Freedom is not given to us by anyone; we have to cultivate it ourselves. It is a daily practice... No one can prevent you from being aware of each step you take or each breath in and breath out.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Mo
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1787 / 196
Cập nhật: 2016-09-17 16:43:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5
on Người Bất Năng, Chúa Cứu Thê Toàn Năng
Gioan 5,1-9
Sau đó, nhân dịp lễ của người Do Thái, Đức Giêsu lên Giêrusalem. 2 Tại Giêrusalem, gần Cửa Chiên, cỏ một hồ nước, tiếng Híp-ri gọi là Bết-da-tha. Hồ này có năm hành lang. J Nhiều người đau Ốm, đui mù, què quặt, bất toại nằm la liệt ở đỏ, chờ cho nước động, 4 vì thỉnh thoảng có thiên thần Chúa xuống hồ khuấy nước lên; khi nước khuấy lên, ai xuống trước, thì dù mắc bệnh gì đi nữa, cũng được khởi. 5 Ớ đó, có một người đau Ốm đã ba mươi tám năm. 6 Đức Giêsu thấy anh ta nằm đấy và biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói: “Anh có muốn khỏi bệnh không?” 7 Bệnh
138 WILLIAM BARCLAY
5,1-9
nhân đáp: “Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không cổ người đem tôi xuống hồ. Lúc tôi tới đỏ, thì đã có người khác xuống trước mất rồi! 8 Đức Gìêsu bảo: “Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi! 9 Nạười ấy liền được khỏi bệnh, vác chõng và đi được.
Hôm đó lại là ngày sa-bát.”
Có ba ngày lễ bắt buộc trong Do Thái giáo: Lễ Vượt Qua, Ngũ Tuần và Lều Tạm. Luật quy định tất cả những người nam Do Thái cư ngụ trong vòng 15 dặm quanh Giêrusalem, đều phải đi dự lễ. Nếu đặt chương 6 trước chương 5 thì ta có thể nghĩ đây là ngày lễ Ngũ Tuần, vì các biến cô" của chương 6 xảy ra khi Lễ Vượt Qua gần đến (6,4). Lễ Vượt Qua nhằm giữa tháng Tư dương lịch, còn lễ Ngũ Tuần cử hành sau đó bảy tuần là ngày lễ chính thức thứ hai theo lịch Do Thái. Gioan luôn luôn cho thây Chúa Giêsu đến dự các kỳ lễ lớn, Ngài không xem thường những đòi hỏi của việc thờ phượng theo Do Thái giáo. Với Chúa Giêsu, đó không phải là một bổn phận, nhưng là điều thích thú khi được thờ phượng cùng với dân tộc mình.
Đến Giêrusalem, Chúa Giêsu đi một mình, không có chỗ nào đề cập đến các môn đệ. Ngài tìm đến một cái ao nổi tiếng, tên là Bétdatha, nghĩa là nhà Ôliu. Tất cả các cổ bản tốt nhất đều ghi nhận tên gọi này và sử gia Josephus cho biết có một khu vực ở Giêrusalem mang tên là Bétdatha. Từ ao là kolumbethron, do động từ kolumban, có nghĩa là lặn. Như thế, cái ao ấy sâu đến độ người ta có thể bơi lội trong đó. Bên dưới ao có một dòng nước ngầm, thỉnh thoảng sôi bọt làm nước động. Người ta tin rằng nước động là do một thiên sứ gây ra, nên sau khi ao động, ai xuống ao trước nhất sẽ được chữa lành bất cứ bệnh gì mà người ấy đang mắc phải.
Đối với chúng ta thì đó là mê tín, nhưng đây là loại tin tưởng vẫn lan tràn khắp thế giới thời cổ mà ngày nay vẫn còn ở một số nơi. Ngày xưa, người ta tin đủ loại ma qưỷ, thần linh. Họ nghĩ rằng bầu khồng khí dày đặc quỷ thần. Các quỷ thần cư trú ở một chỗ nào đó, mỗi cái ao đều có quỷ thần trú ngụ.
Hơn nữa, người đời xưa có ấn tượng đặc biệt về sự tinh khiết của nước, nhất là nước sông và nước suối. Nước vốn quý giá. Lúc nước lũ dâng các dòng sông mạnh vô cùng, nên chúng ta không
5,1-9
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 139
ngạc nhiên khi thấy họ rất sợ nước. Thời nay, ở thành phố, chúng ta chỉ biết nước từ các vòi nước máy chảy ra, nhưng ngày xưa và ngày nay nữa ở nhiều nơi, nước là thứ quý nhất đời nhưng cũng có thể nguy hiểm nhất nữa.
Trong quyển Dân Ca Trong Cựu Ước, (412-423) Ngài J.G. Frazer có trích dẫn nhiều ví dụ về việc người ta kính trọng, tồn thờ nước. Hesiod, thi sĩ Hy Lạp, bảo rằng trước khi qua sông người ta phải cầu nguyện, rửa tay, vì người nào lội qua sông mà không rửa tay sẽ khiến các thần nổi giận. Lúc Xẹt-xe, Vua Ba Tư, đến Strymon ở Thrace, các thầy phù thủy phải dâng cúng ngựa bạch và cử hành nhiều nghi lễ trước khi quân đội kéo qua sông. Tướng Roma Lucullus đã dâng một con bò đực cho sông Êuphơrát trước khi qua sông. Ngày nay, tại Đông Nam Châu Phi, có những bộ lạc người Bantu tin rằng sông là nơi ở của ma quỷ và các thần, nên mỗi lần qua sông, phải ném một cục ngũ cốc hay một lễ vật gì đó xuống sông. Khi có người chết đuối, họ bảo là người đó “bị các thần bắt”. Người Baganda ở Trung Phi chẳng bao giờ dám cứu một người bị nước sông cuốn đi, vì tin các thần đang bắt người ấy đi. Những người nằm tại ao ở Giêrusalem chờ nước động là nhữn? người tin vào những điều thời đại họ tin.
Lúc Chúa Giêsu đi quanh ao, người bại trong câu chuyện này đã lọt vào mất Ngài, như một bệnh nhân đáng thương hơn hết, vì bệnh nặng khiến ông không thể nào là người trước tiên xuống ao được, mỗi khi mặt nước động. Chẳng có ai giúp ông cả. Chúa Giêsu luôn luôn là bạn của những người cô đơn không bạn hữu, là người trợ giúp những người không được ai trợ giúp trên đời. Chúa Giêsu không bận tâm đến việc giảng cho ông một bài về sự vô ích của lòng mê tín nằm chờ nước động. Ngài chỉ muôn giúp đỡ và chữa lành cho người bệnh đã phải nằm chờ quá lâu này.
Trong câu chuyện này, chúng ta thấy rõ những điều kiện để quyền phép của Chúa Giêsu thể hiện. Ngài truyền lệnh, và tùy theo tỷ lệ của cố gắng tuân thủ của loài người mà quyền phép của Ngài được thể hiện trên họ.
1. Chúa bắt đầu hỏi người bại có muốn được chữa lành không. Thoạt nghe thì câu hỏi này có vẻ vớ vẩn. Người bại này đã chờ ba mươi tám năm rồi, nên niềm hy vọng đã chết, chỉ còn lại nỗi tuyệt
140 WILLIAM BARCLAY
5,1-9
vọng buồn thảm và thụ động. Tự thâm tâm, người ấy có thể bằng lòng với thân phận phế nhân của mình, vì nếu được chữa lành ông sẽ phải tự aánh vác tránh nhiệm tìm kế sinh nhai cho bản thân mình. Có những phế nhân mà sự tàn tật không còn là điều đáng buồn, vì đã có người khác làm việc, lo liệu mọi sự thay cho họ. Nhưng người này trả lời tức khắc. Ông muốn được chữa lành, dù ông không biết bằng cách nào ông có thể được lành, vì chẳng có ai giúp đỡ ông.
Yếu tô" đầu tiên để được quyền phép của Chúa là phải có lòng mong muốn thiết tha. Chúa Giêsu hỏi chúng ta: “Ngươi có thật sự muốn được thay đổi không?” Nếu trong thâm tâm chúng ta bằng lòng với hiện trạng của minh, thì sẽ chẳng có gì thay đổi chúng ta. Để được thay đổi hay cứu chữa, chúng ta phải thật tâm mong muốn.
2. Chúa tiếp tục bảo người ấy đứng dậy. Dườns như Chúa ngụ ý rằng: “Này anh, hãy sử dụng ý chí của anh, rồi anh và tôi cùng làm”. Quyền phép của Thiên Chúa chẳng bao giờ loại bỏ nỗ lực của con người. Không ai có thể ngồi xuống vừa nghỉ ngơi, vừa chờ đợi phép lạ. Chúng ta phải nhận thức sự bất năng, bất lực của chính mình, nhưng phép lạ chỉ xảy ra khi ý chí của chúng ta và quyền năng của Đức Chúa Trời cộng tác với nhau.
