There is no such thing as a moral or immoral book; books are well written or badly written.

Oscar Wilde, Picture of Dorian Gray, 1891

 
 
 
 
 
Tác giả: Maximux Trần
Thể loại: Tuổi Học Trò
Số chương: 167 - chưa đầy đủ
Phí download: 12 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 690 / 2
Cập nhật: 2017-09-25 01:21:33 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 148
uổi chiều hôm sau bọn tôi tiếp tục buổi luyện tập đá bóng cùng bọn thằng Huy.
Đúng như điều lo ngại của tôi từ hôm qua đến giờ, thằng Tiến và thằng Hiếu đã vắng mặt. Trong nhóm chẳng có ai có số của nó nên không tài nào liên lạc được. Đội trưởng Toàn phởn lúc này cũng vò đầu bức tóc với tình hình hiện tại, nó quay sang tôi tặc lưỡi:
-Mệt thật, biết ngay là có chuyện mà!
-Giờ tính sao đây, thiếu người rồi! Tao có số của thằng Kiên với thằng Tuyên, có kêu bọn nó lên không?
Toàn phởn tiếp tục gãi đầu, nó chẹp miệng suýt xoa một lúc lâu trước khi khua tay xuề xòa:
-Thôi cứ gọi bọn nó lên đây đá đỡ đi!
Theo lời Toàn phởn, tôi gọi thằng Tuyên và Kiên lảng lên lắp vào đội hình còn thiếu với mục đích…đá cho qua bữa tập.
Chính hai thằng này còn phải thấy ngạc nhiên khi được tôi gọi lên đột xuất. Mới vừa lên đến nơi, Kiên lảng đã dáo dác:
-Gì thế chúng mày, nay sao kêu tao lên nữa.
Ngay tức khắc đã có Phú nổ bay ra ứng đáp:
-Mày là niềm hi vọng của đội không kêu sao được!
-Vậy hả, thiệt hông mạy?
Kiên lảng khụt khịa phởn mặt ra nhưng lại bị Phú nổ cho rớt xuống đất ngay:
-Tao nói chơi thôi tại thiếu người nên kêu mày á mà!
-Đệt cụ mày chọc bố!
Như thường lệ, Phú nổ bị Kiên lảng cốc ột cái muốn ứ nước mắt.
Đó cũng chính là số phận của nó trong lớp mỗi khi mở miệng chọc người khác. Mặc dù có cái miệng dẻo ngẹo như thế nhưng với thân hình cò hương của mình Phú nổ luôn là điểm đến lí tưởng của nhưng cái cốc mỗi khi nó chọc người khác.
Nhưng ngay cả khi hai thằng này đến, rắc rối vẫn phát sinh. Chuyên môn của hai thằng này là hậu vệ nếu ráp vào đội hình thành thử ra đội tôi đá đến 3 hậu vệ. Ngay cả chiến lược gia đại tài nhất cũng chưa từng nghĩ tới chuyện đó.
Thế nhưng chẳng còn cách nào khác, do có nhiều lớp cũng đá tập nên bọn tôi phải đặt sân từ hôm trước mới mong có chỗ đá, bây giờ mà bỏ về hết chẳng khác nào đem tiền bỏ sọt rác. Ý nghĩ đó như thấm vào tư tưởng của những thằng trong đội tôi, thế nên mặt thằng nào thằng nấy đều tối sầm lại như mực, chẳng ai cười lấy một tiếng. Nhất là Toàn phởn, hơn ai hết nó là đội trưởng được thầy và cả đội tín nhiệm. Giờ đây cả đội đang đứng trước nguy cơ phải giải tán nó là người chịu áp lực hơn ai hết. Nhưng như tôi đã nói, sân bãi đã mướn không đá thì mất tiền. Thế nên tôi chỉ lẳng lặng tới chỗ nó vỗ vai:
-Thôi giờ bắt đầu đá đi, chuyện đấy tao với mày giải quyết sau!
Nó gật đầu một cách miễn cưỡng rồi tập trung cả đội chuẩn bị cho trận đấu tập với bọn thằng Huy.
