Trên mỗi ngọn núi đều có những lối đi mà khi đứng dưới thung lũng, bạn không thể nhìn thấy được.

James Rogers

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Kidnapped
Dịch giả: Đỗ Minh Đạo
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Hiep Manh Nguyen
Số chương: 31
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 410 / 19
Cập nhật: 2019-12-06 08:59:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 14 - Hòn Đảo Trơ Trọi
hút đặt chân lên đất liền là lúc bắt đầu thời kỳ trầm trọng nhất trong cuộc phiêu lưu của tôi. Lúc đó có lẽ đã nửa đêm và mặc dù gió đã bị bờ biển dựng đứng ở gần đó làm yếu đi nhưng vẫn còn rất lạnh. Tôi không dám ngồi xuống vì sợ chết cóng, mà chỉ tháo đôi giầy ướt sũng ra và đi chân không đi đi, lại lại trên bờ biển. Mệt như chết, tôi luôn phải xoa tay vào ngực cho ấm lên. Không nghe thấy một tiếng động gì của người hay súc vật, chỉ có tiếng sóng biển ở xa xa nhắc tôi nhớ đến mối hiếm nguy đã vượt qua và nỗi nguy biến bạn tôi đang mắc phải. Trong những giờ đầu tiên đó, trên một vùng chết chóc và ảm đạm trong lòng tôi tràn ngập một nỗi sợ không cắt nghĩa được.
Ngay khi trời bắt đầu sáng, tôi đi giầy vào và trèo lên ngọn đồi gần nhất. Đó là lần leo núi khó khăn nhất mà tôi đã trải qua. Tôi luôn luôn phải bò qua những khối đá hoa cương hoặc nhảy từ tảng nọ qua tảng kia. Khi tôi lên đến đỉnh đồi thì trời đã sáng. Con tàu buồm chắc bị sóng vùi đập, nước đã tràn vào, không còn thấy ở đâu nữa. Tôi cũng không thấy chiếc xuồng, chỉ có một cánh buồm độc nhất nhô trên biển và trong tầm mắt của tôi, không thấy một ngôi nhà hoặc một sinh vật nào.
Ý nghĩ về những người trên tàu làm tôi lo lắng. Nhìn các phong cảnh hoang vu, trơ trọi này tôi thấy sợ hãi. Ngoài ra, quần áo ướt hết và tôi đã kiệt sức, rồi thì cái dạ dày kêu đói và bắt đầu đau. Tôi chưa chịu đủ bất hạnh sao? Với hy vọng tìm thấy một ngôi nhà trong đó tôi có thể sưởi ấm và có thể biết chút ít về những người mất tích, tôi đi bộ dọc theo bờ biển về hướng đông. Nếu không tìm thấy một cái gì đó thì ít nhất mặt trời cũng làm khô quần áo tôi.
Chỉ một lúc sau một lạch nước hay một cánh tay của biển vẫn thường ăn sâu vào đất liền đã cản trở con đường của tôi. Vì không thấy khả năng có thể vượt qua, tôi bắt buộc phải đổi hướng, tiếp tục đi dọc bờ nước tới khi nào vượt qua được. Đường đi vẫn rất khó. Thực tế không chỉ đảo Earraid mà cả vùng bao quanh đáo Mull, được gọi là con ngựa, đều là những khối đá hoa cương và đá vụn, giữa các tảng đá là thạch thảo. Đầu tiên, đúng như tôi mong đợi, dòng nước thu hẹp lại, nhưng sau đó lại rộng ra một cách không ngờ. Khi nhận ra điều này, tôi gãi đầu nghĩ ngợi nhưng không hiểu thực chất là thế nào, mãi khi tới đỉnh một gò đất, tôi mới biết mình đã đặt chân lên một hòn đảo nhỏ hoang vu, bị biển bao vây bốn phía.
Mặt trời không thấy đâu, thay vào đó là mưa và sương mù dày đặc bao quanh tôi. Tôi ở trong một hoàn cảnh vô vọng.
