Hầu hết những thành quả quan trọng trên đời đều được tạo ra bởi những người dù chẳng còn chút hy vọng nào nhưng vẫn kiên trì theo đuổi điều mình mong ước.

Dale Carnegie

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Trung Thiều
Số chương: 26
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2212 / 47
Cập nhật: 2016-05-15 20:27:12 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10
ối hôm đó, hai người chờ đến mười hai giờ khuya vẫn chưa thấy Lãng trở lại. Chiều hôm ấy Lãng hẹn sẽ tìm ông Thanh Tuyến và Mân tại khách sạn chậm nhất là mười giờ đêm để cho biết kết quả vụ liên lạc với băng Sáu Thẹo và Hùng Sùi. Vì mãi lo nói chuyện thời sự, họ quên mất Lãng. Ông Thanh Tuyến lo lắng hỏi Mân:
- Liệu có việc gì không? Anh biết chỗ hai băng Sáu Thẹo, Hùng Sùi không?
Mân phác tay bảo:
- Không sao đâu. Hai băng đó lâu nay được mình chia chác nhiều, Lãng nó đi nhậu với bọn đó quên mất chuyện về, thế thôi.
Ông Thanh Tuyến nóng ruột đi ra đi vào, trong khi Mân tiếp tục ngồi uống hết chai Cognac. Ðến lúc không kiên nhẫn được nữa, ông Thanh tuyến đề nghị:
- Hay anh với tôi lấy xe lại chỗ đó xem sao?
Mân không đứng dậy, uể oải đặt mạnh ly rượu xuống, ngoái cổ hỏi:
- Chỗ đó là chỗ nào?
- Chỗ cũ trước đây mình vẫn ghé. Lại đó hỏi xem Lãng có đến lấy cái Honda không.
Thấy nét mặt ông Thanh Tuyến hốt hoảng quá, Mân e sự lạnh nhạt của mình không hợp tình. Mân đứng dậy, giọng nghiêm chỉnh hơn:
- Anh muốn đi thì đi. Cho anh yên tâm!
Hai người xuống bãi đậu xe của khách sạn lấy chiếc xe Jeep đi tìm Lãng. Xuống đến nơi, Mân mới nhớ đã quên chìa khóa trên phòng khách sạn, Mân lầm bầm trước khi đi lấy chìa khóa:
- Thật rắc rối. Biết thế này cứ nghỉ đã, đến mai hãy hay.
Ông Thanh Tuyến cảm thấy mình có tội, cái tội quá lo xa, quá cẩn thận trong một dịch vụ mà muốn thành công, phải liều lĩnh dám đi ra ngoài luật pháp, từ việc móc nối với những người lính Mỹ để ăn cắp hàng PX cho đến việc giấu những món hàng đó trong xe rác để chuyển ra khỏi khu doanh trại Mỹ. Chưa hết. Hàng ra ngòai, lại phải tìm mối để nhanh chóng tiêu thụ những hàng ăn cắp được, với sự làm ngơ hoặc a tòng của cảnh sát, quan thuế, quân cảnh, quân trấn… Có tham dự vào cuộc làm ăn nguy hiểm và béo bở này, ông Thanh Tuyến mới thấy mình già. Cho nên càng ngày ông càng khâm phục Mân hơn Ông cảm thấy thấp bé trước Mân, cảm thấy mình vụng về ngây thơ trước thế hệ trẻ. Trước đây, ông đâu có chịu đựng được những lời cằn nhằn hoặc thái độ vô lễ của những người đồng trang lứa. Kể cả ông thầu khoán Tôn Thất Tòan cha Mân. Ông xem họ vô học, họ thiếu óc tính toán có kế hoạch. Cả đến cách tiêu tiền, cũng không biết tiêu cho đúng lúc đúng chỗ, vung phá ở những chỗ chơi bời rẻ tiền và bủn xỉn bần tiện vào những lúc cần vung tiền không tiếc. Thời gian làm ăn chung với