ông ta đã mở mắt cho người mù, lại không thể làm cho anh ấy khỏi chết ư? ”38 Đức Giêsu lại thổn thức trong lòng. Người đi tới mộ. Ngôi mộ đó là một cái hang có phiến đá đậy lại.39Đức Giêsu nói: «Đem phiến đá này đi.» Cô Mác-ta là chị người chết liền nói: «Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày.» 40Đức Giêsu bảo: «Ncio Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?" 41 Rồi người ta đem phiến đá đi. Đức Giêsu ngước mắt lên và nói: «Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con.42 Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời COIÍ, nhưng vì dân chúng đứng quanh đây, nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con.» 43 Nói xong, Người kêu lớn tiếng: «Anh Laclarô, hãy ra khỏi mồ! 44 Người chết liền ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn. Đức Giêsu bảo: «Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi.»
Chúng ta đến đoạn cuối của câu chuyện. Một lần nữa, chúng ta được thấy Chúa Giêsu xúc động vì nỗi lo âu của con người, Ngài chia sẻ nỗi lo âu đó với chúng ta. Với độc giả người Hy Lạp, câu “ Chúa Giêsu liền khóc” ngắn ngủi ở đây có thể là điều đáng ngạc nhiên hơn hết trong cả câu chuyện đáng kinh ngạc này. Ngài vốn là Con Thiên Chúa mà lại khóc, thật là cả một chuyện khó tin đối với người Hy Lạp thời bấy giờ.
Muốn hiểu cho đúng cảnh tượng ở đây, chúng ta phải hình dung một ngôi mộ điển hình tại xứ Palestine. Thường thì ngôi mộ
] 1,34-44
TIN MỪN£ THEO THÁNH GIOAN 309
là một hang đá thiên nhiên hay là một hốc mà người ta đục từ tảng đá lớn. Có một lối vào để khi xác đã được liệm được đem đến, trước hết được đặt tại đó. phía trong cửa vào là một cái hang thường dài khoảng 2m, rộng 3m, cao 3,5m, phía trong mộ thường có tám cái kệ đục trong vách đá, ba cái ở hai bên, hai cái ở phía vách đốì diện cửa ra vào, xác người chết được đặt trên những cái kệ đó. Thân thể được bọc bằng quần áo vải, nhưng tay chân được quân bằng băng, đầu trùm khăn riêng ra. Phần mộ thường không có cửa để đóng hoặc mở, nhưng phía trước có rãnh đá, có một tảng đá lớn tròn như bánh xe nằm trong rãnh đó để lăn chận đóng cửa huyệt lại.
Chúa Giêsu yêu cầu người ta lăn tảng đá ấy đi. Mác-ta nghĩ, chỉ có một lý do mà Ngài bảo mở cửa mộ, đó là để Ngài được nhìn gương mặt người bạn của Ngài lần cuối cùng. Mác-ta thấy làm thế chẳng được an ủi gì, làm sao được an ủi khi nhìn vào thi thể méo mó, đáng ghê tởm vì đang thối rữa của một người chết? Cô nói rõ Ladarô bị chôn trong mộ đã bốn ngày rồi. Người Do Thái tin rằng hồn ma của kẻ chết còn bay lượn chung quanh ngôi mộ trong bốn ngày, tìm cách để nhập lại vào xác người chết. Nhưng sau bốn ngày thì các hồn ma sẽ phải bỏ đi luôn, vì gương mặt người chết đã thối rữa đến nỗi không còn nhận diện được nữa.
Có mấy điểm cần ghi nhận ở đây:
1. Chúa Giêsu đã cầu nguyện. Quyền phép xuất phát từ Ngài không phải là quyền phép của riêng Ngài, nhưng là quyền phép của Thiên Chúa. Godet nói: “Phép lạ chính là lời cầu nguyện được chấp nhận”.