Tôi đứng run rẩy trong mưa và suy nghĩ nên làm gì cho đến khi chợt nghĩ là tôi có thể lội qua dòng nước. Tôi quay lại chỗ nước hẹp nhất, lội xuống nhưng chỉ cách bờ ba bước tôi đã bị hẫng chân, lổm ngổm vùng vẫy dưới dòng nước sâu. Người ta còn được nhìn thấy tôi bây giờ thì chẳng phải vì sự thông minh của tôi mà là do ý trời. Cũng không thể ướt hơn được, nhưng sau nỗi hẩm hiu đó tôi càng thấy rét cóng hơn. Và sau cái hy vọng lần nữa không thành đó tôi càng thấy bất hạnh hơn trước.
Chợt tôi nhớ đến cái cột buồm đã vớ được khi con tàu mắc cạn và đã đưa tôi qua sóng gió. Khúc gỗ ấy sẽ giúp tôi bơi qua dòng nước nhỏ này. Không ngần ngại và với một quyết tâm mới, tôi lại đi, lại chèo qua gò đất để lấy cái cột buồm phụ. Lúc đó tôi đã là kẻ bộ hành kiệt sức và nếu hy vọng sẽ được cứu thoát không giữ tôi đứng vững, có lẽ tôi đã gục ngã và đầu hàng. Không biết do những ngụm nước biển uống phải hay bị sốt mà tôi thấy khát vô cùng, tôi phải dừng lại và uống thứ nước sực mùi bùn trong các kẽ đất.
Cuối cùng tôi cũng tới được bờ biển trong tình trạng chết nhiều hơn sống và rất sợ sệt khi nhìn thấy hình như cái cột buồm ở xa mép nước hơn là tôi tưởng. Lần thứ ba tôi lội xuống nước. Bờ biển dưới chân tôi mịn và cứng và thoai thoải nên tôi đã lội được một đoạn dài trước khi nước ngập đến cổ và bị những tia nước bắn vào mặt, bây giờ đất lại biến mất dưới chân và tôi không dám đi tiếp. Cái cột buồm chao đi, chao lại trên sóng cách tôi chừng hai trăm foot.
Cho đến lần thất vọng trước đó, tôi còn khá can đảm. Còn bây giờ, khi quay vào bờ, tôi đã nằm vật xuống đất và khóc.
Ngay cả bây giờ nhớ lại thời gian ở trên đảo vẫn còn làm tôi sợ đến mức tôi không muốn nhắc tới nữa. Trong các chuyện tôi đọc được về những người mắc cạn thì, hoặc trong túi họ có đầy đủ đồ nghề, hoặc là những cái hòm có những dụng cụ như vậy cũng trôi dạt vào bờ, mà hình như vậy mới đúng. Trường hợp của tôi thì khác hẳn. Tôi chỉ có một ít tiền và cái khuy bạc của Alan ở trong túi. Và vì lớn lên ở đất liền, tôi không biết và không có một loại dụng cụ hỗ trợ nào.
Tất nhiên tôi biết người ta có thể ăn trai và tôi cũng tìm thấy nhiều loại được gọi là trai đĩa, nhưng lúc đầu tôi không thể bắt chúng vì không đủ khéo léo. Ngoài ra còn có loại nhỏ hơn mà người ta gọi là ốc tim, tôi cho rằng tên gọi đúng của nó là ốc ven bờ. Đó là bữa ăn của tôi, và mặc dù ăn sống và lạnh, tôi vẫn cảm thấy ngon miệng.
Có lẽ vào mùa này không thể ăn chúng cũng có thể do nước biển ở đây không tốt lắm, vì vừa ăn xong bữa ốc tôi đã thấy khó chịu và phải nôn ra hết. Tôi nằm, chết nhiều hơn sống một lúc lâu trên bãi biển. Lần ăn thứ hai với cùng loại thực phẩm – vì không có gì khác, thì khá hơn, mang lại cho tôi chút sinh lực. Suốt thời gian trên đảo tôi không có gì khác để ăn ngoài những thứ này. Thỉnh thoảng mọi việc trôi chảy, lần khác thì lại khó chịu, nhưng tôi vẫn không xác định được loại nào tôi ăn không hợp.
Mưa rơi suốt ngày, mặt đất ướt át, không tìm đâu được một chỗ khô ráo. Buổi tối, khi chui vào giữa hai khối đá lớn hơi nhô ra – chúng tạo một thứ như mái nhà cho tôi – hai chân tôi ngập trong bùn lầy.
