You are a child of the sun, you come from the sun, and that is something true with the Earth also... your relationship with the Earth is so deep, and the Earth is in you and this is something not very difficult, much less difficult then philosophy.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Tô Hoàng
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 34
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 325 / 27
Cập nhật: 2020-04-04 20:27:58 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 21
hông ai nói thật với tôi cả, - chị Betty than thở, - cả bạn lẫn thù.
– Chị không có kẻ thù đâu, chị Betty ạ!
– Anh là một người bạn vàng của tôi. Nhưng sao mọi người không nói thật với tôi chứ? Tôi chịu đựng được mà. Còn gì khủng khiếp hơn là không biết điều gì đang thực sự xảy ra với mình.
– Người ta nói thật với chị đấy. Nhưng tại sao cứ nhất thiết phải nghĩ rằng sự thật là một điều gì tồi tệ nhất?
Chị Betty mỉm cười như một đứa trẻ.
– Để tôi còn định liệu một cách khác đi. Nếu người ta nói với tôi: “Mạng sống của chị đang bị đe dọa đấy” tôi sẽ bắt đầu đấu tranh, tôi sẽ đấu tranh trong cái khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại. Nếu không, khoảng thời gian quý báu mà ít ỏi kia sẽ trôi qua một cách vô vị nhất.
Chị Betty đã từ bệnh viện trở về nhà ba ngày trước đây. Bây giờ chị tự hành hạ mình và hành hạ bạn hữu bởi những câu hỏi không bao giờ ngớt. Chị ngồi hết giờ này qua giờ khác trong chiếc ghế bành kiểu Voltaire mà chị đã mua ở cửa hàng anh em nhà Lowy chỉ vì cái ghế bành ấy khiến chị khuây khỏa nỗi nhớ châu Âu. Quanh chị vẫn là những bức tranh đồng chạm trổ phong cảnh Berlin. Những tin tức về các vụ ném bom thành phố Berlin bây giờ bay sang đây hầu như từng ngày. Những tin tức như vậy rõ ràng đã ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của chị Betty. Khi chị còn ở bệnh viện, bác sĩ Gräfenheim đã buộc phải giấu báo chí khỏi mắt chị. Nhưng ngày hôm sau ông lại bắt gặp chị ôm chiếc radio trong tay. Lòng xót xa vì thủ đô Berlin bị phá hủy lại mâu thuẫn hoàn toàn với lòng căm thù của chị đối với chế độ Quốc xã, những kẻ đã giết hại nhiều thành viên trong gia đình chị. Vì lẽ đó, chị Betty rất ngại rằng lòng xót xa kia bị mọi người và đám bè bạn quen thuộc biết được. Đây cũng là mối mâu thuẫn trong lòng nhiều người lưu vong Đức. Tin tức về mỗi trận bom đánh phá Berlin vừa làm cho họ vui mừng, vừa khiến họ rên rỉ khổ đau. Niềm hi vọng và nỗi khiếp sợ hòa quyện, đan xen nhau trong lòng những người dân Đức lưu vong. Chị Betty là một con người vừa hừng hực như lửa, lại vừa dễ xúc động đến yếu đuối. Chị cứ như nổi trôi giữa sự xô bồ, hỗn loạn này và cảm thấy mình là một người bất hạnh. Chị thanh minh, buộc tội rồi lại thanh minh, nhưng sau đó trước mặt chị hiện lên một trong những điều mông lung nhất: nỗi sợ trước cái chết.
– Hiện nay anh sống ra sao, anh Ross? - Chị Betty hỏi.
– Tốt, rất tốt, chị ạ.
– Tôi thật mừng cho anh!
Tôi để ý thấy từ những gì tôi vừa nói, một niềm hi vọng lại như vừa bừng lên trong chị. Nếu người khác sống tốt cũng có nghĩa là chị có thể hi vọng rằng chị sẽ sống dễ chịu.
– Tôi rất vui, - chị lặp lại. - Hình như anh vừa nói anh sống rất khá phải không?
– Vâng, đúng như vậy, chị Betty ạ.
Chị sung sướng gật đầu.
– Họ giội bom vùng Olivaer Platz ở Berlin, - chị nói thấp giọng, - anh đã nghe tin này chưa?
– Họ ném bom khắp Berlin, chứ không phải chỉ một vùng thôi đâu.
– Tôi biết. Nhưng trong đó có vùng Olivaer Platz. Trước kia chúng tôi sống ở đó mà. - Chị quay đầu nhìn đảo bốn phía. - Mọi người đều giận tôi khi tôi nói điều này ra. Ôi, thành phố Berlin già nua và nhân hậu của tôi.
