Bạn không thể tạo dựng thanh thế bằng những gì bạn SẼ làm.

Henry Ford

 
 
 
 
 
Tác giả: Hải Văn
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1376 / 7
Cập nhật: 2015-07-18 01:26:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9
ó thể nói chuyện Hương Nhu mang thai là một điều lạ đối với mọi người.
Ngay bản thân Nhu cũng vậy, dù đã mang nặng bảy tháng, cái bụng to bè, nhưng cô vẫn tưởng mình nằm mơ.
Thường Anh nâng niu cô hơn vì cô đang mang hộ anh một báu vật. Anh đã hoạch định chu đáo một cuộc sống có ba người.
Vừa bước qua tháng thứ tám, đột nhiên huyết áp Hương Nhu tăng cao. Cô phải dùng thuốc và kiêng ăn nhiều thứ, nhưng huyết áp vẫn dao động. Thường Anh vô cùng lo lắng và anh quyết định đưa cô vào Sài Gòn khi có quyết định nhập viện.
Hương Nhu nằm ở bệnh viện Từ Dũ bốn ngày, được thăm khám và xét nghiệm liên tục. Cuối cùng, hội đồng y khoa quyết định mổ để kết thúc sớm thai kỳ. Trong hồ sơ bệnh án, đứa bé cô mang được kết luận là con quý, nên các bác sĩ cần bảo vệ một cách tốt nhất và an toàn.
Một bé gái đã chào đời đúng vào ngày rằm tháng Giêng. Thường Anh là người nhìn thấy con trước tiên. Được mẹ tròn con vuông đối với anh là niềm vui bất tận.
Nằm trong phòng lạnh, vết thương giã thuốc gây đau, nhưng Hương Nhu nghe lòng ấm áp, rộn rã. Nhìn những giọt dịch truyền, cô chợt nghĩ tớ Hạo Khang. Cô muốn nói cho anh biết là cuối cùng cô đã được làm mẹ.
Phương Nghi càng lớn càng giống Thường Anh. Con bé dáng cao, da trắng, mắt to, mày đậm nên có khuôn mặt sáng như trăng rằm. Thường Anh chăm con tỉ mỉ và chu đáo đến mức nhiều người bảo anh là ông bố có một.
Từ ngày có Phương Nghi hiện diện, công việc của Thường Anh và Hương Nhu dường như thuận lợi hơn.
Hai vợ chồng đã xây được ngôi nhà nhỏ mà khang trang, ấm áp. Ai cũng bảo Hương Nhu có một mái ấm hạnh phúc.
Vâng! Nhu cũng thấy mình hạnh phúc. Cô có người đàn ông thương yêu vợ con ngay bên cạnh. Vậy mà trong những khoảnh khắc trống vắng của ngày, cô vẫn không xóa được hình bóng cũ. Nguyên do gì đã khiến hình bóng đó lưu lại trong cô lâu như vậy? Người ta bảo tình yêu không vĩnh cửu, chỉ có thời khắc tình yêu là vĩnh cửu. Có đúng như thế không?
Hạo Khang! Em có nên tìm lại anh không? Một cuộc tìm kiếm thực tế chứ không phải trong giấc mơ em từng có. Thường Anh à! Em cũng nên làm như thế, phải không? Biết đâu người thực tại sẽ giúp em thôi nghĩ về quá khứ. Một quá khứ đẹp mà buồn đến không nguôi.
Bước đến bên giá điện thoại, Hương Nhu nhấc máy, tay bấm số...
Chưa kịp nhận tín hiệu, cô đã nghe tiếng xe Thường Anh chạy vào sân, tiếp đến là giọng ríu rít của con gái:
- Mẹ ơi! Con về rồi nè...
Thế là Hương Nhu đành gác máy. Vừa cúi xuống ôm con, cô thoáng nghe bàn tay Thường Anh áp lên tóc mình. Đó là cử chỉ thường lệ mỗi khi anh về đến nhà.
Bên cô, chồng con đề huề thế này hà cớ gì phải truy tìm hình bóng của quá khứ. Sống cho thực tế một chút đi Hương Nhu. Một lần nữa cô tự chấn chỉnh bản thân mình.
Sau khi tháo giày, Phương Nghi nhảy phóc lên xa lông. Con bé ngồi xếp hai chân trông giống như búp bê biết hát...
