Người ta không đánh giá tôi bởi số lần tôi vấp ngã mà là những lần tôi thành công. Bởi thành công đó chính là những lần tôi thất bại nhưng không bỏ cuộc.

Tom Hopkins

 
 
 
 
 
Tác giả: Hải Văn
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1376 / 7
Cập nhật: 2015-07-18 01:26:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
ự xong đám cưới của người anh họ, Hương Nhu đạp xe hết tốc lực về trường, nhưng vẫn bị trễ tiết đầu giờ chiều môn "Triệu chứng".
Cả ba lớp Y1, Y2, Y3 đều dồn chung ở 1 hội trường lớn và đang say sưa lắng nghe lời giảng đầy thuyết phục của bác sĩ Phi Loan.
Dãy ghế cuối cùng hãy cò n trống, Hương Nhu vội vàng lấp vào giữa lúc giảng viên đang minh họa một hình ảnh trên bảng. Nếu ai không để ý, sẽ không hay biết có kẻ vừa... đột nhập.
Vậy mà một mảnh giấy xếp nhỏ không hiểu xuất phát từ đâu, bỗng rơi độp xuống quyển vở Hương Nhu vừa trải rộng trước mặt.
Cô tò mò mở ra xem:
"Tưởng Nhu cúp cua rồi chứ. Sao trễ vậy?".
Nhét vội mảnh giấy vào quyển vở, Hương Nhu đưa mắt nhìn sang dãy ghế bên kia. Không thể đoán được thủ phạm, nhưng cô biết rõ bao vây quanh mình toàn là đám con trai lớp Y3. Cái tội đi trễ đành phải ngồi lạc lõng thôi.
Một cơn gió mạnh thình lình ập tới, đẩy Cảnh Dương văng qua chỗ Nhu đang ngồi.
Cô trố mắt nhìn nhưng mà gương mặt hắn ta tỉnh queo:
- Ngồi ké chút nghe Nhu. Bàn bên kia chật quá.
- Ừ! Chỗ nào trống thì cứ việc ngồi, nhưng trong giờ học, nhớ đừng làm phiền người khác.
Nói xong, Hương Nhu chăm chú nhìn thẳng phía trước, lắng nghe lời giảng.
Cảnh Dương ngồi im, không hó hé thêm nửa lời.
Cách một khoảng hơi xa, Hương Nhu chợt nhận ra ánh mắt của Thường Anh. Anh vừa gởi đến cô một nụ cười nhẹ nhàng. Cô kín đáo gởi trả và chợt nghe lòng dâng buồn. Ước gì sau buổi học này, cô được gặp lại Hạo Khang, anh đứng dưới cổng trường chờ cô và ban cho cô một nụ cười ấm áp. Dặn lòng rằng hãy quên Khang đi mà sao mọi việc dù lớn hay nhỏ, đều khiến cô liên tưởng đến anh. Mối tình đầu tiên đó, hình như đã ăn sâu vào tâm khảm của cô rồi, đâu dễ dàng gì lãng quên.
Bước qua năm thứ hai, Hương Nhu không còn ở ký túc xá nữa. Cô cùng ba người bạn thuê căn nhà trọ bên con hẻm gần trường. Ngày trước, khi thi rớt đại học, cô quyết tâm chọn ngôi trường này làm nguyện vọng thứ hai, lúc đó cô không có khái niệm yêu thích mà chỉ muốn lên Sài Gòn để rút ngắn khoảng cách với Hạo Khang. Rốt cuộc, điều cô làm là vô nghĩa. Bây giờ nếu không chăm chỉ học, cô sẽ tự đánh giá mình là đứa con gái chẳng ra gì.
Tiếng cây viết gõ gõ xuống mặt bàn làm Hương Nhu giật mình. Cô liếc nhìn bộ đạng nghiêm chỉnh của Cảnh Dương.
- Sao chẳng tập trung gì cả vậy?
Dù bối rối, nhưng Hương Nhu vẫn vênh mặt:
- Sao không? Đang nghe giảng đó chứ.
Giọng Cảnh Dương rít nhỏ:
- Rõ ràng là đang nghĩ đâu đâu. Học hành kiêu gì kỳ vậy?
Không muốn tiếp tục cãi vã với Cảnh Dương, Hương Nhu bặm môi lặng im.
