Love is the only way to grasp another human being in the innermost core of his personality.

Viktor E. Frankl

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Tô Hoàng
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 34
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 325 / 27
Cập nhật: 2020-04-04 20:27:58 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 24
hững ngày đầu đến Hollywood, tôi chẳng có gì để làm. Tôi lang thang ở Garden of Allah, hoặc ra biển chơi với tay diễn viên John Scott, và hỏi han anh ta về Hollywood. Tại nơi này, “chiến tranh” chỉ là một khái niệm thuần chất văn học mà thôi.
Về vấn đề kinh doanh, Silvers đã ra tay nhưng hoàn toàn không có kết quả. Sau một vài ngày ông ta thay đổi sách lược: liều mạng lao vào cuộc quyết chiến mặt đối mặt. Ông ta bắt đầu hướng đòn đánh vào các nhà sản xuất phim, các đạo diễn điện ảnh mà ông ta đã từng quen biết trước đây qua đám khách hàng của ông ta. Silvers mời đám người này đến xem tranh. Nhưng đã diễn ra một điều hết sức thường tình: những ai mà Silvers gặp tại New York đã năn nỉ mời ông ta khi nào tới Hollywood nhất định phải tới thăm họ, bây giờ khi Silvers đã tới đây rồi, nhưng ông ta lại khó mà nhận ra họ và khi ông mời họ đến xem tranh, họ viện cớ bận rộn và khước từ cả.
– Quỷ tha ma bắt bọn kẻ cướp này đi. - Silvers nhăn nhó, thiểu não. - Nếu tình hình không có gì thay đổi, chúng ta buộc phải trở về New York thôi. Cái đám người ở tại Garden of Allah với anh là những người như thế nào?
– Đối với ông họ không phải là khách hàng đâu, - tôi làm cho ông ta bớt hi vọng. - May mắn lắm thì họ có thể mua một bức vẽ khổ nhỏ hay một bức thạch bản.
– Không có cá lấy cua làm trọng vậy. Chúng ta có mang theo hai bức tranh nhỏ của Degas và hai bức vẽ than của Picasso. Anh hãy mang về treo ở phòng của anh. Rồi hãy tổ chức lấy một buổi liên hoan nhỏ.
– Bằng tiền của tôi hay tính vào chi phí bán hàng đây, thưa ông?
– Tất nhiên vào chi phí bán hàng rồi. Trong đầu anh lúc nào cũng chỉ có một khoản: tiền, tiền!
– Thì trong túi tôi rỗng, tôi buộc phải giữ tiền trong đầu chứ sao khác được?
Silvers khoát tay.
– Hãy thử tìm hạnh phúc cho mình ở khu khách sạn của anh xem sao. Có thể vớ được chú cá nhỏ nào đó khi chưa vớ được một chú cá măng lớn.
Tôi mời Scott, Tannenbaum và một số người nữa. Khách sạn Garden of Allah vốn nổi tiếng với những cuộc liên hoan nhỏ với món cocktail. Theo lời Scott - anh chàng diễn viên, bạn láng giềng mới quen của tôi - thì ở đây đôi khi những buổi tối cocktail như thế này kéo dài cho đến tận sáng. Một phần vì lịch sự, phần nữa vì cố ý trêu chọc, tôi mời cả Silvers tới dự. Thoạt đầu lão có vẻ sửng sốt, sau lão dứt khoát từ chối không tới. Những buổi tối liên hoan kiểu này chỉ thích hợp với lớp người mạt hạng, thua kém lão về nhiều phương diện.
Buổi họp mặt được bắt đầu với rất nhiều hứa hẹn: có khoảng mười người khách, nghĩa là hơn số người mà tôi dự tính. Khoảng mười giờ tối số khách không mời chí ít ra cũng lên tới hai chục. Rượu đã hết. Chúng tôi chuyển qua khu riêng của một trong những người khách. Khoảng mười một giờ tôi đã làm thân với hàng chục vị khách không mời kia đến độ chúng tôi gọi nhau bằng tên không. Tiện nói ngay là tình thân hữu này diễn ra hơi muộn. Trong những buổi nhóm họp bên bàn rượu như thế này, ở Hollywood, người ta nên trở thành bạn hữu chí thiết vào một thời khắc sớm hơn. Vào lúc nửa đêm có bao nhiêu người bơi lội ở bể bơi, họ sẽ đổ tới đây thành khách của bạn hết. Điều này đã được coi là một trò đùa thanh nhã. Vào lúc này ở châu Âu mọi người đã lên giường ngủ được một lúc lâu rồi nhưng ở đây đám khách của tôi còn bâu quanh cây đàn dương cầm, say sưa với những bài hát của đám chăn bò mùi mẫn. Nói chung ra cuộc gặp mặt tuy rất ồn ã, huyên náo nhưng lại vui vẻ, đông đúc hiếm thấy.
