There are very few people who are not ashamed of having been in love when they no longer love each other.

Francois

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Trung Thiều
Số chương: 26
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2212 / 47
Cập nhật: 2016-05-15 20:27:12 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 18
úc Nam ở chùa sư nữ ra, trời đã tối.
Sư cô nhờ một nữ Phật tử lấy Solex đưa Nam về nhà. Ra đến đường Chi lăng, đột nhiên Nam sợ phải về nhà lúc này, sợ phải nằm một mình trong phòng vì biết chắc là nội dung lá thư sẽ làm nàng thao thức không yên.
Lúc cô Phật tử sắp rẽ về phía tay trái, Nam đập nhẹ vào lưng cô ta, nói lớn cho người đằng trước nghe rõ:
- Thôi, cho chị trở lại đài phát thanh đi. Nhà em ở đâu?
Cô Phật tử mừng rỡ đáp:
- Như vậy càng tiện cho em, vì nhà em ở đường Phan Đình Phùng.
Chiếc Solex cũ không đủ sức tự mình lên dốc cầu Gia hội, nên cô Phật tử phải đạp chân lên pédale nhiều vòng phụ lực. Nam vô tình nhổm người lên khỏi yên sau, cứ yên trí làm như vậy thì xe sẽ nhẹ hơn. Lúc thấy mình vô lý, Nam mới ngồi lại như cũ, chỉ lấy chân đẩy nhẹ từng hồi xuống mặt đường. Chiếc xe lên dốc cầu, xuống dốc, xuôi qua phố Trần Hưng Đạo. Phố xá thưa thớt hơn thường lệ. Ánh sáng những ngọn néon đèn đường như xanh xao hơn. Một vài ngọn nhấp nháy khi mờ khi tỏ. Xe hốt rác trong thành phố lâu ngày không hoạt động, phố xá dơ dáy, rác rến bay giỡn trên mặt đường mỗi lần có một chiếc xe hơi chạy vụt qua hối hả. Cửa phố đóng sớm để mọi người có thì giờ bu quanh những cái radio, lắng nghe tin đài BBC lúc sáu giờ ba mươi, đài VOA lúc bảy giờ, đài Úc lúc chín giờ, đài Nhật NI-IK lúc mười giờ rưỡi tối. Khoảng thời gian chờ đợi giữa các đài ngoại quốc dành cho đài Sài gòn, đài Huế, hoặc những cuộc bàn tán sôi nổi trong gia đình.
Nam về tới đài phát thanh, thấy cả bên khu đại học lẫn bên đài đều chộn rộn khác thường. Chung quanh đài, từng nhóm Thanh niên Quyết tử cầm súng đứng gác, không cho bất cứ ai đến gần khu vực thuộc khuôn viên đài.
Từ bên trong khuôn viên đại học, ánh lửa và khói tỏa lên một vùng, Nam đoán bên đó đang tổ chức một đêm đốt lửa căm thù, đốt lửa tranh đấu.
Hai sinh viên đứng chặn ở cửa đài là hai người lạ mặt, hỏi Nam vào đài có việc gì. Nam xưng tên, nhưng cái tên đó không nói lên được điều gì khả tín. Nam bảo cứ vào hỏi bác kỹ thuật viên để biết Nam có phải là người thuộc đài phát thanh hay không. Cuộc đối đáp đang nhì nhằng thì Tường đi Vespa về. Mọi sự giải quyết nhanh chóng.
Nam theo Tường vào đài phát thanh. Nàng bực dọc hỏi:
- Sao bữa nay bày đặt canh phòng rắc rối quá vậy?
Tường không trả lời ngay vì bận lấy sức dựng chiếc xe Vespa gần bậc cấp lên xuống. Khi khóa xe xong, Tường mới cau mày bảo Nam:
- Có em rắc rối thêm. Tình hình thế này mà không cảnh giác, mất đài lúc nào không biết.
Nam thấy mình có lỗi, nhưng cố nói vớt:
- Nhưng sao toàn người lạ? Anh em làm việc trong đài đâu không tự lo việc canh gác?
Tường đáp:
- Chỉ có thành phần sinh viên chủ lực mới được ở lại đài ban đêm thôi. Bên Quyết tử cho tăng cường thêm để gác vòng ngoài. Em ăn uống gì chưa?
Nam nhớ từ trưa tới giờ chưa ăn gì, vui vẻ đề nghị:
- Chưa. Hay anh đèo em tìm cái gì ăn đã!
Tường do dự một lúc, mới đáp:
- Tìm đâu cho ra quán còn bán vào giờ này!
Nam chống chế:
- Mới tám giờ chứ mấy.
Tường nói:
- Nhưng từ lúc lộn xộn, các hàng ăn không mở cửa khuya. Cả các hàng gánh cũng vậy. Biết thế nên hồi chiều về nhà anh có lấy đi hai hộp biscuit mặn và lon bơ Bretel.
Nam thì thào hỏi:
- Thầy có bớt chút nào không?
