Hope is important because it can make the present moment less difficult to bear. If we believe that tomorrow will be better, we can bear a hardship today.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Paulo Coellho
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: 11 Phút
Dịch giả: Quý Vũ
Biên tập: tongkimlinh
Upload bìa: tongkimlinh
Số chương: 34
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3551 / 84
Cập nhật: 2015-08-21 23:14:08 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 27
aria bắt đầu ngày hôm đó bằng cách thực hiện những việc nàng đã tự nhủ là phải làm rất nhiều lần trong thời gian vừa qua: nàng đến đại lý du lịch và mua tấm vé về Brazil vào ngày nàng đã đánh dấu trên tờ lịch, hai tuần nữa.
Từ lúc đó trở đi, Geneva sẽ là khuôn mặt của một người đàn ông nàng yêu và người ấy cũng yêu nàng. Rue de Berne sẽ chỉ là một cái tên, một sự tôn kính dành cho thành phố thủ đô của Thụy Sĩ. Nàng sẽ nhớ căn phòng của nàng, nhớ hồ nước, nhớ tiếng Pháp, nhớ những thứ điên cuồng mà một cô gái hai mươi ba tuổi (tối hôm trước đã là sinh nhật nàng) có thể nhớ - cho tới khi nàng nhận ra có một giới hạn.
Nàng sẽ không nhốt chú chim trong lồng, cũng không đề nghị chàng đến Brazil cùng nàng; chàng là sự thanh khiến, trong trẻo thật sự và duy nhất đã đến với cuộc đời nàng. Một chú chim như thế phải bay nhảy tự do và được nuôi bằng nỗi luyến tiếc nhớ nhung về quãng thời gian chú ta sát cánh bay bên một ai đó. Và nàng cũng là một chú chim; có Ralf Hart ở bên cạnh, nghĩa là nàng sẽ nhớ mãi những ngày nàng ở Copacabana. Và đó là quá khứ chứ không phải tương lai của nàng.
Nàng quyết định sẽ nói “tạm biệt” chỉ một lần thôi, khi thời khắc đó đến, nàng sẽ ra đi, còn hơn là phải đau khổ mỗi khi nghĩ rằng: “Nhanh thôi, mình không còn ở đây lâu nữa.” Bởi vậy, nàng chơi trò lừa dối trái tim mình, sáng hôm đó, nàng đi dạo quanh Geneva như thể nàng luôn biết những con đường đó, ngọn đồi đó, con đường tới Santiago, cây cầu Montblanc, những quán bar nàng đã từng tới. Nàng ngắm nhìn những con mòng biển đang bay trên mặt sông, những người buôn bán ở chợ đang dỡ những sạp hàng, những người đang rời văn phòng để đi ăn trưa, để ý đến cả màu sắc và hương vị của trái táo nàng đang ăn, những chiếc máy bay đang hạ cánh ở phía xa xa, chiếc cầu vồng ở cột nước phun lên từ giữa hồ, niềm vui thích nhút nhát mà người khách qua đường cố giấu, những cái nhìn nàng nhân được,một số đầy vẻ thèm khát, một số lại chẳng biểu hiện gì. Nàng đã sống gần một năm ở một thành phố nhỏ, giống như nhiều thành phố nhỏ khác trên thế giới, và nếu không do kiến trúc kỳ lạ độc đáo của nơi này cùng số lượng quá mức thừa thãi của các nhà băng, thì có lẽ nó cũng như là một vùng hẻo lánh nằm sâu trong lòng Brazil mà thôi. Nó có một hội chợ, một cái chợ. Những bà nội trợ đang mặc
cả giá. Những cô cậu sinh viên trốn tiết với lý do có lẽ là mẹ họ hoặc bố họ bị ốm, những người đang tản bộ bên dòng sông, trao nhau những nụ hôn. Có người cảm thấy như họ thuộc về một miền đất khác. Thành phố này cũng có những tờ báo lá cải đầy chuyện tai tiếng, bê bối và những tạp chí đáng coi trọng của các thương nhân, nhưng những thương nhân đó lại là những người mà chỉ được nhìn thấy khi đọc các tờ báo lá cải.
Maria đi đến thư viện để trả lại cuốn sách hướng dẫn quản lý nông trại. Nàng không thể hiểu được dù chỉ một từ trong đó, nhưng những khi nàng cảm thấy mất khả năng kiểm soát bản thân và số phận của mình, cuốn sách đó lại giống như lời nhắc nhở về mục đích của nàng trong cuộc sống này. Nó là một người bạn đồng hành lặng lẽ, với một cái bìa sách phẳng phiu màu vàng vẽ những dãy biểu đồ, nhưng trên tất cả, nó đã là một ngọn hải đăng soi sáng trong những đêm tối của nàng suốt những tuần lễ gần đây.
