"It's very important that we re-learn the art of resting and relaxing. Not only does it help prevent the onset of many illnesses that develop through chronic tension and worrying; it allows us to clear our minds, focus, and find creative solutions to problems.",

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 774 / 11
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
erry Westrom - ông chủ của nhà hàng Ember Cambridge, Minnesota. Khi phỏng vấn các ứng viên cho vị trí quản lý thường ưu tiên nói về các bất lợi khi làm việc trong môi trường kinh doanh nhà hàng trước khi bàn đến các khía cạnh tích cực của nó.
Lý giải cho điều này, Jerry Westrom cho biết “Tôi muốn biết tấm lòng của họ dành cho công việc này, liệu họ có thật sự tận tụy với nó không. Nếu họ tỏ vẻ è dè, tôi không tin họ sẽ gắn bó được với nghề này”
Mặt bất lợi
“Làm quản lý nhà hàng không phải là một nghề nghiệp, nó là phong cách sống của bạn. Nếu muốn thành công, một quản lý nhà hàng phải làm việc căng thẳng từ 50 đến 80 tiếng đồng hồ/ tuần. Tuy nhiên, nếu mọi việc đều diễn ra tốt đẹp, lương bổng sẽ rất hậu hĩ. (Westrom)
Westrom lưu ý các ứng viên các vấn đề sau:
Bạn đang muốn làm việc ở dạng kinh doanh nhà hàng nào? Môi trường làm việc sẽ vô cùng khác nhau giữa một nhà hàng sang trọng, nhà hàng thức ăn nhanh, quán bar…Chính vì thế các nhà hàng này cũng tìm kiếm các nhân viên khác nhau. Một nhà hàng sang trọng cần những nhân viên nhiều kinh nghiệm, già dặn trong khi nhà hàng thức ăn nhanh và các quán bar lại thích những nhân viên trẻ tuổi. Bạn muốn đảm nhận vị trí quản lý nào trong nhà hàng? Mỗi một vị trí đòi hỏi những kỹ năng khác nhau. Nhà tuyển dụng thường hỏi các ứng viên về kinh nghiệm làm việc, ý kiến của họ về tương lai, triền vọng và hướng phát triển của ngành này và liệu họ đã từng kinh qua một chương trình huấn luyện nhà quản lý nào không. “Nếu bạn muốn thử sức trong lãnh vực này, bạn phải không ngừng học tập và bổ sung kiến thức. Tuy nhiên chỉ sau 3-5 năm, bạn đã có thể trở thành tổng quản lý cho nhà hàng tư nhân nào đó” (Westrom)
Mặt tích cực
Bà Jill Nelsnen – hiện đang là quản lý nhà hàng ở California và Minnesto, với hơn 10 năm kinh nghiệm quản lý các nhà hàng thức ăn nhanh ở Taco Bell và Rax Roast Beef cho biết:
“ Việc quản lý nhà hàng sẽ rất tuyệt vời nếu bạn yêu mọi thứ mình làm, thích sự căng thẳng và làm việc trong tập thể. Ngành này cũng không đòi hỏi trình độ học vấn cao, tuy nhiên bạn có thể tiến nhanh hơn và không phải bắt đầu từ vị trí thấp nhất nếu được đào tạo bài bản”
Nelsen cho rằng khía cạnh tích cực của công việc quản lý nhà hàng nằm chính trong các cơ hội thăng tiến, thử thách, và khả năng lĩnh hội kỹ năng quản lý. “ Tôi rất thích được làm việc với các bạn trẻ. Đối với bản thân họ, đây là công việc đầu tiên, tôi cảm thấy vô cùng thú vị khi được dạy cho họ về các giá trị, đạo đức nghề nghiệp và theo dõi họ trưởng thành. Làm việc trong nhà hàng giống như sinh hoạt trong một gia đình lớn vậy.”
Để giúp đỡ các bạn trẻ xem xét sự đúng đắn khi lực chọn nghề nghiệp, Nelsen đã đưa ra 10 câu hỏi:
Tôi có thích làm việc với nhiều người không, với cả đồng nghiệp và khách hàng? Tôi có chấp nhận làm việc bất kể thời gian không? Tôi có muốn cùng tiến bộ với mọi người không? Tôi có chịu được áp lực khi quản lý sổ sách, nhân viên hay các hoạt động kinh doanh của nhà hàng không? Tôi có chấp nhận bị mọi người làm phiền khi hết giờ làm việc không? Tôi có hình dung được tương lai của bản thân và gia đình không? Tôi sẽ sử dụng thời gian của mình ra sao? Liệu tôi có đủ thời gian cho tất cả các việc này không? Tôi có phải là người luôn tận tụy vì công việc không? Tôi có thích làm việc chăm chỉ không? Tôi có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra cho bản thân hàng tuần, hàng tháng và hàng năm không? Mặt tích cực của nghề nghiệp này mà ở các nghề nghiệp khác không có? Điều cuối cùng chúng ta cần phải ghi nhớ là tất cả các kinh nghiệm và kiến thức mà chúng ta tich lũy được khi làm quản lý nhà hàng sẽ giúp chúng ta tiến thân vào nhiều lãnh vực khác nhau. Nelsen chính là minh chứng cho câu nói này, bà đã xây dựng sự nghiệp của mình từ quản lý nhà hàng trở thành quản lý văn phòng, từ quản lý kinh doanh trở thành kế toán ngân hàng, quản lý xuất bản và quản lý tiếp thị.
(Theo Roberta Chinsky Matuson)
Bạn có muốn trở thành Quản Lý Nhà Hàng không? Bạn có muốn trở thành Quản Lý Nhà Hàng không? - Cẩm Nang Nghề Nghiệp