Good as it is to inherit a library, it is better to collect one.

Augustine Birrell, Obiter Dicta, "Book Buying"

 
 
 
 
 
Tác giả: George Sand
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 32
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2155 / 27
Cập nhật: 2015-09-16 22:07:58 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 14
hi người ta thả chó bắt đầu cuộc săn, Raymon ngạc nhiên về sự thay đổi dường như diễn ra trong tâm hồn Indiana. Mắt nàng lung linh, má hồng lựng, cánh mũi phồng lên, không rõ vì cảm thấy nguy hiểm hay vì thích thú, và đột nhiên nàng hăm hở thúc ngựa alo theo Ralph. Raymon không biết rằng đi săn là niềm say mê chung duy nhất của Ralph và Indiana. Anh ta cũng không ngờ rằng ở người phụ nữ mảnh dẻ và bề ngoài nhút nhát này lại có sự can đảm còn hơn cả đàn ông, một sự táo bạo điên cuồng đôi khi bộc lộ như cơn thần kinh ở những người yếu đuối nhất. Phụ nữ hiếm khi có sức mạnh thể chất để gan góc chống lại sự đau đớn hay nguy hiểm, nhưng thường lại có dũng khí mãnh liệt khi gặp cảnh hiểm nghèo hay đau khổ. Tâm tính nhạy cảm của Indiana bị kích động bởi tiếng ồn ào, sự vận động mau lẹ và cảm giác hừng hực của cuộc săn, hình ảnh thu nhỏ của chiến tranh và những nhọc nhằn, những mưu kế, những tính toán, những cuộc giao tranh, những cơ may. Cuộc đời ảm đạm, mòn mỏi và buồn chán của nàng cần những cảm giác mạnh như thế. Khi ấy nàng cảm thấy chợt tỉnh sau những giấc ngủ lịm và sau một ngày xả hết năng lượng không dùng làm gì trong suốt một năm, khiến nó lên men trong máu nàng.
Raymon hoảng sợ thấy nàng phóng đi như vậy, gan góc phó mặc cho tính hung hăng của con ngựa mà nàng mới biết qua loa, táo bạo cho nó lao qua các bụi cây, khéo léo lạ thường tránh né những cành cây mềm dẻo quất vào mặt, không chút do dự vượt qua các hố rãnh; vững tâm xông bừa vào những khu vực đất sét lún thụt, không sợ gãy chân tay, mặc dù chân tay nàng rất mảnh khảnh, chỉ hăm hở làm sao là người trước tiên bắt kịp dấu vết nóng hổi của con lợn rừng. Tính cương quyết như thế làm Raymon hoảng sợ và khiến anh ta gần như ngán bà Delmare. Đàn ông, nhất là những người tình, vốn có cái thói tự phụ vô hại muốn che chở cho sự yếu đuồi của phụ nữ hơn là khâm phục lòng canm đảm của họ. Tôi thú nhận đều đó ư? Raymon sợ hãi khi nghĩ rằng người phụ nữ táo tợn như thế sẽ mạnh bạo và dai dẳng dường nào trong tình yêu. Đây không phải là trái tim cam chịu của Noun tội nghiệp thà trầm mình còn hơn là đấu tranh chống lại sự bất hạnh của mình.
"Nếu như trong sự âu yếm, nàng cũng hăm hở sục sôi như trong những ham thích - anh ta nghĩ - nàng sẽ quyết săn đuổi ta, say mê hồi hộp như bám theo con lợn rừng, khi ấy xã hội sẽ không còn gì ràng buộc được nàng, luật pháp vô hiệu lực, đời ta sẽ tiêu ma, ta sẽ phải hy sinh tương lai cua ta cho hiện tại của nàng".
Tiếng kêu thét sợ hãi và tuyệt vọng, trong đó nghe rõ tiếng bà Delmare, làm đứt đoạn những suy nghĩ của Raymon. Anh ta lo lắng giục ngựa phóng đi, lát sau Ralph đưởi kịp anh ta, hỏi anh ta có nghe thấy tiếng kêu cứu không?