Ba là cây nến vàng Mẹ là cây nến xanh Con là cây nến hồng Ba ngọn nến lung linh Thắp sáng một gia đình...
Thường Anh cũng khoan khoái thả người bên cạnh Phương Nghi, ánh mắt anh tràn ngập niềm vui. Bao giờ nhìn con mắt anh cũng đong đầy cảm xúc như thế. Đêm hôm qua, anh bảo với cô anh là người đang sống trong hạnh phúc. Cô mỉm cười bên anh, nghĩ mình có thừa khả năng giữ cho anh hạnh phúc đó.
Bất chợt cô tham gia mấy câu hát vui khi ngồi nhìn màu áo của hai cha con dưới ánh đèn neon dịu mát:
Ba là cây nến ngà Mẹ là cây nến bông Con là cây nến trắng Ba ngọn nến lung linh Thắp sáng một gia đình...
Nhận ra lời hát vừa vui vừa hợp lý, Phương Nghi bật cười khanh khách. Con bé ngoắc mẹ lại gần:
- Cây nến bông ơi, qua ngồi với cây Nến Trắng luôn đi!
Hương Nhu sàng qua chỗ con, lập tức bị câu lấy cổ và hôn tới tấp vào mặt.
Cô vừa cười vừa né mặt ra nhưng vẫn không thoát cái mũi và hai bàn tay bé nhỏ nhưng đầy nhiệt huyết.
Nến Ngà giương mắt nhìn rồi đằng hắng một cái:
- Sao toàn hôn Nến Bông không vậy. Coi chừng Nến Ngà giận tắt lửa đó.
Ngay lập tức, Nến Trắng nhảy qua Thường Anh, miệng cười lém lỉnh.
Giây phút đó Hương Nhu càng nhận thấy rõ đã là một gia đình thì cần phải có sản phẩm từ cha và mẹ.
Dù muộn màng nhưng cuối cùng cô và Thường Anh đã tạo ra sản phẩm của mình.
Cô vuốt ve gò má con, không ngăn được xúc cảm mẫu tử:
- Ôi! Cục cưng của mẹ, thương quá đi thôi.
Phương Nghi xoay qua choàng ôm cổ mẹ, đôi môi hồng của con bé động đậy thật đáng yêu:
- Mẹ! Lúc nãy chạy xe ngoài đường, con gặp dì Hà chở anh Duy Thiện đi học về.
- Ồ, vậy hả! - Hương Nhu âu yếm nhìn vào mắt con - Thế anh Duy Thiện có nhìn thấy con không?
- Dạ có. Anh ấy cười với con và giơ tay chào như thế này này!
Hương Nhu và Thường Anh cùng cười.
Suy nghĩ một thoáng, anh nhìn cô, nói:
- Không biết tới bao giờ Phương Nghi nhà mình mới lớn bằng Duy Thiện.
- Thì sáu năm nữa. - Hương Nhu cười đáp - Sáu năm cũng mau thôi mà anh.
Bộ anh mong con lớn nhanh hả?
Anh cười xòa:
- Con gái bé bỏng ôm ấp nựng nịu đương nhiên là thích... Nhưng anh lo khi tụi mình già rồi mà con chưa đủ trưởng thành.
Đó cũng là điều bản thân cô từng nghĩ. Vì thế cô luôn cố gắng chăm sóc sức khỏe cho từng thành viên trong gia đình. Mong sao khi cô và Thường Anh không còn sức tạo ra của cải vật chất thì bản thân Phương Nghi đã có thể đứng vững một cách độc lập.
- Mẹ ơi? Con đói bụng rồi.
Giọng mè nheo của Nghi kéo cô về thực tại.
Đứng lên, cô bảo:
- Con vào rửa mặt, tay chân rồi mẹ dọn cơm ăn.
Giọng bé léo nhéo khi cô quay lưng:
- Có tôm rim với canh khổ qua dồn thịt không mẹ?
- Đương nhiên là có rồi. Chẳng phải tối qua con đã lên thực đơn với mẹ rồi sao? Phương Nghi tủm tỉm cười, trong lúc Thường Anh ngửa đầu ra chiếc ghế dựa.
Sau những giờ làm việc căng thẳng, đối với anh gia đình là nơi yên ấm nhất.
