I've never known any trouble that an hour's reading didn't assuage.

Charles de Secondat, Baron de la Brède et de Montesquieu, Pensées Diverses

 
 
 
 
 
Tác giả: Phan Nhật Nam
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 4
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3614 / 171
Cập nhật: 2017-11-30 15:06:51 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Cuốn Sách Thứ Nhất: Judit Radiguet, "Mẹ Ơi, Chiến Tranh Đã Chấm Dứt"; Nhà Xuất Bản Rocher, Paris, France 1995.
ác giả là một người nữ, ký giả những bài viết đoạt Giải Thưởng Phóng Sự Ondas (của giới truyền thông quốc tế, phổ biến trên đài Vô Tuyến Số 3 Pháp) về tình hình trẻ con, phụ nữ bị bức hại ở những nước thuộc Thế Giới thứ Ba. Cô đã có mặt ở Việt Nam từ 1963, cùng một đứa con nhỏ và chồng, René, cũng là một ký giả do lời mời của luật sư Tân (?) (Trong sách ghi là Tan - "Một luật sư người Việt xuất sắc, tài năng, và thông thái, chủ nhân một biệt thự tráng lệ với những bữa ăn thân mật, thịnh soạn"- Ðánh giá của Judit). Luật sư Tân đề nghị cùng cô nhiệm vụ xướng ngôn phần tiếng Pháp cho đài phát thanh. Cô ký giả trẻ (tính theo tuổi ở năm 1963) chấp thuận với ý định, qua việc làm, cô sẽ tìm hiểu về một xứ sở rối rắm đang trong tình trạng chiến tranh. Công việc của cô làm những giới chức chỉ huy quân sự trẻ (Là những ai? Pnn) ở địa phương Ðà Lạt không hài lòng vì cô "đã khám phá ra sự giả dối" ở những con số người chết, bị thương được ngụy tạo trong các bản tin.(1) Cuộc đảo chính quân sự 1 tháng11, 1963 chấm dứt chế độ Ðệ Nhất Cộng Hòa với Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, cũng chấm dứt luôn công việc ở đài phát thanh của cô ký giả. Sau đó vài ngày, luật sư Tân bị ám sát nơi nhà để xe. Vợ chồng cô ký giả đến thăm, bà vợ viên luật sư gào ngất: "Bọn người mặc đồ lính giết chồng tôi! Tôi sợ chúng giết cả tôi nữa." Từ sự kiện luật sư Tân, Judit có kết luận: "Chúng tôi không bao giờ biết được kẻ nào đã giết Giáo Sư Tân, một luật sư xuất sắc và trung chính. Ông hẳn có thể trở nên một lãnh tụ chính trị của thành phần mà sau nầy gọi là "thành phần thứ ba"(2). Ông Tân là một trong muôn vàn những nạn nhân dân sự của chế độ quân nhân - Ông là một trong những nhân vật hàng đầu của nhóm người trung lập. (Radiguet, trg191-196).