Với lực lượng như hiện tại bọn tôi chẳng thế nào bố trí đội hình như trận trước được. Thấy bọn tôi vắc óc suy nghĩ, Phú nổ xông xáo lao mỏ vào:
-Ê tụi bây tính lẹ lên đi, hết giờ sân đấy!
-Tính sao được, chẳng lẽ chơi 3 thằng hậu vệ?
Tôi quay sang nó nhíu mày không quên tặc lưỡi một cái.
-Ờ, ba hậu vệ cũng được đá đội hình 3-2 thằng Toàn hộ công ày!
Ý tưởng này đã bị thằng Toàn bắt bỏ ngay, nhưng ngay sau đó nó liền búng tay cái chóc:
-À phải rồi, như thế này đi…
Vậy là trận đấu tập đã được bắt đầu. Khang đinh với Kiên lảng sẽ giữ vị trí hậu vệ. Thằng Tuyên sẽ giữ vị trí mà Toàn phởn mới vừa nghĩ ra cái sột là tiền vệ phòng ngự. Nó nằm giữa vị trí hậu vệ và hộ công của Toàn phởn, và sau cùng trung phong vẫn là tôi.
-Đá đê tụi bây, phải ăn đậm mới được nghen!
Phú nổ ngồi ngoài hô hào vào. Và tất nhiên được Toàn phởn hưởng ứng rất nhiệt tình:
-Mày yên tâm, ở đó mà xem! – Rồi nó hướng về đám bọn tôi – Anh em, quyết thằng nghen!
-Ok, quyết thắng!
Và tỉ số chung cuộc của trận đó là 7-0 nghiêng về đội của Huy đô.
Tuy là thua ít hơn 1 bàn nhưng tôi chẳng thể vui hơn được. Đơn giản vì đây chỉ là đội hình đá tạm thời cho qua trận chứ không phải là chính thức. Tỉ số ít hơn là do cầu thủ phòng ngự bên tôi nhiều hơn chứ không phải lối chơi đã được cải thiện. Toàn phởn hiểu điều đó hơn ai hết, nó ngồi trầm ngâm suy nghĩ mà vẻ mặt xệ xuống đến phát tội.
Dù mệt nhưng tôi vẫn cố lết tới nó vỗ vai:
-Thôi kệ đi, có gì đâu mà buồn!
-Buồn gì mày! Tao đang bực hai thằng kia thôi!
-Thằng Tiến với Hiếu à? Để ngày mai kiếm nó bàn chuyện sau, giờ về đã tính gì tính!
Tôi với thằng Toàn đứng dậy tập trung cả đội ra về. Cảnh tượng lúc này như mới vừa trải qua cuộc chiến, mỗi thằng ngồi một góc nhìn thê thảm vô cùng.
Tuy nhiên chỉ cần một đứa con gái. Chính xác hơn là Ngọc Mi. Khi con bé vừa bước vào sân, cả bọn đã sáng mắt lên. Lúc đầu tôi cũng không nhớ con bé sang đây để làm gì, chỉ khi nó nhìn tôi dò hỏi:
-Các anh đá xong chưa, sang giúp lớp em một tay nhé!
Cả bọn lúc này đều hướng mắt về tôi. Lúc này tôi mới nhớ ra rằng Ngọc Mi đã nhờ tôi đến giúp đội nữ của con bé luyện tập và tôi vẫn chưa nói chuyện đó với bọn thằng Toàn.
Như hiểu được toàn bộ sự việc, con bé Mi khẽ thở hắc một hơi rồi chẹp miệng:
-Các anh có rảnh không sang luyện tập giúp đội nữ bọn em nhé?
Chẳng cần phải suy nghĩ Phú nổ đã bật dậy tíu tít cả lên:
-Rảnh chớ, không thành vấn đề!
Tuy nhiên Toàn phởn đã cho nó tắt ngụm ngay:
-Ê, tao đội trưởng hay mày đội trưởng thế?
-Uầy, có sao đâu mạy, giúp người ta tý thôi mà!
-Phải đó Toàn, qua phụ em nó tý!
Tôi cũng nói giúp vào để lấy công chuộc tội với bé Mi. Tôi thúc tay nó như cách mà một đứa con nít nài người lớn để được đi đâu đó.