– Đó là một thành phố rất xấu, - tôi dè dặt phản đối, - ví như so sánh với Paris hoặc Rome. Ý tôi muốn nói về mặt kiến trúc.
– Anh nghĩ sao, liệu tôi có sống nổi tới lúc ta có thể trở về quê hương, bản quán không?
– Tất nhiên. Tại sao lại không?
– Thật đáng sợ nếu tôi không thể. Tôi chờ đợi đã quá lâu.
– Vâng đúng thế. Nhưng đến ngày ấy ở bên đó mọi thứ sẽ khác đi chứ không như ta vẫn ghi nhớ trong kí ức đâu. - Tôi nói.
– Nhưng vẫn còn lại cái gì đó như cũ. Không phải mọi người Đức đều là bọn Quốc xã cả.
– Đúng vậy, - tôi nói và đứng lên. Tôi không thể chịu đựng hơn nữa những cuộc trò chuyện như thế này. - Chúng ta còn kịp thảo luận về đề tài này vào một dịp khác chị ạ.
Tôi rời khỏi nhà chị Betty với bác sĩ Gräfenheim. Ông ta mới đến New York, làm trợ lí tại bệnh viện. Ông sống ở đây nhưng không được phép hành nghề riêng. Bệnh viện cấp cho ông sáu mươi đô la một tháng, nơi ở và đồ ăn không mất tiền.
Buổi chiều ấm nhưng không ngột ngạt như mọi khi.
– Điều gì xảy ra với chị Betty thế, thưa ông? - Tôi hỏi. - Hay là ông không muốn nói?
– Anh hãy hỏi anh Ravic.
– Nhưng anh Ravic lại khuyên tôi nên hỏi ông.
Gräfenheim im lặng, vẻ lưỡng lự.
– Người ta đã mổ chị ấy, sau lại khâu lại. Điều đó có đúng không, thưa ông? - Tôi hỏi.
Gräfenheim không trả lời.
– Trước kia chị đã từng bị mổ phải không ạ?
– Đúng vậy, - ông ta nói.
Tôi không muốn hỏi thêm nữa.
– Thật tội nghiệp cho chị ấy! - Tôi nói. - Liệu có thể kéo dài được bao lâu hở ông?
– Không một ai biết rõ điều này cả. Đôi khi bệnh phát triển rất nhanh, đôi khi lại chậm.
– Một căn hộ! - Tôi hét lên. - Ánh sáng! Đồ đạc! Giường nệm! Một người đàn bà! Bếp điện để rán thịt! Một cốc vodka! Trong tất cả những thứ này có thể tìm ra mặt sáng sủa của nó, cái mặt nằm ngay trong cuộc đời bất hạnh mà ta đã có được. Trong cái cuộc đời ấy chẳng có gì có thể trở thành thói quen được. Thật tuyệt làm sao! Ta hưởng khoái lạc của mọi điều tựa như lần này là lần đầu tiên trong đời. Tất cả thấm vào tận xương tủy ta. Không phải là chỉ chạm qua mà là ngấm tận xương tủy, ngấm tận thần kinh, mạch máu, dâng lên đến não bộ của ta. Nào cho anh nhìn em tí, Natasha! Anh mê mẩn, thậm chí tôn sùng em cũng vì em luôn ở bên anh. Vì chúng ta cùng sống trong một thời đại. Còn sau đó là vì tất cả những gì còn lại. Anh, một gã Robinson đang đi tìm thằng Thứ Sáu của mình. Những dấu vết trên cát. Những dấu chân. Em đối với anh là con người đầu tiên trên Trái Đất. Cứ mỗi lần gặp em anh lại cảm nhận ra điều này một lần nữa. Đấy, ở đâu là cái mặt sáng sủa trong cuộc đời muôn vàn lần đáng nguyền rủa của anh?
– Anh uống nhiều lắm, phải không? - Natasha hỏi tôi.
– Không một giọt. Anh không uống chút nào cả, ngoài cà phê và nỗi u buồn.
– Anh buồn lắm sao?
– Trong hoàn cảnh hiện nay của anh cũng chỉ buồn một lúc thôi. Rồi sau đó bỗng quay ngoắt tất cả, tựa như trong một giấc mơ. Và lúc bấy giờ nỗi buồn chỉ còn là cái nền để tôn thêm cho một cuộc đời quá đầy đủ mà thôi. Cái buồn lặn xuống dưới đáy, còn cuộc đời thì nổi lên bề mặt, giống như nước trong vò, hũ khi người ta bỏ những viên đá vào. Như vậy là những gì anh nói hoàn toàn không phải là sự thật đâu. Anh chỉ mong cho chúng trở thành sự thật thôi. Nhưng dẫu sao trong đó cũng có một phần sự thật. Nếu không như vậy thì cuộc sống sẽ mòn mỏi đi như miếng nhung trong hộp dao cạo.