Ngày thứ hai tôi đi về mọi phía khắp đảo. Nhưng khắp nơi đều cùng một loại, tôi không thấy chỗ nào khác cả. Khắp nơi đều hoang vu, đầy sỏi đá. Không thấy một sinh vật nào trừ một vài con chim hoang. Nhưng tôi không có khả năng giết chúng, cũng như với chim hải âu làm tổ từng bầy trên vách đá trông ra biển. Dòng nước hoặc cái rạch ngăn cách đảo với phần đất liền gọi là ngựa mở rộng về phía bắc thành một cái vịnh, và vịnh này đổ vào biển Iona Sund. Tôi đã tìm được một chỗ trú chân ở gần địa điểm này. Tuy nhiên, khi nghĩ đến nơi trú chân trên cái mảnh đất thảm hại này, nước mắt tôi đã trào ra.
Nhưng tôi có những lý do chính đáng cho sự lựa chọn này. Ở đây có một túp lều, không lớn hơn cái chuồng lợn, có lẽ những người đánh cá đã ngủ ở đây khi họ hành nghề. Tuy nhiên vì cái mái bằng rong đã hỏng hoàn toàn nên cái lều chẳng có ích gì cho tôi, nó che chở cho tôi ít hơn hai tảng đá kia. Điều quan trọng là có rất nhiều trai đĩa trong lều. Trong lúc thủy triều xuống tôi thu nhặt được một lượng lớn. Điều đó rất dễ chịu. Nhưng tôi còn có lý do khác, sâu sắc hơn cho sự lựa chọn này. Tôi không thể quen với sự cô độc đáng sợ trên đảo, mà như con thú cùng đường luôn luôn ngó về bốn phía, luôn luôn vừa sợ sệt, vừa hy vọng là có một sinh vật xuất hiện. Từ những ngọn đồi trên vịnh tôi có thể nhận ra mái nhà thờ lớn, cũ kỹ và các mái nhà ở Iona. Ở phía bên kia vịnh, vào buổi sáng sớm và chiều tối tôi nhìn thấy khói bay lên trên ống khói của một ngôi nhà trong thung lũng.
Với thần kinh đã tê liệt một nửa, mỗi khi bị ướt đẫm và rét buốt, tôi thường ngắm luồng khói này, tưởng tượng ra một lò than và những con người ngồi xung quanh cho đến lúc đau nhói trong lòng. Những mái nhà ở Iona cũng gây tác động tương tự. Nhưng việc nhìn thấy nơi ở của con người – mặc dù qua đó nỗi đau càng tăng thêm – đã giữ cho tôi hy vọng được cứu thoát, giúp tôi nuốt trôi những con trai sống mà tôi rất kinh tởm, giữ cho tôi đứng vững trước nỗi sợ hãi mỗi khi trong cơn mưa xối xả tôi chỉ nhìn thấy quanh mình vách đá chết chóc, những con chim nước và mặt biển lạnh lẽo. Việc đó đã giúp tôi đứng vững vì tôi không thể tưởng được là tôi phải chết ở đây, ngay bên bờ biển quê hương, nơi có thể nhìn thấy tháp của nhà thờ và khói tỏa là nơi ở của con người. Ngày thứ hai qua đi, và mặc dù luôn tìm kiếm những thuyền đánh cá trong vịnh, và những con người có thể di động trên các ngọn đồi con ngựa, nhưng tôi không thấy gì cả.
Trời vẫn mưa hoài. Tôi vẫn nằm ngủ trong lúc ướt đẫm như tối hôm trước. Cổ tôi rất đau, chỉ có điều an ủi là tôi đã có thể chúc các hàng xóm ở Iona ngủ ngon.
Carl II đã có lần nói rằng ở khí hậu Anh, con người có thể sống thường xuyên ngoài trời lâu hơn ở bất cứ nước nào. Một câu nói như vậy chỉ có thể từ miệng một ông vua thôi, vì ngay sau khi ở ngoài trời về, ông ta sẽ được chăm sóc chu đáo trong cung điện, có quần áo khô, ấm để thay. Chắc lần trốn khỏi Worcester, nhà vua cũng có nhiều may mắn hơn tôi trên hòn đảo trơ trọi này. Lúc đó là giữa mùa hè nhưng trời đã mưa liên tục hơn hai mươi từ giờ qua và chỉ vào chiều thứ ba trời mới hửng nắng.