Mân đã thay đổi hẳn ông Thanh Tuyến. Ông thiếu hẳn tự tin, ông chới với lẩm cẩm trong một cuộc chơi mà ông tự thấy quá sức mình. Nhiều hôm ông muốn bỏ hết, trở về giúp vợ lo trở lại cửa hàng buôn bán radio và máy thâu băng. Nhưng lần nào cũng vậy, vừa định bỏ cuộc ông nhớ ngay những món tiền kếch xù ông được chia. Chỉ cần làm một con tính đơn giản, ông đã thấy bỏ cuộc là dại. Ai lại bỏ một cơ hội nghìn năm một thuở như vậy. Thế là ông tiếp tục đi theo Mân, tiếp tục chịu đựng những lời cằn nhằn cùng những cử chỉ xấc láo khinh thường của Mân…
Mân trở xuống, không nói gì, mở cửa xe bắt đầu đề máy. Ông Thanh Tuyến vội tự tay mở tấm bạt cửa phía bên phải leo len ngồi vào xe. Mân lùi xe thật nhanh, rồi nhấn ga phóng ra cửa sau sân khách sạn. Xe ngoặc một vòng gắt, đầu ông Thanh Tuyến va vào tấm bạt phía bên phải. Mân không xin lỗi xin phải gì cả tiếp tục phóng xe ra đường Độc lập, rẽ phải để chạy về phía chợ Cồn. Họ đi được một đoạn thì bị một toán lính súng ống đầy người chận lại tại một ngã tư.
Bấy giờ, hai người mới nhận thấy phố xá có vẻ bất thường. Đêm khuya, hàng phố đã kéo kín cửa sắt. Phố xá vắng vẻ, điều ấy bình thường. Nhưng điều khác thường là dọc theo những con đường chính, từng toán lính đứng chia nhau canh gác thật cẩn mật y như khung cảnh một thành phố đang có đảo chính.
Hai quân nhân chận xe Mân lăm lăm khẩu Carbine trên tay, lớn tiếng ra lệnh cho Mân tấp xe vào gần lề, tắt máy xe, rồi hỏi giấy tờ. Một người khác cũng ra lệnh cho ông Thanh Tuyến rời xe vào đứng gần cột đèn cho họ khám xét. Hai quân nhân khác từ chỗ gần đó chạy đến, như để đề phòng tất cả bất trắc có thể xảy ra cho hai người đồng ngũ.
Người lính lo khám giấy tờ của Mân hỏi:
- Trung úy ở tiểu khu Thừa thiên vào sao không có sự vụ lệnh?
Mân bình tĩnh đáp:
- Chúng tôi định đi mua bao thuốc lá, nên sự vụ lệnh không mang theo. Nếu cần, tôi về lấy để đưa các anh coi.
Người lính phụ trách khám giấy tờ ông Thanh Tuyến nói lớn cho bạn nghe rõ:
- Ông bác này cũng ở Huế. Không phải quân nhân.
Mân nói nhỏ với người lính đang cầm căn cước quân nhân của mình:
- Ông già vợ tương lai của tôi đấy. Không nói giấu gì anh, tôi chở ông cụ vào để xếp đặt vụ đám cưới. Sẵn tiện mua ít đồ nữ trang để ngày mốt rước dâu.
Người lính có vẻ thích thú, cười lớn, rồi lễ phép nói:
- Mừng trung úy!
Rồi anh ta nói lớn với ba người bạn:
- Họ Huế vào. Không có gì khả nghi cả. Trung úy với bác nên quay về, vì đường bị cấm cả rồi. Giấy tờ của trung úy đây!
Mân bỏ thẻ căn cước quân nhân vào bóp, thân mật hỏi người lính:
- Có chuyện gì thế “cậu”?
Người lính đáp:
- Tôi cũng chẳng hiểu. Chỉ được lệnh chia nhau chận hết các ngả đường lớn, nhất là những đường dẫn vào thành phố. Lúc nãy thấy cả ông thị trưởng lẫn quân trấn trưởng lái xe đi kiểm tra. Sắp lộn xộn gì đây rồi!
