The art of reading is in great part that of acquiring a better understanding of life from one's encounter with it in a book.

André Maurois

 
 
 
 
 
Tác giả: Maximux Trần
Thể loại: Tuổi Học Trò
Số chương: 167 - chưa đầy đủ
Phí download: 12 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 690 / 2
Cập nhật: 2017-09-25 01:21:33 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 154
heo thông tin được con bé Mi cung cấp. Trận đấu giữa 12A7 và 12A5  cùng bảng với lớp tôi có tỉ số 3-2 nghiêng về cho 12A7. Như vậy sau lượt trận đầu. Lớp 12A7 tạm xếp thứ nhất, lớp tôi và 10A3 cùng xếp thứ hai và 12A5 xếp chót. Thế nhưng đó chưa phải là điều chúng tôi mong chờ nhất lúc này. Sau lượt trận đầu của nam là đến lượt trận đầu của nữ. Tức là các đội nữ sẽ ra sân thi đấu kể cả lớp tôi cũng thế.
Cũng như đội nam, đội nữ cũng được xếp vào bảng C cùng với 3 lớp khác. Lúc ra sân, đội cổ động của Phú nổ cứ hò reo muốn banh cả khán đài. Đúng là giao cho cái thằng này bộ phận cổ động quả không sai. Kể cả khi mấy con nhỏ trong đội đã thấm mệt, nó vẫn còn sung sức hò hét lắm.
Nói về đối thủ của đội nữ lớp tôi một tý. Đó là lớp 10A8 đàn em. Không như trận vừa rồi đội nam phải chật vật mới hòa được với 10A3. Đội nữ lớp 10A8 làm như toàn là tiểu thư hay sao mà đá đấm chán phèo. Dù biết là nữ không có nhiều thể lực như nam để phối hợp cũng như chạy nhưng đến nỗi chuyền còn không chính xác thì đến chịu.
Thật vậy, đội nữ 10A8 chuyền thì hụt, cầm bóng thì hay bị cướp, chạy một chút đã chống hông thở dốc. Thế nên bóng cứ lởn vởn bên phần sân của tụi nó mà chẳng một lần nào lăn bên phần sân đội nữ lớp tôi.
Còn đội nữ lớp tôi thì sao?
Tất nhiên với đầu tàu là Lam Ngọc từng có kinh nghiệm đá ở đấu trường Đồng bò, nàng chẳng bao giờ để đám hậu vệ đội bạn một lần tước bóng trong chân của mình. Mà chắc có lẽ bọn nó biết tiếng của Lam Ngọc trong trường quá cũng chẳng dám sáp lại. Đội trưởng đội cờ đỏ mà, lại còn biết võ nữa. Thử nhào vào xem, có khi lại bị nàng hất cho bay khỏi sân cũng không chừng.
Thành thử ra chỉ sau hiệp đầu trận đấu, đội lớp tôi đã ghi được 4 bàn vào lớp 10A8. Trong đó Lam Ngọc đã ghi đến 2 quả.
Với những dịp như thế này, Phú nổ có dịp hô hào hết cỡ. Nó cuộn tờ giấy A3 lại thành cái loa rồi hét lớn mỗi khi đội nữ ghi bàn:
-Quá dữ, ghi thêm bàn nữa đê!
Rồi những lúc đội kia bị tước mất bóng:
-Hay quá xá con cá. Mấy bạn nữ dễ thương gì đâu à
Thật vậy, với thế trận như thế này thì việc ghi bàn với đội nữ lớp tôi dễ như trở bàn tay. Cho nên tập trung đá được một hồi đội nữ bắt đầu…giỡn.
Tất nhiên, với một cách biệt đủ an toàn, ta có quyền làm những gì mà ta mong muốn nhất là với mấy nhỏ con gái nghịch ngợm trong lớp tôi:
-Ngọc ui, chuyền cho tui nè!
Một nhỏ hậu vệ xông xáo chạy lên.
-Ê, bật lại đây!
-Coi tui sút nè!
