The longer you wait for something, the more you appreciate it when you get it, because anything worth having is definitely something worth waiting.

Unknown

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2638 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ạn đã tìm được một công việc mới phù hợp và được gia hạn sắp xếp ổn thoả nghỉ việc ở công ty hiện tại 2 tuần. Vậy cách nào để thông báo điều này cho đồng nghiệp khéo léo nhất? Cách nào để bạn dù ra đi vẫn để lại ấn tượng tốt đẹp với đồng nghiệp?
Trước hết, dù cho bạn ra đi vì lý do gì thì việc đầu tiên bạn cần phải làm vẫn là thông báo cho sếp biết bạn sẽ nghỉ việc trong 2 tuần tới. Và sếp nên là người đầu tiên biết việc này. Đừng để sếp nghe thấy những lời đồn đại xung quanh việc bạn ra đi trước khi sếp trực tiếp nghe từ bạn.
Sau đó, bạn nên thông báo với đồng nghiệp, cho họ biết bạn sẽ từ chức, chuyển đến công ty mới, vị trí mới... Bạn có thể thông báo, chào tạm biệt với đồng nghiệp qua email. Tất nhiên có thể gửi kèm thông tin liên lạc mới để có thể duy trì mối quan hệ bạn bè với đồng nghiệp cũ.
Từ chức thế nào?
Cư xử thế nào khi bạn thôi việc, khi bạn đưa ra lá đơn từ chức, thôi việc là cả một nghệ thuật và bạn phải rất cẩn trọng với nó. Sẽ là một hành xử rất khôn ngoan nếu như bạn không "qua cầu rút ván" bởi bạn không thể biết trước được tương lai. Và biết đâu đấy, một lúc nào đó bạn sẽ trở lại làm việc hoặc cần lời khuyên từ sếp cũ thì sao?
Hãy nhớ, phải hành xử một cách lịch sự và chuyên nghiệp nhất có thể. Hãy tham khảo nhiều lời khuyên trước khi quyết định nộp cũng như tham khảo kỹ ngôn ngữ sử dụng trong thư xin thôi việc để đảm bảo rằng mọi thứ đều hoàn hảo.
Tạm biệt đồng nghiệp ra sao?
Khi sếp đã biết về việc bạn xin nghỉ việc thì việc tiếp theo đương nhiên là thông báo cho cộng sự và đồng nghiệp cùng cơ quan biết sự ra đi của bạn. Bạn có nhiều cách để nói lời tạm biệt với đồng nghiệp cũ. Chẳng hạn:
- Tạm biệt qua email: Gửi email tới những đồng nghiệp mà bạn quen biết nhiều trong cơ quan, hoặc có liên hệ công việc, không nhất thiết phải là tất cả, đặc biệt là trong trường hợp bạn làm việc ở tổng công ty có tới hàng nghìn người đồng nghiệp.
- Viết ngắn gọn và tập trung vào chủ đề chính: Đừng dại dột đưa vào thư xin nghỉ việc những thông tin không cần thiết, dài dòng kiểu như bạn ghét công ty và không thể chịu đựng nổi cách làm việc ở đây. Cũng đừng dại dột khoe khoang về mức lương mới rất cao của bạn, dù cho nó hoàn toàn là sự thật. Không chỉ trích, không khoe khoang. Hãy để mọi việc đơn giản là sự thay đổi công việc và muốn nói lời tạm biệt với những đồng nghiệp cũ. Hãy hành xử tích cực.
Chia tay nhẹ nhàng và chuyên nghiệp...
- Đừng đề cập đến các dự án mà bạn đã làm cùng các đồng nghiệp hay những khoảng thời gian mà các bạn chia sẻ với nhau trong thư tạm biệt. Nên nhớ lá thư này đơn thuần là thư tạm biệt, không phải công việc.
- Đính kèm thông tin liên hệ cá nhân mới như địa chỉ email, địa chỉ và số điện thoại ở vị trí mới. Đó sẽ là cách duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp cũ tốt nhất.
Trong trường hợp bạn bị sa thải?
Nếu bạn bị sa thải chứ không phải chủ động xin thôi việc và muốn cho đồng nghiệp biết bạn ra đi, bạn vẫn có thể dùng cách gửi mail cho đồng nghiệp, thậm chí vẫn có thể viết vài dòng tóm tắt lý do. Hãy để cho họ biết bạn đã ra đi.
Trong trường hợp này bạn cũng có thể nhờ các đồng nghiệp tìm giúp công việc phù hợp, nếu như có thể và cung cấp thông tin cá nhân của bạn sau khi nghỉ việc để họ có thể liên hệ lại với bạn khi cần.
Tóm lại: khi rời khỏi một vị trí công việc, hãy để việc ra đi của bạn nhẹ nhàng, ngắn gọn và chuyên nghiệp. Hãy chắc rằng các đồng nghiệp cần biết đã biết bạn ra đi và chắc rằng họ biết cách làm thế nào để liên lạc được với bạn sau khi bạn rời công ty này.
Theo VTV
Chia tay đồng nghiệp cũ thế nào cho khéo Chia tay đồng nghiệp cũ thế nào cho khéo - Cẩm Nang Nghề Nghiệp