Mân không muốn hỏi gì thêm, trở về chỗ đậu xe. Ông Thanh Tuyến đã lên xe ngồi chờ, giọng ông lạc đi vì sợ:
- Mình về nhanh lên. Không lại lạc đạn chết lảng nhách.
Mân điềm tĩnh rút bao Winston châm lửa hút, quên hẳn lời nói dối lúc nãy. Bốn người lính đã bỏ đi, tụm lại gần chỗ cột đèn xầm xì nói chuyện. Hút xong hai hơi thuốc, Mân mới đề máy xe, rồi quay về khách sạn. Ông Thanh Tuyến thắc mắc:
- Chắc Sài gòn lại có đảo chánh. Ông tướng nào lên đây?
Mân không đáp, tiếp tục lái xe. Lên trở lại phòng khách sạn, Mân mới nói với ông Thanh Tuyến:
- Có lẽ không phải đảo chánh đâu. Cabot Lodge công khai bênh vực ông Kỳ thì còn lâu mới có đảo chánh. Tôi nghĩ ông Kỳ sắp ra tay rồi đó!
o O o
Sáng sớm sáu giờ Lãng mới về khách sạn. Ông Thanh Tuyến thao thúc cả đêm không chợp mắt nổi nên Lãng vừa gõ cửa phòng, ông đã choàng dậy chạy ra mở cửa. Thấy Lãng, ông ôm chầm, mừng quá không nói được câu nào. Lãng cũng cảm động vì thấy ông Thanh Tuyến lo lắng cho mình, định kể chuyện đêm qua nhưng liếc vào bên trong thấy Mân còn ngủ, Lãng thấp giọng hỏi ông Thanh Tuyến:
- Có phải hồi hôm bác lo cho con nhiều lắm phải không?
Ông Thanh Tuyến dắt Lãng ra hành lang, khép nhẹ cửa phòng lại một cách kính cẩn, rồi mới dám nói lớn:
- Phải. Chúng tôi chờ Lãng cả đêm. Có chuyện gì thế?
Lãng cười:
- Mọi sự êm đẹp cả. Hai băng đều hứa sẽ dằn mặt tụi mất dạy một trận. Tiền nong sẽ tính sau. Xong việc con đi nhậu với băng chợ Cồn, lúc ra khỏi quán, lính tráng đóng chốt khắp ngả đường không đi được.
Ông Thanh Tuyến vồ vập hỏi:
- Lãng có biết chuyện gì xảy ra không? Có phải Sài gòn đảo chính không? Làm sao sáng nay cháu tới đây được?
Lãng trỏ mảnh vải vàng kẹp trên túi áo:
- Nhờ cái này. Con thấy người nào cũng đeo miếng vải vàng, biết liền là phe nhà chùa. Con chỉ việc tìm một mảnh vải vàng đeo vào, là đi đâu cũng lọt.
- Cháu đến đây bằng gì?
- Bằng Honda. Cháu đã lại chỗ cũ rồi. Họ bảo tuần qua có người lại hỏi anh Mân, nhưng là chỗ quen biết. Cái ông mua năm mươi cái radio Sony dạo trước, bác nhớ không? Cái ông nói tiếng Quảng trị đó!
Vừa lúc ấy, Mân cũng thức dậy. Nghe Lãng kể chuyện ngoài phố, Mân bảo ông Thanh Tuyến:
- Đó, anh thấy tôi nói có sao đâu. Chắc chắn là ông Kỳ sắp ra tay. Mình phải xuống phi trường xem thử tụi Mỹ làm gì, để còn tính trước việc làm ăn. Nhưng hãy tìm cái gì ăn sáng đã!
Họ xuống cái quán nhỏ ở tầng dưới khách sạn, gọi ba tô phở. Người quản lý đến xin lỗi vì sáng nay giới nghiêm không đi lấy thịt bò và bánh phở được, nhà hàng chỉ còn trứng ốp-la bánh mì. Mân gật đầu, gọi thêm một tách cà phê sữa nóng cho mình rồi quay sang hỏi ông Thanh Tuyến:
- Anh uống gì không?