Lam Ngọc chủ động chạy chỗ đón bóng nhưng con nhỏ hậu về nào nghe. Nhỏ co giò sút luôn nhưng với đôi chân mềm yếu của con gái, nhỏ nào sút căng đucợ như Lam Ngọc. Bóng đi bập bẹ tới chỗ nhỏ thủ môn, cơ mà…
-Trời ơi, vào rồi!
Phú nổ hét lên hốt hoảng khi thấy bóng đi lọt giữa hai chân nhỏ thủ môn rồi chui tọt vào khung thành.
-Đội nữ hay quá xá, thương gì đâu à…úi da…
Sau câu nói đó, nó bị luôn một tràn đánh đấm vào người vì ăn nói lung tung.
Nhưng quả thật thì ngoại trừ mấy tình huống giỡn hớt, đội nữ lớp tôi cũng đá khá hay đấy chứ. Lam Ngọc lúc nào cũng là đầu tàu làm cho cả đội tự tin hơn khi lên bóng. Do đó kết thúc trận đấu, đội nữ tôi chiến thắng với tỷ số thuyết phục 6-0.
-Hi hi, tụi tui đá hay hông? – Một nhỏ trong đội cười tíu tít.
-Hay quá xa rồi, ôm cái ăn mừng nà…ái ái…!
Phú nổ một lần nữa bị oánh tơi bời. Lần này không phải dội cổ vũ, mà cả đội bóng nữ cũng lao vào xử đẹp thằng này. Trông nó cứ như bị giang hồ thanh toán, thảm không thể tả.
Tự nhiên trong lúc đó, thằng Toàn bỗng cầm chai nước lạnh dúi vào tay tôi:
-Ê, mày đưa cho nhỏ Ngọc đi!
-Hả sao?
-Tao biết mày từ sáng tới giờ là vì chuyện này chứ gì?
-Sao mày biết hay thế? – Tôi trố mắt nhìn chai nước.
Toàn phởn vuốt cầm, trông nó hệt như một ông cụ non đang nắm giữ trong tay một bí mật gì đó sắp nói cho tôi biết:
-Xời, thì từ sáng tới giờ không thấy nhỏ Ngọc. Mày thì cứ ngơ ngơ như thằng nghiện là biết rồi.
-Đù, hay thế! Giờ sao?
-Thì qua được chai nước cho nhỏ chứ sao, mày hỏi ngộ!
-Ờ ờ, hề hề!
Với chiến thuật được Toàn phởn chỉ bảo, tôi lăm le tới chỗ Lam Ngọc chẳng khác nào thằng ăn cắp gà phải đi ngang chổ ở của gia chủ. Cầm chai nước trên tay, tôi rụt rè:
-À Ngọc ơi, có khát hông, Phong mang nước nè!
-Ừ, cảm ơn nhen, đang khát khô cả cổ!
Nàng thằng thừng vớ lấy chai nước tu từng ngụm lớn.
-Mà lúc sáng Phong định nói chuyện gì với Ngọc đấy?
-Thì…chuyện của ba Ngọc ấy mà!
-Ba Ngọc? Chuyện sao?
-Thì chuyện ngày hôm qua đó!
Đến lúc này, cơ mặt nàng mới giản ra. Nàng vỗ vai tôi cười khì:
-Không có gì đâu, bình thường mà! Nhưng…
Nàng bỗng khựng lại làm tim tôi muốn vỡ lung ra, suýt tý nữa thì xụp luôn tại chỗ nếu không kịp tự trấn an kịp thời. Lam Ngọc vẫn tiếp tục:
-Phong không cần phải lo đâu. Chỉ là ba Ngọc mời Phong đến nhà chơi thôi!
Tin này còn chấn động hơn. Nếu như theo miêu tả trong hoạt hình, tóc tôi chắc có lẽ là đựng đứng hết cả lên. Nhưng đây là thực tại, mà thực tại thì chỉ cần há hóc mồm là đủ:
-Sao…sao! Qua nhà Ngọc chơi á?
-Ừ, mà Phong nhớ chừa bụng nhen, qua nhà Ngọc là ăn cơm trưa luôn đó!