3. Chúa Giêsu đã ra lệnh cho người bại cố gằng làm điều mà ông không thể làm. Ngài truyền: “Hãy đứng dậy”. Chiếc giường của ông có lẽ chỉ là một tâm vạt giường mỏng và nhẹ, từ Hy Lạp krabbatos chỉ một tấm đệm, một vật dụng tối thiểu để lót nằm. Chúa đã bảo ông hãy nhặt lên và mang đi. Người ấy có thể tức tối trả lời, suốt ba mươi tám năm nay chiếc giường đã phải mang ông, bây giờ lại bảo ông mang nó thì thật là điều vô lý. Nhưng cùng với Chúa Cứu Thế ông đã cố gắng hết mình, và phép lạ đã xảy ra.
4. Đây là con đường đưa đến thành công, ở đời có rất nhiều điều đang đánh bại chúng ta. Có những vấn đề mới đầu có vẻ như không hy vọng gì, nhưng nếu chúng ta có lòng ao ước và quyết tâm cố gắng thì quyền năng của Chúa Cứu Thế sẽ có cơ hội để thi thố, với Ngài chúng ta có thể chiến thắng những gì từ lâu đã đánh bại chúng ta.
ZUU-18
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 141
Ý Nghĩa Tiềm Ấn
Gioan 5,1-9
Có một số' học giả nghĩ rằng đây chỉ là chuyện ngụ ngôn. Họ cho rằng người bại và khung cảnh ở đây được hiểu theo nghĩa bóng.
Người bại tiêu biểu cho dân Israel. Năm vòm cửa tiêu biểu cho năm sách Luật (Ngũ Kinh của Môsê). Dưới các vòm cửa ấy, dân chúng đau ốm bệnh tật nằm la liệt. Luật bày tỏ cho người ta thấy tội nhưng chẳng bao giờ chữa trị được, vạch trần cho người ta thấy nhược điểm, nhưng không thể nào sửa lại được. Cũng như các vòm cửa, Luật chỉ tạm che cho tâm linh bệnh tật mà chẳng bao giờ chữa lành. Ba mươi tám năm chỉ về thời gian dân Do Thái lang thang trong sa mạc trước khi vào Đất Hứa hoặc tiêu biểu cho số thế kỷ mà loài người chờ đợi Đấng Mesia. Loài neười đã chờ đợi mọi điều đó rất lâu, bây giờ thì quyền phép cửa Thiên Chúa đã đến. Nước động tiêu biểu cho phép rửa. Trong thời Hội Thánh Sơ Khai, người ta thường vẽ một người ra khỏi nước của nghi thức rửa với chiếc giường vác trên lưng.
Ngày nay chúng ta có thể đọc thêm các ý nghĩa kể trên vào trong câu chuyện này, nhưng lúc ấy chắc Gioan không viết ra với ý nghĩa dụ ngôn như vậy. Toàn thể câu chuyện in rõ dâu ấn sống động về những sự kiện thật đã xảy ra. Nhưng chúng ta phải luôn nhớ rằng bất cứ truyện tích nào của Kinh Thánh cũng có ý nghĩa tiềm ẩn vượt hẳn giới hạn sự kiện. Luôn luôn có những chân lý sâu nhiệm hơn ẩn khuất dưới mặt nổi đó, cả đến những câu chuyện đơn giản nhất cũng nhằm đặt chúng ta đối diện với những điều thuộc cõi đời đời.
Chữa Lành Và Thù Ghét
Gioan 5,10-18
‘w Người Do Thái mới nói với kẻ được khỏi bệnh: “Hôm nay là ngày sa-bát, anh không được phép vác chõng! " Nhưng anh đáp: “Chính người chữa tôi khỏi bệnh đã nói với tôi: ‘Anh hãy vác chõng
142 WILLIAM BARCLAY
J, 1 u-I O
mà đi!'" 12 Họ hỏi anh: “Ai là người đã bảo anh: ‘ Vác chõng mà đi ‘? ” IJ Nhưng người đã được khỏi bệnh không biết là ai. Quả thế, Đức Giêsu đã lánh đi, vì có đám đông ở đấy. N Sau đó, Đức Giêsu gặp người ấy trong Đền Thờ và nói: “Này, anlĩ đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước! 15 Anh ta đi nói với người Do Thái: Đức Giêsu là người đã chữa anh khỏi bệnh. 16 Do đó, người Do Thái chổng đối Đức Giêsu, vì Người hay chữa bệnh ngày sa-bát. 17 Nhiũìg Đức Gỉêsu đáp lại: “Cho đến nav, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc. ” 18 Bởi vậy, người Do Thái lại càng tìm cách giết Đức Gỉêsu, vì không những Nt>ười phá luật sa-bát, lại còn nói Thiên Chúa là Cha của mình, và như thế là tự coi mình ngang hàng với Thiên Chúa. "
Có người vừa được lành một chứng bệnh mà loài người vẫn gọi là nan y, chắc ai cũng nghĩ đây là việc đáng mừng, đáng phải cảm tạ Thiên Chúa. Thế nhưng lại có một số người nhìn vào việc ấy bằng cái nhìn đen tối, đầy ác cảm. Người được chữa lành đi qua các đường phố với chiếc giường trên vai. Những người thuộc Chính thống giáo Do Thái chận lại cảnh cáo rằng ông đang phạm luật mang một vật nặng trong ngày Sabát.
Chúng ta đã thấy dân Do Thái làm gì với luật của Thiên Chúa rồi. Luật là một chuỗi những nguyên tắc tổng quát mà con người phải thực hiện, nhưng qua nhiều năm, người Do Thái đã biến chúng thành hàng ngàn nguyên tắc, luật lệ chi ly, nhỏ nhặt. Luật chỉ đơn giản dạy ngày Sabát phải khác với những ngày thường, vào ngày ấy chẳng một người nào, một tôi tớ nào hay một con vật nào phải làm việc. Thế mà người Do Thái đã phân tích và chia ra ba mươi chín loại công việc khác nhau, trong đó mang hay vác gánh nặng cũng là một loại công việc.
Đặc biệt họ dựa vào hai đoạn Kinh Thánh sau đây. Giêrêmia nói: “Đức Chúa phán như vầy: Các ngươi hãy giữ chớ khiêng gánh trong ngày Sabát, chớ khiêng gánh vào cửa thành Giêrusalem. Trong ngày Sabát đừng khiêng gánh ra khỏi nhà, cũng đừng làm việc chi hết, nhưng hãy biệt riêng ngày Sabát ra, như ta đã phán dạy tổ phụ các ngiíơi” (Gr 17,19-27). Nêhêmi đã bận tâm khi thấy dân chúng vẫn làm việc và buôn bán trong ngày Sabát, nên ông đã đặt các tôi tớ ông chặn tại cửa thành Giêrusalem, để không còn ai khuân vác đi ra đi vào trong ngày Sabát (Nh 13,15-19).
j,iu-io
TIN MUNG THEO THANH GIOAN 143
Nêhêmi 13,15 vạch rõ vấn đề người ta cứ buôn bán trong ngày Sabát y như trong ngày thường. Nhưng pharisêu vào thời Chúa Giêsu lại trịnh trọng lý luận, trong ngày Sabát ai đính một cây kim trên áo dài là phạm tội. Họ còn tranh luận xem người ta có thể mang răng giả hay đi chân gỗ trons ngày Sabát không, cài trâm trong ngày Sabát cũng không được. Với họ những chi tiết vụn vặt đó đều là những vấn đề sinh tử- và người này vác giường đi trong ngày Sabát thì tất nhiên là phạm luật của các Pharisêu.
Người bại bào chữa là người đã chữa cho anh lành bảo anh làm thế, và anh cũng không biết ngưới ấy là ai. Sau đó, Chúa Giêsu gặp anh ta tại đền thờ, ngay khi nhận ra Chúa, anh vội vàng quay lại cho các nhà cầm quyền biết Chúa Giêsu là người đã bảo anh vác giường mà đi. Anh không có ý gây khó khăn cho Chúa Giêsu, nhưng quả thật, Luật có ghi: “Ai cố ý mang vật gì từ nơi công cộng về nhà vào ngày Sabát sẽ bị xử tử bằng cách ném đá Anh chỉ cố giải thích rằng anh phạm luật không phải là lỗi của anh.
Thế là giới cầm quyền quay sang tố cáo, lên án Chúa Giêsu. Các động từ trong câu 18 thuộc thì quá khứ chưa hoàn thành (imperfect tense), mô tả hành động đã xảy ra trong quá khứ mà vẫn còn tái diễn nhiều lần. Câu chuyện này chỉ là một trong nhiều việc Chúa Giêsu vẫn thường làm.