Cô cũng vừa bắt gặp ánh mắt thấp thỏm của Thường Anh, ánh mắt không được an lòng khi bên cạnh cô có Cảnh Dương. Hương Nhu nhận biết và hiểu được tâm trạng đó. Nhưng yên tâm đi Thường Anh tìm này không còn ngăn trống cho ai đâu. giờ học, Hương Nhu vội vàng xếp tập, len lỏi đi tìm lũ bạn thân. Nhóm Thuần Mỹ và Thái Hòa đang bàn luận vấn đề gì đó thật sôi nổi, nhưng vừa trông thấy Hương Nhu thì nín bặt.
Giọng Khôi Khoa trịnh trọng:
- Chiều nay đến lượt đứa nào nấu cơm vậy?
- Thuần Mỹ chứ ai.
- Cái gì? - Cô nàng nhảy nhổm - Là nhỏ Nhu chứ sao là ta. Có đúng không Nhu?
Hương Nhu cười tươi:
- Ta không nấu đâu, làm biếng lắm. Hơn nữa ăn hoài cái món đậu hũ kho với da heo ta ngán đến tận cổ rồi.
Thái Hòa nhăn nhó:
- Ta cũng vậy. Làm ơn dẹp luôn cái món su su xào cà rốt đi. Cứ bổn cũ soạn lại, chuyến này ta về quê không thèm trồi lên nữa đâu.
- Thuần Mỹ trề môi?
- Mi dám không. Về Long An không, trở lên nữa, mi bỏ Quân cho ai?
Thay vì bối lối, Thái Hòa nghểnh cổ, nói luôn:
- Ừ nhỉ! Suýt chút ta quên mất điều hệ trọng đó. Nhu à, làm ơn đừng để mắt đến Quân, mi mà ưng hắn thì ta hết đường hy vọng.
Nhìn vào mắt Hòa, Hương Nhu thầm hiểu nhưng cô vẫn đùa dai:
- Đừng năn nỉ ta vó ích, con tim có lý lẽ riêng của nó.
- Thế thì tiêu đời ta rồi. Khôi Khoa ơi! Làm ơn cứu ta với...
Đang làm ra vé đau khổ, Thái Hòa chợt đứng im, mặt sượng sùng. Hương Nhu xoay qua, vừa thấy Quân bưóc tới. Cái dáng cao to và khuôn mặt đẹp trai làm bừng sáng một khoảng không gian. Vậy mà Hương Nhu chưa từng có chút rung động...
- Mọi người còn chưa về sao?
Quân hỏi với nụ cười và ánh mắt nhấp nháy. Con trai gì mà lông mi vừa cong vừa dài.
Khôi Hoa hít mũi:
- Chưa! Tụi này còn đang hội nghị bàn tròn.
- Quân nói cái này với Nhu một chút... chút xíu là trả lại liền.
Dứt lời, Quân kéo cánh tay Hương Nhu. Mọi người bàng hoàng còn Nhu thì mất phản ứng, chỉ biết bước theo Quân sau khi ngoái đầu lại nhìn Thái Hòa.
Quân buông tay Hương Nhu ra nhanh, hai người chỉ cách mấy ngườl kia một khoảng ngắn, có thể nhìn thấy nhau, quan sát nhau.
Một cái gói nhỏ chìa ra ngay trước mắt Nhu vội vàng:
- Happy Birthday!
Đôi mắt Hương Nhu mở to. Không phải cô quên ngày sinh nhật mình, nhưng điều này làm cô thấy bất ngờ qúa. Cô không dám nhìn Thái Hòa, vì tự dưng Nhu thấy mình như có lỗi.
- Nhận giùm Quân đi. Nhanh lên!
Sinh nhật mình, bạn bè tặng quà mà không nhận... thì cũng vô duyên quá.
Hương Nhu đành đưa tay ra:
- Ừ! Cám ơn Quân.
Quân mỉm cười, nụ cười thật đẹp. Hương Nhu phải thầm công nhận như thế.
Cũng vội vàng như lúc đến, Quân quay lưng đi một mạch.
Buổi tối, căn nhà trọ rộn ràng tiếng cười. Mỗi người đều có một món quà nhỏ dành cho Hương Nhu. Buồn cười nhất là món quà không mất tiền mua của Thuần Mỹ. Nhìn món quà đó cả bọn chỉ biết lăn ra mà cười. Thái Hòa là người cười nhiều nhất, nhưng trong ánh mắt vẫn phảng phất nét buồn.
Cảnh Dương bất ngờ xuất hiện. Chiếc bánh kem Dương mang tới làm Hương Nhu thấy ngại, cô ngồi lặng im không nói câu nào.