Đó là một ngày đầy sự kiện. Buổi sáng tôi nhìn thấy một con hươu, một con hoẵng đực với bộ sừng đồ sộ đứng trong mưa ở điểm cao nhất trên đảo. Nhưng vừa nhìn thấy tôi dưới tảng đá, nó đã từ từ đi khỏi và chuyển chỗ sang phía bên kia đảo. Tôi cho rằng nó đã bơi qua vịnh Sund, mặc dù tôi không thể tưởng tượng được cái gì đã thúc đẩy một cơ thể sống đến hòn đảo Earaid trơ trọi này.
Một lúc sau đó, khi nhảy qua những vũng nước đọng để nhặt trai, tôi bỗng sững lại bởi vì ngay trước mắt tôi một cục vàng đã rơi từ vách đá xuống biển. Khi đám thủy thủ trả lại tiền cho tôi, chúng không chỉ giữ lại một phần ba số tiền của tôi mà cả cái túi bằng da của cha tôi. Vì thế mà từ một vài hôm nay tôi buộc số tiền và cái cúc bạc trong túi. Bây giờ tôi đoán ra cái túi chắc có một lỗ thủng và thò tay vào túi ngay. Nhưng điều đó chỉ có nghĩa là mất bò mới lo làm chuồng. Tôi đã để khoảng năm mươi bảng Anh trong túi, bây giờ chỉ còn hai bảng và một đồng xu bạc.
Mặc dù sau đó tôi đã tìm thấy đồng tiền vàng thứ ba trên bãi cỏ, những tài sản của cậu bé thừa kế hợp lệ của một điền chủ và hiện đang sắp chết đói trên mảnh đất ngoài cùng của miền cao nguyên hoang đã chỉ là ba bảng và một đồng xu bạc Anh.
Sự không may này đè nặng lên người tôi. Vâng, tình trạng của tôi ở buổi sáng nay thật đáng than thở. Ngoài ra, quần áo của tôi bắt đầu mủn ra, tất của tôi rách nát hoàn toàn, lộ rõ bàn chân trần. Luôn luôn sục trong cát ướt, bàn tay tôi trở nên mềm và nhăn nheo. Cổ tôi đau kinh khủng, sức lực của tôi gần như cạn, cái món trai sống làm tôi kinh tởm mặc dù vẫn phải nuốt nó.
Nhưng sự tồi tệ nhất còn chưa tới.
Ở phía tây bắc đảo có một vách đá khá cao và bởi vì nó hơi bằng phẳng và từ đó có thể quan sát vịnh tốt, nên tôi hay tìm đến. Thực ra, nếu không ngủ quên, tôi không ở lại lâu ở đó, bởi vì nỗi đau khổ không để tôi yên, tôi tự làm mệt mình và làm ốm thêm bằng cách đi lại không mục đích liên tục.
Khi mặc trời vừa lên tôi liền phơi mình trên tảng đá để ít ra có thể được khô. Tôi không thể nói hết với tôi con người rằng mặt trời ấm áp như thế nào? Khi lại sắp kiệt sức, tôi luôn luôn lấy lại niềm hy vọng được cứu thoát dưới ánh mặt trời, và mỗi lần như vậy tôi lại tìm kiếm kỹ càng mặt biển và mặt đất với một quyết tâm mới.
Phía nam vách đá của tôi có một mũi đất nhô ra, cản tầm nhìn của tôi ra biển nên có thể có một con thuyền từ phía đó tới mà tôi không nhận ra.
Và quả thật có một chiếc thuyền đánh cá với cánh buồm nâu và hai người đàn ông bên trên đang chạy quanh mũi đất về hướng Iona. Tôi hét to, quì xuống đầu gối, giơ tay lên trời cầu cứu sự giúp đỡ của họ. Họ đã đủ gần để nghe được tiếng tôi. Tôi nhận ra cả màu tóc của họ và chắc chắn họ đã nhận ra tôi vì họ đã nói với tôi gì đó bằng tiếng Gaelic và họ cười to. Nhưng con thuyền giữ vững “cua” và đi xa dần về hướng Iona trong sự lo sợ của tôi.