– Em mừng vì anh không buồn nữa, - Natasha nói. - Nguyên do của nỗi buồn em không quan tâm. Những gì tạo ra nguyên cớ ấy tự thân chúng là những điều đáng ngờ rồi.
– Thế cả những biểu lộ tình yêu của anh đối với em cũng đáng ngờ sao?
Natasha cười rũ:
– Đây mới là thứ nguy hiểm đây. Những ai có thiên hướng tôn thờ những tình cảm cao cả thông thường biết lừa dối cả bản thân mình lẫn những người khác.
Tôi sửng sốt nhìn nàng:
– Vì sao em lại nói như vậy?
– Em nói thế thôi.
– Em nghĩ như vậy thực sao?
– Mà sao lại không? Chả lẽ anh không phải là chàng Robinson à? Một chàng Robinson cứ tự thuyết phục mình mãi là trên cát có những dấu chân lạ đấy thôi?
Tôi không đáp. Những lời nói của nàng chạm vào tự ái của tôi mạnh hơn tôi tưởng nhiều. Thế mà tôi đã nghĩ rằng tôi tìm ra mảnh đất cứng để đặt chân rồi, hóa ra đấy chỉ là một thứ bãi bồi mà ngay từ bước đầu tiên tôi vẫn có thể bị lún chìm nghỉm. Chả lẽ tôi đã cố ý phóng đại lên sự vững chắc trong mối quan hệ giữa hai chúng tôi? Tôi muốn tự an ủi mình sao?
– Anh không biết nữa, Natasha, - tôi đáp, cố gắng thoát ra khỏi những ý nghĩ nặng nề. - Anh chỉ biết một điều: cho đến nay anh chưa hề tạo được bất cứ thói quen nào. Người ta nói rằng nên coi những nỗi bất hạnh đã nếm trải như những cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Anh không tin vào kiến giải này. Mà nói thật ra thì tin ở điểm gì cơ chứ?
– Đúng, bám vào đâu để tin được nhỉ? - Nàng hỏi lại.
Tôi cười:
– Vào thứ vodka đang sóng sánh trong chiếc cốc của anh đây, vào miếng thịt trên bếp, và anh hi vọng vào hai chúng ta nữa… Dẫu sao thì anh vẫn tôn thờ em, cho dù em nhìn thấy ở đó một mối hiểm họa. Tôn thờ cũng là một niềm vui càng nảy nở sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
– Điều ấy thì đúng thôi. Mà cũng không cần bằng cớ đâu. Những điều như vậy chỉ có thể cảm nhận mà thôi.
– Cũng có thể như vậy. Và càng bắt đầu nhận ra sớm thì càng tốt.
– Thế chúng ta sẽ bắt đầu cảm nhận từ đâu đây?
– Cứ cho là từ căn phòng này đi! Từ những ngọn đèn kia, từ chiếc giường này! Cho dù những vật ấy không thuộc về chúng ta. Cái gì, suy cho cùng, thuộc về con người? Và quyền sở hữu ấy kéo dài bao lâu? Mọi thứ đều gắn bó với nhau và đều là thứ đánh cắp của cuộc đời rồi sẽ lại được đánh cắp một lần nữa.
Natasha quay ngoắt lại:
– Và chúng ta cũng đánh cắp cả chính mình nữa?
– Đúng vậy.
– Trong hoàn cảnh như vậy sao con người ta không thất vọng và không tương một viên đạn vào đầu cho xong?
– Việc ấy không bao giờ muộn cả. Ngoài ra còn có những phương cách khác nhẹ nhàng hơn.
– Em đoán được anh định nói gì rồi.
Natasha đi xung quanh bàn.
– Theo em ta nên tổ chức ăn mừng…
– Ăn mừng gì?
– Ăn mừng người ta đã cho phép anh ở nước Mỹ thêm ba tháng nữa.
– Em nói đúng.
– Thế anh sẽ làm gì nếu giả như người ta không gia hạn cho anh như vậy?
– Sẽ cố để được xuất cảnh sang Mexico.
– Tại sao lại là Mexico?
– Ở bên ấy chính phủ nhân đạo hơn. Họ cho phép nhập cảnh ngay cả dân tị nạn từ Tây Ban Nha.
– Cả những người cộng sản à?