Anh là mẫu người đàn ông không có nhiều tham vọng. Anh chi thích lưu giữ và duy trì những hạnh phúc trong tầm tay mình...
Dù đã nghe tin đài báo bão, báo chí cũng đăng đầy cơn bão khấn cấp có khả năng đổ bộ vào các vùng ven biển rạng sáng ngày mai. Vậy mà người dân ở thành phố biển này vẫn tỏ ra bình thản, dửng dưng trước những sự kiện phòng chống. Ghe tàu đánh bắt hầu như đã cặp hết vào bờ, một số người dân sống sát bờ biển ung dung sơ tán. Nhưng nhìn chung, không ai ở trong tư thế sẵn sàng đối đầu với bão. Mấy mươi năm qua hay cũng có thể đã trăm năm rồi, đâu có cơn bão nào tạt qua thành phố này. Hình như đường đi của bão không thuận để đổ vào một thành phố vốn rất bình yên.
Vì thế tối hôm đó, ai cũng sinh hoạt bình thường, giấc ngủ không hề có sự lo âu, thấp thỏm.
Gần bốn giờ sáng, trời bỗng lắc rắc mưa. Hương Nhu trở mình thức dậy, tự dưng cô bắt đầu có cảm giác lo.
Thường Anh cũng đã dậy từ lúc nào, anh bước tới cửa sổ đưa tay hứng những giọt mưa nhỏ rồi chợt bảo:
- Có thể nào bão sắp tới không em?
Nhìn bé Phương Nghi đang ngủ say, Hương Nhu so vai:
- Em mong là không có.
Hai vợ chồng không ngủ được, cứ đi lên đi xuống cho đến khi cơn mưa bắt đầu nặng hạt. Hình như có tiếng gió thổi. Mẹ Nhu cũng thức dậy khi những cơn gió bắt đầu mạnh lên.
Thường Anh vội vàng đóng hết các cửa sổ, nhưng anh quên mất cái cửa chớp trên đường đi xuống cầu thang. Vì vậy gió lồng qua là bắn nước vào ướt hết lối đi. Hai vợ chồng phải hì hục lau nước.
Bão đã đến thật! Mẹ Nhu hoảng sợ cứ ngồi lâm râm khấn vái. Tiếng gió bắt đầu rít lên từng hồi. Qua khung cửa kính, Thường Anh chứng kiến những tấm tôn ở căn gác nhà đối diện bị gió cuộn lại chẳng khác gì những chiếc bánh tráng.
- Kinh khủng thật! - Thường Anh lắc đầu - Thế nào cũng cúp điện. Để anh đi lấy cái đèn. Đúng như lời Thường Anh nói. Anh chưa kịp mang đèn lên thì bóng tối đã phủ xuống. Hương Nhu ngồi bên cạn con, lòng hoang mang lo sợ. Nhịp tim cô biến động theo từng tiếng gió rít. Lần đầu tiên trong đời cô nghe tiếng gió rít trong cơn bão. Nó giống như tiếng những con thú hoang gầm rú, xâu xé lẫn nhau. Vậy mà Phương Nghi vẫn ngủ say, không hề biết có cơn bão đang hoành hành.
- Cũng may mình vừa xây lại căn nhà.
Thường Anh vừa nói vừa cúi xuống hôn con:
- Nếu không, chẳng biết đưa con bé tránh vào đâu.
Hương Nhu ngồi lặng thinh, lòng bộn bề suy nghĩ.
Hơn một tiếng đồng hồ, cả thành phố chìm trong mưa bão. Nhu gọi điện qua nhà anh Hoàng và mấy chị, nhưng không liên lạc được. Hồi lâu mới nhận được tin vườn xoài nhà chị Yên hầu như trốc hết gốc.
Cơn bão đi qua, ai nấy bàng hoàng chứng kiến tàn tích. Không chỉ nhà cửa, cây xanh mà thiệt mạng cũng nhiều.
Hương Nhu chạnh lòng chợt nghĩ:
- Nghe tin này, chẳng biết Khang có nghĩ tới cô không. Cô không tin trong lòng anh không còn sót lại một dấu tích nào. Nếu lỡ cô không may trong trận bão này thì cô và Khang sẽ muôn đời không gặp lại.