Liền đó những người coi chó săn bắt kịp họ và cuống quít la lên rằng con lợn rừng quay lại chống cự và húc ngã bà Delmare. Những người đi săn khác cũng đã tới, càng hoảng hốt hơn, gọi sit=r Ralhp vì cần Ralph cấp cứu người bị thương.
"Vô ích - một người đến sau cùng nói - không còn hy vọng gì nữa, sự chăm sóc của các ông muộn quá rồi".
Trong lúc sợ hãi ấy, mắt Raymon bắt gặp khuôn mặt nhợt nhạt và ão não của Brown. Anh không la hét, không sùi bọt mép, không vặn vẹo tay, chỉ rút con dao săn ra và với vẻ bình thảnh đích thị của người Ăng-lê, anh sẵn sàng tự đâm vào cổ mình, Raymon giật lấy vũ khí của Brown và kéo anh đến chỗ có tiếng kêu.
Ralhp gần như tỉnh giấc mơ khi thấy bà Delmare lao về phía anh, giục anh mau đến cứu đại ta đang nằm sóng sượt trên mặt đất và tuồng như đã tắt thở. Ralph lập tức trích máu cho ông, vì anh biết rằng ông không chết, chỉ gẫy đùi, và người ta chuyển ông vào lâu đài.
Còn về bà Delmare thì trong lúc hoảng loạn, người ta đã nói nhầm bà bị nạn mà đúng ra là chồng bà, hay đúng hơn là Ralph và Raymon tưởng đâu nghe thấy cái tên mà họ quan tâm đến nhất.
Indiana chẳng bị tai nạn nào cả, nhưng sự hoảng hồn đã làm cho nàng hầu như chẳng bước đi nổi nữa. Raymon dìu nàng trong vòng tay mình, và dung thứ cho trái tim phụ nữ của nàng khi thấy nàng xúc động sâu sắc như thế về tai nạn của chồng nàng, người àm nàng có nhiều lý do để mà tha thứ hơn là thương tiếc.
Sir Ralph đã lấy lại được sự điềm đạm quen thuộc; duy có vẻ nhợt nhạt lạ thường tiết lộ sự xúc động mãnh liệt mà anh vừa trải qua, anh suýt mất một trong hai người duy nhất mà anh yêu.
Raymon là người duy nhất mà trong lúc bối rối và hoảng hốt này vẫn đủ tỉnh táo để hiểu rõ những gì anh ta nhìn thấy, anh ta có thể thẩm định được tình cảm của Ralph đối với cô em họ mãnh liệt dường nào, tình cảm ấy không thể đem so với sự chăm lo của Ralph cho đại tá. Nhận xét ấy, một nhận xét bác bỏ hoàn toàn ý kiến của Indiana, được ghi nhận cả trong ký ức của Raymon cũng như những người khác chứng kiến cảnh tượng ấy.
Tuy nhiên, Raymon không bao giờ nói với bà Delmare về chuyện anh ta đã chứng kiến việc Ralph toan tự sát. Sự kín đáo đáng chê trách ấy có cái gì ích kỷ và hằn thù, nhưng có lẽ bạn đọc sẽ tha thứ cho Raymon, bởi lẽ những kẻ đang yêu vốn hay ghen.
o O o
Phải khó khăn lắm người ta mới chuyển được đại tá về Lagny, sau sáu tuần lễ. Nhưng hơn sáu tháng sau ông vẫn chưa đi lại được, bởi vì ngoài chỗ gẫy xương đùi, lại còn thêm chứng tê thấp dữ dội ở phần bị thương, khiến ông đau đớn kih khủng và phải bất động hoàn toàn. Vợ ông chăm sóc hết sức dịu dàng; nàng không rời khỏi đầu giường ông, chịu đựng không chút phàn nàn khí tính gắt gỏng bực dọc của ông; những cơn giận vô biên và những điều bất công của ông do đau yếu sinh ra.