Dần dà tôi không còn biết mình đang ngồi ở đâu, đang làm gì nữa. Mọi vật xung quanh bỗng đung đưa, chao đảo, tựa như muốn đổ ụp xuống đầu tôi. Tôi không muốn tỉnh táo. Tôi căm ghét những đêm khi thức giấc một mình và không còn biết tôi đang ở đâu. Bây giờ tôi lút chìm trong cơn say tuy nặng nề nhưng lại hết sức dễ chịu, còn phía trước tôi lúc ở chỗ này, lúc ở chỗ khác, vun vút lướt qua những đốm sáng màu nâu và màu vàng.
Sáng hôm sau, tôi hoàn toàn không thể hình dung ra tôi đã dạo gót trong đêm ra sao, tôi đã trở lại căn phòng của mình ở khách sạn như thế nào. Scott cố gắng làm tôi nhớ lại tất cả.
– Anh đã bán hai bức tranh mà anh treo ở đây, Ross ạ. - Scott nói. - Những bức tranh ấy là của anh à?
Tôi đưa mắt nhìn lên tường. Trong đầu tôi tựa như có cái còi đang rú lên. Hai bức tranh của Degas không còn nữa.
– Tôi bán cho ai? - Tôi hỏi.
– Theo tôi, cho ông Holt. Ông ta là đạo diễn bộ phim mà Tannenbaum có vai.
– Ông Holt à? Tôi không hiểu gì cả. Trời ơi, tôi say đến thế đấy.
– Buổi họp mặt thật tuyệt vời. Còn anh, anh Ross à, anh thật đáng yêu.
– Tôi chẳng nhớ gì sất.
– Anh cũng không nhớ tấm ngân phiếu sao?
– Ngân phiếu nào?
– Ngân phiếu mà ông Holt đã trao cho anh ngay lúc đó ấy!
Tôi đứng lên đưa tay lục soát các túi áo. Đúng là có tờ ngân phiếu đã được gấp lại. Tôi ngắm khá lâu tờ ngân phiếu đó.
– Ông Holt mê mấy bức tranh của anh ngay. Mà anh phân tích về nghệ thuật thì hệt như một ông thánh! - Scott nói. - Ông Holt mua ngay bức tranh mà ông ấy thích.
Tôi đưa tấm ngân phiếu đến gần ánh đèn. Sau đó tôi cất tiếng cười. Tôi đã bán bức tranh được năm trăm đô la, cao hơn Silvers đã định giá.
– Hừm, - tôi nói với Scott, - tôi bán bức họa quá rẻ rồi.
– Thật sao? Thật là lôi thôi đây. Tôi không cho là ông Holt sẽ trả lại anh bức tranh đâu.
– Không sao cả, - tôi nói, - chính tôi có lỗi.
– Chuyện này sẽ làm anh bực mình phải không?
– Không đến nỗi. Đây là việc riêng của tôi. Còn mấy bức của Picasso tôi cũng bán rồi sao?
– Điều này thì tôi không rõ. Anh nghĩ thế nào về việc bơi lội trong bể bơi? Đây là một phương sách hiệu nghiệm nhất để chống sự nôn nóng, sốt ruột đấy!
Scott mang từ phòng của anh ta sang bốn cái quần bơi.
– Anh tự chọn lấy. Bây giờ anh ăn sáng hay ăn trưa đây? Cũng một giờ rồi.
Tôi đứng dậy. Khi tôi bước ra vườn nhiều người gật đầu chào tôi. Rượu té ra là phương tiện hữu hiệu nhất để con người ta xích lại gần nhau.
Khi tôi nhảy xuống làn nước trong xanh trong bể bơi, tôi tựa như đã quên hẳn mọi chuyện diễn ra trong quá khứ và hình như tôi đang bắt đầu lại từ đầu tất cả.
Ngồi trên chiếc ghế xô pha màu xanh sáng, Silvers tiếp tôi và Holt. Nhìn lão, khó có thể nói là chuyến đi đến Hollywood không mang lại cho lão điều gì lợi lộc ngoài những thất bại. Lão xử sự đầy vẻ cao ngạo: ra lệnh cho tôi chuẩn bị giấy tờ xác nhận mà lão đã dán vào mấy bức ảnh chụp hai bức tranh kia.
– Hai bức tranh mà ngài vừa mua, có thể nói là những báu vật mà trời thưởng cho ngài. - Silvers nói chậm rãi. - Người cộng sự của tôi, ngài Ross đây nguyên là chuyên viên của viện bảo tàng Louvre, nói đại thể là chưa bao giờ tham gia vào việc mua bán tranh cả. Chính vì thế tôi đã nói với ông Ross cái giá mà ngài đã mua hai bức họa này. Ở đây có một sai sót đáng bực mình. Ông Ross không biết rằng đấy không phải là giá bán và đã nói với ngài cái giá mà chính tôi đã phải mua một năm trước. Giả như bây giờ nếu tôi muốn mua hai bức tranh ấy của Degas, chí ít ra tôi phải mua đắt hơn cái giá mà ngài đã trả năm mươi phần trăm.
– Ngài có muốn hủy bỏ bản hợp đồng không ạ? - Holt hỏi.
