One does not fall “in” or “out” of love. One grows in love.

Leo Buscaglia

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Tô Hoàng
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 34
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 325 / 27
Cập nhật: 2020-04-04 20:27:58 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 22
ôi có một tin thú vị cho anh đây, - Silvers nói. - Chả bao lâu nữa, tôi và anh sẽ lên đường chiếm lĩnh Hollywood. Anh có ý kiến ra sao về việc này nào?
– Chiếm lĩnh bằng tài năng diễn xuất của ông và tôi sao?
– Không. Bằng những bức tranh. Tôi đã nhận được từ Hollywood nhiều lời mời và tôi quyết định thử thăm thú nơi đó như một chuyên gia xem sao!
– Ông muốn kéo tôi đi theo?
– Đúng thế đấy. - Silvers hào hứng nói. - Anh có một thị hiếu không kém và anh sẽ rất có lợi cho tôi.
– Bao giờ ta sẽ lên đường?
– Chừng hai tuần lễ nữa.
– Ta đi có lâu không?
– Cũng độ hai tuần. Nhưng cũng có thể kéo dài hơn. Los Angeles đối với giới buôn bán tranh hãy còn là một vùng đất hoang. Đấy còn là một mỏ vàng nữa…
– Mỏ vàng? Ý ngài là như thế nào?
– Thôi xin anh đừng hỏi tôi những câu hỏi ngớ ngẩn nữa. Người khác mà ở vào địa vị anh thì chỉ nhảy lên vì sung sướng thôi. Hay anh không muốn đi? Nếu như vậy thì tôi buộc phải tìm một người giúp việc khác thế chân anh thôi.
– Tức ông sẽ sa thải tôi?
Silvers nổi xung.
– Anh làm sao thế hử? Đương nhiên là tôi phải để anh nghỉ việc rồi. Làm sao khác được. Nhưng tại sao anh không muốn đi cùng tôi hở? Hay anh cho rằng số tiền anh tích góp được không đủ để chi dùng. Tôi sẽ cho anh ứng trước.
– Tôi lấy đâu ra tiền để mua quần áo cho chuyến đi này? Chả lẽ tôi lại chi bằng tiền túi sao?
Silvers cất tiếng cười. Cuối cùng ông ta lại trở về với bản tính cố hữu của mình.
– Anh cho là như vậy à?
Tôi gật đầu. Đối với chuyến đi này quả là tôi không hề thờ ơ. Nhưng tại California tôi hoàn toàn không có một người quen nào. Còn cái viễn ảnh suốt ngày phải mặt đối mặt với Silvers khiến tôi rùng mình sợ hãi.
– Tôi cần ông tăng tiền công cho tôi, để mua một bộ com lê mới.
– Bao nhiêu?
– Một trăm đô la mỗi tháng.
Silvers như nhảy dựng lên.
– Úi chao! Anh định đặt may bộ đồ này ở cửa hiệu ông Knize sao? Ở Mỹ người ta chỉ mặc quần áo may sẵn thôi. Mà sao anh không thích bộ quần áo anh đang mặc? Đẹp và hợp với anh đấy chứ!
– Không xứng với một người đi theo giúp việc cho ông. Có lẽ tôi phải mua thêm một bộ vét cũng nên?
– Chúng ta đến Hollywood không phải để khiêu vũ hoặc chạy lăng xăng qua các buổi vũ hội.
– Ai mà biết được! Theo tôi đấy không phải là một việc không cần thiết đâu. Ngoài ra, xin ông biết cho là không nơi nào trái tim của các nhà triệu phú lại dễ mềm đi như tại các hộp đêm. Chính chúng ta đã có ý định đưa họ vào bẫy với các thủ thuật quen thuộc làm cho họ tin là nếu họ mua tranh của chúng ta họ sẽ trở thành những con người thuộc thế giới thượng lưu cơ mà?
Silvers nhìn tôi giận dữ.
– Đấy là một thứ bí mật thuộc nghề nghiệp! Không ai được nói thành lời cái bí quyết này. Và xin anh hãy tin tôi: có trời mà biết được các nhà triệu phú ở Hollywood tự đánh giá mình ra sao! Họ đã luôn coi mình là những người có văn hóa… Thôi, tôi sẽ tăng thêm cho anh hai mươi đô la mỗi tháng.