Tường im lặng không đáp. Chàng khó chịu mỗi lần có ai nhắc tới ông Thanh Tuyến. Nam biết thế nên không hỏi gặng, nói tránh sang chuyện khác:
- Anh có còn phải đi đâu không?
Tường thoát được chuyện bối rối, đáp ngay:
-À không. Có lẽ anh ở lại đây cả đêm để tiện phối hợp với bên Viện Ðại học về việc làm ngày mai.
Nam nghĩ đến một đêm có thể sống dưới cùng một mái ngói với Tường, lòng chợt hồi hộp hân hoan. Nàng dịu dàng nói:
- Chắc trong đài anh em còn để dành một ít trứng vịt. Hình như có cả chai dầu xà lách nữa. Để em đổ chả trứng ăn với bánh biscuit mặn nhé. À, tụi em còn có cả cà phê nữa. Em nấu nước pha cả cà phê filtre cho anh.
Không chờ Tường đồng ý hay không, Nam chạy vội vào đài.
o O o
Ăn xong, Nam nũng nịu đòi Tường đưa mình ra ngồi hóng mát ở bờ sông. Tường ngạc nhiên, không hiểu sao tự nhiên Nam bỏ hẳn thái độ thụ động rụt rè thường ngày. Ánh mắt Nam long lanh, lối nhìn thẳng và lời nói chắc nịch vừa nài nĩ vừa ép buộc. Tường cố chối từ, bảo sắp có hẹn với anh em sinh viên bên Đại học Văn khoa lúc mười giờ. Nam bảo bây giờ mới chín giờ kém mười. Còn hơn một giờ nữa! Tường đành phải theo Nam miễn cưỡng ra ngồi ở bờ đá xây dọc theo bờ sông Hương. Nam lấy một mảnh vôi vỡ rơi ở chân bờ thành ném xuống mặt sông. Những vòng sóng xao động, bóng ngọn đèn đường phản chiếu trên mặt sông lặng loang ra, không thành những vòng tròn trịa mà lăng quăng uốn khúc như những bánh xe răng cưa. Nam cười giòn giữa đêm đen, vô cớ.
Tường nhìn Nam ngỡ ngàng, một lúc sau hỏi Nam:
- Sao đêm nay em lạ quá!
Nam cười đáp:
- Em muốn sống cho trọn một đêm bên anh.
Tường nghiêm mặt hỏi:
- Thế lâu nay em “chết” bên anh sao?
Nam cũng nghiêm mặt đáp:
- Vâng. Anh chỉ ở bên em có cái xác. Hồn anh ở những nơi khác, xa thật xa.
Tường im lặng, nhận thấy Nam nói đúng nên không thể nói gì để gỡ lại được. Rồi không cần chuyển mạch lôi thôi, Nam hỏi:
- Anh có biết lại sắp có một vụ tự thiêu không?
Tường đang lơ mơ nhìn xuống mặt sông, giật mình quay ngoắc lại hỏi:
- Có thật thế à? Sao em biết?
Nam chợt nhớ lời dặn của sư cô, vội nói tránh:
- Em nghe người ta đồn như vậy.
rồi không muốn bị Tường tra gặn thêm để rõ mình nói dối, Nam vội hỏi:
- Anh nghĩ có nên tự thiêu như hồi ông Diệm không?
Tường suy nghĩ một lúc mới trả lời:
- Kể́ ra thì cũng không cần thiết, vì bây giờ khác, lúc đó khác. Hồi đó phong trào tranh đấu không có gì cả nên cần những cái chết để đánh động lương tâm và lòng trắc ẩn của thế giới. Quả nhiên cái chết của hòa thượng Thích Quảng Đức khiến thế giới rúng động, nhất là dư luận Mỹ. Bây giờ chúng ta có quân, có dân, có cả súng. Phải nói chuyện với kẻ thù bằng súng chứ không cần phải tự thiêu nữa…
Nam không nghe được những gì Tường nói sau đó, vì nàng biết được một sự thực đau lòng: là Tường không biết gì về các dự định bên nhà chùa. Rõ ràng giữa bạn bè Tường và các thầy bên Phật giáo không còn sát cánh liên kết hành động với nhau, ít ra là đối với những quyết định quan trọng.
Tường tin lực lượng của mình có quân và có súng? Điều ấy có thực không, hay chỉ là một ảo tưởng chỉ đúng ở thời bình yên? Ý muốn ban đầu, niềm hăm hở muốn báo cho Tường biết tin một ni cô sắp tự thiêu để phản đối sự ủng hộ của Mỹ đối với chính quyền quân nhân Sài gòn, như biểu lộ của tình yêu và lòng tin cậy tuyệt đối, bỗng chốc không còn ở Nam nữa. Nam không muốn cho Tường thấy một điều phũ phàng. Nàng nhìn Tường thương hại, trong lúc Tường vẫn hăng say nói về sức mạnh của lòng dân, của ý chí tranh đấu. Nam nắm lấy tay Tường. Bàn tay xương xẩu lạnh cóng vì gió đêm. Nàng cảm thấy thương Tường đến xót xa, bất giác cầm bàn tay Tường đưa lên môi hôn. Vài giọt nước mắt nóng nhỏ xuống bàn tay ấy. Tường giật mình, lấy làm lạ, thảng thốt hỏi:
- Em sao thế?