Bất chấp những điều khó chịu của cuộc sống buồn thảm như vậy, nàng khỏe hẳn ra, tươi tắn lộng lẫy, hạnh phúc tràn đầy trái tim nàng. Raymon yêu nàng, yêu thật sự. Ngày nào anh ta cũng tới, vượt qua bất cứ khó khăn nào để được gặp nàng. Anh ta chịu đựng thói ngang trái của ông chồng do tình trạng đau yếu sinh ra, thái độ lạnh lùng của người anh họ của Indiana, sự gò bó trong những cuộc gặp với nàng. Một cái nhìn của Raymon đủ làm cho Indiana vui sướng rộn ràng suốt ngày. Nàng không hề có ý nghĩ than thân trách phận nữ; tâm hồn nàng tràn đầy tình cảm, tuổi trẻ bừng lên sức sống, được nuôi dưỡng bằng sức mạnh tinh thần.
Từ lúc nào không biết, đại tá thân với Raymon. Vốn chất phác, ông coi sự thăm hỏi thường xuyên ấy là bằng chứng rằng người láng giềng này quan tâm đến sức khỏe của ông. Bà de Ramière đôi khi cũng đến thăm, sự có mặt của bà càng xác nhận mối thân tình của hai nhà, còn Indiana quyến luyến bà mẹ của Raymon với tấm lòng hân hoàn nồng nhiệt. Rốt cuộc người tình của vợ trở thành người bạn của chồng.
Tiếp xúc với nhau luôn, Raymon và Ralph vô tình đi đến một thứ tình thân. Họ gọi nhau là "bạn thân mến". Họ bắt tay nhau buổi tối và buổi sáng. Khi có những việc nho nhỏ cần nhờ lẫn nhau, câu cửa miệng của họ là: "Tôi trông cậy vào tình bạn thân thiết của anh v.v."
Cuối cùng, khi nói về nhau, họ bảo: "Đây là bạn của tôi".
Thế nhưng, mặc dù cả hai đều là người thành thật chừng nào mà điều đó có thể có trên đời, họ hoàn toàn không ưa nhau. Họ có ý kiến khác hẳn nhau về mọi điều; không có cái gì họ cùng ưa thích, và mặc dù cả hai đều yêu bà Delmare, đấy là hai thứ tình cảm khác nhau đến mức chia rẽ họ hơn là làm cho họ gần nhau. Họ cảm thấy thích thú đặc biệt khi bác bỏ nhau và bằng mọi cách có thể được làm cho nhau bực bội bằng những lời trách móc dưới hình thức chung chung, nhưng không kém phần chua cay.
Những cuộc tranh cãi quan trọng nhất và thường xuyên nhất của họ bắt đầu từ chính trị và kết thúc ở những vấn đề đạo lý. Một buổi tối, khi họ tụ tập quanh chiếc ghế bành của ông Delmare, cuộc tranh cãi bùng ra vì một cớ hết sức nhỏ nhặt. Bề ngoài họ vẫn giữ lễ độ, người này thì do quan điểm triết họ buộc phải như thế, người kia thì do tập quán của giới thượng lưu. Nhưng bằng cách bóng gió, người ta nói với nhau những điều hết sức gay gắt, khiến đại ta vui thích, ông là con nhà võ ưa xung đột, và vì không có chiến trận, ông thích nhưng cuộc tranh cãi.
Tôi tin rằng quan điểm chính trị của một người là toàn bộ con người đó. Hãy cho tôi biết tình cảm và ý nghĩ của anh, tôi sẽ nói rõ quan điểm chính trị của anh. Do sự ngẫu nhiên, bất kể chúng ta ra đời trong tầng lớp nào hay thuộc đảng nào, tính cách của chúng ta sớm muộn cũng sẽ thắng những thành kiến hay niềm tin do giáo dục tiêm nhiễm cho. Có lẽ các bạn sẽ cho rằng tôi quá độc đoán. Nhưng làm sao tôi có thể mong đợi điều gì tốt lành ở một đầu óc gắn bó với những hệ thống và lòng quảng đại cao quý không sao chấp nhận được? Hãy chỉ cho tôi một người chủ trương án tử hình là có ích, thế thì mặc dù người ấy tận tâm và có học vấn đến đâu, tôi đố các bạn làm thế nào cho tôi có thiện cảm với người đó. Nếu người đó muốn mở mặt cho tôi thấy sự thật, những sự thật mà tôi không biết, y sẽ không thu được kết quả gì hết. Bởi vì dù thế nào đi nữa, tôi cũng không tin cậy y được.