Lời bào chữa của Chúa Giêsu làm họ chấn động. Ngài bảo rằng Thiên Chúa không hề nghỉ việc trong ngày Sabát và Ngài cũng không nghỉ việc. Đây là một luận cứ mà bất cứ học giả Do Thái nào cũng phải thấy toàn thể sức mạnh của nó. Philo nói: “Thiên Chúa chẳng bao giờ ngưng làm việc, vì đặc tính của lửa là cháy, đặc tính của tuyết là lạnh, thì đặc tính của Thiên Chúa là làm việc”. Một tác giả khác nói: “Mặt trời chiếu sáng, dòng sông trôi chảy, tiến trình sinh tử vẫn tiếp diễn trong ngày Sabát cũng như trong các ngày khác, đó là việc làm của Thiên Chúa”. Theo truyện tích về công cuộc sáng tạo trời đất thì quả thật Thiên Chúa có nghỉ ngày thứ bảy, nhưng nghỉ làm công việc sáng tạo, còn những công việc cao hơn như phán xét, nhân từ, thương xót và yêu thương thì vẫn tiếp tục.
Chúa Giêsu nói: “Cả trong ngày Sabát, Thiên Chúa vẫn làm công việc yêu thương, nhân từ, trắc ẩn, và ta cũng làm y như vậy”.
144 WILLIAM BARCLAY
D,iy-¿y
Chính câu cuối cùng này đã làm cho người Do Thái choáng váng, vì nói lên rằng công việc của Chúa Giêsu và công việc của Thiên Chúa hoàn toàn là một. Như thế, Chúa Giêsu đã đưa minh lên nganệ hàng với Thiên Chúa. Chúa đã nói gì chúng ta xem ở đoạn sau. ớ đây, chúng ta cần ghi nhận điều này: Chúa Giêsu dạy rằng nhu cầu của con người luôn luôn cần được cứu giúp, chẳng có công tác nào quan trọng hơn là giúp đỡ người đau đớn khốn cùng, và lòng thương xót của Kitô hữu phải giống như lòng thương xót của Thiên Chúa, nghĩa là không bao giờ ngừng nghỉ. Có thể tạm gác những công việc khác, nhưng công tác nhân từ, Ihương xót thì chẳng bao giờ có thể gác lại.
Có một niềm tin khác nữa của người Do Thái liên quan đến đoạn này. Lúc Chúa Giêsu gặp lại người bại đã lành nơi Đền Thờ, Ngài bảo ông đừng phạm tội nữa, kẻo có chuyện tệ hại hơn xảy đến cho ông. Theo người Do Thái, tội lỗi và đau khổ bất khả phân ly, cả hai liên hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời. Nếu một người eặp đau khổ thì nhất thiết là người đó đã phạm tội, người đó không thể nào được lành cho đến khi tội lỗi đã được tha. Pharisêu nói: “Người bệnh không thể nào lành cho đến khi tội lỗi đã được tha thứ”. Như thế người bại lý luận mình đã phạm tội, và đã được chữa lành, vậy là anh đã thoát được khỏi tội. Anh tiếp tục lý luận, vì đã gặp được người giải cứu mình khỏi các hậu quả của tội lỗi, vậy mình có thể tiếp tục phạm tội và khỏi lo hậu quả. Trong Hội Thánh, có người cũng lạm dụng sự tự do để biện hộ cho xác thịt (GI 5,13), có người cứ phạm tội và nghĩ rằng ân sủng sẽ dư dật (Rm 6,1-18). Luôn luôn có người lạm dụng tình yêu, tha thứ và ân sủng của Chúa để biện minh cho tội lỗi. Chúng ta cần nghĩ đến giá Thiên Chúa đã trả để tha tội, chúng ta chỉ cần nhìn lên thập giá tại đồi Gôngôtha, để biết chúng ta phải luôn luôn ghét bỏ tội lỗi, vì mỗi một tội chúng ta phạm đều làm cho lòng của Chúa tan vỡ.
Những Lời Tự Xưng Phi Thường
Gioan 5,19-29
"/9 Đức Giêsu lên tiếng nói với họ rằng: “Thật, tôi bảo thật các ông: người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều
5,19-29
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 145
Người thấy Chúa Cha làm; vì diều gì Chúa Cha làm, thì người Con cũng làm như vậy. 20 Quả thật, Chúa Cha yêu người Con và cho người Con thấy mọi điều mình làm, lại sẽ cồn cho người Con thấy những việc lớn lao hơn nữa, khiến chính các ông cũng phải kinh ngạc. 21 Chúa Cha lùm cho kẻ chết trỗi dậy và ban sự sống cho họ thế nào, thì người Con cũng ban sự sống cho ai tuỳ ý. 22 Quả thật, Chúa Cha không xét xử một ai, nhiừig đã ban cho người Con mọi quyền xét xử, 2J để ai nấy đều tôn kính người Con như tôn kính Chúa Cha. Kẻ nào không tôn kính nọ ười Con, thì cũng không tôn kính Chúa Cha, Đấng đã sai người Con. 24 Thật, tôi bảo thật các ông: ai nghe lời tôi và tin vào Đấng đã sai tôi, thì có sự sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng đã từ cõi chết bước vào cõi sống.
25 Thật, tôi bảo thật các ông: giờ đã đến - và chính là lúc này đây - giờ các kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa; ai nghe thì sẽ được sống. 26 Quả thật, Chúa Cha có sự sống nơi mình thế nào, thì cũng ban cho người Con được cỏ sự sống nơi mình như vậy, 27 lại ban cho người Con được quyền xét xử, vì người Con là Con Người. 28 Các ông chớ ngạc nhiên về điều này, vì giờ đã đến, giờ mọi kẻ ở trong mồ sẽ nghe tiếng người Con 29 và sẽ ra khỏi đó: ai đã làm điều lành, thì sẽ sống lại để được sống; ai đã làm điều dữ, thì sẽ sống lại để bị kết án. ”
Tại đây, chúng ta gặp bài dài đầu tiên trong Phúc Âm Gioan. Khi đọc những đoạn như thế, chúng ta phải nhớ rằng Gioan không tìm cách kể lại từng chữ, từng lời Chúa Giêsu đã phán, nhưng ông nêu lên những điều Ngài muốn nói.Ông viết Phúc Âm này vào khoảng năm 100 sc. Trong suốt 70 năm, ông đã suy gẫm về Chúa và về những điều kỳ diệu Ngài phán dạy. Nhiều điều ông đã không hiểu ngay khi ông nghe từ môi miệng Chúa Giêsu lần đầu. Nhưng sau hơn nửa thế kỷ suy gẫm dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Ngài đã chỉ cho Gioan hiểu ý nghĩa sâu nhiệm của những lời ây; nên điều ông ghi không phải chỉ những lời Chúa Giêsu đã nói, mà luôn cả những ý nghĩa Ngài muôn nói. Đoạn này quan trọng đên nỗi chúng ta phải tìm hiểu toàn thể trước, sau đó chia ra thành nhiều đoạn ngắn để nghiên cứu.
Trước hết, chúng ta hãy nhìn toàn thể. Chúng ta cố gắng nhìn xem một đoạn như thế này có nghĩa gì, chẳng những đôi với chúng ta mà còn đối với những người Do Thái nghe lần đầu tiên
146 WILLIAM BARCLAY
5,19-29
nữa. Người Do Thái có một bối cảnh tư tưởng quan niệm, thần học và tín ngưỡng, văn chương và tôn giáo vốn khác xa bối cảnh của chúng ta, cho nên muôn hiểu một đoạn Kinh Thánh như thế này chúng ta phải suy nghĩ theo lối suy nghĩ của người Do Thái thời bấy giờ.
Quả là đoạn này khá lạ lùng đốì với họ. Vì tất cả tư tưởng, thành ngữ mà Chúa Giêsư tự xưng đều kết hiệp với nhau cho thấy Ngài là Đấng Mesia, Đấng được xức dầu của Thiên Chúa. Có nhiều lời tự xưng mà ngày nay chúng ta không hiểu rõ, nhưng đối với người Do Thái những lời tuyên bố ấy rất rõ ràng và khiến họ phải sửng sốt.