2. Chúa Giêsu chỉ mưu tìm vinh hiển Thiên Chúa, Ngài không làm thế để tự đề cao. Lúc thực hiện cuộc chiến đấu oai hùng với các tiên tri Baan, Êlia đã cầu nguyện: “Đức Chúa ơi, xin nhậm lời tôi, xin đáp lời tôi, hầu cho dân này nhìn biết rằng Đức Chúa là Thiên Chúa” (IV 18,37). Tất cả những gì Chúa Giêsu làm đều do quyền phép của Thiên Chúa, và nhằm làm vinh danh Thiên Chúa. Loài người thì khác: hẳn có biết bao việc chúng ta đã làm cậy vào sức riêng, nhằm nâng cao uy tín riêng mình. Nhưng Chúa Giêsu hành động là bởi Thiên Chúa, và vì Thiên Chúa. Có thể có nhiều phép lạ hơn được thực hiện trong đời sống, nếu chúng ta thôi hành
310 WILLIAM BARCLAY
11,1-40
động do ý riêng và cho riêng mình, mà dành chỗ quan trọng, địa vị trung tâm cho Chúa.
Gọi Ladarô Sông Lại
Gioan 11,1-46
Chúng ta đã cố gắng giải thích việc Ladarô được gọi sống lại cách đơn giản, như câu chuyện chép trong Tân Ước. Nhưng ta không thể tránh né sự kiện là trong tất cả các phép lạ Chúa Giêsu đã làm, phép lạ này nêu lên một vân đề quan trọng hơn hết. Hãy lấy lòng thành thật đối diện với những khó khăn đó.
1. Ba Phúc Âm kia cũng ghi lại việc Chúa Giêsu gọi kẻ chết sống lại. Câu chuyện về con gái Giaia (Mt 9,18-26; Mc 5,21.43; Lc 8,40-56). Câu chuyện người con trai quả phụ ở Naim sống lại (Lc 7, 11-16). Trong cả hai trường hợp đó, việc gọi sống lại đã xảy ra ngay sau khi chết. Cũng có thể cho rằng trong hai phép lạ này, người chết chưa chết hẳn, mà chỉ trong trạng thái hôn mê. Vì thời tiết của xứ Palestine và tục lệ chôn cất, chúng ta cũng biết về những trường hợp bị chôn lúc hãy còn sống không phải là hiếm hoi. Nếu suy nghĩ như thế, Chúa Giêsu cũng đã cứu hai người trẻ này khỏi phải trải qua cái chết hãi hùng (bị chôn sống trong mộ đá). Nhưng chuyện của Ladarô thì không thể liên quan đến lối suy luận đó, mà đúng là cứu một người sống sau khi chết bốn ngày, thân xác đã bắt đầu thối rữa.
2. Trong cả ba Phúc Âm kia, việc Ladarô sống lại đã không được đề cập tới, dù là vắn tắt. Nếu các tác giả ba sách kia biết đến phép lạ này, tại sao họ không viết lại? Nếu việc này thật sự xảy ra, sao họ không hay biết? Đã có người đề nghị giải đáp sau đây: chúng ta biết là Maccô khai thác nguồn tin từ Phêrô, nhưng chúng ta không thấy Phêrô xuất hiện trong sách Phúc Âm Gioan ở chương 5 và từ chương 7 đến chương 12. có người gợi ý trong thời gian đó, Phêrô vắng mặt, thật ra Tôma mới là phát ngôn nhân của các môn đệ. Có người cho rằng thời gian đó, Phêrô đã không cùng đi với Chúa Giêsu, và ông đến trễ, vào dịp lễ Vượt Qua. vấn đề này khó có thể đúng, vì dù lúc ấy Phêrô chưa có mặt, tác giả các
11,1-46
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 311
Phúc Âm kia hẳn phải được nghe từ nhiều người khác về một phép lạ đáng ngạc nhiên như thế.
