Số lần đọc/download: 507 / 1
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
T
heo một nghiên cứu mới từ Cục điều tra dân số Mỹ, có tới 5 triệu phụ nữ và gần 2.000 nam giới đang ở nhà, có người làm việc part-time, có người chỉ lo việc gia đình. Mặc dù không theo dõi được chính xác số lượng những bậc làm cha làm mẹ này sẽ trở lại làm việc ở công ty nhưng đa số đều có ý định ấy.
Tuy nhiên, điều khiến không ít người băn khoăn là mất một khoảng thời gian dài họ không tiếp cận với đời sống công sở. Trong khi đó, công việc part-time tại gia dù sao cũng hạn chế về kinh nghiệm, giao tiếp và những kỹ năng chốn công sở.
Vì vậy, họ lo lắng quá trình tìm kiếm việc làm gặp nhiều trở ngại, nhất là khi thị trường việc làm còn nhiều đối thủ "đáng gờm". Các mẹo sau đây sẽ giúp hồ sơ của các bạn gây chú ý với nhà tuyển dụng cao hơn:
- Thể hiện kỹ năng có liên quan
Bạn cần thuyết phục nhà tuyển dụng rằng, bạn có đủ những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết để quay lại làm việc tại công ty. Hồ sơ xin việc, đặc biệt là CV phải mang nội dung tích cực, thể hiện rõ những kỹ năng liên quan đến mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.
Theo Kathryn Sollmann, đồng sáng lập Women at Work Network - một tổ chức được thành lập với mục đích giúp đỡ phụ nữ tái hòa nhập với môi trường công sở, hầu hết, phụ nữ trong một khoảng thời gian dài ở nhà thường chỉ lo việc nội trợ nhưng họ luôn có ý thức tự nguyện và tự lập cao.
Bởi vậy, khi muốn trở lại làm việc, chị em nên kê khai những kinh nghiệm và ý chí tự lập ấy trong CV. Sollmann cũng là người đã thành công trở lại bằng cách tận dụng ưu thế về tinh thần tự nguyện và các kinh nghiệm khi làm việc tự do.
- Chú ý đến mô tả công việc
Khi quyết định trở lại, điều khó khăn đối với hầu hết ứng viên là chọn cho mình một chức danh, mô tả công việc trong quá khứ cho hợp lý. Vai trò làm cha mẹ, nội trợ... không phải dễ dàng để truyền tải đến nhà tuyển dụng cho hữu hiệu. Bạn nên chú ý đến những công việc định làm, xem nó có thực sự liên quan đến công việc hiện tại của bạn không.
Ví dụ, bạn đang tìm kiếm một công việc liên quan đến việc chăm sóc, giảng dạy cho trẻ, đây là lúc bạn cần nhấn mạnh những kinh nghiệm liên quan đến chăm sóc trẻ. Chức danh để miêu tả công việc này bạn có thể dùng như quản lý hộ gia đình, quản lý nhà trẻ...
Tuy nhiên, để tránh gây hiểu nhầm cho nhà tuyển dụng, tránh lặp lại công việc cũ, bạn nên xác định làm thế nào để sử dụng những kỹ năng đã có vào công việc mới. Thậm chí có thể chấp nhận thời gian thử việc kéo dài hơn thông thường, tham gia một vài khóa học nâng cao kỹ năng... bạn cũng đừng ngần ngại, miễn sao, bạn dám làm và nắm bắt lấy cơ hội cho mình.
- Chọn mẫu CV mới nhất
Theo Linda Matias, chủ tịch của CareerStrides, các ứng viên đã có tuổi này nên tránh dùng những mẫu CV cũ. "Bạn nên dành thời gian tìm mẫu CV mới nhất, cập nhật đủ thông tin trước khi gửi cho nhà tuyển dụng. Bởi những mẫu CV quá cũ có thể khiến ứng viên bị loại khỏi vòng ngay lập tức".
4 bước dành cho người muốn đi làm trở lại
Hơn thế, ứng viên nên chọn mẫu CV mới nhất, thịnh hành nhất để sử dụng cho hồ sơ xin việc - (Ảnh minh họa)
Hơn nữa, việc sử dụng mẫu CV mới nhất trong thị trường lao động hiện tại cũng khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn ưu ái hơn với bạn. Điều đó thể hiện thái độ nghiêm túc và sự quan tâm thực sự của bạn đối với công việc chứ không phải chỉ là được chăng hay chớ.
- Trung thực
Một thời gian không đi làm, có thể, bạn đã quên một số kỹ năng. Khi nộp hồ sơ tìm việc trở lại, nhiều ứng viên tìm cách nói dối nhà tuyển dụng bằng việc "sáng tác" những kinh nghiệm, vị trí công việc trong thời gian nghỉ ở nhà. Điều đó thực sự sai lầm, khiến uy tín ứng viên bị giảm sút nghiêm trọng.
Vì thế, trong thư xin việc, bạn nên giải thích ngắn gọn về khoảng thời gian bạn ở nhà. Đồng thời, bạn nên nhấn mạnh, bạn vẫn lưu giữ nguyên vẹn những kỹ năng, kinh nghiệm việc làm đã từng có và đang tràn đầy quyết tâm, sinh lực để quay trở lại làm việc.
Theo Bưu Điện Việt Nam