Thêm một tia sét nữa đánh thẳng vào đầu tôi. Nghe nàng nói mà người tôi cứ giật bắn liên hồi. ba nàng vừa mời tôi sang nhà chơi. Trời ơi, phen này thì tiêu rồi. Biết bao nhiêu căm phẫn ông sẽ trút vào đầu tôi một lúc. Chẳng lẽ đời tôi tàn thiệt rồi sao?
Tôi cảm giác mình như đang ngập tràn trong những chiếc lá úa, từng cơn gió thổi qua làm những chiếc lá đó càng ngập tràn trên người tôi hơn. Cảm giác trong lòng là vậy nhưng thực tại còn thê thảm hơn. Tôi cứ đứng như trời trồng mặc cho Lam Ngọc cứ quơ tay trước mặt. Đến một lúc bất lực, nàng mới đấm vào ngực tôi một quả đau điếng:
-Nè, Phong có nghe Ngọc nói hông?
-À, có có!
-Ừ, vậy nghen! Giờ Ngọc về chuẩn bị, Phong nhớ đến sớm đấy!
Rồi nàng phi thẳng một mạch ra bãi giữ xe làm cơn gió cuốn lá úa khắp người tôi càng mạnh hơn. Đúng thật à phen này tiêu ồi, chẳng còn cơ hội nào đến thoát khỏi nữa. Chính ba nàng đã mời, và chính Lam Ngọc đã chuyền tận tay đến tôi thì làm sao còn từ chối được.
“Ngọc ơi, Ngọc không nghĩ cho Phong hay sao, Phong sẽ chết đó!”
Tôi đứng chết trân ở đấy thầm trách số phân bản thân quá hẩm hiu phải dừng lại ở tuổi còn quá trẻ thế này. Giá mà có cái lỗ nào đó cho tôi trốn cả đời cũng được. Khổ gì đâu!
-Ê, sao rồi ku, lấy lòng được Lam Ngọc chứ hả?
Toàn phởn chạy đến đập vào vai làm tôi giật mình. Toàn bộ phiền não bỗng túa ra làm tôi chẳng trụ được, đành phải ngã vật xuống đất.
-Trời ơi, tao đụng nhẹ hều à, mày tính đi đóng phim hả?
-Tao…tiêu rồi Toàn ơi!
-Mày bị cái giống gì thế, sắp chết rồi à?
-Còn tệ hơn cả chết nữa!
Toàn phởn suýt một hơi rồi kéo giật tôi dậy:
-Đâu, kể tao nghe, chuyện gì mà làm mày vật vã từ sáng đến giờ thế?
Tôi hít một hơi cho trấn tĩnh rồi thuật lại toàn bộ sự việc từ lúc tối với Lam Ngọc sáng nhà mẹ nàng cho nó nghe. Cứ tưởng thằng này sẽ đồng cảm với tôi mà vỗ vai gật gù như thường thấy. Nào ngờ vừa kể xong, nó lăn đùng ra cười giòn giã như nhai bắp làm tôi thí đều muốn tẩn cho nó một trận nếu nó không dừng kịp lúc khi thấy hai nắm tay của tôi đã nắm lại.
-Thôi có gì đâu mà buồn, mày cứ qua nhà ba nhỏ chơi đi!
-Mày xúi dại tao à, lỡ qua bên đó rồi tao bị gì sao?
-Bị gì là gì? Mày tưởng ổng giết mày à?
-Thì…vậy?
Toàn phởn bống cốc đầu tôi một cú rồi xuề xòa:
-Ừi, mày ngáo quá! Chuyện cũng chẳng có gì to tát đâu mà mày đến mức phải thản thốt như thế!
-Nhưng mà tao sợ sao không mạy? Lỡ qua đó ổng làm gì tao sao?
-Mày cứ quá đi, có gì tao lo!
-Lo gì?
-Thì lo hậu sự ày chứ sao?
-Đệt cụ mày!
Tôi điên tiết cốc trả vào đầu nó một cú làm nó ôm đầu suýt xoa:
-Uầy, tao nói chơi thế chứ có sao đâu, mày cứ qua!
-Chắc hông mạy?
-Chắc, cứ qua đê, có gì mày cứ nhá phát tao chay qua nhà nhỏ Ngọc ngay!