Silvers khoát tay:
– Vật gì bán coi như đã bán rồi. Tôi chỉ muốn nói vậy để chúc mừng ngài thôi. Ngài đã mua được một món hàng rất hời giá.
Silvers im lặng một lát rồi thì cho gọi cà phê pha lẫn rượu cognac.
– Tôi muốn đề nghị ngài thêm điều này, - Silvers bắt đầu, - tôi xin được mua lại hai bức tranh kia tăng thêm cái giá ngài đã mua hai mươi phần trăm, nếu như ngài đồng ý bán lại. Xin ngài quyết định nhanh chóng cho. - Silvers thọc tay vào túi chiếc áo thể thao của lão như sẵn sàng lấy ra ngay cuốn sổ ngân phiếu.
Tôi thích thú theo dõi xem Holt sẽ xử sự ra sao trước cái thủ đoạn ma mãnh này của Silvers. Và Holt đã xử sự đúng. Ông ta nói ông mua hai bức tranh này chủ yếu vì ông ta thích. Và ông ta muốn giữ chúng. Ông ta không muốn bán mà ngược lại thế, Holt đã quyết định sử dụng cái quyền ưu tiên mà tối hôm qua tôi đã cho ông ta để mua thêm cả hai bức tranh của Picasso nữa.
Tôi lúng túng nhìn ông ta - nào tôi có dành quyền ưu tiên gì cho ông ta đâu. Nhưng tôi cảm thấy trong ánh mắt Holt chợt lóe lên những tia sáng tham lam. Ông ta cũng muốn kiếm lợi lộc qua việc mua bán này.
– Quyền ưu tiên nào? - Silvers hỏi tôi. - Anh đã dành cho ai quyền ưu tiên đó sao?
– Đúng, - tôi nói, - tôi đã dành quyền ưu tiên ấy cho tới tối hôm nay.
– Với giá bao nhiêu?
– Sáu nghìn đô la.
– Một bức phải không? - Silvers hỏi.
– Cả hai bức. - Holt nói thay tôi.
– Có đúng thế không, anh Ross? - Silvers hỏi giọng gay gắt.
Tôi gật đầu. Cái giá chúng tôi vừa nói tới đã cao hơn hai nghìn đô la mà Silvers dặn tôi bán.
– Anh làm tôi khuynh gia bại sản mất thôi, anh Ross, - giọng Silvers bỗng trở nên dịu hẳn đi.
– Lúc ấy chúng tôi quá say, - tôi thanh minh, - tôi chưa quen uống nhiều vậy bao giờ.
Holt phá lên cười.
– Như thế là vì say mà tôi đã thua mười hai nghìn đô la trong tích tắc. - Holt nói. - Đối với tôi đây là một bài học để đời.
Nghe mấy tiếng “mười hai nghìn đô la” trong mắt Silvers cũng loáng qua cái ánh tham lam đã xuất hiện trong mắt Holt vừa lúc nãy.
– Mong sao đây cũng là bài học cho anh nữa, anh Ross ạ, - Silvers nói. - Anh là một nhà nghiên cứu tại các thư phòng chứ không phải là dân làm ăn. Môi trường hoạt động của anh là các viện bảo tàng.
Tôi rùng mình khi nghe mấy lời cuối cùng Silvers vừa thốt ra.
– Có thể là như vậy. - Tôi nói rồi quay về phía cửa sổ.
Trời đã sập chiều. Trong thứ ánh sáng xanh lúc chập choạng, có những người vận đồ trắng lúc chạy lên phía trước lúc lùi lại phía sau - đó là những người chơi quần vợt chưa chịu rời sân banh. Bể bơi cũng đã vắng ngắt người, nhưng tại các dãy bàn kê gần đó người ta ngồi ken đặc. Từ trong quán rượu văng vẳng vọng ra tiếng nhạc. Trong tôi bỗng cồn cào một nỗi buồn không gì cưỡng nổi: tôi bỗng cảm thấy nhớ Natasha, nhớ thời thơ ấu của mình, nhớ thời trẻ trung đã trôi qua từ lâu. Với nỗi chán chường, tôi chợt hiểu là khó lòng mà tôi đoạn tuyệt được với quá khứ.
– Thôi thế là xong, ngài Holt ạ! - Silvers nói, bàn tay có vẻ lơ đãng cất tờ ngân phiếu thứ hai vào túi. - Xin cho phép tôi chúc mừng ngài một lần nữa! Thật là sự khởi đầu hoàn toàn không tồi cho một bộ sưu tập tranh tuyệt vời. Bốn bức tranh của hai đại danh họa. Lúc nào có điều kiện tôi xin cho ngài xem một bức tranh bột màu nữa của Picasso. Bây giờ tôi không còn thì giờ. Xin mời ngài đến dự bữa cơm tối. Tiếng đồn đại về việc chúng tôi tới đây cũng đã lan truyền. Còn nếu như ở đây chúng tôi và ngài không còn dịp gặp nhau nữa, chúng ta sẽ tiếp tục công việc khi nào ngài tới New York.
Bóng Tối Thiên Đường Bóng Tối Thiên Đường - Erich Maria Remarque Bóng Tối Thiên Đường