Mà không! Chuyện vô thường đâu phải chỉ vì thiên tai hay tuổi tác. Người ta hiện hữu trên đời chỉ dựa vào hơi thở mà thôi. Tại sao rất muốn gặp Hạo Khang mà cô cứ dặn mình không nên như thế?
Cuối tháng 12, trời bắt đầu se lạnh, Hương Nhu phải mặc thêm chiếc áo len mỏng để đi chợ. Cô đang bận rộn trong bếp với món mực chiên dồn thịt cho cô con gái yêu, thì có tiếng gọi cửa.
Cô tắt bếp, lau nhanh tay vào chiếc khăn rồi vội vàng bước ra ngoài.
Cửa mở cô ngạc nhiên nhận ra Hà Văn, người láng giềng cũ:
- Ôi! Anh Văn.
Nụ cười vẫn hóm hỉnh như ngày nào trên môi Hà Văn:
- Em nhìn xem, cậu ấy có phải là người quen của em không?
- Ai ạ?
Nhu hơi chồm về phía cửa, dáo dác nhìn ra đường. Một bánh xe lăn chợt ló ra khiến Nhu bàng hoàng sửng sốt. Trên xe lăn, một thanh niên trắng trẻo với đôi mắt sáng.
- Chị....
Nén một nhịp thở, Hương Nhu kêu lên:
- Vỹ phải không? Thật tình chị không dám tin là em đấy.
Vỹ đưa tay ra:
- Chị vẫn còn nhớ tên em sao...Sung sướng thật!
Hương Nhu nắm lấy tay Vỹ, cô phải cắn chặt môi để ngăn cảm xúc.
- Làm sao chị quên em được.
Vỹ cười:
- Hai mươi năm đúng đó chị. Hai mươi năm, nhưng chị không thay đổi nhiều:
Hương Nhu cũng cười:
- Còn em thì từ một cậu bé 9 tuổi, giờ đã là một thanh niên đẹp trai.
- Đẹp trai nhưng phải ngồi xe lăn thì cũng thành xấu, chị à.
- Đừng nói vậy! Ai cũng có cách để làm cho mình đẹp. Nào giờ Vỹ luôn lạc quan, đúng không?
Vỹ mỉm cười. Hà Văn đang chờ khoảng trống để xen vào.
- Đúng là người quen rồi, phải không?
- Thôi, anh về bển nha Nhu.
Chợt thấy mình sơ ý, Hương Nhu vội vàng nói:
- Dạ, em cám ơn anh Văn nhiều. Bên nhà cũng khỏe hết hả anh?
- Ừ khỏe cả. - Hà Văn nói thêm - Lúc nãy, anh đang tưới cây, thấy cậu ấy cứ qua lại trước ngôi nhà cũ của em. Giờ này nhà bên ấy không có ai, họ đi làm hết.
- Cũng may là có anh...
Hương Nhu cười thật tươi trong lúc Hà Văn ngắm nghía ngôi nhà:
- Em qua ở bên này có vẻ tốt hơn đó. Con đường bên ấy vẫn buồn và ảm đạm lắm. Ờ mà sáng nay em không đi làm sao?
- Em làm buổi chiều và tối, sáng phải lo việc nhà, anh à.
- Ừ! Sắp xếp vậy cũng hay.
Cô xởi lởi:
- Anh vào nhà uống miếng nước rồi hẵng về.
- Thôi, để hôm khác. Anh còn chưa tưới cây xong, lần này Hà Văn rút lui thật, anh cười với Vỹ - Cậu ở chơi nha!
Vỹ gật đầu đáp lễ:
- Dạ. Cám ơn anh nhiều lắm!
Hà Văn khoát tay:
- Có gì đâu. Anh với Nhu là hàng xóm mấy mươi năm rồi mà.
Hương Nhu tiễn Hà Văn ra cửa rồi xoay qua Vỹ:
- Mình vào nhà đi em. Nói chị nghe, bà nội có khỏe khô ng?
- Nội mất hơn 10 năm rồi, chị à. Nội bị tai biến, hôn mê sâu rồi đi rất nhanh.
Hình dung lại dáng dấp nhỏ thó của bà nội Vỹ, Hương Nhu thấy buồn:
- Chị hiểu được tâm trạng mất một người thân, nhưng nội đi như vậy cũng tốt. Vậy rồi từ lúc đó, em sống một mình?