– Một trăm đô la, - tôi không chịu lùi.
– Anh đừng quên là anh làm việc không hợp lệ. Vì anh tôi cũng đã liều mạng ở nhiều việc…
– Bây giờ thì không còn tình trạng ấy nữa đâu. Tôi đã có giấy phép cư trú ở Mỹ. Hiện tại trong vòng ba tháng, sau đó họ sẽ tự kéo dài thời hạn cho tôi thôi.
Silvers bặm môi lại.
– Thế thì sao nào? - Ông ta hỏi.
– Bây giờ tôi có quyền được làm việc rồi, - tôi đáp.
– Anh định tìm một nơi làm khác sao?
– Đương nhiên là không. Ví như ở chỗ ông Wildenstein suốt từ sáng tới tối tôi sẽ phải lăng xăng bên những bức tranh. Ở chỗ ông tôi thích hơn.
Cuối cùng cũng đi tới thỏa thuận Silvers sẽ tăng thêm cho tôi bảy mươi lăm đô la mỗi tháng. Bây giờ tôi không còn nhắc tới bộ vét nữa.
Tôi đến nhà ông Vriesländer để trả ông ta một trăm đô la mà tôi đã vay để trả tiền cho ông luật sư.
– Xin mời ngồi, - ông Vriesländer, bàn tay thọc sâu món tiền tôi trả vào túi chiếc áo da cá sấu, - anh đã ăn cơm tối chưa?
– Chưa ạ, - tôi trả lời không cần nghĩ ngợi gì nhiều: ở nhà ông này đồ ăn thức uống tuyệt ngon.
– Thế thì ở lại đây với chúng tôi. - Ông ta nói giọng cương quyết. - Bữa tối nay có thêm năm sáu vị khách nữa. Quả là tôi cũng không biết đó là những ai. Nếu anh muốn biết xin anh cứ hỏi bà nhà tôi ấy. Anh uống chút whisky nhé?
Kể từ ngày được nhập quốc tịch Mỹ, Vriesländer không uống một thứ rượu gì khác ngoài whisky để chứng tỏ mình đã là người Mỹ một trăm phần trăm rồi. Nhưng còn khoản lời ăn tiếng nói thì có khác. Sau một thời gian cả nhà ai cũng uốn éo nói bằng tiếng Anh, thì bây giờ mọi người lại trở về với thói quen xưa cũ: người ta nói cả tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Do Thái, tiếng Hungary - tùy thích.
Khách hóa ra vẫn là những người quen cũ: Tannenbaum, bác sĩ phẫu thuật Ravic, ma đam Staël…
Bà Vriesländer xuất hiện trong bộ áo thời xa xưa với cái thắt lưng treo cao gần ngực.
– Cocktail! Vị nào muốn đây?
Tôi và Ravic xin được uống vodka.
Tôi nhận ra thêm trong số khách có hai chị em sinh đôi và nàng Carmen. Hai chị em nhà Koller nom xinh tươi như những đóa hoa anh túc. Carmen vận toàn đồ đen như để cố ý nhấn mạnh cái đẹp mang chất bi kịch của mình.
– Hai tuần nữa tôi sẽ đi Hollywood, - Tannenbaum trịnh trọng tuyên bố, mắt không rời hai chị em Koller.
– Với tư cách gì? - Ông Vriesländer hỏi.
– Với tư cách của một diễn viên. Theo ngài thì tôi còn tư cách gì khác mà tới đó nữa?
Tôi giật mình. Nhưng quả tình tôi không tin vào điều anh chàng này vừa nói. Có lúc nào mà anh ta thôi nhắc tới Hollywood đâu. Đúng là anh ta đã từng tới đó, để sắm một vai phụ, vai một người tị nạn trong một bộ phim chống phát xít.
– Lần này anh sẽ thủ vai gì? - Tôi hỏi.
– Một đội trưởng đội SS, - anh ta đáp.
– Chả lẽ anh lại sắm vai ấy được sao, khi anh là một người Do Thái? - Bà Vriesländer lên tiếng hỏi.
– Mà sao lại không, thưa bà?
– Anh vẫn mang họ Tannenbaum sao?