Năm 1970, Judit trở lại Việt Nam lần thứ nhất với một tâm lý chính chắn, trưởng thành hơn. Cô quyết tìm hiểu "cuộc cách mạng nhất định phải có do (xã hội) bị áp bức. Radiguet trg11" trong giòng sinh mệnh của một quốc gia có liên hệ với lịch sử Pháp, văn hóa Pháp – Mà cô là "đại diện cho giới nhà văn, nhà báo trung chính" của nền văn hóa cao cả nầy, cũng do "tinh thần (vô sản) chiến đấu" từ mẹ, cha cô truyền lại. Ðêm đầu tiên lần trở lại Sài Gòn, cô chứng kiến một vụ phá hoại nổ một rạp hát cải lương (Trong sách, "Nhà hát Tàu"); từ phòng khách sạn, cô băng mình chạy xuống diễn trường và bản thân tham dự, chứng kiến.. "Người mẹ của một nạn nhân nắm tay tay cô đặt lên thi thể đẫm máu với lời nói thất thần đau đớn: "Bà bạn ơi, con tôi, chết rồi.. (Không nói vì sao mà chết. Chết bởi vì ai? Pnn) Con tôi là diễn tiến đóng tuồng" Radiguet, trg 9". Những ngày sau, Judit đi thăm một trại mồ côi, thấy cảnh tượng xót xa của những em bé không cha mẹ, tàn tật nơi những căn nhà tang hoang, rách nát.. Lòng cô cũng tương tự như cảnh vật, phận người phải chứng kiến giữa thành phố Sài Gòn ầm vang tiếng động, xe nhà binh, hàng quà, lính tráng, và chuẩn bị hứng chịu hỏa tiễn "từ một phía người Việt" khác dội vào để trở nên một nơi chốn tràn đầy chết chóc. (Radiguet trg7-12). Tính đến những giòng chữ vừa kể ra, chưa hề thấy xuất hiện danh tự "cộng sản; người cộng sản; Việt cộng". Thế nên, nếu không phải là người Việt Nam (ở trong nước, mà dẫu cho ở tại Sài Gòn, có được mấy người hiểu thấu - Pnn) người đọc bình thường (nếu là người ngoại quốc, ở Pháp, Mỹ..) ắt sẽ được dẫn đến kết luận: "Cái chết của luật sư Tân, vụ nổ rạp cải lương, cảnh sống tang thương tại trại mồ côi.. Tất cả hẳn có chung một mẫu số nguyên nhân đấy là: Chế độ quân nhân của Sài Gòn chứ không đâu khác". Ðiều nầy được sẽ nói rõ ra ở những trang sau.
Năm 1973, Judith trở lại Sài Gòn lần thứ hai, trước và sau Hiệp Ðịnh Paris ký kết (27 tháng Giêng, 1973). Cô tìm đến một "bậc thầy", Ni sư Huỳnh Liên. Và sau đây là những lời giảng dạy từ "người thầy": "Chúng tôi thành lập phong trào đòi quyền sống cho người thấp cổ bé miệng chung cho cả nước.. Những phụ nữ bần hàn, những em bé mồ côi. Hiện tại chúng tôi đang chăm sóc, dạy dỗ cho khoảng 60 em, từ đứa bé đến đứa lớn. Khi chúng bị bệnh chúng tôi đưa tới bệnh viện, nhưng chẳng có bác sĩ nào trông nom, chữa chạy.. Ở nước nầy người ta có chủ trương trồng rau cỏ mà đòi hái cây có trái!". Người (gọi là) Thầy dạy tiếp: "Phong trào có các tiểu ban khắp nơi, miền Trung cũng như miền Nam; năm 1970 chúng tôi tổ chức "Ủy Ban đòi cải thiện chế độ lao tù"; mỗi ngày ủy ban đến thăm một nhà tù, cho tù nhân bánh kẹo, trái cây. Một ngày đến thăm Trại Tân Hiệp (Biên Hòa, cách Tây-Bắc Sài Gòn 30 cây số. Pnn); người ta xua đuổi chúng tôi bởi muốn che dấu vết tích tra tấn tù nhân. Tháng 3, chúng tôi phát động