3. Có lễ chồ khó hiểu quan trọng nhất, Gioan thây phép lạ này là nguyên nhân chính yếu khiến nhà cầm quyền Do Thái quyết định dứt khoát phải loại trừ Chúa Giêsu (Ga 11,47-54). Nói khác đi, việc khiến Ladarô sông lại là nguyên nhân trực tiếp đưa Chúa Giêsu đến thập giá. Trong ba sách Phúc Âm kia, động cơ quan trọng đưa Chúa Giêsu đến việc bị đóng đinh vào thập giá là việc làm sạch Đền Thờ. Thật khó hiểu tại sao ba tác giả kia không đề cập đến việc này, nếu quả đây là nguyên nhân trực tiếp khiến các nhà cầm quyền Do Thái xúc tiến việc đóng đinh Chúa.
4. Mặt khác, vẫn có thể lý luận rằng, nếu không có phép lạ xảy ra trước đó thì không thể giải thích được việc Chúa vào thành Giêrusalem cách khải hoàn. Tại sao Chúa lại được thiên hạ đón tiếp cách lạ lùng như thế khi Ngài đến Giêrusalem? Chúng ta có thể trả lời rằng, sở dĩ Ngài được tiếp rước long trọng như vậy là nhờ tiếng tăm của phép lạ này. Thế nhưng sự kiện vẫn còn là trong ba Phúc Âm đã không có chỗ nào thích hợp cho phép lạ này xen vào cả. Vậy, nếu câu chuyện này không phải là một sự kiện lịch sử có thật, chúng ta phải giải thích thế nào?
a. Renan, học giả người Pháp, đã gợi ý cả câu chuyện này chỉ là một sự gian lận do ý đồ giữa Chúa Giêsu, Mácta, Maria, Ladarô cố thu xếp để tạo ra. Chúng ta không cần bài bác cách giải thích đó, vì nó chỉ là một cách nói để khước từ một sự việc mà người ta cho là khó tin được, về sau, chính Renan cũng đã loại trừ lời giải thích ấy.
b. Có người gợi ý rằng Ladarô chỉ là hôn mê, bất tỉnh mà thôi, nhưng theo câu chuyện đã kể lại đó, thì lý luận này không thể nào đứng vững được. Các chi tiết về cái chết của Ladarô vốn quá sống động, đủ chứng minh rằng ông đã chết thật.
c. Có người cho câu chuyện này là truyện ngụ ngôn, được viết ra chung quanh lời công bố của Chúa Giêsu: “ Ta là sự Sông lại và là Sự Sống”, để minh họa và dùng làm bối cảnh đặt câu ây vào. Nói như thế là đơn giản hóa quá mức, và suy diễn quá đáng chân ]ý.
312 WILLIAM BARCLAY
11,1-46
d. Có người gợi ý rằng, phải kết hợp câu chuyện này với chuyện Người Nhà Giàu và Ladarô (Lc 16.19-31), Luca 16 chấm dứt bằng câu nói: “ dù cho có người chết sống lại, thì dân Do Thái cũng không chịu tin”. Người ta cho rằng câu chuyện này được tạo ra để chứna minh đã có người chết sống lại, nhưng quả là dân Do Thái vẫn không chịu tin. Người ta cho đây chỉ là một thứ chuyện khai triển dụ ngôn như một dụ ngôn mà thôi.
Sau khi đã khảo sát những điều khó khăn trong câu chuyện này, cuối cùng chúng ta chắc chắn phải có một việc phi thường xảy ra tại Bêtania. Điều đáng chú ý là cho đến ngày nay, Bêtania vẫn còn được gọi là Anxarigiê, gốc do chữ Ladarô mà ra. Và chúng ta biết chắc chắn phần chân lý mà câu chuyện này muốn dạy dỗ.