1. Lời tự xưng rõ ràng hơn hết là câu Chúa Gièsu nói rằng Ngài là Con Của Loài Naười (Con Người, Son of Man). Danh hiệu lạ lùng này thường được Chúa Giêsu dùng và các sách Phúc Âm ghi lại. Danh hiệu đó có một lịch sử lâu đời, xuất phát từ Đaniên
7,1- 14, Đaniên đã viết sách ấy trong những ngày kinh hoàng bị bách hại, và đây là thị kiến về một ngày vinh quang sẽ đến, thay cho cảnh mà dân Do Thái đang phải chịu đựng. Đaniên 7,1-7 mô tả các đế quốc ngoại giáo dưới biểu tượng các con thú. Sư tử với cánh chim ưng, tượng trưng cho đế quốc Babylon; con gấu với ba cái xương sườn trong miệng, con thú hay cắn xé là đế quốc Mêđi; con beo với bốn cánh và bốn cái đầu tượng trứng cho đế quốc Ba Tư; con thú dữ tợn với răng bằng sắt và mười cái sừng tượng trưng cho đế quốc Makêđônia. Tất cả các cường quốc khủng khiếp đó đều sẽ qua đi, quyền bính thống trị sẽ được ban cho một người giống như “Con Người”. Ý nghĩa là các đế quốc này đều dã man đến nỗi chỉ có thể dùng hình ảnh thú dữ để ví sánh với họ mà thôi. Nhưng rồi sẽ có một thế lực khiêm tốn, hiền lành, đó là thế lực.của người chứ không phải là thú vật. Trong Đaniên, câu ấy mô tả loại quyền bính sẽ cai trị thế giới.
Phải có một người nào đó đưa quyền bính ấy vào, nắm giữ, thi hành quyền đó; và người Do Thái dùng danh hiệu này chỉ về Đấng được Thiên Chúa lựa chọn, để một ngày nào đó đem lại một thời đại mới, thời đại của nhu mì, yêu thương và thái bình. Vì thế họ gọi Đấng Mêsia là “Con Người”. Giữa Cựu và Tân Ước đã xuất hiện cả một nền văn chương đề cập đến thời đại hoàng kim sắp đến.
5,19-29
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN J47
Một trong những sách có ảnh hưởng đặc biệt là sách của Hênóc, trong đó nhiều lần đề cập đến nhân vật vĩ đại là Con Người; Đấng ấy đang chờ đợi ở trên trời cho đến khi Thiên Chúa sai Ngài đến để lập và cai trị vương quốc mình. Vì thế tự xưng là Con Người, Chúa Giêsu đã tuyên xưng mình là Đấng Mesia. Đây là một lời tự xưng rõ 1'àng, không thể hiểu lầm được.
2. Ngoài những lần tuyên xưng rõ 1'àng, ý niệm Chúa Giêsu là Đấng Mesia của Thiên Chúa còn tiềm ẩn trong từng câu một. Israel mô tả bức tranh về kỷ nguyên mới của Thiên Chúa, trong đó “kẻ què sẽ nhảy như nai” (Is 35,6). Trong thị kiến của Giêrêmia thì kẻ đui và kẻ què sẽ họp lại (Gr 31,8.9). Chính phép lạ Chúa Giêsu chữa cho người què đi được đã xác định lời tuyên bố và dấu chỉ Ngài là Đấng Mesia.
3. Chúa Giêsu lặp đi lặp lại Ngài sẽ khiến kẻ chết sống lại và sẽ phán xét họ. Trong Cựu Ước, chỉ Thiên Chúa mới khiến người chết sống lại và có quyền phán xét, “Ta là Thiên Chúa, ngoài ra chẳng có Chúa nào khác, ta khiến cho chết, cho sống” (Đnl 32,39). “Chúa giết, Chúa làm cho sông lại” (1 Sm 2,6). Lúc Naaman người Syri đến yết kiến, xin giúp tìm cách chữa bệnh phong, vua Israel đã ngạc nhiên, lo lắng kêu lên trong tuyệt vọng: “Ta há phải là Thiên Chúa, có quyền làm sống, và làm chết sao?” (2 V 5,7). Chức năng làm sống, làm chết, hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa. Phán xét cũng vậy, “Phán xét thuộc về Thiên Chúa” (Đnl 1,17).
về mặt tư tưởng, chức vụ khiến người chết sống lại và xét đoán về sau là một phần nhiệm vụ của Đấng được chọn của Thiên Chúa, khi Ngài thiết lập kỷ nguyên mới của Thiên Chúa. Hênóc nói về Con Người như sau: “Ngài sẽ được ban cho toàn quyền xét xử” (Hênóc 69,26.27). Trong đoạn này Chúa Giêsu đã đề cập về việc những người làm lành sẽ sống lại để được sống và kẻ ác sẽ sống lại để chịu phán xét. Sách Khải Huyền của Barúc viết, khi kỷ nguyên của Thiến Chúa đến thì “tình trạng của những kẻ hiện nay làm ác sẽ trở thành tồi tệ hơn, vì họ sẽ chịu cực hình khổ sở”, trong khi những người đã tin cậy và vâng giữ luật sẽ được mặc lấy vẻ đẹp đẽ huy hoàng (Barúc 51,1-4). Sách Hênóc viết đến ngày đó, “địa cầu sẽ bị xé rách, mọi vật trên mặt đất sẽ tiêu vong, rồi có phán xét mọi người” (Hênóc 1,5-7). Sách Giao Ước của Bêngiamin chép
148 WILLIAM BARCLAY
5,19-20
“Mọi người sẽ được sống lại, người thì được tôn cao, một số sẽ bị hạ xuống và làm cho xấu hổ”.
Ý nghĩa của đoạn này sẽ khó hiểu nếu chúng ta không đôi chiếu với bối cảnh Do Thái giáo, và chúng ta lại tự hỏi nó có nghĩa gì với người Do Thái khi họ nghe lần đầu. Ngay tức khắc họ thấy Chúa Giêsu đang đòi hỏi những quyền chỉ thuộc một mình Thiên Chúa, Ngài tuyên bố là kỷ nguyên của Thiên Chúa đã khởi sự, Ngài đang hỏi những chức vụ, đặc quyền và quyền bính chỉ thuộc về Đấng Mesia.
Đã hiểu như thế, chúng ta càna thấy rõ đoạn này không chỉ đơn thuần là một bài giảng của Chúa Giêsu, mà là một hành động can đảm phi thường, có một không hai. Chúa biết rằng tuyên bố như vậy sẽ bị cho là phạm thượng nặng nề đối với các lãnh tụ Do Thái giáo chính tống thời ấy, và có thể chọn một trong hai lập trường: hoặc sẽ nhận Ngài là Con Đức Chúa Trời; hoặc sẽ thù ghét Ngài như một kẻ lộng ngôn, tìm cách tiêu diệt Ngài.
Bây giờ, chúng ta đi vào từng phần nhỏ.
Chúa Cha Và Chúa Con
Gioan 5,19-20
Đây là phần đầu câu trả lời của Chúa Giêsu cho người Do Thái, khi họ tố cáo Ngài tự xưng mình ngang hàng với Thiên Chúa. Phần này Chúa Giêsu nêu ra ba diều về mối liên hệ giữa Ngài với Thiên Chúa.
1. Sự đồng nhất giữa Chúa Giêsu với Thiên Chúa Cha. Thấy Chúa Giêsu hành động tức là thấy Thiên Chúa Cha hành động. Thiên Chúa làm gì thì Chúa Giêsu cũng làm y như vậy. Chân lý quan trọng và hiển nhiên về Chúa Giêsu là, trong Chúa Giêsu chúng ta thấy Thiên Chúa Cha. Nếu chúng ta thấy Thiên Chúa cảm thức thế nào về loài naười, hoặc phản ứng ra sao đối với tội lỗi, hoặc Ngài nhìn hoàn cảnh của loài người như thế nào, thì chúng ta phải nhìn vào Chúa Giêsu. Tâm trí của Chúa Giêsu là tâm trí cửa Thiên Chúa, hành động của Chúa Giêsu là tâm trí của Thiên Chúa, hành động của Chúa Giêsu là hành động của Thiên Chúa.
5,21-23
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 149
2. Sự đồng nhất này dựa trên sự vâng lời hơn là dựa trên sự bình đẳng. Chúa Giêsu không hề tự ý làm bất cứ điều gì, và Ngài không hề làm điều chính Ngài muốn, nhưng luôn luôn làm điều Chúa Cha muốn. Chính vì ý của Chúa Giêsu hoàn toàn vâng phục ý Chúa Cha nên chúng ta thấy Chúa Cha ở trong Ngài. Chúa Giêsu đã vâng phục Chúa Cha thế nào, chúng ta cũng phải vâng phục Chúa Giêsu y như vậy.
3. Sự vâng phục đó không dựa trên quyền lực mà dựa trên tình yêu. Sự hiệp nhất giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha là sự hiệp nhất tình yêu. Chúng ta nói về hai người nhất trí với nhau, hai quả tim có cùng một nhịp đập. Đó là ngôn ngữ của loài người mô tả thật hoàn toàn mối liên hệ giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha. Có một sự đồng nhất hoàn toàn về lý trí, ý chí và tấm lòng đến độ Chúa Cha và Chúa Con chỉ là một.
Đoạn này còn nói nhiều điều nữa về Chúa Giêsu.