Khôi Hoa suýt xoa:
- Cái bánh đẹp quá! Ai mà khéo tay vậy không biết? Nhưng làm sao mà Cảnh Dương biết hôm nay là sinh nhật Hương Nhu?
Cảnh Dương đáp tỉnh bơ:
- Ngày tháng năm sinh, không phải là đều bí mật.
- Vậy Dương biết Thuần Mỹ sinh tháng mấy không?
Khôi Khoa cắc cớ, nhưng Cảnh Dương không phải tay vừa:
- Câu hỏi đó rồi sẽ có người trả lời cho Khôi Khoa biết.
Khoa chưa kịp nói thêm, Thái Hòa đã xen ngang:
- Cảnh Dương ơi! Sao không rủ Thường Anh đến chơi?
- Có rủ, nhưng Thường Anh bận việc rồi.
Vừa đáp, Cảnh Dương vừa đứng lên cầm cây đàn. Chiếc ghi- ta của Khôi Khoa cũ kỹ nhưng cung bậc ấm trầm thanh thoát.
- Tụi mình xoay vòng, mỗi người hát một bài tặng Hương Nhu nha. Bây giờ Dương hát trước!
Mọi người gật đầu đồng tình, những ánh mắt lãng đãng, lúc bay lúc đậu ngoài khung cửa.
"Khi gió đồng ngát hương Rợp trời chim én lượng Cây nảy đầy chồi xanh Mây trắng bay yên lành Em chợt đến bên anh Dịu dàng như cơn gió nhẹ Và lòng em để ngõ Cho tình anh miên man Em là cánh én mỏng Chao nghiên giữa đời anh Cho lòng anh xao động Làm mùa xuân ngọt ngào".
Một ngày vui và chứa chan tình cảm thế này mà sao Hương Nhu vẫn nghe lòng buồn man mác. Cho dù Cảnh Dương có nồng nàn và quyết liệt đến đâu, trái tim Nhu vẫn còn hoài nghi, thụ động.
Trời vừa mờ sáng, đã nghe tiếng Khôi Khoa hét toáng ngoài sân:
- Ra xem nào! Cổng rào nhà mình mọc hoa cẩm chướng.
Thuần Mỹ nhanh chân nhất, rồi đến Thái Hờa, sau chót là Hương Nhu. Tất cả cùng nhìn thấy Khôi Khoa đang lướt qua lướt lại để gom vào tay những cành cẩm chướng đầy trên rào cửa.
- Tất cả hai mươi hoa - Thuần Mỹ thích thú reo lên - Ôi, lãng mạn thật!
Chừng sinh nhật ta, có ai làm điều này không nhỉ?
- Đừng mơ mông hão huyền em ơi!
Thái Hoà dấm dẳng - Trước mắt, mi phải năng tập thể dục, hạn chế ăn hàng để giảm cân đi đã.
Tay vẫn mân mê đoá hoa, Thuần Mỹ lắc đầu:
- Tạo hoá đã sinh ra ta như thế. Ai yêu được thì yêu chứ ta quyết không thay hình đổi dạng.
- Thế thì cứ mỏi mắt chờ mong đi.
Nhìn hoa khúc khích cười, Khôi Hoa vặn thêm:
- Hoa của Hương Nhu, sao mi mân mê hoài vậy?
Thuần Mỹ liếc dài:
- Thì ta ngắm một chút, có mất màu đâu mà lo. Nhỉ Nhu đâu có nhỏ mọn như vậy phải không?
Hương Nhu mỉm cuời:
- Hoa mọc trước cửa nhà mình là hoa của chung. Thuần Mỹ muốn ngắm tới chiều cũng được.
- Thấy chưa! Nhu lúc nào cũng rộng rãi, thoải mái.
Hoà vẫn đùa dai:
- Ngắm hoa thì được chứ đừng ngắm người mang hoa đến. Hắn ta ốm cao như thế, không thể đứng bên, cạnh mi đâu Thuần Mỹ.
Khôi Khoa xen vào:
- Mi đang ám chỉ ai vậy. Thường Anh sao?
- Không là hắn thì còn ai trồng khoai đất này nữa. Nhu ơi! Sao mi chọn lựa lâu thế? Ưng ai thì ưng đại cho rồi.
Thuần Mỹ ra vẻ hiểu biết:
- Tim không rung động thì làm sao yêu? Cứ từ từ đừng nóng vội.
Hương Nhu chỉ cười, bởi cô không thể trải lòng mình ra cho bạn bè hiểu. Đã hai năm rồi mà hình bóng Hạo Khang vẫn còn đầy ắp trong tim.