Robert Brown, một giáo sư người Mỹ, kể một chuyện về kết quả của Gioan 11. Khi còn là một tuyên úy trong quân đội, ông đang ở trên tàu chở 1.500 binh sĩ Nhật về Hoa Kỳ. Tuy ngạc nhiên khi có một nhóm nhỏ binh sĩ đến cùng học Kinh Thánh với mình, ông cũng đã lợi dụng ngay cơ hội ấy. Khi hành trình sắp kết thúc thì họ tới chương này. Sau giờ học, một người lính thủy đến nói với ông: “Tất cả những gì chép trong chương sách này đều nhằm nói về tôi”, anh tiếp tục kể rằng anh đã sống trong địa ngục suốt sáu tháng qua. Vừa xong đại học, anh vào thẳng thủy quân lục chiến và được đưa sang Nhật. Anh rất chán đời, đi lêu lổng để rồi gặp nhiều rắc rối thật khủng khiếp. Không ai biết được chuyện này, ngoại trừ Thiên Chúa. Anh biết mình có tội, cảm thấy đời mình đã bị tàn hại, không dám nhìn lại những người thân yêu trong gia đình, dù họ chẳng hay biết gì. Anh đã tự giết mình, như người chết rồi, và anh tiếp: “nhưng sau khi đọc chương sách này, tôi đã được sống lại. Tôi biết câu chuyện Chúa Giêsu nói về người được sống lại đó là thật, có thật ở đây và ngay lúc này, vì Ngài đã khiến tôi từ kẻ chết sông lại”. Nhưng hoạn nạn của người lính trẻ vẫn chưa hết, anh còn trải qua một chặng đường gian nan. Tuy vậy, trong tội lỗi và trong sự ý thức về quá khứ của mình, anh đã được gặp Chúa Giêsu với tư cách là “Sự sống Lại và Là Sự sống”.
Đó là kết thúc của toàn thể vấn đề, Chúa Giêsu có thật sự khiến một người chết sống lại vào năm 30 sc hay không, điều đó chẳng có gì quan trọng. Điều quan trọng hơn, Chúa Giêsu vẫn là Sự Sống Lại và Sự sống cho tất cả mọi người đã chết trong tội lỗi,
11,47-53
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 313
và chết đối với Thiên Chúa ngay lúc này. Có thể còn nhiều vấn đề trong câu chuyện này, nhưng chúng ta biết chắc Chúa Giêsu vẫn đang là “Sự Sống Lại và Sự sống”. Điều đó thật sự quan trọng hơn cả trong chương Kinh Thánh này.
Sự Khôi Hài Thảm Hại
Gioan 11,47-53
47 Vậy các thượng tế và các người Pharisêu triệu tập Thượng Hội Đồng và nói: “Chúng ta phải làm gì đâV? Người này làm nhiều dấu lạ. 48 Nếu chúng ta cứ để ông ấy tiếp tục, mọi người sẽ tin vào ông ấy, rồi người Rôma sẽ đến phá huỷ cả nơi thánh của ta lẫn dân tộc ta. ” 49 Một người trong Thượng Hội Đồng tên là Caipha, làm thượng tế năm ấy, nói rằng: “Các ông không hiểu gì cả, 50 các ôn í> cũng chẳng nghĩ đến điều lợi cho các ông là: thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt. ” 51 Điều đó, ông không tự mình nói ra, nhưng vì ông là thượng tế năm ấy, nên đã nói tiên tri là Đức Giêsu sắp phải chết thay cho dân, 52 và không chỉ thay cho dân mà thôi, nhưng cỏn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một môi. 53 Từ ngày đó, họ quyết định giết Đức Giêsu.
Đoạn này phác họa cách sống động thẩm quyền của nhà cầm quyền Do Thái trước mặt chúng ta. Chuyện kỳ diệu xảy ra tại Bêtania bắt buộc họ phải ra tay. Không thể để cho Chúa Giêsu tiêp tục hoạt động mà không bị kiềm chế. Nếu cứ để Ngài làm những việc như đang làm, điều không trách được là sô" người theo Chúa mỗi ngày càng đông hơn. Vậy Tòa Công Luận được triệu tập đê đôì phó với tình hình, trong đó, có cả hai phái Pharisêu và Xađốc. Phái Pharisêu không phải là đảng phái chính trị, điều duy nhât họ quan tâm là sống đúng theo từng chi tiết nhỏ của luật, họ phải quan tâm đến việc ai đang cai trị, miễn là họ còn được phép tiêp tục tuân thủ những điều tỉ mỉ trong luật. Phái Xađốc là một đảng cuồng nhiệt, họ vốn giàu có và là đảng quý tộc. Họ cộng tác với chính quyền, bao lâu họ còn được hưởng thụ, duy trì sự giàu có, còn ở địa vị có uy quyền, họ vui vẻ cộng tác với Rôma. Các tư tê đều thuộc phái Xađốc, nên họ có ưu thế hơn trong buổi họp của
314 WILLIAM BARCLAY
1 1,47-53
Tòa Công Luận. Như thế có nghĩa phái Xađốc đã chủ động trong việc bàn bạc.