1. Chúa Giêsu tin cậy trọn vẹn. Chắc chắn những gì người ta thấy nơi Chúa Giêsu lúc đó chỉ là phần mở đầu, họ sẽ cảm thấy nhiều điều quan trọng hơn nữa. về phương diện con người, điều hiển nhiên là Chúa Giêsu đang chờ án tử hình. Các lực lượng của Do Thái giáo chính thông được tập trung để chông lại Ngài, và phần kết thúc xem như đã chắc chắn lắm rồi. Nhưng Chúa Giêsu hoàn toàn tin chắc, tương lai nằm trong tay Thiên Chúa chứ không phải trong tay con người. Loài người không thể nào ngăn chặn những gì Chúa Cha đã sai Ngài đến để thực hiện.
2. Chúa Giêsu hoàn toàn không sợ hãi. Ngài bị hiểu lầm là điều tất yếu. Lời Ngài đốt cháy tâm trí kẻ nghe và đe dọa tính mạng Ngài. Chẳng có hoàn cảnh nào có thể khiến Chúa Giêsu hạ thấp những lời Ngài tự xưng hoặc thay đổi chân lý. Ngài vẫn tuyên xưng, vẫn nói ra chân lý bất chấp sự đe dọa của loài người, Với Ngài, trung tín cùng Chúa Cha quan trọng vô cùng, hơn sợ hãi loài người.
Sự Sống, Xét Xử Và Tôn Kính
Gioan 5,21-23
Trong đoạn này, chúng ta thây ba chức vụ trọng đại của Chúa Giêsu, với tư cách Con Thiên Chúa.
150 WILLIAM BARCLAY
5,21-23
1. Chúa Giêsu là Đấng ban sự sống. Gioan nói với nghĩa đôi. Một là theo nghĩa thời gian, trong đời hiện tại này, không một ai có thể sống hoàn hảo được cho đến khi chính Chúa Cứu Thế ngự vào đời sống người đó và người đó bước vào trong Chúa Giêsu Kitô. Khi khám phá các lãnh vực âm nhạc, văn chương, nghệ thuật hay du lịch, thỉnh thoảng chúng ta nói đến một thế giới mới đang mở rộng trước mắt mình. Con người được Chúa Giêsu ngự vào đời sông mình thì, nhận thấy cuộc đời được đổi mới, một thế giới mới mở ra. Chính con người được thay đổi, những tương quan cá nhân với người khác thay đổi, quan niệm của người ta về việc làm, bổn phận và thú vui cũng thay đổi, mối liên hệ giữa con người với Chúa cũng thay đổi, cuộc đời được tái định hướng, tái tạo, đước làm lại. Hai là theo nghĩa đời đời. Gioan ngụ ý nói rằng sau khi cuộc đời này chấm dứt thì đối với người nào tin nhận Chúa Kitô, họ sẽ được đời sống tuyệt vời, còn đối với người đã từ chối Chúa Kitô, họ mãi mãi xa cách Ngài.
2. Chúa Giêsu là Đấng xét xử. Gioan bảo Thiên Chúa giao trọn quyền phán xét cho Chúa Giêsu Kitô. Ông muốn nói là một người sẽ bị xét xử tùy theo phản ứng của người đó đôi với Chúa Giêsu. Nếu người nào thấy Chúa hoàn toàn đáng yêu, và tin theo Ngài thì người ấy đã tự xét xử mình, còn ai không chịu tin theo Ngài thì người ấy đã tự xét xử mình. Chúa Giêsu là viên đá thử vàng, tại đó mọi người được đem ra thử thách. Phản ứng đối với Chúa là cuộc xét nghiệm, qua đó mọi người được phân loại.
3. Chúa Giêsu là Đấng được tôn kính. Trong Tân Ước, điều khích lệ chúng ta hơn hết là niềm hy vọng không suy giảm, và sự tin tưởng không lay chuyển nơi Chúa Cứu Thế, Đấng đã bị đóng đinh, nhưng chắc chắn đến cuối cùng mọi người sẽ được kéo đến với Ngài, họ sẽ biết Ngài, sẽ nhìn nhận và yêu mến Ngài. Giữa cơn bách hại và khinh bỉ, bất chấp mình chỉ là thiểu số, chẳng có thế lực gì, đối diện với những thất bại và phản bội, Hội Thánh sơ khai chẳng nghi ngò sự chiến thắng khải hoàn tối hậu của Chúa Cứu Thế. Khi chúng ta bị cám dỗ thử thách đến tuyệt vọng, hãy nhớ, sự cứu rỗi loài người là kế hoạch và là chủ đích của Chúa. Đên cuối cùng, chẳng có gì làm thất bại được ý Chúa. Ác ý của loài người có thể làm trì hoãn, nhưng chẳng bao giờ có thể đánh bại được ý muôYi và mục đích của Chúa.
5,24
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 151
Tin Nhận Thì Được Sống
Gioan 5,24
Ớ đây, Chúa Giêsu nói hết sức đơn giản rằng, tin nhận Ngài là sống, còn chối bỏ Nsài là chết. Nghe lời Chúa Giêsu và tin Thiên Chúa Cha, Đấng đã sai Ngài có nghĩa gì? Nói cách vắn tắt có ba ý nghĩa:
1. Tin Thiên Chúa Cha đúng như lời Chúa Giêsu nói, nghĩa là Thiên Chúa là tình yêu, do đó, bước vào một mối liên hệ mới mẻ và thân thiết với Ngài, trong đó sự sợ hãi hoàn toàn bị xóa bỏ, chúng ta được yên nghỉ trong Ngài.
2. Chấp nhận nếp sống Chúa Giêsu đưa ra cho chúng ta. Dù khó khăn gian khổ đến đâu, dù đòi hỏi phải hy sinh thế nào, vẫn tin chắc đó là con đường tối hậu dẫn đến bình an và hạnh phúc. Còn từ chối thì đó là con đường tối hậu đưa đến sự chết và phán xét.
3. Nhận sự giúp đỡ của Chúa Kitô Phục Sinh và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Do đó, tìm được sức mạnh để thực hiện tất cả những gì nếp sống theo Chúa đòi hỏi.
Khi làm theo như thế, chúng ta sẽ bước vào ba mối liên hệ mới: (i ) Liên hệ với Chúa: quan tòa trở thành người cha, Đấng xa cách trở thành gần gũi, thái độ xa lạ trở nên thân thiết, và sợ hãi thành yêu thương, (ii ) Liên hệ với đồng bào, đồng loại: hận thù trở thành yêu thương, ích kỷ thành phục vụ, cay đắng trở nên tha thứ, (iii ) Liên hệ với chính mình: yếu đuối trở nên mạnh mẽ, nản chí trở nên thành đạt, căng thẳng lo âu trở nên bình an, thanh thản...
Tiếp nhận đề nghị của Chúa Giêsu là tìm được sự sông. Trên một phương diện, có thể nói là mọi người đều sống, nhưng rất ít người biết rõ được sự sống đích thực. Phần đông người ta chỉ hiện hữu chứ không sống. Khi Grenfell viết thư mời một cô y tá đến giúp đỡ ông tại Labrador, ông cho biết, ông không thể trả lương cao, nhưng nếu cô bằng lòng đến thì trong công tác phục vụ Chúa Cứu Thế và con người, cô sẽ thấy ý nghĩa và giá trị của đời sông, cô sẽ sông thực sự đúng nghĩa. Browning mô tả cuộc gặp gỡ của hai người yêu nhau: nàng nhìn chàng, chàng nhìn nàng, và “sự sống thức dậy trong họ”. Một nhà văn hiện đại mô tả một nhân vật
152 WILLIAM BARCLAY
5,23-zy
này nói với nhân vật kia: “Tôi chưa hề biết ý nghĩa của sự sống cho đến khi tôi thấy nó trong đôi mắt anh”.
Người nào tiếp nhận đường lối của Chúa Cứu Thế thì nsười đó bước từ sự chết qua sự sống. Trong đời này, sự sống của con người trở thành mới mẻ, sinh động; còn đời sau thì chắc chắn được sống đời đời với Chúa.
Chết Và Sông
Gioan 5,25-29
Trong phần này lời Chúa Giêsu tự xưng là Đấng Mesia rõ ràng hơn cả. Ngài là Con Người, là Đấng ban sự sống và đem sự sống đến. Ngài sẽ khiến kẻ chết sống lại, và sẽ là quan tòa quyết định sô phận họ.