Ông Thanh Tuyến ngáp dài, nói với người quản lý:
- Cho tôi một tách cà phê đậm, cà phê phin. Bỏ ít đường thôi.
Người quản lý trỏ hộp đường thẻ lễ phép thưa:
- Có đường thẻ ở đây, tùy ý ông cho hai hay ba viên là vừa. Còn cậu?
Lãng hỏi:
- Nhà hàng có bia ngon không?
Người quản lý nhìn vào trong quầy:
- Có bia Budweiser, Heineken và San Miguel.
Lãng thành thạo hỏi:
- San Miguel chai cổ lùn chứ gì? Ðược. Cho tôi một chai.
Ông Thanh Tuyến can:
- Mới sáng uống bia làm gì?
Mân cười, bảo:
- Nó thành sâu rượu rồi. Nhưng nghề nghiệp bắt buộc phải vậy. Lũ anh chị không thèm chơi với người không biết uống rượu.
Ông Thanh Tuyến đỏ mặt, tự thấy mình lẩm cẩm. Từ đó ông cắm cúi ăn, không góp chuyện với Mân và Lãng. Lãng lại ba hoa kể cái mánh mình dùng để có thể tự do đi lại mà không bị toán lính nào chận xét giấy. Mân cười hể hả, bảo Lãng:
- Ăn xong, Lãng phải đi tìm một cây cờ Phật giáo và ba mảnh vải vàng. Hay hai mảnh thôi, vì… anh Thanh Tuyến này, có lẽ anh ở đây để hai chúng tôi chạy lên phi trường xem động tịnh thế nào. Anh mặc đồ dân sự, sợ đi lại khó khăn.
Ông Thanh Tuyến chỉ mong có vậy. Chẳng những ông không muốn đi lên phi trường, mà ông còn muốn ngay bây giờ bay về Huế, để nếu có loạn lạc thì vợ chồng con cái còn có nhau. Ông nuối tiếc những ngày mua bán êm ả bình thường thuở trước, nuối tiếc những ngày chỉ việc đứng ở cửa hàng tiếp đám khách khứa vô ra mua những chiếc máy thu thanh hay thu băng xinh xắn của ông, khỏi phải giao du với bọn du thủ du thực mất dạy và tranh ăn với đủ hạng người, từ bọn có súng có quyền đến bọn trẻ con hỗn láo.
o O o
Những gì Mân và Lãng thấy được suốt một tuần ở Đà nẵng chỉ là cái vỏ ngoài của lịch sử. Nhưng khác với không khí hư hư thực thực của các biến cố trước, lần này, lịch sử trở nên đơn giản dễ hiếu hơn. Treo cờ Phật giáo để xách xe chạy một vòng thành phố, họ hiểu lực lượng đang tuần hành phòng thủ ráo riết thành phố Đà nẵng và vùng phụ cận (trừ các khu Công giáo), đều là quân nhân thuộc tiểu khu Quảng đà dưới quyền của đại tá Ðàm Quang Yêu, mà lực lượng xung kích nòng cốt là quân nhân Phật tử trong chiến đoàn Nguyễn Đại Thức. Dĩ nhiên không phải tất cả mọi người cầm súng ấy đều có cảm tình hoặc sẵn sàng xả thân cho Phật pháp. Ba năm xáo trộn đã quá đủ cho mọi người khôn ngoan lên, biết dè dặt trước những lời hô hào dao to búa lớn, biết cái rỗng không của những danh từ trừu tượng. Cái thực và cái giả, cái-thực-huyễn-ảo và cái-giả-cần-thiết, điều phải lo trước hết và điều nên gác lại cho hậu thế, điều nên cung kính lắng nghe rồi đặt kỹ vào chỗ kín đáo trang trọng và điều nên giả vờ chê bai rồi lặng lẽ vơ lấy, tất cả những cái đó, mọi người phân biệt đã rõ hơn. Không có ngọn cờ nào phất lên mà hàng hàng lớp lớp hò reo tung hô nữa. Nhiều thần tượng đã sụp đổ. Nhiều màn kịch đã diễn trên sân khấu chính trị.