Ralph và Raymon khác nhau về mọi mặt, tuy thế, trước khiq uen nhau, họ không có những quan điểm hoàn toán dứt khoát. Nhưng, từ lúc họ bắt đầu tranh cãi với nhau, mỗi người đều nói ngược lại với những điều mà người kia bảo vệ, mỗi người đều tự cho mình một niềm xác tín không gì lay chuyển nổi. Hễ có dịp là Raymond lên tiếng bênh vực xã hội hiện tại, còn Ralph thì công kích nó về mọi điểm.
Điều đó đơn giản thôi: Raymon hạnh phúc và được cưng chiều, Ralph chỉ nhận được ở cuộc đời những đau khổ và những điều khó chịu; một người thì thấy cái gì cũng tốt đẹp, người kia thì bất ưng về mọi cái. Người và hoàn cảnh nghiệt ngã với Ralp và biệt đãi với Raymon; và như hai đứa trẻ, Ralph và Raymon qui tất cả về bản thân mình; đưa ra phán quyết cuối cùng về những vấn đề lớn của trật tự xã hội mà không người nào trong bọn họ am hiểu thấu đáo.
Ralph luôn luôn ấp ủ mơ ước về chế độ công hòa, anh muốn có chế độ cộng hòa để diệt trừ mọi sự lạm dụng, mọi thành kiến, mọi bất công; một dự án hoàn toàn dựa trên hy vọng về một nhân loại mới. Raymon ủng hộ nền quân chủ cha truyền con nối, theo lời anh ta thì thà chịu những sự lạm dụng, những thành kiến và những bất công còn hơn là nhìn thấy người ta dựng lại những đoạn đầu đài và làm đổ máu người vô tội.
Đại tá hầu như bao giờ cũng đứng về phía Ralph khi bắt đầu cuộc tranh luận. Ông căm thù dòng họ Bourbon và bộc lộ tất cả ác cảm của mình trong những ý kiến ông đưa ra. Nhưng chẳng bao lâu Raymon đã khéo léo lôi kéo ông về phía mình bằng cách chứng minh với ông rằng về nguyên tắc, chế độ quân chủ gần với Đế chính hơn là chế độ Cộng hòa. Ralph kém tài thuyết phục, anh khờ khạo quá, vụng về quá, huân tước tội nghiệp! Cái thực thà của anh xù xì quá, lôgích của anh cằn cỗi quá, những nguyên tắc của anh cứng nhắc quá! Anh không thương xót ai cả, không xoa dịu bất cứ sự thật nào.
- Ồ phải - anh nói với đại tá khi ông nguyền rủa sự can thiệp của nước Anh - anh có được cái gì đâu, anh là một người mà tôi cho là có lương tri và biết lý lẽ, cả một dân tọc đã chiến đấu trung thực chống lại anh, họ có đem lại gì cho anh đâu?
- Trưng thực ư? - Delmare nhắc lại, nghiến răng vung chiếc nạng.
- Hãy để các vấn đề quốc gia đại sự cho các cường quốc giải quyết với nhau - sir Ralph nói tiếp - bởi vì chúng ta đã chấp nhận một kiểu nhà nước cấm chúng ta luận bàn về những lợi ích của chúng ta. Nếu một dân tộc phải chịu trách nhiệm về những lỗi lầm của cơ quan luật pháp nước mình thì anh có thấy dân tộc nào lầm lỗi hơn dân tộc Pháp của anh không?
- Đúng thế, thưa ông - đại tá quát lên - nhục thay cho nước Pháp đã bỏ rơi Napoileon và cam chịu chấp nhận một ông vua dựng nên bằng lời lẽ của nước ngoài.