Trong đoạn này, Gioan đã dùng chữ chết theo hai nghĩa:
1. Một nghĩa chỉ về những người chết tâm linh (spiritually dead); với những người đã chết tâm linh thì Chúa Giêsu sẽ đem đến một sự sống mới. Chết tâm linh có nghĩa gì?
a. Chết là hết cô" gắng, là chấp nhận tình trạng hiện tại của mình, cho mọi thứ lỗi lầm tội ác là không thể nào diệt trừ được, và mọi đức hạnh là không thể đạt tới được. Đời sống một Kitô hữu không thể buông xuôi bất động, đứng yên một chỗ; nhưng phải tiến lên hoặc sẽ phải lui đi. Thôi cố gắng là bỏ cuộc, do đó phải thối lui rơi lại vào trong sự chết.
b. Chết tâm linh là hết cảm xúc. Có nhiều người một thời rất nhạy cảm trước tội lỗi, sầu thảm và đau khổ của thế gian. Nhưng lần đầu họ trở thành chai lì, chẳng còn cảm xúc gì nữa. Họ có thê nhìn điều ác mà không bất mãn, nhìn cảnh đau khổ, sầu thảm mà lòng không chút buồn rầu xót thương. Khi lòng trắc ẩn cảm thương đã hết thì con tim cũng chết theo.
c. Chết tâm linh là thôi suy nghĩ. J.A. Findlay kể lại câu nói của một người bạn ông: “Một khi bạn đã kết luận thì bạn chết”. Ông muốn nói khi tâm trí một người đóng chặt đến độ không còn có thể chấp nhận một chân lý mới mẻ nào, thì trí óc và tâm linh
^,JU
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 153
người ấy đã chết. Ngày nào mà chúng ta không còn mong muôn học hỏi, ngày nào mà chân lý mới, tư tưởng mới, phương pháp mới đều trở thành sự phiền hà, chúng ta không muốn vướng bận đến nữa thì đó là ngày tâm linh chúng ta chết.
d. Chết tâm linh là thôi ăn năn. Khi một người an tâm phạm tội, thì người đó đã chết về tâm linh. Rất dễ rơi vào tình trạng an tâm khi phạm tội. Lần đầu làm sai, chúng ta thấy lo sợ và hối hận. Nếu lần thứ hai, chúng ta ít lo sợ, ít hối hận hơn; lần thứ ba lại càng ít lo sợ hối hận hơn nữa. Nếu cứ tiếp tục thì sẽ đến lúc chúng ta làm điều ác mà chẳng còn đắn đo suy nghĩ gì nữa. Ngày mà một người chẳng còn buồn để ý là mình có phạm tội hay khôn», không còn kinh sợ tội lỗi nữa, không chiến đấu nữa, phạm tội mà không muốn ăn năn, đó là ngày tâm linh người ấy chết. Muốn tránh chết tâm linh, chúng ta phải giữ cho mình luôn nhạy cảm đối với tội lỗi, bằng cách nhạy cảm với sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô.
2. Gioan dùng chết theo nghĩa đen. Chúa Giêsu dạy rằng sau này sẽ có sự sống lại, và những gì sẽ xảy ra cho đời sau của một người thì gắn chặt với những gì người ấy đã làm trong đời này. Có rất nhiều tục ngữ bảo rằng tình trạng ngày mai sẽ tùy thuộc việc chúng ta làm hôm nay. Đời này rất quan trọng vì nó quyết định cho cõi đời đời. Suốt cuộc đời này, chúng ta đang sống hoặc thích hợp hoặc không thích hợp với cuộc đời sắp đến, chúng ta làm cho mình phù hợp hay không phù hợp với sự hiện diện của Thiên Chúa ở đời này, chúng ta có thể chọn cho mình con đường dẫn đến sự sống hay con đường đưa đến sự chết. Sự thật đáng sợ là mỗi việc làtn của chúng ta trên đời này đều xây dựng hoặc phá hoại số phận của chúng ta trong tương lai.
Sự Xét Xử Chân Thật Duy Nhât
Gioan 5,30
MJ Tôi không thể tự ý mình làm gì. Tôi xét xử theo như tôi dược nghe, và phún quyết của tôi thật công minh, vì tôi không tìm cách lùm theo V riêng tôi, nhiùig theo V Đấng đã sai tôi. ”
Chúa Giêsu tự xưng Ngài có quyền xét xử. Tất nhiên người ta sẽ hỏi Chúa Giêsu lấy quyền gì mà đòi phán xét. Chúa Giêsu
154 WILLIAM BARCLAY
5,31-36
trả lời sự phán xét của Ngài là đúng và chung thẩm, vì Ngài không làm việc gì ngoài ý muốn của Chúa Cha. Chúa Giêsu đã tuyên bố một khi Ngài xét xử thì sự xét xử của Ngài là sự xét xử của Thiên Chúa.
Xét xử người khác cách đúng đắn, công bình là điều rất khó. Nếu thành thật tự xét, chúng ta sẽ thây rất nhiều động cơ ảnh hưởng đến việc xét xử. Chúng ta có thể xét xử bất công vì lòng kiêu ngạo của chúng ta bị tổn thương. Có thể thành kiến làm cho chúng ta mù quáng, lòng ganh tị làm cho chúng ta cay đắng, sự bực tức khiến chúng ta giận dữ, lòng đạo đức cá nhân khiến chúng ta khắc nghiệt và thiếu khoan dung. Sự giả dối, đố kỵ, thiếu hiểu biết, thiếu bén nhạy có thể ảnh hưởng đến việc xét xử của chúng ta. Chỉ người có tấm lòng thuần khiết, có các động cơ thúc đẩy hoàn toàn vô tư, có cái nhìn của Chúa, mới có thể xét xử người khác. Như thế có nghĩa là chẳng ai có đủ tư cách để xét xử.
Mặt khác, sự xét xử của Thiên Chúa là sự xét xử trọn vẹn. Chỉ một mình Thiên Chúa là thánh thiện, nên chỉ một mình Ngài mới có các tiêu chuẩn để xét xử mọi loài, mọi sự. Thiên Chúa là tình yêu, nên sự xét xử của Ngài được thực hiện trong tình yêu, đúng như mọi xét xử chân chính cần phải có. Chỉ một mình Thiên Chúa biết rõ hết mọi sự. Sự xét xử chỉ chính xác hoàn toàn khi người xét xử biết hết mọi chi tiết, mọi cảnh ngộ, điều đó chỉ một mình Thiên Chúa làm được. Quyền xét xử của Chúa Giêsu được lập trên lời tự xưng của Ngài vốn có thần trí trọn vẹn của Thiên Chúa, Ngài không xét đoán với những động cơ lẫn lộn mà con người không tránh được. Ngài xét đoán bằng sự thánh thiện hoàn toàn, tình yêu trọn vẹn, và sự toàn tri tuyệt đối của Thiên Chúa.
Các Chứng Nhân Cho Chúa Cứu Thế
Gioan 5,31-36
“3I Nếu tôi làm chứng về chính mình, thì lời chứng của tôi không thật. 32 Cổ Đấng khác làm chứng về tôi, và tôi biết: lời Người làm chứng về tôi là lời chứng thật. JJ Chính các ông đã cử người đến gặp ông Gioan, và ông ấy đã làm chứng cho sự thật. 34 Phần tôi, tôi không cần lời chứng của một phàm nhân, nhưng tôi nói ra những
5,31-36
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 155
điều này để các ông được cứu độ. 35 Ông Gioan là ngọn đèn cháy sáng, và các ông đã muốn vui hưởng ánh sáng của ông trong một thời gian. 36 Nhưng phần tôi, tôi có một lời chứng lớn hơn lời chứng của ông Gioan: đó là những việc Chúa Cha đã giao cho tôi để tôi hoàn thành. Chính những việc tôi làm đó làm chứng cho tôi rằng Chúa Cha đã sai tôi. ”
Một lần nữa, Chúa Giêsu trả lời những kẻ tcícáo Ngài. Họ hỏi: “Ông đưa ra bằng cớ gì để chứng minh những lời ông rao giảng là đúng”. Qua đoạn này, Chúa Giêsu đã dừng các phương pháp lập luận của các Pharisêu nên họ có thể hiểu được.
1. Chúa Giêsu bắt đầu bằng cách thừa nhận nguyên tắc phổ quát, theo đó một bằng cớ của một người nào mà không được hậu thuẫn thì không thể được kể là bằng chứng. ít ra là phải có hai nhân chứng. “Theo lời của hai hoặc ba người chứng mới xử tử kẻ đáng bị chết, còn lời của một người chứng không đủ” (Đnl 17,6), “chứng độc nhất không đủ định tội cho người nào; bất luận gian ác, tội lỗi nào mà ta đã phạm, cứ theo lời của hai hay ba người chứng, thì mới định tội được” (Đnl 19,15). Lúc Phaolô định đến Côrintô để quở trách, sửa trị thì ông nói rằng tất cả những lời buộc tội đều phải có hai hoặc ba nhân chứng (2 Cr 13,1). Chính Chúa Giêsu đã dạy khi một Kitô hữu muốn nhắc bảo ai một cách hợp pháp, thì phải đem theo mình một vài người khác nữa để làm chứng (Mt 18,16). Hội Thánh sơ khai đã có luật không xét đơn tố cáo một Kỳ mục nếu không có hai hoặc ba nhân chứng hậu thuẫn (1 Tm 5,19). Chúa Giêsu bắt đầu bằng sự thừa nhận hoàn toàn luật lệ về nhân chứng của một người Do Thái.