Bằng vài nét phác họa cơ bản, Gioan đã vạch rõ các đặc điểm của họ. Trước hết, người Xađốc nổi tiếng là thiếu nhã nhặn. Josephus viết về họ như sau: “các người Xađôc đối xử với nhau khá thô lỗ, với những người ngang hàng thì cộc cằn như đối với kẻ xa lạ vậy” (Những Cuộc Chiến Tranh Của Dân Do Thái 2,8.14). Trong câu 49, Caipha nói: “các ông không hiểu gì cả”, “các ông chẳng thông minh, chẳng có óc suy xét gì cả”. Ớ đây, chúng ta thấy bản chất kiêu căng muốn chế ngự mọi người của phái Xađốc thể hiện. Đó là đặc tính của họ. Thái độ kiêu căng gây hấn của họ tương phản với cử chỉ đầy yêu thương của Chúa Giêsu.
Thứ hai, điều quan trọng người Xađốc luôn nhắm đến là duy trì thế lực, uy tín chính trị cũng như xã hội của mình. Điều khiến họ lo sợ là Chúa Giêsu có thể được nhiều người theo, và như thế sẽ gây rắc rối cho nhà nước. Người Rôma, tuy nói chung có khoan dung, nhưng với cả một đế quốc rộng lớn phải cai trị, họ chẳng bao giờ dung dưỡng những trường hợp mất trật tự giữa dân chúng, và luôn luôn đàn áp thẳng tay những cuộc gây rối loạn quân sự. Nếu Chúa Giêsu là nguyên nhân gây rối loạn, chắc chắn chính quyền Rôma sẽ đến với tất cả sức mạnh, và người Xađốc sẽ bị truất hết các địa vị có uy quyền mà họ đang được hưởng. Họ chẳng bao giờ tự hỏi xem Chúa Giêsu đúng hay sai. Câu hỏi duy nhất của họ là: “Hậu quả sẽ ra sao đối với uy tín và địa vị của chúng tôi?”. Họ xét mọi việc không theo tiêu chuẩn đúng hay sai, khôna theo một nguyên tắc nào cả, chỉ theo tiêu chuẩn, là việc đó ảnh hưởng thế nào trên sự nghiệp riêng của họ. Ngày nay, vẫn còn có người như thế, đặt gia tài sự nghiệp của mình lên trên ý của Thiên Chúa.
Bằng chứng khủng khiếp đầu tiên của sự trớ trêu bi thảm đã đến. Thỉnh thoảng trong một vở kịch, có một nhân vật nói câu gì đó, mà chính nhân vật ấy không nhận thức đầy đủ ý nghĩa và hậu quả của nó. ở đây, phái Xađốc nằng nặc đòi hỏi phải loại trừ Chúa Giêsu, nếu không, người Rôma sẽ đến và truất quyền của họ. Việc ấy đã xảy ra đúng như vậy năm 70 sc. Quá mệt vì sự ngoan cố của dân Do Thái, quân đội Rôma đã đến vây Giêrusalem, và khi cuộc vây hãm kết thúc, Giêrusalem trở thành một đống đổ nát hoang tàn, khu vựđền thờ bị cày xới tan tành. Nếu dân Do Thái chịu tiếp
11,47-53
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 315
nhận Chúa Giêsu, mọi việc sẽ khác xa biết bao! Chính các biện pháp họ áp dụng, tưởng là cứu vớt quốc gia, nhưng đã hủy diệt đất nước họ. Sự tàn phá xảy ra năm 70 sc, sách Phúc Âm Gioan được viết vào năm 100 sc, ai đọc sách ấy cũng thấy sự trớ trêu thảm hại trong những câu nói của người Xađốc.