– Miễn là những thằng người. Với Hitler thì hai chữ “cộng sản” hiểu thế nào cũng được. Hễ ai chống Hitler, thằng cha này đều coi là cộng sản ráo. Bất cứ tên độc tài nào cũng đều bắt đầu sự nghiệp công danh của mình bằng cách phá vỡ hết mọi khái niệm.
– Thôi chúng ta nói chuyện chính trị như thế là đủ rồi. Liệu sang Mexico rồi anh có muốn trở về Mỹ không?
– Nếu có thứ giấy tờ đủ quyền hạn. Và thêm điều này nữa, nếu người ta không tống cổ anh khỏi nơi đây. Nào, cuộc tra hỏi hôm nay đã kết thúc chưa đây?
– Chưa đâu. Tại sao người ta lại cho anh ở lại đây?
– Ôi, đây là cả một câu chuyện rối rắm. Nếu giả như Mỹ không tuyên chiến với Đức, có lẽ người ta không cho anh đặt chân lên đây đâu. Có thể rút ra kết luận là tình thế càng xấu lối thoát càng tốt. Cái bi luôn luôn đi liền cái hài mà. Nếu không như vậy biết bao người có số phận như anh đã chết rục từ lâu rồi.
Natasha đến ngồi cạnh tôi.
– Cuộc đời của anh chả dễ gì mà hiểu cho nổi.
– Thật đáng tiếc.
– Nhưng chính vì vậy anh lại tự hào với cuộc sống ấy.
Tôi lắc đầu.
– Không, Natasha ạ. Anh chỉ giả vờ làm ra vẻ tự hào thôi.
– Và anh đóng kịch thật giỏi.
– Cũng như anh Kahn thôi. Có phải thế không em? Có những kẻ lưu vong tích cực và những kẻ lưu vong thụ động. Anh và anh Kahn cố làm ra vẻ tích cực. Giống như bọn anh đã xử sự khi còn ở bên Pháp. Một tình thế bắt buộc mà! Đáng lí ra phải than khóc cho số phận của mình thì bọn anh lại sửa chữa sự sai trái của số phận bằng những cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Và những cuộc phiêu lưu mạo hiểm ấy ở bọn anh mang đầy sự thất vọng, chán chường.
Khi trời đã quá khuya, tôi và Natasha quyết định rời khỏi nhà đi xuống đường phố. Bầu trời đêm đầy sao. Gió lang thang đâu đó phía trên đầu chúng tôi, phía trên những mái nhà không cao lắm ở phố 55 và 56.
– Chả bao lâu nữa mùa thu sẽ tới. - Natasha nói.
– Thật may!
– Làm sao lại may? Không cần phải giục giã thời giờ đâu anh!
Tôi cười.
– Em nói hệt như một bà lão tám mươi.
– Đừng nên hối thúc thời gian. Thế mà anh lại như đang xua đuổi thời giờ qua đi cho mau hơn.
– Anh sẽ không làm như vậy nữa! - Tôi hứa với nàng mà không nhận ra mình vừa nói dối.
– Anh đi đâu mà vội vã thế? Anh có muốn quay trở về nhà không?
– Nghe anh nói, Natasha! Anh còn chưa quen thuộc khu vực này. Lẽ nào anh lại muốn quay trở về?
– Em cũng chỉ nghĩ như thế thôi. Cũng không nghĩ tới điều gì khác đâu.
Tôi lắc đầu.
– Anh không đoán nổi ngày mai sẽ ra sao… Mùa thu sắp tới, sau đó là mùa đông, còn sau đó nữa là mùa hè và rồi lại tới mùa thu, còn chúng ta thì vẫn cười vui như cũ, sẽ ở bên nhau như cũ, phải không em?
Natasha áp sát vào người tôi.
– Đừng bỏ em, anh nhé! Em không thể sống một mình đâu. Em không phải là một nữ anh hùng. Tính cách của em tuyệt nhiên không phải là tính cách anh hùng.
– Anh đã gặp trong sử sách của nước anh cả triệu triệu những người đàn bà có tính cách anh hùng rồi. Đấy là đặc điểm dân tộc của họ. Có điều ở những người đàn bà này, cái chất anh hùng kia lại thay thế cho sức quyến rũ nữ tính. Thật muốn lộn mửa vì bọn họ. Thôi, nỉ non như thế với nhau đủ rồi. Anh và em hãy tận hưởng đêm đầu tiên của cái mùa hè muộn này.
