If you truly get in touch with a piece of carrot, you get in touch with the soil, the rain, the sunshine. You get in touch with Mother Earth and eating in such a way, you feel in touch with true life, your roots, and that is meditation. If we chew every morsel of our food in that way we become grateful and when you are grateful, you are happy.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Tri Thức Việt
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 68
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1824 / 84
Cập nhật: 2016-07-02 09:28:27 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7: Luôn Vững Niềm Tin, Trong Nghịch Cảnh Vẫn Nghĩ Tới Chuyện Làm Giàu - Giữ Vững Niềm Tin, Khổ Nạn Cũng Là Một Nguồn Của Cải
rong lịch sử lưu lạc đầy gian nan, đau khổ của dân tộc, người Do Thái đã phải nhiều lần đối mặt với nguy cơ “vong quốc diệt chủng”. Nhưng cũng chính hoàn cảnh sống đó đã rèn luyện cho họ một ý chí ngoan cường và một niềm tin kiên vững. Cuộc sống càng nhiều hiểm nguy, thử thách, họ càng có ý chí bền bỉ và tinh thần tiến thủ.
Ý chí ngoan cường bền bĩ cùng với tinh thần tiến thủ, không ngừng vươn lên trong nghịch cảnh của người Do Thái, trở thành một nền tảng rất tốt cho các thương nhân Do Thái khi bước vào kinh tế thị trường, giúp họ luôn chiếm được thế thượng phong trên vũ đài kinh tế thế giới.
Người Do Thái thậm chí còn biến nghịch cảnh thành một cơ hội làm ăn. Câu chuyện dưới đây sẽ chứng minh điều này.
Theo giới luật của người Do Thái, Sabbath là ngày nghỉ ngơi tuyệt đối, mọi người không được làm những công việc nặng nhọc thường ngày. Nhưng vì muốn kiếm thêm chút tiền, có những cửa hàng đã không màng đến giới luật, tiếp tục kinh doanh trong ngày đó. Đây là một hành động xúc phạm đến lời dạy của Thiên Chúa và tổ tiên, đương nhiên phải chịu sự trách mắng của Giáo sĩ.
Có một ông chủ khi bị Giáo sĩ trách mắng lại tỏ ra hết sức vui vẻ, còn móc túi tặng cho vị Giáo sĩ đó một số tiền lớn. Vị Giáo sĩ dường như cũng hiểu ra, nên vui vẻ nhận lấy túi tiền.
Đến ngày Sabbath tuần sau, lời chỉ trích của vị Giáo sĩ đối với ông chủ cửa tiệm kinh doanh đã không còn gay gắt như trước. Có lẽ vì ông muốn được chủ cửa hàng tặng nhiều tiền hơn một chút.
Nhưng kết quả đã không như dự tính, ông không hề nhận được xu nào từ tay ông chủ cửa hàng.
Sau một hồi do dự, vị Giáo sĩ đã thu hết dũng khí, tìm đến nhà của ông chủ cửa hàng kia, hỏi ông ta tại sao lại hành xử như vậy.
“Rất đơn giản! Khi ngài nghiêm khắc khiển trách tôi, các đối thủ cạnh tranh khác cũng cảm thấy sợ hãi. Vì vậy, vào ngày Sabbath chỉ có mình tôi dám mở cửa hàng, buôn bán rất đắt. Nhưng lần này ngài lại quá khách khí với tôi, e rằng tuần tới mọi người đều sẽ mở cửa bán hàng vào ngày Sabbath, tôi làm gì còn cơ hội bán được nhiều hàng nữa chứ?”
Loại bỏ được tất cả đối thủ cạnh tranh, lũng đoạn thị trường, từ xưa đến nay vẫn là giấc mơ của các thương nhân.
Nói thẳng ra, cạnh tranh giữa các thương nhân chính là sự cạnh tranh về khả năng lũng đoạn thị trường.
Trong cách nhìn của người Do Thái, thời điểm lũng đoạn có lợi nhất là khi mọi người đều ở vào thế không muốn hoặc không dám hành động vì bị hạn chế bởi những thành kiến phi lý hoặc e sợ mạo hiểm. Vào thời điểm đó, hiệu suất thu hồi vốn sẽ ở mức rất cao, trong khi lại không cần phải bỏ ra nguồn vốn quá lớn để duy trì sự độc quyền. Cái mà ông chủ cửa hàng trong câu chuyện kể trên mong muốn chính là điều kiện thuận lợi này. Ông ta tặng cho vị Giáo sĩ một số tiền lớn, chẳng qua chỉ là một phần rất nhỏ trong số lợi nhuận mà ông ta kiếm được vào ngày Sabbath mà thôi. So với việc phải tung ra nhiều chiêu thức để thu hút khách hàng như quảng cáo, tặng quà, giảm giá (mà hiệu quả không hẳn đã được như ý) thì số tiền ấy chẳng đáng là gì, hơn nữa ông ta còn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.
Thương nhân Do Thái luôn có khả năng vượt qua sự ràng buộc của thành kiến và quy củ, nhanh chóng nắm được những lĩnh vực và ngành nghề mới. Ví dụ, khi ngành giải trí (âm nhạc, điện ảnh, thời trang, v.v) còn bị rất nhiều tổ chức xã hội và tôn giáo xem là “lỗi đạo”, thương nhân Do Thái đã mạnh dạn tiến công vào lĩnh vực này. Khi giới mỹ thuật hãy còn miệt mài với ý nghĩ bảo tồn niềm hứng thú và giá trị của mỹ học, thì các cửa hàng mỹ thuật Do Thái đã làm chủ được thị trường mỹ thuật thế giới nằm trên đại lộ 57 của thành phố New York. Tương tự, trong khi các luật sư khác, đặc biệt là những luật sư làm việc tại các văn phòng của phố Wall vẫn còn trề môi khinh bĩ đối với những vụ tố tụng có liên quan đến thương hại thân thể, gọi những luật sư tiếp nhận các hồ sơ kiểu này là “người theo đuổi xe cứu thương”, thì các luật sư Do Thái đã xem đó là lãnh địa để kiếm tiền.
Bí Quyết Kinh Doanh Của Người Do Thái Bí Quyết Kinh Doanh Của Người Do Thái - Tri Thức Việt Bí Quyết Kinh Doanh Của Người Do Thái