- Dạ. Cô đơn nhưng mau trưởng thành. Em bây giờ có thể tự nuôi sống bản thân.
- Em làm gì hả Vỹ?
Hương Nhu giúp Vỹ đẩy chiếc xe lăn bậc cao và nghe cậu tự hào kể:
- Bây giờ em có thể kiếm tiền từ những bức vẽ để các em thiếu nhi tập làm quen với tranh cát.
- Ôi! Em khéo tay vậy sao! Chị thích tranh cát lắm đấy. Cuối tuần nào, chị cũng dẫn con gái chị đi chơi ở nhà sách. Không biết có khi nào cầm trúng bức tranh của em vẽ không nhỉ?
Vỹ chợt bắt sang vấn đề khác:
- Cơn bão vừa rồi, nhà mình có sao không chị? Chưa gặp được chị, em cứ thấy lo lo trong lòng. Nếu sáng nay không được tháp tùng đoàn cứu trợ, em định bụng sẽ tự mình ra đây một chuyến.
Hương Nhu cảm động:
- Tấm lòng của em khiến chị thấy thẹn. Đúng ra chị phải là người đi thăm em mới phải.
- Chị đừng nhĩ như vậy. Không nên đặt vấn đề ai thăm ai.
- Nhưng chị nhận thấy bản thân mình tệ - Hương Nhu ái ngại tiết lộ - Vì nhà chồng của chị ở Hậu Giang mà, chị lại có một thời gian sống ở đó.
Đôi mắt Vỹ mở to:
- Thật sao? Ôi... thế thì hay quá!
Hôm nay Hương Nhu thật sự thấy vui dù có một nỗi đau dịu nhẹ xâm lấn tâm hồn. Biết Vỹ từ một cậu bé con, vậy mà nay gặp lại, Nhu vẫn có một cảm giác thân quen gần gũi. Hai mươi năm... đâu có dài lắm đâu.
Nghĩ tới điều đó, lòng Hương Nhu ấm lại:
- Để chị lấy nước em uống. Đã ra tới đây phải ở lại nhà chị vài ngày.
- Tối nay, xe về rồi chị à.
Hương Nhu nhìn lén đôi chân của Vỹ, hình dung lại những dấu kim châm ngày xưa.
- Xe về gấp vậy sao? Em có thích ra biển không?
- Đương nhiên rồi? Dù không tắm biển cũng phải ngắm biển.
Nhu sốt sắng:
- Vậy bây giờ hai chị em mình đi.
- Chị có bận bịu gì không? Lúc nãy chị nói buổi sáng phải làm việc nhà. Em nghe mùi thơm dưới bếp, chị đang nấu ăn, phải không?
Hương Nhu lấy dây buộc tóc. Cô vẫn đang mặc bộ đồ đi đường nên không cần phải thay đổi.
- Mình đi thôi! Việc gì cũng bỏ hết, lát về tính sau.
Vỹ dù dừ:
- Anh nhà chị có khó không?
- Không khó không dễ... nhưng sống chung với anh ấy, chị cảm thấy thoải mái.
Vỹ lẳng lặng lăn xe. Xuống tới thềm sân, anh chợt ngẩng lên hỏi:
- Đi chung với em thế này, chị có ngại không?
Ừ nhỉ! Vỹ đã hỏi tới cái điều mà Nhu không nghĩ tới. Cô chưa từng đi bên cạnh một chiếc xe lăn như thế này, nhưng cô dặn mình phải tự tin với một người đồng hành như Vỹ.
Mạnh dạn cầm lấy thanh đẩy, Nhu nói:
- Chị xem Vỹ như em trai của chị. Được đi bên em, chị thấy vui lắm. Chị em mình đâu có nhiều dịp để đi như thế này, đúng không?
Vỹ ngồi lặng im. Mặt Nhu ngẩn cao dù biết có những mắt đang soi mói mình. Phố xá tấp nập, ai ai cũng đi bằng chính đôi chân và sức lực của mình.
Còn Vỹ phải nương nhờ vào chiếc xe lăn. Dù vậy, Vỹ đã sống những ngày an lạc. Nhu tin là như thế.