Tôi không thể giải thích với mình một sự độc ác như vậy, vừa đi vừa kêu khóc thảm thiết, vấp ngã từ tảng đá này qua tảng đá khác. Họ đã ra khỏi khoảng cách nghe thấy được mà tôi vẫn còn kêu gào và vẫy. Cuối cùng, khi không còn nhìn thấy họ nữa, tôi tin là trái tim tôi tan nát. Trong suốt thời gian ở đảo Earaid tôi chỉ khóc có hai lần, lần thứ nhất khi không lấy được cột buồm và lần thứ hai khi những người đánh cá đáp lại dửng dưng sự kêu cứu của tôi. Lần này tôi gào thét như một đứa trẻ không được dạy dỗ, dùng tay cào đứt hết đám cỏ và úp mặt xuống đất. Nếu ước muốn có thể giết được người, thì hai người đánh cá này sẽ không còn biết buổi sáng hôm đó nữa và sau đó tôi cũng đã chết trên đảo.
Khi nỗi giận hờn đã nguôi đi một chút, tôi lại phải ăn một cái gì đó, nhưng tôi ngán đám trai ghê tởm đến mức nuốt không trôi. Nhưng giá tôi chịu đói còn hơn vì những con trai lại làm tôi ngộ độc, còn khó chịu hơn cả lần đầu. Cổ đau đến mức không thể nuốt được. Tôi run lẩy bẩy và lạnh, hai hàm răng đập vào nhau và sau đó buồn nôn kinh khủng, cả hôm nay tôi cũng chưa tìm ra trong tiếng Anh lẫn tiếng Scot một từ thích hợp để diễn tả nó. Tôi tin là tôi sẽ chết và tôi cầu Chúa và loài người tha thứ cho tất cả đã gây ra đau khổ cho tôi, kế cả ông bác tôi và hai người đánh cá. Sau khi đã dọn sạch mình như vậy, chuẩn bị cho những việc nghiêm trọng nhất, tôi thấy dễ chịu hơn. Tôi lại có thể sáng suốt suy nghĩ. Có lẽ đêm nay sẽ không mưa, quần áo của tôi đã khô hết, tôi cảm thấy khỏe khoắn hơn bất cứ lúc nào từ khi đặt chân lên đảo. Cuối cùng, với lòng biết ơn, tôi đã chợp mắt.
Ngày hôm sau, ngày thứ tư của sự tồn tại vô vọng, mặc dù phần xác rất yếu. Nhưng mặt trời chiếu sáng và một vài con trai mà sau một lúc đắn đo tôi đã thu lại và nuốt tươi, đã làm sống lại sự gan dạ và sự hưng phấn tăng lên.
Vừa đặt chân lên vách đá, nơi tôi luôn đứng sau khi đã ăn một cái gì đó, tôi đã phát hiện ra một con thuyền đang chạy trên vịnh và rõ ràng đang chạy thẳng đến chỗ tôi.
Cùng một lúc, nỗi lo sợ và niềm hy vọng xâm chiếm lòng tôi, vì tôi nghĩ rằng hai người đánh cá đã hối hận về sự đối xử thô bạo của mình và bây giờ quay lại để sửa chữa hành động không đẹp của họ. Một sự thất vọng như hôm qua chắc làm tôi không sống nổi. Vì vậy tôi quay lưng lại phía biển và chỉ quay lại sau nhiều lần đếm đến một trăm. Chiếc thuyền vẫn chạy về phía tôi. Bây giờ tôi đếm thật chậm, đếm đến một ngàn và tim tôi đập muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Nhưng khi quay lại lần này thì mọi nghi ngờ đã bị loại trừ. Con thuyền chạy thẳng vào đảo Earaid.
Lúc đó tôi không đứng yên được nữa. Tôi nhảy từ mô đá nọ sang mô đá kia và chạy ra bờ biển. Thật ngạc nhiên là tôi không ngã xuống biển và chết đuối. Vì khi tôi dừng lại để lấy hơi, hai đầu gối run bần bật và cổ họng như bị cháy. Tôi phải súc miệng bằng một ít nước biển trước khi có thể gọi những người đánh cá.
Trong lúc con thuyền ngày càng đến gần đảo hơn và tôi có thể khẳng định vẫn là chiếc thuyền và hai người hôm qua, tôi nhận ra họ qua màu tóc. Nhưng còn có một người thứ ba nữa, như tôi cảm thấy, thuộc đẳng cấp cao hơn hai người kia.