- Thôi, vào sửa soạn qua trường, đứng đây tán dóc, trễ giờ đó.
Lời của Khôi Khoa luôn có hiệu lực. Trao bó hoa qua tay Hương Nhu, Thuần Mỹ còn bẹo má cô một cái.
- Cắm vào lọ thủy tinh để ở bàn học, biết đâu hương thơm của nó sẽ dẫn dắt hai người đến với nhau.
Không phải Hương Nhu mong chờ vào lời nói của Thuần Mỹ, nhưng cô đã làm theo như vậy trước khi soạn tập vở đến trường. Cả bọn đã dắt díu nhau ra ngoài ngõ, nhưng Hương Nhu vẫn còn lúi húi mang giày. Gài được cánh cửa ọp ẹp, định bước nhanh để bắt kịp bạn bè, Nhu chợt nghe tiếng hỏi sau lưng:
- Ngày hôm qua vui không?
Nhận ra giọng nói của Thường Anh, cô xoay lại mỉm cười:
- Cũng vui hơn thường ngày một chút... mùa này hoa cẩm chướng mắc lắm... mốt đừng xài sang vậy nữa.
Thường Anh bước lên song song:
- Thật ra, mình định tặng Nhu cái này, nhưng lúc chiều chạy ngang đường Trần Huy Liệu, thấy hoa cẩm chướng đẹp quá...
Không hiểu sao Hương Nhu giằng lấy quyển sổ trên tay Thường Anh mà chẳng chút đắn đo.
Cũng vừa đến cua quẹo rẽ qua trường, Hương Nhu dúi quyển sổ vào túi xách rồi nói nhanh:
- Như vậy thích hơn. Hôm nay học môn mới mà Nhu chẳng có quyển vở nào cả.
Bỏ Thường Anh lại phía sau, Nhu bước thật nhanh vào cổng trường.
Đặt quyển sổ lên bàn, Hương Nhu nhẹ nhàng mở trang trong ra. Cô ngỡ ngàng nhìn nhánh hương nhu ép kho nằm trong trang giấy. Nhánh hương nhu có đầy đủ lá và hoa, đã khô lắm nhưng cô vẫn nhận biết đó là cây hương nhu tía.
Dược liệu giải cảm hương nhu chứa nhiều tinh dầu, gồm hai loại đặc trưng là hương nhu trắng và hương nhu tía. Nhất định là Thường Anh đã hái trộm ở vườn dược liệu của Viện Y học.
Thường Anh chọn cây hương nhu tía là muốn ám chỉ màu da ngăm của cô đấy mà. Đáng ghét thật! Nhưng từ lâu, cô đã không còn mặc cảm với khuyết điểm của mình nữa. Có lẽ nhờ vào câu nói đùa chí tình của Thuần Mỹ:
- Nhu ơi! Ta ngắm mi hoài, thấy mi chẳng có điểm nào đăc biệt cả, vậy mà ta cứ muốn ngồi nhìn mi. Chỉ tại làn da nâu nâu, nhìn lâu thấy thích.
Nhu đã cười, cảm thấy đó là điều an ủi. Còn bây giờ, ngồi trưóc quyển sổ có cây hương nhu ép khô, tự dưng Nhu không nỡ cầm viết để ghi vào. Lúc nãy là cô nói dối Thường Anh thôi. Môn học mới ngày hôm nay, cô đã chuẩn bị sẵn một quyển tập.
Lưỡng lự một chút, Hương Nhu cất quyển sổ vào hộc bàn, rồi quay nhẹ ra sau. Ánh mắt Thường Anh như đã chờ đợi sẵn làm cô bối rối vội quay nhanh.
về.
Một ngày trôi qua, nhưng trong lòng Hương Nhu vẫn không có những biến chuyển mới lạ. Khi đi ngang qua con đường đó cô vẫn nhớ tới Hạo Khang, nhớ ánh mắt hiền lành của anh gởi trao niềm tâm sự. Hương Nhu không tin Khang chỉ đùa giỡn trên tình cảm của mình, nhưng bản thân cô biết, cô không có đủ bản lãnh để níu giữ Khang, và khi xa nhau cô chắc rằng Khang không có gì để hối tiếc. Vậy mà một giấc mơ hoang đường vẫn chưa biến mất trong lòng.
Hương Nhu.
Chiều tan học, mọi người vừa xuống tới sân trường thì trời đổ mưa. Cơn mưa bất chợt không hề có báo trước.