Luôn luôn lập những kế hoạch cho tương lai, và luôn luôn bị ngạc nhiên bởi thực tại, Maria nghĩ về bản thân. Nàng cảm thấy nàng đã khám phá ra chính mình trong cuộc hành trình: độc lập, tuyệt vọng, tình yêu - và nàng muốn mọi thứ kết thúc ở đó.
Thứ cổ xưa nhất trong tất cả là, khi một số đồng nghiệp của nàng nói về sự tuyệt vời hay cảm giác đê mê, sung sướng lúc lên giường với những người đàn ông, thì nàng lại không bao giờ khám phá được bất cứ điều gì dù tốt hay xấu liên quan đến bản thân nàng, thông qua tình dục. Nàng không giải quyết được rắc rối của riêng nàng, nàng vẫn không thể có được niềm khoải lạc tột cùng khi giao hợp, và nàng đã tầm thường hóa việc quan hệ tình dục đến mức nàng có thể không bao giờ tìm lại được “sự âu yếm, ái ân khi được thừa nhận” - như Ralf Hart đã gọi nó thế - hay ngọn lửa và niềm vui sướng mà nàng đang cố kiếm tìm
Hay có thể (như đôi khi nàng vẫn nghĩ, và như những người cha, người mẹ, những người lãng mạn đều nói) tình yêu là cần thiết khi chúng ta trải nghiệm khoái lạc trên giường.
Người thủ thư vẫn nghiêm túc như thường lệ (và là người bạn duy nhất của Maria, dù nàng không bao giờ nói với bà ta như vậy), bà đang vui vẻ. Bà đang ăn trưa và mời Maria cùng chia sẻ chiếc bánh sandwich. Maria cảm ơn bà và nói rằng nàng vừa ăn xong.
“Cô đã mất một thời gian khá lâu để đọc cuốn này nhỉ?”
“Tôi đã không hiểu được lấy một từ.”
“Cô có còn nhớ điều mà cô đã từng hỏi tôi không?”
Không, nàng không nhớ, nhưng khi nàng nhìn thấy cái nhìn tinh quái trên khuôn mặt của người phụ nữ kia, nàng đã đoán ra. Tình dục.
“Cô biết đấy, sau khi cô đến đây để kiếm những cuốn sách về chủ đề đó, tôi đã quyết định lập một danh sách những thứ chúng tôi có. Nó cũng không nhiều, và vì chúng tôi cần phải giáo dục cho những người trẻ tuổi về vấn đề này, nên tôi đã đặt hàng thêm vài cuốn sách. Ít nhất, bằng những cuốn sách bọn trẻ sẽ không cần phải học về tình dục qua những con đường tệ hại nhất - bằng việc đi với những cô gái làng chơi.”
Người thủ thư chỉ vào chồng sách để ở một góc phòng, tất cả đều được bọc cẩn thận trong giấy gói màu nâu.
“Tôi vẫn chưa có thời gian để lập mục lục cho chúng, nhưng tôi đã ngó qua và bị làm cho chết khiếp vì những gì tôi đọc được.”
Maria có thể tưởng tượng điều người phụ nữ đang định nói: các tư thế làm tình, thống dâm và ác dâm, những thứ đại loại thế. Tốt hơn là nàng nên nói với bà rằng nàng phải trở lại làm việc bây giờ (nàng không thể nhớ được là mình đã nói với bà rằng hiện nàng làm việc trong một ngân hàng hay là một cửa hàng - việc nói dối khiến cho cuộc sống quá là rắc rối, nàng luôn quên điều nàng đã nói).
Nàng cảm ơn người phụ nữ và chuẩn bị đi, thì bà ta nói:
“Chắc cô cũng bị làm cho phát khiếp thôi. Cô có biết không, ví dụ như, âm vật mới chỉ được phát hiện ra gần đây thôi.”
Một phát hiện? Gần đây? Trong tuần này đã có người chạm vào cái đó của nàng, như thể nó vẫn luôn ở đó và như thể những bàn tay biết rõ địa hình sẽ khám phá ra thôi, cho dù hoàn toàn trong bóng tối.