Bấy giờ, thượng tế Caipha đã thốt ra câu nói sắc như gươm hai lưỡi: “Nếu còn chút ý thức nào, các ông phải đi đến kết luận, thà để một người chịu chết thay cho toàn dân, hơn là bỏ mặc cho toàn dân bị hủy diệt:. Dân Do Thái vốn tin rằng, vị thượng tế thay mặt dân chúng hỏi Chúa, thì Chúa phán dạy qua trung gian vị ấy, sẽ nhờ vị ấy truyền phán thông điệp của Ngài. Cho nên, trong những cơ hội như vậy, vị thượng tế cũng là nhà tiên tri. Chuyện xưa đã ghi lại việc Môsê chọn Giôsuê làm người kế vị, lãnh đạo dân Israel. Giôsuê được chia sẻ phần vinh dự, nên khi muốn hỏi Chúa, ông phải đến với Êlêasa, là thượng tế “Người phải ra mắt Êlêasa, vị thượng tế, rồi người sẽ vì Giôsuê hỏi sự xét đoán... theo lệnh Êlêasa, người và cả cộng đoàn sẽ đi ra đi vào” (Ds 27, 18-21). Vị thượng tế phải là trung gian, là sợi dây liên lạc đưa lời Chúa đến cho người lãnh đạo và dân. Đó là địa vị của Caipha vào thời đó. Ớ đây thêm một dẫn chứng khác về sự trớ trêu thảm hại. Caipha ngụ ý thà Chúa Giêsu phải chết, còn hơn để toàn dân gặp rắc rối với người Rôma. Ngài phải chết để cứu dân, điều đó quả là đúng. Thế nhưng không phải là theo cách Caipha muốn nói, mà đã được nghiệm đúng theo đường lối quan trọng và kỳ diệu hơn nhiều. Thiên Chúa có thể nhờ trung gian là một người không ai ngờ đến, để nói ra lời Ngài, mà chính người ấy không hề hay biết Ngài đang làm như vậy. Chúa Giêsu có thể dùng cả lời lẽ của những con người xâu xa.
Chúa Giêsu chịu chết cho toàn dân, và cả cho những kẻ thuộc về Chúa ở rải rắc khắp thế giới. Hội Thánh sơ khai đã sử dụng thật đẹp đẽ những lời đó. quyển sách đầu tiên trong Hội Thánh nhằm mục đích phục vụ là Didache còn gọ là Lời Giáo Huấn Của Mười Hai Tông Đồ. Sách được định niên đại rất sớm, ngay sau năm 100 sc. Sách đã viết sau khi bẻ bánh thì phải nói: “Bánh này được rải ra khắp các núi, và được đem lại thành một thể nào, thì Hội Thánh từ các đầu cùng đất cũng được đưa vào chỗ hiệp nhất với nhau trong Nước Chúa như thế” (9,4). Những mẩu bánh từ những thành
316 WILLIAM BARCLAY
11,54-57
phần cấu tạo ra nó bị phân phối, tẳn lạc khắp nơi, phải được thâu gom, kết hợp lại với nhau làm sao, thì có một ngày, các thành phần tản mác của Hội Thánh cũng sẽ được kết hợp lại như thế. Đó là điều chúng ta cần nghĩ đến, mỗi khi nhìn thấy tấm bánh của Tiệc Thánh được bẻ ra.