Bọn Nhu bốn đứa chạy ùa vào quán nước bên hông trường ngồi trú mưa.
Mấy phút sau lại có một tốp ùa vào. Hai tên con trai nhanh tay giành hai chiếc ghế trống. Tưởng ai, hoá ra đó là Cảnh Dương và Thường Anh.
Hương Nhu im lặng ngồi nhìn mưa, hông phải chỉ hôm nay cô mới nhớ quán này, cô và Khang từng ngồi uống nước với nhau và đó cũng là lần cuối cùng cô không gặp lại anh nữa.
Khôi Khoa và Cảnh Dương đang bàn luận sôi nổi về âm dương ngũ hành mà thầy Thức vừa giảng ban sáng thì bất ngờ Hòa Khánh dân Khánh Hòa hớt hơ hớt hải chạy vào.
- Chuyện gì vậy Hòa Khánh?
Cảnh Dương hỏi một cách ngờ vực nhiều hơn là ngạc nhiên lo lắng. Hòa Khánh chộp ngay chiếc ghế vừa dư ra ở bàn bên đặt xuống cạnh Dương.
Vừa thở, Khánh vừa nói:
- Có một chuyện thật nan giải...
Cảnh Dương trao ly nước chưa kịp uống cho Khánh:
- Nè, uống cho mát cổ họng rồi nói!
Khánh uống ực một hơi hết nửa ly, chẳng đếm xỉa gì tới bọn con gái trước khi nói:
- Dương à! Mày phải giúp tao giải đáp vấn đề này mới được.
Cảnh Dương nheo nheo mắt:
- Cái vụ Thủy sinh Mộc, Mộc khắc Thuỷ đó hả?
- Không! Tao ngán ba cái thuyết âm lắm rồi. Tao chỉ muốn biết làm thế nào để được yêu khi đã trót yêu.
Câu nói mà Hòa Khánh vừa bung ra khiến bọn con gái sững sờ. Nhưng rồi cũng hiểu ngay là hắn ta muốn trêu ghẹo một đối tượng nào đó.
Đến lượt Cảnh Dương uống cạn ly nước còn lại rồi nhìn vào bộ mặt câng câng hỏi Hoà Khánh. Ai chẳng biết hắn là chuyên gia châm chọc.
Giọng Dương ngọt nhạt:
- Chẳng có gì là nan giải. Đừng "dục tốc bất đạt". Kiên trì sẽ có kết quả mà.
Hòa Khánh ra vẻ tiếp thu:
- Thật vậy không? Sao mà tao thấy bấp bênh quá chừng.
- Thiếu niềm tin. Đồng nghĩa với thất bại đó nghe.
Nghe Cảnh Dương phán, Hòa Khánh nhíu mắt:
- Không thể nào thất bại... không thể nào... phải cố gắng củng cố niềm tin mới được.
Nhìn điệu bộ của Hòa Khánh, Thuần Mỹ lấy tay che miệng cười, còn Hương Nhu tình cờ chạm phải ánh mắt Thường Anh. Lúc đó trên môi anh bạn cũng đang phảng phất nét cười. Kểra sự hiện diện của Hòa Khánh cũng khá thú vị.
- Tạnh mưa rồi. Rút binh thôi, quý vị ơi.
Thái Hòa ôm cặp đứng lên. Tiếp theo là Khôi Khoa, Hương Nhu, Thuần Mỹ...
Vừa bước đi Nhu nghe tiếng Thường Anh nho nhỏ sau lưng:
- Tối Nhu thức khuya lắm hả?
Xoay qua, Hương Nhu đáp nhỏ:
- Không thức khuya Lắm đâu.
- Tối qua, gần l l giờ, Thường Anh chạy ngang thấy Nhu vẫn còn ngồi chỗ bàn học.
- Ừ thì... đột xuất vậy thôi.
- Đột xuất không sao chứ thường xuyên thì không nên đâu nha.
Nói xong, Thường Anh bỏ đi một mạch tới bãi đổ xe.
Thuần Mỹ chậm lại mấy bước bấm ngón tay Nhu:
- Nói nhỏ nhưng tui cũng nghe thấy hết.
Hương Nhu cười khì:
- Nghe được càng tốt, vì có nhân chứng thiên hạ khỏi mất công đoán già đoán non.
Vừa lúc Hòa Khánh đi lướt qua, Thuần Mỹ liền chuyển đối tượng:
- Bữa nay hắn ta hết tiền uống chanh muối hay sao ấy.