- Tôi thì tôi không nói rằng đây là nỗi nhục của nước Pháp - Ralph bàn tiếp - mà tôi nói là sự bất hạnh của nó. Tôi chỉ tiếc rằng nước Pháp lại suy nhược và ốm yếu như thế trong ngày mà nó đã thoát được tên bạo chúa của mình, vì thế nó buộc phải chấp nhận bản hiến chương tã nát, cái mớ tự do giẻ rách mà các ông đã bắt đầu tôn trọng, nhưng hôm nay lẽ ra các ông vứt bỏ nó và giành được tự do đầy đủ...
Khi đó Raymon chấp nhận sự thách thức của sir Ralph. Là người ủng hộ Hiến chương, anh ta muốn đồng thời là người ủng hộ tự do, anh ta chứng minh một cách tuyệt khéo với sir Ralph rằng cái này là biểu hiện của cái kia, rằng phá bỏ hiến chương tức là anh sẽ tự lật đổ thần tượng của mình. Huân tước dày công giãy giụa trong những lý lẽ lộn sòng mà Raymon tung ra trói buộc anh. Raymon chứng minh một cách xuất sắc rằng một hệ thống tự do rộng rãi hơn tất cả dẫn tới sự bạo hành năm 93, rằng dân tộc chưa đủ trưởng thành để tiếp nhận tự do, tự do không phải là sự buông thả bừa bãi. Sir Ralph khẳng định rằng thật vô lý nếu muốn gỡ bỏ hiến pháp trong một số điều khoản nhất định mà thoạt đầu như thế là thỏa man, về sau sẽ trở nên không đủ nữa, khi đó để đáp lại những điều nhàm sáo mà Brown vẫn nhắc đi nhắc lại một cách vụng về, Raymon trả lời rằng hiến chương không phải là cái vòng tròn bất biến, nó nới rộng ra theo nhu cầu của nước Pháp, tạo cho nước Pháp một tính đàn hồi mà sau này sẽ đáp ứng được những đòi hỏi của dân tộc, mặc dù hiện nay nó chỉ đáp ứng được những đòi hỏi của triều đình.
Còn về Delmare thì quan điểm của ông không hề thay đổi chút gì kể từ năm 1815. Đấy là một người cố chấp, ngoan cố không kém gì những người đảo vong ở Coblentz, mặc dù ông luôn luôn mỉa mai căm ghét họ. Là một ông già ngây thơ như trẻ con, ông chẳng hiểu gì về tấn kịch vĩ đại sụp đổ của Napoleon. Ông chỉ thấy một thất bại chiến tranh ở nơi mà sức mạnh của dư luận xã hội đã giành được phần thắng. Ông luôn luôn nói về sự phản bội và về tổ quốc bị bán đứng, như thể cả một dân tộc có thể phản bội một người duy nhất; làm như nước Pháp chịu để cho mình bị bán bởi mấy viên tướng. Ông lện án vương triều Bourbon chuyên chế vì luyến tiếc những ngày tươi đẹp của Đế chính, mặc dù đấy là thời kỳ đất không có người canh tác và nhiều gia đình không có bánh ăn. Ông kịch liệt bài bác cảnh sát của Franchet và ca ngợi cảnh sát Fouché. Con người ấy vẫn luôn luôn là con người của ngày hôm sau trận oanh tạc Waterloo.