– Bí danh của tôi khi sắm vai là Gordon T. Crow. Chữ T là từ họ của tôi.
Mọi người đều nhìn anh ta với ánh mắt nghi ngờ. Đúng là nhiều người lưu vong vẫn sắm vai những tên Quốc xã. Các ông chủ ở Hollywood vẫn tuyển người Do Thái sắm vai bọn phát xít. Đối với họ thù hay bạn thì có quan trọng gì, trong mắt họ mọi người châu Âu đều giống nhau cả thôi.
– Người Mỹ từ chối không chịu thủ vai những tên Quốc xã, - một vị khách nhỏ thó ngồi bên dãy bàn đối diện khiêu khích nhìn Tannenbaum. - Họ sợ vai ấy làm mất danh giá của họ. Bằng mọi giá họ lúc nào cũng muốn mình là người khả ái, đáng yêu. Họ trao vai những tên Quốc xã cho người lưu vong chúng ta. Thôi cũng đành, vai gì cũng là để thoát khỏi cảnh túng đói mà thôi.
– Nghệ thuật là nghệ thuật! - Tannenbaum đỏ mặt phản bác lại. - Chả lẽ ông lại không đồng ý sắm vai Rasputin, hay vai Thành Cát Tư Hãn hay vai Ivan bạo chúa sao?
– Vai anh sắm là vai chính à, anh Tannenbaum? - Một người lên tiếng hỏi.
– Tất nhiên là không rồi, - vị khách nhỏ thó kia xen ngang xỏ xiên. - Làm sao có thể sắm vai chính được? Vai chính bao giờ cũng là một diễn viên Mỹ khả ái cặp cùng một nữ diễn viên Mỹ cũng không kém phần khả ái như anh ta. Luật là như vậy mà!
– Thôi xin đừng tranh cãi nhau nữa, - ông Vriesländer lên tiếng dàn hòa, - tốt hơn là hãy giúp đỡ lẫn nhau. Nào, hôm nay món tráng miệng thứ ba của chúng ta là món gì đây?
– Bánh ngọt nhân mận khô và bánh sôcôla.
Giống như mọi khi, tại gia đình Vriesländer người ta không chỉ chuẩn bị cho khách bữa ăn tối mà còn cả phần gói mang về nhà. Ravic không ăn suất của mình. Tannenbaum xin hai suất liền. Tôi bí mật nhét vào túi áo chị đầu bếp của gia đình hai đô la. Chị ta mang cho tôi cả một soong đầy thức ăn và một gói bánh ngọt. Hai chị em nhà Koller cũng nhận mỗi người hai suất liền. Carmen không mang gì về cả, nàng ngại bẩn tay.
Buổi tối hôm đó Natasha bận công việc chụp ảnh các kiểu áo quần mẫu. Nàng đưa tôi chìa khóa căn hộ để tôi về trước đợi nàng. Tôi lên lầu với món thịt hầm ngon tuyệt và gói bánh ngọt. Sau đó tôi lại xuống phố để mua bia.
Khi tôi mở cửa bằng chiếc chìa khóa của mình và bước vào căn phòng vắng vẻ, một thứ cảm giác hết sức kì lạ nôn nao, cồn cào trong tôi. Tôi hoàn toàn không làm cách nào nhớ nổi xưa kia tôi đã bao giờ trải qua một trạng huống như thế này chưa - tôi có cảm tưởng như lúc nào tôi cũng chỉ trở về căn buồng của mình thuê tại khách sạn hoặc đến thăm nhà của một người nào đó. Còn bây giờ tôi bỗng nhiên trở về chính ngôi nhà của mình. Vào cái thời khắc tôi đưa tay đẩy cánh cửa, toàn thân tôi bỗng gai gai nổi da gà bởi một nỗi xúc động bí ẩn. Tôi linh cảm tựa như ở một nơi nào đó rất xa, rất xa, ngôi nhà thân yêu xa xưa mà tôi đã từng sống đang vọng tới nơi đây lời kêu gọi tôi hãy trở về với nó.