Nhu lại bật cười. Ngày nào cô cũng cười nhiều nhưng buồn vẫn chưa vơi được bao nhiêu.
Cái tin nhà trường cho nghỉ ba ngày đã tạo nên một làn sóng mạnh. Người lập tức bay về gia đình, người hồ hởi bàn tính chuyện đi chơi xa... Hai phương án nổi cộm nhất là kéo nhau đi An Giang và Bảo Lộc. Hương Nhu cũng là một trong những thành viên tham gia tích cực trong những chuyến đi xa. Long An - Bến Tre - Cần Thơ - Bạc Liêu - Đồng Tháp... cô chưa bỏ qua cơ hội nào. Vậy mà lần này, cô ngồi im lìm không chút phản ứng.
Thái Hòa phải nắm cánh tay cô ray mạnh:
- Sao hả? Mi định theo phe nào? An Giang? Bảo Lộc? Hay là muốn về nhà làm cục cưng?
Khôi Khoa xen vào:
- Nhu mới về tuần trưóc, giờ lại ló mặt về, không ai cưng nổi nữa đâu. Đi An Giang đi Nhu. Miền Tây mình đã đi gần hết, bây giờ tiếp tục đi An Giang, ít bữa xuống tới Kiên Giang luôn, cho thiên hạ biết mặt.
- Để xem đã! Miền Tây đi nhiều rồi, bây giờ lên Cao nguyên, có lẽ sẽ thích hơn.
Nói xong, Hương Nhu khoác túi đi ra ngoài. Trở về nhà trọ một mình, không buồn thay quần áo, cô leo lên giường nằm. Nói tới An Grang, tự nhilên Hương Nhu thấy buồn quá. Ngày xưa, Hạo Khang từng nói khi nào có dịp, anh sẽ dẫn cô về quê anh chơi. Đối diện nhà Khang là con sông Cửu Long uốn mình chảy qua. Đến mùa nước nổi, mưa nhiều, nước từ nguồn sông Mê Kông đổ xuống, tràn ngập hai bên bờ, đứng trên nhìn xuống thấy cá lội từng đàn. Nhà Khang nước ngập cả lên thềm, vào những đêm trăng tròn, chèo thuyền đi câu tôm thì thật là tuyệt.
Tự nhiên nước mắt Hương Nhu ứa ra, cô đang tưởng tượng những điều chưa trông thấy. Hạo Khang giống như một người không có thật trên cõi đời. Anh đến bất ngờ và ra đi không một lời từ biệt. Muốn trách móc một câu, muốn giận hờn một phút cũng là điều không thể.
Sao cô không thử gặp Khang một lần? Đây chẳng phải là cơ hội tốt hay sao?
Hương Nhu lăn qua trở lại, tâm tư bộn bề bao điều mâu thuẫn. Tại sao phải gặp Khang? Tìm hiểu làm gì khi người ta đã cố tránh? Cho dù có gặp lại cũng đâu thể nào cứu vẵn, chỉ làm tổn thương thêm mà thôi.
Quyết định vậy là sáng suốt đấy Nhu ạ. Hãy giữ cho nhau những hình ảnh đẹp, những kỷ niệm êm đềm. Có thể khi Khang cưới là lúc cô đang khóc, nhưng không nhìn thấy nhau thì điều đó vẫn là vô nghĩa.
Khôi Khoa, Thuần Mỹ và Thái Hòa về tới.
Một đứa leo lên giường, đưa tay sờ vào trán Hương Nhu:
- Nhỏ này làm sao vậy? Bệnh rồi hả?
Hương Nhu cười yếu ớt:
- Chỉ hơi nhức đầu một chút.
- Uống thuốc chưa?
- Không. Những lúc như thế này, uống thuốc là lạm dụng.
Mắt Hoà hơi nheo lại:
- Những lúc như thế này là sao?
Hương Nhu chưa trả lời, Thuần Mỹ đã ló mặt vào:
- Bữa nay trông nhỏ Nhu lạ lắm đấy. Tim có vấn đề rồi phải không?
Hương Nhu lại cười héo hắt:
- Ừ, tim đang có vấn đề. Không có gì khổ cho bằng yêu trong thầm lặng.
Những cặp mắt đồng loạt mở to và rồi chiếc giường Hương Nhu đang nằm chợt rung lên, tưởng chừng như sắp sập xuống.
Tia nhìn của Khôi Khoa dữ dội nhất:
- Không giỡn chứ Nhu? Nhiều người đeo đuổi như vậy, sao mi lại yêu thầm ai khác? Là ai vậy? Mau khai thật đi!