cuộc biểu tình phản đối, một phụ nữ bị bắn chết, xác quàn tại nhà thương Chợ Quán. Chúng tôi mang xác về chùa làm lễ cầu siêu và biểu tình trước Quốc Hội; chính quyền ra lệnh thiết quân luật và các cuộc bắt bớ càng gia tăng." Các cuộc xuống đường phản đối chính phủ được "thầy" mô tả sống động như sau: "Trong những lần biểu tình, những người đàn bà lớn tuổi được xếp hàng đầu với khẩu hiệu dính sát trên ngực. Khi cảnh sát cố giật những tấm khẩu hiệu thì đám đàn bà la lớn với đám đông: "Nầy đồng bào nhìn đây, tôi già quá rồi nên không còn tóc, bọn cảnh sát còn đòi sờ vú tôi". Radiguet trg138-149". Cảnh sát bó tay và đành để yên cho đám người (đàn bà) biểu tình; hơn nữa những người nầy còn gọi cảnh sát là "con của mẹ ơi!!" (Nếu mô tả như thế nầy thì quả thật không có một đội quân dẹp biểu tình, bạo loạn nào nhân ái và dễ thương như lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến của chế độ Miền Nam -Pnn) Cuối cùng, "ni sư " đề cập đến phạm vi chính trị, xã hội. Người "giáo dục" tiếp cho cô ký giả: "Bọn nhà binh ăn cắp ở mức độ lớn, hằng ngày chúng lấy những xe bồn chở xăng khổng lồ; nhưng lại áp dụng biện pháp kiểm soát gắt gao đối với dân chúng, những người bán xăng lẻ ở dọc đường.. Chưa hết, chúng lại bắt lính đóng mỗi tháng một trăm đồng vào cái gọi là Quỹ Tiết Kiệm Quân Ðội." Radiguet trang 150" Lẽ tất nhiên, "người" không quên kết luận về tội ác của Mỹ Ngụy bằng một hoạt cảnh ở Gò Công: "Chính quyền địa phương bày những cái xác Việt cộng bị chết trong một cuộc công đồn để thân nhân đến nhận về đem chôn. Còn một xác vô thừa nhận; viên chỉ huy đồn gắn một điếu thuốc lên xác người chết để tỏ ý khinh miệt, đùa cợt!".
Câu chuyện kể trên của "ni sư Hỳnh Liên" tạm chấm dứt nơi đây với so sánh của chúng tôi: "Vào cao điểm vượt biên trong thập niên 80-90, người Miền Nam (chưa tính tới Miền Bắc) ra đi bất cứ nơi đâu với những con thuyền nhỏ có thể cập bến (để đưa người ra thuyền lớn ngoài vùng biển). Ðiển hình tại bến Bình Ðông (Chợ Lớn); cầu Rạch Chiếc (trên xa lộ Sài Gòn-Biên Hòa); Phước Hải, Vũng Tàu, Bà Rịa.. Các cuộc vượt biên phần đông bị lộ vì tổ chức kém cẩn mật; công an thuộc đơn vị "biên phòng" được lệnh tàn sát không nương tay (Công an bắt vượt biên/Công an bán bãi vượt biên cũng là MỘT). Sau đó, xác các nạn nhân phần lớn là đàn bà, trẻ con (do đàn ông, người lớn hầu hết đã ở trong trại tập trung) kéo lên bờ phơi nắng, gió với tấm bảng viết hàng chữ: "Kẻ phản bội tổ quốc, bỏ nước ra đi bị trừng trị" Thân nhân muốn nhận về chôn phải "học tập nhận tội" trước toà án nhân dân địa phương sau khi đóng "tử phí: xác người lớn 1000 Ðồng; trẻ con 600 Ðồng". Thời giá năm 80, "lệ phí xác chết" kia tương đương với 2, 3 đô-la Mỹ. Nhà nước cộng sản có quy định coi dịch vụ nầy như một "biện pháp kinh tế, tăng cường nền tài chánh của xã hội xã-hội chủ nghĩa."Câu chuyện nầy được Trần Mạnh Hảo kể lại qua bài thơ: "Ngày giỗ Nguyên Hồng, thấy xác người vượt biên trên Bãi Trước, Vũng Tàu"