Ngay cả lớp trẻ lý tưởng đầy nhiệt huyết cũng tới lúc mệt nhoài vì những cuộc xuống đường, hoặc vì tham dự quá nhiều đêm không ngủ. Mặc dù vậy, những ngày đầu tháng tư năm 1966, có một yếu tố mà vô tình hay cố ý chính quyền trung ương lẫn tòa đại sứ Mỹ đã tạo ra sự nhất trí cho phong trào tranh đấu miền Trung, là lời tuyên bố Đà nẵng Huế đã rơi vào tay cộng sản và cần phải dùng biện pháp quân sự để giải phóng hai thành phố đó. Lời tuyên bố này đột nhiên đặt tất cả quân nhân công chức miền Trung vào cái thế chân tường. Họ không có chỗ lùi. Cũng không còn cơ hội để biện hộ. Những người lâu nay tham dự cầm chừng để chờ xem, những người phất phơ chờ gió mạnh chiều nào thì ngả theo chiều đó để tiếp tục giữ nồi cơm cho vợ con, nay đột nhiên bị xếp cùng loại với những kẻ hăng hái chống đối, xách động. Họ không phóng lao, mà bây giờ bị du vào thế phải theo lao. Thế là họ phải xông vào cuộc, may ra cơn bão lớn họ gây ra sẽ đổi xoay thế cuộc, và phần an toàn sẽ về họ. Cho nên chỉ cần một đêm, Đà nẵng đã trở thành một pháo đài kiên cố.
Tin tướng Kỳ và tướng Có đích thân đem quân ra Đà nẵng để “giải phóng” thành phố này, từ Sài gòn đưa ra chiều hôm trước. Tối hôm đó, tin dữ được loan nhanh khắp nơi. Cả thành phố nổi giận, và sáng hôm sau, tất cả mọi ngả đường dẫn vào Đà nẵng đều có xe bọc sắt và những toán lính vũ trang đầy đủ đóng chốt án ngữ. Mọi con đường bộ đều bị bịt kín. Chỉ còn một lối thâm nhập là phi trường. Người ta ùn ùn kéo nhau lên các vùng quanh phi đạo để chờ. Người có súng chờ “địch” ở các công sự chiến đấu. Người không có súng tò mò muốn xem tận mắt cuộc chạm trán nẩy lửa nghìn năm một thuở.
Vì thế khi tướng Kỳ và tướng Có cùng với một nghìn năm trăm Thủy quân Lục chiến và hai đại đội cảnh sát đặt chân lên phi trường Ðà nẵng, họ đã thấy họ bị bao vây. Đất đứng của họ thu hẹp trong vòng kẽm gai bao quanh phi trường, hơn thế nữa, chủ nhân ông đích thực của phi trường lại là người Mỹ. Cửa phi trường, G.I. Mỹ đã đóng kín. Những người lính Thủy quân Lục chiến đã cuồng chân vì suốt mấy ngày quanh quẩn đi lại trong những khu vực bị hạn chế, lâu lâu lại bị những bọn con nít hỗn láo bên kia vòng kẽm gai quăng đá quăng chai vào khiêu khích. Tức giận đến bầm gan, nhưng họ không được phép nổ súng.
Họ thêm tức giận vì bị đưa vào một hoàn cảnh khôi hài lố bịch, giống y như bị bắt buộc phải đấu súng với một bóng ma để làm trò cười cho đám đông.
May mắn là năm ngày sau, họ lại được lên máy bay quân sự Mỹ để trở về Sài gòn. Nhưng chính những chiếc máy bay quân sự vận tải chở họ ra đây rồi chở họ về lại là nguyên nhân của một loạt những biến động khác, bên ngoài vòng rào kẽm gai phi trường.
Bão Nổi Bão Nổi - Nguyễn Mộng Giác Bão Nổi