Cuối cùng thì cả bọn cũng chịu qua giúp đội nữ. Nhưng kể cả như thế con bé vẫn chẳng khoan hòng cho tôi được tẹo nào. Người ta thương nói tội chết được miễn tội sống khó tha và đây là lúc tôi phải chịu tội sống.
Khi cả bọn đã kéo lũ lượt qua đấy, con bé mới đi kè kè bên tôi nhéo nhẹ vào hông:
-Anh hay nhỉ, em dặn như thế nào?
-Hề hề, thì quên tý mà, chẳng phải anh đã nói giúp em rồi sao?
-Thiệt tình anh đó, thôi sang đấy đi mọi người chờ!
Con bé kéo tay tôi một cách hồn nhiên giữa nhưng cặp mắt kinh ngạc lẫn ganh tị. Tôi không biết con bé vô tình hay cố ý nhưng nhìn thấy vẻ mặt ngáo toẹt của bọn đó, trong lòng tôi cũng có chút khoan khoái kiểu như ta có được một thứ gì đó mà bọn khác không có. Cảm giác hãnh diện vô cùng.
Nói về lý thuyết đá banh tôi không rành cho lắm, bởi lẽ tôi chỉ biết vẽ vời ở mức độ vừa phải nên chỉ ngồi ngoài đường biên nhìn bọn thằng Toàn hì hục chỉ cách dẫn banh cho bọn con gái. Xông xáo hơn cả là Phú nổ. Chắc có lẽ bọn con gái vẫn chưa nhìn sang phần sân bọn tôi thi đấu nên không biết thằng này chỉ được cái miệng ba hoa. Nhờ thế nó tha hồ chém gió mấy kiến thức trong game cho đội nữ:
-Các em nghe nè, khi đáp banh thì chân phải thả lỏng tý, nương theo hướng banh tới mà đáp biết chưa?
-Hi, anh hay quá ta!
-Ê Phú! Đỡ nè ku!
Phú nổ chưa kịp lên mặt, thằng Toàn đã chuyền một đường banh thẳng tắp tới nó. Tất nhiên đường banh rất mạnh, nếu không phải có kĩ thuật nhất định sẽ không thể đỡ được đường bóng ấy. Cho nên khi trái bóng đến gần, Phú nổ quýnh quáng chìa chân ra đỡ. Trái bóng đập vào chân nó, bật vào người một nhỏ gần đấy làm nhỏ ngã uỵt xuống đất ôm bụng mặt nhăn muốn khóc.
Ngay lập tức cả bọn đều bu lại xem xét nhỏ ấy, thằng Phú cũng xúm lại đỡ con bé ấy lên, mặt nó tái lại không còn một giọt máu. Toàn phởn cười đểu trêu nó:
-Gì thế Phú, danh thủ quốc tế mà đỡ banh kì vậy mày?
-Cái đó mày sút chứ chuyền khỉ gì, chơi tao hả mạy?
-Rồi rồi, xin lỗi danh thủ quốc tế nha!
Phú nổ không nói gì, nó phì mũi rồi ra luôn đường biên ngồi không thiết chỉ mấy nhỏ đó nữa. Có lẽ nó đã ớn bị thằng Toàn trêu đùa như thế.
Ngay cả ngoài sân, Ngọc Mi cũng quay sang tôi nói nửa đùa nửa thật:
-Lớp của anh vui nhỉ?
-Hề hề, thì con trai mà!
-Hầy, thiệt tình!
Xong phần dẫn bóng và tiếp bóng bọn tôi tiếp tục bày cho đội nữ kĩ năng dứt điểm.
Lúc này tôi mới được dịp thị uy khả năng sút bóng của mình. Tôi đặt trái bóng ở giữa sân rồi dẫn bóng với tốc độ vừa hướng về khung thành. Đến khoảng cách vừa ý, tôi co giò sút quả bóng bay thẳng vào góc cao khung thành khiến cho Khanh khờ dù đã nhoài người quẹt tay trúng bóng vẫn không thể cản phá được.
Ngay lập tức cả bọn con gái đều trầm trồ làm mũi tôi phồng hẳn lên mà tôi tưởng tượng cả trâu cũng chui lọt.