Nam càng đau xót vì ý nghĩ sắp mất Tường, run run năn nỉ:
- Em muốn từ nay anh làm gì, đi đâu, cũng phải có em bên cạnh. Em muốn…
Tường cắt lời Nam:
- Em đùa à?
Nam chới với, nói trong nước mắt;
- Nếu vậy cho em được sống với anh đêm nay.
Nói xong, Nam ôm chầm lấy Tường. Nàng khóc nức nở. Tường ngỡ ngàng không hiểu sự biến đổi khác thường của Nam, nhưng thấy Nam khóc tức tưởi, chàng đoán Nam vừa trải qua một điều gì đau lòng lắm. Mái tóc Nam cọ nhẹ lên mặt Tường, đôi vai Nam run rẩy. Đôi vai hẹp và ốm dưới làn vải áo dài trắng hơi ẩm ướt vì mồ hôi và sương khuya. Lòng Tường chùng lại, và từ đó, chàng bắt đầu nhận ra thứ hương thơm thân thuộc nhưng có nhiều quyến rũ của Nam: từ mùi bồ kết hơi hăng và chua của mái tóc Nam cho đến mùi mồ hôi tỏa ra từ áo quần nàng. Gió thổi qua mặt sông đem thêm mùi tanh rong rêu, mùi lá mục, mùi bụi đường, mùi khói xe, mùi lá mùi cỏ…
Tường ôm thật chặt đôi vai Nam, áp mặt vào mái tóc Nam. Nam ngạc nhiên ngước lên, đôi mắt long lanh sáng. Tường không còn suy nghĩ gì khác, hôn tới tấp lên đôi mắt đẫm lệ ấy, lên đôi môi mở lớn vừa ngỡ ngàng vừa khao khát ấy. Lần đầu tiên họ hôn nhau thật sự, đôi môi tham lam tìm đôi môi, lưỡi tìm nguồn hút lấy vị mặn giữa đôi hàm răng, hai tay cuống quít ôm lấy thân nhau.
Nam ngộp thở trong một cái hôn dài, nghiêng mặt tránh đôi môi nóng bỏng của Tường, hổn hển thì thào:
- Có ai… có ai trông thấy chúng ta không?
Tường đưa mắt nhìn quanh, dù không thấy ai nhưng e ngại nhìn lên ngọn đèn néon bên bờ sông cách chỗ hai người ngồi độ mười thước. Chàng nuốt nước bọt, rồi đề nghị:
- Chúng mình lại chỗ bóng cây kia.
Nam không nói gì, chỉ cúi gằm mặt nhìn xuống vạt áo dài bị nhàu bẩn vì bàn tay Tường. Nàng còn chú ý thấy hai hột nút bóp ở hông bị bật tung, để lộ một khoảng da thịt trắng. Nàng đỏ mặt, nhưng không dám đưa tay gài nút lại. Tưởng đẩy Nam lại chỗ nhiều bóng tối phía sau lưng Khu Công chánh bên cạnh đài phát thanh. Nam bước đi theo Tường, chân bước bập bềnh như người say.
Tường đưa Nam đến một gốc cây rậm lá, dìu Nam đứng dựa vào thân cây rồi đặt tay lên hai vai Nam nhìn ngắm say sưa. Nam ngửng mặt lên chờ đợi. Ánh sáng lọt qua vòm lá che khuất một bên má và thân thể Nam, càng làm cho đôi mắt Nam thêm sáng. Sự di chuyển giúp Nam bình tĩnh hơn, nàng bắt đầu lo sợ vu vơ. Nhưng ngược lại, Tường càng say dại. Chàng ôm chặt lấy thân thể Nam, hôn tới tấp lên môi, lên má, rồi cúi xuống hôn lên ngực nàng. Nam co rúm người lại, ôm lấy đầu Tường không cho Tường hôn tiếp. Thêm một hột nút áo bên hông Nam bị bật tung. Tường do dự một chút, rồi đưa tay mở hết cả hàng nút còn lại.
Nam lặng người, hai chân bủn rủn phải cố dựa vào thân cây mới khỏi ngã, hai tay chới với ôm lấy đầu Tường, miệng thì thào:
- Anh… em sợ… Em sợ.
Nhưng Tường không nghe gì nữa. Chàng đưa tay ra sau lưng Nam mở khóa cái xu-chiên, rồi úp mặt lên ngực nàng, áp đôi môi tham lên hai vú nhỏ của nàng. Máu nóng rạo rực khiến Nam hoa mắt. Nàng nhắm nghiền mắt lại, để rồi lần đầu tiên trong đời, trải qua cảm giác đau buốt đến ngây ngất giữa lúc Huế cũng hồi hộp chờ đón cơn cuồng nộ của lịch sử.
Bão Nổi Bão Nổi - Nguyễn Mộng Giác Bão Nổi