Mỗi người đều có quan niệm sống theo cách riêng của mình. Được và mấy tuy là hai phạm trù khác nhau, nhưng đều có chung một điểm dừng.
Ra tới gần biển, Nhu nghe chiếc xe động đậy liên tục. Vỹ cứ nhấp nhốm như muốn đứng lên. Cậu ta khiến Nhu cũng thấy háo hức.
- Ôi! Biển kìa... Biển đẹp quá... - Vỹ reo lên như đứa trẻ - Vậy mà em tưởng người ta tô vẽ trong tranh.
Bước chân Hương Nhu chậm lại:
- Sáng nay có bờ bãi, chị sẽ bắt dã tràng cho em xem.
Vỹ hớn hớ:
- Chị bắt được chúng sao?
- Nó nhanh khủng khiếp lắm, nhưng cũng có cách tóm cổ nó lại.
- Nó có cổ à? Hình như chỉ toàn là càng với cẳng.
- Em thật là...
Vỹ cười thành tiếng:
- Chị thử nhìn kỹ đi! Anh em nhà cua nhà còng không có cổ đâu, chúng không xoay qua xoay lại được, chỉ bò ngang thôi.
Nhu chợt reo lên:
- A, đây rồi?
- Đưa cho em.
Vỹ xòe bàn tay ra. Bàn tay đầy đặn trắng hồng đẹp hơn tay con gái. Nhu đổ vội vào lòng tay Vỹ con dã tràng nhỏ xíu cùng với một ít cát biển mịn ướt. Con dã tràng bò từ lòng bàn tay này sang lòng bàn tay bên kia. Vỹ cứ thế chụm hai bàn tay lại để đùa nghịch.
Gió thổi phần phật, nắng hanh rát cả mặt. Nhu đưa tay lên ôm má rồi kéo lại chiếc nón rộng vành. Da cô dễ bắt nắng lắm, hễ chủ nhật nào đi tắm biển là coi như suốt một tuần, Thường Anh cứ luôn miệng gọi vợ là Hương Nhu tía.
- Chị Nhu này!
- Gì hả?
- Chị được mấy cháu rồi? Đứa lớn năm nay mấy tuổi?
- Chị có một đứa thôi. Con bé sắp được 5 tuổi.
- Chị lập gia đình muộn à?
- Có con muộn chứ không phải lấy chồng muộn.
Vỹ quay xe nhìn bâng khuâng trên triền núi. Bầu trời hôm nay trong xanh, phản chiếu trong ánh mắt Vỹ:
- Chị ơi? Em có điều này muốn hỏi.
- Em cứ hỏi.
- Có bao giờ chị rất mong mỏi gặp một người nào đó mà cứ phải dặn lòng là không nên?
- Tất nhiên là có.
Đến lượt Hương Nhu hướng mắt lên triền núi. Ai cũng có hoài niệm và những bí mật trong ngăn tim. Để yên thì thôi, hễ động tôi là nghe nhức buốt.
Giọng Vỹ chùng xuống:
- Nếu vậy nhân lúc còn có thể, chị hãy cố gắng thực hiện tâm nguyện của mình đi. Đừng để giống như em, cứ lần lựa nên vĩnh viễn không gặp lại, có hối tiếc cũng muộn rồi.
Vỹ đang nói lên tiếng nói của lòng mình mà sao Hương Nhu cảm giác mình đang đón nhận những lời cảnh tỉnh.
- Em đang buồn vì chuyện đó, phải không?
Vỹ chớp mắt, cậu đã làm rơi con dã tràng tự lúc nào.
- Không phải buồn mà là một nỗi ray rứt triền miên. Em khác người ta nên suy nghĩ cũng không được bình thường. Mặc cảm đã làm em mất một cơ hội mà có lẽ suốt đời chẳng bao giờ tìm lại được.
Nhu biết Vỹ đang nói về cái gì. Cậu ta đã hai mươi chín tuổi, làm sao thoát được cái vòng lẩn quẩn của tình yêu. Ai yêu rồi cũng sẽ cảm nhận được tình yêu có mùi vị của hạnh phúc lẫn đau khổ. Nhưng là người khôn ngoan sẽ biết cách xua đuổi muộn phiền mà cất nhắc điều hạnh phúc.
Chỉ Là Con Sóng Chỉ Là Con Sóng - Hải Văn