Chúng tôi đi ngược lên tới Đại lộ số Năm, bỏ qua khách sạn Sherry-Netherland, tới Công viên Trung tâm. Mặc dù ngoài phố đầy ắp âm thanh, chúng tôi vẫn nhận ra tiếng sư tử gầm. Chúng tôi dừng lại bên quán Vieille Russie để ngắm những bức tranh thánh và những quả trứng mã não phủ vàng do Fabergé ngày xưa đã tạo ra cho những dòng họ Sa hoàng. Những người Nga lưu vong cho đến bây giờ vẫn bán những quả trứng như vậy ở đây.
– Ở đấy mùa thu đã đến, - Natasha nói, tay chỉ về phía Công viên Trung tâm. - Thôi ta quay lại, tới cửa hàng Van Cleef và Arpels đi anh.
Chúng tôi chậm rãi thả bước qua những quầy kính phía bên trong trưng bày các mốt áo quần mùa thu.
– Đối với em, tất cả những thứ áo quần kia đã thuộc về một thời kì xa xưa. - Natasha nói. - Những mẫu áo quần này chúng em đã mặc để chụp ảnh ngay từ dạo tháng sáu. Em luôn luôn phải sống trước thời gian. Ngày mai chúng em đã phải mặc đồ lông rồi. Có lẽ chính vì vậy em cảm thấy thời gian trôi đi quá nhanh. Mọi người đều vui mừng vì mùa hè, còn trong máu em đã trôi chảy mùa thu rồi.
Tôi dừng lại và hôn nàng.
– Điều kì lạ nhất là những gì em và anh đang nói với nhau, - nàng thốt lên, - hệt như lời các nhân vật của Turgenev hay của Flaubert! Những con người của thế kỉ XIX! Bây giờ trong máu của em đang là mùa đông đấy chứ: nào là những chiếc lò sưởi, nào là những tấm áo lông… Em là nhà ga cho những con tàu thời gian lăn bánh. Thế trong máu anh đang là mùa gì?
– Trong máu anh ấy à? Chính anh cũng không hay biết nữa… Có lẽ trong đó là kí ức về những điều càn bậy, những sự hủy diệt. Anh hoàn toàn chưa quen mùa thu và mùa đông ở nước Mỹ. Anh còn chưa rõ những ngôi nhà chọc trời kia vào những ngày mùa đông nom giống cái gì.
Chúng tôi đã tới phố 42. Bây giờ chúng tôi lại quay trở về nơi ở của mình ở Đại lộ số Hai.
– Thế nào, đêm nay anh có ở lại với em không?
– Có thể được như vậy sao?
– Đương nhiên rồi. Ở đấy anh đã có sẵn bàn chải đánh răng và khăn trải giường. Pyjama thì cũng không nhất thiết phải có làm gì, còn dao cạo râu thì em sẽ đưa cho anh. Đêm hôm nay em hoàn toàn không muốn ngủ một mình. Trời sẽ nổi gió. Nếu gió làm em thức giấc, em muốn có anh bên cạnh và an ủi em. Em muốn mọi điều như ý em, em muốn anh an ủi em và rồi hai chúng ta sẽ thiếp ngủ trong cảm giác mùa thu đang xích lại gần, em muốn quên mùa thu đi để rồi lại hối tiếc khi nhớ lại nó.
– Anh sẽ ở lại với em.
– Thế thì hay quá. Chúng ta sẽ nằm xuống giường, áp sát vào nhau. Chúng ta sẽ nhận ra nhau trong tấm gương phía đối diện và rồi cùng nhau lắng nghe tiếng gió thổi ù ù bên ngoài cửa sổ. Khi nào gió thổi mạnh hơn, trong mắt em và anh sẽ thoáng qua vẻ lo sợ, những đôi mắt ấy sẽ thẫm đen lại. Anh sẽ ôm em chặt hơn và sẽ kể cho em nghe về xứ Florence, về thành phố Paris và Venice, về tất cả các thành phố khác mà em và anh chưa bao giờ qua cùng với nhau.
– Anh chưa bao giờ tới Florence cũng như Venice.
– Chả sao cả, anh vẫn có thể kể cho em nghe tựa như anh đã từng tới nơi đó. Có lẽ em sẽ khóc òa lên và khi đó chắc nom em sẽ xấu xí đến phát khiếp đi được. Khi em khóc em hoàn toàn không đẹp chút nào đâu. Nhưng anh phải tha thứ cho em nhé, tha thứ cho cả cái tính đa sầu, đa cảm của em nữa, anh nhé?
– Tất nhiên rồi.
– Khi đó anh hãy đến bên em và hãy nói, anh sẽ mãi mãi yêu em và không bao giờ chúng ta sẽ già đi cả.
Bóng Tối Thiên Đường Bóng Tối Thiên Đường - Erich Maria Remarque Bóng Tối Thiên Đường