Thông thường lời chứng của một người về chính mình thì không được chấp nhận. Kinh Mishnah viết: “Khi một người tự nói về mình, thì không đáng tin”. Demosthenes, nhà hùng biện nổi tiếng Hy Lạp, xem điều đó như nguyên tắc của công lý: “Luật không cho phép một người nhân danh mình đưa ra bằng cớ để bênh vực mình”. Luật xưa biết rõ là tính vụ lợi cá nhân có ảnh hưởng đến những lời người ta nói về mình. Vì thế Chúa Giêsu đã chấp nhận các tiêu chuẩn, luật lệ điều hành công lý của Do Thái giáo và đồng ý rằng lời tự chứng của Ngài, nếu không được hậu thuẫn, thì không nhất thiết là thật.
156 WILLIAM BARCLAY
2. Chúa Giêsu còn nhiều nhân chứng khác, Ngài bảo có một Đấng khác làm chứng cho Ngài, đó là Thiên Chúa. Ngài sẽ trở lại vấn đề ấy, nhưng bây giờ Ngài đưa ra lời chứng của Gioan Tẩy Giả trước, ông đã nhiều lần làm chứng cho Ngài (Ga 1,19.20.26.29.35.36). Rồi Chúa Giêsu đề cao ông và quở trách các nhà cầm quyền Do Thái.
Ngài bảo ông là ngọn đèn được thắp sáng, đó là một lời đề cao tuyệt hảo. (a) Ngọn đèn chiếu sáng bằng loại ánh sáng vay mượn, nó không thể tự chiếu sáng được, mà phải đốt lên mới sáng, (b) Ông có lòng nóng cháy, sốt sắng và sứ điệp của ông không phải là một sứ điệp lạnh lẽo khô khan của lý trí, nhưng là một sứ điệp nóng bỏng, nung nâu lòng người, (c) Ông có ánh sáng. Nhiệm vụ của ánh sáng là soi sáng, hướng dẫn. Ông chỉ cho người ta con đường ăn năn và đến với Chúa, (d) Theo quy luật vật chất, một ngọn đuốc tự đốt cháy nó, khi chiếu ra ánh sáng thì nó tự tiêu hao đi. Ông phải xuống thấp để Chúa Giêsu được tôn cao. Một nhân chứng đích thực thì tự làm tiêu hao vì Chúa.
Khi đề cao Gioan Tẩy Giả, Chúa Giêsu quở trách người Do Thái. Họ đã vui về ông trong một thời gian, nhưng chẳng bao giờ họ thật sự xem trọng những điều ông nói. Có người đã nói họ như: “Bầy muỗi nhảy múa dưới ánh sáng mặt trời” hoặc như lũ trẻ con nô đùa trong nắng. Ông cho họ một cảm giác thích thú. Chừng nào ông nói những gì làm họ khó chịu thì họ bỏ đi. Có nhiều người nghe chân lý của Chúa kiểu như vậy, họ thích thưởng thức một bài giảng như thưởng thức một màn trình diễn. Một nhà truyền giáo nổi tiếng kể lại, sau một bài giảng của ông về sự phán xét thì ông được chào bằng lời nhận xét: “Bài giảng của ông thật là ngọt”. Chân lý của Chúa không phải dành để gãi ngứa. Lời Chúa phải được tiếp nhận với sự hạ mình, ăn năn trong tro bụi.
Nhưng Chúa Giêsu không cần cả đến lời chứng của Gioan Tẩy Giả. Ngài bảo rằng Ngài không cần những bằng chứng của loài người bất toàn làm hậu thuẫn cho những lời tự xưng của Ngài.
3. Chúa Giêsu trưng dẫn những việc Ngài đã làm để làm bằng chứng. Ngài đã trả lời y như vậy lúc Gioan Tẩy Giả ở trong ngục sai người đến hỏi xem Ngài có phải là Đấng Mesia không. Chúa bảo các sứ giả của Gioan: “Hãy về kể lại cho Gioan những điều
5,37-43
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 157
các neươi đã thấy và nghe” (Mt 11,4; Lc 7,22). Nhưng Chúa nêu ra các việc đó không nhằm chỉ về Ngài, mà chỉ về quyền phép của Thiên Chúa đang hành động trong Ngài và qua Ngài. Nhân chứng tối cao của Ngài là Thiên Chúa.
Lời Chứng Của Thiên Chúa
Gioan 5,37-43
~37 Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, chính Người cũng đã làm chứng cho tôi. Các ông đã không bao giờ nghe tiếng Người, cũng chẳng bao giờ thấy tôn nhan Người. -ís Các ông đã không để cho lời Người ở mãi trong lòng, bởi vì chính các ông khônẹ tin vào Đấng Người đã sai đến. -iy Các ông nghiên cứu Kinh Thánlí, vì nghĩ rằng trong đó các ông sẽ rim được sự sống đời đời. Mù chính Kinh Thánh lại làm chứng về tôi. 40 Cúc ông không muốn đến cùng tôi để được sự sống.
41 Tôi không cần người đời tôn vinh. 42 Nhưng tôi biết: các ông không có lòng yêu mến Thiên Chúa. 43 Tôi đã đến nhăn danh Cha tôi, nhưng các ông không đón nhận. Nếu có ai khác nhân danh mình mà đến, thì các ông lại đớn nhận. ”
Phần đầu của đoạn này có thể hiểu theo hai cách:
1. Nó có thể chỉ về bằng chứng vô hình của Thiên Chúa ở trong lòng người. Trong 1 Ga 5,9.10 chép “Ai tin Con Thiên Chúa, thì có chứng của Thiên Chúa ở trong mình”. Người Do Thái xác quyết không hề có ai thấy Thiên Chúa, cả khi ban bố Mười Điều Răn cũng chẳng ai thấy được. “Các ngươi nghe một tiếng nói, nhưng không thấy một hình trạng nào, chỉ nghe một tiếng mà thôi” (Đnl 4,2). Vậy câu này có thể hiểu: “Sự thật là Thiên Chúa vô hình, lời chứng của Ngài cũng thế, vì lời chứng của Ngài là câu trả lời nảy sinh trong lòng con neười khi người ấy đối diện với Ta”. Khi đôi diện với Chúa Cứu Thế, chúng ta thấy nơi Ngài toàn thể vẻ đẹp đáng yêu và khôn ngoan trọn ven, niềm tin xác tín ấy chính là lời chứng của Chúa trong lòng chúng ta. Phái Khắc Kỷ chủ trương 1'ằng loại tri thức cao nhất không đến do tư tưởng, mà do cái họ gọi là “những ấn tượng bất chợt”, một sự xác tín nắm bắt lấy một người như thế có ai đặt tay lên vai và giữ chặt lấy người ấy. Ở đây Chúa
158 WILLIAM BARCLAY
5,37-43
Giêsu muốn nói rằng, sự xác tín trong lòng chúng ta về địa vị tối cao của Ngài là lời chứng của Thiên Chúa về Chúa Cứu Thế trong lòng chúng ta.
2. Gioan muốn nói Lời Chúa làm chứng cho Chúa Cứu Thế được tìm thấy trong Kinh Thánh. Với người Do Thái, Kinh Thánh là tất cả. “Ai nắm được lời của Luật thì nắm được sự sống đời đời”. “Ai có Luật là có sợi dây ân điển để buộc quanh mình ở đời này và đời sau”, “người nào dám nói, Môsê đã viết dù chỉ một câu trong Luật là do hiểu biết của riêng ông, cũng là kẻ khinh dể Chúa”, “đây là sách về các điều răn của Chúa và Luật đời đời. Những ai nắm chặt lấy nó thì được sống, còn ai lìa bỏ nó, thì sẽ chết” (Barúc 4,1.2). “Nếu thức ăn chỉ là sự sống trong một giờ, mà trước và sau khi ăn còn phải đòi hỏi một sự chúc phúc, thì huống chi Luật quyết định đời sau, càng đòi hỏi được chúc phúc hơn biết bao nhiêu”. Người Do Thái có luật, tra cứu luật nhưng lại không nhận biết Chúa Cứu Thế khi Ngài đến. Có gì trục trặc ở đây? Những người nghiên cứu Kinh Thánh công phu nhất trên đời, những người kính trọng Kinh Thánh hơn hết, từng kiên trì đọc Kinh Thánh liên tục và tỉ mỉ, lại chối bỏ Chúa Giêsu. Làm sao mà việc đó có thể xảy ra?