Trong căn hộ rất mát mẻ. Tôi nhận ra tiếng động cơ xè xè của máy điều hòa và chiếc tủ lạnh đặt trong bếp. Có cảm tưởng như những hồn thiêng canh giữ căn hộ này đang thì thầm trò chuyện với nhau. Tôi đưa tay bật công tắc điện, rồi đặt bia vào tủ lạnh, còn soong thịt hầm tôi đặt lên bếp với ngọn lửa vặn nhỏ, để món thịt sẽ nóng hôi hổi khi Natasha trở về. Sau đó tôi lại tắt đèn rồi mở rộng các ô cửa sổ. Một luồng không khí nóng bốc lên từ đường phố trong giây lát ùa ập vào mấy gian phòng. Cái bếp ga xòe chùm tia lửa xanh lét hình quạt nom như thứ ánh sáng bí ẩn của thần linh. Tôi mở đài dò tìm làn sóng đang truyền đi bản nhạc của Debussy. Tôi ngồi trở lại ghế bành kê bên cửa sổ, mắt nhìn xuống thành phố. Lần đầu tiên tôi ngồi đợi Natasha trong căn hộ này. Trong lòng tôi mọi căng thẳng dịu lắng hết, chỉ còn lại một sự yên ổn, tĩnh lặng và tôi sung sướng lặng lẽ đeo đuổi sự yên ổn, tĩnh lặng này. Tôi còn chưa nói với Natasha tôi buộc phải rời nàng, đi theo Silvers tới California.
Natasha về sau đó gần một giờ đồng hồ.
– Anh ở đâu hở Ross? Sao anh ngồi trong bóng tối vậy?
Nàng quẳng chiếc va li nhỏ nàng luôn mang theo người vào trong phòng.
– Em bẩn quá và đang đói mềm người ra đây. Em chả biết lúc này nên bắt đầu từ việc gì trước?
– Em hãy đi tắm đi. Khi em ngồi trong bồn nước anh sẽ mang vào cho em một đĩa thịt bò hầm. Thịt đang đặt trên bếp còn nóng sôi. Thịt ăn với dưa chuột. Tráng miệng thì có bánh sôcôla.
– Anh lại đến gia đình có bà nấu bếp người Hungary tuyệt vời đấy à?
– Ừ, anh đến đấy và mang về thức ăn như con quạ tha mồi về nuôi con. Hai ba ngày tới ta không phải mua thức ăn nữa.
Natasha cởi hết áo quần. Từ trong nhà tắm bốc ra làn hơi nước nóng thoang thoảng mùi thơm nước hoa của hãng Mary Chess. Tôi mang thịt hầm vào cho nàng. Giây phút đó trên trái đất này chỉ còn lại sự thanh bình, yên ổn.
– Hôm nay em lại sắm vai một bà hoàng sao? Em có đội chiếc vương miện của cửa hàng Van Cleef và Arpels không? - Tôi hỏi trong lúc Natasha đang khoan khoái hít hà mùi thơm của món thịt hầm.
– Không. Hôm nay em sắm vai nàng Anna Karenina. Em đứng trên nhà ga chả phải ở Petersburg, cũng chả phải ở Moskva, mình quấn kín đồ lông thú và chờ đợi số phận mình sẽ được quyết định bởi anh chàng Vronsky kia. Và em đã hoảng sợ biết bao, khi xong việc bước ra đường phố, em không hề thấy một chút tuyết nào.
– Em giống Anna Karenina đấy!
– Vẫn còn giống sao?
– Lúc nào cũng giống.
Natasha cười:
– Mỗi người hình dung ra nàng theo cách của mình. Em sợ là nàng mập hơn phụ nữ bây giờ nhiều. Những quan niệm về vẻ đẹp luôn thay đổi mà. Ở thế kỉ XIX, người ta còn chưa biết tới kiểu tắm bồn như bây giờ là gì… Khi em chưa về, anh làm gì? Đọc báo à?
– Hoàn toàn ngược lại. Anh đã cố gắng không nghĩ ngợi gì về mọi tin tức trên báo cả.
– Vì sao cơ?
– Suy nghĩ mãi, suy nghĩ hoài thì cũng có gì thay đổi được đâu cơ chứ.
Nàng im lặng một lúc lâu nhìn tôi.
– Anh buồn lắm phải không Robert?