- Người ấy xa tận chân trời mà gần ngay trước mắt.
Nghe Hương Nhu lặp lại nguyên văn câu nói trong một bộ phim mà bốn đứa đã từng xem qua, Thuần Mỹ bật cười khanh khách. Cô phát mạnh vào bên vai Nhu.
- Nhỏ này láu cá ghê! Mau dậy đi giả bộ bệnh tương tư để khỏi nấu cơm hả?
Thoát nạn, Hương Nhu lồm cồm ngồi dậy, nhưng sao đầu nặng trĩu quá.
Bước xuống giường, cô nghe thân nhẹ tênh. Cố gắng bắc nồi cơm, chiên một ít cá khô, hâm hóng món canh khổ qua... Hương Nhu lại leo lên giường nằm.
- Ăn cơm, Nhu ơi.
- Không ăn đâu.
Thái Hoà buông đũa chạy vội lên trên, cô chống nạnh nhìn HươngNhu:
- Sao kỳ vậy? Tới giờ cơm lại không ăn?
Hương Nhu nhướng mắt nhìn cô bạn hay quan tâm tới mình:
- Ta muốn ăn mì gói hơn.
- Thế thì xuống đây, ta nấu cho 1 tô. Ngồi ăn chung mới vui chứ.
Hương Nhu uể oải ngồi dậy, cô nghe tiếng Thuần Mỹ ở phía sau:
- Nhỏ Nhu thèm ăn mì gói, chắc là nó không được khoẻ trong người.
Từ bé đến giờ vẫn vậy, hễ trong người nhuốm bệnh là Hương Nhu có cảm giác thèm ăn mì gói. Điều này chỉ có Hạo Khang không biết thôi.
Khôi Khoa đi An Giang, Thái Hoà đi Bảo Lộc, nhà chỉ còn lại Hương Nhu và Thuần Mỹ.
Vừa sáng tinh mơ Thường Anh đã xuất hiện, áo quần chỉnh tề với chiếc xe đòn dông.
Thuần Mỹ mở rộng cửa đón người khách không mời:
- Có chuyện gì mà đến sớm vậy Thường Anh?
- Nghe nói rạp Quang Vinh đang chiếu phim hay, mình định đến rủ Hương Nhu và Thuần Mỹ đi xem.
- Rủ mình Hương Nhu thôi, tui có hẹn rồi.
Thường Anh xoa tay, nhấp nhỏm nhìn vào trong nhà:
- Không có Thuần Mỹ... chắc Hương Nhu không chịu đi đâu.
Thuần Mỹ chúm chím cười:
- Chưa mở lời, làm sao viết. Tự tin và can đảm là bí quyết thành công mà.
Nhìn Thường Anh gãi đầu, Thuần Mỹ hối thúc:
- Đẩy xe vào đi. Hôm nay, cơ hội tốt lắm, có tui giúp cho một tay.
Sốt sắng kéo ghế cho Thường Anh ngồi, Thuần Mỹ lớn tiếng gọi:
- Nhu ơi Nhu...
Hương Nhu vừa bước lên đã nghe Thuần Mỹ xổ một tràng dài:
- Bữa nay mi có đi đâu không? Nếu không thì lãnh nhiệm vụ đi chợ nấu ăn nha. Ta với Thường Anh đi xem phim, lúc về sẽ ghé nhà ăn cơm. Nhỏ nấu ba suất ăn đó.
Hương Nhu đứng ngẩn ra, hết nhìn Thuần Mỹ lại quay sang Thường Anh.
Có một cái gì đó vừa lướt qua tim làm cô thoáng hụt hẫng.
Thường Anh cũng quá bất ngờ nên khó ngăn đươc lúng túng, muốn mở miệng đính chính nhưng không phát được âm nào.
Định tỉnh lại, Hương Nhu đáp bằng chất giọng thản nhiên:
- Ừ! Hai người cứ đi đi, cơm trưa để Nhu lo.
Thuần Mỹ vẫn tỉnh queo:
- Vậy Thường Anh chờ chút, Thuần Mỹ vào thay đồ.
Nhìn Thuần Mỹ biến vào trong, Thường Anh thiếu điều muốn nín thở. Anh không dám nhìn thẳng mặt Hương Nhu.
Cô điềm đạm nhắc nhở:
- Ngồi đi Thường Anh, chờ Thuần Mỹ một chút.
Vừa ngồi vào ghế, thấy Hương Nhu quay lưng, Thường Anh lại vội vàng đứng lên:
- Nhu ơi! Nhu cũng đi luôn nha.