Chúa Giêsu Bị Đặt Ngoài Vòng Pháp Luật
Gioan 11,54-57
54 Vậy Đức Giêsu không đi lại công khai giữa người Do Thái nữa; nhưng từ nơi ấy, Người đến một vùng gần hoang địa, tới một thành gọi là Ếpraỉm. Người ở lại đỏ với các môn đệ.55 Kli¡ ấy sắp đến lễ Vượt Qua của người Do Thái. Từ miền quê, nhiều người lên Giêrusalem để cử hành các nghi thức thanh tẩy dọn mình mừng lễ. 56 Họ tìm Đức Giêsu và đíCìig trong Đền Thờ bìm tán với nhau: “Có thể ông ấy sẽ không lên dự lễ, các ông có nghĩ thế không?” 57 Còn các thượng tế VCI người Pharisêu thì ra lệnh: ai biết được ông ấy ở đâu thì phải báo cho họ đến bắt.
Chúa Giêsu không tìm sự nguy hiểm cách không cần thiết. Ngài tự nguyện và sẩn sàng phó mạng sống, nhưng Ngài không điên dại liều lĩnh tự hủy hoại cuộc đời sớm hơn kỳ định, và trước khi hoàn tất sứ mệnh. Hành động liều lĩnh vô tâm để phô trương không phải là một tính tốt. Cho nên Ngài tạm lui về lánh mặt trong thị trấn Épraim, gần Bêten. Épraim thuộc về vùng quê miền núi ở phía Bắc của Giêrusalem, Bêten với Épraim đã được nêu tên chung với nhau trong 2Sk 13,19.
Đang lúc ấy, Giêrusalem bắt đầu đông nghẹt người. Trước khi dự một kỳ lễ nào, người Do Thái phải được tẩy sạch bằng nghi lễ, vì họ có thể bị ô uế do đụng chạm đến nhiều thứ đồ vật, nhiều loại người. Đa sô" người Do Thái phải đến thành phô" thật sớm, dâng những lễ vật cần thiết, thực hiện những cuộc tẩy rửa, để đảm bảo mình đủ tinh sạch có thể dự lễ. Luật quy định “mỗi người phải tự dọn mình thanh tẩy trước kỳ lễ”.
Những nghi lễ thanh tẩy như thế phải được thực hiện nơi Đền Thờ. Tất cả đều đòi hỏi thì giờ, trong khi chờ đợi, người Do Thái
12,1-8
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 317
tụ tập thành từng nhóm nhỏ, nóng lòng đợi đến lượt mình. Họ biết việc dans xảy ra, biết cuộc chiến đấu sinh tử giữa Chúa Giêsu và các nhà cầm quyền Do Thái. Dân chúng bao giờ cũng ngưỡng mộ con người dám can đảm đương đầu với những kẻ tàn bạo đáng sợ. Họ hỏi nhau, không biết Chúa có dám xuất đầu lộ diện trong kỳ lễ hay không, rồi kết luận rằng Ngài sẽ không thể đến. Người thợ mộc xứ Galilê này làm sao cự nổi với toàn thể thế lực của giáo quyền và chính quyền Do Thái họp lại?.
Họ đã đánh giá Chúa Giêsu quá thấp. Giờ Ngài phải đến, chẳng ai trên thế gian này có thể chặn Ngài lại được.
Căn cứ vào những câu kết thúc đoạn sách này dường như lúc đó Chúa Giêsu được xếp vào số những kẻ bị đặt ngoài vòng pháp luật. Rất có thể nhà cầm quyền đã treo một giải thưởng cho một người nào chỉ điểm nhằm giúp họ bắt được Ngài. Có lẽ chính là phần thưởng mà Giuđa đã nhắm và đã nhận được. Lúc ấy, Ngài là một tội phạm bị đặt ngoài vòng pháp luật. Bất chấp tất cả, Ngài vẫn đến Giêrusalem, không bằng cách len lỏi trong các thành phố nhỏ, hay giấu mặt mọi người, Ngài đã đi công khai, dường như muôn mọi người chú ý đến Ngài. Dù muốn nói điều gì khác về Chúa Giêsu, chúng ta cũng phải cúi đầu thán phục trước lòng can đảm của Ngài, thách đố cả sự chết.
Chú Giải Tin Mừng Gio-An Chú Giải Tin Mừng Gio-An - William Barclay