Khi vừa đến khoảng cách nghe thấy được, họ liền hạ buồm và con thuyền đứng yên một chỗ. Mặc cho tôi cầu cứu, tình hình vẫn không thay đổi, và điều tôi lo sợ nhất là người thứ ba mới đến luôn luôn cười to và nói gì đó với hai người kia.
Sau đó ông ta đứng trên thuyền và nói với tôi rất lâu bằng cách dùng tay ra hiệu. Tôi trả lời là tôi không hiểu tiếng Gaelic. Ông ta rất cáu về chuyện đó và tôi dần dần hiểu ra là ông ta vừa mới học tiếng Anh thôi. Lắng nghe thật căng thẳng, vài lần tôi nhận ra từ “cũng như mọi khi”, nhưng những câu còn lại thì nghe như tiếng Gaelic, cũng có thể là tiếng Hy Lạp hoặc Tây Ban Nha! Tôi không hiểu ông ta muốn nói gì
— “Cúng như mọi khi” – Tôi gào to nhắc lại, muốn cho ông biết là tôi đã hiểu những từ đó.
— Đúng, đúng, đúng. – Ông ta gọi lại và nhìn hai người kia đầy tự hào như muốn nói: “Thấy chưa, tao đã bao tụi mày là tao nói được tiếng Anh!” Và sau đó ông ta tiếp tục nói không ngừng bằng tiếng Gaelic.
Lần này tôi lại hiểu một từ, hình như là “thủy triều” nó làm tôi hy vọng. Tôi thấy ông ta luôn dùng tay chỉ vào đất liền, vào “con ngựa”…
— Ngài định nói nếu thủy triều xuống… – Tôi kêu to lên. Trước khi tôi nói hết câu, ông ta xúc động kêu lên:
— Đúng, đúng, đúng! Thủy triều!
Không chậm trễ, tôi quay lưng lại phía thuyền. Người vừa khuyên tôi lại bắt đầu cười. Tôi chạy quay lại con đường đã đi tới đây, nhảy từ tảng đá này sang tảng đá khác, rồi chạy ngang qua đảo. Tôi nghĩ là chưa lần nào trong đời tôi chạy nhanh như thế. Sau khoảng nửa giờ tôi đến được bờ của dòng nước mà bây giờ đúng là đã thu hẹp thành một lạch nước nhỏ. Tôi lội qua, nước chỉ đến đầu gối và kêu lên sung sướng khi tới đất liền.
Một đứa trẻ lớn lên trên biển, hiểu được biển và những đặc tính của nó chắc không bao giờ chịu bị nhốt một ngày trên đảo Earaid và nó là hòn đảo thủy triều, người ta có thể trong hai mươi tư giờ đi lại không ướt chân hoặc nhảy qua những vũng nước đọng. Thực ra tôi cũng đã quan sát thời gian thay đổi như thế nào, đã đợi thủy triều xuống để kiếm trai dễ dàng hơn. Giá tôi suy nghĩ cặn kẽ một chút chứ đừng nổi khùng với số mệnh mình, chắc tôi đã tự tìm ra bí mật này và đã thoát khỏi tình trạng đáng buồn này lâu rồi. Không có gì ngạc nhiên là những người đánh cá không hiểu tiếng kêu cứu của tôi, chỉ có điều ngạc nhiên là họ nhìn thấy rõ sự bất lực của tôi và nhận ra tôi chậm hiểu như thế nào. Gần một trăm tiếng đồng hồ tôi đã chiến đấu một cách vô nghĩa chống lại đói, rét và mưa trên một hòn đảo trơ trọi, hoang vu và chút nữa thì chết. Nếu những người đánh cá không có mặt chắc tôi đã tự hủy hoại đời mình chỉ đơn thuần vì ngu ngốc. Tôi phải trả giá cho sự ngu ngốc đó không chỉ ở những đau khổ đã phải trải qua mà còn ở tình trạng của tôi hiện nay. Tôi trông tàn tạ như một kẻ ăn xin, không còn có khả năng đi dù chỉ một vài bước và cái cổ họng bị chấn thương làm tôi đau vô cùng.
Tôi đã làm quen những kẻ độc ác và ngu ngốc và tin rằng cuối cùng cả hai sẽ phải trả giá, nhưng trước tiên là những kẻ ngu ngốc.
Bắt Cóc Bắt Cóc - Robert Louis Stevenson Bắt Cóc