Ði tiếp đoạn đường tìm hiểu sự thật, cô ký giả người Pháp tìm đến những nhân vật "lớn". Và đây là "Cha" Chân Tín dịch cho cô một đoạn báo Ðiện Tín, số ngày 11 tháng 4, 1970: "Ngày 9 tháng 4, thẩm phán Tòa Aùn Mặt Trận ra lệnh bắt giữ đám sinh viên tranh đấu vào "Trung Tâm Cải Tạo". Trong các buổi học tập (trong trại giam, giữa các sinh viên-Pnn), sinh viên tố cáo những vụ hành hung khi hỏi cung, như bị đánh bằng gậy gỗ teck, roi điện, đổ nước xà phòng vào mũi, dùng xăng dầu đốt cháy bộ phận sinh dục và đầu vú", Radiguet trg 158" Buổi hội thảo có một nhân chứng sống, mẹ của Huỳnh Tấn Mẫm, Chủ tịch sinh viên y khoa Sài Gòn; người mẹ tố cáo: "Con tôi bị bắt giữ từ ngày 20 tháng 3, 1970, nhưng hai tháng sau chính quyền mới xác nhận. Ngày 30 tháng 3, lúc 5 giờ sáng, Mẫm bị khảo cung bằng tra điện để bắt anh ký một tuyên bố giả mạo; anh từ chối "đòi phải có bằng chứng cụ thể" (Về việc cáo buộc anh có hoạt động cho phía cộng sản- Pnn). Người ta phải đưa anh ta vào nhà thương ba lần, chính thuốc tê liệt thần kinh nửa mê nửa tỉnh. Mẫm bị tra tấn bằng bóng đèn sáng đến 100 watts đặt trước mặt, nên hiện tại hai mắt như bị mù, da mặt bị đốt cháy, phải điều trị hằng hai mươi ngày mới lành..Radiguet trg 157-158" Câu chuyện về hành hạ tù nhân được kèm thêm một nhân chứng, vợ chồng Vũ Hạnh. "Nhà văn" tố cáo: "Ông bị bắt giam oan ức (nghĩa là không phải cán bộ cộng sản nằm vùng-Pnn) vì chỉ viết những bản văn phê phán chế độ; chế độ Sài Gòn cũng đã bắt giam con trai, con gái ông vì những bài viết, bài hát ca ngợi "hòa bình" của họ."
Chúng tôi có thể kể thêm rất nhiều về "tội ác" của chế độ Sài Gòn mà người ký giả "trung thực" Judith Radiguet đã viết nên trong hơn 200 trang sách.. Nhưng nghĩ rằng, cuốn sách cần thêm những chi tiết mà do từ "cơ duyên khổ nạn", bản thân chúng tôi đã chứng kiến, tham dự, sống cùng.. Ngày 23 tháng 7, 1973 người viết hướng dẫn một phái đoàn gồm hai chiếc trực thăng đưa một số "nhân vật thuộc thành phần thứ ba" đi Lộc Ninh để trao trả cho "Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam (số phận và trị giá của chính phủ nầy, phần bài viết thứ ba sẽ đề cập đến). Trong đám người trao trả có Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Long, và Huỳnh Tấn Mẫm.. Mẫn tươi cười, khoẻ mạnh, áo trắng, quần xanh tươm tất. Mẫm nói chuyện cùng chúng tôi và Phạm Ðức Vượng (Bác Sĩ Y Khoa, hiện ở San José), do quen biết từ trước ở Ðại Học Xá Minh Mạng, Trường Y Khoa. Cuối buổi trao trả, tôi đưa Mẫm về lại Sàigòn vì anh nêu lý do: "Anh không là thành viên mặt trận, cán bộ cộng sản, anh chỉ là "sinh viên tranh đấu" cho "hòa bình–độc lập dân tộc-hạnh phúc nhân dân". Nội dung và hình ảnh buổi nói gặp gỡ nầy được in và kể lại trong Tù Binh và Hòa Bình, (NXB Hiện Ðại, Sài