Thật là kỳ lạ khi nghe những điều ngớ ngẩn duy cảm của ông Delmare và Raymon, hai nhà mơ mộng từ thiện, một người mơ lưỡi gươm của napoleon, người kia mơ cây vương trượng của Louis thánh thiện. Ông Delmare đang ở dưới chân Kim tự tháp; Raymon ngồi dưới bóng chế độ quân chủ của rừng sối Vincent. Những điều không tưởng của họ thoạt đầu đụnh độ nhau, cuối cùng lại hiểu nhau. Raymon bẫy đại tá bằng những lời nghĩa hiệp; nhượng bộ một thì anh ta đòi hỏi mười và từ từ, đến mức khó nhận thấy, anh ta làm cho Delmare quen nhìn hai mươi nhăm năm chiến thắng là một con đường xoắn ốc đi lên tới lá cờ trắng. Nếu Ralhp không luôn luôn ném ra những lời thô bạo chói tai làm hỏng thuật hùng biện văn hóa của Raymon thì việc anh ta làm cho ông Delmare thành ra người ủng hộ ngai vàng 1812 là điều không tránh khỏi. Nhưng Ralph chạm đến tự ái của ông Delmare, và sự thẳng thắn vụng về của anh khi cố làm lay chuyển ý kiến của ông chỉ càng khiến ông thêm vững tin vào Đế chính. Thế là mọi sự cố gắng của Raymon đều công toi; Ralph dày xéo lên những bông hoa hùng biện của raymon, và đại tá hăng hái trở lại với lá cờ ba sắc. Ông thề một ngay kia sẽ giũ sạch bụi bặm trên lá cờ; ông phỉ nhổ triều đại Bourbon, ông đưa quận công de Reichstadt lên ngai vàng của tổ tiên; ông lại bắt đầu cuộc chinh phục thế giới và kết cục bao giờ ông cũng than phiền về nỗi nhục đè lên nước Pháp, về bệnh tê thấp khiến ông phải ngồi chết gí trên chiếc ghế bành và sự bạc bẽo của triều đại Bourbon đối với những cựu binh già đã bị thiêu đốt dưới ánh nắng sa mạc và băng tuyết bám đầy mình trên các nẻo đường Moscow.
- Ông bạn tội nghiệp của tôi ơi - sir Ralph nói - phải công bằng mới được. ông bất bình về việc chế độ Trùng Hưng không đền đáp những công lao phục vụ Đế chính mà lại trợ cấp tiền cho những kẻ đào vong. Hãy nói cho tôi biết, nếu ngày mai Napoleon có thể sống lại với tất cả uy lực của mình, liệu ông có cho rằng sẽ là điều hay nếu hoàng đế ban ân huệ cho những người theo chủ nghĩa chính thống không? Mỗi người đều vì mình và vì người của mình, đấy toàn là những cuộc bàn cãi về kinh doanh, những cuộc tranh luận về lợi ích cá nhân, rất ít liên quan đến nước Pháp. Giờ đây anh ta là phế nhân cũng gần như những khinh binh của bọn đào vong, và tất cả các ông, mắc bệnh thống phong, có vợ hoặc hay giận hờn, tất cả các ông đều vô ích như nhau đối với nước Pháp. Thế nhưng nước Pháp phải nuôi tất cả các ông, vậy mà các ông thi nhau than phiền về nước Pháp. Đến ngày chế độ cộng hòa được thiết lập, nó sẽ gạt bỏ mọi đòi hỏi của các ông, và như thế là lẽ phải.
Những điều thông thường nhưng hiển nhiên ấy chạm đến đại tá không khác gì lăng mạ cá nhân, và Ralph, với tất cả lương tri của mình, không hiểu rằng đầu óc cạn hẹp của một người mà anh quý trọng lại có thể quá đáng như thế, anh đã quen bẻ bác ông không thương tiếc.
Trước khi Raymon đến, giữa hai con người này có một giao ước ngầm: tránh tranh cãi những vấn đề lợi ích dễ gạy mếch lòng nhau. Nhưng raymon đã đem vào cuộc sống cô tích của họ tất cả những cái tế nhị của ngôn ngữ, tất cả những cái vặt vãnh quỷ quyệt của văn mình. Anh ta làm cho họ biết rằng có thể nói nhau, trách móc nhau đủ điều, bao giờ cũng núp dưới cái vỏ tranh luận. Anh đưa vào nhà họ tập quán tranh luận thời bấy giờ còn được chấp nhận trong các phòng khách, bởi vì lòng căm thù mãnh liệt với thời kỳ Trăm ngày rốt cuộc đã lắng dịu và mang những sắc thái khác nhau. Nhưng đại tá vẫn giữ nguyên sự hăng say của mình và Ralph phạm sai lầm lớn khi nghĩ rằng ông có thể nghe tiếng nói của lý trí. Ông Delmare ngày càng bực tức với anh và càng nhích lại gần raymon hơn, anh ta không có những nhượng bộ gì lớn, mà vẫn biết dùng hình thức ân cần để nương nhẹ lòng tự ái của ông.