Đó là kiểu sút thẳng cẳng. Đến lượt Toàn phởn nó cũng dẫn bóng làm mẫu giống tôi nhưng trái với cú sút uy lực của tôi lúc nãy, nó dẫn bóng đến gần khung thành hơn rồi nghiêng người cứa lòng một quả cong vút vào góc dưới khung thành làm Khanh khờ đứng chôn chân luôn không kịp phản ứng gì.
Đó là hai kiểu dứt điểm mà bọn tôi bày cho đội nữ, nhưng xem ra mấy nường đấy chỉ thích sút kĩ thuật như Toàn phởn. Vừa làm mẫu xong, cả bọn đã bu về phía Toàn phởn nhờ nó hướng dẫn làm tôi cứ đứng sững đấy nếu không có Ngọc Mi kéo vào biên.
Cũng phải, sút theo kiểu của tôi cần lực chân và sức mạnh rất nhiều. Còn kiểu của thằng Toàn chẳng cần lực nhiều chỉ cần độ dẻo của chân đã có thể làm nên một được bóng hình trái chuối. Đó là lí do vì sao nhiều nhỏ con gái muốn học đến thế.
Đến xế chiều bọn tôi cũng hướng dẫn xong cả đội nữ về kĩ thuật đá bóng. Cả nhóm tạm chia tay nhau ra về và có vẻ như Phú nỏ đã kết một nhỏ trong đội nữ của Ngọc Mi, suốt cả đường ra bãi xe thằng đấy chỉ toàn tíu tít với con nhỏ cũng như đa số nhưng thằng trong đội tôi, ai nấy đều tìm ình một nhỏ để tán chuyện.
Trời bây giờ vẫn còn sớm chỉ mới hơn 3 giờ. Tôi đứng nhìn ánh nắng vẫn còn le lói từ những toàn nhà cao tầng. Những tia nắng hãy còn vàng óng chiếu vào người tôi nghe nóng hổi.
Ngọc Mi vẫn còn ngồi ghi chép vào cuốn sổ của mình như lần trước. Nhìn con bé cứ miệt mài cây viết trên tay, tôi lại thấy chạnh lòng. Đúng là lớp trưởng lớp người ta có khác. Quan tâm đến từng hoạt động của lớp ngay cả khi đó không phải là chuyên môn của mình. Chẳng bù lại với tụi thằng Tiến muốn bỏ đi lúc nào là bỏ chẳng bao giờ có trách nhiệm với lớp.
-Anh đói chưa?
Con bé gấp cuốn sách lại, nhìn tôi với đôi mắt nai tròn xoe quen thuộc.
-Chưa đói lắm – Tôi lắng nghe bụng mình – Chưa tới giờ cơm mà!
-Giờ làm gì nhỉ, em vẫn chưa muốn về nhà!
Ngọc Mi hướng mặt lên để những tia nắng bò lăn tăn trên đôi mắt xinh xắn. Dường như con bé cũng biết chói, nó lấy tay che đi ánh sáng chiếu vào mắt nhưng vẫn hướng về tôi nơi ánh nắng chiếu chói nhất.
Tôi đứng sít lại con bé, dùng tấm lưng của mình che đi những tia nắng chiếu vào mặt con bé làm gương mặt nó giản ra, không còn nheo lại như lúc nãy:
-Anh cũng chẳng biết đi đâu. Đợi đến tối chợ đêm mới bắt đầu mở cửa.
-Không được đâu, em phải về trước 6h chiều mà. – Con bé lắc đầu, mái tốc bồng bềnh của nó cũng phấp phới theo.
Tôi lại chẹp miệng vuốt cằm, chỉ còn thiếu gãi đầu bứt tóc nữa là y chang ông cụ non.
Buổi chiều rất ít chỗ chơi, Sài Gòn chỉ bắt đầu vui khi trời vào đêm khi mà những nét đặc trưng của nó bắt đầu được phơi bày ra trên những vỉa hè, những con hẻm và cả những con đường tấp nập. Còn bây giờ, mọi thứ vẫn tấp nập nhưng là tiếng xe qua lại tấp nập đầy khói bụi. Có can đảm nhất cũng chẳng dám xuất hành vào giờ này.