-Ờ, vậy nhen!
Dù chẳng biết thằng này đang nói chơi hay thật nhưng cũng làm người tôi nhẹ đi một chút. Vậy là tôi đành trở về nhà chuẩn bị tinh thần cho đợt ứng chiến kì này ở nhà Lam Ngọc. Nói là chuẩn bị thôi tôi cũng chẳng biết chuẩn bị thứ gì ngoài bộ quần áo mới. Cơ mà lúc đi tôi tính vác theo con dao để tự vệ thật, nhưng mà nghĩ một hồi tôi đành bỏ nó ở lại nhà vì quá cồng kềnh. Vác theo kẻo lại bị túm cổ trước khi vào nhà ba nàng cũng chừng.
Và cứ thế, tôi liều mình qua nhà ba nàng một cách thật là hiên ngang. Tôi cảm tưởng mình y như một tráng sĩ cưỡi ngựa sắp ra trận thực thụ mặc dù hiện giờ tôi chỉ cưỡi con xe cà quen tới và ngoài đường cũng chẳng có ai ngó đến tôi.
-Phong tới rồi đó à, nhanh ghê ta!
Lam Ngọc niềm nỡ tiếp đón tôi khi chỉ mới vừa bấm chuông cổng một lần.
Được nàng dẫn vào nhà mà tôi tưởng tượng chẳng khác nào được cai ngục áp giải vào trại giam. Cảm giác cứ rung rung một cách thật khó chịu. Từng bước rồi từng bước, tôi dẫn dần bước vào căn nhà của Lam Ngọc nơi ba nàng đã đợi sẵn.
-À, Phong tới rồi hả con, chú đang chờ ở trong đó, con mau vào đi!
Lúc này thật là tôi muốn khóc lắm rồi. Ngay cả dì vú cũng chẳng đứng về phía tôi mà còn hồ hởi đẩy tôi vào nhanh thêm nữa. Chân tôi bây giờ cứ nặng chứ hai cục chì đặc ruột, phải khó lắm mới đi từng bước vào bên trong bếp.
Cuối cùng, tôi cũng đã tới nơi. Trước mặt tôi toàn là những món ăn thơm lừng được bày biện trên bàn. Nào canh nào cá nào thịt làm cái bụng tôi đang rung cũng chủ cũng phải réo vang đòi nếm thử. Nhưng chắc đây chỉ là vẻ bề ngoài thôi. Biết đâu được ba nàng đã tẩm thuốc độc vào thức ăn sao. Nếu thật là vậy thì quả là một cái chết tức tưởi.
-Phong, vào ngồi đi! Còn đứng đấy nữa!
Ba nàng hồ hởi mời tôi vào chỗ khi thấy tôi đã lăm le trước cửa bếp.
Chẳng còn cách nào hơn tôi đành nuốt nước mắt ngồi vào bàn ăn mà trong lòng như vỡ vụn từng mảnh. Lam Ngọc dường như nhận biết được sự bất thường của tôi. Nàng ghé sang tôi nói nhỏ:
-Phong sao thế, người bị sao à?
-Không phải, Phong vẫn Khỏe…mạnh mà…!
-Ừ, vậy ăn thôi, còn chờ gì nữa!
Nàng vui vẻ đẩy dĩa thức ăn lại cho tôi. Điều đó chẳng khác nào làm ngày tàn của tôi gần thêm một chút. Tuy nhiên sau một hồi suy nghĩ, tôi bỗng đổi ý định. Nếu số tôi đã tàn ngay hôm nay thì chắc chắn chạy đường nào cũng không khỏi. Chi bằng sống no còn hơn chết thèm. Cứ ăn cho rồi tính sau.
-À, quên mất!
Chưa kịp cầm đũa gắp đồ ăn, ba nàng bỗng reo lên làm tôi giật thót.
-Dì vú ơi, lấy dùm con dao nhé!
Câu nói của ba nàng như một luồn sét giáng thẳng vào người tôi. Cặp đũa đang cầm trên tay tôi rơi đợp xuống đất.
Xong đời tôi rồi!
Cappuccino 2.0 Cappuccino 2.0 - Maximux Trần