Có một điều thật rõ ràng, ấy là họ đọc Kinh Thánh một cách sai lầm:
a. Họ đọc Kinh Thánh với tâm trí khép kín, họ đọc không phải để tìm kiếm Chúa, nhưng để tìm những luận cứ hậu thuẫn cho các lập trường riêng của họ. Họ không thật sự yêu mến Chúa, mà chỉ yêu mến chính các ý niệm của họ về Chúa. Chính vì thế mà Lời đã không ở trong họ. Nước có cơ thấm vào bê tông cốt sắt bao nhiêu thì Lời Chúa cũng có cơ thâm vào trong tâm trí họ như vậy. Họ không chịu hạ mình học thần học của Kinh Thánh, họ chỉ sử dụng Kinh Thánh để bảo vệ thứ thần học do họ tạo ra. Ngày nay nguy cơ vẫn còn, khi Kinh Thánh được dùng để minh chứng các điều chúng ta tin, chứ khôns phải để thử nghiệm niềm tin ấy.
b. Nhưng họ còn phạm một sai lầm lớn hơn thế nữa: họ xem như Chúa đã ban cho loài người mặc khải viết ra thành văn bản. Nhưng mặc khải của Thiên Chúa là mặc khải trong lịch sử, không phải Chúa nói, nhưng Chúa hành động. Kinh Thánh không phải là mặc khải của Chúa, nhưng là bản ghi chép lại mặc khải của Chúa.
5,37-43
TIN MỪNG THEO THÁNH GỈOAN 159
Họ thờ lạy chữ, lời của Kinh Thánh, hoàn toàn quên rằng mặc khải của Chúa được bày tỏ nơi các biến cố.
Chỉ có một phương pháp đúng đắn duy nhất để đọc Kinh Thánh là đọc trong ý thức rằng mọi điều trong đó đều quy hướng về Chúa Giêsu. Lúc ây, nhiều điều từng khiến chúng ta bối rối, có khi còn làm cho chúng ta nản nữa, sẽ được nhìn thấy rõ ràng như những chặng đường dẫn đến Chúa Giêsu, Ngài là sự mặc khải tối cao, và mọi mặc khải khác phải được thử nghiệm bởi ánh sáng của Ngài. Dân Do Thái thờ phượng Chúa của văn tự chứ không phải Chúa của hành động, nên khi Chúa Cứu Thế đến, họ đã không nhận ra Ngài. Nhiệm vụ của Kinh Thánh không phải là ban sự sống, nhưng là chỉ vào Đấna ban sự sống cho loài người. Ớ đây cũng còn hai điểm khác rất sáng tỏ:
1. Trong câu 34, Chúa Giêsu nói rằng mục đích của lời Ngài là để “các ông được cứu độ”, và ở đây Ngài nói: “Ta chẳng cầu vinh hiển đến từ loài người”; nghĩa là Ngài muôn nói: “Ta không lý luận chỉ vì muôn thắng một cuộc tranh luận, Ta không nói thế vì muôn đánh bại các nííươi và để được thiên hạ hoan nghênh đâu, nhưng Ta nói vì yêu thương các ngươi, vì muôn cứu rỗi các ngươi”.
Có một cái gì hết sức phi thường. Khi có người chống đối chúng ta, rồi chúng ta cãi lại, cảm nghĩ chính của mình là gì? Phải chăng đó là sự kiêu ngạo bị tổn thương? Tính tự cao thù ghét mọi thất bại, hay là sự bực bội, khó chịu? Phải chăng chúng ta muôn dùng ý tưởng của mình làm cho họ cứng miệng vì cho rằng họ ngu dại? Chúa Giêsu nói như thế chỉ vì Ngài yêu thương loài naười. Giọng Ngài có thể nghiêm nghị nhưng chứa đầy tình thương. Đôi mắt Ngài có thể tóe lửa, nhưng đó là thứ lửa của tình yêu.
2. Chúa Giêsu phán: “Nếu có kẻ khác lấy danh riêng mình mà đên thì các ngươi sẽ nhận lấy”. Trong dân Do Thái, luôn luôn có những kẻ giả mạo nối tiếp nhau tự xưng là Đâng Mesia, và bao giờ cũng có người theo (Mc 13,6-23; Mt 24,5-24). Tại sao người ta lại theo các kẻ giả mạo? Vì những kẻ giả mạo “luôn luôn nói những điều phù hợp với mong muốn của họ”. Những kẻ giả mạo hứa đem cho họ nhiều đế quốc, nhiều chiến thắng và phồn vinh vật chất. Còn Chúa Giêsu đến đem cho họ thập giá. Đặc điểm của
160 WILLIAM BARCLAY
5,44-47
kẻ giả mạo là đưa ra con đường dễ dãi, còn Chúa Giêsu đưa cho họ con đường khó khăn của Thiên Chúa. Những kẻ giả mạo đều bị diệt vong, nhưng Chúa Cứu Thế còn đời đời.
Lời Buộc Tội Tối Hậu
Gioan 5,44-47
'44 Các ông tôn vinh lẫn nhau và không tìm kiếm vinh quang phát xuất từ Thiên Chúa duy nhất, thì làm sao các ông có thể tin được?
4Ĩ Các ông đừng tưởng là tôi sẽ tố cáo các ông với Chúa Cha. Kẻ tố cáo các ống chính là ông Môsê, người mà các ông tin cậy. 46 Vì nếu các ông tin ông Môsê, thì hẳn cúc ông cũng tin tôi, bởi lẽ ông ấy đã viết về tôi. 47 Nhưng nếu điều ông ấy viết mà các ông không tin, thì làm sao tin được lời tôi nói?"
Đặc điểm của các Kinh sư và Pharisêu là họ muôn người ta khen ngợi. Họ ăn mặc sao cho mọi người đều nhận ra họ. Họ cầu nguyện sao cho ai nấy đều nghe thấy. Họ thích ngồi các ghế hàng đầu trong hội đường, muốn được người ta cúi chào ngoài đường phố. Chính vì thế mà họ không thể nào nghe được tiếng nói của Chúa. Tại sao vậy? Bao lâu một người còn tự đo mình bằng cách so sánh mình với người khác, thì người ấy sẽ tự bằng lòng về chính mình. Bao lâu người ta còn đặt mục đích là được thiên hạ khen ngợi, thì người ấy vẫn có thể toại nguyện và tự mãn. Nhưng vân đề không phải là “tôi có tốt như người lána giềng của tôi không?” mà “tôi có tốt như Chúa không?” vấn đề không phải là “học thức và sự ngoan đạo của tôi có trổi hơn những người mà tôi có thể kể tên ra không”, nhưng là “trước mặt Chúa, tôi là neười thế nào?” Bao lâu chúng ta còn tự đánh giá bằng cách so sánh mình với người khác thì chúng ta vẫn có thừa chỗ để tự mãn. Sự tự mãn giết chết đức tin, vì đức tin nảy sinh từ ý thức về sự kém cỏi, khiếm khuyết của mình. Nhưng khi chúng ta so sánh mình với Chúa Giêsu thi chúng ta sẽ bị hạ xuống tận bùn đen trước mặt Chúa, chừng đó đức tin mới phát sinh, vì chúng ta chẳng có thể làm gì được, ngoài việc tin cậy vào lòng thương xót của Chúa.
6,1-13
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 161
Chúa Giêsu kết thúc bằng lời lên án họ ngay tại chỗ đứng của họ. Người Do Thái tin những sách mà Môsê truyền lại cho họ chính là lời dạy cửa Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói “Nếu các ngươi đọc những sách đó đúng cách thì các ngươi đã phải thây mọi điều trone đó đều chỉ về Ta”. Ngài tiếp: “Các ngươi tưởng đã có Môsê làm trung gian là các ngươi được an toàn, nhưng chính Môsê là người buộc tội các ngươi, các ngươi không muốn nghe ta, nhưng các ngươi vẫn phải nghe lời Môsê mà các ngươi thừa nhộn lù rất có giá trị, tất cả những gì Môsê nói, đều nói về ta”.
ở đây có một chân lý quan trọng thật đáng sợ. Điều vốn là đặc ân lớn nhất của dân Do Thái đã trở thành lời buộc tội nghiêm trọng nhất cho họ. Không ai có thể buộc tội một người chẳng bao giờ có cơ hội học biết, không ai nỡ buộc tội một kẻ hoàn toàn bị bỏ mặc cho dốt nát. Dân Do Thái đã được ban cho sự hiểu biết, nhưng họ đã dùng sự hiểu biết đó không đúng cách nên điều đó lại trở thành lời buộc tội họ. Phải nhớ rằng đặc ân càng lớn thì càng bị buộc tội khắt khe hơn. Đặc ân luôn luôn đi đôi với trách nhiệm.
Chú Giải Tin Mừng Gio-An Chú Giải Tin Mừng Gio-An - William Barclay