Gòn 1974 trg133-159). Câu chuyện về Huỳnh Tấn Mẫm chưa chấm dứt. Trong giai đoạn đi tù ở Hoàng Liên Sơn, Yên Bái, tiếp chuyển về Trại 5 Lam Sơn, Thanh Hoá (25/8/1978), người viết ở cùng phòng giam với Nguyễn Văn Phấn, Ðại úy truyền tin Sư Ðoàn 5 Bộ Binh đóng tại An Lộc trong những năm 70. Phấn kể chuyện: Anh suýt bị thủ tiêu bởi toán biệt động thuộc tỉnh đội Bình Long nếu không chịu trao những mã khóa truyền tin cho chúng. Âm mưu được thực hiện, điều động bởi Huỳnh Thị Bạch Yến, em gái Mẫm, con ông Huỳnh Tuấn, thầy xu (surveillant) đồn điền cao su Quản Lợi, An Lộc. Và "người bị chế độ Sài gòn bắt oan" Vũ Hạnh, là một trong những người lập nên danh sách, quyết định vận mạng toàn bộ những người viết văn, làm thơ, văn nghệ sĩ trình diễn, giáo sư, trí thức Sài Gòn sau 30 tháng 4, 1975. Các huynh trưởng, văn hữu Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Hoàng Chương, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Hoạt, Dương Hùng Cường..v.v phải chịu những cái chết oan khốc; hằng mười, hai mươi năm tù của Doãn Quốc Sỹ, Như Phong, Ðoàn Viết Hoạt, Hoàng Hải Thủy, Duy Trác.. và hằng trăm, ngàn người cầm bút, sinh hoạt trong lãnh vực giáo dục, văn hóa bị lăng nhục, ngược đãi mà hậu quả đến hôm nay vẫn đang tiếp diễn với Hòa Thượng Quãng Ðộ, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Thượng Tọa Tuệ Sỹ, Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế, Giáo Sư Nguyễn Ðình Huy..
Những chi tiết trên Judith không thểâ biết được vì cô đã rời khỏi Việt Nam sau ngày 27 tháng 1, 1973 với "tấc lòng yên ổn" do đã "hoàn tất sứ mệnh trao gởi thông điệp tình thương lại cho những kẻ khốn cùng ở Việt Nam - Những người bị bách hại trong những nhà tù của Thiệu.." Uổng quá! Cô chỉ cần ở lại lâu hơn chút nữa, sau 30 tháng Tư, 1975, cô sẽ thấy ra "Nhà tù của Thiệu không nghĩa lý gì so với Hỏa Lò của Hà Nội! Nhà tù của Thiệu có là bao so với hàng trăm, hàng ngàn trại tù khắp Miền Nam, của cả Việt Nam" – Không đâu xa, ngay tại những nơi chốn mà "ni sư" Huỳnh Liên đã đề cập – Cũng không xa ngôi chùa của "người thầy" nầy: Nhà Tù Phan Ðăng Lưu tức Toà Tỉnh Trưởng Gia Ðịnh cũ. Và nếu muốn viết tiếp cuốn sách cho đầy đủ hơn, cô hãy đến hỏi những Nguyễn Chí Thiện, Nguyễn Hữu Luyện, Nguyễn Văn Lý, Tuệ Sĩ, Nguyễn Ðình Huy.. Và rất nhiều người nữa, con số sẽ lên đến vạn, triệu - Cả một Dân Tộc Việt Nam sau hơn nửa thế kỷ chứ ít gì. Cụ thể và chính xác hơn, cô chỉ cần hỏi một người nữ bình thường: Chị Cả Bống – Người đàn bà hoá điên nơi bến đò Ðuôi Cáo ở Miền Bắc, nước "cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam." (3) – Người Mẹ có đứa con bị mổ bụng lấy mật ngâm rượu thuốc cho "anh Sáu", ủy viên trung ương đảng cộng sản ở khu Ba đình, Hà Nội.
Ba Cuốn Sách, Không Đủ Một Nửa Sự Thật Ba Cuốn Sách, Không Đủ Một Nửa Sự Thật - Phan Nhật Nam Ba Cuốn Sách, Không Đủ Một Nửa Sự Thật