Nên coi những thất bại trong quá khứ là động cơ để hành động, chứ không phải lấy đó làm lý do để bỏ cuộc.

Charles J. Given

 
 
 
 
 
Thể loại: Khoa Học
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 204
Phí download: 13 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 5732 / 93
Cập nhật: 2017-11-20 21:41:19 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
156. Vì Sao Trái Đất Lại Có Nhiều Nham Thạch Đến Thế?
rên Trái Đất khắp nơi đều có đá. Có một số vùng bề mặt là bùn cát, nhưng phía dưới là đá. Có một số sông, biển, dưới tầng nước cũng là đá. Đá là lớp vỏ đất chắc cứng nhất, bao bọc kín mặt ngoài vỏ Trái Đất, người ta gọi nó là vòng nham thạch. Vòng nham thạch chỗ dày nhất hơn 100 km. Vậy nói cách khác, không những vỏ Trái Đất là do nham thạch cấu tạo thành mà phần trên của lớp cùi cũng được nham thạch cấu thành.
Vì sao trên Trái Đất lại nhiều nham thạch như thế?
Nhà bác vật học Linnai nổi tiếng của Thụy Điển đã từng nói: "Nham thạch không phải từ xưa đã có mà là con đẻ của thời gian". Đúng thế, tất cả nham thạch đều được hình thành dần dần trong quá trình biến đổi của Trái Đất. Căn cứ vào tác dụng hình thành nham thạch khác nhau, chúng ta có thể chia thành ba loại lớn: đá hoả thành (đá lửa), đá trầm tích và đá biến chất.
Đá hoả thành là chủ thể của vòng nham thạch Trái Đất. Toàn bộ phần trên lớp cùi và 3/4 nham thạch trong vỏ Trái Đất đều là đá hoả thành. Đá hoả thành là nham tương (dung nham) nóng chảy sau đó lạnh dần và hình thành. Nếu chúng là nham tương do núi lửa phun ra ngưng kết thành thì gọi là đá hoả thành. Ví dụ đá Huyền Vũ, đá An Sơn… ngày nay ở những vùng núi lửa còn hoạt động ta vẫn có thể tìm thấy quá trình hình thành của đá hoả thành. Có một số vùng tuy đã được che phủ hàng vạn km2, độ dày hàng nghìn mét của đá hoả thành, nhưng tỉ lệ của nó vẫn rất có hạn, mà nhiều hơn là những nham tương chưa được phun ra khỏi mặt đất đã ngưng kết tận dưới sâu. Đó cũng là đá hoả thành, nó phân bố rộng rãi như đá hoa cương, đá cuội…
Nham thạch được hình thành sớm nhất (bao gồm đá hoả thành, đá trầm tích, và đá biến chất). Sau khi lộ ra trên mặt đất, nó bị phong hoá và xâm thực phá hoại, dần dần chuyển hoá thành bùn cát và những chất phân giải hoá học khác. Những chất này được gió, nước và sông băng vận chuyển, cuối cùng trầm tích lại dưới đáy hồ hoặc những vùng trũng, qua thời gian ngưng kết lâu dài và ảnh hưởng sức nóng trong lòng đất lại ngưng kết thành lớp nham thạch mới, đó chính là đá trầm tích. Ví dụ như sỏi đá được các hạt cát vón kết mà thành, hoặc từ chất bùn ngưng kết lại thành các phiến đá. Đá trầm tích trong quá trình hình thành thường có sự tham gia của sinh vật, cho nên trong đá trầm tích người ta có thể tìm thấy những hoá thạch hoặc các dấu vết di thể sinh vật cổ. Trong quá trình diễn biến của Trái Đất, nham thạch chịu sức ép mạnh mẽ hoặc chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao hoặc có những vật bên ngoài bổ sung vào, từ đó phát sinh biến đổi một phần bộ mặt, hình thành một loại nham thạch mới gọi là đá biến chất. Ví dụ đá hoa cương biến thành đá phiến, một số nham thạch và đá phiến biến thành đá tấm.
Tóm lại các loại nham thạch trên Trái Đất đều thông qua ba con đường trên mà hình thành dần dần.
Từ khoá: Vòng nham thạch; Đá hoả thành; Đá trầm tích; Đá biến chất.
10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Trái Đất 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Trái Đất - Nguyễn Văn Mậu 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Trái Đất