Thay vào đó tôi lại nghĩ đến một nơi khác lí thú hơn, đó là nhà trọ của nhỏ Nhung. Tôi quay sang Ngọc Mi:
-Hay là anh chở em sang nhà chị Nhung chơi nhé?
-Là cái chị sang nhà anh lần trước phải không?
-Ừ phải rồi, chị ấy có vẻ thích em lắm đó. Nhắn em sang chơi mấy lần!
Ngay lập tức con bé đứng dậy kéo tôi đi miệng cười tươi:
-Vậy thì đi thôi, kẻo trễ!
Đúng thật là nhỏ Nhung có kêu con bé sang nhà trọ nhỏ chơi mấy lần, mà tôi cũng muốn qua phòng trọ nhỏ này xem thế nào nhưng sợ thân con trai đến chỗ trọ con gái lại kì. Nay có Ngọc Mi thì dẫn con bé sang cho nhỏ Nhung được mãn nguyện, tôi cũng được mở mang tầm mắt. Một công đôi chuyện.
Nhưng dẫu có thế nào tôi vẫn thắc mắc vì sao mà gia đình nhỏ lại để nhỏ lên thành phố học thay vì học dưới đấy. Trên đây nhỏ chẳng có bà con nào, người quen cũng không nốt. Đây lại là một nơi đầy cạm bẫy. Quả thật là chẳng có một lí do nào để nhỏ lên đây sống cả. Tuy nhiên đây là chuyện gia đình của nhỏ, tôi cũng không thể xen vào nhiều lắm, chỉ dừng ở mức thắc mắc là đủ.
Bọn tôi đến nhà trọ của nhỏ Nhung khi nhỏ đang chuẩn bị cho bữa chiều.
Vừa thấy tôi dẫn Ngọc Mi đến, nhỏ đã chạy đến tay bắt mặt mừng với con bé như thể xa cách muôn trùng mới gặp. Hai chị em ngồi nói chuyện một lúc rồi tiếp tục đến chỗ bếp mini đặt ở góc phòng tiếp tục nấu ăn
Đúng thật là với tính cách dịu dàng, thông minh và cách ăn nói lễ phép, con bé đi đến đâu ai nấy cũng đều yêu thích, từ con trai cho đến con gái. Làm mỗi lần tôi đi chung với nó cũng đều thơm lây.
Phòng trọ của nhỏ Nhung khá nhỏ, nên chỉ cần ngồi một chỗ, tôi đã nhìn được bao quát cả căn phòng. Nhìn chung thì cũng ổn ột người ở nhưng nếu như thêm một người ở cùng nữa thì hợp hơn bởi trong phòng cũng còn dư chỗ trống nhiều.
Đang mải mê ngắm cảnh, giọng nhỏ Nhung bỗng cất lên:
-Này ông Phong, ông lại đây nếm xem đã vừa ăn chưa?
-Ừi, nấu sao cũng được.
Nhưng nhỏ nhất quyết:
-Ông lại đây xem, lát lại đổ thừa bọn tôi nấu không ngon nữa!
-Uầy, lại liền!
Tôi rề rà nhất tấm thân mệt mỏi đến chỗ nấu ăn ở góc phòng. Nhưng khi đến gần, tôi mới sững sốt phát hiện ra rằng, nhỏ Nhung đang mặc quần đùi áo phông, nếu nhìn xa thì cũng như bao nhỏ con gái khác ở nhà thôi, tôi cũng đã thấy bé Linh ở dưới quê mặc nhiều nhưng với nhỏ Nhung lại ở một đẳng cấp khác, nhỏ chẳng thèm mặc áo trong. Hình ảnh đó đập thẳng vào mắt tôi muốn té xỉu.
Nhỏ nhung nhận thấy những biểu hiện thất thường của tôi, nhỏ tròn mắt:
-Sao thế Phong, bộ không ngon hay sao mà ông đổ mồ hôi hột ghê vậy?
-Đâu có, tại nóng quá tui đổ mồ hôi đó!
-Thiệt hả, vậy có ngon hông?