– Anh không bao giờ chịu nói thực điều này đâu. Và nói chung buồn là gì nhỉ? Đặc biệt khi con người ta đã bị tước đoạt đi chính cuộc đời của mình.
Natasha lắc đầu:
– Anh đừng giấu em, anh mong muốn điều gì cơ?
Tôi nhìn nàng sửng sốt.
– Anh mong muốn điều gì à? - Tôi nhắc lại. - Nhưng ý em muốn hỏi như thế nào?
– Trong những ngày tới ấy. Anh mong muốn gì trong những ngày sắp tới? Anh sống vì lẽ gì?
– Ra thôi em, - tôi nói, - chủ đề này không thích hợp để trao đổi trong nhà tắm. Ra khỏi bồn tắm đi em.
Natasha đứng lên.
– Nhân danh điều gì mà anh đang sống? - Nàng hỏi.
– Chả lẽ con người ta nhất thiết cần phải biết điều này sao? Hay là em biết?
– Em thì chẳng cần biết làm quái gì. Em sống bằng thứ ánh sáng phản chiếu lên người em. Còn anh lại là chuyện khác.
– Em sống bằng ánh sáng phản chiếu à?
– Đúng thế. Em làm người mẫu để người ta chụp ảnh mà. Nhưng thôi, xin anh đừng lảng tránh, hãy trả lời em đi!
– Trong những lời của em anh nhận ra những mô típ quen thuộc - một thứ suy đoán điển hình của những người tiểu thị dân. Trong thực tế ai mà biết được điều này nhỉ? Và nếu như bỗng nhiên em tìm ra cái “vì sao và để làm gì” kia, thì những câu trả lời cũng ngay lập tức trở thành điều không có thực. Anh không muốn bận tâm vì những câu hỏi muôn ngàn lần đáng nguyền rủa đó. Thế thôi.
– Mọi điều không như anh vừa nói đâu. Anh biết rất rõ anh sống để làm gì và vì sao anh sống. Có điều anh không muốn nói với em. Có thể anh không muốn trả lời ngay cả chính anh nữa. Em nghe thấy anh kêu thét lên…
– Cái gì?
– Khi anh ngủ mơ, anh kêu thét lên.
– Anh thét lên điều gì?
– Em không nhớ nổi. Em đang ngủ và giật mình choàng tỉnh vì tiếng thét của anh.
Tôi thở dài như trút được gánh nặng.
– Ai mà chẳng gặp những giấc mơ hãi hùng. Em hỏi anh sống bằng gì à, để làm gì à? Anh sống bằng tình yêu, vì tình yêu…
Nàng đang ngồi trên giường, hơi bối rối, nhưng thật hiền hậu dịu dàng.
– Đúng thế, chỉ có tình yêu là còn lại, - nàng nói.
Tôi gật đầu.
– Tình yêu bên cạnh một chiếc lò sưởi ấm áp, dưới ánh điện, trong khi bên ngoài khung cửa gió đang lồng lộng thổi, những chiếc lá vàng đang xào xạc cuốn chạy trên mặt đường… Thứ tình yêu, như em vẫn tin chắc là như vậy, không đe dọa em bởi bất kì một sự mất mát nào.
Natasha vươn vai.
– Em lại thấy đói rồi. Thịt bò hầm còn không anh?
– Còn đủ cho cả một đại đội. Em ăn ngay thịt hầm sau khi tráng miệng nhé?
– Tối hôm nay em cảm thấy mình ăn thế nào cũng ngon. Anh ở lại đây với em đêm nay chứ?
– Ừ.
– Thật tuyệt. Thế thì em sẽ không hành hạ anh bởi những câu chuyện về những ước mơ mùa thu không trọn vẹn của em nữa đâu… Em nhớ, hình như trong tủ lạnh của mình không còn bia nữa anh nhỉ?
– Không, có đấy. Anh mới mua.
– Có thể vừa ngồi trên giường vừa ăn được không anh?
– Nhất định là được rồi.
Natasha cười giòn tan.
– Em sẽ cẩn thận không để vấy bẩn lên khăn trải giường. Lúc này anh muốn làm gì nếu ví thử anh được lựa chọn?
Bóng Tối Thiên Đường Bóng Tối Thiên Đường - Erich Maria Remarque Bóng Tối Thiên Đường