“Nó được chính thức công nhận vào năm 1559. sau khi bác sĩ Realdo Columbo (Realdo Columbo (1515-1559) là một trong những nhà giải phẫu học và người thầy vĩ đại của thời kỳ Phục Hưng. Ông cũng là một trong những nhà giải phẫu đầu tiên cả phương Tây miêu tả về sự lưu thông của phổi, và quan sát sự lưu thông của máu giữa tâm thất phải và tấm thất trái bằng đường phổi.) xuất bản một cuốn sách có tiêu đề De re anatomica. Con người đã cố ý lờ nó đi trong suốt một nghìn năm trăm năm mươi năm thời kỳ Cơ đốc giáo. Columbo miêu tả nó trong cuốn sách của ông ta như là “một thứ xinh đẹp và hữu ích”. Cô có tin không?”
Cả hai người cùng phá lên cười.
“Hai năm sau, vào năm 1561, một bác sĩ khác, Gabrielle Falloppio (‘1523-1562’: bác sĩ, chuyên gia giải phẫu học quan trọng nhất thế kỷ XVI), nói rằng ông ta đã “phát hiện” ra nó. Tưởng tượng xem! Hai người đàn ông - người Italia, tất nhiên, là người biết được những thứ ấy- đã tranh cãi nhau về việc ai là người đã chính thức đưa âm vật vào sách!”
Một cuộc trò chuyện thú vị, nhưng Maria không muốn nghĩ về những thú này nữa, chủ yếu là vì nàng có thể cảm thấy chất dịch đang chảy ra và phần ngoài cửa mình của nàng bắt đầu ẩm ướt - nàng nhớ lại sự đụng chạm của anh, chiếc khăn bịt mắt, đôi bàn tay anh di chuyển khắp cơ thể nàng. Không, nàng không chết vì tình dục; người đàn ông đó đã cố giải thoát nàng. Thật tốt khi nàng vẫn đang sống.
Tuy nhiên, người thủ thư đang rất nhiệt tình với chủ đề của bà ta.
“Dù vậy, việc “phát hiện” ra nó không có nghĩa là nó được nhận thêm sự coi trọng.” Người thủ thư dường như đã trở thành một chuyên gia về âm đạo học, hay bất cứ thứ gì mà môn khoa học đó được gọi. “Việc cắt xẻo nó mà chúng ta đọc được trong phong tục của các câu lạc bộ châu Phi, nơi người ta vẫn khăng khăng muốn loại bỏ quyền được có khoái cảm nhục dục của người phụ nữ, không có gì là mới mẻ cả. Ở thế kỷ XIX, ngay tại Châu Âu này, họ vẫn tiến hành cắt bỏ nó, với niềm tin rằng trong cái phần nhỏ bé, đáng khinh của đàn bà con gái có chứa gốc rễ của chứng cuồng loạn, chứng động kinh, những khuynh hướng thông dâm ngoại tình và chứng vô sinh.”
Maria đưa tay ra để chào tạm biệt, nhưng người phụ nữ này vẫn say sưa nói.
“Tệ hơn nữa, Tiến sĩ Freud (Sigmund Freud (1856-1939): bác sĩ người Áo gốc Do Thái, là người đã sáng lập lên trường dạy chuyên ngành phân tâm học của bộ môn tâm lý học) yêu quý, người sáng lập ra môn phân tâm học, đã nói rằng với một phụ nữ bình thường, cơn cực khoái đáng ra nên di chuyển từ âm vật đến âm đạo. Những môn đồ chung thủy nhất của ông ta còn tiến xa hơn và nói rằng nếu khoái lạc tình dục của phụ nữ vẫn còn tập trung ở âm vật, thì đây là dấu hiêu cảu sự thiếu phát triển, vẫn còn trẻ con, hay tệ hơn, là dấu hiệu của chứng lưỡng tính.
Mà cho đến bây giờ, như chúng ta đều biết, rất khó để có được một cơn cực khoái nếu chỉ qua giao hợp. Thật tốt khi được quan hệ với một người đàn ông, nhưng khoái cảm nằm trong một cái cục u nhỏ đó được phát hiện bởi một người Italia!”
Như mất trí, Maria nhận ra rằng nàng có vấn đề như chuẩn đoán của Freud: nàng vẫn còn ở giai đoạn trẻ con, cơn cực khoái của nàng không chuyển xuống âm đạo. Hay là Freud đã sai?
“Và cô nghĩ gì về điểm G? (G-spot: từ viết tắt của Grafenberg spot là vùng nhạy cảm kích thích tình dục của nữ giới, nó kích thích và đưa đến sự kích động cao độ và cực khoái cực mạnh.)”
“Bà có biết nó ở đâu không?”