Nhỏ càng cúi thấp xuống để nhìn rõ nét mặt ngượng ngùng của tôi hơn.
Điều này nhỏ Nhung có thể không biết nhưng chẳng thế nào qua mặt Ngọc Mi được. Con bé rất nhanh bảo nhỏ Nhung tiếp tục nấu nướng để chính cho tôi nếm thử món ăn thay vì nhỏ Nhung lúc nãy. Nhìn vẻ mặt cau có của nó nhìn tôi mà sởn cả da gà, bao nhiêu hình ảnh của nhỏ Nhung lúc nãy bị nhỏ đe cho bay hết ráo.
Cuối cùng thì món ăn cũng được dọn ra, Ngọc Mi xếp tôi với nhỏ Nhung ngồi kế để con bé có thể quan sát tôi ở phiến đối điện, nhờ thế mà thay vì tôi đổ mồ hôi hột vì nhỏ Nhung, nay đã có Ngọc Mi làm tôi toát gấp bội lần. Để tạm thời quên đi cảm giác đó, tôi rụt rè hỏi nhỏ Nhung như mặt vẫn hướng về trước:
-Bà Nhung này, sao bà lại dọn lên thành phố nhỉ, tui nhớ học dưới quê mới được cộng điểm đại học chứ?
Nhỏ vẫn bình thản quơ thêm vài hột cơm trong chén rồi nói:
-Thì đương nhiên chất lượng dạy học trên đây tốt hơn rồi!
-Chỉ vậy thôi hả? – Tôi sững sốt hỏi lại.
-Ừ, vậy thôi lên đây tuy không được cộng điểm nhưng được cái dạy tốt hơn, Học gần một năm ở đây tui có thể cảm nhận rõ.
-À mà sao bà không tìm thêm người ở ghép để đỡ tiền mướn phòng?
Như lúc nãy nhỏ vẫn bình thản trả lời tôi:
-Để đấy, khi nào bé Linh lên cho nó ở đây.
-Ơ, bé Linh lên nữa à?
-Chứ sao, nó cũng phải nối nghiệp tui chớ.
Nhỏ Nhung vênh mặt như khoe khoan báu vật của mình. Riêng Ngọc Mi là thấy thắc mắc về nhân vật tên Diễm Linh. Theo trí nhớ của tôi thì hai người này vẫn chưa gặp nhau lần nào, chả trách suốt buổi con bé cứ ngơ ngơ, cho đến khi phải lên tiếng dò hỏi:
-Diễm Linh là ai vậy ạ?
-À, đó là em của chị đó, nó nhỏ hơn em một tuổi mai mốt chắc cũng lên đây học luôn, nhưng không biết chừng nào.
Ngọc Mi suy nghĩ được một lúc, cái miệng bé xinh của con bé vênh lên. Thoáng chốc sau nó lại hỏi:
-Vậy là cả ba người cùng quê à?
-Ừ, đúng rồi em!
Nhỏ Nhung gật đầu cái rụp.
-Thế khi nào em về quê anh chị chơi nhé!
-Tất nhiên rồi!
Cả hai chúng tôi đều cảm thấy vui bởi cái miệng bé xinh của con bé lại nở nụ cười tươi. Tất nhiên trong đầu của tôi lúc đó lại hiện lên cảnh sông nước quê tôi khi con bé đề nghị như vậy.
Bữa ăn nhẹ tại nhà nhỏ Nhung rồi cũng kết thúc. Nhỏ Nhung lại bịnh rịnh chia tay con bé và lại nài nỉ tôi lần sau lại tiếp tục đến.
Con bé Mi là người vui hơn cả. Khi biết tôi ở miền quê, lúc nào nó cũng tíu tít lên đòi tôi kể cho bằng được những gì có ở đó. Đến lúc này tôi mới biết được, những gì bà nội dạy cho con bé chỉ là lí thuyết, và nó rất cần một nơi thực nghiệm như quê tôi.
Nhưng lúc đó tôi đâu biết rằng, mình sắp sửa lại thất hứa một lần nữa. Thất hứa rất nhiều người để thực hiện lời hứa với một người…
Cappuccino 2.0 Cappuccino 2.0 - Maximux Trần