Thật là hết sức thiếu thận trọng khi đem việc tranh luận chính trị vào trong gia đình để tiêu khiển thời giờ. Nếu ngày nay còn có những gia đình yên ấm hạnh phúc thì tôi khuyên họ đừng đặt mua một tờ báo nào cả, đừng đọc một bài ngắn nhất về ngân sách, nên ẩn sâu vào tổ ấm của mình như trên một ốc đảo, vạch một tuyến không thể vượt qua được giữa tổ ấm của mình và hần còn lại của xã hội. Bởi vì nếu họ để cho tiếng ốn ào của cuộc tranh cãi của chúng ta dội đến nhà họ thì sự hòa thuận yên ổn của họ tiêu ma. Người ta không tưởng tượng được sự chia rẽ về quan điểm gây ra bao nhiêu chua xót và oán giận giữa những người thân. Trong phần lớn trường hợp, đấy chỉ là dịp để trách móc nhau về những mặt yếu kém của tính cách, những lệch lạc trong suy nghĩ và những cái xấu xa trong tình cảm.
Người ta không dám bảo nhau là xảo quyệt, ngu ngốc, đầy tham vọng hèn nhát. Người ta gói ghém ý đo trong các từ thầy tu dòng Tên, người bảo hoàng, cách mạng và trung dung. Đấy là những từ khác, nhưng cùng lăng nhục như thế, lại càng đau hơn vì người ta tự cho phép mình truy ép và tấn công nhau không ngừng, không dung thứ, không e dè. Khi ấy, không còn tha thứ lỗi lầm cho nhau, không còn lòng từ thiện, không còn sự ý tứ rộng lượng và tế nhị. Người ta không bỏ qua cho nhau cái gì hết, quy tất cả về một tình cảm chính trị, và dưới cái mặt nạ ấy, người ta nói cho hả căm hờn và trả thù. Hạnh phúc thay những người dân quê, nếu như ở Pháp hãy còn những vùng quê, hãy lẩn tránh chính trị, hãy đọc Bộ Da Lừa trong gia đình... Nhưng đấy là một thứ bệnh lây mà không một nơi ẩn cư nào đủ kín, không có chốn nào đủ cô tịch để có thể che giấu và bảo vệ được con người muốn giữ cho trái tim yếu đuối của mình tránh khỏi những cơn bão của sự che rẽ về chính trị giữa chúng ta.
Lâu đài de la Brie được bảo vệ mấy năm nay khỏi sự xâm nhập khốc hại đó, nhưng thế là uổng công. Rốt cuộc nó đã mất sự vô tư lự, đời sống bên trong năng động, những buổi tối dài yên lặng và trầm tư. Những cuộc tranh cãi ồn ào đánh thức dậy những tiếng vang đã thiếp ngủ, những lời cay đắng và hăm dọa gây kinh hoàng cho những thiên thần bọt máu mà một trăm năm nay vẫn cưỡi trong bụi bặm bao phủ các bức tường. Những náo động của đời sống hiện nay lọt vào ngôi nhà lâu đời này và mang tất cả những đồ vật cầu kỳ cỗ lỗ, những di tích còn sót lại của một thời đại vui thú và xốc nổi khiếp sợ nhìn thời đại đầy những nghi ngờ và tuyên ngôn của chúng ta, thời đại được đại diện bở ba nhân vật hàng ngày họp mặt ở đây để tranh cãi từ sáng đến tối.
Chỉ Còn Lại Tình Yêu Chỉ Còn Lại Tình Yêu - George Sand Chỉ Còn Lại Tình Yêu