Người phụ nữ đỏ mặt và ho, nhưng bà vẫn cố nói:
“Khi bạn đi vào một ngôi nhà, ở tầng một, cửa sổ phía sau.”
Xuất sắc! Bà ấy đã miêu tả âm đạo như thể nó là một tòa nhà! Có lẽ bà ấy đã đọc lời giải thích trong một cuốn sách dành cho các cô gái trẻ, để nói rằng nếu có gai đó gõ cửa và bước vào, bạn sẽ khám phá ra toàn bộ vũ trụ bên trong cơ thể bạn. Mỗi khi thủ dâm, nàng thích tập trung vào điểm G của nàng hơn là vào âm vật, vì cái nói đến sau kia làm nàng cảm thấy không thoải mái, và khoái cảm trộn lẫn với đau đớn thực sự là khá rắc rối.
Nàng luôn luôn đi thẳng tới tầng một, cửa sổ phía sau!
Maria thấy người thủ thư rõ ràng là không bao giờ định dừng cuộc nói chuyện đó, có thể bà ấy đã phát hiện trong Maria một kẻ đồng lõa với bản năng giới tính đã mất của chính bà, nên nàng ra hiệu vẫy tay tạm biệt và rời đi, cố gắng tập trung vào bất kỳ cái gì vô nghĩa xuất hiện trong đầu nàng, bởi vì hôm nay không phải là ngày để nghĩ về việc chia tay, âm vật, khôi phục trinh tiết hay điểm G. Nàng chú tâm vào những thứ quanh nàng- tiếng chuông kêu, tiếng chó sủa, tiếng xe điện leng keng trên đường ray, tiếng bước chân, tiếng hơi thở của nàng, những biển hiệu của các cửa hàng đang chào mời dưới ánh mặt trời.
Nàng không thích trở lại Copacabana, mà cho đến lúc ấy nàng vẫn cảm thấy có nghĩa vụ phải làm việc cho đến cùng, dù nàng không hề rõ vì lý do gì - rốt cuộc, thì nàng cũng đã tiết kiệm đủ tiền rồi.
Nàng có thể dành buổi chiều hôm nay để mua sắm, nói chuyện với người quản lý nhà băng, một trong những khách hàng của nàng, nhưng người đã hứa giúp đỡ việc quản lý tiền tiết kiệm của nàng, đang uống cà phê ở đâu đó, và gửi đến những bộ quần áo chắc chắn sẽ không thể vừa với chiếc va li của nàng. Thật kỳ lạ, vì một vài lý do, nàng đang cảm thấy man mác buồn; có lẽ vì vẫn còn hai tuần nữa trước khi nàng ra đi, và nàng cần phải vượt qua quãng thời gian đó để nhìn thành phố này với một con mắt khác và cảm thấy vui vì những điều nàng đã trải qua ở đây.
Nàng đi đến một ngã tư nơi nàng đã qua hàng trăm lần trước đây; từ đó có thể nhìn thấy hồ nước và cột nước, trên vỉa hè phía xa, giữa vườn hoa công cộng, là chiếc đồng hồ hoa đáng yêu, một trong những biểu tượng của thành phố này. chiếc đồng hồ đó cũng không cho phép nàng nói dối, bỏi vì.
Đột nhiên, thời gian và thế giới bỗng đứng yên.
Câu chuyện mà nàng vẫn đang kể với chình mình từ buổi sáng, một điều về việc phục hồi sự trong trắng của nàng mới đây, là gì đây?
Thế giới dường như đóng băng, giây phút đó sẽ kéo dài mãi mãi, nàng đang đối mặt với một điều rất nghiêm túc và rất quan trọng trong cuộc đời nàng, nàng không thể quên nó đi, nàng không thể làm như nàng vẫn làm với những giấc mơ ban đêm của nàng, những giấc mơ mà nàng luôn tự hứa là sẽ ghi lại và nàng không bao giờ thực hiện.
“Đừng nghĩ về bất cứ điều gì! Thế giới này đã ngừng lại. Điều gì sẽ xảy ra đây?”
ĐỦ RỒI!
Chú chim ấy, câu chuyện đáng yêu về chú chim mà nàng đã viết - có phải là về Ralf Hart?
Không, là về nàng!
DỪNG LẠI!