- Không. Phim đó, Nhu xem rồi.
- Thì xem phim khác vậy.
Hương Nhu không trả lời mà đi luôn vào trong. Thường Anh đứng ngồi không yên lòng như có lửa. Anh xé vội một tờ giấy trắng viết mấy câu.
Thuần Mỹ quay trở ra, tủm tỉm cười:
- Sao rồi?
- Trăng sao gì nữa. Thuần Mỹ giúp đỡ kiểu gì kỳ vậy?
Cô bụm miệng ngăn tiếng cười:
- Vậy là thành công bước đầu rồi đó. Cứ nghe lời tui đi mà.
Thường Anh thở hắt:
- Bây giờ phải làm sao?
- Thì mình cứ đi thôi - Thuần Mỹ bước xích vào trong gọi lớn - Tụi mình đi đó, Nhu ơi.
- Ừ, cứ đi đi, để cổng Nhu gài cho.
Nghe tiếng mà không thấy người, Thường Anh tần ngần một lúc rồi tiu nghỉu bước ra sân. Hương Nhu trở lên khi đoán biết hai người đã đi xa nhà một quãng.
Cô phát hiện ra tờ giấy để trên bàn.
"Tối nay, dành cho Thường Anh mười lăm phút được không? Có chuyện này không thể không nói với nhau. Đừng từ chối anh nghe. Hương Nhu tía!".
Nhìn ra cửa sổ, nụ cười trên môi Hương Nhu vu vơ. Câu cuối cùng trong mảnh giấy tạo cho cô một cảm xúc rất lạ. Hình như câu ấy trong lúc vội vã, người viết đã ghi thiếu chữ "thương" mà dư ra chữ "tía".
Giữ lời hứa, tám giờ ba mươi, Hương Nhu xách giỏ đi chợ. Cô làm một phép tính đơn giản với số tiền quy định trong tay. Thường Anh chưa từng ăn cơm nội trú, chắc cũng thuộc dạng kén ăn. Nhưng biết đâu những món lạ, rẻ tiền lại giúp Thường Anh ngon miệng.
Hương Nhu trở về với chiếc giỏ hơi trĩu nặng. Chưa kịp băng qua đường, đã có chiếc xe rà sát bên cạnh.
Cô ngạc nhiên nhận ra Thường Anh:
- Hết phim rồi sao? Còn Thuần Mỹ đâu?
Thường Anh kéo chiếc giỏ trê n tay Nhu:
- Lên đi, Thường Anh chở về.
Nhu hỏi:
- Thuần Mỹ đâu rồi?
- Bi "bắt cóc" rồi.
- Sao Thường Anh chẳng có bản lĩnh gì cả vậy? Hỏi ai còn dám đi chung.
Chẳng những không tự tin mà Thường Anh còn thấy phấn khích:
- Nếu là Hương Nhu, Thường Anh sẽ có trách nhiệm. Thôi, lên xe đi. Chợ cũng hơi xa, sao đi bộ?
- Đi bộ cũng là cách để tiêu hao năng lượng.
- Nhu ăn sáng chưa?
- Chưa.
- Vậy năng lượng đâu mà tiêu hao?
Hương Nhu không trả lời, tranh thủ đường vắng vội băng qua bên kia lề.
Thường Anh tấp theo, xuống giọng năn nỉ:
- Lên xe đi Nhu, chở Nhu chạy cẩn thận mà.
- Đi bộ thích hơn.
Thấy Hương Nhi cứ ung dung bước bình thường, Thường Anh đành xuống xe.
Về đến đầu hẻm, Nhu lại hỏi:
- Thật ra Thuần Mỹ đã đi đâu vậy?
Ánh mắt Thường Anh thoáng vẻ tinh nghịch:
- Giữa đường gặp một người bạn, họ không cho Thường Anh đi theo, đành phải quay về phụ Nhu nấu bữa trưa vậy.
- Thường Anh cũng biết nấu ăn nữa sao?
- Nấu thì chưa từng, nhưng phụ gọt xắt thì được. Nhà cô của Thường Anh có người giúp việc khéo tay lắm, cho nên mình cũng học được mấy chiêu.
Ở căn nhà trọ, lần đầu tiên Hương Nhu tiếp người bạn trai khác lớp. Bên cạnh Thường Anh, cô cảm thấy lòng mình lắng dịu và bình yên hơn.
Chỉ Là Con Sóng Chỉ Là Con Sóng - Hải Văn