Lúc đó là 11:11 sáng, và nàng đã bị đông cứng vào giây phút ấy. Nàng là một người ngoại quốc ngay trong chính cơ thể nàng, nàng tìm lại sự trinh trắng được phục hồi gần đây của chính nàng, nhưng sự tái sinh ấy quá mong manh đến nỗi nếu nàng còn ở đó, nó sẽ biến mất mãi mãi. Nàng đã trải qua Thiên đường, có lẽ, dĩ nhiên cả Địa ngục, nhưng Cuộc Phiêu Lưu đang dần đến hồi kết thúc. Nàng không thể đợi hai tuần, mười ngày, một tuần - nàng phải đi ngay bây giờ, bởi vì, khi nàng đứng nhìn chiếc đồng hồ hoa, với những vị khách du lịch đang ngồi vẽ nó và những đứa trẻ vui chơi đùa xung quanh, nàng nhận ra lý do nàng cảm thấy buồn.
Lý do là: nàng không muốn quay về.
Nàng không muốn quay về không phải là vì Ralf Hart, Thụy Sĩ hay Cuộc Phiêu Lưu. Lý do thật sự không thể đơn giản hơn: tiền.
Tiền! Một mẩu giấy đặc biệt, được trang trí những mầu sắc ảm đạm, mẩu giấy mà mọi người đều nhất trí là nó rất đáng giá - và nàng tin nó, mọi người tin nó - cho tới khi bạn mang một đống giấy đó tới ngân hàng, một ngân hàng có truyền thống, đáng trọng, và bảo mật của Thụy Sĩ, rồi nói:
“Tôi có thể mua lại một vài tiếng đồng hồ của cuộc đời tôi không?”
“Không, thưa bà, chúng tôi không bán, chúng tôi chỉ mua thôi.”
Tiếng phanh xe đánh thức Maria tỉnh lại từ cơn mê man của nàng, một người lái mô tô đang la hét, và một người đàn ông cao tuổi lịch thiệp, nói tiếng Anh, bảo nàng hãy quay lại vỉa hè - đèn báo cho người đi bộ đang màu đỏ.
“Nhưng đó không thể là một phát hiện khiến mọi người kinh ngạc. Chắc mọi người đều cảm nhận được những gì mình đang trải qua. Chắc họ phải biết.”
Nhưng họ không biết. Nàng nhìn xung quanh. Mọi người đang đi bộ, cắm cúi, khẩn trương tới nơi làm việc, tới trường, tới các văn phòng việc làm, tới Rue de Berne, tự nhủ với chính mình: “Mình có thể đợi thêm chút nữa. Mình có một giấc mơ, nhưng không cần phải thực hiện nó hôm nay, hơn nữa, mình cần kiếm thêm tiền.” Dĩ nhiên, mọi người nói xấu về nghề nghiệp của nàng, nhưng, về cơ bản, nó hoàn toàn là việc bán đi thời gian của nàng mà thôi, cũng giống như bất kỳ ai. Chịu đựng những con người kinh khủng, cũng giống như bất kỳ ai. Giao thân thể và linh hồn quý giá của nàng cho cái tên của một tương lai không bao giờ đến, cũng giống như bất kỳ ai. Nói rằng nàng vẫn chưa có đủ, cũng giống như bất kỳ ai. Chờ đợi thêm chút nữa, cũng giống như bất kỳ ai. Chờ đợi để rồi nàng có thể kiếm thêm chút nữa, trì hoãn việc thực hiện những ước mơ của nàng; bây giờ nàng quá bận rộn, nàng có một cơ hội lớn ở phía trước, những khách hàng trung thành đang đợi nàng, họ có thể trả tiền từ ba trăm năm mươi đến một nghìn franc mỗi tối.
Và lần đầu tiên trong đời, bất chấp tất cả những thứ tốt đẹp nàng có thể mua bằng số tiền nàng kiếm được - ai biết được, nàng có thể chỉ phải làm việc một năm nữa thôi - nàng đã quyết định một cách tỉnh táo, sáng suốt và thận trọng: để một cơ hội nữa lướt qua.
Maria đợi cho đèn đổi màu, nàng băng qua đường và dừng bước trước chiếc đồng hồ hoa; nàng nghĩ về Ralf, thấy lại cái nhìn khao khát trong đôi mắt chàng vào cái đêm khi nàng kéo tuột nửa thân trên của chiếc váy, cảm thấy đôi bàn tay chàng đang chạm vào ngực nàng, chỗ kín của nàng, khuôn mặt nàng và nàng bắt đầu thấy cửa mình ẩm ướt; rồi khi nàng nhìn ra cái cột nước lớn ở phía xa kia, không chạm vào một chỗ nào trên cơ thể, nàng đã cảm thấy một cơn cực khoái ngay ở đó, trước mặt mọi người.
Không phải ai cũng nhận ra rằng; vì họ đều quá bận rộn.
11 Phút 11 Phút - Paulo Coellho 11 Phút